WELCOME TO THE NEW PHORUM
THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Bye Bye .....
MC DUC TIEN
Nghệ sĩ lão thành Lệ Thẩm qua đời
[7mau]Nghệ sĩ lão thành Lệ Thẩm qua đời[/7mau]
Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm
[7mau]Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm[/7mau] Sau thời gian chống chọi với nhiều căn bệnh, nghệ sĩ Tùng Lâm đã trút hơi thở cuối cùng lúc 4 giờ 30 phút ngày 15-10 tại nhà riêng. Ông tên thật...
CHẾT VẪN KHÔNG YÊN!
-Mỗi con sông chảy mỗi cánh khác của riêng mình Tôi là dòng nước đảo điên Quen vượt thác vượt ghềnh Không thể im lìm trôi xuôi - Sông chảy về đâu buồn hay tĩnh lặng Ra đại dương...
TIN BUỒN: NS Bích Thủy qua đời,ở tuoi 73
[video]http://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/video] [youtube]https://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/youtube]
VUA NHẠC SẾN ĐI RỒI....
Nhạc sĩ Vinh Sử thường được khán giả gọi là 'vua nhạc sến' bởi hàng trăm ca khúc đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt. Sau khi ông qua đời, nhiều nghệ sĩ bày tỏ sự tiếc...
TRẢ LẠI TÊN CHÙA.
Hội Sân khấu trả lại bảng tên Chùa Nghệ sĩ. Ngày 20/06/2022. Hội Sân khấu trả lại tên Chùa Nghệ sĩ như ban đầu, sau hai ngày thay đổi bằng bảng "Nghĩa trang nghệ sĩ". Chiều 20/6,...
Buồn Nhất khi Nghệ sĩ Thanh Kim Huệ qua đời
Khộng theo dõi tin tức ở đây nhưng qua nhiều kênh thông tin khác, được biết nữ nghệ sĩ tài danh Thanh Kim Huệ qua đời, buồn ơi là buốn, buồn hơn hết, không phải thương ai ghét ai mà sao nghe buồn...
Phan ưu cuoi nam
MH đã gởi điện thơ chúc năm mới 2022 anh chị Trần quang Hải nhưng không nghỉ là anh đã ra đi ngày hôm nay mặc dù anh đã cầm cự với căn bệnh hiểm nghèo mấy năm nay rồi. Thôi ,như vậy anh nhẹ...
Nữ danh ca
Thanh Kim Huệ đã ra đi :hoa: :flower: :)) :cry:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Năm Cơ - Chiếc đờn kìm và một tâm hồn thuần

Nơi tưởng nhớ những NS đã quá cố.
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
Đăng trả lời
ilovecailuong
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
Bài viết: 6409
Ngày tham gia: Ba T11 30, 2004 4:00 pm
Đến từ: Virginia, USA
Tiếp xúc:

Năm Cơ - Chiếc đờn kìm và một tâm hồn thuần

Bài viết chưa xem by ilovecailuong »

Hình ảnh
“Ba đệ nhất danh cầm Sài Gòn”: Bảy Bá - Văn Vĩ - Năm Cơ (từ trái qua). Ảnh chụp năm 1966
Ba thập niên liền 1950, 1960 và 1970 được coi là thời kỳ hoàng kim của sân khấu cải lương Nam bộ và nhạc sĩ Năm Cơ với chiếc đờn kìm bất hủ đã “ tung hoành “ khắp các hãng dĩa, các đài phát thanh cũng như sau bức màn nhung của các đại ban lừng lẫy một thời. Đóng góp của ông cho sân khấu cải lương - từ việc đào tạo các danh ca, phát triển bài vọng cổ, sáng tạo và hoàn thiện các bài bản khác - đã được lịch sử của bộ môn này trân trọng ghi nhận. Nhiều danh hiệu, biệt hiệu chính thức và không chính thức mà bạn bè, đồng nghiệp, báo giới và đông đảo khán thính giả đồng điệu tri âm tôn xưng ông tuy đã gần nửa thế kỷ qua vẫn được nhiều người nhắc đến mỗi khi đề cập đến sân khấu cải lương như “Đệ nhất danh cầm” (dành cho đờn kìm), “Cặp sóng thần trong làng cổ nhạc” (cùng với Bảy Bá - đờn tranh), “Ba danh cầm bậc nhất đất Sài Gòn” (cùng với Bảy Bá - đờn tranh, Văn Vĩ - lục huyền cầm)...
Cây đờn kìm từng được coi là loại nhạc cụ thuần Việt. Để chơi ở mức “nghe được” cây đờn hai dây ấy đòi hỏi phải có sự cảm nhận tinh tế từ trong suy nghĩ, cảm xúc, giai điệu của người Việt trước không gian, tình cảm của người Việt. Dù là con một Hoa kiều, nhưng Năm Cơ là bậc “danh cầm bậc nhất” ba thập niên liền không có đối thủ của cây đờn hai dây thuần Việt này.
Cậu bé Dương Văn Cơ ra đời năm 1917 trong một gia đình gốc Triều Châu, tại xóm rẫy Thị Ròn, Lạc Thạnh (nay là Thạnh Hòa Sơn, huyện Cầu Ngang, Trà Vinh). Nhà nghèo, từ năm, bảy tuổi đầu, cậu đã phải lang thang khắp các cánh đồng chăn đàn bò của người cô ruột. Vừa trông coi bò, cậu vừa chơi những bản nhạc truyền thống Triều Châu (mà thân phụ cậu truyền lại) bằng chiếc đờn đoản...
Cuối thập niên 1930, tiếng đờn kìm độc chiếc của nhạc sĩ Sáu Tửng cùng giọng ca Cô Ba Trà Vinh, Cô Năm Cần Thơ trong bài vọng cổ nhịp 16, vốn thoát thai từ bài dạ cổ hoài lang của nhạc sĩ Cao Văn Lầu, được hãng dĩa Pathé phát hành thành hai dĩa “Kiến tình trung nghĩa” và “Khóc bạn”, đánh dấu một bước đi quan trọng hướng nghệ thuật tài tử Nam bộ vươn lên. Giai điệu thiết tha, sâu lắng của bài vọng cổ thuần Việt ấy đã “hốt trọn hồn” cậu bé Triều Châu đam mê âm nhạc Dương Văn Cơ. Từ cây đàn đoản gia truyền, cậu chuyển sang cây đờn kìm, mà bước nhập môn đầu tiên là “học lóm” từng “chữ đờn” của bác Sáu Tửng trên hai dĩa hát ấy. Từ đờn kìm, ông chuyển sang tự học và chơi thành thạo một số nhạc cụ tài tử Nam bộ như ghita phím lõm, đờn sến... Không bao lâu sau, ngón đờn kìm của ông cùng với ngón đờn tranh của người bạn làng bên Bảy Bá (Huỳnh Trí Bá, tức soạn giả Viễn Châu, sinh trưởng tại làng Đôn Châu, Trà Cú, giáp ranh với Lạc Thạnh, quê hương Năm Cơ) đã nổi tiếng khắp vùng, từ sông Tiền sang sông Hậu, được giới tri âm tài tử lúc ấy xem là đôi tri kỷ tâm giao.
Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ. Từ giã quê nhà, cùng với Bảy Bá, Năm Cơ chân ướt chân ráo lên Sài thành hoa lệ mưu sinh bằng chính tài năng âm nhạc của mình. Thời gian đầu, ông sống rất chật vật, thiếu thốn bằng cách đi đờn cho quán Mỹ Linh (kiểu quán nghệ sĩ ngày nay), rồi đi đờn phục vụ cho cánh Bảy Bửu chuyên bán cao đơn hoàn tán, nhạc sĩ Năm Cơ đã dần khẳng định được tài năng của mình và bắt đầu được danh cầm tiền bối Sáu Tửng - người mà ông vẫn xem là thầy đầu tiên - chú ý, kết thân.
Năm 1950, theo sự giới thiệu của cây đại thụ trong làng tài tử Sáu Tửng, đôi nhạc sĩ Năm Cơ - Bảy Bá được Đài Phát thanh Pháp - Á mời cộng tác trong dàn nhạc cổ. Sau đó, cây thập lục huyền cầm Bảy Bá cùng cây nguyệt cầm Năm Cơ còn tung hoành bên nhau từ hãng dĩa Hoành Sơn sang hãng dĩa Asia. Thời gian này, bộ ba gốc Trà Vinh gồm đôi nhạc sĩ Năm Cơ - Bảy Bá cùng giọng ca Cô Ba Trà Vinh trở thành một hiện tượng trong đời sống âm nhạc Sài Gòn nói riêng, Nam bộ nói chung. Họ tạo ra một “quy trình khép kín” từ sáng tác vọng cổ, cải lương (soạn giả Viễn Châu), sáng tác các bài bản mới phục vụ sân khấu cải lương, kể cả góp công nâng bài vọng cổ lên nhịp 64 như hiện nay (Năm Cơ - Bảy Bá), ca và ca diễn (Cô Ba Trà Vinh), song tấu (sau đó, tam tấu cùng Văn Vĩ), độc tấu hoặc hòa đờn cho giọng ca Cô Ba Trà Vinh. Lúc này, các hãng dĩa, các đài phát thanh, các đại ban cạnh tranh nhau có được hợp đồng với bộ ba này như một cách quảng bá thương hiệu hiệu quả.
Năm 1956, vợ chồng bầu Long - Kim Chung bắt đầu thực hiện đưa cải lương thành một công nghệ kinh doanh. Một mô hình “công ty mẹ” với nhiều “công ty con” mà thương hiệu Kim Chung dùng chung cho cả chục đoàn hát khác nhau, mỗi đoàn một êkíp soạn giả, thầy tuồng, nhạc sĩ, nghệ sĩ và chuyên khai thác một mô-tip tuồng tích phù hợp với ê-kíp đó. Để thực hiện ý tưởng đó, bầu Long thực hiện một cuộc “chiêu binh mãi mã” rầm rộ trong giới cải lương mà nhạc sĩ Năm Cơ là đích nhắm đầu tiên cho vị trí chỉ huy dàn nhạc cổ. Tài năng, danh tiếng của cây đờn kìm độc nhất vô nhị trên sân khấu cải lương Sài Gòn của Năm Cơ ngày càng rực rỡ hơn, đồng hành cùng sự thành công của sân khấu Kim Chung trong thập niên 1960, 1970.
Bước sang thập niên 1960 - 1970, cặp bài trùng đồng nghiệp, đồng hương Năm Cơ - Bảy Bá được báo giới và người hâm mộ xưng tụng bằng biệt danh “Cặp sóng thần trong làng cổ nhạc”. Ngón đờn của hai ông đã làm thăng hoa bao tên tuổi trong giới nghệ sĩ cải lương như Cô Ba Trà Vinh, Cô Năm Cần Thơ, Cô Năm Sa Đéc, Út Trà Ôn, Hữu Phước, Tấn Tài... của thế hệ trước đến Út Bạch Lan, Ngọc Giàu, Thanh Hương, Mỹ Châu, Lệ Thủy, Thanh Kim Huệ, Thanh Sang, Thành Được, Minh Phụng, Minh Vương, Thanh Tuấn... của thế hệ trước và sau ngày giải phóng. Không những vậy, các nghệ sĩ hát bội của ban Vân Hạc xưa như Đinh Bằng Phi, Cô Năm Đồ, Thành Tôn, Hoàng Sóc... hoặc giới cải lương tuồng cổ (khi ấy gọi là cải lương Hồ quảng) như Thanh Tòng, Thanh Bạch, Bạch Mai, Thanh Thế... vẫn tự coi mình là người học trò nhỏ, là người chịu ơn từ ngón đờn kìm tuyệt kỹ của nhạc sĩ Năm Cơ.
Tài hoa, điệu nghệ, sống hết lòng cùng tri âm tri kỷ nhưng nhạc sĩ Năm Cơ có một cuộc đời riêng nhiều cay đắng và bạc mệnh. Có lẽ chính vì những đau khổ triền miên trong cuộc sống khó giãi bài cùng ai đã phát tiết trên từng cung đờn, và làm cho ngón đờn kìm của ông như có chiều sâu hơn, có tâm hồn hơn. Thuở còn hàn vi sinh sống tại xóm rẫy Thị Ròn, ông đã lập gia đình với một cô thôn nữ cùng xóm nhưng sớm lâm vào cảnh chia ly. Bỏ xứ lên Sài Gòn sinh sống, ông vẫn canh cánh nỗi chua xót của người thất bại trên chuyến đò tình. Khi công thành danh toại, tên tuổi đã lẫy lừng trên sân khấu Kim Chung, nhạc sĩ Năm Cơ “đi bước nữa” với một phụ nữ quê Sa Đéc nhưng cuộc sống gia đình vẫn dư khổ đau mà thiếu niềm vui, hạnh phúc ! Và ông đã vĩnh viễn ra đi trong sự thương tiếc của bạn bè, đồng nghiệp, giới hâm mộ cải lương vào ngày 24-1-1980, tại Sài Gòn.
Có một chi tiết về cuộc đời nhạc sĩ Năm Cơ mà sau này, người bạn tri kỷ của ông - nhạc sĩ Bảy Bá - tiết lộ: Năm Cơ là một người đãng trí đến lạ kỳ. Ở Sài Gòn hơn 30 năm mà anh thuộc không được chục tên đường. Học trò - chính thức cũng như không chính thức - có đến hàng trăm mà anh nhớ tên không quá vài người. Những bài bản chơi hàng ngày (trong đó có những bài do chính anh sáng tác) mà anh cũng không nhớ nổi cái tên, không nhớ được nó bắt đầu băng “chữ đờn” gì trong lồng bản. Cứ hễ có người đờn trước thì anh đờn sau. Nhưng khi ngón đờn đã buông ra thì vô cùng bay bướm, linh động, thần diệu... như hốt hết cái hồn của người ca, người nghe hòa vào từng câu chữ trong bài hát !

TRẦN DŨNG
[center]Hình ảnh
...♬ ♫ ♪ ılıll|̲̅̅●̲̅̅|̲̅̅=̲̅̅|̲̅̅●̲̅̅|llılı ♪ ♫ ♬ ...[/center]
ngocanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viết: 37641
Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm

Bài viết chưa xem by ngocanh »

ilovecailuong [vt:)] [vt:)]
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
Hình đại diện của thành viên
saigon
Thành viên thường xuyên
Thành viên thường xuyên
Bài viết: 1080
Ngày tham gia: Sáu T4 16, 2004 5:00 pm
Đến từ: Asia Online

Bài viết chưa xem by saigon »

:)) :))
My Love Thanh Ngan
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
Bài viết: 41708
Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Tiếp xúc:

Bài viết chưa xem by tancogiaoduyen »

:)) :)) :)) :mrgreen:
Hình đại diện của thành viên
TranKhanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viết: 17883
Ngày tham gia: Năm T2 17, 2005 4:00 pm
Đến từ: Vùng Trời Hiu Quạnh

Bài viết chưa xem by TranKhanh »

ilovecailuong, :)) :)) [vt:)] [vt:)] [vt:)]
- Học Mà Không Suy Nghĩ Sẽ Nghĩ Sai,
Suy Nghĩ Mà Không Học Sẽ Có Nhiều Thắc Mắc...
- Không Biết Lễ, Không Lầy Gì để Lập Thân,
Không Biết Phải Trái, Không Lấy Gì Để Biết Người
khangbang
Forum Mod
Forum Mod
Bài viết: 4485
Ngày tham gia: Sáu T7 01, 2005 5:00 pm
Đến từ: miền Tây
Tiếp xúc:

Bài viết chưa xem by khangbang »

ilovecailuong, [vt:)] [vt:)] [vt:)] :)) :))
"Chỉ đôi chục năm về trước, có mấy ai ngờ có ngày người Việt kém chữ Việt đớn đau tới nỗi vĩnh viễn đánh mất nghĩa hiếu tri và canh tân tốt đẹp của hai âm tiết “cải lương”. Trích trong bài viết "Vọng Sài -gòn" từ báo Người đô-thị.
Đăng trả lời

Quay về