Một ngày ở Viện dưỡng lão nghệ sĩ
Đời nghệ sĩ chẳng khác gì kiếp tằm nhả tơ. Cứ rút ruột nhả những sợi tơ vàng óng ả, đem đến cho đời bao điều tốt đẹp, nhưng đến khi tuổi về chiều, "kiếp tằm" lại không thể dệt cho mình chiếc áo an lành. Họ phải sống trông nhờ vào tình thương của khán giả, của những người có tấm lòng nhân ái.
Vào viện vì không muốn làm con khổ
Tôi cùng với anh phóng viên ảnh đến Viện dưỡng lão nghệ sĩ ở đường Âu Dương Lân, Q.8 vào buổi sáng cuối tuần. Khu nhà ở dành cho những nghệ sĩ già, nghèo, neo đơn nằm lọt thỏm giữa một khuôn viên rộng toàn cây xanh, thoáng mát và trong lành.
Hiện nay, khu dưỡng lão này có tất cả 25 người, trong đó có 21 nghệ sĩ già và 4 nhân viên phục vụ: Trường Sơn, Hoài Nam, Kiều Lệ Thu, Hoàng Nô, Thiên Kim, Mộng Lành... Hầu hết những lão nghệ sĩ ở đây đều trên 60 tuổi và có thâm niên hoạt động trong nghề từ 40 năm trở lên.
Thậm chí có người hoạt động gần 70 năm như trường hợp của lão nghệ sĩ Văn Ngà, người từng đóng rất thành công vai thái thú Tô Định trong vở Tiếng trống Mê Linh. Nghệ sĩ Văn Ngà vào nghề từ những năm 30 của thế kỷ trước, thời mà sân khấu cải lương mới hình thành không bao lâu.
Trong viện còn một nữ nghệ sĩ cũng khá nổi tiếng, từng tham gia vở cải lương Lấp sông Gianh và thoát chết trong đêm lính Mỹ ngụy ném lựu đạn giết chết ba người. Trên người bà giờ vẫn còn vết sẹo của những mảnh vỏ lựu đạn ghim vào. Từ sau vụ đó, bà bị ám ảnh không dám đi hát cải lương nữa và chuyển sang kịch nói, tham gia vào đoàn Việt Kịch Năm Châu...
Tuy có thâm niên hoạt động trong nghề, nhưng đến cuối đời họ vẫn không thể xây cho mình một cái nhà đàng hoàng để ở. Các lão nghệ sĩ đều có hoàn cảnh rất khó khăn, nghèo, neo đơn, bệnh tật.
Nghệ sĩ Trường Sơn bộc bạch: "Tôi có 5 người con, bốn trai một gái. Nhưng gia cảnh đứa nào cũng nghèo, ở nhà thuê, đạp xích lô, chạy xe hon-đa ôm kiếm tiền sống lay lắt qua ngày. Mình già rồi, lại bị tai biến, chẳng lẽ nằm ở nhà báo hại con sao? Thôi thì vào Viện để cho con bớt khổ, bớt lo. Lâu lâu tụi nó chạy vào thăm, cũng đỡ buồn tủi được phần nào...".
Còn lão nghệ sĩ Kiều Lệ Thu thì bị con dâu coi thường và xúc phạm. Bà không muốn ở trong nhà để con trai mình "cơm không lành, canh không ngọt" với vợ nên lặng lẽ xin vào Viện ở.
Cá biệt hơn là trường hợp lão nghệ sĩ Mộng Lành, nhiều năm tháng phải sống ở gầm cầu, vỉa hè, bán vé số kiếm tiền sống qua ngày. Trải qua nhiều bơn bạo bịnh, thập tử nhất sinh, cũng may nhờ có người bạn già Trần Thị Bảy tận tình giúp đỡ, chăm sóc nên thoát khỏi lưỡi hái tử thần.
Hiện giờ bà bị bệnh tim, bác sĩ khuyên không nên xúc động vì dễ bị đột quỵ. Chính vì thế, khi có ai hỏi về việc gia đình, bà đều từ chối trả lời vì không muốn nhắc lại những chuyện đã qua. Bà sợ bị xúc động.
Không chỉ riêng mình bà, các lão nghệ sĩ khác cũng vậy. Khi tôi đề cập tới cuộc sống của thân nhân, các lão nghệ sĩ chỉ biết đưa mắt nhìn vào khoảng không, xa xăm, với vẻ mặt trầm tư và buồn bã. Lão nghệ sĩ Lệ Thẩm tâm sự: "Con cái mình nghèo quá, làm sao mà nuôi nổi. Bà con, họ hàng người ta giúp mình một lần, hai lần, chứ chẳng lẽ giúp mình suốt đời sao? Cũng chả trách họ được, ai cũng phải lo cho gia đình..."
Biết rõ là vậy, nhưng đôi khi ngồi nghĩ lại hoàn cảnh của mình, về cách đối xử của con cái, và buồn cho số phận hẩm hiu, nhiều lão nghệ sĩ lại lặng lẽ nuốt nước mắt vào lòng và sống tiếp những ngày còn lại bên các bạn già.
Họ rời khỏi nhà là vì thương con, không muốn con khổ. Trái tim của người cha, người mẹ là vậy. Bao la và rộng mở, luôn nhận phần thiệt thòi về mình để cho con được hạnh phúc, bình an và vui vẻ. Những nhạy cảm, tinh tế của người nghệ sĩ vốn cần thiết để đưa nghệ thuật thăng hoa thì bây giờ chỉ khiến những nỗi đau đời càng quá sức chịu đựng.
10 ngàn đồng và 5m²
Căn phòng của các lão nghệ sĩ ở chỉ chừng 4 - 5 m², vừa đủ cho các vật dụng cá nhân và chiếc giường nhỏ để ngủ. Lão họa sĩ Hoài Nam thì chẳng cần giường nữa. Giăng cái võng ngang phòng, thế là xong.
Khẩu phần ăn của các lão nghệ sĩ rất thấp. Mỗi ngày tiêu chuẩn chỉ có 10 ngàn đồng. Nhà nước cho 4 ngàn, Ban ái hữu vận động các Mạnh thường Quân giúp đỡ thêm 6 ngàn. Mỗi ngày các lão nghệ sĩ chỉ ăn hai cữ chính lúc 10h30 sáng và 4h30 chiều. Còn nghệ sĩ nào muốn ăn thêm thì tự túc.
Những năm trước, với giá 10 ngàn, khẩu phần ăn của các nghệ sĩ còn tương đối, bây giờ vật giá leo thang 10 ngàn đồng quả không thấm vào đâu, chỉ có cơm canh đạm bạc.
Nhìn chỗ ở chật hẹp và thiếu thốn trăm bề, ai một lần ghé thăm cũng xót xa và thương cho các lão nghệ sĩ. Một đời nhả tơ để cuối cùng không dệt nổi cho mình một chiếc áo! Tuy nhiên, đối với các lão nghệ sĩ, như thế là "quý lắm rồi". Họ có chung một nỗi lo sợ khác.
Ngán nhất là bệnh
Ở Viện dưỡng lão này, đa phần các nghệ sĩ đều mang bệnh trong người. Nghệ sĩ Trường Sơn bị tai biến. Nghệ sĩ Văn Ngà bị tiểu đường. Nghệ sĩ Hoàng Nô bị khiếm thính do phải hứng chịu những trận bom mìn trong chiến tranh. Nghệ sĩ Mộng Lành bị tim...
Rồi những chứng bệnh thông thường của tuổi già. Chính vì thế, mỗi khi trái gió trở trời là các lão nghệ sĩ rất sợ. Tuy có thẻ bảo hiểm y tế, nhưng hoàn cảnh neo đơn, nằm xuống rồi là không có người chăm sóc. Lão nghệ sĩ Tư Lân bị bệnh nằm liệt trên giường mấy tháng nay, phải trông nhờ vào sự chăm sóc của những chị phục vụ trong viện.
Vượt qua tất cả những khốn khó, bệnh tật, niềm vui của các lão nghệ sĩ ở đây là được ca hát vào mỗi đêm trăng rằm. Một sân khấu khang trang được dựng lên bởi một công ty có lòng với nghệ thuật đã giúp cho các nghệ sĩ được sống lại với một thời quá khứ, với những vai diễn, những bài ca bay bổng.
Dù ánh đèn màu không còn rực rỡ, không có khán giả tặng hoa và những lời chúc tụng... các nghệ sĩ trong Viện vẫn quây quần, say sưa ca hát. Lão nghệ sĩ Trường Sơn ao ước: "Nếu đã đến lượt mình, tôi chỉ mong được chết trên sân khấu cho trọn kiếp con tằm nhả tơ".
Niềm vui nữa là được các đạo diễn mời đi đóng phim. Nghệ sĩ nào được mời là cứ như trẩy hội. Nghệ sĩ Thiên Kim khoe với tôi những bộ phim mà bà đóng như: Võ sĩ bất đắc dĩ, Mảnh vỡ, Cạm bẫy, Đón con về, Trinh thám Sài Gòn, Tuyết nhiệt đới, Phát tài, Bỗng dưng muốn khóc.
Tuy chỉ là những vai phụ, nhưng đối với bà đó là niềm hạnh phúc vì bà được sống với nghề. "Thằng Đãng (đạo diễn Vũ Ngọc Đãng - NV) coi vậy chớ tốt lắm. Phim nào nó làm là nó gọi bà liền. Cái thằng coi vậy mà được ghê...". Bà vừa nói vừa cười sung sướng.
Thế giới nghệ sĩ ở đây thật khác biệt, không có những chuyện hậu trường ghen ăn tức ở, không có chuyện tranh giành đấu đá. Họ sống với nhau bằng cái tình, cái nghĩa. Được ai giúp đỡ, dù chỉ là chuyện rất nhỏ, họ vẫn tri ân hoài.
Mong sao sẽ có nhiều tấm lòng đến với họ, chia sẻ một chút quan tâm ấm áp hay những tương trợ vật chất trong buổi khó khăn, để các lão nghệ sĩ được sống vui vẻ và thoải mái phần nào trong những tháng ngày cuối cùng của một kiếp tài hoa.
Theo Netlife
THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
" Người Năm Trước Còn Nhớ Đến Người Năm Xưa...."
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
- HoaiLang
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 12853
- Ngày tham gia: Bảy T8 12, 2006 5:00 pm
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 37641
- Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm
Chùa NS chỉ là nơi để chôn cất NS thôi, tức nghĩa trang NS thôi. Có chùa nhưng những người làm công quả ở chùa đa số không phải là NS, hoặc NS không tên tuổi nào đó mà không ai biết.
Duy nhất có NS Phùng Há có một căn nhà riêng phía sau chùa NS. Mới tối qua qua bên đó coi hát
Duy nhất có NS Phùng Há có một căn nhà riêng phía sau chùa NS. Mới tối qua qua bên đó coi hát
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
- vongcohuong1
- Thành viên thường xuyên
- Bài viết: 1459
- Ngày tham gia: Tư T1 31, 2007 4:00 pm
- Đến từ: Bung mẹ...(^_^)
- mecailuong
- Thành viên thường xuyên
- Bài viết: 1275
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm