THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Nhạc sĩ Bảo Phúc qua đời..
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
- TranKhanh
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 17883
- Ngày tham gia: Năm T2 17, 2005 4:00 pm
- Đến từ: Vùng Trời Hiu Quạnh
Nhạc sĩ Bảo Phúc qua đời..
Dân trí) - Sau cơn đột quỵ bất ngờ, tuy đã được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng ca mổ kéo dài tới hơn 10 tiếng đồng hồ vẫn không giữ anh lại được với cuộc sống. Nhạc sĩ Bảo Phúc đã ra đi vào lúc 12 giờ 52 phút ngày 31/5/2009.
Theo thông tin của bạn bè cung cấp, vào ngày 24/5/2009 nhạc sĩ Bảo Phúc đột ngột bất tỉnh khi đang ngồi uống nước cùng bạn bè gần nhà. Ngay lập tức nhạc sĩ đã được đưa vào bệnh viện An Sinh cấp cứu, sau đó được chuyển đến bệnh viện Chợ Rẫy. Dù các bác sĩ đã tận tình cứu chữa nhưng sau cuộc đại phẫu kéo dài hơn 10 tiếng đồng hồ, anh đã không qua khỏi.
Là người con sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc, anh trai là nhạc sĩ Vĩnh Phan, mẹ là ca sĩ Bích Liễu, một giọng ca chầu văn rất nổi tiếng... Thế nên với con người tài hoa này, âm nhạc đã ngấm vào máu thịt từ thuở còn thơ bé giúp anh viết nên được những ca khúc nổi tiếng như: Những nẻo đường phù sa, Dòng sông không trở lại, Gót hồng, Khi đời có em, Nắng hồng soi mắt em, Kẻ rong chơi cuối thế kỷ, Tình mãi xanh, Có nụ hoa hồng bỗng gọi tên anh, Nụ hồng lẻ loi...
Không chỉ là một nhạc sĩ Bảo Phúc nổi tiếng, trong mắt những thế hệ nhạc sĩ đi sau, nhạc sĩ Bảo Phúc luôn là một người anh lớn mà họ yêu quý. Khi nhận được điện thoại báo tin nhạc sĩ Bảo Phúc mất, nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy vẫn không thể nào tin được. Anh bàng hoàng: “Hôm qua tôi còn định gọi điện thoại hỏi thăm sức khỏe anh nhưng không gọi được nên tính hôm nay gọi, thế mà...”.
Nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy tâm sự: “Ngày tôi và Hoài An còn mới vào nghề, chính anh Phúc là người đã dìu dắt tôi trong những ngày đầu tiên. Tôi nhớ vợ anh là người Huế nên chị nấu bún bò rất ngon, tôi thường đến đó dạy vi tính cho con của anh chị, và được chị đãi món bún bò. Điều tôi nể phục nhất ở anh Phúc chính là sự hòa đồng của anh, dù đã là một nhạc sĩ nổi tiếng nhưng anh chưa từng giấu nghề, dù ai hỏi bất kỳ điều gì anh cũng tận tình chỉ dạy. Tôi vẫn còn có nhiều điều muốn tâm sự cùng anh ấy, ai ngờ... Ông trời thật quá bất công với con người tài hoa ấy”.
Còn với Lam Trường, nhạc sĩ Bảo Phúc còn là một người bạn vong niên đã giúp đỡ anh rất nhiều. Lam Trường tâm sự: “Trường rất bất ngờ và sốc khi nghe tin anh Phúc mất. Mới cách đây hơn một tuần hai anh em còn làm việc chung với nhau, thế mà... Trước đây chính anh Phúc đã hòa âm và sáng tác ca khúc Gót hồng, đây chính là ca khúc giúp Trường được khán giả rất yêu mến. Với Trường thì anh Phúc là người đã giúp đỡ Trường rất nhiều từ những ngày mới chập chững đi hát. Trường đang ở tỉnh nên ngay khi trở về vào sáng mai, Trường sẽ tới nhà viếng anh ấy ngay”.
Dự kiện lễ viếng nhạc sĩ Bảo Phúc sẽ diễn ra vào chiều mai 1/6, tại nhà tang lễ Lê Quý Đôn - TP HCM.
Phan Anh
- Học Mà Không Suy Nghĩ Sẽ Nghĩ Sai,
Suy Nghĩ Mà Không Học Sẽ Có Nhiều Thắc Mắc...
- Không Biết Lễ, Không Lầy Gì để Lập Thân,
Không Biết Phải Trái, Không Lấy Gì Để Biết Người
Suy Nghĩ Mà Không Học Sẽ Có Nhiều Thắc Mắc...
- Không Biết Lễ, Không Lầy Gì để Lập Thân,
Không Biết Phải Trái, Không Lấy Gì Để Biết Người
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
-
- Bài viết: 5
- Ngày tham gia: Tư T3 11, 2009 8:35 am
- Đến từ: CANADA
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
[align=center]Nhạc sĩ Bảo Phúc: Dòng sông đã ngừng trôi [/align]
Trong chương trình Con đường âm nhạc của VTV (18.12.2005) giới thiệu chân dung nhạc sĩ Bảo Phúc với chủ đề Dòng sông lặng trôi, ý như muốn nói rằng có một nhạc sĩ Bảo Phúc với dòng âm nhạc đầy nhân bản và xúc cảm đang lặng trôi giữa những ca khúc thị trường bến bờ mờ mịt… Nhưng giờ đây dòng sông ấy đã ngừng trôi.
Nhạc sĩ Bảo Phúc đã từ trần vào lúc 12 giờ 52 ngày 31.5 tại Bệnh viện Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh, hưởng dương 53 tuổi. Lễ nhập quan tại chùa Vĩnh Nghiêm lúc 18 giờ cùng ngày. Lễ viếng bắt đầu từ sáng nay (1.6) tại Nhà tang lễ thành phố Hồ Chí Minh (25 Lê Quý Đôn, Quận 3). Lễ động quan lúc 8 giờ ngày 3.6.2009 và hỏa táng tại Bình Hưng Hòa, Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
Ca khúc làm công chúng âm nhạc nhớ đến nhạc sĩ Bảo Phúc nhiều nhất có lẽ đó là "Những nẻo đường phù sa"- một ca khúc nhạc phim. Có thể nói "Những nẻo đường phù sa" là thành quả ấn tượng nhất của nhạc sĩ Bảo Phúc khi anh đã viết nhạc cho hàng trăm bộ phim và rất nhiều ca khúc đã bước ra khỏi ranh giới điện ảnh để đi vào đời sống âm nhạc.
Tuy nhiên nhạc sĩ Bảo Phúc khởi đầu sự nghiệp âm nhạc của mình trong vai trò một người nhạc công. Anh là người biết sử dụng hơn 20 loại nhạc cụ cả Tây lẫn ta. Là thành viên của nhóm nhạc thuộc Câu lạc bộ Tháng 9, Nhà Văn hóa Thanh niên thành phố Hồ Chí Minh vào những năm đầu thập niên 1980, khi mà phong trào ca khúc chính trị lan tỏa khắp các công ty, xí nghiệp, phường xóm của thành phố.
Từ khoảng 1984 nhạc sĩ Bảo Phúc là một trong những nhạc công organ quan trọng trong ban nhạc của nhạc sĩ Bảo Chấn, ban nhạc thường được sử dụng để thu các chương trình băng đĩa. Từ vai trò một nhạc công anh dần dà trở thành một người phối khí có tiếng tăm trong làng phối khí thành phố Hồ Chí Minh và cả nước. Có thể nói nhạc sĩ Bảo Phúc là người cùng thời với các nhạc sĩ phối khí khác như Trần Thanh Tùng, Sĩ Đan, Huỳnh Ngô Tùng Châu...
Từ 1997, với uy tín của mình, anh tham gia viết nhiều nhạc phim, là “bạn thân” của các nghệ sĩ Nguyễn Quang Sáng, Lê Cung Bắc, Quang Đại... Mãi về sau này anh vẫn được xem là người viết nhiều nhạc phim nhất.
Khi phim truyền hình nở rộ “giờ vàng”, Bảo Phúc càng tất bật với những dự án nhạc phim, có khi trung bình mỗi ngày anh viết nhạc cho một tập phim! Và cũng chính từ những phần âm nhạc cho phim này mà anh có nhiều ca khúc được nhiều người mến mộ. Trong những bài hát nổi tiếng của anh như: "Những nẻo đường phù sa", "Dòng sông lặng trôi", "Dòng sông không trở lại", "Gót hồng", "Khi đời có em", "Nắng hồng soi mắt em", "Kẻ rong chơi cuối thế kỷ", "Tình mãi xanh", "Có nụ hoa hồng bỗng gọi tên anh", "Nụ hồng lẻ loi"... có nhiều bài là từ nhạc phim mà ra.
Ngoài vai trò là một nhạc sĩ sáng tác và phối khí, nhạc sĩ Bảo Phúc còn là một giọng ca "có hạng". Anh đã bỏ nhiều công sức để tập luyện thanh nhạc với nghệ sĩ ưu tú Quang Lý, là một giọng hát có kỹ thuật và rất truyền cảm.
Trong những đêm nhạc tưởng niệm Trịnh Công Sơn tại khu du lịch Bình Quới, thành phố Hồ Chí Minh anh vừa đệm piano vừa hát, khiến nhiều khán giả nao lòng. Trong chương trình Con đường âm nhạc - Dòng sông lặng trôi, ấn tượng để lại cho người xem là ca sĩ Bảo Phúc tự thể hiện các sáng tác của mình một cách đầy cảm xúc.
Nhạc sĩ Bảo Phúc tuổi Đinh Dậu (1957) sinh ngày 31.10, có thể nói đây là lứa tuổi đạt đến độ chín trong sáng tác, tiếc thay “dòng sông” sáng tạo đã ngừng trôi mãi mãi, anh ra đi cũng đúng ngày 31. Làng âm nhạc mất đi một nhạc sĩ tài hoa và nhiều tâm huyết. Anh đã đi về “những nẻo đường phù sa” vô tận mang theo những tiếc nhớ của gia đình, bạn bè, và có lẽ cũng mang theo cả những công việc, những hoài bão còn dang dở.
. Theo TT&VH/Vietnam+
Trong chương trình Con đường âm nhạc của VTV (18.12.2005) giới thiệu chân dung nhạc sĩ Bảo Phúc với chủ đề Dòng sông lặng trôi, ý như muốn nói rằng có một nhạc sĩ Bảo Phúc với dòng âm nhạc đầy nhân bản và xúc cảm đang lặng trôi giữa những ca khúc thị trường bến bờ mờ mịt… Nhưng giờ đây dòng sông ấy đã ngừng trôi.
Nhạc sĩ Bảo Phúc đã từ trần vào lúc 12 giờ 52 ngày 31.5 tại Bệnh viện Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh, hưởng dương 53 tuổi. Lễ nhập quan tại chùa Vĩnh Nghiêm lúc 18 giờ cùng ngày. Lễ viếng bắt đầu từ sáng nay (1.6) tại Nhà tang lễ thành phố Hồ Chí Minh (25 Lê Quý Đôn, Quận 3). Lễ động quan lúc 8 giờ ngày 3.6.2009 và hỏa táng tại Bình Hưng Hòa, Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
Ca khúc làm công chúng âm nhạc nhớ đến nhạc sĩ Bảo Phúc nhiều nhất có lẽ đó là "Những nẻo đường phù sa"- một ca khúc nhạc phim. Có thể nói "Những nẻo đường phù sa" là thành quả ấn tượng nhất của nhạc sĩ Bảo Phúc khi anh đã viết nhạc cho hàng trăm bộ phim và rất nhiều ca khúc đã bước ra khỏi ranh giới điện ảnh để đi vào đời sống âm nhạc.
Tuy nhiên nhạc sĩ Bảo Phúc khởi đầu sự nghiệp âm nhạc của mình trong vai trò một người nhạc công. Anh là người biết sử dụng hơn 20 loại nhạc cụ cả Tây lẫn ta. Là thành viên của nhóm nhạc thuộc Câu lạc bộ Tháng 9, Nhà Văn hóa Thanh niên thành phố Hồ Chí Minh vào những năm đầu thập niên 1980, khi mà phong trào ca khúc chính trị lan tỏa khắp các công ty, xí nghiệp, phường xóm của thành phố.
Từ khoảng 1984 nhạc sĩ Bảo Phúc là một trong những nhạc công organ quan trọng trong ban nhạc của nhạc sĩ Bảo Chấn, ban nhạc thường được sử dụng để thu các chương trình băng đĩa. Từ vai trò một nhạc công anh dần dà trở thành một người phối khí có tiếng tăm trong làng phối khí thành phố Hồ Chí Minh và cả nước. Có thể nói nhạc sĩ Bảo Phúc là người cùng thời với các nhạc sĩ phối khí khác như Trần Thanh Tùng, Sĩ Đan, Huỳnh Ngô Tùng Châu...
Từ 1997, với uy tín của mình, anh tham gia viết nhiều nhạc phim, là “bạn thân” của các nghệ sĩ Nguyễn Quang Sáng, Lê Cung Bắc, Quang Đại... Mãi về sau này anh vẫn được xem là người viết nhiều nhạc phim nhất.
Khi phim truyền hình nở rộ “giờ vàng”, Bảo Phúc càng tất bật với những dự án nhạc phim, có khi trung bình mỗi ngày anh viết nhạc cho một tập phim! Và cũng chính từ những phần âm nhạc cho phim này mà anh có nhiều ca khúc được nhiều người mến mộ. Trong những bài hát nổi tiếng của anh như: "Những nẻo đường phù sa", "Dòng sông lặng trôi", "Dòng sông không trở lại", "Gót hồng", "Khi đời có em", "Nắng hồng soi mắt em", "Kẻ rong chơi cuối thế kỷ", "Tình mãi xanh", "Có nụ hoa hồng bỗng gọi tên anh", "Nụ hồng lẻ loi"... có nhiều bài là từ nhạc phim mà ra.
Ngoài vai trò là một nhạc sĩ sáng tác và phối khí, nhạc sĩ Bảo Phúc còn là một giọng ca "có hạng". Anh đã bỏ nhiều công sức để tập luyện thanh nhạc với nghệ sĩ ưu tú Quang Lý, là một giọng hát có kỹ thuật và rất truyền cảm.
Trong những đêm nhạc tưởng niệm Trịnh Công Sơn tại khu du lịch Bình Quới, thành phố Hồ Chí Minh anh vừa đệm piano vừa hát, khiến nhiều khán giả nao lòng. Trong chương trình Con đường âm nhạc - Dòng sông lặng trôi, ấn tượng để lại cho người xem là ca sĩ Bảo Phúc tự thể hiện các sáng tác của mình một cách đầy cảm xúc.
Nhạc sĩ Bảo Phúc tuổi Đinh Dậu (1957) sinh ngày 31.10, có thể nói đây là lứa tuổi đạt đến độ chín trong sáng tác, tiếc thay “dòng sông” sáng tạo đã ngừng trôi mãi mãi, anh ra đi cũng đúng ngày 31. Làng âm nhạc mất đi một nhạc sĩ tài hoa và nhiều tâm huyết. Anh đã đi về “những nẻo đường phù sa” vô tận mang theo những tiếc nhớ của gia đình, bạn bè, và có lẽ cũng mang theo cả những công việc, những hoài bão còn dang dở.
. Theo TT&VH/Vietnam+
-
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 207
- Ngày tham gia: Chủ nhật T2 01, 2009 11:30 pm
- sommerfugl
- Thành viên thường xuyên
- Bài viết: 1641
- Ngày tham gia: Ba T2 06, 2007 4:00 pm
- Đến từ: Nha Trang
-
- Thành viên nhiệt tình
- Bài viết: 3786
- Ngày tham gia: Chủ nhật T11 12, 2006 4:00 pm
- Đến từ: Ngõ vắng xôn xao
- Tiếp xúc:
Kỷ niệm về nhạc sĩ Bảo Phúc
Xin chia buồn cùng gia quyến cố nhạc sĩ Bảo Phúc
Sau nhạc sĩ Phú Quang, nhạc sĩ Bảo Phúc là người viết nhạc đắc sô cho rất nhiều phim ảnh Việt Nam, dù là phim phim nhựa, phim vidéo hay phim truyền hình.
Nhớ thời cuối thập niên 90, Sài Gòn nổi lên phong trào nhạc trẻ Làn Sóng Xanh, tổ chức nhiều show diễn ở Nhà hát Hòa Bình, nhà hát Bến Thành, sân Lan Anh, Nhà văn hóa thanh niên; nhạc sĩ Bảo Phúc luôn được mời trình diễn bài Những Nẻo Đường Phù Sa (ca khúc chính trong phim Những Nẻo Đường Phù Sa).
Tiếng Hát Học Trò cũng có kỷ niệm với nhạc sĩ Bảo Phúc, muốn chia sẻ với các bạn. Tiếng Hát Học Trò quen biết anh qua email vào năm 2002 trong dịp viết thư để xin một bài hát do anh sáng tác cho phim mà Tiếng Hát Học Trò rất yêu thích. Anh đã hồi âm cho Tiếng Hát Học Trò, rồi đến nhà anh ở Nguyễn Kim quận 10 để lấy bài, bài nhạc do chính anh viết tay. Chưa kịp photo cho Tiếng Hát Học Trò, anh đã cho Tiếng Hát Học Trò mượn để đi photocopy ngay. Từ đó, mỗi lần muốn xin bất cứ bài hát gì của anh sáng tác (bài Ánh Mắt Mùa Xuân trong phim Tóc Ngắn, bài ca khúc chính trong phim Cô Thư Ký Xinh Đẹp), thì anh đều phản hồi nhanh chóng qua email cho Tiếng Hát Học Trò, rồi anh gởi những bài nhạc viết tay cho Tiếng Hát Học Trò qua đường bưu điện. Tiếng Hát Học Trò vẫn còn giữ lại những bài hát ấy có bút tích của anh. Nhân dịp Liên hoan Cánh Diều Vàng 2006, anh được giải sáng tác nhạc phim xuất sắc cho phim nhựa Rặng Trâm Bầu, Tiếng Hát Học Trò viết thư email chúc mừng anh, qua ngày hôm sau nhận được email hồi âm cám ơn của anh.
Sau nhạc sĩ Phú Quang, nhạc sĩ Bảo Phúc là người viết nhạc đắc sô cho rất nhiều phim ảnh Việt Nam, dù là phim phim nhựa, phim vidéo hay phim truyền hình.
Nhớ thời cuối thập niên 90, Sài Gòn nổi lên phong trào nhạc trẻ Làn Sóng Xanh, tổ chức nhiều show diễn ở Nhà hát Hòa Bình, nhà hát Bến Thành, sân Lan Anh, Nhà văn hóa thanh niên; nhạc sĩ Bảo Phúc luôn được mời trình diễn bài Những Nẻo Đường Phù Sa (ca khúc chính trong phim Những Nẻo Đường Phù Sa).
Tiếng Hát Học Trò cũng có kỷ niệm với nhạc sĩ Bảo Phúc, muốn chia sẻ với các bạn. Tiếng Hát Học Trò quen biết anh qua email vào năm 2002 trong dịp viết thư để xin một bài hát do anh sáng tác cho phim mà Tiếng Hát Học Trò rất yêu thích. Anh đã hồi âm cho Tiếng Hát Học Trò, rồi đến nhà anh ở Nguyễn Kim quận 10 để lấy bài, bài nhạc do chính anh viết tay. Chưa kịp photo cho Tiếng Hát Học Trò, anh đã cho Tiếng Hát Học Trò mượn để đi photocopy ngay. Từ đó, mỗi lần muốn xin bất cứ bài hát gì của anh sáng tác (bài Ánh Mắt Mùa Xuân trong phim Tóc Ngắn, bài ca khúc chính trong phim Cô Thư Ký Xinh Đẹp), thì anh đều phản hồi nhanh chóng qua email cho Tiếng Hát Học Trò, rồi anh gởi những bài nhạc viết tay cho Tiếng Hát Học Trò qua đường bưu điện. Tiếng Hát Học Trò vẫn còn giữ lại những bài hát ấy có bút tích của anh. Nhân dịp Liên hoan Cánh Diều Vàng 2006, anh được giải sáng tác nhạc phim xuất sắc cho phim nhựa Rặng Trâm Bầu, Tiếng Hát Học Trò viết thư email chúc mừng anh, qua ngày hôm sau nhận được email hồi âm cám ơn của anh.
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
NHẠC SĨ BẢO PHÚC VÀO CÕI VÔ THƯỜNG VÀ NHỮNG DÒNG SÔNG KHÔNG
[align=center]NHẠC SĨ BẢO PHÚC VÀO CÕI VÔTHƯỜNG
VÀ NHỮNG DÒNG SÔNG KHÔNG BAO GIỜ CÒN TRỞ LẠI
[/align]Trong số những sáng tác của Bảo Phúc như Để gió đưa vào lãng quên, Gót hồng, Dòng sông không trở lại, Những nẻo đường phù sa, Nụ hồng lẻ loi... giới yêu nhạc hình như đã chọn Mê Khúc là một trong số những bài hát của Bảo Phúc được nhiều người nghe và hát nhất. Trong đó, phải kể đến ca sĩ Cẩm Vân. Mỗi khi ghé thăm vũ trường Bleu, Cẩm Vân thường chọn Mê Khúc là nhạc phẩm sau cùng để trình bày như muốn để lại một lắng đọng nào đó trong lòng những tình thân. Thương Hoài@ dù nghe Cẩm Vân hát ca khúc này nhiều lần, nhưng mấy câu cuối của bài hát Mê Khúc, vẫn luôn làm người viết bùi ngùi:
Cõi riêng ai không sao tỏ bày
Thả tương tư theo ai miệt mài
Để đêm về mộng sẽ nguôi ngoai
Phủ rong rêu sầu quên kiếp dài.
Chủ Nhật ngày 31 tháng 5/09 là sinh nhật của Cẩm Vân. Năm nào ngày này nhà Vân Triệu cũng đầy ắp bạn bè đến chung vui từ sáng đến tối. Năm nay, mới có 6, 7 giờ sáng Chủ Nhật (giờ Cali), những hồi chuông điện thoại từ VN do Cẩm Vân gọi Thương Hoài@ tưởng bạn sẽ kể chuyện vui trong ngày sinh nhật của mình, nhưng tiếng nói buồn bã của Vân tuy ngắn gọn, “Anh Bảo Phúc mất rồi” cũng đủ làm người viết lặng người, vì biết rõ, Bảo Phúc là một trong những người nhạc sĩ mà Cẩm Vân thương yêu lẫn quý trọng nhất. Điển hình là 3 album mới nhất của Vân: Huế Sàigòn Hà Nội, Xin Cho Tôi, Xin Mặt Trời Ngủ Yên đều do Bảo Phúc hòa âm. Theo Cẩm Vân cho biết: “Chính bản hòa âm tuyệt vời của Bảo Phúc đã khiến Cẩm Vân hát hay hơn và gần với tinh thần nhạc Trịnh hơn. Các bản hòa âm của Phúc có chất riêng, rất Bảo Phúc và đậm tính thuần Việt. Tôi nhớ mãi đoạn intro và tiếng chuông bưu điện mà anh lồng vào cuối bài hát Nhớ về Hà Nội. Các bản phối sau này cũng khó lòng mà thoát được những chi tiết đặc biệt ấy. Đó là bài hát đầu tiên gắn kết chúng tôi, cho tôi tìm được một nhạc sĩ hiểu được giọng hát của mình.”
Nhạc sĩ Bảo Phúc và Cẩm Vân gặp nhau lần đầu từ khi làm việc chung ở Đoàn ca nhạc nhẹ tháng Tám năm 1986, tính đến nay đã 23 năm tròn. Vân nhắc lại một kỷ niệm khó quên giữa hai người để nói về đức tính hiền lành của tác giả Mê Khúc, Dòng Sông Không Trở Lại… Vân kể: “Có lần, tôi giận Phúc vì một chi tiết nhỏ trong bài phỏng vấn trên báo. Đến ngày Phật đản, bạn nhắn tin, ‘Thôi bỏ qua cho tôi’ khiến mình thấy buồn cười. Ai lớn tiếng, Phúc cũng ngồi im. Người ta giận, Phúc thể nào cũng tìm cách xin lỗi bởi Phúc là người luôn biết quý trọng mọi người và sâu sắc trong tình bạn.” Cũng vì thế mà Cẩm Vân tỏ ra ân hận vì không được gặp mặt Bảo Phúc những giây phút cuối đời. “Bạn hôn mê và được đưa vào chăm sóc đặc biệt, nhưng tôi vẫn cứ nghĩ giá như được gặp trực tiếp bạn, nghe bạn chia sẻ điều gì đó dù là mê mê, tỉnh tỉnh,” chị nói.
Chiều sinh nhật ngày 31 tháng 5, trong buổi tiệc tại nhà, Cẩm Vân hát lại Mê Khúc, như một chút gì để nhớ đến Bảo Phúc, đồng thời thay mặt nhiều người, Cẩm Vân muốn nói với Bảo Phúc rằng: “Bạn đã viết ca khúc Để Gió Đưa Vào Lãng Quên, nhưng đến bao giờ – ở đây - có thể thật sự quên được một người nhạc sĩ tài hoa và dễ yêu như bạn đây?”
VW
VÀ NHỮNG DÒNG SÔNG KHÔNG BAO GIỜ CÒN TRỞ LẠI
[/align]Trong số những sáng tác của Bảo Phúc như Để gió đưa vào lãng quên, Gót hồng, Dòng sông không trở lại, Những nẻo đường phù sa, Nụ hồng lẻ loi... giới yêu nhạc hình như đã chọn Mê Khúc là một trong số những bài hát của Bảo Phúc được nhiều người nghe và hát nhất. Trong đó, phải kể đến ca sĩ Cẩm Vân. Mỗi khi ghé thăm vũ trường Bleu, Cẩm Vân thường chọn Mê Khúc là nhạc phẩm sau cùng để trình bày như muốn để lại một lắng đọng nào đó trong lòng những tình thân. Thương Hoài@ dù nghe Cẩm Vân hát ca khúc này nhiều lần, nhưng mấy câu cuối của bài hát Mê Khúc, vẫn luôn làm người viết bùi ngùi:
Cõi riêng ai không sao tỏ bày
Thả tương tư theo ai miệt mài
Để đêm về mộng sẽ nguôi ngoai
Phủ rong rêu sầu quên kiếp dài.
Chủ Nhật ngày 31 tháng 5/09 là sinh nhật của Cẩm Vân. Năm nào ngày này nhà Vân Triệu cũng đầy ắp bạn bè đến chung vui từ sáng đến tối. Năm nay, mới có 6, 7 giờ sáng Chủ Nhật (giờ Cali), những hồi chuông điện thoại từ VN do Cẩm Vân gọi Thương Hoài@ tưởng bạn sẽ kể chuyện vui trong ngày sinh nhật của mình, nhưng tiếng nói buồn bã của Vân tuy ngắn gọn, “Anh Bảo Phúc mất rồi” cũng đủ làm người viết lặng người, vì biết rõ, Bảo Phúc là một trong những người nhạc sĩ mà Cẩm Vân thương yêu lẫn quý trọng nhất. Điển hình là 3 album mới nhất của Vân: Huế Sàigòn Hà Nội, Xin Cho Tôi, Xin Mặt Trời Ngủ Yên đều do Bảo Phúc hòa âm. Theo Cẩm Vân cho biết: “Chính bản hòa âm tuyệt vời của Bảo Phúc đã khiến Cẩm Vân hát hay hơn và gần với tinh thần nhạc Trịnh hơn. Các bản hòa âm của Phúc có chất riêng, rất Bảo Phúc và đậm tính thuần Việt. Tôi nhớ mãi đoạn intro và tiếng chuông bưu điện mà anh lồng vào cuối bài hát Nhớ về Hà Nội. Các bản phối sau này cũng khó lòng mà thoát được những chi tiết đặc biệt ấy. Đó là bài hát đầu tiên gắn kết chúng tôi, cho tôi tìm được một nhạc sĩ hiểu được giọng hát của mình.”
Nhạc sĩ Bảo Phúc và Cẩm Vân gặp nhau lần đầu từ khi làm việc chung ở Đoàn ca nhạc nhẹ tháng Tám năm 1986, tính đến nay đã 23 năm tròn. Vân nhắc lại một kỷ niệm khó quên giữa hai người để nói về đức tính hiền lành của tác giả Mê Khúc, Dòng Sông Không Trở Lại… Vân kể: “Có lần, tôi giận Phúc vì một chi tiết nhỏ trong bài phỏng vấn trên báo. Đến ngày Phật đản, bạn nhắn tin, ‘Thôi bỏ qua cho tôi’ khiến mình thấy buồn cười. Ai lớn tiếng, Phúc cũng ngồi im. Người ta giận, Phúc thể nào cũng tìm cách xin lỗi bởi Phúc là người luôn biết quý trọng mọi người và sâu sắc trong tình bạn.” Cũng vì thế mà Cẩm Vân tỏ ra ân hận vì không được gặp mặt Bảo Phúc những giây phút cuối đời. “Bạn hôn mê và được đưa vào chăm sóc đặc biệt, nhưng tôi vẫn cứ nghĩ giá như được gặp trực tiếp bạn, nghe bạn chia sẻ điều gì đó dù là mê mê, tỉnh tỉnh,” chị nói.
Chiều sinh nhật ngày 31 tháng 5, trong buổi tiệc tại nhà, Cẩm Vân hát lại Mê Khúc, như một chút gì để nhớ đến Bảo Phúc, đồng thời thay mặt nhiều người, Cẩm Vân muốn nói với Bảo Phúc rằng: “Bạn đã viết ca khúc Để Gió Đưa Vào Lãng Quên, nhưng đến bao giờ – ở đây - có thể thật sự quên được một người nhạc sĩ tài hoa và dễ yêu như bạn đây?”
VW
- khuyenmap
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 6304
- Ngày tham gia: Chủ nhật T10 15, 2006 5:00 pm
- Đến từ: London / England
Nhạc sĩ Bảo Phúc sinh ngày 31/10/1957 tại Thừa Thiên - Huế. Ngay từ nhỏ, trong anh đã hình thành niềm say mê âm nhạc. Anh từng theo học trường Âm nhạc và Kịch nghệ Huế năm 1968, tốt nghiệp Đại học Âm nhạc dân tộc thể nghiệm do Viện nghiên cứu Âm nhạc và Múa tổ chức. Anh cũng công tác ở đây 2 năm (1983-1985).
Học về nhạc dân tộc, nhưng khả năng chơi piano theo lối phương Tây của anh cũng được nhiều đồng nghiệp khen ngợi. Chính nhờ khả năng này mà anh phụ trách hòa âm khá nhiều băng đĩa nhạc trong thời kỳ hưng thịnh của nhạc Việt thập niên 1990. Ca sĩ Cẩm Vân cho rằng, nhạc sĩ Bảo Phúc là người hòa âm nhạc Trịnh gần với tinh thần chủ đạo của dòng nhạc này.
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
TANG LỄ NHẠC SĨ BẢO PHÚC NGẬM NGÙI NHIỀU NGHỆ SĨ
Đúng 8 giờ sáng thứ Tư ngày 3 tháng 6, rất đông ca nhạc sĩ và thân hữu đã tiễn đưa nhạc sĩ Bảo Phúc đến khu hỏa táng Bình Hưng Hòa. Trước khi tới khu hỏa táng, đoàn xe tang đã ghé ngang qua nhà anh ở đường Bùi Đình Túy (Bình Thạnh). Đoạn đường Điện Biên Phủ và Lê Quý Đôn kẹt xe mất nửa tiếng vì nhiều người muốn nhìn tác giả Để Gió Đi Vào Lãng Quên lần cuối cùng.
Khi xe tang đến cổng khu hỏa táng Bình Hưng Hòa, nhiều khán giả qua thông tin trên báo chí cũng đã chờ đợi sẵn. Nhiều nghệ sĩ lần lượt xuất hiện có Cẩm Vân, Khắc Triệu, Kasim Hoàng Vũ, nhạc sĩ Trần Mạnh Tuấn, Phương Thanh... cùng Hội Điện Ảnh với đạo diễn Lê Cung Bắc, Vinh Sơn, Quang Đại, nhà biên kịch Ngụy Ngữ... Những phút cuối cùng đưa quan tài vào lò thiêu, nhiều tiếng khóc than vật vã cất lên đã tạo áo não bi ai cả một góc trời. Con gái nhạc sĩ Bảo Phúc gần như bất tỉnh. Ca sĩ Phương Thanh sau những tiếng nấc khó nhọc đã được dìu ra một góc, may sao về sau cô kịp lấy lại tinh thần.
Như hòa với lòng người trong phút chia tay, trời bất ngờ đổ cơn mưa đầu mùa.Tiếng mưa lúc này, cứ như tiếng khóc nhớ thương của bạn bè, của gia đình - về tác giả của những bài tình ca – một thời từng được nhiều người yêu thích. Vĩnh biệt Bảo Phúc. Vĩnh biệt một Dòng Sông Không Trở Lại..
Thương Hoài - VW
Đúng 8 giờ sáng thứ Tư ngày 3 tháng 6, rất đông ca nhạc sĩ và thân hữu đã tiễn đưa nhạc sĩ Bảo Phúc đến khu hỏa táng Bình Hưng Hòa. Trước khi tới khu hỏa táng, đoàn xe tang đã ghé ngang qua nhà anh ở đường Bùi Đình Túy (Bình Thạnh). Đoạn đường Điện Biên Phủ và Lê Quý Đôn kẹt xe mất nửa tiếng vì nhiều người muốn nhìn tác giả Để Gió Đi Vào Lãng Quên lần cuối cùng.
Khi xe tang đến cổng khu hỏa táng Bình Hưng Hòa, nhiều khán giả qua thông tin trên báo chí cũng đã chờ đợi sẵn. Nhiều nghệ sĩ lần lượt xuất hiện có Cẩm Vân, Khắc Triệu, Kasim Hoàng Vũ, nhạc sĩ Trần Mạnh Tuấn, Phương Thanh... cùng Hội Điện Ảnh với đạo diễn Lê Cung Bắc, Vinh Sơn, Quang Đại, nhà biên kịch Ngụy Ngữ... Những phút cuối cùng đưa quan tài vào lò thiêu, nhiều tiếng khóc than vật vã cất lên đã tạo áo não bi ai cả một góc trời. Con gái nhạc sĩ Bảo Phúc gần như bất tỉnh. Ca sĩ Phương Thanh sau những tiếng nấc khó nhọc đã được dìu ra một góc, may sao về sau cô kịp lấy lại tinh thần.
Như hòa với lòng người trong phút chia tay, trời bất ngờ đổ cơn mưa đầu mùa.Tiếng mưa lúc này, cứ như tiếng khóc nhớ thương của bạn bè, của gia đình - về tác giả của những bài tình ca – một thời từng được nhiều người yêu thích. Vĩnh biệt Bảo Phúc. Vĩnh biệt một Dòng Sông Không Trở Lại..
Thương Hoài - VW