THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Cố Nghệ Sĩ Thanh Nga
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 37641
- Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm
[align=center]Chuyên án Thanh Nga nhưng phải điều tra từ... Kim Cương !
[/align]
[align=center][/align]
Vụ án Thanh Nga phát hiện manh mối đầu tiên từ một cuộc truy đuổi những kẻ bắt cóc bé Phương (con của bác sĩ Hỷ và bà Bích) diễn ra cuối chiều 21/3/1979 được Thứ trưởng Lê Thế Tiệm nhận xét: “Đây là cuộc vây bắt quan trọng, mở đầu cho việc tìm ra thủ phạm của cả hai vụ án Thanh Nga - Kim Cương. Nếu hôm ấy đồng chí Phạm Văn Thịnh bắn trượt tên Hóa thì một lần nữa chúng ta trở về tình cảnh... trắng tay !”. Vậy sự việc diễn tiến ra sao? Hóa là ai?
Mang số vàng đòi chuộc bé Phương đến điểm hẹn, bà Bích không phải đợi lâu. Người thanh niên bận áo trắng chờ sẵn, nhanh chóng nhận ra bà trong màu áo vàng với các đặc điểm giao ước, nên đã bước về phía bà, ra dấu. Phần bà Bích, cũng nhận ra ngay người của phía bắt cóc con bà qua ám hiệu được thông báo trước, và lập tức đưa vàng cho anh ta - đủ 20 lượng.
Cả hai, người giao và kẻ nhận, đều chẳng hay biết tí nào về "lực lượng thứ ba" đang âm thầm hướng mắt quan sát họ. Mọi chi tiết mà họ vừa trao đổi về cuộc hẹn này, qua điện thoại, cách đó khoảng một tiếng rưỡi, đều được theo dõi và nghe rõ từ xa, nhờ một "đường dây nóng", ngầm nối ra ngoài. Bởi thế, ban chuyên án nắm rõ nơi họ đang giáp mặt, cấp tốc tung đội cảnh sát "phản ứng nhanh", với các tay súng bắn lẹ, chính xác, các tay chạy Honda xoáy nòng lão luyện, đặt dưới quyền điều động của Ba Tung, Phó phòng Trinh sát hình sự và Võ Tấn Thành, Đội trưởng Đội trọng án. Tất cả tới điểm hẹn trước cả họ, để "đón". Một số cải trang sẵn, thành những "công dân đặc biệt" đang sắm vai buôn bán hàng rong, hoặc giả dạng đạp xích lô, lái taxi, Honda ôm, người đi xe đạp và cả khách bộ hành quanh đó, cũng điều động vào cuộc, trà trộn trong đám đông. Hai đầu đoạn đường (có ngôi nhà dùng làm điểm hẹn: 95 Phan Đăng Lưu) được chốt chặt, nhưng kẻ lạ mặt đã bất ngờ theo con hẻm nằm ở chặng giữa, thoát đi:
Dường như linh cảm có mối nguy đang rình rập, nên người bận áo trắng nhận gói vàng xong đã khựng lại một vài giây, ngó quanh, rồi đi như chạy khỏi chỗ bà Bích đứng, để băng qua đường. Đối diện phía bên kia lề, một người đàn ông khác đội mũ kết đỏ, mặc bộ đồ jean xanh, đi chiếc Honda 67 màu đen mang biển số của tỉnh Hậu Giang, rồ máy đón người áo trắng ngồi lên, định chạy. Chợt nghe tiếng hô "Đứng lại!", biết bị lộ, liền rồ mạnh ga, cố vọt. Trong chớp mắt bánh xe trước của chiếc 67 dựng đứng lên, chưa kịp chạm đất nó đã phóng tới, chạy với tốc độ nhanh lạng qua lạng lại để tránh đạn, rồi tuôn thẳng, sâu vào con hẻm nằm gần nhà số 95 và thoát ra khoảng giữa hai đầu đón bắt đã giăng. Hai tay súng săn bắt cướp rượt theo. Thấy tình huống cấp bách, tôi nhảy khỏi xích lô, móc khẩu K.59 trong chiếc áo rách ra, hô "dừng lại" lần nữa vẫn không thấy dừng, liền bắn. Viên đạn xẹt lửa bên sườn xe, gấp rồi, bắn thêm phát nữa, lần này trúng người mặc áo trắng. Từ xa thấy anh ta giựt thân người lên, máu loang đỏ ra áo, nhưng càng ôm chặt lấy người ngồi trước. Cả hai cúi rạp cố thoát thân. Dân bên đường và trong hẻm mục kích cảnh đó, đã hét lên: "Xích lô bắn người" !
Ông Phạm Văn Thịnh thuật đại ý như trên. Rồi tiếp (tóm lược): "Có tiếng hô lại để mọi người rõ: Không phải xích lô. Công an bắt cướp. Chỉ thoáng chốc rất đông xích lô máy, xích lô đạp, xe taxi, xe du lịch bốn bánh, xe ba gác, xe lam tụ lại đầu hẻm trong đó dĩ nhiên có nhiều "tài xế" là nhân viên an ninh đến vây cướp. Song hẻm chật, đường vào càng lúc càng hẹp, nên phần đông phải đứng lại bên ngoài. Chỉ xe hai bánh: như của các anh Ba Tân, anh Phan Thanh là có thể tham gia cuộc rượt đuổi, dồn chiếc 67 tới bức tường chắn ngang trước mặt. Ngờ đâu gần tường lộ ra một hẻm nhỏ khác, nên chiếc 67 "mở đường máu", ngoặt mạnh tay lái vào đó, rồi ném lui phía sau một quả lựu đạn. Lựu đạn chưa rút chốt lăn lông lốc trên đường. Tuy không nổ nhưng cũng giúp chiếc 67 vượt lên trước một đoạn xa. Trước khi quẹo qua ngõ mới, tên lái Honda cố tình ném chiếc mũ đỏ bên phải đường rẽ để nghi binh. Nên đuổi theo tới đó chúng tôi rẽ phải, chạy tới nữa thì không thấy ai hết, chỉ có một khu mồ mả ngổn ngang, còn hai kẻ kia thì mất dấu như ma...".
Chạy đi đâu? Theo tường trình tại hội thảo Vụ án Thanh Nga, thì sau đó, chiếc 67 chở người áo trắng bị trọng thương chạy bạt mạng về hướng quận 6, dừng trước sân bà chủ nhà tên Út trên đường Văn Thân. Bà Út đang ăn cơm, thấy máu chảy ướt cả chiếc áo trắng của con mình, kêu lên: "Sao nông nổi này, hở con". Định chở đi cấp cứu, nhưng người lái Honda ngăn lại: "Đừng, để đó tôi lo". Nhưng tới tối mịt, anh ta mới gọi một tay khác tới xem vết thương, rồi rốt cuộc, không lo gì được. Bà Út nóng ruột, gọi xích lô máy, chở vào Bệnh viện Chợ Rẫy. Ở đó, "kẻ áo trắng" bị phát hiện lập tức. Được tin, Thành ủy TP.HCM chỉ thị Giám đốc bệnh viện đưa "bệnh nhân" cấp thời vào phòng đặc biệt, bằng mọi giá phải cứu sống. Ngay đêm ấy, khi tỉnh lại mở mắt ra, bệnh nhân thấy ngay hai gương mặt đang nhìn thẳng vào mình: Ba Tung và Võ Tấn Thành. Được hỏi tên, khai là: Hóa.
Đó là tên thật của người nhận vàng ban chiều từ tay bà Bích. Cũng là tên gọi được chính thức biết tới đầu tiên trong số những kẻ nhúng tay vào 3 vụ án Thanh Nga - Kim Cương và bắt cóc cháu Phương. Như vậy, sau một tháng rưỡi kể từ hôm Phương bị bắt cóc vào 6/2 (không phải 26/3 như viết ở kỳ trước), đầu mối vụ án bắt đầu hé ra từ Hóa. Và kết hợp lời khai của Hóa, bước vào chặng điều tra mới, mà theo tướng Trịnh Thanh Thiệp sẽ tiếp diễn với phương châm: "Chuyên án Thanh Nga - điều tra Kim Cương". Nói rõ hơn, muốn tìm ra thủ phạm vụ Thanh Nga, phải điều tra tỉ mỉ vụ bắt cóc con trai nữ nghệ sĩ Kim Cương và cả vụ cháu Phương. Là vì, xét 11 điểm của 3 vụ, có tới 10 điểm giống nhau mà chúng tôi sẽ đề cập chi tiết trong kỳ tới.
Hình: Thanh Nga trong trang phục Thái hậu Dương Vân Nga
Đón xem: Những trang "tiểu thuyết hình sự" về hành trình 400 cây số của khẩu P38 từ một vùng quê hẻo lánh đến cổng nhà Thanh Nga
[/align]
[align=center][/align]
Vụ án Thanh Nga phát hiện manh mối đầu tiên từ một cuộc truy đuổi những kẻ bắt cóc bé Phương (con của bác sĩ Hỷ và bà Bích) diễn ra cuối chiều 21/3/1979 được Thứ trưởng Lê Thế Tiệm nhận xét: “Đây là cuộc vây bắt quan trọng, mở đầu cho việc tìm ra thủ phạm của cả hai vụ án Thanh Nga - Kim Cương. Nếu hôm ấy đồng chí Phạm Văn Thịnh bắn trượt tên Hóa thì một lần nữa chúng ta trở về tình cảnh... trắng tay !”. Vậy sự việc diễn tiến ra sao? Hóa là ai?
Mang số vàng đòi chuộc bé Phương đến điểm hẹn, bà Bích không phải đợi lâu. Người thanh niên bận áo trắng chờ sẵn, nhanh chóng nhận ra bà trong màu áo vàng với các đặc điểm giao ước, nên đã bước về phía bà, ra dấu. Phần bà Bích, cũng nhận ra ngay người của phía bắt cóc con bà qua ám hiệu được thông báo trước, và lập tức đưa vàng cho anh ta - đủ 20 lượng.
Cả hai, người giao và kẻ nhận, đều chẳng hay biết tí nào về "lực lượng thứ ba" đang âm thầm hướng mắt quan sát họ. Mọi chi tiết mà họ vừa trao đổi về cuộc hẹn này, qua điện thoại, cách đó khoảng một tiếng rưỡi, đều được theo dõi và nghe rõ từ xa, nhờ một "đường dây nóng", ngầm nối ra ngoài. Bởi thế, ban chuyên án nắm rõ nơi họ đang giáp mặt, cấp tốc tung đội cảnh sát "phản ứng nhanh", với các tay súng bắn lẹ, chính xác, các tay chạy Honda xoáy nòng lão luyện, đặt dưới quyền điều động của Ba Tung, Phó phòng Trinh sát hình sự và Võ Tấn Thành, Đội trưởng Đội trọng án. Tất cả tới điểm hẹn trước cả họ, để "đón". Một số cải trang sẵn, thành những "công dân đặc biệt" đang sắm vai buôn bán hàng rong, hoặc giả dạng đạp xích lô, lái taxi, Honda ôm, người đi xe đạp và cả khách bộ hành quanh đó, cũng điều động vào cuộc, trà trộn trong đám đông. Hai đầu đoạn đường (có ngôi nhà dùng làm điểm hẹn: 95 Phan Đăng Lưu) được chốt chặt, nhưng kẻ lạ mặt đã bất ngờ theo con hẻm nằm ở chặng giữa, thoát đi:
Dường như linh cảm có mối nguy đang rình rập, nên người bận áo trắng nhận gói vàng xong đã khựng lại một vài giây, ngó quanh, rồi đi như chạy khỏi chỗ bà Bích đứng, để băng qua đường. Đối diện phía bên kia lề, một người đàn ông khác đội mũ kết đỏ, mặc bộ đồ jean xanh, đi chiếc Honda 67 màu đen mang biển số của tỉnh Hậu Giang, rồ máy đón người áo trắng ngồi lên, định chạy. Chợt nghe tiếng hô "Đứng lại!", biết bị lộ, liền rồ mạnh ga, cố vọt. Trong chớp mắt bánh xe trước của chiếc 67 dựng đứng lên, chưa kịp chạm đất nó đã phóng tới, chạy với tốc độ nhanh lạng qua lạng lại để tránh đạn, rồi tuôn thẳng, sâu vào con hẻm nằm gần nhà số 95 và thoát ra khoảng giữa hai đầu đón bắt đã giăng. Hai tay súng săn bắt cướp rượt theo. Thấy tình huống cấp bách, tôi nhảy khỏi xích lô, móc khẩu K.59 trong chiếc áo rách ra, hô "dừng lại" lần nữa vẫn không thấy dừng, liền bắn. Viên đạn xẹt lửa bên sườn xe, gấp rồi, bắn thêm phát nữa, lần này trúng người mặc áo trắng. Từ xa thấy anh ta giựt thân người lên, máu loang đỏ ra áo, nhưng càng ôm chặt lấy người ngồi trước. Cả hai cúi rạp cố thoát thân. Dân bên đường và trong hẻm mục kích cảnh đó, đã hét lên: "Xích lô bắn người" !
Ông Phạm Văn Thịnh thuật đại ý như trên. Rồi tiếp (tóm lược): "Có tiếng hô lại để mọi người rõ: Không phải xích lô. Công an bắt cướp. Chỉ thoáng chốc rất đông xích lô máy, xích lô đạp, xe taxi, xe du lịch bốn bánh, xe ba gác, xe lam tụ lại đầu hẻm trong đó dĩ nhiên có nhiều "tài xế" là nhân viên an ninh đến vây cướp. Song hẻm chật, đường vào càng lúc càng hẹp, nên phần đông phải đứng lại bên ngoài. Chỉ xe hai bánh: như của các anh Ba Tân, anh Phan Thanh là có thể tham gia cuộc rượt đuổi, dồn chiếc 67 tới bức tường chắn ngang trước mặt. Ngờ đâu gần tường lộ ra một hẻm nhỏ khác, nên chiếc 67 "mở đường máu", ngoặt mạnh tay lái vào đó, rồi ném lui phía sau một quả lựu đạn. Lựu đạn chưa rút chốt lăn lông lốc trên đường. Tuy không nổ nhưng cũng giúp chiếc 67 vượt lên trước một đoạn xa. Trước khi quẹo qua ngõ mới, tên lái Honda cố tình ném chiếc mũ đỏ bên phải đường rẽ để nghi binh. Nên đuổi theo tới đó chúng tôi rẽ phải, chạy tới nữa thì không thấy ai hết, chỉ có một khu mồ mả ngổn ngang, còn hai kẻ kia thì mất dấu như ma...".
Chạy đi đâu? Theo tường trình tại hội thảo Vụ án Thanh Nga, thì sau đó, chiếc 67 chở người áo trắng bị trọng thương chạy bạt mạng về hướng quận 6, dừng trước sân bà chủ nhà tên Út trên đường Văn Thân. Bà Út đang ăn cơm, thấy máu chảy ướt cả chiếc áo trắng của con mình, kêu lên: "Sao nông nổi này, hở con". Định chở đi cấp cứu, nhưng người lái Honda ngăn lại: "Đừng, để đó tôi lo". Nhưng tới tối mịt, anh ta mới gọi một tay khác tới xem vết thương, rồi rốt cuộc, không lo gì được. Bà Út nóng ruột, gọi xích lô máy, chở vào Bệnh viện Chợ Rẫy. Ở đó, "kẻ áo trắng" bị phát hiện lập tức. Được tin, Thành ủy TP.HCM chỉ thị Giám đốc bệnh viện đưa "bệnh nhân" cấp thời vào phòng đặc biệt, bằng mọi giá phải cứu sống. Ngay đêm ấy, khi tỉnh lại mở mắt ra, bệnh nhân thấy ngay hai gương mặt đang nhìn thẳng vào mình: Ba Tung và Võ Tấn Thành. Được hỏi tên, khai là: Hóa.
Đó là tên thật của người nhận vàng ban chiều từ tay bà Bích. Cũng là tên gọi được chính thức biết tới đầu tiên trong số những kẻ nhúng tay vào 3 vụ án Thanh Nga - Kim Cương và bắt cóc cháu Phương. Như vậy, sau một tháng rưỡi kể từ hôm Phương bị bắt cóc vào 6/2 (không phải 26/3 như viết ở kỳ trước), đầu mối vụ án bắt đầu hé ra từ Hóa. Và kết hợp lời khai của Hóa, bước vào chặng điều tra mới, mà theo tướng Trịnh Thanh Thiệp sẽ tiếp diễn với phương châm: "Chuyên án Thanh Nga - điều tra Kim Cương". Nói rõ hơn, muốn tìm ra thủ phạm vụ Thanh Nga, phải điều tra tỉ mỉ vụ bắt cóc con trai nữ nghệ sĩ Kim Cương và cả vụ cháu Phương. Là vì, xét 11 điểm của 3 vụ, có tới 10 điểm giống nhau mà chúng tôi sẽ đề cập chi tiết trong kỳ tới.
Hình: Thanh Nga trong trang phục Thái hậu Dương Vân Nga
Đón xem: Những trang "tiểu thuyết hình sự" về hành trình 400 cây số của khẩu P38 từ một vùng quê hẻo lánh đến cổng nhà Thanh Nga
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 37641
- Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm
[align=center]Khẩu P.38 và đường đạn dài... 400 cây số
[/align]
[align=center][/align]
Đây là thời khắc rất hồi hộp với ban chuyên án. Bởi kết quả vài giờ tới có thể giúp khẳng định thủ phạm. Trước đó, trong vòng 150 ngày sau án mạng, các mũi trinh sát chuyển về 70 khẩu súng ngắn tạm thu, nhưng tất cả đều được trả lại và loại trừ nghi vấn. Lần này, khẩu P.38 bị vứt dưới ống cống để phi tang, vừa vớt lên, và giờ đây tra đạn bắn thử 5 phát vào gối bông: "Chúng tôi chọn 5 viên đạn tiêu chuẩn, có cùng mã hiệu và mã số với vỏ đạn thu được trước cổng nhà Thanh Nga". Thượng tá Hoàng Văn Nẫm, giám định viên tư pháp Viện Khoa học hình sự kể như vậy.
Cả 5 đầu đạn và vỏ đạn rơi ra được đưa lên ống kính khuếch đại, lớn gấp hàng chục lần để chụp hình chúng. Trên ảnh và dưới kính hiển vi, chúng hiện lên rất rõ các đặc điểm, tì vết do nòng súng tạo ra trên các đầu đạn khi bắn. Các vỏ đạn cũng vậy, đều cung cấp yếu tố để truy nguyên tang chứng.
Đến đây, hai đầu đạn và vỏ đạn tại hiện trường được đem ra so sánh. Đầu đạn thứ nhất thu ngay tại chỗ, lúc "chồng nghệ sĩ Thanh Nga vừa chết trên xe và khiêng vào để nằm trong nhà. Chúng tôi lần nệm sau của ghế, theo vết bắn lấy ra một đầu đạn 38 ly. Lúc đó Thanh Nga được chở vào cấp cứu ở Bệnh viện Sài Gòn có tin cũng vừa mất, mà viên đạn vẫn còn nằm trong ngực" (Phạm Văn Thịnh). Phải mổ lấy ngay viên đạn ấy, nhưng - như đội trưởng Võ Tấn Thành nói: "Vì tác động bởi tình cảm mến mộ của dân chúng và của cả chính các trinh sát có tâm hồn yêu nghệ thuật, yêu cải lương, nên khi khám nghiệm tử thi đã để nguyên trạng". Sau này Thứ trưởng Lê Thế Tiệm có nhắc thiếu sót của việc "không khám nghiệm áo của người bị hại nơi vết đạn xuyên thủng". Song không lâu, người ta cũng lấy ra từ lồng ngực Thanh Nga đầu đạn thứ hai của vụ án. Đem đầu đạn này so với 5 đầu đạn bắn thử nghiệm đã "tìm thấy nhiều đặc điểm trùng khớp giống nhau". So sánh đầu đạn thứ nhất (và vỏ đạn) cũng vậy. Đến 0 giờ 5 phút ngày 16.4.1979, giám định viên khẳng định: "Hai đầu đạn sát hại vợ chồng Thanh Nga bắn ra từ khẩu P.38 này, có nòng 9 mm và mang số 4925 J". Điều ấy nghĩa là: thủ phạm chắc chắn bị truy nguyên, khẩu P.38 thành "tang vật chứng và là chứng cứ quan trọng duy nhất để kết luận kẻ nào đã bắn Thanh Nga". Thượng tá Hoàng Văn Nẫm hồi tưởng:
- Ngay khuya ấy, chúng tôi đã điện thoại báo tin đặc biệt này đến đồng chí Thứ trưởng Trần Quyết, Thứ trưởng Viễn Chi, Viện trưởng Viện Khoa học hình sự Lê Quân, Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự Trần Lung và Ban giám đốc Công an thành phố Hồ Chí Minh... Chúng tôi cũng tiến hành giám định chữ viết hàng trăm đối tượng nghi là đã thảo ra "kế hoạch giết Thanh Nga" khiến vụ án mang màu sắc chính trị - nhưng thực chất là hình sự, mà chứng cứ sáng tỏ từ khẩu P.38...
