THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Kim Cổ Soi Gương - June 12, 2016 - 4:00 pm
- khoi
- Site Admin
- Bài viết: 21655
- Ngày tham gia: Sáu T5 07, 2004 5:00 pm
- Đến từ: Thành Phố Sương Mù ...
- Tiếp xúc:
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
-
- Forum Mod
- Bài viết: 3545
- Ngày tham gia: Chủ nhật T9 06, 2009 7:19 am
- Đến từ: Châu Âu
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Kim Cổ Soi Gương - June 12, 2016 - 4:00 pm
[7mau]Cải lương vẫn... chưa chết[/7mau]
Trần Nhật Phong
- Chú ơi! giờ Cải Lương thật sự đã chết rồi!
- Cải Lương nghiêm túc đã bị “biến dạng” rồi chú, các tuồng kinh điển giờ đã bị họ biến thành “dị hợm.”
Ðó là những thông tin buồn mà tôi nhận được từ các em, các cháu qua Facebook ở Việt Nam. Chỉ còn một năm nữa (2017) là ngành Cải Lương đánh dấu đúng 100 năm (1917). Thế mà hôm nay Cải Lương đang đứng bên bờ vực thẳm.
Nghệ sĩ Hồng Loan trong vai diễn “Bàng Quí Phi.” (Hình: Trần Nhật Phong)
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hệ quả này, nhưng tựu trung đều đến từ 2 chữ “con người.” Con người, từ những khán giả bình thường, nay có thể tiếp cận với nhiều môn nghệ thuật độc đáo hơn của quốc tế, nên dần dần bỏ rơi Cải Lương. Con người đến từ chính những nghệ nhân trong ngành Cải Lương, họ chỉ biết trình diễn trên sân khấu, nhưng lại ít theo dõi và tìm hiểu “khẩu vị” của khán giả, một phần cũng do quá tự tin với những hào quang cũ, nên đã thụt lùi so với thời đại, khiến cho cả ngành nay trở thành bế tắc.
Cải Lương, Hát Bộ, Hồ Quảng (du nhập vào Việt Nam từ thập niên 50, nay đã trở thành một phần văn hóa của Việt Nam), vốn là chất sống tinh thần, là nền văn hóa của cả miền nam Việt Nam, từng được xem là hơi thở của người miền Nam, nay bắt đầu già cỗi, như ngọn đèn leo lét gần cạn dầu.
Không riêng tại Việt Nam, ngay ở hải ngoại, các bộ môn văn hóa dân tộc này, hiện cũng đang chờ “bơm oxy” từng ngày, từng giờ. Những nghệ nhân qua đến đây, do nhu cầu “cơm, áo, gạo tiền,” cái nghề đã từng nuôi sống cả gia đình họ qua nhiều thế hệ, nay trở thành một nghề ... tiêu khiển, một nghề tay trái.
Hơn một thập niên trước, khi phong trào nghệ sĩ từ Việt Nam sang trình diễn phát triển mạnh, dường như show nào cũng đầy khán giả, một phần do khán giả thèm nghe/xem lại những tích tuồng cũ, một phần là muốn gặp lại những tên tuổi lớn trước 1975, nên các bộ môn văn hóa dân tộc như được bơm sức sống, nhưng đến nay các bộ môn đã lâm cảnh... chợ chiều.
Hiện tượng Youtube trên mạng điện toán, với những tiểu phẩm hài nhảm nhí, những gameshow “trời ơi đất hỡi” ở Việt Nam, và những bộ phim truyền hình “chân dài, đại gia” copy từ cách quay, kịch bản của Hàn Quốc, của Ðài Loan hiện đang góp phần nguyên nhân dẫn đến sự “bức tử” Cải Lương, Hát Bộ hay Hồ Quảng.
Cách đây vài tháng, tôi chứng kiến tại San Jose, gần 3,000 khán giả ùn ùn đi xem chương trình của nghệ sĩ hài Trường Giang, các tiểu phẩm hài không có gì đặc sắc, toàn những lời “thoại” dung tục, nhưng lại được khán giả cười nghiêng cười ngửa. Phải chăng vì đời sống áp lực quá lớn, họ muốn giải trí cho đầu óc thoải mái? Hay cái “khẩu vị” nghệ thuật của Việt Nam chỉ nằm ở mức đó? Câu hỏi tôi vẫn đi tìm câu trả lời.
Lần này do thúc giục của một số nghệ sĩ khao khát với nghề, mong muốn có một đêm diễn nghiêm túc, tôi đã được “mời” đứng ra tổ chức. “Kim Cổ Soi Gương” - đó là chủ đề tôi chọn cho buổi diễn ngày 12 tháng 6 sắp tới.
Nhưng đó cũng chính là “nỗi đau” tôi chạm phải khi tiếp cận những khán giả để “chào mời” vé đi xem.
- Ủa! Show này Cải Lương hả? Có Hoài Linh-Chí Tài hông?
- An Tư Công Chúa là con của Khang Hy hả? Biết chết liền!
Phượng Mai và Vũ Ðức trong trích đoạn Nữ Tướng Bùi Thị Xuân, đoàn Hoa Thế Hệ trước năm 1975 diễn tại Dinh Ðộc Lập. (Hình: Trần Nhật Phong)
Tôi gần như “gồng mình” mỉm cười, còn nỗi đau nào hơn khi tổ chức một buổi diễn văn hóa dân tộc nghiêm túc, thì phải “nhét” thêm nghệ sĩ hài vào để “câu khách,” diễn lại một trích đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc, thì Anh Thư nước Việt lại bị xem là “con gái Khang Hy,” một vị vua của xứ Trung Hoa.
Cải cách hát ca theo tiến bộ
Lương truyền tuồng tích sánh văn minh.
Hai câu liễn mà 100 năm trước ông cha chúng tôi để lại, đã nói lên cái tinh thần bảo vệ văn hóa dân tộc, và hình thành bộ môn Cải Lương, nay phải đối diện với những “Opa” Hàn Quốc, “Soái Ca Ngôn Tình” Ðài Loan và “Trai đẹp thời @” Ấn Ðộ.
Ðương nhiên không phải mọi việc đều “tối” như cúp điện, khi tôi gọi đến những thương gia, truyền thông và một số nhà hảo tâm, tôi vẫn gặp những “hy vọng,” họ không hề từ chối, thậm chí còn ủng hộ hơn so với hình dung của tôi.
Ðáng tiếc, con số này lại không nhiều so với tổng thể người Việt sinh sống tại Quận Cam, nơi mà sau 41 năm, chúng ta đã có đầy đủ mọi thứ, từ những thực phẩm đặc sản hiếm hoi ở Việt Nam cho đến những chương trình nói tiếng Việt, phát hình, phát thanh tiếng Việt trên các băng tần địa phương.
Nhưng đối với các nghệ nhân thuộc những bộ môn văn hóa dân tộc, món ăn tinh thần ở quê hương thứ hai này, hiện đang phải “chết lặng” trước nguy cơ bị đào thải, dù rằng hôm nay “nghề sân khấu” không phải là nghề chính của họ, họ ca diễn không phải vì đồng tiền vé của khán giả, mà chỉ muốn “giữ lửa” cho nghề, họ khao khát một buổi diễn nghiêm túc, có chiều sâu nghệ thuật, để con em cảm nhận được nét hay của văn hóa, của lịch sử dân tộc, khát vọng của họ là giữ lại cái nghề mà ông cha họ đã truyền lại từ trăm năm trước.
Tôi đọc được khát vọng từ ánh mắt của những nghệ nhân này, từ những người theo nghề lúc tuổi đôi mươi, cho đến những gia đình có “bề dầy” sân khấu trên cả trăm năm, họ mong muốn đèn sâu khấu vẫn được thắp sáng ở hải ngoại, họ không muốn “cái nghề” đến thế hệ của họ phải chấm dứt một cách “nghẹn ngào” trước xu thế phát triển của thời đại. Họ mong muốn sân khấu vẫn có không khí trang trọng, nghiêm túc, không phải là những nhà hàng với tiếng “zô, zô” cụng ly của những chai bia đầy ngôn ngữ dung tục.
Chúng ta chờ đợi 41 năm mới có một ngôi rạp hát đúng nghĩa do người Việt làm chủ nằm ngay trung tâm Little Saigon. Dù chỉ nhỏ bé vài trăm ghế, nhưng dù sao đó cũng là mồ hôi nước mắt của người trong cộng đồng xây dựng ra, ngôi rạp không chỉ dành cho những chương trình tân nhạc, thính phòng, hài hước, mà còn dành cho những bộ môn văn hóa dân tộc, cho những điệu vũ dân tộc, cho Cải Lương, cho Hát Bộ cho Hồ Quảng và cho cả kịch nghệ.
Ở Việt Nam dưới cái “thể chế” hiện tại, văn hóa dân tộc đã bị đẩy vào những trò “chém lợn,” những “dị dạng” của ngày giỗ Hùng Vương hay những trò “cướp có văn hóa,” không lẽ ở hải ngoại chúng ta cũng chạy theo “The Voice,” chạy theo “đẳng cấp là vĩnh viễn,” chạy theo “ I am a Diva”!
Tôi vẫn tin vào con người của miền Nam, những người mộc mạc hiền hòa, nhưng lại có tinh thần bảo vệ văn hóa dân tộc rất cao, họ sẽ không bỏ rơi những dấu tích văn hóa của tiền nhân để lại, họ sẽ không giống như cái “thể chế” bên kia bờ đại dương đang đưa văn hóa dân tộc vào cửa... tử, và tôi, vẫn hy vọng.
Trần Nhật Phong - NV
Trần Nhật Phong
- Chú ơi! giờ Cải Lương thật sự đã chết rồi!
- Cải Lương nghiêm túc đã bị “biến dạng” rồi chú, các tuồng kinh điển giờ đã bị họ biến thành “dị hợm.”
Ðó là những thông tin buồn mà tôi nhận được từ các em, các cháu qua Facebook ở Việt Nam. Chỉ còn một năm nữa (2017) là ngành Cải Lương đánh dấu đúng 100 năm (1917). Thế mà hôm nay Cải Lương đang đứng bên bờ vực thẳm.
Nghệ sĩ Hồng Loan trong vai diễn “Bàng Quí Phi.” (Hình: Trần Nhật Phong)
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hệ quả này, nhưng tựu trung đều đến từ 2 chữ “con người.” Con người, từ những khán giả bình thường, nay có thể tiếp cận với nhiều môn nghệ thuật độc đáo hơn của quốc tế, nên dần dần bỏ rơi Cải Lương. Con người đến từ chính những nghệ nhân trong ngành Cải Lương, họ chỉ biết trình diễn trên sân khấu, nhưng lại ít theo dõi và tìm hiểu “khẩu vị” của khán giả, một phần cũng do quá tự tin với những hào quang cũ, nên đã thụt lùi so với thời đại, khiến cho cả ngành nay trở thành bế tắc.
Cải Lương, Hát Bộ, Hồ Quảng (du nhập vào Việt Nam từ thập niên 50, nay đã trở thành một phần văn hóa của Việt Nam), vốn là chất sống tinh thần, là nền văn hóa của cả miền nam Việt Nam, từng được xem là hơi thở của người miền Nam, nay bắt đầu già cỗi, như ngọn đèn leo lét gần cạn dầu.
Không riêng tại Việt Nam, ngay ở hải ngoại, các bộ môn văn hóa dân tộc này, hiện cũng đang chờ “bơm oxy” từng ngày, từng giờ. Những nghệ nhân qua đến đây, do nhu cầu “cơm, áo, gạo tiền,” cái nghề đã từng nuôi sống cả gia đình họ qua nhiều thế hệ, nay trở thành một nghề ... tiêu khiển, một nghề tay trái.
Hơn một thập niên trước, khi phong trào nghệ sĩ từ Việt Nam sang trình diễn phát triển mạnh, dường như show nào cũng đầy khán giả, một phần do khán giả thèm nghe/xem lại những tích tuồng cũ, một phần là muốn gặp lại những tên tuổi lớn trước 1975, nên các bộ môn văn hóa dân tộc như được bơm sức sống, nhưng đến nay các bộ môn đã lâm cảnh... chợ chiều.
Hiện tượng Youtube trên mạng điện toán, với những tiểu phẩm hài nhảm nhí, những gameshow “trời ơi đất hỡi” ở Việt Nam, và những bộ phim truyền hình “chân dài, đại gia” copy từ cách quay, kịch bản của Hàn Quốc, của Ðài Loan hiện đang góp phần nguyên nhân dẫn đến sự “bức tử” Cải Lương, Hát Bộ hay Hồ Quảng.
Cách đây vài tháng, tôi chứng kiến tại San Jose, gần 3,000 khán giả ùn ùn đi xem chương trình của nghệ sĩ hài Trường Giang, các tiểu phẩm hài không có gì đặc sắc, toàn những lời “thoại” dung tục, nhưng lại được khán giả cười nghiêng cười ngửa. Phải chăng vì đời sống áp lực quá lớn, họ muốn giải trí cho đầu óc thoải mái? Hay cái “khẩu vị” nghệ thuật của Việt Nam chỉ nằm ở mức đó? Câu hỏi tôi vẫn đi tìm câu trả lời.
Lần này do thúc giục của một số nghệ sĩ khao khát với nghề, mong muốn có một đêm diễn nghiêm túc, tôi đã được “mời” đứng ra tổ chức. “Kim Cổ Soi Gương” - đó là chủ đề tôi chọn cho buổi diễn ngày 12 tháng 6 sắp tới.
Nhưng đó cũng chính là “nỗi đau” tôi chạm phải khi tiếp cận những khán giả để “chào mời” vé đi xem.
- Ủa! Show này Cải Lương hả? Có Hoài Linh-Chí Tài hông?
- An Tư Công Chúa là con của Khang Hy hả? Biết chết liền!
Phượng Mai và Vũ Ðức trong trích đoạn Nữ Tướng Bùi Thị Xuân, đoàn Hoa Thế Hệ trước năm 1975 diễn tại Dinh Ðộc Lập. (Hình: Trần Nhật Phong)
Tôi gần như “gồng mình” mỉm cười, còn nỗi đau nào hơn khi tổ chức một buổi diễn văn hóa dân tộc nghiêm túc, thì phải “nhét” thêm nghệ sĩ hài vào để “câu khách,” diễn lại một trích đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc, thì Anh Thư nước Việt lại bị xem là “con gái Khang Hy,” một vị vua của xứ Trung Hoa.
Cải cách hát ca theo tiến bộ
Lương truyền tuồng tích sánh văn minh.
Hai câu liễn mà 100 năm trước ông cha chúng tôi để lại, đã nói lên cái tinh thần bảo vệ văn hóa dân tộc, và hình thành bộ môn Cải Lương, nay phải đối diện với những “Opa” Hàn Quốc, “Soái Ca Ngôn Tình” Ðài Loan và “Trai đẹp thời @” Ấn Ðộ.
