WELCOME TO THE NEW PHORUM
THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Bye Bye .....
MC DUC TIEN
Nghệ sĩ lão thành Lệ Thẩm qua đời
[7mau]Nghệ sĩ lão thành Lệ Thẩm qua đời[/7mau]
Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm
[7mau]Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm[/7mau] Sau thời gian chống chọi với nhiều căn bệnh, nghệ sĩ Tùng Lâm đã trút hơi thở cuối cùng lúc 4 giờ 30 phút ngày 15-10 tại nhà riêng. Ông tên thật...
CHẾT VẪN KHÔNG YÊN!
-Mỗi con sông chảy mỗi cánh khác của riêng mình Tôi là dòng nước đảo điên Quen vượt thác vượt ghềnh Không thể im lìm trôi xuôi - Sông chảy về đâu buồn hay tĩnh lặng Ra đại dương...
TIN BUỒN: NS Bích Thủy qua đời,ở tuoi 73
[video]http://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/video] [youtube]https://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/youtube]
VUA NHẠC SẾN ĐI RỒI....
Nhạc sĩ Vinh Sử thường được khán giả gọi là 'vua nhạc sến' bởi hàng trăm ca khúc đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt. Sau khi ông qua đời, nhiều nghệ sĩ bày tỏ sự tiếc...
TRẢ LẠI TÊN CHÙA.
Hội Sân khấu trả lại bảng tên Chùa Nghệ sĩ. Ngày 20/06/2022. Hội Sân khấu trả lại tên Chùa Nghệ sĩ như ban đầu, sau hai ngày thay đổi bằng bảng "Nghĩa trang nghệ sĩ". Chiều 20/6,...
Buồn Nhất khi Nghệ sĩ Thanh Kim Huệ qua đời
Khộng theo dõi tin tức ở đây nhưng qua nhiều kênh thông tin khác, được biết nữ nghệ sĩ tài danh Thanh Kim Huệ qua đời, buồn ơi là buốn, buồn hơn hết, không phải thương ai ghét ai mà sao nghe buồn...
Phan ưu cuoi nam
MH đã gởi điện thơ chúc năm mới 2022 anh chị Trần quang Hải nhưng không nghỉ là anh đã ra đi ngày hôm nay mặc dù anh đã cầm cự với căn bệnh hiểm nghèo mấy năm nay rồi. Thôi ,như vậy anh nhẹ...
Nữ danh ca
Thanh Kim Huệ đã ra đi :hoa: :flower: :)) :cry:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Đạo diễn điện ảnh Bùi Sơn Duân mất năm 2000 tại Hoa Kỳ

Nơi tưởng nhớ những NS đã quá cố.
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
BUTTON_POST_REPLY
tienghathoctro
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
Bài viếtCOLON 3786
Ngày tham giaCOLON Chủ nhật Tháng 11 12, 2006 4:00 pm
Đến từCOLON Ngõ vắng xôn xao
CONTACTCOLON

Đạo diễn điện ảnh Bùi Sơn Duân mất năm 2000 tại Hoa Kỳ

Bài viết chưa xem gửi bởi tienghathoctro »

[align=center]Đạo diễn điện ảnh BÙI SƠN DUÂN[/align]

Tên đầy đủ: Bùi Sơn Duân

Năm sinh: 1932

Nơi sinh: Phú Yên

Phim tham gia diễn xuất:

Không có phim nào

Phim tham gia đạo diễn:

- Ba Cô Gái Suối Châu (1969)
- Như Hạt Mưa Sa (1971)
- Như Giọt Sương Khuya (1972)
- Hải Vụ 709 (1974)
- Tấm Thẻ Bài
- Giữa Hai Làn Nước (1977)
- Bản Nhạc Người Tù (1978)
- Đám Cưới Chạy Tang (1979)
- Đường Dây Côn Đảo (1980)
- Tiếng Đàn (1981)
- Chiếc Vòng Bạc (1982)
- Ông Hai Cũ (1985)
- Con Gái Ông Thứ Trưởng (1987)
- Biển Bờ (1988)
- Chiều Sâu Tội Ác (1988)
- Ba Biên Giới (1989)
- Gia Đình Cô Tư (1993)

Tiểu sử

Đạo diễn điện ảnh Bùi Sơn Duân sinh năm 1932 tại Phú Yên và mất năm 2000 tại Hoa Kỳ. Trước 1975, đạo diễn Bùi Sơn Duân thực hiện phim cho Trung tâm điện ảnh Sài Gòn, và riêng hãng phim Việt Ảnh do ông làm giám đốc thì cũng cho ra đời được vài bộ phim có giá trị.

Năm 1969, ông đã làm một cuộc “cách mạng điện ảnh” bằng cách sắp đặt tất cả diễn viên là người của điện ảnh (mới hoặc cũ), chỉ đặc biệt vai chính là chọn một nam nghệ sĩ cải lương nổi tiếng thời đó là Thanh Tú đóng vai chính trong phim Ba Cô Gái Suối Châu của Trung tâm điện ảnh Sài Gòn. Tiếp đó phim Như Hạt Mưa Sa, ông cũng chỉ chọn mỗi một mình nữ nghệ sĩ cải lương nổi tiếng Bạch Tuyết để mời góp mặt trong phim. Thấy đường lối trên làm ăn khá, khán giả cải lương hoan nghênh, đạt kết quả tốt đẹp về tài chánh nên nhiều hãng phim khác đã bắt chước, và nhờ đó mà một số nghệ sĩ cải lương tên tuổi được dịp chuyển sang lãnh vực điện ảnh và trở nên nổi tiếng hơn.

Đạo diễn Bùi Sơn Duân thành lập một hãng phim tư nhân mang tên Việt Ảnh, trong đó có đạo diễn Nguyễn Long, diễn viên Trần Quang và nhiều diễn viên khác kết hợp thành nhóm làm phim thể loại xã hội đen, buôn lậu. Ba phim Như Hạt Mưa Sa, Như Giọt Sương Khuya, Hải Vụ 709 đều là sản phẩm của hãng phim Việt Ảnh do ông làm Giám đốc.

Như Hạt Mưa Sa là bộ phim đen trắng, chuyển thể từ tác phẩm văn học cùng tên của nhà văn Ngọc Linh, do đạo diễn Bùi Sơn Duân dàn dựng năm 1971. Hợp diễn với Thẩm Thúy Hằng là Trần Quang, Bạch Tuyết, Đoàn Châu Mậu, Diễm Kiều… Người nữ nghệ sĩ khả ái này đảm nhận hai vai diễn là hai chị em sinh đôi với hai tính cách hoàn toàn trái ngược, cô chị thì dịu dàng và nữ tính, còn cô em thì trẻ trung, hiện đại. Bộ phim này cũng có doanh thu rất cao, riêng tiền lãi đã giúp cho nhà sản xuất đủ tiền làm tiếp phần 2 là Như Giọt Sương Khuya bằng phim màu, in tráng phim tại Hồng Kông. Nhưng ở bộ phim Như Giọt Sương Khuya quay vào năm 1972, nữ nghệ sĩ Bạch Tuyết vào vai chính bên cạnh nam diễn viên Trần Quang. Như Giọt Sương Khuya được chuyển thể từ tác phẩm Đừng Gọi Anh Bằng Chú của Nguyễn Đình Thiều, do đạo diễn Bùi Sơn Duân chỉ đạo diễn xuất.

Đạo diễn Bùi Sơn Duân còn thực hiện bộ phim Hải Vụ 709 vào năm 1974, do hãng phim Việt Ảnh hợp tác với hãng phim Dan Thai của Thái Lan sản xuất. Bộ phim này được xem là phim nhựa hợp tác Việt Nam - Thái Lan đầu tiên. Truyện phim và đạo diễn do Bùi Sơn Duân đảm trách. Các diễn viên trong phim phía Thái Lan có Apinya và Duang Jai. Về phần diễn viên phía Việt Nam có Đoàn Châu Mậu, Trần Quang, Tony Hiếu, Tâm Phan, Trần Hoàng Ngữ…Quay phim Trần Đình Mưu. Phim đã quay nhiều cảnh đẹp ở Thái Lan cũng như những phong tục cổ truyền của nước này. Các cảnh quay tại Việt Nam được thực hiện tại Sài Gòn, Vũng Tàu, Phú Quốc. Một bộ phim màu hoành tráng và công phu, thuộc thể loại xã hội đen, buôn lậu.

Năm 1973, Liên hoan điện ảnh châu Á được tổ chức tại Sài Gòn. Diễn viên điện ảnh Trần Quang được phân công đón tiếp phái đoàn điện ảnh các nước. Nhờ vậy, Trần Quang gặp Juisue Horikoshi, nữ diễn viên số một của Nhật Bản. Năm ấy cô 23 tuổi. Một tuần trôi qua nhanh, liên hoan kết thúc cũng là khi mối tình nảy nở nhưng chưa ai nói với ai lời nào. Khi tiễn đoàn ra phi trường, diễn viên sân khấu điện ảnh Mộng Tuyền đưa cho Trần Quang một chiếc bông tai: “Có người gửi cho anh cái này, mong có ngày đôi bông tai sẽ được tái ngộ”. Trần Quang chạy như tên bắn lên máy bay, ôm lấy cô ấy như một lời ngầm hẹn ước. Mối tình kéo dài đến năm 1974. Năm đó đạo diễn Bùi Sơn Duân quyết định hợp tác với một hãng phim của Nhật làm phim Đôi Bông Tai dựa theo câu chuyện của Trần Quang, dự định hai diễn viên cũng chính là người thật: Trần Quang và Horikoshi. Họ dự định tháng 7 năm 1975 sẽ làm đám cưới và thực hiện bộ phim nhưng sau đó mọi chuyện đổi khác. Mối tình lãng mạn kéo dài trong ba năm đã kết thúc với những lời hẹn ước còn dang dở. “Sau này, nhiều lần tôi muốn qua Nhật tìm cô ấy, nhưng có cái gì níu bước chân tôi. Tôi muốn giữ lại trong nhau những hình ảnh đẹp nhất. Có thể cô ấy đã có chồng, đã có một cuộc sống hạnh phúc, tôi cũng đã có một cuộc sống khác.” - diễn viên Trần Quang bày tỏ.

Bùi Sơn Duân vốn là một đạo diễn tâm huyết và rất yêu nghề. Sau năm 1975, với nghệ danh là Lam Sơn, ông đã thực hiện các bộ phim như: Giữa Hai Làn Nước, Bản Nhạc Người Tù, Đám Cưới Chạy Tang, Đường Dây Côn Đảo, Tiếng Đàn, Chiếc Vòng Bạc, Ông Hai Cũ, Con Gái Ông Thứ Trưởng, Biển Bờ, Chiều Sâu Tội Ác, Ba Biên Giới.

Năm 1989, đạo diễn Bùi Sơn Duân còn hỗ trợ cố vấn chỉ đạo nghệ thuật cho bộ phim vidéo Ba Biên Giới của diễn viên điện ảnh Trần Quang thử sức mình với vai trò đạo diễn.

Năm 1990, đạo diễn Bùi Sơn Duân xuất cảnh đi Mỹ. Năm 1993, ông nhận lời đạo diễn phim Gia Đình Cô Tư, một bộ phim hài với nghệ sĩ sân khấu điện ảnh Túy Hồng, và đây cũng là cuốn phim cuối cùng của ông.

Sống tại hải ngoại, Bùi Sơn Duân thành lập Hội Ðiện ảnh Việt Nam hải ngoại, tổ chức hằng năm các Ngày Điện Ảnh Việt Nam, ông từng tổ chức cuộc thi viết truyện phim với hy vọng khôi phục nền điện ảnh Việt Nam tại hải ngoại, nhưng chưa làm được gì đáng kể thì ông đã vĩnh viễn ra đi vào năm 2000 tại Pomona.

Đạo diễn Bùi Sơn Duân và cố nhạc sĩ Y Vân rất tâm đầu ý hợp nên bất cứ phim nào do đạo diễn Bùi Sơn Duân thực hiện đều mời nhạc sĩ Y Vân làm nhạc đệm cho phim của mình trước 1975 và sau 1975.

Đạo diễn Bùi Sơn Duân còn là bác ruột của diễn viên điện ảnh Thương Tín, hầu như các phim do ông làm đạo diễn sau 1975 đều luôn mời cháu ruột mình tham gia vai chính hoặc vai thứ ở các phim như: Tiếng Đàn, Chiếc Vòng Bạc, Ông Hai Cũ, Biển Bờ, Chiều Sâu Tội Ác.

Nguồn: htttp://www.yxine.com
BUTTON_POST_REPLY

Quay về