Kẻ giắt khẩu đó đi gây án không phải Hóa, người nhận vàng trong vụ bắt cóc con bà Bích bị bắn trọng thương chiều 21.3, mà chính là kẻ lái chiếc Honda 67 xoáy nòng, chở Hóa hôm ấy. Hóa khai: "Nhà anh ta ở cách đây 400 cây số tại vùng Ngăn Rô, xã Đại Ân, huyện Long Phú, tỉnh Hậu Giang". Bốn trăm cây số, nếu nói bóng gió, là chiều dài của đường đạn đi qua, để ghim vào tim nghệ sĩ. Về sau, khi hỏi tại sao chọn Kim Cương và Thanh Nga gây án, thủ phạm trả lời đại ý là, phải lựa nghệ sĩ hiếm con, bắt cóc, mới đòi chuộc nhiều vàng được. Cúc Cu là con duy nhất của vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga - Phạm Duy Lân và Toro là con duy nhất của vợ chồng Kim Cương. Yếu tố "con duy nhất" của người bị hại giống nhau. Điều giống nhau thứ hai là chồng Kim Cương và nhân chứng tình cờ trong vụ Thanh Nga (cô học trò học bài khuya ở lầu đối diện) đã nhìn thoáng kẻ bắt cóc thấy dáng cao và gương mặt tây lai. Đem vụ bắt cóc con bà Hỷ đối chiếu, thêm mấy điều trùng nhau nữa, như:
Người điện thoại tới nhà Kim Cương và nhà bà Hỷ đòi chuộc vàng đều nói giọng Nam Bộ, đều xưng tên Hải Phong. Khi giao vàng, cả hai gia đình đều bị buộc phải đi theo sơ đồ do kẻ bắt cóc vạch sẵn. Cách thức làm dấu tạo ám hiệu để nhận ra nhau, để làm tin, đều dùng miếng vải áo của các cháu bị bắt cóc (hai bé Toro và Phương). Ngay số vàng chuộc cũng cùng một mức: 20 lượng. Điều giống nhau lớn nhất mà cả kẻ bắt cóc cũng rõ, là cả Kim Cương lẫn Thanh Nga, đều nổi tiếng. Kim Cương xuất hiện sớm hơn, từ lúc mới 6 tuổi, làm giám đốc đoàn cải lương Năm Phỉ Kim Cương từ 18 tuổi (1954 - 1957), xuất thân trong gia đình bốn đời kế nhau hoạt động nghệ thuật và bầu gánh cải lương. Cuối 1959 bà thành lập đoàn kịch Kim Cương. Lúc này, giải Thanh Tâm vừa đặt ra dành cho diễn viên ca hay (thanh) có gương mặt, thể hình đẹp (sắc) và đời sống tốt. Soạn giả, diễn viên và các nhà phê bình nghệ thuật có uy tín chấm giải, mỗi năm trao một lần. Và 1958, lần đầu tiên công bố và trao giải cho Thanh Nga. Còn Kim Cương, ngoài diễn xuất, bà còn viết hơn 20 vở kịch, ký bút danh: Hoàng Dũng, GS Hoàng Như Mai gọi bà là "một hiện tượng độc đáo". Nếu Thanh Nga là "thái hậu" trên sân khấu, thì Kim Cương, cũng được phong "hoàng hậu" trong thơ một thi sĩ từng viết nhiều câu tặng bà "bên bờ cỏ Phi châu". Nhưng Kim Cương đâu phải ở Phi châu ? Thi sĩ đáp: “Ồ, nàng ta sẽ đầu thai qua đó cho gần Ai Cập - Hy La và hoàng hậu Cléopâtre". Chẳng biết lời thi sĩ Bùi Giáng với người đối thoại có đúng thế không, song cũng ghi ra như một ngoa truyền đẹp đẽ. Để sau đây, lại quay về câu hỏi của ban chuyên án: Ai ném bức thư tống tiền ngoài cửa nhà Kim Cương ?
Khẩu súng dùng sát hại Thanh Nga là loại súng ngắn P.38. Một khẩu loại đó được đưa tới phòng giám định của Viện Khoa học hình sự thuộc Bộ Nội vụ vào nửa đêm 15/4/1979, lúc 22 giờ 30.
[align=center]Truy hỏi Giang Vĩnh Xương[/align]
[align=center][/align]
Hình: Thanh Nga thời đăng quang giải Thanh Tâm lần thứ nhất (1958).
Theo nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Quyết: “Hằng tuần, bộ phận đại diện của Bộ Nội vụ ở miền Nam đều tổ chức nghe các lực lượng điều tra báo cáo về diễn tiến cuộc truy tìm thủ phạm sát hại vợ chồng Thanh Nga theo 2 hướng. Một bên thì cho là vụ án chính trị. Bên khác thì bảo vụ án hình sự. Lúc đó lãnh đạo Bộ Nội vụ chỉ đạo: không cần tranh cãi nữa, mà cứ tiến hành điều tra theo hai hướng đó”.
Ở mũi hình sự, đầu tháng 4/1979 sau hơn bốn tháng gian khó, đã tìm ra vùng quê và ngôi nhà mà hung thủ đang thường trú. Có thể, nơi ấy cũng đang cầm giữ bé Phương (con bà Bích) bị bắt cóc trước đây.Đó là ngôi nhà bé Toro (con vợ chồng nghệ sĩ Kim Cương) từng bị đưa từ TP Hồ Chí Minh về lưu giữ (bắt cóc ngày 26/11/1977, đã chuộc ra). Toro được ban chuyên án đưa trở lại nơi đó bằng xe du lịch để giúp nhận diện. Chuyến đi có cả ba của cháu Toro (ông Th., chồng Kim Cương) và cán bộ ban chuyên án, cùng các trinh sát, tổ chức cuối tháng 3/1979, sau lời khai của Hóa ở bệnh viện Chợ Rẫy về tung tích kẻ gây án.
Trên đường, cháu lần lượt nhận ra các nơi đã qua trong chuyến trước, lúc bị bắt cóc đưa đi. Toro chỉ tay về phía các thứ hàng rong, bánh trái, thức ăn mà mình đã dùng trong hành trình từ TP Hồ Chí Minh về địa phận Sóc Trăng - Hậu Giang với những “chú Sáu chú Bảy” lạ hoắc nào đó. Qua chặng cuối sình lầy, phải đi đò vào ấp Ngăn Rô và đến trước ngôi nhà có cổng ra vào, với quang cảnh chung quanh đúng như cháu Toro mô tả về nơi bị cầm giữ trước đây: có cầu bắc ngang, có ống khói, có bà cụ già ốm... Nhất là cháu rất vui khi nhận ra các em bé cùng chơi với nhau mười mấy tháng trước, như Đức mập chẳng hạn. Ban chuyên án và trinh sát xác định: đây đúng là ngôi nhà mà Hóa đã chỉ, đã khai. Nhưng tiếc rằng, kẻ cần truy bắt: Nguyễn Thanh Tân, 36 tuổi, đã không có ở đó.
Tân đã đi khỏi địa phương được một tháng. Nhưng khi đoàn của ban chuyên án đến, thì có người vừa tới xã xin phép cho Tân lên TP Hồ Chí Minh chữa bệnh. Đó là Giang Vĩnh Xương, bạn Tân, đã "đem biếu" phó công an xã Đại Ân "món quà nhỏ" để xin chữ ký, lấy giấy chuyển lên thành phố giúp Tân tạm trú hợp lệ một nơi nào đó. Trinh sát thầm theo dõi Giang Vĩnh Xương.
Một bữa, Xương tới ủy ban xin "lên Sài Gòn" thăm gia đình em vợ, luôn tiện cúng lễ kỳ yên và thanh minh trong họ. Trinh sát giả làm khách đồng hành, theo vào Chợ Lớn, thấy Xương đến nhà số 97/4A đường Minh Phụng, phường 9, quận 6. Nhà này của em vợ Xương là Ngô Hải Phong. Tối đó, đã "bắt bí mật Giang Vĩnh Xương và cả người em vợ” đưa về Sở Công an thẩm vấn: Mục đích chuyến đi? Trước khi đi, có ghé nhà Tân? Vợ Tân dặn gì? Tân ở đâu? v.v... Xương khai: “Tân dặn lên đây muốn tìm Tân thì chịu khó đến nhà một người tên Hùng ở số 227 đường Nguyễn Biểu...”. Trinh sát được phái đến “canh cửa” số nhà đó (của Hùng) ở phường 21, quận 5. Một bữa, có người mang thư của Hóa tới giao. Ban chuyên án (lược): "Ngày 9/4/1979, bắt Hùng với bức thư của Hóa nằm trong túi. Thư này do Hóa từ trong phòng giam Chí Hòa lén gửi ra viết chuyện liên quan với Tân tới Hùng. Hùng nhận có quen Tân. Hùng bảo em ruột Tân là Nguyễn Thanh Mai biết rõ Tân ở đâu vì cách đó mấy ngày Mai có ghé lại chỗ Hùng chơi khoe sẽ bỏ tiền ra để mua cho ông cảnh sát khu vực nào đó một chiếc xe đạp toàn bằng phụ tùng ngoại quốc để vợ ổng đi. Cũng đã chi đẹp cho ổng hai trăm đồng rồi. Ngược lại ổng sẽ giúp cho anh Tân một chỗ tạm trú do ổng bảo lãnh nằm trong cư xá Nguyễn Thiện Thuật, quận 3”.
Lời khai được ban chuyên án và đại tá Diệm báo cáo lên trên, với mấy đề xuất khẩn cấp. Đại tướng Mai Chí Thọ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, lúc bấy giờ là Phó bí thư Thành ủy, kiêm Giám đốc Công an Tp Hồ Chí Minh chỉ thị: “Ngay trong đêm nay 9/4 phải truy bắt cho được Nguyễn Thanh Tân và em của Tân là Nguyễn Thanh Mai”. Chỉ thị truyền xuống toàn bộ trinh sát, cán bộ chiến sĩ Công an phường 2, quận 3 vào 12 giờ khuya. Cuộc vây bắt diễn ra tức thời. Lúc ấy Nguyễn Thanh Tân được một công an khu vực bảo lãnh, nằm ngủ ở căn hộ 145/20 Nguyễn Thiện Thuật như một con tằm đang cuộn mình trong chiếc mùng trắng: “trên gác gỗ, ở vách trái, phía trước, trinh sát phát hiện có giăng một mùng bằng vải sô, bên trong có người. Đội trưởng là thượng úy Thành hô: nằm im, kéo bức mùng lên và tống quả đấm bất ngờ về phía bóng người, lôi ra, còng tay. Chưa cần hỏi tên đã đoán ngay là Nguyễn Thanh Tân. Lục soát người, thấy có bọc giấy. Bên trong gói một đầu đạn K.59. Đây là đầu đạn do chính tôi (Phạm Văn Thịnh) bắn, xuyên qua Hóa, ghim vào người Tân. Tờ giấy gói đầu đạn viết hai chữ "lưu niệm" - ý chừng ghi nhớ việc: bác sĩ được mướn đã gắp nó ra từ cơ thể anh ta trong một trường hợp cấp bách, bất thường".
Bắt Tân. Lấy tự dạng chữ viết của Tân, đem đối chiếu với tự dạng chữ viết trong bức thư tống tiền vứt trước nhà Kim Cương, thì thấy giống nhau. Kết luận: Một kiểu chữ, một người viết. Nhiều chứng cứ khác trưng ra khiến Tân hết chối cãi, phải nhận mình là thủ phạm bắt cóc cháu Toro (nhưng vẫn khăng khăng không nhận vụ sát hại vợ chồng Thanh Nga). Và nói, khi tống tiền Kim Cương, có sự giúp tay của một đồng phạm là Nguyễn Văn Đức. Đức dáng người giống Tây lai. Điều tra biết, sau thời điểm xảy ra án mạng trước cổng nhà Thanh Nga, Đức vượt biên ra nước ngoài. Nhưng nửa chừng đổ bể, bị phát giác và bắt tại huyện Kế Sách, tỉnh Hậu Giang, đã chuyển về giam tại TP Hồ Chí Minh để điều tra tiếp.
[align=center]Cuộc hành trình buộc những đầu đạn súng K54 lên tiếng
[/align]
Ngay sau khi nhận được báo cáo nhanh ngày 7/6 từ phía Nam về thắng lợi của chuyên án G503, ngày 8/6, Trung tướng Lê Thế Tiệm, Thứ trưởng Bộ Công an đã lập tức ký quyết định 532/QĐ - BCA(C11/C3) khen thưởng đột xuất và cử đoàn công tác do Thiếu tướng Trần Văn Thảo, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát trực tiếp vào trao thưởng và khen ngợi lực lượng Công an TP Hồ Chí Minh cùng Phân viện Khoa học Hình sự (KHHS).
Vụ cướp táo bạo gây chấn động dư luận hồi 21h10 ngày 19/5/2003 tại tiệm vàng Ngọc Hà, số 117, đường Nguyễn Sơn, phường 18, quận Tân Bình sau gần 1 năm chưa tìm ra manh mối hung thủ khiến dư luận cũng dần nguôi. Nhưng với những gì thu thập được từ việc khám nghiệm hiện trường, đặc biệt là số tang vật gồm 12 vỏ đạn, 3 đầu đạn (trong đó có một đầu đạn lấy trong người nạn nhân Trần Đông Sơ, một đầu đạn trong đùi anh Trần Quốc Chung và một đầu đạn trong ruột xe Honda), 1 hộp tiếp đạn và 7 viên đạn chưa bắn, lực lượng công an vẫn âm thầm ngày đêm đeo đuổi mục tiêu đưa bọn tội phạm gây án ra trừng trị trước pháp luật. Trong lúc các cán bộ ở Phân viện KHHS phía Nam (thuộc Viện KHHS - Tổng cục Cảnh sát) miệt mài giám định những loại súng đạn liên quan đến các vụ trọng án thì bên ngoài, các mũi trinh sát của lực lượng công an thành phố cũng tủa ra bám địa bàn, sàng lọc các băng nhóm...
Đối tượng Nguyễn Văn Tiếp
Cuối cùng, công lao của các anh cũng đã được đền đáp. Vào lúc 19h20 ngày 25/5/2004, Trần Trung Hiếu (ngụ tại phường 3, quận 11) điều khiển xe gắn máy ngang qua điểm tiếp dân ở khu phố 9, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân thì bỗng nhiên "nổi máu yêng hùng" nẹt pô xe ầm ĩ. Các dân phòng tại đây nhắc nhở thì một lát sau y chở thêm 3 đồng bọn đến dùng gạch tấn công vào lực lượng dân phòng. Đến lúc bị truy đuổi, Hiếu chạy vào một con hẻm nhỏ và bất ngờ rút khẩu K54 quay lại bắn thẳng 2 phát về phía các anh dân phòng, gây thương tích cho anh Trần Văn Sơn. Công an quận Bình Tân và Công an TP Hồ Chí Minh mau chóng vào cuộc khám nghiệm hiện trường và chính những tang vật thu được sau đó đã góp phần quyết định mang đến thắng lợi hoàn toàn của chuyên án G503 tưởng chừng đã rơi vào bế tắc. Với tang vật chỉ vỏn vẹn 1 vỏ đầu đạn bị vỡ nát và 1 vỏ đạn, Phân viện KHHS đã khẩn trương đối chiếu tất cả các vụ án liên quan đến vũ khí quân dụng và tiến hành giám định. Kết quả: dấu vết để lại trên mảnh vỏ đầu đạn và vỏ đạn đã bắn cỡ 7,62 x 25 mm thu được ở vụ gây rối trên so với 3 đầu đạn, 7 vỏ đạn (trong số 12 vỏ), 3 viên đạn đã bắn không nổ (lép) thu được trong vụ cướp tiệm vàng Ngọc Hà là do "cùng một khẩu súng bắn ra". Ngay sau khi có kết quả quan trọng này, Phân viện KHHS đã cấp báo lên lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát phía Nam và nhiệm vụ truy bắt bọn gây rối tối 25/5/2004 được giao cho Công an TP Hồ Chí Minh tổ chức thực hiện.
Tang vật của vụ án.
Công an TP Hồ Chí Minh khẩn trương vào cuộc và chưa đầy một tuần sau, vào ngày 1/6, đã tóm gọn tên Trần Trung Hiếu với đầy đủ tang vật là 1 khẩu súng K54 cùng 5 viên đạn. Số tang vật này lập tức cũng được đưa về Phân viện KHHS và kết quả giám định cũng cho thấy chính khẩu súng ấy "đã bắn ra đầu đạn và vỏ đạn thu được trong vụ gây rối tối 25/5/2004". Và cũng chính là một trong hai khẩu súng đã bắn trong vụ cướp tiệm vàng Ngọc Hà. Mở rộng điều tra, lực lượng Công an TP Hồ Chí Minh đã lần lượt bắt gọn 4 đối tượng cùng ngụ tại phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, gồm: Hồ Minh Luân (ngụ tại khu phố 9), Nguyễn Ngọc Ngà (ngụ tại khu phố , Lưu Hồng Ký (ngụ tại khu phố 5) và Nguyễn Thanh Tùng (ngụ tại khu phố 9).
Tiếp xúc với chúng tôi hôm 4/6, đại tá Trần Triều Dương, Phó giám đốc phụ trách khối cảnh sát của Công an TP Hồ Chí Minh mặc dù do yêu cầu nghiệp vụ chưa thể tiết lộ thông tin nhưng chính sự phấn khởi trước thắng lợi bước đầu của chuyên án không thể giấu được trên nét mặt rạng ngời của ông đã khiến chúng tôi linh cảm... Và linh cảm đó đã thành sự thật. Hai đối tượng cầm đầu và được xác định "sừng sỏ" nhất đã bị bắt gọn ngay sau đó một ngày. Đó là Nguyễn Ngọc Tuấn (tức Bình) và Nguyễn Văn Tiếp (tức Bec giê). Theo tài liệu ban đầu, Bình và Bec giê là hai đối tượng cùng quê tại ấp 5, xã Long Sơn, huyện Cần Đước, Long An và cùng nhập ngũ vào quân đội năm 2001. Đến tháng 11/2002, chúng ra quân tại một đồn biên phòng với "hành trang" là 3 khẩu súng ngắn K54, 118 viên đạn, 7 hộp tiếp đạn cùng 1 dao lê lấy cắp và mau chóng hình thành nên băng nhóm tội phạm chuyên nghiệp. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, chúng đã gây ra 5 vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn thành phố, trong đó nổi cộm nhất là vụ cướp tiệm vàng Ngọc Hà tháng 5/2003.