Ðương nhiên không phải mọi việc đều “tối” như cúp điện, khi tôi gọi đến những thương gia, truyền thông và một số nhà hảo tâm, tôi vẫn gặp những “hy vọng,” họ không hề từ chối, thậm chí còn ủng hộ hơn so với hình dung của tôi.
Ðáng tiếc, con số này lại không nhiều so với tổng thể người Việt sinh sống tại Quận Cam, nơi mà sau 41 năm, chúng ta đã có đầy đủ mọi thứ, từ những thực phẩm đặc sản hiếm hoi ở Việt Nam cho đến những chương trình nói tiếng Việt, phát hình, phát thanh tiếng Việt trên các băng tần địa phương.
Nhưng đối với các nghệ nhân thuộc những bộ môn văn hóa dân tộc, món ăn tinh thần ở quê hương thứ hai này, hiện đang phải “chết lặng” trước nguy cơ bị đào thải, dù rằng hôm nay “nghề sân khấu” không phải là nghề chính của họ, họ ca diễn không phải vì đồng tiền vé của khán giả, mà chỉ muốn “giữ lửa” cho nghề, họ khao khát một buổi diễn nghiêm túc, có chiều sâu nghệ thuật, để con em cảm nhận được nét hay của văn hóa, của lịch sử dân tộc, khát vọng của họ là giữ lại cái nghề mà ông cha họ đã truyền lại từ trăm năm trước.
Tôi đọc được khát vọng từ ánh mắt của những nghệ nhân này, từ những người theo nghề lúc tuổi đôi mươi, cho đến những gia đình có “bề dầy” sân khấu trên cả trăm năm, họ mong muốn đèn sâu khấu vẫn được thắp sáng ở hải ngoại, họ không muốn “cái nghề” đến thế hệ của họ phải chấm dứt một cách “nghẹn ngào” trước xu thế phát triển của thời đại. Họ mong muốn sân khấu vẫn có không khí trang trọng, nghiêm túc, không phải là những nhà hàng với tiếng “zô, zô” cụng ly của những chai bia đầy ngôn ngữ dung tục.
Chúng ta chờ đợi 41 năm mới có một ngôi rạp hát đúng nghĩa do người Việt làm chủ nằm ngay trung tâm Little Saigon. Dù chỉ nhỏ bé vài trăm ghế, nhưng dù sao đó cũng là mồ hôi nước mắt của người trong cộng đồng xây dựng ra, ngôi rạp không chỉ dành cho những chương trình tân nhạc, thính phòng, hài hước, mà còn dành cho những bộ môn văn hóa dân tộc, cho những điệu vũ dân tộc, cho Cải Lương, cho Hát Bộ cho Hồ Quảng và cho cả kịch nghệ.
Ở Việt Nam dưới cái “thể chế” hiện tại, văn hóa dân tộc đã bị đẩy vào những trò “chém lợn,” những “dị dạng” của ngày giỗ Hùng Vương hay những trò “cướp có văn hóa,” không lẽ ở hải ngoại chúng ta cũng chạy theo “The Voice,” chạy theo “đẳng cấp là vĩnh viễn,” chạy theo “ I am a Diva”!
Tôi vẫn tin vào con người của miền Nam, những người mộc mạc hiền hòa, nhưng lại có tinh thần bảo vệ văn hóa dân tộc rất cao, họ sẽ không bỏ rơi những dấu tích văn hóa của tiền nhân để lại, họ sẽ không giống như cái “thể chế” bên kia bờ đại dương đang đưa văn hóa dân tộc vào cửa... tử, và tôi, vẫn hy vọng.
Trần Nhật Phong - NV
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Kim Cổ Soi Gương - June 12, 2016 - 4:00 pm
[7mau]TÔI LÀM…….”PRODUCER” CẢI LƯƠNG.[/7mau]
Có một chút gì đó tôi tạm gọi là …duyên nhà Phật. Thời điểm hơn 10 năm trước, khi cao trào nghệ sĩ cũ trước 1975 tràn sang Hoa Kỳ trình diễn, tôi mon men đứng ra tổ chức những buổi hát tổ chức trong các nhà hàng với các nghệ sĩ của ngành Cổ nhạc, tuồng cổ, một thử thách được xem là …liều mạng với một kẻ …”ngoại đạo”.
- Anh chọn trích đoạn nào? Phục trang ra sao? Sân khấu nhà hàng thì nhỏ, cảnh trí dàn dựng cách nào? Nhạc cụ gồm những ai? Đờn guitar, đờn kìm, đờn tranh, độc huyền? Rồi “trống quảng” ai đánh?
Hàng loạt những câu hỏi mà Phượng Mai đưa ra đã khiến cho tôi ….nhức đầu. Không ngờ chỉ một buổi tổ chức mà đòi hỏi “công phu” đến mức như vậy.
Thế là tôi phải ngồi xuống ghi ra hết những điều cần thiết để tổ chức một buổi diễn Cải Lương Hồ Quảng, khi viết xong rồi tôi mới …toát mồ hôi hột.
Tôi còn nhớ buổi đầu tiên tôi tổ chức là nhà hàng Regent West (2004), khi tôi đến đặt nhà hàng cho buổi diễn, sau khi bàn thảo giá cả xong, tôi bắt đầu “thị sát” toàn cảnh khu vực nhà hàng, mà việc đầu tiên là ….sân khấu. Vốn là nhà hàng chuyên nhận tiệc cưới, nên sân khấu chỉ vừa đủ cho nhu cầu của …cô dâu chú rễ nên chiều ngang độ khoảng 16 feet còn chiều sâu thì khoảng 11 feet, và chiều cao thì 2 feet.
Tôi lại phải “thương thuyết” với chủ nhà hàng để nới rộng sân khấu, kết quả tôi phải chịu…phân nữa tiền làm lại sân khấu mới kéo ra chiều dài 30 feet và chiều sâu 20 feet, nâng chiều cao lên 3 feet.
Và vấn đề lại …phát sinh ra thêm …chi phí, khi sân khấu được nâng cao lên, thì trần nhà đã trở nên thấp hơn, Phượng Mai nói với tôi rằng nếu đeo lông trỉ lên thì sẽ bị gãy vì độ cao không đủ, thế là lại phải tốn thêm khoảng tiền ….. tháo gở trần nhà ở khu vực sân khấu.
Xong phần nơi trình diễn, khi ngó vào những trích đoạn mà các nghệ sĩ chọn diễn tôi lại phải …trợn tròn cặp mắt.
Chi phí quần áo, binh khí, đạo cụ cho các trích đoạn diễn bắt đầu trở thành những con số cứ …tăng dần dần lên.
Khi chọn nhạc cụ cho buổi diễn, Phượng Mai lại nói với tôi, trích đoạn sau cùng là “Phụng Nghi Đình” vì có yếu tố “thoại” và vũ đạo khá nhiều nên… cần người đánh “trống quảng” live để nghệ sĩ “thong thả” diễn, tôi gọi điện cho bạn bè khắp nơi để tìm người đánh “trống quảng”, nhưng không có ban nhạc nào có “nhân vật” đặt biệt này, cuối cùng, may nhờ có một người bạn gốc Hoa giới thiệu tôi lên tận Los Angeles mời một ông nhạc sư già gốc Hong Kong đến để giúp cho buổi diễn.
Nhưng chưa hết, khi Phượng Mai nói với tôi, mở màn buổi diễn là trích đoạn Cải Lương Hồ Quảng “Đào Tam Xuân Đề Kỳ” một trích đoạn mang tính “võ” chứ không phải là “văn”, vai diễn của Phượng Mai cần các “chốt” nam, “chốt” nữ biểu diển chung trong trích đoạn này.
Đi đâu mà kiếm “chốt” nam, “chốt” nữ? Tôi dò hỏi các ban vũ của mấy ngôi chùa và các trung tâm dạy múa, không ai có kinh nghiệm về vũ đạo Hồ Quảng cả, cuối cùng nhờ người bạn sinh hoạt trong cộng đồng giới thiệu tôi đến lò võ Wushu, vì môn phái này có ít nhiều liên hệ với ngành Kinh Kịch Trung Hoa và điện ảnh, rốt cuộc cũng xong.
Nhưng không lẽ sân khấu trơ trọi theo kiểu trình diễn của các show nhạc bình thường? Phải có màn kéo, phải có cánh gà và phải có trang trí mới ra …màu của sân khấu chứ! Thế là tôi lại phải bỏ công đo đạt, mua vật liệu để chuẩn bị cho sân khấu.
Khi mọi việc được an bài, thì là đến khâu quan trọng nhất, quảng cáo và …bán vé. Thế là nào poster, nào flyer, thu âm quảng cáo cho radio, viết bài giới thiệu trên báo chí tất cả đều là …one man band. Cũng may tôi sinh hoạt trong ngành truyền thông khá lâu, nên cũng được suông sẽ.
- Nè cậu! tui mua vé không ngồi gần cột nghe, nó che thì làm sao coi.
- Đừng có giống mấy show trước tui coi à, gì mà “dân nhậu” ngồi bàn VIP cung ly cười giỡn om sòm, coi không được gì hết.
- Bác muốn xem nhưng bác ở tận trên Los, chỉ nhờ con cháu hôm diễn chở xuống xem, vậy làm sao mua vé?
- Phong ơi! Nhà hàng chỉ được chứa tối đa là 40 bàn thôi nghe, em bán vé lố người ta gọi Fire Department đến “shut down” là chết.
Khi bắt đầu …chạy vé, đó là những lời nói của những cụ già, những khán giả mê Cải Lương hay Cải Lương Hồ Quảng đã nói với tôi, chủ nhà hàng cũng “cảnh cáo” tôi về luật lệ qui định, và tôi lại phải lái xe lên tận Los Angeles, Pomona thậm chí là Riverside để …giao vé, vì các bác, các cụ không có phương tiện xuống Quận Cam mua vé. Nhiều khán giả lớn tuổi rũ nhau đi xem, họ hùn tiền mướn tài xế chở đi, chở về vì không muốn làm phiền con cháu.
