NSƯT Thanh Hùng - nguyên phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Tiền Giang - người từng “vang bóng một thời” với những vở cải lương: Bạo chúa, Rừng cao su nhuộm máu... đã qua đời lúc 15 giờ 50 ngày 29-7, thọ 73 tuổi. Tang lễ của ông được tổ chức tại nhà tưởng niệm Nghĩa trang liệt sĩ Tiền Giang.
Thời kháng chiến chống Pháp, NSƯT Thanh Hùng đã tham gia chương trình văn nghệ thiếu nhi xã. Năm lên 16 tuổi ông tham gia đoàn hát Tân Phước, Thanh Vân tại Cần Thơ. Đến năm 1958 được sự giúp đỡ của tác giả Phạm Trần và các anh soạn giả, nhạc sĩ là cán bộ cách mạng, ông chính thức tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1965, ông thoát ly ra vùng giải phóng chính thức tham gia lực lượng diễn viên cho Đoàn Văn Công I4 (Khu Sài Gòn – Gia Định). Năm 1966 ông trở thành diễn viên đoàn Văn công giải phóng, hoạt động trong đội xung kích phục vụ đồng bào chiến sĩ ở các vùng giải phóng, ấp chiến lược vành đai. Vừa là diễn viên vừa là hậu đài, nhạc công, sáng tác.
NSƯT Thanh Hùng (ảnh do Hội Sân khấu TPHCM cung cấp)
Khi ra miền Bắc, ông là thành viên của đoàn ca nhạc Đài phát thanh giải phóng , phụ trách lĩnh vực cải lương.
NSND Ngọc Giàu cho biết: “Thanh Hùng – Ngọc Hoa trong bộ quân phục giải phóng và bộ bà ba đen đứng giữa sân khấu thủ đô Paris, Pháp trong tiết mục “Bài ca địa đạo” do chính NSƯT Thanh Hùng sáng tác dựa theo ý thơ của Phạm Xuân Ích, dưới bút danh Phạm Ngọc Thanh đã ấn tượng rất lớn đối với phong trào vận động chống chiến tranh Việt Nam. Ở Sài Gòn lúc đó, giới nghệ sĩ cải lương chúng tôi rất thán phục. Đến ngày miền nam hoàn toàn giải phóng, gặp anh chị cũng trong bộ quân phục giải phóng quân, giọng ca trầm ấm, giàu sức chiến đấu, chúng tôi rất xúc động”.
Đạo diễn Nguyễn Hồng Dung – Phó chủ tịch Hội Sân khấu TPHCM cho biết: “Sự đóng góp lớn nhất của NSƯT Thanh Hùng là đã tạo một diện mạo mới trong phát triển sân khấu cải lương miền Bắc, có phong cách của một dòng cải lương Nam Bộ mang chất cách mạng".
Những tiết mục và vai diễn đi vào lòng khán giả qua tài năng của NSƯT Thanh Hùng phải kể đến: Tiếng sóng biển – Tiếng quê hương; Bài ca người giao liên; Trên quê hương dũng sĩ; Quê hương dũng sĩ, Em hát tặng anh một bài ca… riêng các kịch bản cải lương: Bạo chúa; Dậy sóng; Rừng cao su nhuộm máu; Trong lửa đỏ… vẫn còn giữ được giá trị nghệ thuật và tinh thần hào hùng bất khuất của quân dân trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, bảo vệ tổ quốc thân yêu”.
Lúc 7 giờ ngày 1-8, lễ truy điệu NSƯT Thanh Hùng sẽ được tiến hành tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Tiền Giang, sau đó hỏa thiêu.
Báo NLD.
THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Vĩnh biệt NSƯT Thanh Hùng
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
-
- Global Mod
- Bài viết: 6474
- Ngày tham gia: Tư T9 20, 2006 5:00 pm
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Vĩnh biệt NSƯT Thanh Hùng
Mới nghe tin ông bị tai biến mạch máu não đây đã đi rùi! Nhanh quá!
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU CỦNG CÔ NGỌC HOA VÀ TANG QUYẾN!
CẦU CHÚC HƯƠNG HÔN NS THANH HÙNG SỚM TIÊU DIÊU NƠI MIỀN CỰC LẠC
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU CỦNG CÔ NGỌC HOA VÀ TANG QUYẾN!
CẦU CHÚC HƯƠNG HÔN NS THANH HÙNG SỚM TIÊU DIÊU NƠI MIỀN CỰC LẠC
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Vĩnh biệt NSƯT Thanh Hùng
linhgiavuive đã viết:
[7mau]Tiễn biệt Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Hùng[/7mau]
Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Thanh Hùng tên thật là Nguyễn Công Phước, sinh năm 1940 ở xã An Thái Đông (Cái Bè, Tiền Giang) trong một gia đình lao động nghèo. Là người con của quê hương Tiền Giang, NS Thanh Hùng đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp cách mạng, đặc biệt là trên lĩnh vực nghệ thuật sân khấu cải lương - thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
NS Thanh Hùng đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 15 giờ 50 phút ngày 29-7-2012, hưởng thọ 72 tuổi.
Quá ham thích ca hát, nên năm 14 tuổi anh đã vào đoàn hát, và từ năm 1953-1960 anh đã có nhiều cố gắng tìm chỗ đứng nghề nghiệp qua nhiều đoàn hát. Cuối năm 1960, anh được tuyển dụng vào Kịch đoàn Thủ đô, hát kép nhì, kép ba, đứng sau kép Thanh Hải và danh ca Út Trà Ôn. Nghệ danh Thanh Hùng do Kịch đoàn Thủ đô đặt từ đây.
Ở Kịch đoàn Thủ đô, Thanh Hùng được nghệ sĩ Ba Vân (Lê Long Vân - sau này được Nhà nước phong tặng NSND) nhận làm học trò và dốc sức đào tạo; từ đó, Thanh Hùng diễn tốt được nhiều vai, được khán giả và đồng nghiệp mộ điệu.
Từ đây anh hát rất vững vàng bên cạnh các nghệ sĩ mà sau này trở thành những tài danh của sân khấu cải lương ở Sài Gòn như: Ngọc Hương, Thanh Thanh Hoa, Tấn Tài, Dũng Thanh Lâm, Phước Hậu, Trương Ánh Loan.
Soạn giả Thiếu Linh - Thu An phát hiện ở Thanh Hùng ngoài khả năng biểu diễn còn có năng khiếu sáng tác nên ra sức kềm cặp, thử việc và Thanh Hùng sáng tác từ đó.
Năm 1961, ông bầu Năm Công lập gánh cải lương mới, mời cô đào Ngọc Hoa đang hát cho Đoàn Thống Nhất về lập Đoàn cải lương Ngọc Hoa, mời kép Thanh Hùng về hát kép chánh cùng với Ngọc Hoa. Năm 1962 hai người đã thành hôn với nhau, từ đây trong giới cải lương ở Sài Gòn có đôi đào kép Thanh Hùng - Ngọc Hoa.
Từ năm 1963, Thanh Hùng - Ngọc Hoa được soạn giả Phi Hùng, Mai Quân (cán bộ cách mạng hoạt động nội thành của Tiểu ban Văn nghệ Sài Gòn - Gia Định) giác ngộ cách mạng. Đến năm 1965, anh Thanh Hùng - chị Ngọc Hoa chính thức thoát ly ra vùng giải phóng. Năm 1967, đôi vợ chồng nghệ sĩ được tổ chức điều ra Hà Nội, nhận nhiệm vụ tại Đài Phát thanh Giải phóng từ Xuân Mậu Thân năm 1968.
Chính ở đây, tên tuổi đôi nghệ sĩ Thanh Hùng - Ngọc Hoa và nhiều giọng ca cải lương khác được đồng bào, chiến sĩ cả nước biết đến qua làn sóng của Đài Phát thanh Giải phóng như: Thanh Nhanh, Thanh Thoảng, Thanh Mộng, Trúc Linh, Kim Hà, Ngọc Mai, Thành Điển, Thanh Vũ, Bích Diệp... Riêng Thanh Hùng - Ngọc Hoa với giọng ca độc đáo, không lẫn vào ai, đã hát rất thành công nhiều bài ca vọng cổ bằng trái tim yêu nước rực lửa, truyền đi ý chí cách mạng đến đồng bào, chiến sĩ cả nước.
Lý giải về sự thành công này, đôi nghệ sĩ Thanh Hùng - Ngọc Hoa chỉ nói rằng: “Chúng tôi là người trong cuộc”. Vâng, chính là người trong cuộc và cũng chính tài năng nên gần nửa thế kỷ qua đi mà trong nhiều người vẫn không quên những bài ca vọng cổ qua Đài Giải phóng như: Bài ca địa đạo (của Phạm Ngọc Thanh), Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi (của Phạm Trường Hùng), Tiếng chân em bước qua cầu (của Châu Thanh), Đậm tình quê mẹ (của Hồng Quân), Tiếng sóng biển, Tiếng quê hương (của Thanh Hiền) và một số bài do Thanh Hùng sáng tác như: Gửi gió mùa xuân, Quê hương dũng sĩ, Em hát tặng anh bài ca.
Trong thời gian hoạt động tại Đài Phát thanh Giải phóng, đôi nghệ sĩ Thanh Hùng - Ngọc Hoa vinh dự được gặp Bác Hồ hai lần, được hát cải lương phục vụ Bác trong dịp Tết Mậu Thân năm 1968 và đầu năm 1969, trước khi Bác mất. Năm 1974, đôi nghệ sĩ Thanh Hùng - Ngọc Hoa cũng được cử đi biểu diễn phục vụ kiều bào vui Tết ở Paris (Pháp).
Sau thắng lợi lịch sử mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, NS Thanh Hùng - Ngọc Hoa về miền Nam công tác ở Đoàn Văn công TP. Hồ Chí Minh.
Từ tháng 10-1975 đến tháng 5-1979, NS Thanh Hùng là Phó đoàn chỉ đạo nghệ thuật Đoàn Văn công Giải phóng; từ năm 1979 đến năm 1981 là Trưởng đoàn Cải lương Sống Chung, nay là Đoàn Phước Chung; từ năm 1981 đến năm 1982 làm cán bộ nghiên cứu và sáng tác kịch bản Phòng Sân khấu thuộc Sở Văn hóa - Thông tin TP. Hồ Chí Minh.
Năm 1982, NS Thanh Hùng chuyển về công tác tại tỉnh nhà và được phân công giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin, Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tiền Giang, năm 1990 được Nhà nước cho nghỉ hưu.
Trong quá trình hoạt động cách mạng, hoạt động nghệ thuật, NS Thanh Hùng được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương và danh hiệu cao quý như:
+ Nghệ sĩ Ưu tú.
+ Huân chương Kháng chiến hạng III.
+ Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng
+ Nhiều bằng khen, giấy khen.
Cuộc đời hoạt động của NSƯT Thanh Hùng là cả một tấm gương sáng chói về sự nghiêm túc trong lao động nghệ thuật và tinh thần nhiệt tình sẵn sàng phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân ngay cả những lúc khó khăn ác liệt nhất phải hát trong địa đạo, dưới chiến hào, hay dưới làn mưa bom của máy bay B52 rải thảm.
Với nỗi đau của người trong cuộc, nỗi đau của quê hương bị địch tạm chiếm, tiếng hát NS Thanh Hùng đã thấm đậm tình người, đọng mãi trong trái tim của biết bao chiến sĩ, nghệ sĩ và nhân dân cho đến ngày nay.
Vĩnh biệt NSƯT Thanh Hùng, quê hương Tiền Giang mất đi một người con, người nghệ sĩ cách mạng chân chính, đã làm rạng rỡ cho quê nhà trên con đường nghệ thuật; bạn bè, đồng nghiệp mất đi người anh, người thầy luôn tận tình giúp đỡ, chỉ bảo thế hệ trẻ từng câu hát, điệu hò; gia đình mất đi người cha gương mẫu, người ông đáng kính, vừa hoạt động cách mạng, vừa xây dựng tổ ấm gia đình, vững tay lèo lái vượt qua bao cơn sóng gió của cuộc đời.
NGUYỄN NGỌC MINH
(Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tiền Giang)