Tiếp xúc với chúng tôi sáng 9/6, một cán bộ có trách nhiệm của Cục Công tác chính trị - Tổng cục Cảnh sát, đánh giá đây là chiến công "đặc biệt quan trọng" của lực lượng Công an TP Hồ Chí Minh và Phân viện KHHS trong điều kiện hết sức khó khăn, tưởng chừng như có lúc đã gặp bế tắc.
Còn tiếp
[/align]
[align=center][/align]
Đây là thời khắc rất hồi hộp với ban chuyên án. Bởi kết quả vài giờ tới có thể giúp khẳng định thủ phạm. Trước đó, trong vòng 150 ngày sau án mạng, các mũi trinh sát chuyển về 70 khẩu súng ngắn tạm thu, nhưng tất cả đều được trả lại và loại trừ nghi vấn. Lần này, khẩu P.38 bị vứt dưới ống cống để phi tang, vừa vớt lên, và giờ đây tra đạn bắn thử 5 phát vào gối bông: "Chúng tôi chọn 5 viên đạn tiêu chuẩn, có cùng mã hiệu và mã số với vỏ đạn thu được trước cổng nhà Thanh Nga". Thượng tá Hoàng Văn Nẫm, giám định viên tư pháp Viện Khoa học hình sự kể như vậy.
Cả 5 đầu đạn và vỏ đạn rơi ra được đưa lên ống kính khuếch đại, lớn gấp hàng chục lần để chụp hình chúng. Trên ảnh và dưới kính hiển vi, chúng hiện lên rất rõ các đặc điểm, tì vết do nòng súng tạo ra trên các đầu đạn khi bắn. Các vỏ đạn cũng vậy, đều cung cấp yếu tố để truy nguyên tang chứng.
Đến đây, hai đầu đạn và vỏ đạn tại hiện trường được đem ra so sánh. Đầu đạn thứ nhất thu ngay tại chỗ, lúc "chồng nghệ sĩ Thanh Nga vừa chết trên xe và khiêng vào để nằm trong nhà. Chúng tôi lần nệm sau của ghế, theo vết bắn lấy ra một đầu đạn 38 ly. Lúc đó Thanh Nga được chở vào cấp cứu ở Bệnh viện Sài Gòn có tin cũng vừa mất, mà viên đạn vẫn còn nằm trong ngực" (Phạm Văn Thịnh). Phải mổ lấy ngay viên đạn ấy, nhưng - như đội trưởng Võ Tấn Thành nói: "Vì tác động bởi tình cảm mến mộ của dân chúng và của cả chính các trinh sát có tâm hồn yêu nghệ thuật, yêu cải lương, nên khi khám nghiệm tử thi đã để nguyên trạng". Sau này Thứ trưởng Lê Thế Tiệm có nhắc thiếu sót của việc "không khám nghiệm áo của người bị hại nơi vết đạn xuyên thủng". Song không lâu, người ta cũng lấy ra từ lồng ngực Thanh Nga đầu đạn thứ hai của vụ án. Đem đầu đạn này so với 5 đầu đạn bắn thử nghiệm đã "tìm thấy nhiều đặc điểm trùng khớp giống nhau". So sánh đầu đạn thứ nhất (và vỏ đạn) cũng vậy. Đến 0 giờ 5 phút ngày 16.4.1979, giám định viên khẳng định: "Hai đầu đạn sát hại vợ chồng Thanh Nga bắn ra từ khẩu P.38 này, có nòng 9 mm và mang số 4925 J". Điều ấy nghĩa là: thủ phạm chắc chắn bị truy nguyên, khẩu P.38 thành "tang vật chứng và là chứng cứ quan trọng duy nhất để kết luận kẻ nào đã bắn Thanh Nga". Thượng tá Hoàng Văn Nẫm hồi tưởng:
- Ngay khuya ấy, chúng tôi đã điện thoại báo tin đặc biệt này đến đồng chí Thứ trưởng Trần Quyết, Thứ trưởng Viễn Chi, Viện trưởng Viện Khoa học hình sự Lê Quân, Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự Trần Lung và Ban giám đốc Công an thành phố Hồ Chí Minh... Chúng tôi cũng tiến hành giám định chữ viết hàng trăm đối tượng nghi là đã thảo ra "kế hoạch giết Thanh Nga" khiến vụ án mang màu sắc chính trị - nhưng thực chất là hình sự, mà chứng cứ sáng tỏ từ khẩu P.38...
Kẻ giắt khẩu đó đi gây án không phải Hóa, người nhận vàng trong vụ bắt cóc con bà Bích bị bắn trọng thương chiều 21.3, mà chính là kẻ lái chiếc Honda 67 xoáy nòng, chở Hóa hôm ấy. Hóa khai: "Nhà anh ta ở cách đây 400 cây số tại vùng Ngăn Rô, xã Đại Ân, huyện Long Phú, tỉnh Hậu Giang". Bốn trăm cây số, nếu nói bóng gió, là chiều dài của đường đạn đi qua, để ghim vào tim nghệ sĩ. Về sau, khi hỏi tại sao chọn Kim Cương và Thanh Nga gây án, thủ phạm trả lời đại ý là, phải lựa nghệ sĩ hiếm con, bắt cóc, mới đòi chuộc nhiều vàng được. Cúc Cu là con duy nhất của vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga - Phạm Duy Lân và Toro là con duy nhất của vợ chồng Kim Cương. Yếu tố "con duy nhất" của người bị hại giống nhau. Điều giống nhau thứ hai là chồng Kim Cương và nhân chứng tình cờ trong vụ Thanh Nga (cô học trò học bài khuya ở lầu đối diện) đã nhìn thoáng kẻ bắt cóc thấy dáng cao và gương mặt tây lai. Đem vụ bắt cóc con bà Hỷ đối chiếu, thêm mấy điều trùng nhau nữa, như:
Người điện thoại tới nhà Kim Cương và nhà bà Hỷ đòi chuộc vàng đều nói giọng Nam Bộ, đều xưng tên Hải Phong. Khi giao vàng, cả hai gia đình đều bị buộc phải đi theo sơ đồ do kẻ bắt cóc vạch sẵn. Cách thức làm dấu tạo ám hiệu để nhận ra nhau, để làm tin, đều dùng miếng vải áo của các cháu bị bắt cóc (hai bé Toro và Phương). Ngay số vàng chuộc cũng cùng một mức: 20 lượng. Điều giống nhau lớn nhất mà cả kẻ bắt cóc cũng rõ, là cả Kim Cương lẫn Thanh Nga, đều nổi tiếng. Kim Cương xuất hiện sớm hơn, từ lúc mới 6 tuổi, làm giám đốc đoàn cải lương Năm Phỉ Kim Cương từ 18 tuổi (1954 - 1957), xuất thân trong gia đình bốn đời kế nhau hoạt động nghệ thuật và bầu gánh cải lương. Cuối 1959 bà thành lập đoàn kịch Kim Cương. Lúc này, giải Thanh Tâm vừa đặt ra dành cho diễn viên ca hay (thanh) có gương mặt, thể hình đẹp (sắc) và đời sống tốt. Soạn giả, diễn viên và các nhà phê bình nghệ thuật có uy tín chấm giải, mỗi năm trao một lần. Và 1958, lần đầu tiên công bố và trao giải cho Thanh Nga. Còn Kim Cương, ngoài diễn xuất, bà còn viết hơn 20 vở kịch, ký bút danh: Hoàng Dũng, GS Hoàng Như Mai gọi bà là "một hiện tượng độc đáo". Nếu Thanh Nga là "thái hậu" trên sân khấu, thì Kim Cương, cũng được phong "hoàng hậu" trong thơ một thi sĩ từng viết nhiều câu tặng bà "bên bờ cỏ Phi châu". Nhưng Kim Cương đâu phải ở Phi châu ? Thi sĩ đáp: “Ồ, nàng ta sẽ đầu thai qua đó cho gần Ai Cập - Hy La và hoàng hậu Cléopâtre". Chẳng biết lời thi sĩ Bùi Giáng với người đối thoại có đúng thế không, song cũng ghi ra như một ngoa truyền đẹp đẽ. Để sau đây, lại quay về câu hỏi của ban chuyên án: Ai ném bức thư tống tiền ngoài cửa nhà Kim Cương ?
Khẩu súng dùng sát hại Thanh Nga là loại súng ngắn P.38. Một khẩu loại đó được đưa tới phòng giám định của Viện Khoa học hình sự thuộc Bộ Nội vụ vào nửa đêm 15/4/1979, lúc 22 giờ 30.
[align=center]Truy hỏi Giang Vĩnh Xương[/align]
[align=center][/align]
Hình: Thanh Nga thời đăng quang giải Thanh Tâm lần thứ nhất (1958).
Theo nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Quyết: “Hằng tuần, bộ phận đại diện của Bộ Nội vụ ở miền Nam đều tổ chức nghe các lực lượng điều tra báo cáo về diễn tiến cuộc truy tìm thủ phạm sát hại vợ chồng Thanh Nga theo 2 hướng. Một bên thì cho là vụ án chính trị. Bên khác thì bảo vụ án hình sự. Lúc đó lãnh đạo Bộ Nội vụ chỉ đạo: không cần tranh cãi nữa, mà cứ tiến hành điều tra theo hai hướng đó”.
Ở mũi hình sự, đầu tháng 4/1979 sau hơn bốn tháng gian khó, đã tìm ra vùng quê và ngôi nhà mà hung thủ đang thường trú. Có thể, nơi ấy cũng đang cầm giữ bé Phương (con bà Bích) bị bắt cóc trước đây.Đó là ngôi nhà bé Toro (con vợ chồng nghệ sĩ Kim Cương) từng bị đưa từ TP Hồ Chí Minh về lưu giữ (bắt cóc ngày 26/11/1977, đã chuộc ra). Toro được ban chuyên án đưa trở lại nơi đó bằng xe du lịch để giúp nhận diện. Chuyến đi có cả ba của cháu Toro (ông Th., chồng Kim Cương) và cán bộ ban chuyên án, cùng các trinh sát, tổ chức cuối tháng 3/1979, sau lời khai của Hóa ở bệnh viện Chợ Rẫy về tung tích kẻ gây án.
Trên đường, cháu lần lượt nhận ra các nơi đã qua trong chuyến trước, lúc bị bắt cóc đưa đi. Toro chỉ tay về phía các thứ hàng rong, bánh trái, thức ăn mà mình đã dùng trong hành trình từ TP Hồ Chí Minh về địa phận Sóc Trăng - Hậu Giang với những “chú Sáu chú Bảy” lạ hoắc nào đó. Qua chặng cuối sình lầy, phải đi đò vào ấp Ngăn Rô và đến trước ngôi nhà có cổng ra vào, với quang cảnh chung quanh đúng như cháu Toro mô tả về nơi bị cầm giữ trước đây: có cầu bắc ngang, có ống khói, có bà cụ già ốm... Nhất là cháu rất vui khi nhận ra các em bé cùng chơi với nhau mười mấy tháng trước, như Đức mập chẳng hạn. Ban chuyên án và trinh sát xác định: đây đúng là ngôi nhà mà Hóa đã chỉ, đã khai. Nhưng tiếc rằng, kẻ cần truy bắt: Nguyễn Thanh Tân, 36 tuổi, đã không có ở đó.
Tân đã đi khỏi địa phương được một tháng. Nhưng khi đoàn của ban chuyên án đến, thì có người vừa tới xã xin phép cho Tân lên TP Hồ Chí Minh chữa bệnh. Đó là Giang Vĩnh Xương, bạn Tân, đã "đem biếu" phó công an xã Đại Ân "món quà nhỏ" để xin chữ ký, lấy giấy chuyển lên thành phố giúp Tân tạm trú hợp lệ một nơi nào đó. Trinh sát thầm theo dõi Giang Vĩnh Xương.
Một bữa, Xương tới ủy ban xin "lên Sài Gòn" thăm gia đình em vợ, luôn tiện cúng lễ kỳ yên và thanh minh trong họ. Trinh sát giả làm khách đồng hành, theo vào Chợ Lớn, thấy Xương đến nhà số 97/4A đường Minh Phụng, phường 9, quận 6. Nhà này của em vợ Xương là Ngô Hải Phong. Tối đó, đã "bắt bí mật Giang Vĩnh Xương và cả người em vợ” đưa về Sở Công an thẩm vấn: Mục đích chuyến đi? Trước khi đi, có ghé nhà Tân? Vợ Tân dặn gì? Tân ở đâu? v.v... Xương khai: “Tân dặn lên đây muốn tìm Tân thì chịu khó đến nhà một người tên Hùng ở số 227 đường Nguyễn Biểu...”. Trinh sát được phái đến “canh cửa” số nhà đó (của Hùng) ở phường 21, quận 5. Một bữa, có người mang thư của Hóa tới giao. Ban chuyên án (lược): "Ngày 9/4/1979, bắt Hùng với bức thư của Hóa nằm trong túi. Thư này do Hóa từ trong phòng giam Chí Hòa lén gửi ra viết chuyện liên quan với Tân tới Hùng. Hùng nhận có quen Tân. Hùng bảo em ruột Tân là Nguyễn Thanh Mai biết rõ Tân ở đâu vì cách đó mấy ngày Mai có ghé lại chỗ Hùng chơi khoe sẽ bỏ tiền ra để mua cho ông cảnh sát khu vực nào đó một chiếc xe đạp toàn bằng phụ tùng ngoại quốc để vợ ổng đi. Cũng đã chi đẹp cho ổng hai trăm đồng rồi. Ngược lại ổng sẽ giúp cho anh Tân một chỗ tạm trú do ổng bảo lãnh nằm trong cư xá Nguyễn Thiện Thuật, quận 3”.
Lời khai được ban chuyên án và đại tá Diệm báo cáo lên trên, với mấy đề xuất khẩn cấp. Đại tướng Mai Chí Thọ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, lúc bấy giờ là Phó bí thư Thành ủy, kiêm Giám đốc Công an Tp Hồ Chí Minh chỉ thị: “Ngay trong đêm nay 9/4 phải truy bắt cho được Nguyễn Thanh Tân và em của Tân là Nguyễn Thanh Mai”. Chỉ thị truyền xuống toàn bộ trinh sát, cán bộ chiến sĩ Công an phường 2, quận 3 vào 12 giờ khuya. Cuộc vây bắt diễn ra tức thời. Lúc ấy Nguyễn Thanh Tân được một công an khu vực bảo lãnh, nằm ngủ ở căn hộ 145/20 Nguyễn Thiện Thuật như một con tằm đang cuộn mình trong chiếc mùng trắng: “trên gác gỗ, ở vách trái, phía trước, trinh sát phát hiện có giăng một mùng bằng vải sô, bên trong có người. Đội trưởng là thượng úy Thành hô: nằm im, kéo bức mùng lên và tống quả đấm bất ngờ về phía bóng người, lôi ra, còng tay. Chưa cần hỏi tên đã đoán ngay là Nguyễn Thanh Tân. Lục soát người, thấy có bọc giấy. Bên trong gói một đầu đạn K.59. Đây là đầu đạn do chính tôi (Phạm Văn Thịnh) bắn, xuyên qua Hóa, ghim vào người Tân. Tờ giấy gói đầu đạn viết hai chữ "lưu niệm" - ý chừng ghi nhớ việc: bác sĩ được mướn đã gắp nó ra từ cơ thể anh ta trong một trường hợp cấp bách, bất thường".
Bắt Tân. Lấy tự dạng chữ viết của Tân, đem đối chiếu với tự dạng chữ viết trong bức thư tống tiền vứt trước nhà Kim Cương, thì thấy giống nhau. Kết luận: Một kiểu chữ, một người viết. Nhiều chứng cứ khác trưng ra khiến Tân hết chối cãi, phải nhận mình là thủ phạm bắt cóc cháu Toro (nhưng vẫn khăng khăng không nhận vụ sát hại vợ chồng Thanh Nga). Và nói, khi tống tiền Kim Cương, có sự giúp tay của một đồng phạm là Nguyễn Văn Đức. Đức dáng người giống Tây lai. Điều tra biết, sau thời điểm xảy ra án mạng trước cổng nhà Thanh Nga, Đức vượt biên ra nước ngoài. Nhưng nửa chừng đổ bể, bị phát giác và bắt tại huyện Kế Sách, tỉnh Hậu Giang, đã chuyển về giam tại TP Hồ Chí Minh để điều tra tiếp.
[align=center]Cuộc hành trình buộc những đầu đạn súng K54 lên tiếng
[/align]
Ngay sau khi nhận được báo cáo nhanh ngày 7/6 từ phía Nam về thắng lợi của chuyên án G503, ngày 8/6, Trung tướng Lê Thế Tiệm, Thứ trưởng Bộ Công an đã lập tức ký quyết định 532/QĐ - BCA(C11/C3) khen thưởng đột xuất và cử đoàn công tác do Thiếu tướng Trần Văn Thảo, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát trực tiếp vào trao thưởng và khen ngợi lực lượng Công an TP Hồ Chí Minh cùng Phân viện Khoa học Hình sự (KHHS).
Vụ cướp táo bạo gây chấn động dư luận hồi 21h10 ngày 19/5/2003 tại tiệm vàng Ngọc Hà, số 117, đường Nguyễn Sơn, phường 18, quận Tân Bình sau gần 1 năm chưa tìm ra manh mối hung thủ khiến dư luận cũng dần nguôi. Nhưng với những gì thu thập được từ việc khám nghiệm hiện trường, đặc biệt là số tang vật gồm 12 vỏ đạn, 3 đầu đạn (trong đó có một đầu đạn lấy trong người nạn nhân Trần Đông Sơ, một đầu đạn trong đùi anh Trần Quốc Chung và một đầu đạn trong ruột xe Honda), 1 hộp tiếp đạn và 7 viên đạn chưa bắn, lực lượng công an vẫn âm thầm ngày đêm đeo đuổi mục tiêu đưa bọn tội phạm gây án ra trừng trị trước pháp luật. Trong lúc các cán bộ ở Phân viện KHHS phía Nam (thuộc Viện KHHS - Tổng cục Cảnh sát) miệt mài giám định những loại súng đạn liên quan đến các vụ trọng án thì bên ngoài, các mũi trinh sát của lực lượng công an thành phố cũng tủa ra bám địa bàn, sàng lọc các băng nhóm...
Đối tượng Nguyễn Văn Tiếp
Cuối cùng, công lao của các anh cũng đã được đền đáp. Vào lúc 19h20 ngày 25/5/2004, Trần Trung Hiếu (ngụ tại phường 3, quận 11) điều khiển xe gắn máy ngang qua điểm tiếp dân ở khu phố 9, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân thì bỗng nhiên "nổi máu yêng hùng" nẹt pô xe ầm ĩ. Các dân phòng tại đây nhắc nhở thì một lát sau y chở thêm 3 đồng bọn đến dùng gạch tấn công vào lực lượng dân phòng. Đến lúc bị truy đuổi, Hiếu chạy vào một con hẻm nhỏ và bất ngờ rút khẩu K54 quay lại bắn thẳng 2 phát về phía các anh dân phòng, gây thương tích cho anh Trần Văn Sơn. Công an quận Bình Tân và Công an TP Hồ Chí Minh mau chóng vào cuộc khám nghiệm hiện trường và chính những tang vật thu được sau đó đã góp phần quyết định mang đến thắng lợi hoàn toàn của chuyên án G503 tưởng chừng đã rơi vào bế tắc. Với tang vật chỉ vỏn vẹn 1 vỏ đầu đạn bị vỡ nát và 1 vỏ đạn, Phân viện KHHS đã khẩn trương đối chiếu tất cả các vụ án liên quan đến vũ khí quân dụng và tiến hành giám định. Kết quả: dấu vết để lại trên mảnh vỏ đầu đạn và vỏ đạn đã bắn cỡ 7,62 x 25 mm thu được ở vụ gây rối trên so với 3 đầu đạn, 7 vỏ đạn (trong số 12 vỏ), 3 viên đạn đã bắn không nổ (lép) thu được trong vụ cướp tiệm vàng Ngọc Hà là do "cùng một khẩu súng bắn ra". Ngay sau khi có kết quả quan trọng này, Phân viện KHHS đã cấp báo lên lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát phía Nam và nhiệm vụ truy bắt bọn gây rối tối 25/5/2004 được giao cho Công an TP Hồ Chí Minh tổ chức thực hiện.
Tang vật của vụ án.
Công an TP Hồ Chí Minh khẩn trương vào cuộc và chưa đầy một tuần sau, vào ngày 1/6, đã tóm gọn tên Trần Trung Hiếu với đầy đủ tang vật là 1 khẩu súng K54 cùng 5 viên đạn. Số tang vật này lập tức cũng được đưa về Phân viện KHHS và kết quả giám định cũng cho thấy chính khẩu súng ấy "đã bắn ra đầu đạn và vỏ đạn thu được trong vụ gây rối tối 25/5/2004". Và cũng chính là một trong hai khẩu súng đã bắn trong vụ cướp tiệm vàng Ngọc Hà. Mở rộng điều tra, lực lượng Công an TP Hồ Chí Minh đã lần lượt bắt gọn 4 đối tượng cùng ngụ tại phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, gồm: Hồ Minh Luân (ngụ tại khu phố 9), Nguyễn Ngọc Ngà (ngụ tại khu phố , Lưu Hồng Ký (ngụ tại khu phố 5) và Nguyễn Thanh Tùng (ngụ tại khu phố 9).
Tiếp xúc với chúng tôi hôm 4/6, đại tá Trần Triều Dương, Phó giám đốc phụ trách khối cảnh sát của Công an TP Hồ Chí Minh mặc dù do yêu cầu nghiệp vụ chưa thể tiết lộ thông tin nhưng chính sự phấn khởi trước thắng lợi bước đầu của chuyên án không thể giấu được trên nét mặt rạng ngời của ông đã khiến chúng tôi linh cảm... Và linh cảm đó đã thành sự thật. Hai đối tượng cầm đầu và được xác định "sừng sỏ" nhất đã bị bắt gọn ngay sau đó một ngày. Đó là Nguyễn Ngọc Tuấn (tức Bình) và Nguyễn Văn Tiếp (tức Bec giê). Theo tài liệu ban đầu, Bình và Bec giê là hai đối tượng cùng quê tại ấp 5, xã Long Sơn, huyện Cần Đước, Long An và cùng nhập ngũ vào quân đội năm 2001. Đến tháng 11/2002, chúng ra quân tại một đồn biên phòng với "hành trang" là 3 khẩu súng ngắn K54, 118 viên đạn, 7 hộp tiếp đạn cùng 1 dao lê lấy cắp và mau chóng hình thành nên băng nhóm tội phạm chuyên nghiệp. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, chúng đã gây ra 5 vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn thành phố, trong đó nổi cộm nhất là vụ cướp tiệm vàng Ngọc Hà tháng 5/2003.
Tiếp xúc với chúng tôi sáng 9/6, một cán bộ có trách nhiệm của Cục Công tác chính trị - Tổng cục Cảnh sát, đánh giá đây là chiến công "đặc biệt quan trọng" của lực lượng Công an TP Hồ Chí Minh và Phân viện KHHS trong điều kiện hết sức khó khăn, tưởng chừng như có lúc đã gặp bế tắc.
Còn tiếp
Sửa lần cuối bởi 1 vào ngày ngocanh với 0 lần sửa trong tổng số.
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 37641
- Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm
[align=center]Ai nỡ bắn "Sơn Nữ Phà Ca"?[/align]
[align=center][/align]
Hình: Thanh Nga và mẹ (bà Bầu Thơ)
Linh cữu vợ chồng Thanh Nga quàn tại Hội Văn học nghệ thuật TP Hồ Chí Minh (81 Trần Quốc Thảo, quận 3). Hàng vạn khán giả Sài Gòn và các tỉnh ngoài Trung, trong Nam về thắp hương vĩnh biệt, đứng tràn ra ngã đường Tú Xương - Trương Định... Giờ động quan, giới nghệ sĩ cải lương rơi nhiều nước mắt nhất, để khóc một tài hoa từng làm rạng rỡ nền vọng cổ nói chung.
Riêng NSND Phùng Há, thì:
- "Tôi khóc Thanh Nga còn vì một kỷ niệm sâu nặng, một hôm, Thanh Nga tới nhà tôi, ôm lấy tôi mà nói: Má Bảy ơi, con đã xin phép má chồng con rồi, khi nào má Bảy qua đời con xin được để tang đủ lễ, theo nghĩa một đứa con ruột của má đẻ ra. Tôi không kìm được nước mắt trước tấm lòng Nga ". Bà Phùng Há nói vậy hôm 7/6 với phóng viên Báo Thanh Niên tại chùa Nghệ sĩ. Bà đóng chung nhiều vở với Thanh Nga như Phụng Nghi Đình, Đời Cô Lựu, mà " vở nào Thanh Nga cũng xin tôi chỉ bày kinh nghiệm trong lối diễn. Cả khi Thanh Nga đã vững vàng và có danh tiếng vẫn khiêm tốn như thế". Thanh Nga lên sân khấu lúc 8 tuổi với vai diễn đầu tiên là Nghi Xuân trong vở Phạm Công Cúc Hoa. Mười năm sau bắt đầu được biết tới với vai Phà Ca trong Người vợ không bao giờ cưới. Ở tuổi 95, NSND Phùng Há không nhớ hết, nên bảo chúng tôi hãy lật những trang hồi ức, không chỉ ở lĩnh vực cải lương, mà cả điện ảnh nữa để hiểu thêm Thanh Nga. Vì các nhà làm phim tại Sài Gòn trước kia đã từng săn đón Thanh Nga sau ngày vai diễn đầu tiên (Lệ) của bà trong phim nhựa màu Đôi mắt người xưa dựng khoảng năm 1962 - 1963 trình chiếu. Tiếp sau, bà xuất hiện trong trong các phim: Thương muộn, Hai chuyến xe hoa, Bụi phấn hồng, Mùa thu cuối cùng, Sau giờ giới nghiêm, Vết thù trên lưng ngựa hoang, Xa lộ không đèn... Theo Lê Khôi, bà trở thành một trong những diễn viên xuất sắc ở miền Nam và là "diễn viên xuất sắc nhất tại đại hội điện ảnh Á Châu tổ chức năm 1973 tại Đài Bắc với vai cô gái Huế phim Nắng chiều, là đại diện gương mặt nữ trong đoàn dự đại hội điện ảnh Ấn Độ được cố Thủ tướng Indira Gandhi tiếp, có hình ảnh đăng đầy trên báo chí Ấn Độ. Thanh Nga vẫn còn đó trong những phim giữ tại các viện lưu trữ ở Tokyo, Paris, Hồng Kông. Có thể nói, Thanh Nga cùng Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, Kim Cương, là 4 gương mặt diễn viên tiêu biểu, mỗi người với thế mạnh riêng đã đóng phim nhiều nhất tại miền Nam (trước 1975). Với tài nghệ, vẻ đẹp đài các thanh tú, Thanh Nga in đậm trong trí nhớ khán giả qua phim Loan mắt nhung của đạo diễn Lê Dân, dựa theo tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Thuỵ Long, có nhân vật chính bị đẩy vào cái chết bi thương. Nhiều vai khác hiền lành, sầu đau như Phà Ca trên sân khấu. Và ai đã nỡ siết cò bắn chết một "Phà Ca" ngoài cuộc đời?
Ban đầu, mục tiêu gây hại mà thủ phạm nhắm tới không phải Thanh Nga, mà là nghệ sĩ Bảo Quốc (em Thanh Nga). Vì đoán rằng, bà bầu Thơ (mẹ Thanh Nga và Bảo Quốc) đã dồn tài sản cuối đời cho con trai. Nhưng, như lời thú nhận sau này: "Nhiều ngày dò la nghe ngóng, thì thấy Bảo Quốc đông con, tới 4 đứa, mà tiền của không có bao nhiêu, nên mới không bắt cóc con Bảo Quốc nữa, mà nhắm sang người chị, là Thanh Nga" và bắn bà bằng súng P.38. Nhiều bằng chứng và tin tức thu thập lần lần rõ dần thủ phạm là Nguyễn Thanh Tân. Lúc đầu, Tân nhận có giữ một khẩu P.38 nhưng đã quẳng xuống cầu Bình Lợi (ở Bình Thạnh). Hai người lặn ra sông, chỗ Tân vứt súng, để tìm nhưng không thấy. Chẳng may, cả hai bị vướng phải bom bi dưới chân cầu nổ chết. Thêm hai thợ lặn hy sinh.
Sau đó, Hùng khai: "Tân có đưa cho Mai một khẩu súng". Vặn hỏi, Mai chối quanh, nhưng rốt cuộc thừa nhận, bảo khẩu súng giấu trong bệ của chiếc quạt máy tại nhà mình, số 145/45 Nguyễn Thiện Thuật, phường 2, quận 3. Đến nhà thì vợ Mai là Hồng đã lấy súng giấu dưới miệng cống, sát cầu thang. Lật miệng cống, lấy lên một khẩu dính đất, có chữ số P.38 in chìm trên thép, với băng đạn 7 viên, lúc ấy: 19 giờ, ngày 15/4/1979. Khẩu P.38 được chuyển giám định để lấy kết quả ngay nửa khuya như đã viết ở kỳ trước. Khi đó Tân bị bắt được 5 ngày. Đem khẩu P.38 đặt trước mặt, Tân giựt mình, đổi sắc. Cán bộ điều tra nói thẳng: "Hãy nhìn kỹ đi. Khẩu súng này do chính anh dùng bắn chết vợ chồng Thanh Nga. Nó được Hoá và Hùng khai ra, rồi em của anh là Mai đem nộp ! Anh còn chối nữa không ? Nếu còn chối, thì đây đầu đạn, vỏ đạn, kết quả giám định và tang chứng rành rành...". Tới đây Nguyễn Thanh Tân chịu phục, nhận toàn bộ tội ác, khai bắt 14 người có dính líu và thuật lại đầu đuôi như sau:
Cách đêm án mạng khoảng hai tháng, Tân và Đức phục sẵn tại rạp Thủ Đô, Chợ Lớn, nơi đoàn Thanh Minh đang lưu diễn để bắt cóc cháu Cúc Cu. Mấy lần định ra tay, nhưng người đi xem hát đông quá, đèn lại sáng, nên phải bỏ về. Thấy trước rạp hát không tiện, chuyển sang nhà riêng. Dò biết đích xác nhà vợ chồng Thanh Nga ở 114 Ngô Tùng Châu, quận 1. Lần thứ nhất định bắt cóc cháu Cúc Cu vào buổi chiều, khoảng 17 giờ lúc Thanh Nga ra xe đi biểu diễn. Song cộng phạm là Đức không dám làm vì thường mỗi cuối chiều, đường Ngô Tùng Châu vốn nằm khu trung tâm ngã sáu Sài Gòn rất đông người. Lần sau, định bắt vào buổi sáng, lúc cháu Cúc Cu đi học, cũng không thành, vì trong nhà ngoài nhà sáng trưng, đường phố kẻ qua người lại dòm thấy rõ ràng. Cả hai bàn bạc lại và chọn thời điểm vắng người, lúc 23 giờ tiện nhất. Những tia mắt đầy sát khí bắt đầu phóng qua cổng nhà 114... dò xét bên trong...
[align=center]Thanh Nga - Lời cuối cho cuộc tình[/align]
[align=center][/align]
Đang thực hiện loạt bài này, chúng tôi nhận điện thoại của gia đình anh Phạm Duy Hà Linh (tức Cúc Cu hồi nhỏ, con nghệ sĩ Thanh Nga, nay đã 31 tuổi) gọi tới, cho biết “nghệ sĩ Thành Được chưa phải là chồng của Thanh Nga” như chúng tôi đề cập trong một bài trước. Vì vậy, đoạn mở đầu này sẽ viết thêm cho rõ về chi tiết trên trước khi quay lại chuyên án.
Sau ngày chia tay với vợ (là một nữ nghệ sĩ tài danh đương thời), Thành Được về hát với đoàn Thanh Minh Thanh Nga của bà Bầu Thơ (mẹ Thanh Nga). Thanh Nga nhỏ hơn Thành Được 8 tuổi và lúc bấy giờ đã là danh ca 24 tuổi. Được rất nhiều người đeo đuổi, nhưng Thanh Nga vẫn như "công chúa ngủ trong rừng" chưa dậy. Bà Bầu Thơ cũng chưa muốn nhận lời cầu hôn nào. Mọi người chờ đợi bữa rượu hồng giữa Thanh Nga với một chàng rể nào đó, nhưng không có. Sau biết rằng Thanh Nga đã thương Thành Được. Vở diễn tâm đắc của họ là Sân khấu về khuya của soạn giả Năm Châu, Thanh Nga vai Giáng Hương, Thành Được vai Lĩnh Nam, khắng khít hằng đêm. Từ sân khấu lan tới trường đời, hai người thân thiết, đậm đà như vợ chồng. Rồi chuyện bất ngờ xảy đến, gây tan vỡ. Một nghệ sĩ lâu năm của đoàn Thanh Minh Thanh Nga kể: "Trong một đêm diễn Sân khấu về khuya tại rạp Hưng Đạo, Thanh Nga bỗng thấy xúc phạm vì trên hàng ghế ưu tiên, có mặt người tình cũ của Thành Được ở nước ngoài về, được Thành Được mời đến xem... Thanh Nga giận tím mặt, ngay đêm đó, không cần giấu giếm gì nữa, nói với Thành Được sau hậu trường đông người: "Bắt đầu ngày mai tôi sẽ là vợ của người khác. Anh hãy quay lại với cô ấy!". Không lâu sau, Thành Được buồn bã rời khỏi đoàn Thanh Minh Thanh Nga với cái đầu cạo trọc và mấy câu ca: Ví dầu sợi tóc chẻ đôi. Thì hình bóng cũ trong tôi vẫn còn... Hình bóng đó là Giáng Hương của một thời để yêu. Cũng chính là Thanh Nga một thời để nhớ. Thanh Nga đau xót nhiều trong các chuyện tình. Bà thật sự tìm thấy hạnh phúc trong những ngày sống với Phạm Duy Lân, dù ông lớn hơn bà nhiều tuổi.
Bây giờ, chúng tôi trở lại chuyên án với diễn biến vụ bắt cóc cháu Cúc Cu do thủ phạm khai ra vào cuối cuộc điều tra. Nguyễn Thanh Tân (chủ mưu) 36 tuổi, sinh quán tại Thủ Đức, trú quán ấp Ngăn Rô 2, xã Đại Ân 2, huyện Long Phú, tỉnh Hậu Giang, đã rủ Nguyễn Văn Đức đến TP Hồ Chí Minh, cùng tổ chức các vụ "bắt cóc tống tiền". Vợ chồng Thanh Nga không hề hay biết có 2 bóng đen (Tân và Đức) lởn vởn trước nhà. Bà Thanh Nga (và con) vẫn được chồng chở tới rạp Cao Đồng Hưng trước khi trời tối, để diễn vở Thái hậu Dương Vân Nga. Bà định bụng sẽ về hát ở rạp Hưng Đạo trong tháng tới. Nhưng đêm cuối cùng của đời bà đã đến. Gần khuya 25/11, Đức và Tân tới trước cổng nhà 114. Sắp ra tay, bỗng có chiếc xe bộ đội từ đâu trờ tới, đậu gần đấy, cả hai sợ bị lộ nên dừng lại. Đêm sau, 26/11, lại đến lần nữa. Tân đi rất sớm, khoảng 20 giờ, chở Đức vòng qua rạp Cao Đông Hưng xem Thanh Nga có đi diễn đêm ấy không, thì biết là có. Hai người chở nhau ra bến Bạch Đằng, chờ gần giờ vãn hát sẽ quay về ngã sáu Sài Gòn, đợi nạn nhân. Đức mua 1 chai "xá xị" dắt lưng, nói là nếu ai cản trở, sẽ đập lên đầu, cho ngất đi. Chai "xá xị" này, đêm án mạng bị thu giữ, nhưng: "Rất tiếc là công tác khám nghiệm đã bỏ qua dấu vết trên đó. Giá như ta khám nghiệm kỹ, lấy được dấu vân tay, biết đâu sẽ phát hiện kẻ phạm tội sớm hơn" (Thứ trưởng Lê Thế Tiệm). Đức cùng Tân về ngã sáu Sài Gòn, đầu đường Cách Mạng Tháng Tám, nhận ra chiếc Volkwagen chở Thanh Nga đang vòng vào đường Ngô Tùng Châu. Đức bám theo, đến trước nhà 114. Chờ người bảo vệ của Thanh Nga (là Các) xuống xe mở cửa, Đức phóng tới, cúp sát sau đuôi chiếc Volkwagen, Tân nhảy xuống, rút súng, lên đạn, đẩy người bảo vệ té nhào vào trong xe, rồi chui đầu theo, chĩa súng uy hiếp chồng Thanh Nga đang ngồi sau tay lái. Đức dựng chân chống xe honda, vẫn để nổ máy, cầm chai xá xị tới cửa sau chiếc Volkwagen, lôi cháu Cúc Cu ra. Nhưng Thanh Nga giằng lại, Đức lôi nữa, lại bị giằng mạnh làm văng chai xá xị xuống sàn xe. Theo ban chuyên án: "Chồng Thanh Nga lúc đầu ngồi im, nhưng vài giây sau trấn tĩnh liền hỏi: Các ông muốn cái gì thì nói. Hỏi hai lần như vậy không nghe đáp. Lúc này cháu Cúc Cu khóc thét lên và Thanh Nga cũng la lớn. Tình thế có vẻ bất lợi hơn cho bọn bắt cóc khi Đức cứ cù cưa, không kéo nổi đứa con ra khỏi tay người mẹ. Ông Lân, chồng Thanh Nga vươn tay phải ra sau giúp sức, giữ cháu Cúc Cu cùng vợ. Tân liền bắn một phát vào ngực để ông phải buông ra. Ông kêu lên thất thanh "Chết tôi rồi", bật ngửa ra đệm xe. Đức vẫn không thắng nổi tình mẹ, giằng lui giằng tới bốn năm lần chưa tới đâu". Đoạn này, Tân kể với giọng bực tức: "Thằng Đức quá dở, thua cả đàn bà. Hắn cứ kéo lui kéo tới khiến thằng nhỏ thất hồn càng lúc càng ré to". Thanh Nga chồm lên cắn mạnh tay Đức, Đức đau quá thả Cúc Cu ra. Thanh Nga kéo cháu vào phía trong với mình, chồm người về phía Tân nói lớn: “Các ông bắn chết tôi đi chứ đừng bắt con tôi”. Tân nóng máu, phần tức thằng bạn vụng về, phần biết chuyện đã dây dưa, dính máu, nên nổ súng bắn luôn. Thanh Nga gục xuống. Tân nói mau: "Thôi đi". Hai đứa phóng honda ngược đường Ngô Tùng Châu về phía ngã sáu, chợ Bến Thành... Theo đại tá Cáp Xuân Diệm, khi kết thúc hồ sơ vụ án rồi, vẫn còn một số ý kiến bảo hãy khoan truy tố để điều tra thêm những chứng cứ chính trị. Ban chuyên án phải trình với Bộ Nội vụ và đề đạt lên văn phòng chính phủ. Thủ tướng Phạm Văn Đồng bảo: "Đúng là vụ án hình sự thì cứ đem ra xử nghiêm minh theo hình sự” để đáp ứng chờ đợi của đồng bào và văn nghệ sĩ.