Rồi thì show Cải Lương vẫn diễn ra, từ lúc bắt đầu nhen nhúm cho đến khi ngày diễn võn vẹn chỉ có ….45 ngày. 400 khán giả đến nghẹt cả nhà hàng. Được mô tả là show thành công, nhưng tôi thì…. Đuối hết cả tuần lễ sau show diễn.
Tuy nhiên kể từ lần đầu tiên và những lần sau đó tôi đã kinh nghiệm hơn, và cảm thấy …yêu Cải Lương nhiều hơn. Từ những cụ già, khán giả lớn tuổi ngồi suốt gần 4 tiếng đồng hồ say mê không biết mệt, từ những “lì xì” họ mang lên sân khấu cho nghệ sĩ được nhét vào những bó hoa, từ những tràn pháo tay cho mỗi động tác vũ đạo, mỗi lời ca.
Hôm nay tuy không còn phải tổ chức ca diễn trong nhà hàng, được trong ngôi rạp trang trọng hơn, nhưng tôi cũng phải đối diện với nhiều thách thức mới. Show Cải Lương Hồ Quảng “Kim Cổ Soi Gương” ngày 12 tháng 6 sắp tới, sẽ như thế nào?
Lớp khán giả lớn tuổi của hơn 10 năm trước nay còn lại bao nhiêu người? Trích đoạn nào sẽ không gây nhàm chán vì tuồng tích cũ? Các nghệ sĩ mới học trò của Phượng Mai liệu có chinh phục được lớp khán giả mới hay không? Và chọn trích đoạn nào cho phù hợp với bối cảnh thời sự đang diễn ra dồn dập từ Việt Nam ra đến Hải Ngoại?
Liệu “ngọn lửa nghề” của những nghệ sĩ thuộc những bộ môn văn hóa dân tộc sẽ bùng phát mãnh liệt trong ngày diễn? Hay sẽ chơi vơi trước những cơn “gió” của mùa … tổ chức show hè năm nay?
Tháng năm kéo dài cho đến tháng bẩy có nhiều lễ lộc, có nhiều phương tiện giải trí khác dành cho gia đình và người thân, liệu show “Cải Lương” có quá mong manh trước những “bão táp” của các show lớn, của đại lễ Phật Đản, của mùa lễ Mẹ? Đó là chưa kể đến những cuốn phim ‘khủng” của Hollywood đầy hấp dẫn đang gọi mời?
Tuy biết nhiều thách thức “lớn” ở trước mắt, nhưng tôi trong vai trò của một “bầu” Cải Lương bất đắc dĩ, vẫn sẽ phải tiếp tục con đường của mình, đồng hành với những nghệ sĩ của bộ môn văn hóa dân tộc, vì tôi biết rõ, họ cũng như tôi đang hy vọng tràn trề, tự tin mãnh liệt và sẳn sàng “đốt hết mình” trên sân khấu.
Cái “lửa nghề” quả thật mãnh liệt đối với những nghệ sĩ Cải Lương hay Cải Lương Hồ Quảng, Phượng Mai từng kể cho tôi nghe về câu chuyện một người đàn em của cô, khi “quá hứng” trên sân khấu, đã nhảy từ trên bật tam cấp cao và “cắm” hai đầu gối xuống sàn diễn để diễn màn “chạy gối”, và sau buổi diễn đó anh đã trả giá cho “cơn hứng” của mình, nữa kiếp sống còn lại phải sống trong tàn tật.
Phần còn lại mà tôi và các nghệ sĩ trông đợi, chính là sự hòa nhịp của khán giả, của những độc giả đang đọc bài viết này của tôi, liệu họ có giúp chúng tôi được “full house” trong ngày diễn 12 tháng 6 hay không? Tuy chưa biết câu trả lời chính xác nhưng tôi vẫn có niềm tin, “Kim Cổ Soi Gương” sẽ là chương trình văn hóa dân tộc gây dấu ấn sâu đậm nhất cho những khán giả, độc giả đã và đang nhận vé để xem nền văn hóa tinh hoa của dân tộc đang tỏa sáng ở Hoa Kỳ.
TRẦN NHẬT PHONG
Có một chút gì đó tôi tạm gọi là …duyên nhà Phật. Thời điểm hơn 10 năm trước, khi cao trào nghệ sĩ cũ trước 1975 tràn sang Hoa Kỳ trình diễn, tôi mon men đứng ra tổ chức những buổi hát tổ chức trong các nhà hàng với các nghệ sĩ của ngành Cổ nhạc, tuồng cổ, một thử thách được xem là …liều mạng với một kẻ …”ngoại đạo”.
- Anh chọn trích đoạn nào? Phục trang ra sao? Sân khấu nhà hàng thì nhỏ, cảnh trí dàn dựng cách nào? Nhạc cụ gồm những ai? Đờn guitar, đờn kìm, đờn tranh, độc huyền? Rồi “trống quảng” ai đánh?
Hàng loạt những câu hỏi mà Phượng Mai đưa ra đã khiến cho tôi ….nhức đầu. Không ngờ chỉ một buổi tổ chức mà đòi hỏi “công phu” đến mức như vậy.
Thế là tôi phải ngồi xuống ghi ra hết những điều cần thiết để tổ chức một buổi diễn Cải Lương Hồ Quảng, khi viết xong rồi tôi mới …toát mồ hôi hột.
Tôi còn nhớ buổi đầu tiên tôi tổ chức là nhà hàng Regent West (2004), khi tôi đến đặt nhà hàng cho buổi diễn, sau khi bàn thảo giá cả xong, tôi bắt đầu “thị sát” toàn cảnh khu vực nhà hàng, mà việc đầu tiên là ….sân khấu. Vốn là nhà hàng chuyên nhận tiệc cưới, nên sân khấu chỉ vừa đủ cho nhu cầu của …cô dâu chú rễ nên chiều ngang độ khoảng 16 feet còn chiều sâu thì khoảng 11 feet, và chiều cao thì 2 feet.
Tôi lại phải “thương thuyết” với chủ nhà hàng để nới rộng sân khấu, kết quả tôi phải chịu…phân nữa tiền làm lại sân khấu mới kéo ra chiều dài 30 feet và chiều sâu 20 feet, nâng chiều cao lên 3 feet.
Và vấn đề lại …phát sinh ra thêm …chi phí, khi sân khấu được nâng cao lên, thì trần nhà đã trở nên thấp hơn, Phượng Mai nói với tôi rằng nếu đeo lông trỉ lên thì sẽ bị gãy vì độ cao không đủ, thế là lại phải tốn thêm khoảng tiền ….. tháo gở trần nhà ở khu vực sân khấu.
Xong phần nơi trình diễn, khi ngó vào những trích đoạn mà các nghệ sĩ chọn diễn tôi lại phải …trợn tròn cặp mắt.
Chi phí quần áo, binh khí, đạo cụ cho các trích đoạn diễn bắt đầu trở thành những con số cứ …tăng dần dần lên.
Khi chọn nhạc cụ cho buổi diễn, Phượng Mai lại nói với tôi, trích đoạn sau cùng là “Phụng Nghi Đình” vì có yếu tố “thoại” và vũ đạo khá nhiều nên… cần người đánh “trống quảng” live để nghệ sĩ “thong thả” diễn, tôi gọi điện cho bạn bè khắp nơi để tìm người đánh “trống quảng”, nhưng không có ban nhạc nào có “nhân vật” đặt biệt này, cuối cùng, may nhờ có một người bạn gốc Hoa giới thiệu tôi lên tận Los Angeles mời một ông nhạc sư già gốc Hong Kong đến để giúp cho buổi diễn.
Nhưng chưa hết, khi Phượng Mai nói với tôi, mở màn buổi diễn là trích đoạn Cải Lương Hồ Quảng “Đào Tam Xuân Đề Kỳ” một trích đoạn mang tính “võ” chứ không phải là “văn”, vai diễn của Phượng Mai cần các “chốt” nam, “chốt” nữ biểu diển chung trong trích đoạn này.
Đi đâu mà kiếm “chốt” nam, “chốt” nữ? Tôi dò hỏi các ban vũ của mấy ngôi chùa và các trung tâm dạy múa, không ai có kinh nghiệm về vũ đạo Hồ Quảng cả, cuối cùng nhờ người bạn sinh hoạt trong cộng đồng giới thiệu tôi đến lò võ Wushu, vì môn phái này có ít nhiều liên hệ với ngành Kinh Kịch Trung Hoa và điện ảnh, rốt cuộc cũng xong.
Nhưng không lẽ sân khấu trơ trọi theo kiểu trình diễn của các show nhạc bình thường? Phải có màn kéo, phải có cánh gà và phải có trang trí mới ra …màu của sân khấu chứ! Thế là tôi lại phải bỏ công đo đạt, mua vật liệu để chuẩn bị cho sân khấu.
Khi mọi việc được an bài, thì là đến khâu quan trọng nhất, quảng cáo và …bán vé. Thế là nào poster, nào flyer, thu âm quảng cáo cho radio, viết bài giới thiệu trên báo chí tất cả đều là …one man band. Cũng may tôi sinh hoạt trong ngành truyền thông khá lâu, nên cũng được suông sẽ.
- Nè cậu! tui mua vé không ngồi gần cột nghe, nó che thì làm sao coi.
- Đừng có giống mấy show trước tui coi à, gì mà “dân nhậu” ngồi bàn VIP cung ly cười giỡn om sòm, coi không được gì hết.
- Bác muốn xem nhưng bác ở tận trên Los, chỉ nhờ con cháu hôm diễn chở xuống xem, vậy làm sao mua vé?
- Phong ơi! Nhà hàng chỉ được chứa tối đa là 40 bàn thôi nghe, em bán vé lố người ta gọi Fire Department đến “shut down” là chết.
Khi bắt đầu …chạy vé, đó là những lời nói của những cụ già, những khán giả mê Cải Lương hay Cải Lương Hồ Quảng đã nói với tôi, chủ nhà hàng cũng “cảnh cáo” tôi về luật lệ qui định, và tôi lại phải lái xe lên tận Los Angeles, Pomona thậm chí là Riverside để …giao vé, vì các bác, các cụ không có phương tiện xuống Quận Cam mua vé. Nhiều khán giả lớn tuổi rũ nhau đi xem, họ hùn tiền mướn tài xế chở đi, chở về vì không muốn làm phiền con cháu.
Rồi thì show Cải Lương vẫn diễn ra, từ lúc bắt đầu nhen nhúm cho đến khi ngày diễn võn vẹn chỉ có ….45 ngày. 400 khán giả đến nghẹt cả nhà hàng. Được mô tả là show thành công, nhưng tôi thì…. Đuối hết cả tuần lễ sau show diễn.
Tuy nhiên kể từ lần đầu tiên và những lần sau đó tôi đã kinh nghiệm hơn, và cảm thấy …yêu Cải Lương nhiều hơn. Từ những cụ già, khán giả lớn tuổi ngồi suốt gần 4 tiếng đồng hồ say mê không biết mệt, từ những “lì xì” họ mang lên sân khấu cho nghệ sĩ được nhét vào những bó hoa, từ những tràn pháo tay cho mỗi động tác vũ đạo, mỗi lời ca.
Hôm nay tuy không còn phải tổ chức ca diễn trong nhà hàng, được trong ngôi rạp trang trọng hơn, nhưng tôi cũng phải đối diện với nhiều thách thức mới. Show Cải Lương Hồ Quảng “Kim Cổ Soi Gương” ngày 12 tháng 6 sắp tới, sẽ như thế nào?
Lớp khán giả lớn tuổi của hơn 10 năm trước nay còn lại bao nhiêu người? Trích đoạn nào sẽ không gây nhàm chán vì tuồng tích cũ? Các nghệ sĩ mới học trò của Phượng Mai liệu có chinh phục được lớp khán giả mới hay không? Và chọn trích đoạn nào cho phù hợp với bối cảnh thời sự đang diễn ra dồn dập từ Việt Nam ra đến Hải Ngoại?
Liệu “ngọn lửa nghề” của những nghệ sĩ thuộc những bộ môn văn hóa dân tộc sẽ bùng phát mãnh liệt trong ngày diễn? Hay sẽ chơi vơi trước những cơn “gió” của mùa … tổ chức show hè năm nay?
Tháng năm kéo dài cho đến tháng bẩy có nhiều lễ lộc, có nhiều phương tiện giải trí khác dành cho gia đình và người thân, liệu show “Cải Lương” có quá mong manh trước những “bão táp” của các show lớn, của đại lễ Phật Đản, của mùa lễ Mẹ? Đó là chưa kể đến những cuốn phim ‘khủng” của Hollywood đầy hấp dẫn đang gọi mời?
Tuy biết nhiều thách thức “lớn” ở trước mắt, nhưng tôi trong vai trò của một “bầu” Cải Lương bất đắc dĩ, vẫn sẽ phải tiếp tục con đường của mình, đồng hành với những nghệ sĩ của bộ môn văn hóa dân tộc, vì tôi biết rõ, họ cũng như tôi đang hy vọng tràn trề, tự tin mãnh liệt và sẳn sàng “đốt hết mình” trên sân khấu.
Cái “lửa nghề” quả thật mãnh liệt đối với những nghệ sĩ Cải Lương hay Cải Lương Hồ Quảng, Phượng Mai từng kể cho tôi nghe về câu chuyện một người đàn em của cô, khi “quá hứng” trên sân khấu, đã nhảy từ trên bật tam cấp cao và “cắm” hai đầu gối xuống sàn diễn để diễn màn “chạy gối”, và sau buổi diễn đó anh đã trả giá cho “cơn hứng” của mình, nữa kiếp sống còn lại phải sống trong tàn tật.
Phần còn lại mà tôi và các nghệ sĩ trông đợi, chính là sự hòa nhịp của khán giả, của những độc giả đang đọc bài viết này của tôi, liệu họ có giúp chúng tôi được “full house” trong ngày diễn 12 tháng 6 hay không? Tuy chưa biết câu trả lời chính xác nhưng tôi vẫn có niềm tin, “Kim Cổ Soi Gương” sẽ là chương trình văn hóa dân tộc gây dấu ấn sâu đậm nhất cho những khán giả, độc giả đã và đang nhận vé để xem nền văn hóa tinh hoa của dân tộc đang tỏa sáng ở Hoa Kỳ.
TRẦN NHẬT PHONG
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Kim Cổ Soi Gương - June 12, 2016 - 4:00 pm
[video]http://www.facebook.com/phong.tran.98031506/videos/919722591476440/[/video]
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Kim Cổ Soi Gương - June 12, 2016 - 4:00 pm
Chuẩn bị cảnh trí, đạo cụ phục trang -
Thanks khoi
Thanks khoi
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc: