WELCOME TO THE NEW PHORUM
THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Bye Bye .....
MC DUC TIEN
Nghệ sĩ lão thành Lệ Thẩm qua đời
[7mau]Nghệ sĩ lão thành Lệ Thẩm qua đời[/7mau]
Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm
[7mau]Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm[/7mau] Sau thời gian chống chọi với nhiều căn bệnh, nghệ sĩ Tùng Lâm đã trút hơi thở cuối cùng lúc 4 giờ 30 phút ngày 15-10 tại nhà riêng. Ông tên thật...
CHẾT VẪN KHÔNG YÊN!
-Mỗi con sông chảy mỗi cánh khác của riêng mình Tôi là dòng nước đảo điên Quen vượt thác vượt ghềnh Không thể im lìm trôi xuôi - Sông chảy về đâu buồn hay tĩnh lặng Ra đại dương...
TIN BUỒN: NS Bích Thủy qua đời,ở tuoi 73
[video]http://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/video] [youtube]https://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/youtube]
VUA NHẠC SẾN ĐI RỒI....
Nhạc sĩ Vinh Sử thường được khán giả gọi là 'vua nhạc sến' bởi hàng trăm ca khúc đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt. Sau khi ông qua đời, nhiều nghệ sĩ bày tỏ sự tiếc...
TRẢ LẠI TÊN CHÙA.
Hội Sân khấu trả lại bảng tên Chùa Nghệ sĩ. Ngày 20/06/2022. Hội Sân khấu trả lại tên Chùa Nghệ sĩ như ban đầu, sau hai ngày thay đổi bằng bảng "Nghĩa trang nghệ sĩ". Chiều 20/6,...
Buồn Nhất khi Nghệ sĩ Thanh Kim Huệ qua đời
Khộng theo dõi tin tức ở đây nhưng qua nhiều kênh thông tin khác, được biết nữ nghệ sĩ tài danh Thanh Kim Huệ qua đời, buồn ơi là buốn, buồn hơn hết, không phải thương ai ghét ai mà sao nghe buồn...
Phan ưu cuoi nam
MH đã gởi điện thơ chúc năm mới 2022 anh chị Trần quang Hải nhưng không nghỉ là anh đã ra đi ngày hôm nay mặc dù anh đã cầm cự với căn bệnh hiểm nghèo mấy năm nay rồi. Thôi ,như vậy anh nhẹ...
Nữ danh ca
Thanh Kim Huệ đã ra đi :hoa: :flower: :)) :cry:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Nguyệt Ánh - nàng Ni-la đã đi xa !

Nơi tưởng nhớ những NS đã quá cố.
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
Hình đại diện của thành viên
vanduyanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viết: 9209
Ngày tham gia: Hai T2 22, 2010 12:05 am

Bài viết chưa xem by vanduyanh »

Hình ảnh
NSƯT Nguyệt Ánh trong vở "Nguyễn Trãi ở Đông Quan"
Hình đại diện của thành viên
vanduyanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viết: 9209
Ngày tham gia: Hai T2 22, 2010 12:05 am

Bài viết chưa xem by vanduyanh »

Nguyệt Ánh - vầng trăng sân khấu
Nguyệt Ánh thuộc lớp diễn viên "thế hệ vàng" của sân khấu kịch nói nước nhà. Họ được thừa hưởng chiến thắng của nhân dân ta qua cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, trưởng thành trong không khí hào hùng của miền Bắc trong giai đoạn đầu xây dựng cuộc sống mới, được tắm mình giữa lửa đạn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vào "tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy, thì xa xôi gấp mấy cũng lên đường". Đắm say, mê mải với ánh đèn quyến rũ của sàn diễn. Tất cả cộng hưởng tạo nên phẩm chất Người, phẩm chất Nghệ cho thế hệ làm sáng danh nền kịch Việt Nam ở thế kỷ XX.
Mới 17 tuổi, như "con nai vàng ngơ ngác" chập chững bước vào trường sân khấu đầu tiên đào tạo diễn viên năm 1960, Nguyệt Ánh cùng các bạn đồng môn khoá I ấy được tiếp xúc, giáo dưỡng nghề nghiệp từ các chuyên gia hàng đầu của nghệ thuật kịch nói XHCN, đó là đạo diễn, nhà biên kịch tài năng Ngô Y Linh, nhà đạo diễn lừng danh Trần Hoạt, Tiến kỹ nghệ thuật học kiêm nhà sư phạm uyên bác Đình QuangChính từ sàn tập cũng là "giảng đường" mộc mạc trong khu văn công Mai Dịch hồi ấy, tác phẩm nổi tiếng "Nila - cô gái đánh trống trận" của kịch tác gia Xô Viết Xa-lưn-xki đã được các thầy chọn lọc làm bài thi tốt nghiệp cho các học trò thân yêu. Những Trọng Khôi, Thế Anh, Đoàn Dũng, Doãn Châu, Mỹ Dung, Minh Mẫn, Kim Thư, Hoàng Yến, Cao Khương, Hà Văn Trọngđược đảm nhận hệ thống nhân vật chính. Và Nguyệt Ánh, cô gái tài sắc của đất Hà thành vinh dự vào vai Nila - Nguyệt Ánh. Nguyệt Ánh - Nila ám ảnh nhà đạo diễn từng phút giây suy nghĩ, sáng tạo với bao nỗi trăn trở, theo ông vào trong các giấc mơ đầy ắp cảm xúc ngọt ngào
Rời mái trường thân thương với bao kỷ niệm của "một thời để nhớ", các sinh viên khoá 1 này bước thẳng tới Nhà hát Lớn gia nhập Đoàn Kịch TƯ (tiền thân của Nhà hát kịch VN ngày nay). Vở Nila là "giấy thông hành vào đời" cho các nghệ sĩ trẻ. Cũng từ nhà hát uy nghi, tráng lệ bậc nhất Thủ đô này, Nila đã đi tới bao vùng miền, làng mạc trên miền Bắc đang bị bom đạn tàu bay Mỹ cày xới, tới những trận địa pháo trong khí thế "nhằm thẳng quân thù mà bắn", đến điểm tập kết các đoàn quân nô nức chuẩn bị "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước". Tiếng đạn pháo trên sân khấu nhiều lúc hoà vào tiếng bom rơi, đạn nổ ngoài đời. Và hình ảnh của Nila, nữ đoàn viên cộng sản Kốmsơmôn kiêu hùng và kiên trinh, khôn ngoan và quả cảm, với vẻ đẹp mê hồn từ gương mặt, giọng nói tới ánh sáng tâm hồn ngời ngời cùng bài ca "cô gái đánh trống trận" còn lắng đọng mãi trong trái tim những người lính trẻ. Nguyệt Ánh bừng sáng trong nhân vật cô gái Nga đến từ đất nước của Lê Nin, của Cách mạng Tháng 10 vĩ đại, của cuộc chiến tranh vệ quốc thần thánh của nhân dân Xô Viết anh emLớp trẻ như Nguyệt Ánh hồi đó chưa một lần đến xứ sở Bạch Dương, cuộc chiến của Liên Xô chống trả và đánh tan mộng bá vương của bè lũ phát xít ngông cuồng chỉ được cảm nhận qua những bộ phim, cuốn sách và những khúc ca êm đềm, tha thiết. Nhạc điệu " Đôi bờ", "Triệu triệu bông hồng", "Kachiusa", "Cây thuỳ dương"..âm hưởng thơ "đợi anh về " xao động cả cõi lòng ..
Vì sao Nila của Nguyệt Ánh có sức lôi cuốn, rung động mạnh mẽ đến thế. Bởi trong Nila không chỉ có vẻ đẹp của tâm hồn Nga, tính cách Nga, mà hoà trộn, nhuần thấm cả những nét tâm hồn Việt, tính cách nhân ái, trung trinh của người con gái Việt Nam. Tài năng ư? Chưa hẳn. Cốt cách dân tộc, không khí bừng sôi của đời sống cùng tinh thần thời đại đã hội nhập trong tâm tưởng, tư chất công dân của người diễn viên, thắp sáng tài năng nghệ sỹ.
Chính vì thế, sau thành công rực rỡ vai Nila, nhân vật kịch nước ngoài, Nguyệt Ánh đã rất nhuần nhuyễn khi nhập vai nhân vật phụ nữ tiêu biểu của chúng ta trong chiến tranh chống xâm lược, như chị Y (kịch bản Anh Trỗi), vai bác sỹ Nga (kịch bản Đôi Mắt). Chị Y là cán bộ Cách mạng người Sài Gòn, trong lao tù vẫn là điểm tựa tinh thần vững chắc cho chị em, đồng chí. Bác sỹ Nga là một điển hình tâm trạng hiền hậu, đầy yêu thương của cô gái miền Bắc phải nén chịu tiếng gọi thổn thức của con tim để chăm sóc người yêu là chiến sỹ bị mù ngay trên đường ra mặt trận. Đạo diễn NSND Dương Ngọc Đức khi dàn dựng vở này đã nhiều lần ngỡ ngàng trước những phút "xuất thần" trong diễn xuất của Nguyệt Ánh. Hình như trong con người nhân vật chị Y, nhân vật bác sỹ Nga có cả những nét tâm hồn Nila - cô gái đánh trống trận thủa nào.
Năm 1977 Đoàn kịch nói Trung ương lần đầu xuất hiện trên sân khấu TPHCM, những vai kịch của Nguyệt Ánh trong các vở diễn trên đã gây xúc động lớn lao trong cảm nhận của khán giả và đồng nghiệp của Sài Gòn sau ngày giải phóng. Khuynh hướng kịch nói XHCN, phong cách diễn xuất của các nghệ sĩ đến từ Thủ đô Hà Nội đã góp phần khai mở cho phong trào kịch nói nơi thành đô hình thành và phát triển. Nguyệt Ánh được ghi nhận là một diễn viên tài sắc, chiếm được cảm tình sâu đậm đối với người Sài Gòn. Có lẽ vì thế chăng, nên những năm sau này Nguyệt Ánh đã chọn thành phố thân thương ấy làm bến đỗ sau cuối của cuộc đời
Nguyệt Ánh đến với sân khấu như một định mệnh. Người nghệ sĩ tài sắc ấy đã toả sáng trên kịch trường với những vai diễn để đời. Cuộc sống và những người hâm mộ sân kháu còn mãi nhớ Nguyệt Ánh. Nguyệt Ánh- một vầng trăng. Vầng trăng ấy đêm đêm vẫn toả sáng dịu dàng trên vòm trời sân khấu, thao thức với cuộc đời

NSƯT Vũ Hà
CHOBACKINH
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viết: 8407
Ngày tham gia: Ba T6 16, 2009 10:05 am

Bài viết chưa xem by CHOBACKINH »

Nghệ sỹ Kịch nói Nguyệt Ánh

là con gái của bà Vũ Thị Yến- trưởng phòng Tổ chức của Công ty Sành Sứ nơi tôi hiện đang làm việc. ( vào thời đó )

Vào thấp niên 1985-1990, Cô Yến thường đi công tác Văn phòng 2 đặt tại Tp.HCM.

Chị Nguyệt Ánh cũng tháp từng mẹ và thỉnh thỏang đến cơ quan tôi.

Bây giờ nghĩ lại, tôi lại nhớ đến Nguyệt Ánh- chị ấy có nét đẹp hơi hút hồn một tí với đôi mắt to đen lánh .

Riêng cô Yến bây giờ chắc lớn tuổi lắm rồi - ngoài 80 tưổi .... không biết có còn khỏe không .
Đăng trả lời

Quay về