WELCOME TO THE NEW PHORUM
THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Bye Bye .....
MC DUC TIEN
Nghệ sĩ lão thành Lệ Thẩm qua đời
[7mau]Nghệ sĩ lão thành Lệ Thẩm qua đời[/7mau]
Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm
[7mau]Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm[/7mau] Sau thời gian chống chọi với nhiều căn bệnh, nghệ sĩ Tùng Lâm đã trút hơi thở cuối cùng lúc 4 giờ 30 phút ngày 15-10 tại nhà riêng. Ông tên thật...
CHẾT VẪN KHÔNG YÊN!
-Mỗi con sông chảy mỗi cánh khác của riêng mình Tôi là dòng nước đảo điên Quen vượt thác vượt ghềnh Không thể im lìm trôi xuôi - Sông chảy về đâu buồn hay tĩnh lặng Ra đại dương...
TIN BUỒN: NS Bích Thủy qua đời,ở tuoi 73
[video]http://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/video] [youtube]https://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/youtube]
VUA NHẠC SẾN ĐI RỒI....
Nhạc sĩ Vinh Sử thường được khán giả gọi là 'vua nhạc sến' bởi hàng trăm ca khúc đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt. Sau khi ông qua đời, nhiều nghệ sĩ bày tỏ sự tiếc...
TRẢ LẠI TÊN CHÙA.
Hội Sân khấu trả lại bảng tên Chùa Nghệ sĩ. Ngày 20/06/2022. Hội Sân khấu trả lại tên Chùa Nghệ sĩ như ban đầu, sau hai ngày thay đổi bằng bảng "Nghĩa trang nghệ sĩ". Chiều 20/6,...
Buồn Nhất khi Nghệ sĩ Thanh Kim Huệ qua đời
Khộng theo dõi tin tức ở đây nhưng qua nhiều kênh thông tin khác, được biết nữ nghệ sĩ tài danh Thanh Kim Huệ qua đời, buồn ơi là buốn, buồn hơn hết, không phải thương ai ghét ai mà sao nghe buồn...
Phan ưu cuoi nam
MH đã gởi điện thơ chúc năm mới 2022 anh chị Trần quang Hải nhưng không nghỉ là anh đã ra đi ngày hôm nay mặc dù anh đã cầm cự với căn bệnh hiểm nghèo mấy năm nay rồi. Thôi ,như vậy anh nhẹ...
Nữ danh ca
Thanh Kim Huệ đã ra đi :hoa: :flower: :)) :cry:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Nhớ về nghệ sĩ Út Hiền

Nơi tưởng nhớ những NS đã quá cố.
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
Bài viết: 6304
Ngày tham gia: Chủ nhật T10 15, 2006 5:00 pm
Đến từ: London / England

Nhớ về nghệ sĩ Út Hiền

Bài viết chưa xem by khuyenmap »

Nghệ sĩ Út Hiền tên thật là Lê Minh Khánh, sanh năm 1940, quê ở Gò Vấp, cha mất sớm, mẹ buôn bán nhỏ. Bà có một ít ruộng vườn, huê lợi đủ sống. Trong gia đình không có ai theo nghề ca hát.
Lúc còn học văn hóa, em Khánh học ca tân nhạc và vọng cổ theo đài phát thanh. Thấy em có giọng ca tốt, một bà bạn của má em khuyên má em cho em đi học ca cổ nhạc. Tôi gặp em Khánh trong lớp dạy ca cổ của nhạc sĩ Út Trong, nhà ở gần chùa Phật Ấn, đường Hưng Đạo, Saigon vào những năm 1956, 1957. Nhạc sĩ Út Trong đặt nghệ danh cho em Khánh là Út Hiền vì bản tánh của em Khánh rất hiền lành, ăn nói nhỏ nhẹ. Nhạc sĩ Út Trong giới thiệu Út Hiền cho đoàn hát Thanh Minh vì lúc ấy danh ca Út Trà Ôn tách ra lập đoàn hát Kim Thanh – Út Trà Ôn. Giọng ca của Út Hiền thật là trong, êm như nhung tơ, cùng một kỷ thuật ca và giọng ca của Hữu Phước.

Danh ca Hữu Phước đang hát cho đoàn Kim Thoa, lưu diễn các tỉnh Hậu Giang. Sau khi Út Trà Ôn rời đoàn hát Thanh Minh thì danh ca vọng cổ còn lại chỉ có Năm Nghĩa, Minh Tấn, Út Bạch Lan, Thu Ba nên bà bầu Thơ thu nhận những giọng ca trẻ như Út Hiền, Út Hậu, Quang Nhiều và nữ diễn viên Mỹ Hiền.

Các diễn viên trẻ Út Hiền, Út Hậu, Quang Nhiều được ký hợp đồng hai chục ngàn đồng mỗi người và được cho hát vai kép nhì nhưng có ca nhiều câu vọng cổ trong các tuồng Núi Liễu Sông Bằng, Lửa Hờn, Thiên Thần Trên Thiết Mã.

Sau suất diễn đầu tiên, báo chí kịch trường nhiệt liệt ngợi khen ba giọng ca trẻ với những lời quảng cáo đao to búa lớn như: Danh ca trẻ Út Hậu, truyền nhân đích thực của vua vọng cổ Út Trà Ôn; danh ca Út Hiện, giọng ca êm dịu như nhung như tơ; Quang Nhiều, lối ca với làn hơi sung mãn, nghệ thuật luyến láy tuyệt vời.
Bà bầu Thơ và ông bầu Nghĩa chưa kịp vui mừng vì hai ông bà đã khám phá và giới thiệu với khán giả những giọng ca vàng thì khi đoàn hát chưa kịp tập vở tuồng kế tiếp, cả ba nghệ sĩ trẻ Út Hiền, Út Hậu, Quang Nhiều thối lại hai chục ngàn tiền contrat và bồi thường đúng theo giao kèo là trả thêm cho bà Bầu Thơ mỗi người hai chục ngàn đồng nữa. Chỉ mới một tháng mà bà Bầu Thơ lời được sáu chục ngàn; bà không ham nhưng muốn giữ lại các diễn viên đó thì bà phải trả cho Bầu Long, mỗi diễn viên một trăm hai chục ngàn đồng vì Bầu Long Kim Chung đã ký cho họ mỗi người sáu chục ngàn đồng.
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
Bài viết: 6304
Ngày tham gia: Chủ nhật T10 15, 2006 5:00 pm
Đến từ: London / England

Bài viết chưa xem by khuyenmap »

Nhớ về nghệ sĩ Út Hiền (tt)
Nghệ sĩ Út Hiền hát ở đoàn Kim Chung 1, hát thường trực tạp rạp Aristo ở đường Lê Lai. Nghệ sĩ Út Hậu và Quang Nhiều hát cho đoàn Kim Chung 2 ở rạp Olympic đường Hồng Thập Tự.
Các ký giả kịch trường Saigon giận Bầu Long mua đào bán kép trắng trợn nên họ không viết bài phê bình tuồng tích và đào kép của hai gánh hát Kim Chung. Do đó các nghệ sĩ cộng tác với đoàn hát Kim Chung trong thời gian nầy chịu nhiều thiệt thòi vì không được quảng bá nhiều trên các trang kịch trường. Chỉ biết qua sân khấu Kim Chung, nghệ sĩ Út Hiền vẫn hát vai kép nhì, sau kép Thanh Hải, nhưng Út Hiền và Thanh Hải, Út Hậu được hãng dĩa Hoành Sơn của ông Ba Bản mời thu thanh nhiều bài vọng cổ do soạn giả Thu An sáng tác. Nhờ vậy mà giọng ca của Út Hiền, Thanh Hải, Út Hậu được rèn luyện thêm và được thính giả ái mộ.
Năm 1963, nghệ sĩ Út Hiền rời đoàn Kim Chung, cộng tác với đoàn hát Thủ Đô Ba Bản. Nhưng ở đoàn Thủ Đô Ba Bản lúc đó có hai danh ca Út Trà Ôn và Thanh Hải nên Út Hiền cũng chỉ nổi danh được trong địa hạt đĩa nhựa chớ về sân khấu, em còn nhỏ, chưa có kinh nghiệm diễn xuất dù giọng ca của Út Hiền đã được rất nhiều khán giả và ký giả ái mộ.
Vai chánh đoàn hát Hương Mùa Thu
Giọng ca của Út Hiền nghe rất mùi, êm dịu, sâu lắng. Những chử hò vô vọng cổ, Út Hiền ca êm như tiếng ca vuốt nhuyễn cho thật nhỏ dần rồi mất hút trong không gian. Các chữ ca cuối câu vọng cổ với hơi ngân dài mênh mang. Bài ca vọng cổ được Út Hiền nghiên cứu kỹ, ca diễn đạt nội dung, gây cảm xúc cho người nghe. Soạn giả Thu An biết rõ khả năng ăn khách của giọng ca Út Hiền nên khi anh rời đoàn hát Thủ Đô Ba Bản, anh lập gánh hát Hương Mùa Thu với hai diễn viên chánh là Út Hiền và Ngọc Hương.
Dưới bảng hiệu Hương Mùa Thu, hai nghệ sĩ Út Hiền và Ngọc Hương là một cặp diễn viên xứng đào xứng kép. Về sắc diện cả hai đều đẹp sắc xảo dưới ánh đèn sân khấu, về giọng ca thì đó là một sự hòa hợp kỳ diệu: giọng ca của Ngọc Hương cao vút, một thứ giọng kim sang trọng, giọng ca của Út Hiền, giọng thổ, vừa êm dịu vừa trầm buồn sâu lắng. Khi xem đoàn hát Hương Mùa Thu, khán giả có thể bị mê hoặc vì hai giọng ca của Út Hiền và Ngọc Hương trên sân khấu.
Út Hiền đã hát qua các tuồng Tiếng Nhạc Rừng Xanh, Ảo Ảnh Châu Bích Lệ, Cô Gái Sông Đà, Người Anh Khác Mẹ, Con Cò Trắng, Gánh Cỏ Sông Hàn, Chuyến Đò Thương, Saigon Thác Bạc, Tiếng Còi Sa Mạc…
Đoàn hát Hương Mùa Thu thành lập từ năm 1964 đến năm 1975 mới tạm ngưng hát. Trong thời gian này có rất nhiều nghệ sĩ cộng tác với đoàn Hương Mùa Thu như Thanh Hải, Út Hiền, Minh Chí, Hà Bửu Tân, Hà Bửu Bửu, Hiếu Liêm, Thanh Liêm, Giang Châu, Minh Dịch, Hữu Lợi, các nữ diễn viên Ngọc Hương, Ngọc Lan, Kim Thủy, Ngọc Thủy, Kiều Lệ Thanh, Yến Nhung. Lệ Châu, hề Bảy Xê, hề Tẩu Tẩu, hề Minh. Chỉ có cặp đào kép chánh Út Hiền và Ngọc Hương chống đở cho bảng hiệu Hương Mùa Thu lâu nhất.
Tiếc vì đoàn Hương Mùa Thu chuyên đi lưu diễn ở các tỉnh miền Trung, có năm có đến 8 tháng hát ở miền Trung và nhiều tháng hát ở các tỉnh Hậu Giang nên nghệ sĩ Hương Mùa Thu ít được các ký giả kịch trường giới thiệu cho khán thính giả biết về tài năng của các diễn viên Hương Mùa Thu.
Cuộc sống của nghệ sĩ Út Hiền đúng như cái tên Hiền đã được gán cho anh, anh không có gây nên tai tiếng gì, không cờ bạc, không hút xách, không trai gái đỉ bợm, chỉ có mỗi cái tật là anh nhậu rượu không bao giờ biết ngừng. Lúc mới đầu vì đi hát ở miền Trung, xa nhà, anh thỉnh thoảng uống rượu giải khuây, nhưng đụng cuộc tiệc, bạn bè nâng ly, anh từ chối thì người ta nói khích, nào là “ Chơi như vậy,thì chơi với ai?” hay “Uống rượu chút đỉnh, sợ mất giọng ca sao?” Thêm nữa tánh của Út Hiền hay chiều bạn nên anh đã uống rượu thì cho đi cho tới mút chỉ. Chỉ có ông bầu Thu An can thiệp thì tiệc nhậu mới dứt được. Mà ông bầu Thu An thì đâu có thể ở gần các bạn nhậu để canh chừng hoài. Những khi đoàn hát di chuyển hay khi mới dọn đến bến mới chưa kịp treo màn hát thì thế nào cũng có một chầu nhậu tưng bừng hoa lá mà nghệ sĩ Út Hiền sẵn sàng nằm đo ván ngay trên bàn nhậu.
Sau năm 1975, tôi có được xem Út Hiền hát với Phượng Liên tuồng Lục Vân Tiên trên sân khấu đoàn hát Trần Hữu Trang năm 1980. Lúc đó thì giọng ca của Út Hiền hết trong, hết êm dịu như thuở nào, tuy về kỹ thuật ca vẫn còn phong độ của một kép hát chánh tài danh
Út Hiền bị bịnh ung thư gan, hậu quả của những trận nhậu rượu không biết dừng lại trong thời niên thiếu. Út Hiền nằm điều trị tại bệnh viện Nguyễn Trải, Chợ Lớn. Anh mất ngày 16 tháng 6 năm 1986, nhằm ngày 10 tháng 5 năm Bính Dần, hưỡng dương 47 tuổi, an táng tại nghĩa trang nghệ sĩ Gò Vấp.
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
Bài viết: 6304
Ngày tham gia: Chủ nhật T10 15, 2006 5:00 pm
Đến từ: London / England

Bài viết chưa xem by khuyenmap »

Tôi rất thích giọng ca của nghệ sĩ Út Hiền, từ khi tình cờ nghe được bài vọng cổ “Đêm mộng Hồ Tây” (trích trong tuồng”Lá của rừng xanh” của soạn giả Thu An), anh có giọng ca mùi, êm, nhẹ mà sâu lắng…Nghe anh ca, tôi cảm thấy như có một làn gió mát thổi nhẹ qua mặt hồ gợn sóng lăn tăn…Không biết tôi ví von như thế có đúng không? Nếu ai đã từng nghe Út Hiền ca thì sẽ cảm nhận được, tôi không nói thêm cho anh. Rồi ngày anh về cộng tác với đoàn Hương Mùa Thu (HMT) của ông bầu – kiêm soạn giả - Thu An, hát cặp với nữ nghệ sĩ Ngọc Hương, có một thời gian đoàn HMT về diễn tại rạp Vĩnh Lợi, Mỹ Tho tôi cũng ráng lội bộ quãng đường xa năm sáu cây số đến rạp, năn nỉ ông soát vé cho vào xem. Có bữa đông khán giả quá, ông ấy vui, cho tôi vào, không vui, không cho vào tôi cũng tìm cách “chui” vào cho được! Thế là tôi biết mặt thật của người nghệ sĩ mà tôi thích.
Ngày đó, đoàn HMT diễn các tuồng “Lá của rừng xanh”, “Bà chúa ăn mày”…phải nói nghệ sĩ Út Hiền đóng cặp với nghệ sĩ Ngọc Hương diễn xuất thì rất đạt. Nhưng trong khi ca thì giọng của hai người “chênh” nhau quá, không phải ai hát hay hơn ai, nhưng Út Hiền thì giọng “thổ” êm nhẹ, mùi mẫn. Ngọc Hương thì giọng “kim” (tân nhạc gọi là Treble). Thế nhưng, họ cũng một thời làm mưa, làm gió trên sân khấu HMT, được coi là cặp đào kép sáng giá, ăn khách lúc bấy giờ. Bây giờ, hình như không có ai có giọng hát giống như anh, có người cho là TP hát cũng “từa tựa” Út Hiền, nhưng theo tôi giọng ca như Út Hiền chỉ có một!
Nghệ sĩ cô đơn
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
Bài viết: 6304
Ngày tham gia: Chủ nhật T10 15, 2006 5:00 pm
Đến từ: London / England

Bài viết chưa xem by khuyenmap »

Ns Út Hiền ca diễn rất hay trong vai Bác sĩ Tùng vở Hàn Mặc Tử - đóng chung với Hùng Cường mà chẳng hề lép vế chút nào
ngocanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viết: 37641
Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm

Bài viết chưa xem by ngocanh »

Út Hiền ca nghe giọng mũi.
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
sydguy
Bài viết: 1
Ngày tham gia: Sáu T10 09, 2009 4:19 am

Bài viết chưa xem by sydguy »

ban khuyenmap oi, ban co the cho biet them ve nguoi nghe sy nay kg? ban co biet o dau ban cd hoac dvd ve Ut hien kg?
i'm new to this so please guide me through
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
Bài viết: 6304
Ngày tham gia: Chủ nhật T10 15, 2006 5:00 pm
Đến từ: London / England

Bài viết chưa xem by khuyenmap »

Bạn tìm mua tại Hãng dĩa Việt Nam (82 Hồ Tùng Mậu, quận 1, TP.HCM)
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
Bài viết: 6304
Ngày tham gia: Chủ nhật T10 15, 2006 5:00 pm
Đến từ: London / England

Bài viết chưa xem by khuyenmap »

Ở sân khấu sàn diễn, út Hiền có những vai thành công lớn về thanh lẫn sắc như Duy Lễ (Lá của rừng xanh) ; Lim Ba – chàng chăn voi xấu xí (hy sinh gương mặt đẹp) trong Bà chúa ăn mày (SG Thu An). Anh chuyên trị những nhân vật hào hoa, thư sinh công tử do hợp tạng người. Ba CD Bụi mờ ải nhạn, Giọt máu chung tình, Lá sầu riêng anh thủ vai thứ yếu nên không có dịp trổ hết khả năng (thiếu đất diễn). Ngoài bản vọng cổ mà tài nghệ thuộc hàng TOP, út Hiền còn ca hay nhiều bài bản nhỏ đến Oán, Nam, Bắc. Các bản Bắc và các bản nhỏ hơi Bắc anh ca rất xôm, giòn theo trường phái út Trà ôn. Dẫu rằng anh không trường thọ, nhưng làn hơi lạ và tài năng ca Vọng cổ của anh rất đáng vinh danh là một ngôi sao thanh sắc của Bạc Liêu, Thánh địa sản sinh làn điệu nhạc vua bất tử mà giá trị phi vật thể dám sánh các tuyệt tác của Năm Châu
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
Bài viết: 6304
Ngày tham gia: Chủ nhật T10 15, 2006 5:00 pm
Đến từ: London / England

Bài viết chưa xem by khuyenmap »

Anh mất đã khá lâu, khi tuổi đời chưa hóa lão và nghề nghiệp còn phơi phới nét thanh xuân, tài hoa đang rộ chín. Nếu như còn tại thế, năm 2009 này, anh mừng thọ thất tuần - anh sinh năm 1940, tại thánh địa vọng cổ Bạc Liêu. Cái tên khai sinh rất đẹp bề ngôn ngữ: Lê Minh Khánh; thế mà nghệ danh lại bình dị chân quê: út Hiền.

Trông anh hiền thật! Hiền ở ngoại mạo đẹp đẽ hào hoa. Nghe diễn thoại, diễn ca cũng hiền hòa sang trọng nhờ chất giọng kim lai thổ truyền cảm du dương, nhất là khi thể hiện làn điệu vọng cổ. Ai cũng hiểu rằng những danh ca lẫy lừng tên tuổi đều có phong cách thể hiện rất riêng, rất độc đáo do quá trình luyện rèn, tìm tòi và tình yêu nghiệp dĩ ấp ủ trong tim óc kết tựu thành sáng kiến cách luyến láy, sắp ca tử theo nhịp trường canh, khung nhạc, nhả chữ, chẻ nhịp, nhảy lót, tạo dấu nhấn riêng qua phát âm các thanh không - sắc - hỏi - ngã - huyền - nặng. Tự thân họ không lập bè kết phái. Nhưng công chúng, đồng nghiệp, nhạc giới công nhận họ, mến mộ họ mặn nồng đến nỗi nhiều kẻ đi sau "nhại theo" cách ca của thần tượng mà hành nghề. Vì thế có hiện tượng "bê nguyên xi". Đó là nói về làn hơi bẩm sinh. Còn giống về phong cách thể hiện có khác hơn chỗ "bê nguyên xi" là có hấp thụ cách ca, nhưng có cải tiến để tạo cái riêng, mà người sành điệu nghe qua thì biết ai giống ai. Hiển nhiên, người danh ca "được" nhiều người giống mình về phong cách trở thành "sở hữu chủ” một Trường phái như: út Trà ôn, Hữu Phước, Thanh Tuấn, Minh Cảnh, Thanh Hương,... Phương tiện để nhận thức sự đồng dạng phong cách ca đích thị là bản vọng cổ, nhạc vua.
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
Bài viết: 6304
Ngày tham gia: Chủ nhật T10 15, 2006 5:00 pm
Đến từ: London / England

Bài viết chưa xem by khuyenmap »

út Hiền có tất cả ưu thế đặc biệt: chất giọng chẳng giống ai;
giọng Kim lai Thổ do hơi mũi đậm, nghe lạ và mùi mẫn dễ thương. Những chữ "hơ hớ hơ..." ngắn ngân ở cuối khung 4 nhịp hay cuối câu 1 ,2 nghe đậm duyên, vừa uyển chuyển vừa lạ lẫm, rất lôi cuốn. CD Khi hoa anh đào nở (SG Hà Triều - Hoa Phượng), nhà vua (út Hiền) hiểu lầm danh thần TÔ Điền Sơn (út Trà ôn) sàm sớ hoàng hậu Thái Phượng Liên (út Bạch Lan). Bản Thập tình được út Bạch Lan thi thố với út Hiền (ca lòn dây đào rất đạt) Hiểu ra sự thật, nhà vua tự trách: " TÔ Điền Sơn nín lặng. Thái Phượng Liên không nói nên lời. (Nói lối) Ai là vua, ai là tôi? Tấtt cả nơi đây mọi người đều là những người biết yêu, biết sống, biết trọn lòng chung thủy. TÔ Điền Sơn ơi (vô vọng cổ) khanh quả là người đáng quý, còn trẫm đây là người kém trí hơn. . . người. . . Trẫm đã mang danh là một đấng con Trời – mà việc đến thế này trẫm mới hiểu tại vì sao khanh như tỉnh như say (song lang) – Còn hoàng hậu sau khi ngất đi, sắc thắm nhuận vẻ ai bi - giữa khi trẫm cứ mải mê say vui vầy với mối duyên nồng (song lang xề câu 5".
Câu này, út Hiền đạt độ... huề vốn. Chẳng phải anh non. Chỉ do ca từ ít hơn chữ đàn, ban nhạc lại chơi dây lơi, giọng ca anh thuộc dạng chồm hơi; do vậy anh chẳng thể nào thi triển trướng phái út Trà ôn để "khiêu vũ” trên cung đàn.
Câu lối: " Trẫm hối hận quá! Cũng may là đất nước chưa mất một nhân tài. Khanh là thầy là ân nhân của trẫm là cột trụ của nước nhà". Câu văn nhàn nhạt mùi xúc cảm, nhưng qua tài "thoại" của út Hiền, nó bỗng đạt độ thẩm thấu cao dành cho một vị quân vương anh minh, khiêm tốn.
lathuxua
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
Bài viết: 4149
Ngày tham gia: Hai T8 21, 2006 5:00 pm

Bài viết chưa xem by lathuxua »

:)) :)) :)) :)) :))
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
Bài viết: 6304
Ngày tham gia: Chủ nhật T10 15, 2006 5:00 pm
Đến từ: London / England

Bài viết chưa xem by khuyenmap »

Giọng ca Út Hiền mùi mẫn, đầy muộn phiền âm ỉ thẳm sâu nhưng cường độ tạo thành từ âm giọng nhu hòa có mãnh lực công phá bức tường kiên cố hận thù của người khuê nữ đối với một tình lang văn nhã, chung tình. Ta có thể bắt gặp Út Hiền qua các tình huống tương tự kể trên ở các CD Chiều lạnh Tuyết Băng Sơn (SG Thu An), Quân vương và thiếp (SG Viễn Châu -
Thể Hà Vân)...
Hình đại diện của thành viên
dianna
Thành viên thường xuyên
Thành viên thường xuyên
Bài viết: 2576
Ngày tham gia: Sáu T2 24, 2006 4:00 pm
Đến từ: BLUE HOPE

Bài viết chưa xem by dianna »

thank Khuyenmap :)) :)) :))
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
vanduyanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viết: 9209
Ngày tham gia: Hai T2 22, 2010 12:05 am

Bài viết chưa xem by vanduyanh »

Một dấu son chói chang khác của út Hiền là vai Lê Long Hồ trong vở Người đối diện lương tâm, tức Tuyệt tình ca (SG Hoa Phượng - Ngọc Điệp). Đó là lớp Hồ gặp Trường An tại cảnh sát cuộc: " Tại sao chị bị bắt? /. . ./ Chị bị bắt vì tội gì ?. . . / Trời ơi ! Má gần chết rồi, cái gì thì nói thẳng ra đi.. "Chị
bị bắt về tội. . . xấu lắm em à . "Mà tội gì... có phải tội... mãi dâm không?
"Cũng. . . cũng gần như vậy . Trời! Chị Hai. . . chị Hai, cây cải được tốt
được xanh là nhờ người ta vun bón; còn cuộc đời hoa niên xinh mộng của tôi. . . đây. . . (ca Phụng hoàng) Một ngày mai được xanh tốt / Tôi được ăn trên ngồi trước / Chính nhờ việc làm nhơ nhớp của chị hôm nay / Tôi không cần chị Hai đâu / Thà là đêm đêm tôi đi bán bánh mì / Tôi vẫn học hành thi đỗ / còn cái bằng cấp Tú tài tôi xé trước mặt chị Hai...". Long Hồ - út Hiền ca trọn 8 câu Phụng hoàng không sướt mướt bi ai, nhưng giông tố lòng người ào ạt dầylên. út Hiền thành công trọn vẹn về nồng độ xúc cảm và còn về kỹ thuật cao ở bản Oán này. Lớp Hồ về quê thăm mẹ, cô giáo Lan (út Bạch Lan) phiền hà Hồ phí tiền mua bình dường khí cho cô. Long Hồ - út Hiền diễn thoại: "... con biết rằng nói với má là má cản ngăn không cho con mua; má sẽ buộc con đi đóng
tiền trường, tiền lệ phí ngày thi. Nhưng má ơi, nếu không thi được khóa này thì con sẽ đợi kỳ thi năm tới. Nếu thiếu tiền trường mà dang dở học hành năm nay thì cơn vẫn còn dư thời gian học hỏi cả mấy chục năm sau, chớ một mai má chết đi rồi thì trọn đời con ân hận...". Lời thoại mộc mạc mà thẩm thấu đến đau buốt tim gan. ôi! Đúng là “gia bần tri hiếu tử” (nhà nghèo mới biết con hiếu). Hai câu vọng cổ 5 và 6 được út Hiền, út Bạch Lan lần lượt trỗi giọng ru hồn người nghe vào thế giới đớn đau tuyệt vọng của những kiếp đời nghiệt ngã nơi tầng thấp cõi nhân gian.
Hình đại diện của thành viên
vanduyanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viết: 9209
Ngày tham gia: Hai T2 22, 2010 12:05 am

Bài viết chưa xem by vanduyanh »

Nghệ sĩ Út Hiền có tất cả ưu thế đặc biệt: chất giọng chẳng giống ai;
giọng Kim lai Thổ do hơi mũi đậm, nghe lạ và mùi mẫn dễ thương. Những chữ "hơ hớ hơ..." ngắn ngân ở cuối khung 4 nhịp hay cuối câu 1 ,2 nghe đậm duyên, vừa uyển chuyển vừa lạ lẫm, rất lôi cuốn.
Đăng trả lời

Quay về