[align=center][/align]
Hình: Thanh Nga và mẹ (bà Bầu Thơ)
Linh cữu vợ chồng Thanh Nga quàn tại Hội Văn học nghệ thuật TP Hồ Chí Minh (81 Trần Quốc Thảo, quận 3). Hàng vạn khán giả Sài Gòn và các tỉnh ngoài Trung, trong Nam về thắp hương vĩnh biệt, đứng tràn ra ngã đường Tú Xương - Trương Định... Giờ động quan, giới nghệ sĩ cải lương rơi nhiều nước mắt nhất, để khóc một tài hoa từng làm rạng rỡ nền vọng cổ nói chung.
Riêng NSND Phùng Há, thì:
- "Tôi khóc Thanh Nga còn vì một kỷ niệm sâu nặng, một hôm, Thanh Nga tới nhà tôi, ôm lấy tôi mà nói: Má Bảy ơi, con đã xin phép má chồng con rồi, khi nào má Bảy qua đời con xin được để tang đủ lễ, theo nghĩa một đứa con ruột của má đẻ ra. Tôi không kìm được nước mắt trước tấm lòng Nga ". Bà Phùng Há nói vậy hôm 7/6 với phóng viên Báo Thanh Niên tại chùa Nghệ sĩ. Bà đóng chung nhiều vở với Thanh Nga như Phụng Nghi Đình, Đời Cô Lựu, mà " vở nào Thanh Nga cũng xin tôi chỉ bày kinh nghiệm trong lối diễn. Cả khi Thanh Nga đã vững vàng và có danh tiếng vẫn khiêm tốn như thế". Thanh Nga lên sân khấu lúc 8 tuổi với vai diễn đầu tiên là Nghi Xuân trong vở Phạm Công Cúc Hoa. Mười năm sau bắt đầu được biết tới với vai Phà Ca trong Người vợ không bao giờ cưới. Ở tuổi 95, NSND Phùng Há không nhớ hết, nên bảo chúng tôi hãy lật những trang hồi ức, không chỉ ở lĩnh vực cải lương, mà cả điện ảnh nữa để hiểu thêm Thanh Nga. Vì các nhà làm phim tại Sài Gòn trước kia đã từng săn đón Thanh Nga sau ngày vai diễn đầu tiên (Lệ) của bà trong phim nhựa màu Đôi mắt người xưa dựng khoảng năm 1962 - 1963 trình chiếu. Tiếp sau, bà xuất hiện trong trong các phim: Thương muộn, Hai chuyến xe hoa, Bụi phấn hồng, Mùa thu cuối cùng, Sau giờ giới nghiêm, Vết thù trên lưng ngựa hoang, Xa lộ không đèn... Theo Lê Khôi, bà trở thành một trong những diễn viên xuất sắc ở miền Nam và là "diễn viên xuất sắc nhất tại đại hội điện ảnh Á Châu tổ chức năm 1973 tại Đài Bắc với vai cô gái Huế phim Nắng chiều, là đại diện gương mặt nữ trong đoàn dự đại hội điện ảnh Ấn Độ được cố Thủ tướng Indira Gandhi tiếp, có hình ảnh đăng đầy trên báo chí Ấn Độ. Thanh Nga vẫn còn đó trong những phim giữ tại các viện lưu trữ ở Tokyo, Paris, Hồng Kông. Có thể nói, Thanh Nga cùng Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, Kim Cương, là 4 gương mặt diễn viên tiêu biểu, mỗi người với thế mạnh riêng đã đóng phim nhiều nhất tại miền Nam (trước 1975). Với tài nghệ, vẻ đẹp đài các thanh tú, Thanh Nga in đậm trong trí nhớ khán giả qua phim Loan mắt nhung của đạo diễn Lê Dân, dựa theo tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Thuỵ Long, có nhân vật chính bị đẩy vào cái chết bi thương. Nhiều vai khác hiền lành, sầu đau như Phà Ca trên sân khấu. Và ai đã nỡ siết cò bắn chết một "Phà Ca" ngoài cuộc đời?
Ban đầu, mục tiêu gây hại mà thủ phạm nhắm tới không phải Thanh Nga, mà là nghệ sĩ Bảo Quốc (em Thanh Nga). Vì đoán rằng, bà bầu Thơ (mẹ Thanh Nga và Bảo Quốc) đã dồn tài sản cuối đời cho con trai. Nhưng, như lời thú nhận sau này: "Nhiều ngày dò la nghe ngóng, thì thấy Bảo Quốc đông con, tới 4 đứa, mà tiền của không có bao nhiêu, nên mới không bắt cóc con Bảo Quốc nữa, mà nhắm sang người chị, là Thanh Nga" và bắn bà bằng súng P.38. Nhiều bằng chứng và tin tức thu thập lần lần rõ dần thủ phạm là Nguyễn Thanh Tân. Lúc đầu, Tân nhận có giữ một khẩu P.38 nhưng đã quẳng xuống cầu Bình Lợi (ở Bình Thạnh). Hai người lặn ra sông, chỗ Tân vứt súng, để tìm nhưng không thấy. Chẳng may, cả hai bị vướng phải bom bi dưới chân cầu nổ chết. Thêm hai thợ lặn hy sinh.
Sau đó, Hùng khai: "Tân có đưa cho Mai một khẩu súng". Vặn hỏi, Mai chối quanh, nhưng rốt cuộc thừa nhận, bảo khẩu súng giấu trong bệ của chiếc quạt máy tại nhà mình, số 145/45 Nguyễn Thiện Thuật, phường 2, quận 3. Đến nhà thì vợ Mai là Hồng đã lấy súng giấu dưới miệng cống, sát cầu thang. Lật miệng cống, lấy lên một khẩu dính đất, có chữ số P.38 in chìm trên thép, với băng đạn 7 viên, lúc ấy: 19 giờ, ngày 15/4/1979. Khẩu P.38 được chuyển giám định để lấy kết quả ngay nửa khuya như đã viết ở kỳ trước. Khi đó Tân bị bắt được 5 ngày. Đem khẩu P.38 đặt trước mặt, Tân giựt mình, đổi sắc. Cán bộ điều tra nói thẳng: "Hãy nhìn kỹ đi. Khẩu súng này do chính anh dùng bắn chết vợ chồng Thanh Nga. Nó được Hoá và Hùng khai ra, rồi em của anh là Mai đem nộp ! Anh còn chối nữa không ? Nếu còn chối, thì đây đầu đạn, vỏ đạn, kết quả giám định và tang chứng rành rành...". Tới đây Nguyễn Thanh Tân chịu phục, nhận toàn bộ tội ác, khai bắt 14 người có dính líu và thuật lại đầu đuôi như sau:
Cách đêm án mạng khoảng hai tháng, Tân và Đức phục sẵn tại rạp Thủ Đô, Chợ Lớn, nơi đoàn Thanh Minh đang lưu diễn để bắt cóc cháu Cúc Cu. Mấy lần định ra tay, nhưng người đi xem hát đông quá, đèn lại sáng, nên phải bỏ về. Thấy trước rạp hát không tiện, chuyển sang nhà riêng. Dò biết đích xác nhà vợ chồng Thanh Nga ở 114 Ngô Tùng Châu, quận 1. Lần thứ nhất định bắt cóc cháu Cúc Cu vào buổi chiều, khoảng 17 giờ lúc Thanh Nga ra xe đi biểu diễn. Song cộng phạm là Đức không dám làm vì thường mỗi cuối chiều, đường Ngô Tùng Châu vốn nằm khu trung tâm ngã sáu Sài Gòn rất đông người. Lần sau, định bắt vào buổi sáng, lúc cháu Cúc Cu đi học, cũng không thành, vì trong nhà ngoài nhà sáng trưng, đường phố kẻ qua người lại dòm thấy rõ ràng. Cả hai bàn bạc lại và chọn thời điểm vắng người, lúc 23 giờ tiện nhất. Những tia mắt đầy sát khí bắt đầu phóng qua cổng nhà 114... dò xét bên trong...
[align=center]Thanh Nga - Lời cuối cho cuộc tình[/align]
[align=center][/align]
Đang thực hiện loạt bài này, chúng tôi nhận điện thoại của gia đình anh Phạm Duy Hà Linh (tức Cúc Cu hồi nhỏ, con nghệ sĩ Thanh Nga, nay đã 31 tuổi) gọi tới, cho biết “nghệ sĩ Thành Được chưa phải là chồng của Thanh Nga” như chúng tôi đề cập trong một bài trước. Vì vậy, đoạn mở đầu này sẽ viết thêm cho rõ về chi tiết trên trước khi quay lại chuyên án.
Sau ngày chia tay với vợ (là một nữ nghệ sĩ tài danh đương thời), Thành Được về hát với đoàn Thanh Minh Thanh Nga của bà Bầu Thơ (mẹ Thanh Nga). Thanh Nga nhỏ hơn Thành Được 8 tuổi và lúc bấy giờ đã là danh ca 24 tuổi. Được rất nhiều người đeo đuổi, nhưng Thanh Nga vẫn như "công chúa ngủ trong rừng" chưa dậy. Bà Bầu Thơ cũng chưa muốn nhận lời cầu hôn nào. Mọi người chờ đợi bữa rượu hồng giữa Thanh Nga với một chàng rể nào đó, nhưng không có. Sau biết rằng Thanh Nga đã thương Thành Được. Vở diễn tâm đắc của họ là Sân khấu về khuya của soạn giả Năm Châu, Thanh Nga vai Giáng Hương, Thành Được vai Lĩnh Nam, khắng khít hằng đêm. Từ sân khấu lan tới trường đời, hai người thân thiết, đậm đà như vợ chồng. Rồi chuyện bất ngờ xảy đến, gây tan vỡ. Một nghệ sĩ lâu năm của đoàn Thanh Minh Thanh Nga kể: "Trong một đêm diễn Sân khấu về khuya tại rạp Hưng Đạo, Thanh Nga bỗng thấy xúc phạm vì trên hàng ghế ưu tiên, có mặt người tình cũ của Thành Được ở nước ngoài về, được Thành Được mời đến xem... Thanh Nga giận tím mặt, ngay đêm đó, không cần giấu giếm gì nữa, nói với Thành Được sau hậu trường đông người: "Bắt đầu ngày mai tôi sẽ là vợ của người khác. Anh hãy quay lại với cô ấy!". Không lâu sau, Thành Được buồn bã rời khỏi đoàn Thanh Minh Thanh Nga với cái đầu cạo trọc và mấy câu ca: Ví dầu sợi tóc chẻ đôi. Thì hình bóng cũ trong tôi vẫn còn... Hình bóng đó là Giáng Hương của một thời để yêu. Cũng chính là Thanh Nga một thời để nhớ. Thanh Nga đau xót nhiều trong các chuyện tình. Bà thật sự tìm thấy hạnh phúc trong những ngày sống với Phạm Duy Lân, dù ông lớn hơn bà nhiều tuổi.
Bây giờ, chúng tôi trở lại chuyên án với diễn biến vụ bắt cóc cháu Cúc Cu do thủ phạm khai ra vào cuối cuộc điều tra. Nguyễn Thanh Tân (chủ mưu) 36 tuổi, sinh quán tại Thủ Đức, trú quán ấp Ngăn Rô 2, xã Đại Ân 2, huyện Long Phú, tỉnh Hậu Giang, đã rủ Nguyễn Văn Đức đến TP Hồ Chí Minh, cùng tổ chức các vụ "bắt cóc tống tiền". Vợ chồng Thanh Nga không hề hay biết có 2 bóng đen (Tân và Đức) lởn vởn trước nhà. Bà Thanh Nga (và con) vẫn được chồng chở tới rạp Cao Đồng Hưng trước khi trời tối, để diễn vở Thái hậu Dương Vân Nga. Bà định bụng sẽ về hát ở rạp Hưng Đạo trong tháng tới. Nhưng đêm cuối cùng của đời bà đã đến. Gần khuya 25/11, Đức và Tân tới trước cổng nhà 114. Sắp ra tay, bỗng có chiếc xe bộ đội từ đâu trờ tới, đậu gần đấy, cả hai sợ bị lộ nên dừng lại. Đêm sau, 26/11, lại đến lần nữa. Tân đi rất sớm, khoảng 20 giờ, chở Đức vòng qua rạp Cao Đông Hưng xem Thanh Nga có đi diễn đêm ấy không, thì biết là có. Hai người chở nhau ra bến Bạch Đằng, chờ gần giờ vãn hát sẽ quay về ngã sáu Sài Gòn, đợi nạn nhân. Đức mua 1 chai "xá xị" dắt lưng, nói là nếu ai cản trở, sẽ đập lên đầu, cho ngất đi. Chai "xá xị" này, đêm án mạng bị thu giữ, nhưng: "Rất tiếc là công tác khám nghiệm đã bỏ qua dấu vết trên đó. Giá như ta khám nghiệm kỹ, lấy được dấu vân tay, biết đâu sẽ phát hiện kẻ phạm tội sớm hơn" (Thứ trưởng Lê Thế Tiệm). Đức cùng Tân về ngã sáu Sài Gòn, đầu đường Cách Mạng Tháng Tám, nhận ra chiếc Volkwagen chở Thanh Nga đang vòng vào đường Ngô Tùng Châu. Đức bám theo, đến trước nhà 114. Chờ người bảo vệ của Thanh Nga (là Các) xuống xe mở cửa, Đức phóng tới, cúp sát sau đuôi chiếc Volkwagen, Tân nhảy xuống, rút súng, lên đạn, đẩy người bảo vệ té nhào vào trong xe, rồi chui đầu theo, chĩa súng uy hiếp chồng Thanh Nga đang ngồi sau tay lái. Đức dựng chân chống xe honda, vẫn để nổ máy, cầm chai xá xị tới cửa sau chiếc Volkwagen, lôi cháu Cúc Cu ra. Nhưng Thanh Nga giằng lại, Đức lôi nữa, lại bị giằng mạnh làm văng chai xá xị xuống sàn xe. Theo ban chuyên án: "Chồng Thanh Nga lúc đầu ngồi im, nhưng vài giây sau trấn tĩnh liền hỏi: Các ông muốn cái gì thì nói. Hỏi hai lần như vậy không nghe đáp. Lúc này cháu Cúc Cu khóc thét lên và Thanh Nga cũng la lớn. Tình thế có vẻ bất lợi hơn cho bọn bắt cóc khi Đức cứ cù cưa, không kéo nổi đứa con ra khỏi tay người mẹ. Ông Lân, chồng Thanh Nga vươn tay phải ra sau giúp sức, giữ cháu Cúc Cu cùng vợ. Tân liền bắn một phát vào ngực để ông phải buông ra. Ông kêu lên thất thanh "Chết tôi rồi", bật ngửa ra đệm xe. Đức vẫn không thắng nổi tình mẹ, giằng lui giằng tới bốn năm lần chưa tới đâu". Đoạn này, Tân kể với giọng bực tức: "Thằng Đức quá dở, thua cả đàn bà. Hắn cứ kéo lui kéo tới khiến thằng nhỏ thất hồn càng lúc càng ré to". Thanh Nga chồm lên cắn mạnh tay Đức, Đức đau quá thả Cúc Cu ra. Thanh Nga kéo cháu vào phía trong với mình, chồm người về phía Tân nói lớn: “Các ông bắn chết tôi đi chứ đừng bắt con tôi”. Tân nóng máu, phần tức thằng bạn vụng về, phần biết chuyện đã dây dưa, dính máu, nên nổ súng bắn luôn. Thanh Nga gục xuống. Tân nói mau: "Thôi đi". Hai đứa phóng honda ngược đường Ngô Tùng Châu về phía ngã sáu, chợ Bến Thành... Theo đại tá Cáp Xuân Diệm, khi kết thúc hồ sơ vụ án rồi, vẫn còn một số ý kiến bảo hãy khoan truy tố để điều tra thêm những chứng cứ chính trị. Ban chuyên án phải trình với Bộ Nội vụ và đề đạt lên văn phòng chính phủ. Thủ tướng Phạm Văn Đồng bảo: "Đúng là vụ án hình sự thì cứ đem ra xử nghiêm minh theo hình sự” để đáp ứng chờ đợi của đồng bào và văn nghệ sĩ.
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 37641
- Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm
[align=center]Thanh Nga - Một thời để nhớ[/align]
[align=center][/align]
Những kẻ bắn chết vợ chồng Thanh Nga là Tân (chủ mưu) và Đức (cộng phạm) đã nhận tội. Chuyên án Thanh Nga kết thúc. Tòa tuyên tử hình Nguyễn Thanh Tân và Nguyễn Văn Đức. Án tử hình đã được thi hành ngày 23/8/1980.
Như vậy, xử 1 vụ mà bao gồm 3: bắt cóc cháu Toro (con Kim Cương), cháu Phương (con bà Bích), cháu Cúc Cu không thành và sát hại vợ chồng Thanh Nga cùng một thủ phạm. Nhưng nếu tính kỹ, có thêm "2 vụ" nữa "được giải quyết" trong quá trình điều tra. Vụ thứ nhất: bắt hàng trăm người trong tổ chức “Thống hợp liên bang Đông Dương” do Mười Núi cầm đầu (mạo nhận giết Thanh Nga). Vụ thứ hai: xóa sổ băng cướp Sầm Sơn, từng gây hàng loạt vụ án giết người cướp của từ trước 1975 về sau. Thứ trưởng Lê Thế Tiệm kết luận: "Dù xảy ra đã lâu, nhưng tính thời sự và ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn qua vụ án Thanh Nga vẫn còn là bài học rất sinh động và quý báu, cung cấp cho chúng ta những kinh nghiệm để vận dụng vào những vụ án khác". Đến nay, đã 26 năm sau ngày Thanh Nga bị sát hại, song vụ án và cuộc đời của nghệ sĩ ưu tú này vẫn còn đó những nét đẹp.
Với hơn 230 vở hát diễn trong 28 năm, kể từ khi lên 8 (1950) đến lúc qua đời nghiệt ngã ở tuổi 36 (1978), Thanh Nga cống hiến cho khán giả biết bao phút vui buồn, ngây ngất. Được như thế, bà phải vượt qua nỗi e ấp của một thiếu nữ ở tuổi trăng rằm, để sắm vai "người lớn" trong vở Người vợ không bao giờ cưới: sơn nữ Phà Ca (soạn giả Kiên Giang - Phúc Quyên). Nhập vai ấy, bà đã thổn thức yêu đương, thương nhớ cùng Hữu Phước (vai Mộng Long) lúc mới 15. Khán giả và báo giới lên tiếng ca ngợi. Song cũng có người lo ngại giùm bà, do chỗ vai Phà Ca mở đường cho tên tuổi của bà là một vai quá nhiều thương cảm và sầu mênh mang so với tuổi thơ ngây, thẹn thùng chưa hết của bà: Ngày mai đám cưới người ta. Tại sao sơn nữ Phà Ca lại buồn? Quả có "điều gì đó" phảng phất ở Phà Ca, báo trước những cơn gió lạnh sẽ thổi tới trên đường tình mai đây? Nếu giải Thanh Tâm đưa “Phà Ca” sáng lên như ngôi sao mới mọc (1958), thì cũng đưa vào đời một Thanh Nga bắt đầu biết mộng mơ. Và nếu những lời đồn đãi, cả giấy mực viết ra, là có thật về chuyện bà thầm yêu soạn giả Hà Triều năm lên 18, thì điều ấy cũng tự nhiên như "triệu đóa hoa hồng".
Đến ngày có Thành Được - rồi xa nhau, sau đó: "Với một uẩn khúc khác, Thanh Nga trong chiếc áo cưới bước lên xe hoa chính thức cùng người chồng là ông Mẫn. Tiệc cưới có đãi đằng long trọng tại nhà hàng, có báo chí tới dự rất đông, có nghệ sĩ và các giới... Rượu champagne nổ giòn tan, cuộc vui tưởng lâu bền nhưng chưa được bao lâu đã vội lắng xuống, vì ông Mẫn phải ra tòa, bị bắt giam với một tội dính líu với tiền nong, công quỹ...". Bà phải sống những ngày đoạn trường và đối mặt với dư luận. Những rắc rối không đâu cứ ùa đến, có cả việc vu oan, tố cáo. Từ chỗ tưởng như ngã quỵ, bà đã đứng lên với một người bên cạnh: ông Phạm Duy Lân.
Một cây bút lớn tuổi từng quen biết ông Lân, tác giả bài Nữ nghệ sĩ Thanh Nga: một kiếp hồng nhan gian truân đã thuật: "Tôi gặp Thanh Nga và anh Lân thường khi, lúc họ dọn về ở cư xá Đô Thành đường Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ, quận 3). Hai người đi chiếc Honda N-360. Vóc dáng anh Lân to lớn dềnh dàng, cao đến 1 mét 8 (...). Khi lái xe gặp nhau dọc đường, anh Lân hoặc chị Nga thường vẫy tay chào tôi. Có khi, tôi gặp họ chở kịch sĩ Tường Vi (đã quá cố), chắc là đi quay phim, hoặc có lúc chở Vân Hùng... Một điều tôi nhận xét, những năm ấy Thanh Nga tươi vui hẳn ra khi chung sống cùng anh Lân, có lẽ cô đã được "tự do" sau khi rời chiếc lồng son sân khấu và có hạnh phúc". Sau ngày sinh đứa con trai đầu lòng (và cũng là duy nhất) Phạm Duy Hà Linh năm 1973, vợ chồng Thanh Nga về ở đường Ngô Tùng Châu vào 1974, trong ngôi nhà oan khốc nọ. Đó cũng "là nơi ông Lân mở văn phòng luật sư riêng. Vào chặng này, hoạt động điện ảnh của Thanh Nga rộn rịp và trở thành gương mặt tài tử thu hút khán giả cạnh các tên tuổi kỳ cựu khác như Kiều Chinh hoặc Thẩm Thúy Hằng".
Thế là, "cô đào thương nhạy khóc" thời nào lần lần "tái sinh" trên màn ảnh, qua nhiều phim của các đạo diễn Lê Dân, Lê Mộng Hoàng, Lê Hoàng Hoa... Bà chuyển từ điệu buồn qua nét vui trong các phim hài thường dựng để chiếu trong các ngày Tết Nguyên đán. Bà có mặt cạnh hề râu Thanh Việt trong Triệu phú bất đắc dĩ hoặc Năm vua hề về làng, Quái nữ Việt quyền đạo với nhiều danh hài: Thanh Hoài, Tùng Lâm, Phi Thoàn, Xuân Phát... Bạn bè của gia đình bà nhận xét: "Thời kỳ này, có thể gọi là hạnh phúc nhất của Thanh Nga: tiền tài, danh vọng, mái ấm gia đình... đều có đầy đủ". Nhưng cuộc đời nếu cứ thế mà trôi mãi tới già thì ai nói làm gì. Đằng này, nhiều duyên do đã khiến một "tài tử Thanh Nga" rời phim trường, để ngược về nơi mà bà đã rơi nhiều nước mắt: sân khấu! Cải lương và khán giả! Sân khấu là nơi bà đón nhận nhiều tiếng vỗ tay với hàng trăm vở diễn như Sắc đẹp nàng vô tội (của Nguyễn Liêu), Mưa rừng (của Hà Triều - Hoa Phượng), Gió ngược chiều (của Nguyễn Thanh Châu)... Cũng là nơi tác giả bài viết nhắc đến ở trên, bảo là bà đã từng mất "tự do" vì không được quyền sống đời sống riêng. Vì hằng ngày, bà phải tiếp nhiều danh gia các giới, tướng tá Sài Gòn, công kỹ nghệ gia, chính trị gia và cả “ngài đại sứ” hâm mộ thanh sắc bà. Sáng ra là tập dượt, tối lại diễn, chiều muốn chợp mắt một chút là con trai chủ hãng đĩa Asia tới thăm, giám đốc hãng kem Chà Và tới gặp, tặng hoa, tán tỉnh, chuyện vãn...
Thời giờ sống “thật” của bà có lẽ nhiều nhất là... trên sân khấu. Bà có tên là Juliette. Juliette Nga với “một mái tóc đen dài và thẳng tắp mang đầy vẻ thùy mị e ấp của người con gái Việt Nam” như cố nghệ sĩ Ngọc Lan nhận xét, và tiếp: “Khi thủ vai Trưng Trắc trong Tiếng trống Mê Linh, Thanh Nga đang ở tột đỉnh danh vọng. Nhan sắc ở lứa tuổi ba mươi như cô là nhan sắc của người đàn bà mang đầy tự tin. Tôi không còn thấy mặt Thanh Nga thiếu nữ đượm buồn như ngày trước nữa”. NSƯT Bạch Tuyết nêu tương tự qua cuốn Cải lương chi bảo vừa in tháng 4/2004. Và ghi nhận thêm về đoạn Trưng Trắc tế chồng trong Tiếng trống Mê Linh diễn ở rạp Hưng Đạo: “Hàng ghế khán giả đa số là sinh viên nước mắt ròng ròng. Tôi cũng khóc... Lệ của người đàn bà thay chồng giữ nước trong tình huống ngặt nghèo này đã uất hận chảy ngược về tim”. Cũng theo cố nghệ sĩ Ngọc Lan, vì Thanh Nga diễn xuất quá thần sầu như thế trong vở tuồng chống Tàu vào thời điểm có khó khăn trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, nên “khi cô mất đi, hầu như báo chí dư luận đều cho rằng cô đã bị hạ sát vì lý do chính trị”.
Định mệnh không muốn bà sống thêm tới ngày già nua. Mà qua đời ở tuổi mãn khai nhan sắc. Để mãi mãi chỉ lưu giữ trong ký ức và cho nghệ thuật: một Thanh Nga không có vết nhăn thời gian trên mặt, không có tóc bạc và trước giờ ra đi đã trả lại cho đời những giọt máu hồng tươi.
Hình: Thanh Nga trong vở Nỗi buồn Thu Thảo của Hà Triều - Hoa Phượng. (ảnh: Huỳnh Công Minh)
[align=center][/align]
Những kẻ bắn chết vợ chồng Thanh Nga là Tân (chủ mưu) và Đức (cộng phạm) đã nhận tội. Chuyên án Thanh Nga kết thúc. Tòa tuyên tử hình Nguyễn Thanh Tân và Nguyễn Văn Đức. Án tử hình đã được thi hành ngày 23/8/1980.
Như vậy, xử 1 vụ mà bao gồm 3: bắt cóc cháu Toro (con Kim Cương), cháu Phương (con bà Bích), cháu Cúc Cu không thành và sát hại vợ chồng Thanh Nga cùng một thủ phạm. Nhưng nếu tính kỹ, có thêm "2 vụ" nữa "được giải quyết" trong quá trình điều tra. Vụ thứ nhất: bắt hàng trăm người trong tổ chức “Thống hợp liên bang Đông Dương” do Mười Núi cầm đầu (mạo nhận giết Thanh Nga). Vụ thứ hai: xóa sổ băng cướp Sầm Sơn, từng gây hàng loạt vụ án giết người cướp của từ trước 1975 về sau. Thứ trưởng Lê Thế Tiệm kết luận: "Dù xảy ra đã lâu, nhưng tính thời sự và ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn qua vụ án Thanh Nga vẫn còn là bài học rất sinh động và quý báu, cung cấp cho chúng ta những kinh nghiệm để vận dụng vào những vụ án khác". Đến nay, đã 26 năm sau ngày Thanh Nga bị sát hại, song vụ án và cuộc đời của nghệ sĩ ưu tú này vẫn còn đó những nét đẹp.
Với hơn 230 vở hát diễn trong 28 năm, kể từ khi lên 8 (1950) đến lúc qua đời nghiệt ngã ở tuổi 36 (1978), Thanh Nga cống hiến cho khán giả biết bao phút vui buồn, ngây ngất. Được như thế, bà phải vượt qua nỗi e ấp của một thiếu nữ ở tuổi trăng rằm, để sắm vai "người lớn" trong vở Người vợ không bao giờ cưới: sơn nữ Phà Ca (soạn giả Kiên Giang - Phúc Quyên). Nhập vai ấy, bà đã thổn thức yêu đương, thương nhớ cùng Hữu Phước (vai Mộng Long) lúc mới 15. Khán giả và báo giới lên tiếng ca ngợi. Song cũng có người lo ngại giùm bà, do chỗ vai Phà Ca mở đường cho tên tuổi của bà là một vai quá nhiều thương cảm và sầu mênh mang so với tuổi thơ ngây, thẹn thùng chưa hết của bà: Ngày mai đám cưới người ta. Tại sao sơn nữ Phà Ca lại buồn? Quả có "điều gì đó" phảng phất ở Phà Ca, báo trước những cơn gió lạnh sẽ thổi tới trên đường tình mai đây? Nếu giải Thanh Tâm đưa “Phà Ca” sáng lên như ngôi sao mới mọc (1958), thì cũng đưa vào đời một Thanh Nga bắt đầu biết mộng mơ. Và nếu những lời đồn đãi, cả giấy mực viết ra, là có thật về chuyện bà thầm yêu soạn giả Hà Triều năm lên 18, thì điều ấy cũng tự nhiên như "triệu đóa hoa hồng".
Đến ngày có Thành Được - rồi xa nhau, sau đó: "Với một uẩn khúc khác, Thanh Nga trong chiếc áo cưới bước lên xe hoa chính thức cùng người chồng là ông Mẫn. Tiệc cưới có đãi đằng long trọng tại nhà hàng, có báo chí tới dự rất đông, có nghệ sĩ và các giới... Rượu champagne nổ giòn tan, cuộc vui tưởng lâu bền nhưng chưa được bao lâu đã vội lắng xuống, vì ông Mẫn phải ra tòa, bị bắt giam với một tội dính líu với tiền nong, công quỹ...". Bà phải sống những ngày đoạn trường và đối mặt với dư luận. Những rắc rối không đâu cứ ùa đến, có cả việc vu oan, tố cáo. Từ chỗ tưởng như ngã quỵ, bà đã đứng lên với một người bên cạnh: ông Phạm Duy Lân.
Một cây bút lớn tuổi từng quen biết ông Lân, tác giả bài Nữ nghệ sĩ Thanh Nga: một kiếp hồng nhan gian truân đã thuật: "Tôi gặp Thanh Nga và anh Lân thường khi, lúc họ dọn về ở cư xá Đô Thành đường Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ, quận 3). Hai người đi chiếc Honda N-360. Vóc dáng anh Lân to lớn dềnh dàng, cao đến 1 mét 8 (...). Khi lái xe gặp nhau dọc đường, anh Lân hoặc chị Nga thường vẫy tay chào tôi. Có khi, tôi gặp họ chở kịch sĩ Tường Vi (đã quá cố), chắc là đi quay phim, hoặc có lúc chở Vân Hùng... Một điều tôi nhận xét, những năm ấy Thanh Nga tươi vui hẳn ra khi chung sống cùng anh Lân, có lẽ cô đã được "tự do" sau khi rời chiếc lồng son sân khấu và có hạnh phúc". Sau ngày sinh đứa con trai đầu lòng (và cũng là duy nhất) Phạm Duy Hà Linh năm 1973, vợ chồng Thanh Nga về ở đường Ngô Tùng Châu vào 1974, trong ngôi nhà oan khốc nọ. Đó cũng "là nơi ông Lân mở văn phòng luật sư riêng. Vào chặng này, hoạt động điện ảnh của Thanh Nga rộn rịp và trở thành gương mặt tài tử thu hút khán giả cạnh các tên tuổi kỳ cựu khác như Kiều Chinh hoặc Thẩm Thúy Hằng".
Thế là, "cô đào thương nhạy khóc" thời nào lần lần "tái sinh" trên màn ảnh, qua nhiều phim của các đạo diễn Lê Dân, Lê Mộng Hoàng, Lê Hoàng Hoa... Bà chuyển từ điệu buồn qua nét vui trong các phim hài thường dựng để chiếu trong các ngày Tết Nguyên đán. Bà có mặt cạnh hề râu Thanh Việt trong Triệu phú bất đắc dĩ hoặc Năm vua hề về làng, Quái nữ Việt quyền đạo với nhiều danh hài: Thanh Hoài, Tùng Lâm, Phi Thoàn, Xuân Phát... Bạn bè của gia đình bà nhận xét: "Thời kỳ này, có thể gọi là hạnh phúc nhất của Thanh Nga: tiền tài, danh vọng, mái ấm gia đình... đều có đầy đủ". Nhưng cuộc đời nếu cứ thế mà trôi mãi tới già thì ai nói làm gì. Đằng này, nhiều duyên do đã khiến một "tài tử Thanh Nga" rời phim trường, để ngược về nơi mà bà đã rơi nhiều nước mắt: sân khấu! Cải lương và khán giả! Sân khấu là nơi bà đón nhận nhiều tiếng vỗ tay với hàng trăm vở diễn như Sắc đẹp nàng vô tội (của Nguyễn Liêu), Mưa rừng (của Hà Triều - Hoa Phượng), Gió ngược chiều (của Nguyễn Thanh Châu)... Cũng là nơi tác giả bài viết nhắc đến ở trên, bảo là bà đã từng mất "tự do" vì không được quyền sống đời sống riêng. Vì hằng ngày, bà phải tiếp nhiều danh gia các giới, tướng tá Sài Gòn, công kỹ nghệ gia, chính trị gia và cả “ngài đại sứ” hâm mộ thanh sắc bà. Sáng ra là tập dượt, tối lại diễn, chiều muốn chợp mắt một chút là con trai chủ hãng đĩa Asia tới thăm, giám đốc hãng kem Chà Và tới gặp, tặng hoa, tán tỉnh, chuyện vãn...
Thời giờ sống “thật” của bà có lẽ nhiều nhất là... trên sân khấu. Bà có tên là Juliette. Juliette Nga với “một mái tóc đen dài và thẳng tắp mang đầy vẻ thùy mị e ấp của người con gái Việt Nam” như cố nghệ sĩ Ngọc Lan nhận xét, và tiếp: “Khi thủ vai Trưng Trắc trong Tiếng trống Mê Linh, Thanh Nga đang ở tột đỉnh danh vọng. Nhan sắc ở lứa tuổi ba mươi như cô là nhan sắc của người đàn bà mang đầy tự tin. Tôi không còn thấy mặt Thanh Nga thiếu nữ đượm buồn như ngày trước nữa”. NSƯT Bạch Tuyết nêu tương tự qua cuốn Cải lương chi bảo vừa in tháng 4/2004. Và ghi nhận thêm về đoạn Trưng Trắc tế chồng trong Tiếng trống Mê Linh diễn ở rạp Hưng Đạo: “Hàng ghế khán giả đa số là sinh viên nước mắt ròng ròng. Tôi cũng khóc... Lệ của người đàn bà thay chồng giữ nước trong tình huống ngặt nghèo này đã uất hận chảy ngược về tim”. Cũng theo cố nghệ sĩ Ngọc Lan, vì Thanh Nga diễn xuất quá thần sầu như thế trong vở tuồng chống Tàu vào thời điểm có khó khăn trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, nên “khi cô mất đi, hầu như báo chí dư luận đều cho rằng cô đã bị hạ sát vì lý do chính trị”.
Định mệnh không muốn bà sống thêm tới ngày già nua. Mà qua đời ở tuổi mãn khai nhan sắc. Để mãi mãi chỉ lưu giữ trong ký ức và cho nghệ thuật: một Thanh Nga không có vết nhăn thời gian trên mặt, không có tóc bạc và trước giờ ra đi đã trả lại cho đời những giọt máu hồng tươi.
Hình: Thanh Nga trong vở Nỗi buồn Thu Thảo của Hà Triều - Hoa Phượng. (ảnh: Huỳnh Công Minh)
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 37641
- Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm
[align=center]Vì một bức ảnh chụp Thanh Nga, tôi được bảo hiểm tính mạng 1 triệu đồng![/align]
[align=center][/align]
Từ những bức ảnh đầu tiên chụp trong các vở Nhớ rừng, Tình tráng sĩ, Đồ Bàn di hận... cho đoàn Thanh Minh gắn trước rạp làm quảng cáo khi đoàn diễn thường trực tại rạp hát Thành Xương (tại ngã ba Phạm Ngũ Lão - Bác sĩ Yersin, Sài Gòn) vào năm 1954 và sau đó trở thành "phó nhòm" thường trực lãnh lương mỗi đêm, cho đến ngày tôi rời khỏi đoàn Thanh Minh - Thanh Nga vào giữa thập niên 60, tôi đã có một kho lưu trữ phim ảnh sân khấu hàng ngàn tấm chụp trên 550 vở tuồng.
Ăn lương của đoàn hát với nhiệm vụ đi "chụp ảnh quảng cáo cho đoàn", mặc nhiên tôi là người phải luôn luôn có mặt khi bà bầu Thơ và "cô Ba Thanh Nga" cần đến (trong gia đình, Thanh Nga là thứ ba).
- Hôm nay cô Ba đi Vũng Tàu tắm biển bảo anh đi theo chụp hình.
- Ngày mai cô Ba về thăm quê ngoại ở Tây Ninh, cô Ba muốn có anh đi cùng để chụp ảnh cho cô làm kỷ niệm.
- Cô Ba kêu anh ngày mai đến chụp vài kiểu ảnh đời thường tại nhà riêng...
Thanh Nga tại bãi tắm Vũng Tàu (1955)
Đó là những "mệnh lệnh" tới tai tôi thông qua các hầu nữ của "cô Ba", đôi khi còn là lời dặn của chính bà bầu Thơ (mẹ cô). Có thể nói, gần như từng bước trưởng thành của Thanh Nga, từ ngoài đời đến sân khấu, luôn có "ống kính" máy ảnh của tôi đi theo để ghi lại hình ảnh làm kỷ niệm.
Được làm "phóng viên ảnh" cho các tờ báo tôi cộng tác, tôi ghi lại nhiều hình ảnh của các tài danh sân khấu làm tư liệu. Tôi không nề hà đường sá xa xôi, gian khổ, tốn kém. Nay tỉnh này, mai miền khác, khi có đoàn hát khai trương vở mới mời đến... tôi đều có mặt. Và nghề nghiệp nào cũng có lúc vui buồn; thành công nào cũng có những dấu ấn khó phai đã trải qua. Với hàng ngàn bức ảnh mà tôi đã lưu trữ được của nữ tài danh sân khấu cải lương Thanh Nga trong hai thập niên 50 - 60 của thế kỷ trước, có những bức ảnh tôi chụp rồi lại phải giấu kín, nếu để lộ ra dám "mất chén cơm" như chơi. Nhưng có một tấm ảnh mà tôi chụp được khiến cho người cầm máy chụp nó sau nhiều năm đã gặp phải một "tai nạn nghề nghiệp", đến mức phải đi đóng bảo hiểm nhân mạng 1 triệu đồng trong thập niên 60 (khoảng trên dưới 100 cây vàng).
Đó là bức ảnh tôi ngẫu nhiên chụp được trong vở tuồng Người yêu của Hoàng thượng của soạn giả Ngọc Huyền Lan tại rạp Hưng Đạo (1958) - Sài Gòn trong một tình huống bất chợt. Chẳng rõ dưới mắt Thành Được lúc bấy giờ, Thanh Nga có làm cho trái tim "từng trải" của anh rung động chưa và anh đã bắt gặp được "tín hiệu" từ ánh mắt của cô đào Thanh Nga trao cho hay chưa mà sau một lớp tuồng "mùi mẫn" vừa chấm dứt chuyển sang cảnh khác, Thành Được đã "chớp thời cơ" lúc hậu đài cúp cầu dao ngắt điện, sân khấu tối đen, trong tư thế đang ôm Thanh Nga trong vòng tay âu yếm, anh liền hạ cánh tay cho Thanh Nga thấp xuống rồi lẹ làng đặt lên môi Thanh Nga một nụ hôn. Tôi lỡ đà khi đưa máy lên định chụp thêm kiểu chót trong cảnh đó, đành bấm luôn. Không ngờ từ trong bóng tối của sân khấu, tôi đã có được bức ảnh "lịch sử" đó của Thành Được - Thanh Nga.
Thanh Nga và những người thân trong gia đình (bìa trái là Bảo Quốc) (1955)
Chuyện gì sẽ xảy đến cho tôi nếu bức ảnh "tuyệt mật" đó được xuất hiện dưới mắt bà bầu Thơ và Thanh Nga hay nhiều người khác trong thời nhụy hoa ngọt lịm vừa hé của nàng đã hút bao nhiêu "ong bướm", biết bao vị tướng tá, công thương, kỹ nghệ gia giàu sụ nối tiếp nhau đến viếng đoàn Thanh Minh - Thanh Nga để tìm cách chinh phục con tim nàng ?
Tôi nhớ rõ lúc Thành Được thối tiền giao kèo nửa chừng cho đoàn Thanh Minh - Thanh Nga để cùng Út Bạch Lan sang đầu quân cho đoàn Kim Chưởng, anh có tuyên bố một câu: "Từ nay về sau tôi thề chẳng bao giờ hát chung với Thanh Nga trên một sân khấu". Hệ thống lại từ bức ảnh tôi ngẫu nhiên chụp được đến câu tuyên bố "chắc nịch" kể trên, tôi ngầm đoán anh chàng này đã thầm mơ ước chiếm được trái tim của Thanh Nga và đã giận dỗi "người trong mộng" điều gì đó mới thốt lên lời thề như thế.
Sau nhiều năm xa rời sân khấu đi đầu quân và lập đoàn hát riêng, vợ chồng Thành Được - Út Bạch Lan gặp nhiều thất bại từ nghề nghiệp đến gia đình, khiến cho "hai người hai ngả" thì Thành Được "nuốt lời thề" trở lại ký giao kèo với đoàn Thanh Minh - Thanh Nga, mà sự trở lại lần này là do tôi vừa làm "quân sư" vừa làm "sứ giả". Bà bầu Thơ ủy quyền cho tôi thay mặt bà ký giao kèo với Thành Được. Nói rõ hơn nếu không nhờ vào vở tuồng Nửa đời hương phấn phải có mặt Thành Được và Út Bạch Lan, do tôi tổ chức hát trở lại một xuất trên sân khấu Thanh Minh - Thanh Nga tại rạp Hưng Đạo mở đầu cho sự trở lại của Thành Được, thì đâu có chuyện tôi bị trung tá Đ. đang giữ chức Quân vụ trưởng Quân vụ thị trấn Sài Gòn - Gia Định cho lính đi "bắt" tôi về cơ quan ông để đích thân ông "điều tra".
[align=center]Vì một bức ảnh chụp Thanh Nga, tôi được bảo hiểm tính mạng 1 triệu đồng!(kỳ 2)[/align]
[align=center][/align]
[align=center]Hình: Rạp hát Nguyễn Văn Hào trong suất diễn vở Người yêu của hoàng thượng (1958). [/align]
Chuyện trung tá Đ. "bắt" tôi diễn ra như sau: Khi Thành Được trở lại đoàn Thanh Minh - Thanh Nga, tôi liền nhờ họa sĩ Loka vẽ phóng đại trên ván ép một bức tranh theo bức ảnh tôi chụp ngẫu nhiên Thành Được - Thanh Nga khi đèn tắt trong vở tuồng Người yêu của hoàng thượng (như đã nêu ở bài trước) cao đến 2,5m để tôi dựng trước rạp Quốc Thanh quảng cáo cho một "suất hát đặc biệt chiều thứ bảy".
Với công việc của mình, tôi biết trong thời gian sau khi chia tay Thành Được, Út Bạch Lan vẫn được khối người nhân cơ hội theo đuổi chinh phục, bởi cô vẫn đang là một đào thương thượng thặng của sân khấu, trong đó có trung tá Đ. Để chinh phục trái tim sầu nữ Út Bạch Lan, trung tá Đ. liền tự dàn dựng một kịch bản có nội dung "tôi chửi bới, nói xấu ông có người nghe được". Sở dĩ trung tá Đ. nhắm vào tôi vì lấy cớ tôi là "ông mai" dám dẫn Thành Được trở về với đoàn Thanh Minh - Thanh Nga. Cần nói rõ thêm, đây là việc làm tùy tiện đơn phương của trung tá Đ., không liên quan đến cô Út Bạch Lan. Đang sống yên ổn với gia đình, tôi bỗng nhận được giấy mời "đến Quân vụ thị trấn trình diện". Trước đó tôi cũng có nghe râm ran: Huỳnh Công Minh sẽ phải trả giá cho việc "làm ông mai" đưa Thành Được về với Thanh Nga, nên tôi đã chuẩn bị sẵn "biện pháp chống đỡ". Tôi còn lạ gì mọi diễn biến của "những cuộc tình nghệ sĩ", việc trung tá Đ. dựng lên kịch bản "chụp mũ" tôi cũng không có gì lạ.
Tôi được các sĩ quan thuộc cấp của trung tá Quân vụ trưởng mời vào phòng chờ đợi và họ ra ngoài cửa canh gác như giữ một tội phạm. Trung tá Đ. đến trước mặt tôi hỏi:
Thành Được và Út Bạch Lan trong vở Nửa đời hương phấn. (Ảnh: Huỳnh Công Minh)
Anh có biết tôi mời anh đến đây do việc gì không?
- Dạ không.
- Có người báo với tôi anh đã nói xấu tôi, và chửi tôi tại một rạp hát!
- Làm gì có chuyện đó. Tôi là một nhà báo kịch trường, nếu tôi đã có tư liệu trong tay và kết luận điều đó đáng viết thì tôi có thể viết cho mọi người biết, cần gì phải nói xấu ông sau lưng...
- Anh còn gì nói tiếp nữa không?
- Còn một câu: Tôi đã dặn vợ con, nếu chiều nay tôi không về nhà coi như trung tá Đ. đã bắt tôi để làm đẹp lòng một người, cứ đưa tin này đến cho các tờ báo có trang kịch trường để họ có lời giải đáp vì sao Huỳnh Công Minh bị trung tá Đ. bắt. Hết.
- Nếu tôi bắt anh thì tôi đâu để anh một mình từ nhà lên đây? Tôi muốn nghe chính anh giải đáp: chuyện đó có hay không? Nếu không thì thôi, anh cứ ra về...
Bà Bầu Thơ (mẹ Thanh Nga) nghe tin trên rất xúc động, vì đoàn hát của mình mà Công Minh gặp "tai nạn" nên bà không yên tâm. Bà liền gọi tôi đến hỏi rõ họ tên tôi, họ tên vợ con, địa chỉ nhà và sau đó bà cho tôi biết: "Mợ sẽ đóng tiền bảo hiểm nhân mạng cho Công Minh, nếu có ai đó ám hại Công Minh trong thời gian còn bảo hiểm thì mức đền mà vợ con Công Minh sẽ được lãnh là 1 triệu đồng, và hãng bảo hiểm "Lơ Sơ Cua" ở đường Nguyễn Huệ đã nhận bảo hiểm cho Công Minh. Công Minh cứ yên lòng, con người có số mà...".
Nay tuổi đời đã 70, nhìn kho lưu trữ hình ảnh sân khấu của mình, nhận mặt từng tấm, trong đó có biết bao vui buồn lẫn lộn, tôi bỗng nhớ lại câu chuyện này. Câu chuyện có vẻ riêng tư nhưng thực ra mang tính công chúng, bởi nó là điển hình của một thời điểm mà bất kỳ ai yêu sân khấu cải lương đều thừa nhận mỗi danh ca tài tử đều là "của chung" của mọi người.
[align=center][/align]
Từ những bức ảnh đầu tiên chụp trong các vở Nhớ rừng, Tình tráng sĩ, Đồ Bàn di hận... cho đoàn Thanh Minh gắn trước rạp làm quảng cáo khi đoàn diễn thường trực tại rạp hát Thành Xương (tại ngã ba Phạm Ngũ Lão - Bác sĩ Yersin, Sài Gòn) vào năm 1954 và sau đó trở thành "phó nhòm" thường trực lãnh lương mỗi đêm, cho đến ngày tôi rời khỏi đoàn Thanh Minh - Thanh Nga vào giữa thập niên 60, tôi đã có một kho lưu trữ phim ảnh sân khấu hàng ngàn tấm chụp trên 550 vở tuồng.
Ăn lương của đoàn hát với nhiệm vụ đi "chụp ảnh quảng cáo cho đoàn", mặc nhiên tôi là người phải luôn luôn có mặt khi bà bầu Thơ và "cô Ba Thanh Nga" cần đến (trong gia đình, Thanh Nga là thứ ba).
- Hôm nay cô Ba đi Vũng Tàu tắm biển bảo anh đi theo chụp hình.
- Ngày mai cô Ba về thăm quê ngoại ở Tây Ninh, cô Ba muốn có anh đi cùng để chụp ảnh cho cô làm kỷ niệm.
- Cô Ba kêu anh ngày mai đến chụp vài kiểu ảnh đời thường tại nhà riêng...
Thanh Nga tại bãi tắm Vũng Tàu (1955)
Đó là những "mệnh lệnh" tới tai tôi thông qua các hầu nữ của "cô Ba", đôi khi còn là lời dặn của chính bà bầu Thơ (mẹ cô). Có thể nói, gần như từng bước trưởng thành của Thanh Nga, từ ngoài đời đến sân khấu, luôn có "ống kính" máy ảnh của tôi đi theo để ghi lại hình ảnh làm kỷ niệm.
Được làm "phóng viên ảnh" cho các tờ báo tôi cộng tác, tôi ghi lại nhiều hình ảnh của các tài danh sân khấu làm tư liệu. Tôi không nề hà đường sá xa xôi, gian khổ, tốn kém. Nay tỉnh này, mai miền khác, khi có đoàn hát khai trương vở mới mời đến... tôi đều có mặt. Và nghề nghiệp nào cũng có lúc vui buồn; thành công nào cũng có những dấu ấn khó phai đã trải qua. Với hàng ngàn bức ảnh mà tôi đã lưu trữ được của nữ tài danh sân khấu cải lương Thanh Nga trong hai thập niên 50 - 60 của thế kỷ trước, có những bức ảnh tôi chụp rồi lại phải giấu kín, nếu để lộ ra dám "mất chén cơm" như chơi. Nhưng có một tấm ảnh mà tôi chụp được khiến cho người cầm máy chụp nó sau nhiều năm đã gặp phải một "tai nạn nghề nghiệp", đến mức phải đi đóng bảo hiểm nhân mạng 1 triệu đồng trong thập niên 60 (khoảng trên dưới 100 cây vàng).
Đó là bức ảnh tôi ngẫu nhiên chụp được trong vở tuồng Người yêu của Hoàng thượng của soạn giả Ngọc Huyền Lan tại rạp Hưng Đạo (1958) - Sài Gòn trong một tình huống bất chợt. Chẳng rõ dưới mắt Thành Được lúc bấy giờ, Thanh Nga có làm cho trái tim "từng trải" của anh rung động chưa và anh đã bắt gặp được "tín hiệu" từ ánh mắt của cô đào Thanh Nga trao cho hay chưa mà sau một lớp tuồng "mùi mẫn" vừa chấm dứt chuyển sang cảnh khác, Thành Được đã "chớp thời cơ" lúc hậu đài cúp cầu dao ngắt điện, sân khấu tối đen, trong tư thế đang ôm Thanh Nga trong vòng tay âu yếm, anh liền hạ cánh tay cho Thanh Nga thấp xuống rồi lẹ làng đặt lên môi Thanh Nga một nụ hôn. Tôi lỡ đà khi đưa máy lên định chụp thêm kiểu chót trong cảnh đó, đành bấm luôn. Không ngờ từ trong bóng tối của sân khấu, tôi đã có được bức ảnh "lịch sử" đó của Thành Được - Thanh Nga.
Thanh Nga và những người thân trong gia đình (bìa trái là Bảo Quốc) (1955)
Chuyện gì sẽ xảy đến cho tôi nếu bức ảnh "tuyệt mật" đó được xuất hiện dưới mắt bà bầu Thơ và Thanh Nga hay nhiều người khác trong thời nhụy hoa ngọt lịm vừa hé của nàng đã hút bao nhiêu "ong bướm", biết bao vị tướng tá, công thương, kỹ nghệ gia giàu sụ nối tiếp nhau đến viếng đoàn Thanh Minh - Thanh Nga để tìm cách chinh phục con tim nàng ?
Tôi nhớ rõ lúc Thành Được thối tiền giao kèo nửa chừng cho đoàn Thanh Minh - Thanh Nga để cùng Út Bạch Lan sang đầu quân cho đoàn Kim Chưởng, anh có tuyên bố một câu: "Từ nay về sau tôi thề chẳng bao giờ hát chung với Thanh Nga trên một sân khấu". Hệ thống lại từ bức ảnh tôi ngẫu nhiên chụp được đến câu tuyên bố "chắc nịch" kể trên, tôi ngầm đoán anh chàng này đã thầm mơ ước chiếm được trái tim của Thanh Nga và đã giận dỗi "người trong mộng" điều gì đó mới thốt lên lời thề như thế.
Sau nhiều năm xa rời sân khấu đi đầu quân và lập đoàn hát riêng, vợ chồng Thành Được - Út Bạch Lan gặp nhiều thất bại từ nghề nghiệp đến gia đình, khiến cho "hai người hai ngả" thì Thành Được "nuốt lời thề" trở lại ký giao kèo với đoàn Thanh Minh - Thanh Nga, mà sự trở lại lần này là do tôi vừa làm "quân sư" vừa làm "sứ giả". Bà bầu Thơ ủy quyền cho tôi thay mặt bà ký giao kèo với Thành Được. Nói rõ hơn nếu không nhờ vào vở tuồng Nửa đời hương phấn phải có mặt Thành Được và Út Bạch Lan, do tôi tổ chức hát trở lại một xuất trên sân khấu Thanh Minh - Thanh Nga tại rạp Hưng Đạo mở đầu cho sự trở lại của Thành Được, thì đâu có chuyện tôi bị trung tá Đ. đang giữ chức Quân vụ trưởng Quân vụ thị trấn Sài Gòn - Gia Định cho lính đi "bắt" tôi về cơ quan ông để đích thân ông "điều tra".
[align=center]Vì một bức ảnh chụp Thanh Nga, tôi được bảo hiểm tính mạng 1 triệu đồng!(kỳ 2)[/align]
[align=center][/align]
[align=center]Hình: Rạp hát Nguyễn Văn Hào trong suất diễn vở Người yêu của hoàng thượng (1958). [/align]
Chuyện trung tá Đ. "bắt" tôi diễn ra như sau: Khi Thành Được trở lại đoàn Thanh Minh - Thanh Nga, tôi liền nhờ họa sĩ Loka vẽ phóng đại trên ván ép một bức tranh theo bức ảnh tôi chụp ngẫu nhiên Thành Được - Thanh Nga khi đèn tắt trong vở tuồng Người yêu của hoàng thượng (như đã nêu ở bài trước) cao đến 2,5m để tôi dựng trước rạp Quốc Thanh quảng cáo cho một "suất hát đặc biệt chiều thứ bảy".
Với công việc của mình, tôi biết trong thời gian sau khi chia tay Thành Được, Út Bạch Lan vẫn được khối người nhân cơ hội theo đuổi chinh phục, bởi cô vẫn đang là một đào thương thượng thặng của sân khấu, trong đó có trung tá Đ. Để chinh phục trái tim sầu nữ Út Bạch Lan, trung tá Đ. liền tự dàn dựng một kịch bản có nội dung "tôi chửi bới, nói xấu ông có người nghe được". Sở dĩ trung tá Đ. nhắm vào tôi vì lấy cớ tôi là "ông mai" dám dẫn Thành Được trở về với đoàn Thanh Minh - Thanh Nga. Cần nói rõ thêm, đây là việc làm tùy tiện đơn phương của trung tá Đ., không liên quan đến cô Út Bạch Lan. Đang sống yên ổn với gia đình, tôi bỗng nhận được giấy mời "đến Quân vụ thị trấn trình diện". Trước đó tôi cũng có nghe râm ran: Huỳnh Công Minh sẽ phải trả giá cho việc "làm ông mai" đưa Thành Được về với Thanh Nga, nên tôi đã chuẩn bị sẵn "biện pháp chống đỡ". Tôi còn lạ gì mọi diễn biến của "những cuộc tình nghệ sĩ", việc trung tá Đ. dựng lên kịch bản "chụp mũ" tôi cũng không có gì lạ.
Tôi được các sĩ quan thuộc cấp của trung tá Quân vụ trưởng mời vào phòng chờ đợi và họ ra ngoài cửa canh gác như giữ một tội phạm. Trung tá Đ. đến trước mặt tôi hỏi:
Thành Được và Út Bạch Lan trong vở Nửa đời hương phấn. (Ảnh: Huỳnh Công Minh)
Anh có biết tôi mời anh đến đây do việc gì không?
- Dạ không.
- Có người báo với tôi anh đã nói xấu tôi, và chửi tôi tại một rạp hát!
- Làm gì có chuyện đó. Tôi là một nhà báo kịch trường, nếu tôi đã có tư liệu trong tay và kết luận điều đó đáng viết thì tôi có thể viết cho mọi người biết, cần gì phải nói xấu ông sau lưng...
- Anh còn gì nói tiếp nữa không?
- Còn một câu: Tôi đã dặn vợ con, nếu chiều nay tôi không về nhà coi như trung tá Đ. đã bắt tôi để làm đẹp lòng một người, cứ đưa tin này đến cho các tờ báo có trang kịch trường để họ có lời giải đáp vì sao Huỳnh Công Minh bị trung tá Đ. bắt. Hết.
- Nếu tôi bắt anh thì tôi đâu để anh một mình từ nhà lên đây? Tôi muốn nghe chính anh giải đáp: chuyện đó có hay không? Nếu không thì thôi, anh cứ ra về...
Bà Bầu Thơ (mẹ Thanh Nga) nghe tin trên rất xúc động, vì đoàn hát của mình mà Công Minh gặp "tai nạn" nên bà không yên tâm. Bà liền gọi tôi đến hỏi rõ họ tên tôi, họ tên vợ con, địa chỉ nhà và sau đó bà cho tôi biết: "Mợ sẽ đóng tiền bảo hiểm nhân mạng cho Công Minh, nếu có ai đó ám hại Công Minh trong thời gian còn bảo hiểm thì mức đền mà vợ con Công Minh sẽ được lãnh là 1 triệu đồng, và hãng bảo hiểm "Lơ Sơ Cua" ở đường Nguyễn Huệ đã nhận bảo hiểm cho Công Minh. Công Minh cứ yên lòng, con người có số mà...".
Nay tuổi đời đã 70, nhìn kho lưu trữ hình ảnh sân khấu của mình, nhận mặt từng tấm, trong đó có biết bao vui buồn lẫn lộn, tôi bỗng nhớ lại câu chuyện này. Câu chuyện có vẻ riêng tư nhưng thực ra mang tính công chúng, bởi nó là điển hình của một thời điểm mà bất kỳ ai yêu sân khấu cải lương đều thừa nhận mỗi danh ca tài tử đều là "của chung" của mọi người.
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
- numberone
- Thành viên mới đến
- Bài viết: 32
- Ngày tham gia: Sáu T5 14, 2004 5:00 pm
Một huyền thoại có thật
Đã 25 năm kể từ ngày NSƯT Thanh Nga ra đi, mang theo cái nhan sắc và thanh âm một thời - đúng như lời nói bâng quơ năm nào với tôi về một dự cảm khắc nghiệt của định mệnh:
"Chị sẽ không để cho ai thấy chị già đâu em à !".
Nhưng đâu đó, trên sân khấu cải lương và giữa lòng công chúng, vẫn ấm áp, đầy đặn một hình - bóng của Thanh Nga tồn tại vĩnh hằng...
1. Người đàn bà quyền lực trên sân khấu cải lương Thanh Minh - Thanh Nga của thập niên 50 - 60 ngồi bất động. Sự ra đi - không kịp một lời thưa gửi của cô con gái khiến bà hóa đá. Hòn vọng phu không biết còn phải ngóng chờ ai khi đã một lần, bà khóc chồng thì nay lại mất con. Người đàn bà đã từng ở vai trò "nhiếp chính" của gánh hát đại ban Thanh Minh, gắn thêm tên Thanh Nga vào năm 1959, tức chỉ một năm sau khi Thanh Nga đạt giải Thanh Tâm đầu tiên.
Nhưng rồi, cả triệu giọt nước mắt của bao nhiêu con người quen lẫn chưa quen khi đến tiễn đưa con gái bà đã làm vỡ vụn cái khối đá im lìm, trĩu nặng, đã phá tan cái thành trì chịu đựng nỗi đau đớn đến tột cùng trong trái tim của người mẹ.
Cái quyền lực của bà Giám đốc đoàn ca kịch Thanh Minh - Thanh Nga - Nguyễn Thị Thơ nay dường như sụp đổ bởi chính nỗi đau của người làm mẹ. Mất Thanh Nga - công chúng mất một thần tượng. Mất Thanh Nga - người mẹ nhỏ giọt máu của chính mình. Lời ca hiếu để của đứa con gái - NS Thanh Nga thuở nào khi quấn khăn tang khóc cha - NS Lư Hòa Nghĩa: "- Chiều nào nghe tiếng chuông ngân. Lá rơi phủ kín mộ phần cha tôi. Thẫn thờ quét lá vàng rơi. Dế giun rền rĩ muôn lời oán than" (Lắng tiếng chuông ngân - Viễn Châu) thì nay, vành khăn sô quấn lên mái đầu nhuốm bạc để khóc cho mái tóc còn xanh.
Chỉ một năm sau ngày Thanh Nga mất, bà bầu Thơ - chúng tôi vẫn quen gọi bà Nguyễn Thị Thơ như thế - cũng lẳng lặng rơi vào thế giới của riêng bà. Chỉ thời gian sau, bà ra đi.
Một khoảng trống trên sân khấu kéo theo cái lung lay của một đoàn hát để cuối cùng khép lại "thương hiệu" Thanh Minh - Thanh Nga lẫy lừng trong lòng khán giả năm nào.
2. Với Thanh Nga - hình như người ta chưa bao giờ có một tiếng chắc lưỡi "giá mà...", hay "giá như..." bởi trong bất kỳ vai diễn nào, chị cũng đã trọn vẹn với nhân vật, nhân vật trọn vẹn với công chúng và công chúng cứ thế mà thủy chung cùng nghệ sĩ.
Sân khấu cải lương đã từng được "du nhập" qua những vở tuồng phỏng tác từ kịch nói cổ điển Pháp do nghệ sĩ tiền bối - soạn giả tiên phong Nguyễn Thành Châu. Và có thể nói, cho đến nay, không ai ngoài Thanh Nga - Thành Được đã "ấn chúng" cho một vẻ đẹp hoàn mỹ của nghệ thuật tây trên sân khấu ta. Người xem hoàn toàn quên đi những ông Tây bà Đầm... da vàng mà bị cuốn hút bởi vẻ thanh thoát, sang trọng, quyến rũ của sự hòa hợp từ ý tứ nội dung đến trang phục biểu diễn. Hoàng hậu Mã Nhi Nương Bửu (Nguyễn Thành Châu) là một vóc dáng nghệ thuật rất "Tây" của Juliette Nga - tên gọi hồi nhỏ của Thanh Nga mà những tưởng, nghệ thuật truyền thống vẫn luôn "kính cổng cao tường" với mọi biểu hiện... ngoại lai !
Đôi mắt vời vợi, thăm thẳm ấy, làn mi, khóe môi ơ hờ ấy đã được tạc thành bức tượng trong tâm trí của nhiều người về một nữ thần của sắc đẹp và tài năng, để đến hôm nay, dường như vẫn chưa có một gương mặt nào có khả năng thay thế, mà ít hay nhiều cũng chỉ là cái bóng của những vai diễn hoàn hảo.
Lạ một điều, cái chất phá phách, nổi loạn - mà người ta cứ thường gắn vào thêm hai chữ "hiện sinh" nghe cho có vẻ học thuật khiến tôi cứ loay hoay tìm kiếm, nhưng rồi tôi lại vẫn bị vẻ đẹp thuần khiết, mực thước của Thanh Nga cuốn hút.
Đôi mắt Trưng Trắc yếu đuối, bơ vơ khi đứng trước quyết định tế sống chồng đã được nét uy nghi quắt thước từ trong đôi mắt của Thi Sách (Thanh Sang) uống trọn vào trái tim đang rướm máu. Đôi mắt gửi lời nhắc nhở "Nàng là phu nhân của ta nhưng nàng cũng là niềm hy vọng của muôn dân, của xã tắc". Để từ giây phút đó Trưng Trắc - Thanh Nga thong thả đĩnh đạc bước qua cái thân phận đàn bà trở thành một lãnh tụ hiên ngang tự tin đối mặt với kẻ thù. Một lớp diễn "để đời" của hai nghệ sĩ, đã tạo nên vẻ lấp lánh của nghệ thuật ca kịch cải lương.
Một giọng ngâm buồn nhưng không trách chẳng than: Ngày mai đám cưới người ta. Tại sao sơn nữ Phà Ca lại buồn (Sơn nữ Phà Ca) đã làm rười rượi người xem. Một tiếng ca chẳng buồn trang phấn son: Mưa rừng ơi mưa rừng. Hạt mưa nhớ ai mưa triền miên. Phải chăng mưa buồn vì tình đời, mưa sầu vì lòng người... (Mưa rừng - nhạc Huỳnh Anh) cho đến một chiếc bóng im lìm cùng mái tóc dài thả trôi theo từng bánh xe lăn trong Bóng tối và ánh sáng đã toát lên cái vẻ đẹp não nùng. Là tượng nhưng không vô tri bởi nét tĩnh đầy lung linh. Là người nhưng lại thanh thoát hơn bởi vẻ đông đầy thánh thiện.
Có phải vì đã đạt đến độ hoàn mỹ nên đứng trước những nhân vật của Thanh Nga - các lớp thế hệ nghệ sĩ kế thừa cứ tự nguyện, bằng lòng "bắt chước" theo chị; khán giả cũng mặc nhiên, vô tư ngắm nhìn các nghệ sĩ theo vẻ đẹp khuôn vàng thước ngọc của chị. Đến độ, người ta cũng chẳng cảm thấy... hơi vô lý khi đã hơn 20 năm sau, cứ phải đeo đẳng hoài hình ảnh Thanh Nga khi đang xem Bên cầu dệt lụa, Tiếng trống Mê Linh, Thái hậu Dương Vân Nga...
Nhưng rõ ràng, cái Lý lẫn Tình đã thuộc về Chị - không thể khuất lấp được.
3. Hiếm hoi lắm, Thanh Nga mới vào nhân vật "lẳng mùi" đa tâm trạng như trong Mỹ nhân và loạn tướng. Đúng hơn, chị sử dụng chất "lẳng mùi" như một phương tiện để hoàn tất nhân vật Chính diện - Đào thương của mình. Vì thế, mỗi cái đưa mắt, mím môi ở chị lại được người xem đón nhận bằng sự đáng yêu, đáng kính hơn là đáng giận, đáng khinh.
Bao giờ cũng thế, người diễn viên luôn biết trả về cho nhân vật chính nghĩa của mình một vị trí - cũng là một tư thế rất đáng trân trọng trong lòng người xem.
Hình ảnh của Mỹ nhân - Thanh Nga chấp nhận ở lại đến giờ phút cuối cùng để hy sinh - giết được tên Loạn tướng - như là một tư thế nghệ thuật cuối đời của Thanh Nga.
Cũng có thể, ngay từ những lá thư hăm dọa rồi cả lần "ra tay" đầu của những kẻ ác tâm, Thanh Nga nên tạm dừng lại, nhưng chị vẫn dấn thân - với chị, chỉ còn đúng một con đường để đi tới - con đường nghệ thuật. Cái tư thế đầy ý nghĩa và cao cả của người nghệ sĩ - không gì khác là dâng hiến những tinh hoa sáng tạo cho khán giả, cho cộng đồng dân tộc.
Bao nhiêu thế hệ nghệ sĩ cải lương sau Thanh Nga - vẫn tiếp tục hành trình ấy nhưng chưa một ai được thời đại chọn lựa để đặt đúng vào vị trí người nghệ sĩ - công dân - liệt sĩ Thanh Nga.
Từ những giọt nước mắt khóc "thật" cho những vai tuồng "giả" đến một ngày, hàng triệu trái tim công chúng Việt Nam đã thổn thức vì sự ra đi của một huyền thoại có thật - huyền thoại Thanh Nga.
"Nếu một ngày, sân khấu - cuộc đời vắng Thanh Nga", nhưng cái "giả thiết" trên đã không thể tồn tại vì 25 năm qua và sắp tới, chị vẫn luôn hiện hữu cùng những người Việt Nam yêu nghệ thuật cải lương.
NSƯT BẠCH TUYẾT
Đã 25 năm kể từ ngày NSƯT Thanh Nga ra đi, mang theo cái nhan sắc và thanh âm một thời - đúng như lời nói bâng quơ năm nào với tôi về một dự cảm khắc nghiệt của định mệnh:
"Chị sẽ không để cho ai thấy chị già đâu em à !".
Nhưng đâu đó, trên sân khấu cải lương và giữa lòng công chúng, vẫn ấm áp, đầy đặn một hình - bóng của Thanh Nga tồn tại vĩnh hằng...
1. Người đàn bà quyền lực trên sân khấu cải lương Thanh Minh - Thanh Nga của thập niên 50 - 60 ngồi bất động. Sự ra đi - không kịp một lời thưa gửi của cô con gái khiến bà hóa đá. Hòn vọng phu không biết còn phải ngóng chờ ai khi đã một lần, bà khóc chồng thì nay lại mất con. Người đàn bà đã từng ở vai trò "nhiếp chính" của gánh hát đại ban Thanh Minh, gắn thêm tên Thanh Nga vào năm 1959, tức chỉ một năm sau khi Thanh Nga đạt giải Thanh Tâm đầu tiên.
Nhưng rồi, cả triệu giọt nước mắt của bao nhiêu con người quen lẫn chưa quen khi đến tiễn đưa con gái bà đã làm vỡ vụn cái khối đá im lìm, trĩu nặng, đã phá tan cái thành trì chịu đựng nỗi đau đớn đến tột cùng trong trái tim của người mẹ.
Cái quyền lực của bà Giám đốc đoàn ca kịch Thanh Minh - Thanh Nga - Nguyễn Thị Thơ nay dường như sụp đổ bởi chính nỗi đau của người làm mẹ. Mất Thanh Nga - công chúng mất một thần tượng. Mất Thanh Nga - người mẹ nhỏ giọt máu của chính mình. Lời ca hiếu để của đứa con gái - NS Thanh Nga thuở nào khi quấn khăn tang khóc cha - NS Lư Hòa Nghĩa: "- Chiều nào nghe tiếng chuông ngân. Lá rơi phủ kín mộ phần cha tôi. Thẫn thờ quét lá vàng rơi. Dế giun rền rĩ muôn lời oán than" (Lắng tiếng chuông ngân - Viễn Châu) thì nay, vành khăn sô quấn lên mái đầu nhuốm bạc để khóc cho mái tóc còn xanh.
Chỉ một năm sau ngày Thanh Nga mất, bà bầu Thơ - chúng tôi vẫn quen gọi bà Nguyễn Thị Thơ như thế - cũng lẳng lặng rơi vào thế giới của riêng bà. Chỉ thời gian sau, bà ra đi.
Một khoảng trống trên sân khấu kéo theo cái lung lay của một đoàn hát để cuối cùng khép lại "thương hiệu" Thanh Minh - Thanh Nga lẫy lừng trong lòng khán giả năm nào.
2. Với Thanh Nga - hình như người ta chưa bao giờ có một tiếng chắc lưỡi "giá mà...", hay "giá như..." bởi trong bất kỳ vai diễn nào, chị cũng đã trọn vẹn với nhân vật, nhân vật trọn vẹn với công chúng và công chúng cứ thế mà thủy chung cùng nghệ sĩ.
Sân khấu cải lương đã từng được "du nhập" qua những vở tuồng phỏng tác từ kịch nói cổ điển Pháp do nghệ sĩ tiền bối - soạn giả tiên phong Nguyễn Thành Châu. Và có thể nói, cho đến nay, không ai ngoài Thanh Nga - Thành Được đã "ấn chúng" cho một vẻ đẹp hoàn mỹ của nghệ thuật tây trên sân khấu ta. Người xem hoàn toàn quên đi những ông Tây bà Đầm... da vàng mà bị cuốn hút bởi vẻ thanh thoát, sang trọng, quyến rũ của sự hòa hợp từ ý tứ nội dung đến trang phục biểu diễn. Hoàng hậu Mã Nhi Nương Bửu (Nguyễn Thành Châu) là một vóc dáng nghệ thuật rất "Tây" của Juliette Nga - tên gọi hồi nhỏ của Thanh Nga mà những tưởng, nghệ thuật truyền thống vẫn luôn "kính cổng cao tường" với mọi biểu hiện... ngoại lai !
Đôi mắt vời vợi, thăm thẳm ấy, làn mi, khóe môi ơ hờ ấy đã được tạc thành bức tượng trong tâm trí của nhiều người về một nữ thần của sắc đẹp và tài năng, để đến hôm nay, dường như vẫn chưa có một gương mặt nào có khả năng thay thế, mà ít hay nhiều cũng chỉ là cái bóng của những vai diễn hoàn hảo.
Lạ một điều, cái chất phá phách, nổi loạn - mà người ta cứ thường gắn vào thêm hai chữ "hiện sinh" nghe cho có vẻ học thuật khiến tôi cứ loay hoay tìm kiếm, nhưng rồi tôi lại vẫn bị vẻ đẹp thuần khiết, mực thước của Thanh Nga cuốn hút.
Đôi mắt Trưng Trắc yếu đuối, bơ vơ khi đứng trước quyết định tế sống chồng đã được nét uy nghi quắt thước từ trong đôi mắt của Thi Sách (Thanh Sang) uống trọn vào trái tim đang rướm máu. Đôi mắt gửi lời nhắc nhở "Nàng là phu nhân của ta nhưng nàng cũng là niềm hy vọng của muôn dân, của xã tắc". Để từ giây phút đó Trưng Trắc - Thanh Nga thong thả đĩnh đạc bước qua cái thân phận đàn bà trở thành một lãnh tụ hiên ngang tự tin đối mặt với kẻ thù. Một lớp diễn "để đời" của hai nghệ sĩ, đã tạo nên vẻ lấp lánh của nghệ thuật ca kịch cải lương.
Một giọng ngâm buồn nhưng không trách chẳng than: Ngày mai đám cưới người ta. Tại sao sơn nữ Phà Ca lại buồn (Sơn nữ Phà Ca) đã làm rười rượi người xem. Một tiếng ca chẳng buồn trang phấn son: Mưa rừng ơi mưa rừng. Hạt mưa nhớ ai mưa triền miên. Phải chăng mưa buồn vì tình đời, mưa sầu vì lòng người... (Mưa rừng - nhạc Huỳnh Anh) cho đến một chiếc bóng im lìm cùng mái tóc dài thả trôi theo từng bánh xe lăn trong Bóng tối và ánh sáng đã toát lên cái vẻ đẹp não nùng. Là tượng nhưng không vô tri bởi nét tĩnh đầy lung linh. Là người nhưng lại thanh thoát hơn bởi vẻ đông đầy thánh thiện.
Có phải vì đã đạt đến độ hoàn mỹ nên đứng trước những nhân vật của Thanh Nga - các lớp thế hệ nghệ sĩ kế thừa cứ tự nguyện, bằng lòng "bắt chước" theo chị; khán giả cũng mặc nhiên, vô tư ngắm nhìn các nghệ sĩ theo vẻ đẹp khuôn vàng thước ngọc của chị. Đến độ, người ta cũng chẳng cảm thấy... hơi vô lý khi đã hơn 20 năm sau, cứ phải đeo đẳng hoài hình ảnh Thanh Nga khi đang xem Bên cầu dệt lụa, Tiếng trống Mê Linh, Thái hậu Dương Vân Nga...
Nhưng rõ ràng, cái Lý lẫn Tình đã thuộc về Chị - không thể khuất lấp được.
3. Hiếm hoi lắm, Thanh Nga mới vào nhân vật "lẳng mùi" đa tâm trạng như trong Mỹ nhân và loạn tướng. Đúng hơn, chị sử dụng chất "lẳng mùi" như một phương tiện để hoàn tất nhân vật Chính diện - Đào thương của mình. Vì thế, mỗi cái đưa mắt, mím môi ở chị lại được người xem đón nhận bằng sự đáng yêu, đáng kính hơn là đáng giận, đáng khinh.
Bao giờ cũng thế, người diễn viên luôn biết trả về cho nhân vật chính nghĩa của mình một vị trí - cũng là một tư thế rất đáng trân trọng trong lòng người xem.
Hình ảnh của Mỹ nhân - Thanh Nga chấp nhận ở lại đến giờ phút cuối cùng để hy sinh - giết được tên Loạn tướng - như là một tư thế nghệ thuật cuối đời của Thanh Nga.
Cũng có thể, ngay từ những lá thư hăm dọa rồi cả lần "ra tay" đầu của những kẻ ác tâm, Thanh Nga nên tạm dừng lại, nhưng chị vẫn dấn thân - với chị, chỉ còn đúng một con đường để đi tới - con đường nghệ thuật. Cái tư thế đầy ý nghĩa và cao cả của người nghệ sĩ - không gì khác là dâng hiến những tinh hoa sáng tạo cho khán giả, cho cộng đồng dân tộc.
Bao nhiêu thế hệ nghệ sĩ cải lương sau Thanh Nga - vẫn tiếp tục hành trình ấy nhưng chưa một ai được thời đại chọn lựa để đặt đúng vào vị trí người nghệ sĩ - công dân - liệt sĩ Thanh Nga.
Từ những giọt nước mắt khóc "thật" cho những vai tuồng "giả" đến một ngày, hàng triệu trái tim công chúng Việt Nam đã thổn thức vì sự ra đi của một huyền thoại có thật - huyền thoại Thanh Nga.
"Nếu một ngày, sân khấu - cuộc đời vắng Thanh Nga", nhưng cái "giả thiết" trên đã không thể tồn tại vì 25 năm qua và sắp tới, chị vẫn luôn hiện hữu cùng những người Việt Nam yêu nghệ thuật cải lương.
NSƯT BẠCH TUYẾT
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 37641
- Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm
- hoaihuong
- Thành viên mới đến
- Bài viết: 33
- Ngày tham gia: Sáu T10 01, 2004 5:00 pm
Toi cung cam thay co cai gi hoi ky ky trong vu an cua co Thanh Nga. Theo ket luan cua to dieu tra hinh su thi hai ten Tan va Duc giet hai vo chong co TN. Tuy nhien chung chi co muc dich bat coc tong tien thoi, thi tai sao lai ra tay giet nguoi ghe gom nhu vay trong khi chua bat duoc em be. Sau khi ban chet hai vo chong ns TN roi thi lai tha cho ong ve si khong giet, ma cung chang bat coc em be nua. Noi toi day toi thay toi nghiep co Thanh Nga qua. Gia nhu co khong ra di som thi toi da duoc coi them rat nhieu tuong hay do co dong roi.
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 37641
- Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm
- khoi
- Site Admin
- Bài viết: 21655
- Ngày tham gia: Sáu T5 07, 2004 5:00 pm
- Đến từ: Thành Phố Sương Mù ...
- Tiếp xúc: