Bạn đang xem trang 1 / 3 trang

Cái nghèo không tha nhiều nghệ sĩ giải Thanh Tâm&thế hệ vàng

Đã gửi: Bảy T6 22, 2013 11:36 pm
by khangianhandan
Các nghệ sĩ Bo Bo Hoàng, Ngọc Hương, Thanh Tú, Nam Hùng, Diệu Hiền, Thanh Tuấn,Kiều Phượng Loan, Diệp Tuyết Anh, Trang Bích Liễu, Tô Kim Hồng...những nghệ sĩ từng đại diện cho pháo đài vững chắc của cải lương; vốn được cho là " linh hồn dân tộc", hãnh diện nếu được xác nhận là "di sàn văn hoá" thế giới, sánh cùng với các danh lam thắng cảnh, những đền đài, những cây cổ thụ lâu năm!!! qua nhiều bài trên báo Người Lao Động, đã phơi bày một hiện cảnh đau thương và cảm động, nhẩt là bài mới đây, "Một thời nổi danh, cuối đời khốn khó" của nhà báo Thanh Hiệp

Nếu nói cải lương là cái hồn dân tộc thì những nghệ sĩ trên góp phần không nhỏ làm cho linh hồn dân tộc thêm tình tự quê hương. Đời nghệ sỉ như cánh lục bình trôi theo dòng đời qua nhiều mương rạch, sông ngòi, đời nghệ sĩ đôi khi không do mình quyết định, chiến tranh, giới nghiệm, làm cho những đêm diễn thưa dần. Rồi tài sản, tuổi trẻ dâng hiến hết " cho đời cho Đảng,nhà nước " trong thời bao cấp,dù tiền cát sê không đủ mua son mua phấn nhưng có cái vui là nghệ sĩ thành chiến sĩ, những đứa con cưng của nhà nước được lên báo, làm hình mẫu và tấm gương đạo đức như kim chỉ nam cho mọi người noi theo, một thời vang bóng. Rồi thời kinh tế thị truờng ấp đến sau bao nằm dài " thắt lưng buộc bụng", chôn vùi tuổi xuân trong lớp bụi thời gian, người nghệ sĩ cũng vốn những người nông dân, công nhân chân chất, không biết chạy chọt bon chen, chụp giựt, miệng bằng tay, tay bằng miệng, chỉ biết yêu nghề, đem lời ca tiếng hát cho đời, họ đâu ngờ mọi thứ xoay như chong chóng, nhà cửa vật giá tăng lên từng ngày, rạp hát là nhà và là nơi kiếm chén cơm manh áo đã thành nhà hàng, hay các trụ sở kinh doanh...nhiều khi lỡ một bước chân là trọn kiếp thương sầu, từ giai đoạn bao cấp sang kinh tề thị trường, họ không được sự giúp đỡ đề hoà nhập, không biết hay không quen dùng tiền ngân hàng(tiền công)đề lướt sống vàng hay chứng khoán, nhà đất..., "tay không làm sao bắt cọp"? hay biết tính trước những bước đi của thời cuộc,vùng đất nào là đất qui hoạch? có ai ngờ chỉ thời gian ngắn tất cả của cãi vật chất đều đẳc đỏ như vàng(Khu đất vàng, Rau đắt như vàng....) chỉ có con người lớp dưới là rẻ mạt, tấm lòng vàng thì ít mà "lòng bạc" thì nhiều. Nhìn những vụ án hàng tỷ, chục tỷ, trăm tỷ, nghỉn tỷ bỏ sông bỏ bề, những vụ chiếm đoạt tham ô, những vụ cẩu thả trong việc xây dựng công trình gây thất thoát hàng trăm tỷ, những người mẫu đeo đồng hồ, ví bạc tỳ, thậm chí cái kiềng đeo chân thôi cũng lo được mấy chục người nghệ sĩ khó khăn, những thú chơi cây kiểng, những chiếc siêu xe với giá "khủng",những ngôi mộ, cổ quan tài nghìn tỷ, những ván cớ tuớng tiền tỷ, dòng viện trợ vốn nước ngoài FDI(Vụ đại lộ Đông Tây...) lọt tỏm vào tai ai không biết,sự ăn chơi tiêu tiền như nước của lớp "đại gia" mới phất lên nhanh chóng mà xót thương những mảnh đời nghệ sĩ, những chuyến đi nước ngoài như là đi chợ, chỉ cần một căn nhà nho nhỏ thôi(mấy tỷ) bán ra là có thề lo cho biết bao mảnh đời đã làm đẹp tâm hồn Việt. Một vũ vỡ Thuỷ điện đe doạ mạng sống sinh hoạt,thực phẩm tại một vùng đất cò bay thẳng cánh, bay hoài mệt té xuống luộn mà giá trị đền bù cho dân nghe đâu có 2 tỷ, không bằng một phần nhỏ căn nhà của nguời dân thành thị.
[youtube]http://www.youtube.com/watch?v=MBi6hBrpgqQ[/youtube]

Chúng ta những người Việt Nam, khắp nơi trên thế giới, mọi ngành mọi nghề, từ trong cũng như ngoài nước, từ thiếu gia đến đại gia nếu còn thương "linh hồn của dân tộc" hãy góp một bàn tay, một chút công đức, một chút trách nhiệm cho những nghệ sĩ " có tiếng mà không có miếng" đang lầm lũi trong cuộc sống kim tiền, mỗi nghệ sĩ một hoàn cảnh, người cha yếu mẹ già, bản thân cũng lớn tuổi, bệnh hoạn, con mắc bệnh nan y, sân khấu sàn diễn chết lạnh, chiếc xe "cùi bắp" làm phương tiện đi lại cũng không sắm được trọn vẹn, đã vậy có một ít lại bị bọn đạo chích cướp mất, chưa kể tính mạng an nguy. Các đại gia ơi! tiền các đại gia có được trong thời gian ngắn là do đâu, các đại gia nào còn may mắn thì nên nghĩ lại những nghệ sĩ luôn tô điểm cho linh hồn dân tộc của chúng ta. Đại gia nào không mượn đầu heo nấu cháo( dân chỉ biết khi mọi sự đổ bể), mà "đầu heo" từ các ngân hàng là tiền của ai? ai giờ đây phải nai lưng ra chịu những khoảng nợ "xấu" từ các đại gia?

Mong các bạn hổ trợ các nghệ sĩ vô cùng khó khăn như Ngọc Hương, Diệu Hiền, Kiều Phượng Loan, Bo Bo Hoàng....dù họ không hay chưa có lên tiếng cầu xin chúng ta cái gì.Họ đang cố gắng bước bằng đội chân yếu đuối của mình với những xuất hát đồng lương cồm cõi, chưa đến 10 $ Các bạn có thể liên hệ cailuongvietnam.com hay bất kỳ cá nhân tổ chức nào đề tình của chúng ta đến được với người nghệ sĩ. Thiết tha kêu gọi những nghệ sĩ đương thời như Hoài Linh,Hương Lan,Kiều Oanh,Thành Lộc, Hữu Châu ..tố chức các show hát giúp các nghệ sĩ cải lương khốn khó.

Diệp Tuyết Anh
NHỮNG KỊCH BẢN ĐÃ HÁT QUA:

- Nước mắt đứa em mù, Người đi dệt mộng, Ngũ Long thần chưởng, Tướng cướp Triệu Thường Sơn, Trúng Số Độc Đắc, Tiếng hạt trong trăng, Hoa Mộc Lan, Trường Tương Tư, Sông Dài, Con ma nhà họ Hứa, Giấc mộng đêm Xuân, Nửa đời hương phấn, Nắng sớm mưa chiều, Tấm Lòng của Biển, Mưa Rừng, Bọt Biển, Lời thề trước mộ, Lưu Bình Dương Lễ, Tiếng Nhạn Kêu Sương, Mạnh Lê Quân...(đoàn TM/TN)
- Áo em thơm giấy học trò, Tiếng thét ngang ngời (đoàn HTH/ DTL)
- Tiếu ngạo giang hồ, Nữa đêm quán liễu, Đào hoa khách tuyệt tình nương, Thằng Tư con Tám, Bóng Hồng Sa Mạc...(đoàn TTD/TT)
- Áo Vũ Cơ Hàn, Máu nhuộm sân chùa, Đêm lạnh chùa hoang, Lưu Bình Dương Lễ...(đoàn MC)


[youtubebb]qK8KNITCwtc[/youtubebb]

Re: Cái nghèo không tha nhiều nghệ sĩ giải Thanh Tâm&thế hệ

Đã gửi: Chủ nhật T6 23, 2013 12:20 am
by khangianhandan
[youtube]http://www.youtube.com/watch?v=GdqQ_g5_Oec[/youtube]

Lầm lũi soi gương khi cuối mùa nhan sắc.

Ai tráo nỏ thần, ai đánh lừa nghệ thuật.

Thương đời nghệ sĩ sẻ về đâu?

Chén cơm manh áo còn bươn chảy

Lặng lẻ nhìn theo cũng nghẹn sầu.

Cầu nguyện cho Việt Nam ta ít đi tai nạn, mổi ngày cướp đi mấy mươi sinh mạng, đề bà con yên tâm đi xem cải lương.

Sao mất khúc cuối rồi BQT ơi?

Re: Cái nghèo không tha nhiều nghệ sĩ giải Thanh Tâm&thế hệ

Đã gửi: Chủ nhật T6 23, 2013 8:45 pm
by khangianhandan
Hình ảnh
Quan tài giá hơn 7 tỷ đồng của một đại gia Sài Gòn được lấy mẫu từ trang web nước ngoài.

Re: Cái nghèo không tha nhiều nghệ sĩ giải Thanh Tâm&thế hệ

Đã gửi: Chủ nhật T6 23, 2013 8:46 pm
by khangianhandan
Hình ảnh
Ngôi mộ người bán bún nghìn tỷ

Re: Cái nghèo không tha nhiều nghệ sĩ giải Thanh Tâm&thế hệ

Đã gửi: Chủ nhật T6 23, 2013 8:51 pm
by khangianhandan
Hình ảnh
Chiếc váy 2 tỷ của Lý Nhã Kỳ

Re: Cái nghèo không tha nhiều nghệ sĩ giải Thanh Tâm&thế hệ

Đã gửi: Chủ nhật T6 23, 2013 8:57 pm
by khangianhandan
Hình ảnh

Ca sĩ Thuỷ Tiên đeo đồng hồ 4 tỷ, do Công Vinh tặng(nhận tiền lương khủng từ đại gia lường gạt bầu Kiên)

Re: Cái nghèo không tha nhiều nghệ sĩ giải Thanh Tâm&thế hệ

Đã gửi: Chủ nhật T6 23, 2013 8:59 pm
by khangianhandan
Hình ảnh

Cây Kiểng bạc tỷ

Re: Cái nghèo không tha nhiều nghệ sĩ giải Thanh Tâm&thế hệ

Đã gửi: Chủ nhật T6 23, 2013 9:05 pm
by khangianhandan
Hình ảnh
Đồng hồ bạc tỷ của Đàm Vĩnh Hưng

Re: Cái nghèo không tha nhiều nghệ sĩ giải Thanh Tâm&thế hệ

Đã gửi: Chủ nhật T6 23, 2013 9:06 pm
by khangianhandan
Nhiều vụ án nghìn tỷ diễn ra như cơm bữa- Xem ở đây

Re: Cái nghèo không tha nhiều nghệ sĩ giải Thanh Tâm&thế hệ

Đã gửi: Chủ nhật T6 23, 2013 9:25 pm
by khangianhandan
Một thời nổi danh, cuối đời khốn khó
17.06.2013 02:36



Một thời họ đứng trên đỉnh cao danh vọng, từng có trong tay tài sản kếch sù nhưng khi về chiều sống khốn khó, hẩm hiu

Theo chân nghệ sĩ Hiếu Cảnh đến thăm căn nhà chật hẹp của nghệ sĩ (NS) Điền Phong, thành viên đoàn Huỳnh Long xưa, mới hiểu rõ cuộc sống về chiều của một nghệ sĩ chỉ biết yêu nghề, sống trọn đời với nghề.


Hình ảnh
NSƯT Diệu Hiền và nghệ sĩ Linh Châu trong vở Nhụy Kiều tướng quân


Hẩm hiu tuổi già

Thời trước, ông nổi tiếng với những điệu bộ vũ đạo đẹp mắt. NSƯT Vũ Linh kể: “Anh Điền Phong khi diễn trên sân khấu, khán giả ném tiền lên tặng như mưa, có suất diễn tiền thưởng dành cho ông lớn hơn tiền lương. Thời tôi mới học nghề, tên tuổi của anh đã nổi như cồn”.

Năm nay, NS Điền Phong đã gần 70 tuổi, cả đời bôn ba vẫn không thể giúp ông thoát khỏi cảnh nghèo. Ông cho biết hiện vẫn đi diễn để có được 2 bữa cơm mỗi ngày. Vốn quen sống đơn độc, không có gia đình, đoàn hát được ông xem là mái nhà của mình. Từ khi đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long giải tán, ông trở về sống cô độc trong căn nhà nhỏ của mình, thỉnh thoảng nhận lời đi diễn cho các lễ hội cúng đình, cúng miễu. Mỗi ngày đi diễn, ông kiếm được vài chục ngàn đồng, đủ ăn cơm với tương chao. Hơn 2 năm qua, ông bị bệnh bao tử rồi cả bệnh thấp khớp nhưng có suất hát thì vẫn khăn gói đến điểm diễn. NS Hiếu Cảnh, người bạn chí cốt của ông, kể: “Có khi hát mấy suất không đủ tiền trả xe ôm, vậy mà anh Phong vẫn thích được đi hát, được gặp gỡ đồng nghiệp và khán giả. Tháng rồi, NS Hồng Nga, ca sĩ Cẩm Ly tặng ít tiền, anh Phong mua bảo hiểm y tế đi khám bệnh và mua thuốc uống để có sức tiếp tục đi hát”.

NSƯT Diệu Hiền còn khổ sở hơn. Ở tuổi 68 nhưng bà vẫn là trụ cột lo từng bữa cơm cho 7 miệng ăn. Bà kể trong nước mắt: “Tôi được học trò cưng là NS Vũ Linh mua tặng một miếng đất ở Thủ Đức để cất nhà sống dưỡng già nhưng vì cháu nội bị bệnh, rồi em gái bị tai nạn, thế là phải bán để có tiền xoay xở. Thời buổi nhà đất xuống giá, tiền bán đất không được là bao nên “tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống”.

Bà cho biết mỗi sáng thức dậy là phải nghĩ đến việc tìm sô diễn để có tiền đi chợ, tiền trả xe ôm. Ở tuổi này nhưng bà vẫn phải đi hát quán, hát đình, hát cả đám ma để có tiền lo cho cuộc sống gia đình. Thời vàng son, bà làm đào chánh các đoàn hát lớn, tiền lương mua được mấy căn nhà. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình, mấy căn nhà đó phải lần lượt bán đi.

Tuổi về chiều, khi còn cộng tác với Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, bà được cấp một căn hộ tập thể. Nay căn hộ đã xuống cấp. “Mỗi lần trời mưa lớn, cả nhà phải thức để tát nước, đến khi tạnh mưa thì trời cũng sáng” - bà khóc khi nói về hoàn cảnh của mình.

“Lạy tổ cho có nhiều bông”

NS Thanh Thế lúc đương thời là một đào chánh sáng giá. Từ ngày chồng bà qua đời (NSƯT Bửu Truyện), bà vẫn bám sàn diễn để lo kế sinh nhai. Hai người con đã lớn nhưng gia cảnh nghèo khó nên bà không muốn làm khổ con. “Về ở với con sẽ là gánh nặng nên tôi thuê nhà để sinh sống và đi hát kiếm tiền lo cho bản thân” - bà từ tốn cho biết. Chỉ vào góc nhà nơi chứa nhiều kịch bản cải lương do NSƯT Bửu Truyện sáng tác, bà nói: “Nhờ những vở tuồng này, nhiều NS sử dụng biểu diễn trả tiền bản quyền cho nên cũng sống tạm”.

Thời còn nổi danh, bà và cố NSƯT Bửu Truyện sống trong nhung lụa. Chỉ biết tối đến đi hát, còn mọi việc đều do kẻ ăn người ở trong nhà quán xuyến. Khi sân khấu vắng khách, bà lui vào bóng tối. Nhiều năm nay, ít có đoàn hát dựng nguyên vở, “cho nên thu nhập đi hát chỉ dựa vào những buổi hát chầu”, bà cho biết.

Nếu trước đây, bà nổi tiếng là nữ NS diễn vai Đào Tam Xuân và Phàn Lê Huê hay nhất thì nay đôi mắt đã yếu, điệu bộ không còn linh hoạt, mỗi lần đoàn hát chầu mời diễn là bà sợ nhất khi phải diễn hai vai này, nhưng “vì đi diễn kiếm cơm thì phải ráng, ra đến sàn diễn luôn miệng lạy tổ thương tình cho mình diễn tròn vai”, bà tâm sự trong nước mắt.


Nghệ sĩ Minh Tuấn, diễn viên của đoàn Huỳnh Long xưa kia, bây giờ đi bán vé số kiếm sống. Anh thường đến quán NS của Nguyễn Minh (chồng của NS Thy Trang) để xin được hát phục vụ khách. Hát ở quán không có thù lao, chỉ có tiền “boa” của khách được kẹp trong những cành bông nhựa, sau khi hát hết bài vọng cổ hoặc xuống xề mùi mẫn, khách sẽ lên tặng. Tổng số tiền bông khách cho được chia 3 phần: quán và ban nhạc cổ lấy 2 phần, phần còn lại NS chia nhau, có đêm anh được thưởng đến gần 200.000 đồng. Vì vậy, đêm nào đi hát, anh cũng cầu “Tổ cho có nhiều bông”.

Còn được hát là vui

NS Kiều Phượng Loan một thời làm bầu gánh, đến nay vẫn bám sàn diễn với vai trò diễn viên. Chị sống kham khổ trong giai đoạn sau này bởi một thân một mình nuôi đứa con bại liệt và người cha già bệnh tật. Cách đây không lâu, chị đi diễn về bị cướp mất chiếc xe máy, tài sản được xem là quý giá nhất. Từ ngày mất xe, chị đi diễn bằng xe ôm. Thù lao lĩnh có lúc còn phải nợ lại tiền xe. Khó khăn trăm bề nhưng chị nhất định không rời sàn diễn. Hiện nay, gia đình chị sống trong căn nhà thuê ở một con hẻm gần chợ Gò Vấp, TP HCM. Khi không còn gắn với đoàn hát chuyên nghiệp vì sàn diễn không có, chị gắn bó với nhóm cải lương đồng ấu Bạch Long, diễn phục vụ khán giả tại sân khấu Cầu Vồng Tuổi Thơ và Sân khấu Sen Hồng Công viên 23-9. “Thù lao mỗi suất là 200.000 đồng nhưng vui vì được gặp khán giả và được ca diễn trên sân khấu. Nghệ sĩ nghèo mà còn được hát là vui lắm rồi” - NS Kiều Phượng Loan nói.

Bài và ảnh: THANH HIỆP

http://www.cailuongvietnam.com/clvn/mod ... st&sid=978

Re: Cái nghèo không tha nhiều nghệ sĩ giải Thanh Tâm&thế hệ

Đã gửi: Chủ nhật T6 23, 2013 9:49 pm
by oceanAC2000A
Trước năm 1975, các nghệ-sỉ vàng cũa SKCL không thua gì các ca-sỉ tân-nhạc hiện nay đâu. Mổi giao-kèo cũa họ có thể mua một căn nhà lầu, xe hơi, và sắm đủ thứ nội-thất sang-trọng trong nhà. Như anh Thành-Được, có ai chơi sang như anh ta không?. Mổi lần có kiểu xe hơi nào mới du-nhập vào VN. Tức thì, anh ta đổi xe hơi mới đó liền. Mổi lần trade xe, là mổi lần lỗ nặng, anh ta không tiếc. Cở như Cường Đô_la, không bằng anh Thành-Được vào thời đó nữa. Như chú Út Trà Ôn mổi lần đánh bi da cá độ thì từ 20.000 đồng trở lên. Lúc đó vàng 24K chỉ có 9.000 đồng mổi lượng. Trong khi đó tỷ-giá 1 USD = 35 đồng VN. Lúc đó chương-trình đại nhạc hội cũa anh Duy-Ngọc tổ-chức hàng tuần sáng Chúa-Nhật tại rạp Hưng-Đạo vé VIP chỉ 40 đồng. Chú Út-Trà-Ôn đeo chiếc nhẩn hột xoàn 4 Karat. Mổi đêm đi hát, chú ta đều đeo nhẩn đó. Hột xoàn 4 Karat hiện nay là bao nhiêu thì các bạn cũng đã rỏ. 1 Karat hiện nay tại tiệm vàng Mỹ-Kim ở LittleSaigon bán giá 6.000
USD. Từ 1 Karat đến 2 Karat có khi giá gấp 2 lần, chứ đừng nói chi là 4 Karat. Xưa kia, tất cả các cuộc ăn chơi, hay doanh-thu cũa các nghệ-sỉ thì các báo-chí đều đăng-tãi tin tức. Vì vậy, tôi mới biết. Hiện nay, báo-chí không có mục nầy, và không bao giờ đăng tải đời tư, các cuộc ăn chơi cũa các ca-sĩ tân-nhạc, hay nghệ-sỉ cải-lương. Hiện nay doanh-thu cũa chú Đàm-Vỉnh-Hưng là đứng số 1 trong dàn ca-sỉ nam, còn nữ thì phải nói là cô Mỹ-Tâm. Nếu so với các nghệ-sỉ vàng cũa SKCL trước năm 1975 không ăn thua gì hết. Doanh-thu thu-thanh cho các trung-tâm phát-hàng băng dỉa nhạc, thì thừa sức cho các nghệ-sỉ lo tiền chợ, và cuộc sống gia-đình sung-túc rồi, chưa tính đến tiền giao-kèo, hay tiền thù-lao hàng đêm đi hát. Xưa kia, các nữ nghệ-sỉ vàng như Thanh-Nga, Bạch-Tuyết, Mỹ-Châu, Lệ-Thủy đều xài mỹ-phẩm cũa nước Pháp, và các nước Tây Âu, chứ không phải các loại mỹ-phẩm Hàn quốc như hiện nay. Các nghệ-sỉ vàng SKCL trước kia có nhiều lổi-lầm lớn đã đưa đến sự that-bại từ tiền bạc đến tinh-thần.
Các lổi-lầm sau đây :
- Cờ bạc,
- Chi tiêu hoang-phí
- tự lập đoàn hát.
Nhiều nghệ-sỉ vàng vì tự-ái các ông bà bầu, nên tự mình bỏ tiền ra lập đoàn hát. Nhưng đoàn hát hoạt-động chẳng bao lâu thì bị sập tiệm. Điển hình là : Hùng-Cường Bạch-Tuyết, Minh-Cảnh, Quốc-Trầm Phương-Dung, Dũng Thanh-Lâm, Tấn-Tài Như Ngọc, Minh-Phụng Kiều-Tiên, Công-ty Kim-Chung ( lập 7 đoàn. Sau cùng còn lại 2 đoàn). Út-Bạch-Lan Thành-Được, Út-Trà Ôn & Hoàng-Giang (đoàn Thống-Nhất)....còn vài nghệ-sỉ nữa tôi đã quên...
Sau khi đoàn hát sập tiệm, thì các nghệ-sỉ đó lâm vào cảnh nợ-nần. Từ từ càng ngày càng xuống dốc vì mất tinh-thần.
Do đó, các nghệ-sỉ vàng SKCL ngày xưa phải sống cảnh thiếu-thốn, và vất-vã như ngày nay trong tuổi đã về chiều.

Re: Cái nghèo không tha nhiều nghệ sĩ giải Thanh Tâm&thế hệ

Đã gửi: Chủ nhật T6 23, 2013 10:12 pm
by khangianhandan
Đoàn Tân Thủ Đô Tấn Tài "hiến" xác cho đoàn cải lương Sông Hau

Đoàn của Minh Vương thì "hiến" cho Đoàn Sài Gòn 3.

Đoàn Kim Chung thì hiến cho Đoàn Văn Công và Sài Gòn 1.

Nghệ sị Thảnh Được còn căn nhà tranh chấp ở Việt Nam 70 tỷ,đâu phải ăn xài hết đâu?

Nếu thành công thì đoàn hát cũng bị hiến hà. Làm sao không nghèo được. Nghệ sĩ Hồng Nga, Kim Ngọc sau 1975 nghèo rớt mồng tơi, Kim Ngọc phải đi bán thịt heo, Thanh Tòng di bán gạo...chớ đừng nói những nghệ sĩ khác. Nghệ sĩ Hồng Nga, Diệp Lang không có nhà để ở luôn...

Nghệ sĩ Minh Cảnh, Văn Chung, Phương Bình, Vũ Minh Vương, Kim Hoa,Thu An-Ngọc Hương..cũng có lập gánh

Re: Cái nghèo không tha nhiều nghệ sĩ giải Thanh Tâm&thế hệ

Đã gửi: Chủ nhật T6 23, 2013 11:06 pm
by oceanAC2000A
Những nghệ-sỉ trên đã lập đoàn hát, và đã sập tiệm trước năm 1975, chứ không phải sau năm 1975. Còn đoàn Thủ-Đô cũa ông Ba Bãn. Sau đó, ông ta sang lại cho anh Tấn-Tài & cô Như-Ngọc cũng trước năm 1975. Còn đoàn Tân Thủ-Đô Tấn-Tài là do đoàn Thủ-Đô bị sập tiệm, nên Tấn-Tài & Như Ngọc mới gầy dựng lại đoàn hát lần thứ hai, và sữa bảng hiệu là Tân Thủ-Đô Tấn-Tài. Còn anh Thành-Được đã rời khỏi đoàn Út-Bạch-Lan Thành-Được. Sau đó, cô Út-Bạch-Lan tự mình lèo lái đoàn hát, và sữa bảng hiệu là Tân Hoa-Lan. Vài năm sau đó, đoàn cũng sập tiệm. Năm 1978, Nhà Nước đã tung chiến-dịch đánh Tư-Sản vào ban đêm trên toàn miền Nam VN. Trong đó, các nghệ-sỉ vàng cũa SKCL có lẽ cũng bị ảnh-hưởng trong chiến-dịch đó, nên họ cũng trở nên đời sống khó khăn, và vất-vã.

Re: Cái nghèo không tha nhiều nghệ sĩ giải Thanh Tâm&thế hệ

Đã gửi: Hai T6 24, 2013 9:04 am
by khangianhandan
Hình ảnh
8 con tàu chục tỷ bỏ hoang(http://tuoitre.vn/chinh-tri-xa-hoi/4593 ... ac-ti.html)


Hình ảnh

Cháy tàu bạc tỷ bỏ hoang


Hình ảnh

Tàu hoang Hai Dong 27 được công ty Hải Đông (Hải Phòng) mua bảo hiểm thân vỏ mệnh giá 35 tỷ đồng. Ảnh: Nguyễn Hoàng

Re: Cái nghèo không tha nhiều nghệ sĩ giải Thanh Tâm&thế hệ

Đã gửi: Hai T6 24, 2013 9:13 am
by khangianhandan
[youtube]http://www.youtube.com/watch?v=IockzufaPYw[/youtube]


Chương trình Không gian đẹp, nhà cùa người nổi tiếng tại Việt Nam ta với những ngôi nhà hàng nghìn tỷ của những đại gia phất nhanh trong vòng 5 -10 năm, trong khi nền kinh tế kỹ thậut vẫn còn lạc hậu