WELCOME TO THE NEW PHORUM
THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Bye Bye .....
MC DUC TIEN
Nghệ sĩ lão thành Lệ Thẩm qua đời
[7mau]Nghệ sĩ lão thành Lệ Thẩm qua đời[/7mau]
Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm
[7mau]Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm[/7mau] Sau thời gian chống chọi với nhiều căn bệnh, nghệ sĩ Tùng Lâm đã trút hơi thở cuối cùng lúc 4 giờ 30 phút ngày 15-10 tại nhà riêng. Ông tên thật...
CHẾT VẪN KHÔNG YÊN!
-Mỗi con sông chảy mỗi cánh khác của riêng mình Tôi là dòng nước đảo điên Quen vượt thác vượt ghềnh Không thể im lìm trôi xuôi - Sông chảy về đâu buồn hay tĩnh lặng Ra đại dương...
TIN BUỒN: NS Bích Thủy qua đời,ở tuoi 73
[video]http://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/video] [youtube]https://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/youtube]
VUA NHẠC SẾN ĐI RỒI....
Nhạc sĩ Vinh Sử thường được khán giả gọi là 'vua nhạc sến' bởi hàng trăm ca khúc đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt. Sau khi ông qua đời, nhiều nghệ sĩ bày tỏ sự tiếc...
TRẢ LẠI TÊN CHÙA.
Hội Sân khấu trả lại bảng tên Chùa Nghệ sĩ. Ngày 20/06/2022. Hội Sân khấu trả lại tên Chùa Nghệ sĩ như ban đầu, sau hai ngày thay đổi bằng bảng "Nghĩa trang nghệ sĩ". Chiều 20/6,...
Buồn Nhất khi Nghệ sĩ Thanh Kim Huệ qua đời
Khộng theo dõi tin tức ở đây nhưng qua nhiều kênh thông tin khác, được biết nữ nghệ sĩ tài danh Thanh Kim Huệ qua đời, buồn ơi là buốn, buồn hơn hết, không phải thương ai ghét ai mà sao nghe buồn...
Phan ưu cuoi nam
MH đã gởi điện thơ chúc năm mới 2022 anh chị Trần quang Hải nhưng không nghỉ là anh đã ra đi ngày hôm nay mặc dù anh đã cầm cự với căn bệnh hiểm nghèo mấy năm nay rồi. Thôi ,như vậy anh nhẹ...
Nữ danh ca
Thanh Kim Huệ đã ra đi :hoa: :flower: :)) :cry:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Danh ca Út trà Ôn

Nơi tưởng nhớ những NS đã quá cố.
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
Bài viếtCOLON 6304
Ngày tham giaCOLON Chủ nhật Tháng 10 15, 2006 5:00 pm
Đến từCOLON London / England

Bài viết chưa xem gửi bởi khuyenmap »

Ở tuổi đôi mươi, Út Trà Ôn (tên thật là Nguyễn Thành Út, 1919 – 2001) đã sớm khẳng định tài năng khi đoạt giải nhất ca cổ tại Sài Gòn (năm 1937) và nổi danh qua các bài: “Thức trót đêm đông”, “Tôn Tẫn giả điên”, “Sầu bạn chung tình”...
Nhưng có lẽ khi bản vọng cổ “Tình anh bán chiếu” ra đời thì ngôi vị “đệ nhất danh ca” của Út Trà Ôn mới được xác lập
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
Bài viếtCOLON 6304
Ngày tham giaCOLON Chủ nhật Tháng 10 15, 2006 5:00 pm
Đến từCOLON London / England

Bài viết chưa xem gửi bởi khuyenmap »

