Viễn Hùng: Tác giả vở kịch "Con nhà nghèo" qua đời
THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Viễn Hùng: Tác giả vở kịch "Con nhà nghèo" qua đời
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Viễn Hùng: Tác giả vở kịch "Con nhà nghèo" qua đời
Thấy được bài này thì trễ quá rồi!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
[7mau]Soạn giả Viễn Hùng cần giúp đỡ[/7mau]
Soạn giả Viễn Hùng. (Hình: Cải Lương Việt Nam)
Soạn giả Viễn Hùng vào nghiệp cải lương khoảng đầu thập niên 1960, tập sự viết tuồng tại hãng dĩa hát Hoành Sơn của ông bầu Ba Bản.
Sinh năm 1937, quê quán tỉnh Rạch Giá, Viễn Hùng thuộc thế hệ đàn em của soạn giả Thu An. Lúc Thu An rời đoàn Thủ Ðô về gánh Kim Chưởng làm giám đốc kỹ thuật kiêm soạn giả, thì ông cũng theo chân về với đoàn này làm soạn giả thường trực trong gần 10 năm (từ 1965 đến 1975).
Sở trường của ông là viết tuồng kiếm hiệp, và rất nổi tiếng với vở hát “Chín Ðường Tuyệt Kiếm.” Với khả năng “đo ni đóng giày” tốt, những kịch bản của ông là bệ phóng cho những Phương Quang, Phượng Liên, Ánh Hồng, Kiều Lệ Tâm, Ðức Lợi, Thanh Kim Lệ, Hoàng Ấn… thăng hoa.
Sau 1975, nhiều soạn giả bỏ nghề nhưng Viễn Hùng vẫn còn tiếp tục viết tuồng cải lương cho đoàn Trung Hiếu và nhiều bài ca tân cổ giao duyên.
Theo báo Sân Khấu Sài Gòn, từ năm 2002, ông chuyển sang viết kịch nói, được một số sân khấu kịch ở thành phố Sài Gòn dàn dựng, như “Chờ Một Tiếng Yêu,” “Gái VIP,” “Con Nhà Nghèo” (kịch Phú Nhuận); “Người Chồng Bất Ðắc Dĩ” (kịch Sài Gòn), “Một Ngày Làm Vua” (kịch Idecaf). Ở sân khấu truyền hình, ông viết trên chục vở cho đài truyền hình Sài Gòn như “Phượng,” “Ðường Về,” “Trường Ðời.”
Hiện nay thì Viễn Hùng lâm trọng bệnh và cần được giới nghệ sĩ cùng khán giả giúp đỡ.
Trang Cổ Nhạc Kịch Trường xin giới thiệu bài viết nói về Viễn Hùng của tác giả Mai Mai.
[7mau]Viễn Hùng và kỷ vật sắp bị tước đi[/7mau]
Mai Mai
Anh ấy là vậy đó, luôn sống với những kỷ niệm, trân quý từng kỷ vật của người thân, bạn bè, ghi khắc từng chuyện đã làm anh xúc động, có khi chỉ là những chuyện bên đường. Lần đầu gặp anh ấy sau bao nhiêu năm xa cách, người em gái bên kia bờ đại dương nay về thăm anh, cô sững sờ, ngạc nhiên vì hình hài của anh quá thay đổi. Anh gầy như bộ xương di động, nếu không vì cánh mũi to dày hay giọng nói miền Nam của anh, chắc cô em sẽ không nhận ra.
Trời Sài Gòn nóng như thiêu đốt, con người cũng bị sức nóng làm tan chảy, mồ hôi nhễ nhại từ chân tóc. Cây xanh, cây cổ thụ đã không còn nhiều trong thành phố này nữa, mất hết những tàng cây bóng mát nên thơ cho các cô cậu học trò dạo bước, cho người bán hàng rong trốn nắng, cho trẻ nghèo trú mưa hoặc thi sĩ đứng dưới bóng râm làm thơ. Sài Gòn lạ lẫm như dáng dấp của người anh đang đứng trước mặt cô… dáng vẻ phong độ của người nghệ sĩ Ngô Trịnh Viễn Hùng ngày xưa, nhà soạn giả Viễn Hùng, nhà sáng tác Viễn Hùng đã mất hẳn.
Anh đến rước cô em đi uống cà phê bằng chiếc xe Honda đã 50 năm tuổi. Thoạt nhìn anh trên chiếc xe ọp ẹp cũ kỹ này, cô em không khỏi thảng thốt:
-Anh còn đi chiếc xe này sao?
-Nó là vật kỷ niệm đó em, nó đã từng vào ra sanh tử với anh, từng đưa anh lên voi xuống ngựa (chó cũng có khi), chính nó đã chứng kiến cuộc tình của anh và chị, nó đã đưa anh chị đi khắp nẻo đường trong thời gian yêu nhau đến thành vợ chồng và vẫn tiếp tục đưa rước chứng minh cho cuộc đời anh.
-Em mua lại, anh bán không?
-Ðã có người trả giá mà anh vẫn không bán vì nó là kỷ vật.
Anh là vậy đó, dù có tiền rừng bạc bể muốn mua lại kỷ vật của anh, anh cũng không bán. Cô em nhìn anh thầm nghĩ không biết có nên sống như vậy, hay không nên sống như vậy? Chạy trên con đường Nguyễn Cư Trinh… đến nhà anh, suốt con đường dài không có lấy một tàng cây bóng mát để trú nắng, tiếng còi xe inh ỏi, vang rền. Xe như người, người như xe, chi chít không len lỏi đâu được.
Ðến thăm nhà anh, càng bàng hoàng hơn vì cũng căn hộ cũ ở tận tầng cao nhất của một chung cư nghèo, khu rạp hát Quốc Thanh xưa, cũng vẫn chiếc bàn, cây quạt máy, cây đàn guitar, đồ vật đơn sơ, trống trải y như ngày xưa. Ký ức thời thiếu nhi của cô em dần quay về, kia là cái cửa sổ vuông nhỏ ngày xưa cô em cùng các bạn trong ban Thiếu Nhi Viễn Hùng leo trèo ra nóc nhà ngồi chơi, trốn thầy, trốn học hát. Kia là chiếc rổ đựng cơm thừa phơi ngoài mái nhà cho chim ăn, cô em rất thích nhìn đàn chim mổ từng hạt cơm khô và chiếc ghế kia là nơi anh ngồi dạy đàn. Thế là bao nhiêu kỷ niệm đẹp tới tấp trong căn hộ bé tèo teo này, một chú Viễn Hùng đẹp trai, hiền lành, trọng tình nghĩa, yêu thương học trò đã làm say mê bao nhiêu chị lớp lớn của chương trình Thiếu Nhi Viễn Hùng.
Anh là người chính trực, chỉ dùng tâm huyết làm nên cuộc sống, anh không biết hay không muốn biết xã hội này làm gì có chỗ cho người chân chính, nhiệt tình như anh làm giàu? Cho nên anh xưa nghèo, nay vẫn nghèo, cái nghèo chung thủy chung tình với anh như con người của anh vậy. Có điều anh đánh giá trị trên tất cả những gì thuộc về anh và những gì xảy ra xung quanh anh, anh trân trọng từng kỷ niệm trải qua đời anh. Những tác phẩm của anh đều được chuyển thành tuồng vở, trên sân khấu, phim chiếu rạp hoặc bộ phim nhiều tập… thế mà anh vẫn nghèo. Cái nghèo như một định mệnh đeo anh dai dẳng từ thuở hàn vi đến lúc thành đạt… vẫn hàn vi!
Có nhiều nghịch lý trong xã hội như soạn giả, tác giả, sáng tác, nhạc sĩ đều là những người trong bóng tối họ là những người làm nên ánh sáng cho diễn viên, ca sĩ còn họ thì sống âm thầm, lặng lẽ với thù lao nhỏ nhoi. Anh biết chứ, nhưng định mệnh đã cho anh niềm đam mê viết lách, sáng tác. Ðối với anh được viết, được vẽ lại những mảnh đời oan trái làm thành kịch bản cho đời hiểu về đời là niềm hạnh phúc của anh, anh cũng biết rằng cho ra thêm nhiều tác phẩm với thù lao ít ỏi này chỉ đủ làm óng ánh những hạt cơm, manh áo và tiền xăng nhớt tới lui mà thôi. Biết, rõ, nhưng đó là nghiệp lực khiến anh đam mê.
Gần đây bỗng nhiên căn bệnh quái ác xuất hiện bất ngờ không đoán trước được đã làm anh điêu đứng, tàn rụi tâm huyết trong anh. Giờ đây anh chỉ còn sống vào tình yêu thương của bạn bè khắp nơi, anh đã chuẩn bị cho mình một cuộc hành trình dài, song, anh cũng mong có một phép lạ nào đó giúp anh vượt thoát căn bệnh hiểm nghèo ấy. Tuy nhiên anh vẫn còn một chút hy vọng sống vì anh cảm thấy sống để cảm tạ những tình yêu dành cho anh, tình yêu gia đình, tình yêu bạn bè, anh mong cầu một phép lạ ban xuống đánh tan căn bệnh ác nghiệt này, để anh nâng niu những mảnh tình mà anh nghĩ đấy là kỷ vật anh đang trân quý. Anh là vậy đó, sống với từng kỷ vật dù đó là kỷ vật không sờ nắm được.
Bây giờ Tháng Bảy, năm 2017, vợ anh đi họp về mang theo một tin ngỡ ngàng, chới với, đó là căn nhà tình yêu của anh đang sống bao chục năm, nay bị nhà nước cho lên quy hoạch giải tỏa. Một tiếng sét giáng vào tai anh. Họ sẽ lấy đất đuổi những người trong chung cư đi đến một nơi nào đó như đồng không hiu quạnh, rừng thiêng nước độc chăng? Chính nhà nước xưa kia bán cho anh rồi bây giờ cũng chính họ lấy lại… chơi. Làm sao sống đây, thân không đi đến bệnh viện được, còn người vợ xưa nay chỉ sống lo cơm nước, nâng khăn sửa túi cho chồng, bây giờ chồng còn không biết qua cơn ác nghiệp này hay không thì làm sao dời anh đi, nhà nước có cho tiền bù đắp cũng chẳng mua được một miếng đất nuôi gia súc trong thời buổi này. Giọng miền Nam của anh kêu trời rồi cũng một câu, “Ðây là kỷ vật của cả cuộc đời tôi ở đây, bao nhiêu kỷ niệm gắn bó, 54 năm rồi, đau lắm, căm ghét lắm, trời ơi.”
Cô em đứng tựa tay trên thành cửa sổ nhà anh, nhìn những nóc nhà bên cạnh, bụi bám dày đến nỗi cô nghĩ nếu cô chạm vào chắc sẽ in rõ hình năm ngón tay cô. Ngước nhìn trời cao, cô chợt nén hơi thở và đọc câu thơ Nguyễn Du: “Trăm năm trong cõi người ta/ Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau/
Ngành Mai - NV
[7mau]Soạn giả Viễn Hùng cần giúp đỡ[/7mau]
Soạn giả Viễn Hùng. (Hình: Cải Lương Việt Nam)
Soạn giả Viễn Hùng vào nghiệp cải lương khoảng đầu thập niên 1960, tập sự viết tuồng tại hãng dĩa hát Hoành Sơn của ông bầu Ba Bản.
Sinh năm 1937, quê quán tỉnh Rạch Giá, Viễn Hùng thuộc thế hệ đàn em của soạn giả Thu An. Lúc Thu An rời đoàn Thủ Ðô về gánh Kim Chưởng làm giám đốc kỹ thuật kiêm soạn giả, thì ông cũng theo chân về với đoàn này làm soạn giả thường trực trong gần 10 năm (từ 1965 đến 1975).
Sở trường của ông là viết tuồng kiếm hiệp, và rất nổi tiếng với vở hát “Chín Ðường Tuyệt Kiếm.” Với khả năng “đo ni đóng giày” tốt, những kịch bản của ông là bệ phóng cho những Phương Quang, Phượng Liên, Ánh Hồng, Kiều Lệ Tâm, Ðức Lợi, Thanh Kim Lệ, Hoàng Ấn… thăng hoa.
Sau 1975, nhiều soạn giả bỏ nghề nhưng Viễn Hùng vẫn còn tiếp tục viết tuồng cải lương cho đoàn Trung Hiếu và nhiều bài ca tân cổ giao duyên.
Theo báo Sân Khấu Sài Gòn, từ năm 2002, ông chuyển sang viết kịch nói, được một số sân khấu kịch ở thành phố Sài Gòn dàn dựng, như “Chờ Một Tiếng Yêu,” “Gái VIP,” “Con Nhà Nghèo” (kịch Phú Nhuận); “Người Chồng Bất Ðắc Dĩ” (kịch Sài Gòn), “Một Ngày Làm Vua” (kịch Idecaf). Ở sân khấu truyền hình, ông viết trên chục vở cho đài truyền hình Sài Gòn như “Phượng,” “Ðường Về,” “Trường Ðời.”
Hiện nay thì Viễn Hùng lâm trọng bệnh và cần được giới nghệ sĩ cùng khán giả giúp đỡ.
Trang Cổ Nhạc Kịch Trường xin giới thiệu bài viết nói về Viễn Hùng của tác giả Mai Mai.
[7mau]Viễn Hùng và kỷ vật sắp bị tước đi[/7mau]
Mai Mai
Anh ấy là vậy đó, luôn sống với những kỷ niệm, trân quý từng kỷ vật của người thân, bạn bè, ghi khắc từng chuyện đã làm anh xúc động, có khi chỉ là những chuyện bên đường. Lần đầu gặp anh ấy sau bao nhiêu năm xa cách, người em gái bên kia bờ đại dương nay về thăm anh, cô sững sờ, ngạc nhiên vì hình hài của anh quá thay đổi. Anh gầy như bộ xương di động, nếu không vì cánh mũi to dày hay giọng nói miền Nam của anh, chắc cô em sẽ không nhận ra.
Trời Sài Gòn nóng như thiêu đốt, con người cũng bị sức nóng làm tan chảy, mồ hôi nhễ nhại từ chân tóc. Cây xanh, cây cổ thụ đã không còn nhiều trong thành phố này nữa, mất hết những tàng cây bóng mát nên thơ cho các cô cậu học trò dạo bước, cho người bán hàng rong trốn nắng, cho trẻ nghèo trú mưa hoặc thi sĩ đứng dưới bóng râm làm thơ. Sài Gòn lạ lẫm như dáng dấp của người anh đang đứng trước mặt cô… dáng vẻ phong độ của người nghệ sĩ Ngô Trịnh Viễn Hùng ngày xưa, nhà soạn giả Viễn Hùng, nhà sáng tác Viễn Hùng đã mất hẳn.
Anh đến rước cô em đi uống cà phê bằng chiếc xe Honda đã 50 năm tuổi. Thoạt nhìn anh trên chiếc xe ọp ẹp cũ kỹ này, cô em không khỏi thảng thốt:
-Anh còn đi chiếc xe này sao?
-Nó là vật kỷ niệm đó em, nó đã từng vào ra sanh tử với anh, từng đưa anh lên voi xuống ngựa (chó cũng có khi), chính nó đã chứng kiến cuộc tình của anh và chị, nó đã đưa anh chị đi khắp nẻo đường trong thời gian yêu nhau đến thành vợ chồng và vẫn tiếp tục đưa rước chứng minh cho cuộc đời anh.
-Em mua lại, anh bán không?
-Ðã có người trả giá mà anh vẫn không bán vì nó là kỷ vật.
Anh là vậy đó, dù có tiền rừng bạc bể muốn mua lại kỷ vật của anh, anh cũng không bán. Cô em nhìn anh thầm nghĩ không biết có nên sống như vậy, hay không nên sống như vậy? Chạy trên con đường Nguyễn Cư Trinh… đến nhà anh, suốt con đường dài không có lấy một tàng cây bóng mát để trú nắng, tiếng còi xe inh ỏi, vang rền. Xe như người, người như xe, chi chít không len lỏi đâu được.
Ðến thăm nhà anh, càng bàng hoàng hơn vì cũng căn hộ cũ ở tận tầng cao nhất của một chung cư nghèo, khu rạp hát Quốc Thanh xưa, cũng vẫn chiếc bàn, cây quạt máy, cây đàn guitar, đồ vật đơn sơ, trống trải y như ngày xưa. Ký ức thời thiếu nhi của cô em dần quay về, kia là cái cửa sổ vuông nhỏ ngày xưa cô em cùng các bạn trong ban Thiếu Nhi Viễn Hùng leo trèo ra nóc nhà ngồi chơi, trốn thầy, trốn học hát. Kia là chiếc rổ đựng cơm thừa phơi ngoài mái nhà cho chim ăn, cô em rất thích nhìn đàn chim mổ từng hạt cơm khô và chiếc ghế kia là nơi anh ngồi dạy đàn. Thế là bao nhiêu kỷ niệm đẹp tới tấp trong căn hộ bé tèo teo này, một chú Viễn Hùng đẹp trai, hiền lành, trọng tình nghĩa, yêu thương học trò đã làm say mê bao nhiêu chị lớp lớn của chương trình Thiếu Nhi Viễn Hùng.
Anh là người chính trực, chỉ dùng tâm huyết làm nên cuộc sống, anh không biết hay không muốn biết xã hội này làm gì có chỗ cho người chân chính, nhiệt tình như anh làm giàu? Cho nên anh xưa nghèo, nay vẫn nghèo, cái nghèo chung thủy chung tình với anh như con người của anh vậy. Có điều anh đánh giá trị trên tất cả những gì thuộc về anh và những gì xảy ra xung quanh anh, anh trân trọng từng kỷ niệm trải qua đời anh. Những tác phẩm của anh đều được chuyển thành tuồng vở, trên sân khấu, phim chiếu rạp hoặc bộ phim nhiều tập… thế mà anh vẫn nghèo. Cái nghèo như một định mệnh đeo anh dai dẳng từ thuở hàn vi đến lúc thành đạt… vẫn hàn vi!
Có nhiều nghịch lý trong xã hội như soạn giả, tác giả, sáng tác, nhạc sĩ đều là những người trong bóng tối họ là những người làm nên ánh sáng cho diễn viên, ca sĩ còn họ thì sống âm thầm, lặng lẽ với thù lao nhỏ nhoi. Anh biết chứ, nhưng định mệnh đã cho anh niềm đam mê viết lách, sáng tác. Ðối với anh được viết, được vẽ lại những mảnh đời oan trái làm thành kịch bản cho đời hiểu về đời là niềm hạnh phúc của anh, anh cũng biết rằng cho ra thêm nhiều tác phẩm với thù lao ít ỏi này chỉ đủ làm óng ánh những hạt cơm, manh áo và tiền xăng nhớt tới lui mà thôi. Biết, rõ, nhưng đó là nghiệp lực khiến anh đam mê.
Gần đây bỗng nhiên căn bệnh quái ác xuất hiện bất ngờ không đoán trước được đã làm anh điêu đứng, tàn rụi tâm huyết trong anh. Giờ đây anh chỉ còn sống vào tình yêu thương của bạn bè khắp nơi, anh đã chuẩn bị cho mình một cuộc hành trình dài, song, anh cũng mong có một phép lạ nào đó giúp anh vượt thoát căn bệnh hiểm nghèo ấy. Tuy nhiên anh vẫn còn một chút hy vọng sống vì anh cảm thấy sống để cảm tạ những tình yêu dành cho anh, tình yêu gia đình, tình yêu bạn bè, anh mong cầu một phép lạ ban xuống đánh tan căn bệnh ác nghiệt này, để anh nâng niu những mảnh tình mà anh nghĩ đấy là kỷ vật anh đang trân quý. Anh là vậy đó, sống với từng kỷ vật dù đó là kỷ vật không sờ nắm được.
Bây giờ Tháng Bảy, năm 2017, vợ anh đi họp về mang theo một tin ngỡ ngàng, chới với, đó là căn nhà tình yêu của anh đang sống bao chục năm, nay bị nhà nước cho lên quy hoạch giải tỏa. Một tiếng sét giáng vào tai anh. Họ sẽ lấy đất đuổi những người trong chung cư đi đến một nơi nào đó như đồng không hiu quạnh, rừng thiêng nước độc chăng? Chính nhà nước xưa kia bán cho anh rồi bây giờ cũng chính họ lấy lại… chơi. Làm sao sống đây, thân không đi đến bệnh viện được, còn người vợ xưa nay chỉ sống lo cơm nước, nâng khăn sửa túi cho chồng, bây giờ chồng còn không biết qua cơn ác nghiệp này hay không thì làm sao dời anh đi, nhà nước có cho tiền bù đắp cũng chẳng mua được một miếng đất nuôi gia súc trong thời buổi này. Giọng miền Nam của anh kêu trời rồi cũng một câu, “Ðây là kỷ vật của cả cuộc đời tôi ở đây, bao nhiêu kỷ niệm gắn bó, 54 năm rồi, đau lắm, căm ghét lắm, trời ơi.”
Cô em đứng tựa tay trên thành cửa sổ nhà anh, nhìn những nóc nhà bên cạnh, bụi bám dày đến nỗi cô nghĩ nếu cô chạm vào chắc sẽ in rõ hình năm ngón tay cô. Ngước nhìn trời cao, cô chợt nén hơi thở và đọc câu thơ Nguyễn Du: “Trăm năm trong cõi người ta/ Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau/
Ngành Mai - NV