Theo tác giả tài danh Hoa Phượng thì chính ÚT Trà ÔN là người đã phá cách trong cách vô vọng cổ chồng hơi trong tuồng cải lương xã hội. Ngày trước trong các tuồng cải lương xã hội, nghệ sĩ vô vọng cổ nói lối mùi, vô ngang, mới đúng điệu,, hát xã hội ca chồng hơi, ca dựng lên là không đúng, ca chồng hơi, ca dựng chỉ áp dụng trong tuồng màu sắc hương xa. Khi tập tuồng Nỗi buồn con gái (còn có tên Tần Nương Thất) trên sân khấu Dạ Lý Hương, ông đóng vai ông Độ, người em chồng thầm yêu chị dâu còn rất trẻ cô Tần do Cải lương chỉ bảo Bạch Tuyết đóng: Khi quá yêu và quá ghen, không thể bày giải với ai, ÚT Độ bất chợt kêu lên trước bàn thờ của anh mình (ÚT Trà ÔN vô vọng cổ chồng hơi): ''Trời ơi! Chết đi, chớ sống làm chi, khi sự nghiệp đã về tay thiên hạ, còn cái dung nhan yêu kiều diễm lệ kia sao anh nỡ để cho người ta phải chịu cảnh vò võ cô phòng...''. Khán giả vỗ tay rần rần, cao trào kịch đẩy lên cao, tâm lý nhân vật bùng lên cực điểm, hiệu quả sân khấu không thể tưởng tượng, trở thành đỉnh cao, chuẩn mực mới trong xử lý vô vọng cổ tuồng xã hội, phá bỏ những quy định tưởng như đúng đắn nhất, mở thoáng những sáng tạo khi ca vọng cổ trong tuồng. Từ đó về sau nhiều nghệ sĩ đã ca chồng hơi trong tuồng xã hội, miễn sao hợp lý và nghệ sĩ ấy phải có làn hơi phong phú. Cũng theo lời kể của ông Hoa Phượng, trong vở Tuyệt Tình ca ông ÚT Trà ÔN có ca sai một chữ làm mất đi ý nghĩa hình tượng văn học, nhưng khan giả không để ý, vì ông ca quá hay. NS ÚT Trà ÔN có đặc điểm là khi đã học thuộc tuồng rồi thì khó sửa, ông chỉ nhớ cái cũ cái đầu tiên đã học. Tác giả Hoa Phượng viết: ''Chiều đã xuống mặt trường giang bát ngát mà bóng người thương cũng dần khuất giữa... sông đầy...'' người đánh máy tuồng đánh sai chữ dần thành chữ lẫn, nên ông cứ theo bản tuồng mà học. Sau đó biết sai, nhưng không thể ca sửa lại được từ lẫn sang dần. Tác giả Hoa Phượng rất kỹ, văn ông viết không ai được sữa, có sửa thì chính ông sửa, chỉ trừ ÚT Trà ÔN. Trong trường hợp này, mỗi lần nhắc lại chuyện này ông Hoa Phượng rất vui, trong ánh mắt thể hiện sự kính trọng, yêu mến vua vọng cổ. Bởi hai ông có thời gian đi chung với nhau nhiều đoàn hát, có nhiều vai diễn Hoa Phượng viết đo ni cho ÚT Trà ÔN, và ÚT Trà ÔN đã biến những vai diễn đó thành vai để đời, như vai ông Cò Hương trong Tuyệt tình ca, vai ÚT Độ trong Tần Nương Thất, vai Dương Phá Thiên trong Luật giang hồ...
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
Bài viếtCOLON 6304
Ngày tham giaCOLON Chủ nhật Tháng 10 15, 2006 5:00 pm
Đến từCOLON London / England

Bài viết chưa xem gửi bởi khuyenmap »

Trong sự nghiệp của mình, NSND Út Trà Ôn đã thủ diễn thành công trong hơn 200 vở hát và ca qua cả ngàn bản vọng cổ. Nhưng có lẽ, ông thành công hơn cả là nhờ vào những bản vọng cổ mà một thời người ta khen tặng là “Đệ nhất danh ca”. Thời gian có thể đổi dời, cách ca vọng cổ sau bao nhiêu thập kỷ có thể bị biến đổi nhưng mỗi khi nghe ông ca, quả là người ta có cảm giác như thời gian đang dừng lại, vượt ra ngoài cả thăng trầm của nghệ thuật sân khấu cải lương. Nhất là với bài vọng cổ “Tình anh bán chiếu” đã gắn liền với tên tuổi của ông mà cho đến nay khó ai có thể thay thế được. Ngay khi đã lớn tuổi, song giọng ca của ông vẫn giữ được nét ngọt ngào truyền cảm qua những bản như Đài hoa dâng Bác, Bác ơi! Bác ơi, Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, Về với sông Trà, Ba đảo dừa, Núm ruột quê hương, Nói chuyện với đồng bằng... Nhìn chung, ông có lối ca chân phương nhưng hết sức độc đáo. Âm thanh và ngôn ngữ vọng cổ hòa luyện thành “cái thần” đi sâu vào tâm tư, tình cảm người nghe. Kỹ thuật ca nghiêm túc, trong đó có cách nhấn, luyến láy, nhả chữ theo từng cụm từ, nhuần nhuyễn như thơ ca, không bị lạc mạch, tách chẻ đoạn ý làm người nghe dễ tiếp thu.
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
Bài viếtCOLON 6304
Ngày tham giaCOLON Chủ nhật Tháng 10 15, 2006 5:00 pm
Đến từCOLON London / England

Bài viết chưa xem gửi bởi khuyenmap »

Qua những bài vọng cổ bất hủ, từ Tôn Tẩn Giả Điên, Thái Sư Văn Trọng, Trụ Vương Thiêu Mình, Viếng Tần Thủy Hòang, Nguyễn Trải Thụy Lộ Hận Tình, Tình Anh Bán Chiếu, Ông Lão Chèo Đò cho tới Gánh Chè Khuya, Thư Xuân Ngòai Chiến Tuyến…, giọng ca Út Trà Ôn vẫn mãi sâu đậm trong tâm hồn giới mến mộ.
Nghệ sĩ Út Trà Ôn cũng nổi tiếng qua các vai diễn trên sân khấu từ đầu thập niên 40 cho tới một thời gian ngắn sau năm 1975, từ vai Tôn Tẩn trong vở tuồng Bàng Quyên-Tôn Tẩn trên sân khấu Tân Thinh, vai Hòang Tử Thủy Tề của gánh Hề Lập, vai Thái Sư Văn Trọng trong tuồng Mổ Tim Tỷ Can và vai Trụ Vương trong vở Hỏa Thiêu Bá Lạc Đài trên sân khấu Tiến Hóa…
Cho tới các vai trên sân khấu Thanh Minh qua những tuồng Biên Thùy Nổi Sóng, Chiếc Lá Giữa Dòng của sọan giả Nguyễn Phương, tuồng Hồi Trống Vân Lâu, Núi Liểu Sông Bằng của Thiếu Linh, Đồ Bàn Di Hận của Lê Khanh, Tình Tráng Sĩ của Mộc Linh, và Thiên Thần Trên Thiết Mã của Ngọc Huyền Lan – cũng là lúc mà Út Trà Ôn được vinh danh Vua Vọng Cổ.
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
Bài viếtCOLON 6304
Ngày tham giaCOLON Chủ nhật Tháng 10 15, 2006 5:00 pm
Đến từCOLON London / England

Bài viết chưa xem gửi bởi khuyenmap »

Nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc Trần Văn Khê giải thích vì sao Út Trà Ôn được mọi người đặt cho danh hiệu Đệ Nhất Danh Ca Miền Nam cũng như là Vua Vọng Cổ: "Út Trà Ôn được thiên phú ca vọng cổ rất haỵ Ca vọng cổ rất hay không phải chỉ người biết ca là hay thôi mà khó ở chỗ là làm sao ngắt đoạn, làm sao sắp chữ, làm sao làm cho câu tròn về nhịp.
Ngoài ra còn có một giọng hết sức trầm ấm, mà cái giọng của Út Trà Ôn mà giới tài tử cho rằng đó là giọng trầm có pha giọng Thổ thành ra giọng đó mướt và êm, và thấp, nhưng mà ca đâu đó chính xác. Hồi đó tới giờ chưa có ai ca vọng cổ làm cho người ta xúc động bằng Út Trà Ôn. Cho nên từ khoảng năm 1940 tới 1950 Út Trà Ôn được tăng danh hiệu Đệ Nhất Danh Ca Vọng Cổ của nước Việt Nam. Và, những vai được người ta nhắc tới luôn là vai Hai Thành trong Đời Cô Lựu, vai Tám Khỏe trong Người Ven Đô, và Ông Cò Quận 9. Đặc biệt trong các vai đó là Út Trà Ôn vừa đóng vừa cạ Và những bài ca còn để lại danh tiếng mà ai cũng nhắc tới luôn luôn là bái vọng cổ Tình Anh Bán Chiếu ở Cà Mau mà không có ai bằng Út Trà Ôn.
Giới mến chuộng cải lương cho rằng Vua Vọng Cổ Út Trà Ôn trở thành độc chiêu, đến bây giờ vẫn chưa có một giọng ca nào có thể qua mặt được người nghệ sĩ tài danh nầỵ Út Trà Ôn trở thành danh ca không đối thủ trong lãnh vực cải lương. Những bài vọng cổ mà Út Trà Ôn ca người nghe, nghe mãi không thấy chán. Đó là Tình Anh Bán Chiếu, Trụ Vương Thiệu Minh, Viếng Tần Thủy Hoàng, Nguyễn Trãi Thị Lộ hận tình, Gánh Chè Khuya, Ông Lão Chèo Đò, Tôn Tẩn Bàng Quyên, Thư Xuân ngoài tiền tuyến, Em Bé Bánh Tra, Thư Xuân gởi cha già...
CHOBACKINH
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viếtCOLON 8407
Ngày tham giaCOLON Thứ 3 Tháng 6 16, 2009 10:05 am

Bài viết chưa xem gửi bởi CHOBACKINH »

khuyenmap


Rất đồng ý với khuyenmap về giọng ca của NS Út Trà Ôn .

Nghệ sỹ đàn em sau này có ngưỡng mộ NS Út Trà Ôn mấy, có thần tượng mấy và bắt chước giọng ca của anh Út chẳng hạn NS Phương Quang .

NS phương Quang có giọng ca hay riêng của anh - Nhưng anh Út vẫn có cái hay đặc biệt của anh và không ai vượt qua được .
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
Bài viếtCOLON 6304
Ngày tham giaCOLON Chủ nhật Tháng 10 15, 2006 5:00 pm
Đến từCOLON London / England

Bài viết chưa xem gửi bởi khuyenmap »

Giọng ca của NSND Út Trà Ôn có hơi đồng trầm ấm, phong cách ca ngâm khoan thai, chững chặc…Giọng ca của Út Trà Ôn không chân phương quá, cũng không luyến lái kỹ thuật quá, nhưng từng lời từng chữ rõ ràng, truyền cảm. Út Trà Ôn được xem là bực thầy về cách sắp chữ, hành văn, câu nhiều chữ nghe vẫn hay, câu ít chữ kéo dài ra cũng rất duyên dáng.
CHOBACKINH
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viếtCOLON 8407
Ngày tham giaCOLON Thứ 3 Tháng 6 16, 2009 10:05 am

Bài viết chưa xem gửi bởi CHOBACKINH »

Anh Út Trà Ôn ca cũng rất hay ở bài " Mồ em Phượng "
Hình đại diện của thành viên
vanduyanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viếtCOLON 9209
Ngày tham giaCOLON Thứ 2 Tháng 2 22, 2010 12:05 am

Bài viết chưa xem gửi bởi vanduyanh »

Mỗi khi có dịp về Bạc Liêu, NSND Út Trà Ôn đều đến viếng mộ cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, thắp hương tưởng niệm và ca bài Dạ cổ hoài lang. Câu nói đầy tình nghĩa, chân thành của ông làm nhiều người thêm thương yêu và kính trọng: “Bản vọng cổ của bác Sáu Lầu đưa tôi lên một địa vị được báo chí khen là “Vua vọng cổ”. Đó là nhờ công lao của bác Sáu Lầu và tôi tin tưởng bài vọng cổ sẽ trường tồn mãi mãi. Tôi hết sức cảm động và nhớ ơn người sáng tạo ra bản vọng cổ”.
Hình đại diện của thành viên
vanduyanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viếtCOLON 9209
Ngày tham giaCOLON Thứ 2 Tháng 2 22, 2010 12:05 am

Bài viết chưa xem gửi bởi vanduyanh »

NSND Út Trà Ôn đã đi qua một chặng đường dài trên nền nghệ thuật sân khấu cải lương của dân tộc. Trong chừng mực nào đó, chúng ta có thể xem ông như là một trong những pho tự điển sống về hoạt động sân khấu cải lương của miền Nam trước đây. Những vai diễn thành công của ông có thể kể: Thái tử lưng gù trong Một tình tan vở của Mộng Vân; Hoàng tử Bá Tùng trong Cung đàn trên sông lạnh của Thu An; ông Cò Hương trong Tuyệt tình ca của Hoa Phượng – Ngọc Điệp; Ông Đô trong Nổi buồn con gái của Hoa Phượng; Vương Bá Thiên trong vở cùng tên. . .
Sau ngày giải phóng (1975) trong vai Tám Khỏe của vở Người ven đô, ông đã để lại trong lòng khán giả một tình cảm khó quên. Ngoài vai Tám Khỏe, ông còn xuất hiện trên sân khấu và băng hình video những vai như Thành trong Đời cô Lựu của Trần Hữu Trang; Kiều Ông trong vở Kiều Nguyệt Nga của Ngọc Cung; Thái giám trong vở San Hậu của Quy Sắc. . .
Hình đại diện của thành viên
vanduyanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viếtCOLON 9209
Ngày tham giaCOLON Thứ 2 Tháng 2 22, 2010 12:05 am

Bài viết chưa xem gửi bởi vanduyanh »

Năm 1954, NSND Út Trà Ôn được giới báo chí và khách mộ điệu bình chọn là một trong ba “kép được cảm tình nhiều nhất” (Ba Vân 4.001 phiếu, Út Trà Ôn 1.529 phiếu; Năm Châu 1.441 phiếu và là “kép có giọng ca hay nhất”: Út Trà Ôn: 6.296 phiếu, Bảy Cao 735 phiếu, Ba Vân: 616 phiếu) (theo báo Tiếng Dội, số ra ngày 27/10/1954). Do sự bình chọn này giới báo chí và khách mộ điệu phong tặng ông danh hiệu “đệ nhất danh ca”.
ilovecailuong
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
Bài viếtCOLON 6409
Ngày tham giaCOLON Thứ 3 Tháng 11 30, 2004 4:00 pm
Đến từCOLON Virginia, USA
CONTACTCOLON

Bài viết chưa xem gửi bởi ilovecailuong »

[align=center]Gánh Gạo Đêm Trăng

Đời[/align]
[center]Hình ảnh
...♬ ♫ ♪ ılıll|̲̅̅●̲̅̅|̲̅̅=̲̅̅|̲̅̅●̲̅̅|llılı ♪ ♫ ♬ ...[/center]
Hình đại diện của thành viên
vanduyanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viếtCOLON 9209
Ngày tham giaCOLON Thứ 2 Tháng 2 22, 2010 12:05 am

Bài viết chưa xem gửi bởi vanduyanh »

Trái tim của NSND Út Trà Ôn ngừng đập, nhưng âm hưởng những lời ca của ông vẫn còn đọng mãi trong tâm tưởng những người yêu vọng cổ. Và công chúng Bạc Liêu khó quên hình ảnh nghệ sĩ Út Trà Ôn ở tuổi 80, tóc bạc, đi chầm chậm lên sân khấu để giao lưu cùng khán giả, nói một vài lời, hát một vài câu vọng cổ theo yêu cầu và lòng ngưỡng mộ của công chúng Bạc Liêu vào dịp kỷ niệm 80 năm - Ngày ra đời bản Dạ cổ hoài lang - Rằm tháng tám âm lịch năm 1999…
Hình đại diện của thành viên
vanduyanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viếtCOLON 9209
Ngày tham giaCOLON Thứ 2 Tháng 2 22, 2010 12:05 am

Bài viết chưa xem gửi bởi vanduyanh »

Nói về nghiệp làm bầu , đệ nhất danh ca Út Trà Ôn cho rằng ông làm bầu chỉ là một bước ngoặt nhỏ trong sự nghiệp của mình, khi ông đã là một tên tuổi sáng chói. Ông góp phần đào luyện những cô đào nổi tiếng nhờ sự nghiêm khắc và tấm lòng vị tha.
Người trong giới kể rằng, bất kỳ cô đào nào mà hát không nghiêm túc, ông chỉ nhắc nhở một lần, sau đó ông tìm người khác thế vai ngay. Ông không muốn bị rơi vào thế bị động, vì nguyên tắc của ông: “Mất một cô đào cứng đầu, dù tài danh đến mấy cũng không tiếc. Tôi đủ khả năng đào tạo một cô đào trẻ khác, có thể kém tài nhưng có đức hơn”.
Hình đại diện của thành viên
lua
Thành viên mới đến
Thành viên mới đến
Bài viếtCOLON 20
Ngày tham giaCOLON Thứ 3 Tháng 5 11, 2004 5:00 pm
Đến từCOLON 9/4 ap tan phu xa tan phu thanh chau thanh a .haugiang
CONTACTCOLON

Bài viết chưa xem gửi bởi lua »

Ai có bài mồ em Phượng cho mình xin với , Đúng là bài này cậu út ca rất hay
BUTTON_POST_REPLY

Quay về