THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
DANH HÀI PHI THOÀN
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
DANH HÀI PHI THOÀN
Vĩnh biệt nghệ sĩ hài Phi Thoàn
Nghệ sĩ hài Phi Thoàn (tên thật: Nguyễn Phi Thoàn) đã từ trần lúc 16h40 ngày 4/5/2004 tại tư gia do bạo bệnh, thọ 73 tuổi. Ông bắt đầu hoạt động nghệ thuật từ năm 1948, nổi tiếng bởi khả năng diễn hài tự nhiên, hoạt bát và rất được bà con yêu mến với vai diễn Chú Sáu Mỹ Thuận nên thường được gọi luôn bằng tên nhân vật này. Sau giải phóng ông vẫn tiếp tục hoạt động trong các đoàn nghệ thuật: đoàn Bông Hồng, đoàn Văn Công thành phố, đoàn Minh Tơ... Năm 2001, sau chuyến đi du lịch nước ngoài về, ông lâm bệnh và đành xa sàn diễn cho đến lúc qua đời. Linh cữu nghệ sĩ Phi Thoàn được quàn tại 72/68 Điện Biên Phủ, P.10, Q.10. Lễ (nhằm ngày 19 tháng 3 âm lịch). (TN)[/img]
Nghệ sĩ hài Phi Thoàn (tên thật: Nguyễn Phi Thoàn) đã từ trần lúc 16h40 ngày 4/5/2004 tại tư gia do bạo bệnh, thọ 73 tuổi. Ông bắt đầu hoạt động nghệ thuật từ năm 1948, nổi tiếng bởi khả năng diễn hài tự nhiên, hoạt bát và rất được bà con yêu mến với vai diễn Chú Sáu Mỹ Thuận nên thường được gọi luôn bằng tên nhân vật này. Sau giải phóng ông vẫn tiếp tục hoạt động trong các đoàn nghệ thuật: đoàn Bông Hồng, đoàn Văn Công thành phố, đoàn Minh Tơ... Năm 2001, sau chuyến đi du lịch nước ngoài về, ông lâm bệnh và đành xa sàn diễn cho đến lúc qua đời. Linh cữu nghệ sĩ Phi Thoàn được quàn tại 72/68 Điện Biên Phủ, P.10, Q.10. Lễ (nhằm ngày 19 tháng 3 âm lịch). (TN)[/img]
Sửa lần cuối bởi 1 vào ngày tancogiaoduyen với 0 lần sửa trong tổng số.
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
NHÓANH HAI LÚA TÊN SEN- NIỀM TIÊC THƯƠNG CỦA ĐỒ
Nhớ anh hai lúa tên Sen
Trong làng hài Sài Gòn trước 1975, nghệ sĩ Phi Thoàn được xem là người khai phá nét diễn hài ngẫu hứng. Tiếng cười ông mang lại cho sân khấu rặt nét Nam Bộ với hình ảnh người lao động tay lấm chân bùn nhưng yêu đời, lạc quan. Bởi ông sinh ra và lớn lên tại miền Nam, xem quê hương Trà Vinh là chiếc nôi nuôi lớn hoài bão làm nghệ thuật của một anh hai lúa thứ thiệt.
Nhắc lại tuổi thơ ông thường kể một sự kiện, đó là ngày sinh của ông, 19-6-1932, ngày người Pháp cho chạy thử chiếc tàu thủy rất lớn trên sông Trà Vinh. Chiếc tàu đó tên Phi Thoàn nên ba mẹ ông quyết định đặt tên cho đứa con trai duy nhất trong nhà là Nguyễn Phi Thoàn. Nhưng số ông lại là con khó nuôi, cứ đau bệnh liên miên, nên ba mẹ ông đã nhờ một người thầy Khmer nhận làm con nuôi. Ít ai biết được ông còn có cái tên Sen. Cái tên gắn chặt tâm hồn ông với quê hương. Lý giải về tuổi thơ khó nuôi của mình, ông thường tự trào: “Có lẽ nhờ chết hụt lúc còn nhỏ nên lớn lên tôi là một thanh niên sống thảnh thơi, thích nhìn những sự việc tréo ngoe để gây tiếng cười. Năm tôi 16 tuổi, ở xóm đã nổi danh là thằng “Sen tiếu”. Một lần bạn bè xúi mày có máu khôi hài nên lên Sài Gòn xin vào đài phát thanh kể chuyện tiếu lâm. Tôi khăn gói một phen thử vận. Hồi đó ở Đài Phát thanh Sài Gòn có chương trình tuyển chọn ca sĩ trẻ, giữa giờ giải lao thường có một anh hề ra chọc cười khán giả. Tôi xin thử kể, không dè ông chủ lắc đầu. Lúc định quay về thì trời đổ một cơn mưa thiệt lớn. Nhờ vậy tôi mới được thử. Câu chuyện tôi kể là hình ảnh một anh nông dân say bí tỉ gây lộn với con chó. Một mình tôi giả hai giọng: người và chó. Không ngờ ông chủ nhận tôi vào làm chương trình và đó là bước ngoặt gắn chặt đời tôi với sân khấu”.
Kể về thành tích của nghệ sĩ Phi Thoàn, phải nhắc đến sự đa dạng trong diễn xuất của ông. Nhờ sự cầu tiến, ham học mà từ một anh hề phát thanh, ông nhanh chóng chiếm lĩnh vai trò cây đinh các đại nhạc hội Sài Gòn thời đó. Tên tuổi của ông một thời được xem là tên tuổi bảo đảm bán vé đắt cho buổi diễn. Cùng với các danh hài thượng thặng như: Thanh Hoài, Tùng Lâm, Thanh Việt, La Thoại Tân, Xuân Phát... mang lại tiếng cười sôi nổi cho người xem. Sau một thời gian ông tham gia các ban kịch Sài Gòn, ông rẽ sang đóng phim hài. Năm 1975 ông về công tác tại Đoàn Kịch nói Bông Hồng, rồi tạo ấn tượng trên sân khấu Đoàn Cải lương Văn Công TP, Sài Gòn 2... Năm 2000 tại Liên hoan Sân khấu Hài lần 3, ông và các bạn diễn U60 gồm Tùng Lâm, Thanh Hoài vẫn xung phong góp phần mang lại tiếng cười sinh động cùng với lớp diễn viên trẻ.
Nghệ sĩ Phi Phụng, người con gái duy nhất nối nghiệp ông, đã tâm sự: “Ba tôi kỹ tính lắm. Nếu thấy cách chọc cười chưa hợp lý, dễ làm người xem hiểu lầm là ông chuyển hẳn cách diễn ngay. Với ông, khi lên sân khấu không thể diễn cho có. Ông vẫn luôn dặn tôi: Sự dễ dãi sẽ giết tính sáng tạo của người nghệ sĩ”.
Những ngày trên giường bệnh, xem Gala cười trên VTV 3, ông ngao ngán nhận thấy có quá nhiều hạt sạn trong cách diễn hài của một số “hậu bối”. Nhưng rồi ông vẫn cười với hai chữ “thôi kệ”. Vì với ông, sự bình phẩm của công chúng sẽ giúp người nghệ sĩ nhìn lại chính mình để tiến bộ, góp phần làm cho tiếng cười dễ nhớ khó quên.
Sáng mai, 7-5, đông đảo nghệ sĩ hài TPHCM sẽ đưa tiễn ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Vĩnh biệt ông, người nghệ sĩ cả đời mang niềm vui đến cho mọi người. Tiếng cười của anh nông dân chân chất, dung dị, yêu đời...
Thanh Hiệp (NLĐ)
Niềm tiếc thương của đồng nghiệp
Ảnh: Phi Thoàn và Tô Kiều Lan trong vở cải lương Nếu em là hoàng đế (1990).
Nghệ sĩ Diệp Lang: "Mất mát lớn của sân khấu"
Sáng nay đọc Thanh Niên tôi mới biết tin anh Phi Thoàn qua đời, tôi thật sự xúc động. Lâu lắm rồi anh em tụi tôi chưa gặp nhau... Tuy tôi không rõ lắm về gia cảnh của anh vì chỉ gặp nhau ở sân khấu hoặc sau hậu trường nhưng Phi Thoàn đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng: đó là một con người rất vui tánh, ở bất cứ nơi đâu anh ấy cũng có thể chủ động tay bắt, mặt mừng rất tâm đắc với anh chị em văn nghệ sĩ và rồi cũng chính anh gầy dựng nên những trận cười nổi đình nổi đám thật khó quên. Riêng với tôi, có lần Phi Thoàn tiết lộ một chuyện khá là lý thú: "Diệp Lang biết không, trước năm 1975 trong nhà tui có nuôi giấu một nữ cán bộ hoạt động nội thành". Người mà anh nói đến chính là bà Ba Thi, khiến tôi rất bất ngờ... Anh là một nghệ sĩ hài tài năng và lão làng. Anh mất đi là một mất mát lớn cho sân khấu, riêng tôi lại phải mất thêm một ông bạn già tâm tình...
Nghệ sĩ Tùng Lâm: "Chưa kịp chung sức, anh đã ra đi"
Tôi với anh Phi Thoàn tuy không phải là anh em ruột nhưng cũng không khác gì tay phải với tay trái. Trong các danh hề hồi xưa như Khả Năng, Phi Thoàn, Thanh Hoài... thì chỉ có Phi Thoàn tôi mới gọi bằng anh, bởi vì anh là người tôi rất kính trọng. Điều cảm động là tuy anh có con gái là Phi Phụng nối nghiệp cha, nhưng bao nhiêu tài sản văn nghệ anh đều để lại cho tôi hết. Những thứ ấy về mặt vật chất thì cũng không là gì, nhưng về tinh thần thì với tôi rất có ý nghĩa. Bởi vì sinh thời làm gì thì làm anh Phi Thoàn vẫn dành tâm sức cho nghệ thuật nhiều nhất, bởi vì quan niệm của anh là Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh mà. Tôi với anh vào nghề cùng một lượt, rồi cũng bệnh tiểu đường cùng một lượt, nhưng bệnh tôi chữa khỏi còn bệnh của anh thì bị biến chứng. Sự ra đi của anh là điều tôi đã biết trước, nhưng tình cảm của tôi đối với anh cũng thật khó có bút mực nào tả xiết. Mới hôm nào, tôi vẫn định mời anh cùng Nguyên Hạnh, Thanh Hoài lập nhóm tham dự trò chơi Chung sức của Đài Truyền hình TP.HCM. Thế mà chưa kịp làm gì thì anh đã ra đi...
Nghệ sĩ Phi Phụng (ái nữ cố nghệ sĩ Phi Thoàn): "Làm sao con quên được, ba ơi !"
Với tôi, ba không chỉ là một người cha kính yêu mà còn là một người thầy tận tụy. Ngay khi còn rất rất nhỏ tôi đã bắt chước ba hát diễn đúng kiểu "cha truyền, con nối". Tôi được ba chăm chút, uốn nắn cho từng chút một, rồi ba dắt tôi vào hát ở đoàn Bông Hồng từ năm 1978, đi hát “sô” cũng dắt tôi theo. Hồi mới vào nghề chưa có kinh nghiệm, chỉ đóng cảnh "ngất xỉu" mà tôi bị ba bắt tôi đóng tới, đóng lui hoài... Không chỉ với riêng tôi mà với các bạn diễn ba cũng rất nghiêm khắc trong tập luyện. Nhà tôi có 7 chị em nhưng hễ một đứa có lỗi là ba "phạt... tập thể", ông bắt tất cả nằm sắp lớp xuống nền nhà rồi phán: "Nằm yên đó, đợi tao đi diễn về là tụi bây biết tay!". Tụi tôi thay phiên nhau 6 đứa nằm còn 1 đứa ra canh cửa. Một chặp sau đứa canh cửa báo động: "Ba về ! Ba về !". Thật ra ông già chỉ đi loanh quanh đâu đó, về thấy đàn con vẫn nằm sắp lớp nghiêm chỉnh, ổng cười hì hì: "Thôi, tha!". Khi chị em tôi có bạn trai, dù đi chơi tập thể ở tận Bửu Long ba cũng đòi lên tận nơi "canh chừng" sợ... con hư! Còn nữa: "Đứa nào mà đi nhảy đầm thì tao chặt giò!". Trong nhà là thế, nhưng bước ra ngoài là ba trở thành "chú Sáu Mỹ Thuận" rất ư vui tính với bạn bè đồng nghiệp, với khán giả và với cả bà con trong khu phô. Mấy anh, mấy chú ngoài phường hễ có dịp tổ chức văn nghệ là kêu "chú Sáu", ba không bao giờ từ chối, thậm chí còn kêu thêm bạn diễn để cho "xôm tụ"... Ba nằm bệnh viện hai tháng rồi, 9 tháng nằm ở nhà, khoảng thời gian ấy ba nhớ sàn diễn, nhớ bạn diễn vô cùng. Có những đêm ba thức rất khuya, chờ tôi về để chỉ hỏi một câu: "Con đi hát về, có gì vui kể cho ba nghe với !"... Làm sao con quên được, ba ơi !
Hà Đình Nguyên - Quang Thi
(ghi) (TN)
Trong làng hài Sài Gòn trước 1975, nghệ sĩ Phi Thoàn được xem là người khai phá nét diễn hài ngẫu hứng. Tiếng cười ông mang lại cho sân khấu rặt nét Nam Bộ với hình ảnh người lao động tay lấm chân bùn nhưng yêu đời, lạc quan. Bởi ông sinh ra và lớn lên tại miền Nam, xem quê hương Trà Vinh là chiếc nôi nuôi lớn hoài bão làm nghệ thuật của một anh hai lúa thứ thiệt.
Nhắc lại tuổi thơ ông thường kể một sự kiện, đó là ngày sinh của ông, 19-6-1932, ngày người Pháp cho chạy thử chiếc tàu thủy rất lớn trên sông Trà Vinh. Chiếc tàu đó tên Phi Thoàn nên ba mẹ ông quyết định đặt tên cho đứa con trai duy nhất trong nhà là Nguyễn Phi Thoàn. Nhưng số ông lại là con khó nuôi, cứ đau bệnh liên miên, nên ba mẹ ông đã nhờ một người thầy Khmer nhận làm con nuôi. Ít ai biết được ông còn có cái tên Sen. Cái tên gắn chặt tâm hồn ông với quê hương. Lý giải về tuổi thơ khó nuôi của mình, ông thường tự trào: “Có lẽ nhờ chết hụt lúc còn nhỏ nên lớn lên tôi là một thanh niên sống thảnh thơi, thích nhìn những sự việc tréo ngoe để gây tiếng cười. Năm tôi 16 tuổi, ở xóm đã nổi danh là thằng “Sen tiếu”. Một lần bạn bè xúi mày có máu khôi hài nên lên Sài Gòn xin vào đài phát thanh kể chuyện tiếu lâm. Tôi khăn gói một phen thử vận. Hồi đó ở Đài Phát thanh Sài Gòn có chương trình tuyển chọn ca sĩ trẻ, giữa giờ giải lao thường có một anh hề ra chọc cười khán giả. Tôi xin thử kể, không dè ông chủ lắc đầu. Lúc định quay về thì trời đổ một cơn mưa thiệt lớn. Nhờ vậy tôi mới được thử. Câu chuyện tôi kể là hình ảnh một anh nông dân say bí tỉ gây lộn với con chó. Một mình tôi giả hai giọng: người và chó. Không ngờ ông chủ nhận tôi vào làm chương trình và đó là bước ngoặt gắn chặt đời tôi với sân khấu”.
Kể về thành tích của nghệ sĩ Phi Thoàn, phải nhắc đến sự đa dạng trong diễn xuất của ông. Nhờ sự cầu tiến, ham học mà từ một anh hề phát thanh, ông nhanh chóng chiếm lĩnh vai trò cây đinh các đại nhạc hội Sài Gòn thời đó. Tên tuổi của ông một thời được xem là tên tuổi bảo đảm bán vé đắt cho buổi diễn. Cùng với các danh hài thượng thặng như: Thanh Hoài, Tùng Lâm, Thanh Việt, La Thoại Tân, Xuân Phát... mang lại tiếng cười sôi nổi cho người xem. Sau một thời gian ông tham gia các ban kịch Sài Gòn, ông rẽ sang đóng phim hài. Năm 1975 ông về công tác tại Đoàn Kịch nói Bông Hồng, rồi tạo ấn tượng trên sân khấu Đoàn Cải lương Văn Công TP, Sài Gòn 2... Năm 2000 tại Liên hoan Sân khấu Hài lần 3, ông và các bạn diễn U60 gồm Tùng Lâm, Thanh Hoài vẫn xung phong góp phần mang lại tiếng cười sinh động cùng với lớp diễn viên trẻ.
Nghệ sĩ Phi Phụng, người con gái duy nhất nối nghiệp ông, đã tâm sự: “Ba tôi kỹ tính lắm. Nếu thấy cách chọc cười chưa hợp lý, dễ làm người xem hiểu lầm là ông chuyển hẳn cách diễn ngay. Với ông, khi lên sân khấu không thể diễn cho có. Ông vẫn luôn dặn tôi: Sự dễ dãi sẽ giết tính sáng tạo của người nghệ sĩ”.
Những ngày trên giường bệnh, xem Gala cười trên VTV 3, ông ngao ngán nhận thấy có quá nhiều hạt sạn trong cách diễn hài của một số “hậu bối”. Nhưng rồi ông vẫn cười với hai chữ “thôi kệ”. Vì với ông, sự bình phẩm của công chúng sẽ giúp người nghệ sĩ nhìn lại chính mình để tiến bộ, góp phần làm cho tiếng cười dễ nhớ khó quên.
Sáng mai, 7-5, đông đảo nghệ sĩ hài TPHCM sẽ đưa tiễn ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Vĩnh biệt ông, người nghệ sĩ cả đời mang niềm vui đến cho mọi người. Tiếng cười của anh nông dân chân chất, dung dị, yêu đời...
Thanh Hiệp (NLĐ)
Niềm tiếc thương của đồng nghiệp
Ảnh: Phi Thoàn và Tô Kiều Lan trong vở cải lương Nếu em là hoàng đế (1990).
Nghệ sĩ Diệp Lang: "Mất mát lớn của sân khấu"
Sáng nay đọc Thanh Niên tôi mới biết tin anh Phi Thoàn qua đời, tôi thật sự xúc động. Lâu lắm rồi anh em tụi tôi chưa gặp nhau... Tuy tôi không rõ lắm về gia cảnh của anh vì chỉ gặp nhau ở sân khấu hoặc sau hậu trường nhưng Phi Thoàn đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng: đó là một con người rất vui tánh, ở bất cứ nơi đâu anh ấy cũng có thể chủ động tay bắt, mặt mừng rất tâm đắc với anh chị em văn nghệ sĩ và rồi cũng chính anh gầy dựng nên những trận cười nổi đình nổi đám thật khó quên. Riêng với tôi, có lần Phi Thoàn tiết lộ một chuyện khá là lý thú: "Diệp Lang biết không, trước năm 1975 trong nhà tui có nuôi giấu một nữ cán bộ hoạt động nội thành". Người mà anh nói đến chính là bà Ba Thi, khiến tôi rất bất ngờ... Anh là một nghệ sĩ hài tài năng và lão làng. Anh mất đi là một mất mát lớn cho sân khấu, riêng tôi lại phải mất thêm một ông bạn già tâm tình...
Nghệ sĩ Tùng Lâm: "Chưa kịp chung sức, anh đã ra đi"
Tôi với anh Phi Thoàn tuy không phải là anh em ruột nhưng cũng không khác gì tay phải với tay trái. Trong các danh hề hồi xưa như Khả Năng, Phi Thoàn, Thanh Hoài... thì chỉ có Phi Thoàn tôi mới gọi bằng anh, bởi vì anh là người tôi rất kính trọng. Điều cảm động là tuy anh có con gái là Phi Phụng nối nghiệp cha, nhưng bao nhiêu tài sản văn nghệ anh đều để lại cho tôi hết. Những thứ ấy về mặt vật chất thì cũng không là gì, nhưng về tinh thần thì với tôi rất có ý nghĩa. Bởi vì sinh thời làm gì thì làm anh Phi Thoàn vẫn dành tâm sức cho nghệ thuật nhiều nhất, bởi vì quan niệm của anh là Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh mà. Tôi với anh vào nghề cùng một lượt, rồi cũng bệnh tiểu đường cùng một lượt, nhưng bệnh tôi chữa khỏi còn bệnh của anh thì bị biến chứng. Sự ra đi của anh là điều tôi đã biết trước, nhưng tình cảm của tôi đối với anh cũng thật khó có bút mực nào tả xiết. Mới hôm nào, tôi vẫn định mời anh cùng Nguyên Hạnh, Thanh Hoài lập nhóm tham dự trò chơi Chung sức của Đài Truyền hình TP.HCM. Thế mà chưa kịp làm gì thì anh đã ra đi...
Nghệ sĩ Phi Phụng (ái nữ cố nghệ sĩ Phi Thoàn): "Làm sao con quên được, ba ơi !"
Với tôi, ba không chỉ là một người cha kính yêu mà còn là một người thầy tận tụy. Ngay khi còn rất rất nhỏ tôi đã bắt chước ba hát diễn đúng kiểu "cha truyền, con nối". Tôi được ba chăm chút, uốn nắn cho từng chút một, rồi ba dắt tôi vào hát ở đoàn Bông Hồng từ năm 1978, đi hát “sô” cũng dắt tôi theo. Hồi mới vào nghề chưa có kinh nghiệm, chỉ đóng cảnh "ngất xỉu" mà tôi bị ba bắt tôi đóng tới, đóng lui hoài... Không chỉ với riêng tôi mà với các bạn diễn ba cũng rất nghiêm khắc trong tập luyện. Nhà tôi có 7 chị em nhưng hễ một đứa có lỗi là ba "phạt... tập thể", ông bắt tất cả nằm sắp lớp xuống nền nhà rồi phán: "Nằm yên đó, đợi tao đi diễn về là tụi bây biết tay!". Tụi tôi thay phiên nhau 6 đứa nằm còn 1 đứa ra canh cửa. Một chặp sau đứa canh cửa báo động: "Ba về ! Ba về !". Thật ra ông già chỉ đi loanh quanh đâu đó, về thấy đàn con vẫn nằm sắp lớp nghiêm chỉnh, ổng cười hì hì: "Thôi, tha!". Khi chị em tôi có bạn trai, dù đi chơi tập thể ở tận Bửu Long ba cũng đòi lên tận nơi "canh chừng" sợ... con hư! Còn nữa: "Đứa nào mà đi nhảy đầm thì tao chặt giò!". Trong nhà là thế, nhưng bước ra ngoài là ba trở thành "chú Sáu Mỹ Thuận" rất ư vui tính với bạn bè đồng nghiệp, với khán giả và với cả bà con trong khu phô. Mấy anh, mấy chú ngoài phường hễ có dịp tổ chức văn nghệ là kêu "chú Sáu", ba không bao giờ từ chối, thậm chí còn kêu thêm bạn diễn để cho "xôm tụ"... Ba nằm bệnh viện hai tháng rồi, 9 tháng nằm ở nhà, khoảng thời gian ấy ba nhớ sàn diễn, nhớ bạn diễn vô cùng. Có những đêm ba thức rất khuya, chờ tôi về để chỉ hỏi một câu: "Con đi hát về, có gì vui kể cho ba nghe với !"... Làm sao con quên được, ba ơi !
Hà Đình Nguyên - Quang Thi
(ghi) (TN)
-
- Thành viên nhiệt tình
- Bài viết: 3786
- Ngày tham gia: Chủ nhật T11 12, 2006 4:00 pm
- Đến từ: Ngõ vắng xôn xao
- Tiếp xúc:
Chị Phi Phụng - con gái ông Phi Thoàn - hiện nay diễn kịch thường trực trong các vở diễn ở hai sân khấu : Idecaf, 7 Trần Cao Vân. Ở ngoài đời, chị lùn lắm !, lùn sủn luôn !.
Không biết có phải nghệ sĩ hài Phi Thoàn mắc bệnh ung thư rồi chết không ?, hay là bị bệnh nào khác ?.
Hài cốt của ông được đưa về một ngôi chùa gần nhà ông để sát bên cạnh hài cốt vợ ông (má chị Phi Phụng), chứ không có chôn cất ở nghĩa trang Nghệ Sĩ gì hết !.
Nhắc đến ông tôi chợt nhớ đến vai diễn Xuân "xịn" của ông trong chương trình "Chuyện Trong Nhà Ngoài Phố" phát sóng trên ti vi trắng đen Đài truyền hình Sài Gòn, ông đóng chung với Ngọc Đan Thanh. Nội dung vở kịch trên nói về một ông lớn tuổi hảo ngọt (Phi Thoàn) mê cô gái trẻ (Ngọc Đan Thanh), ông lấy lòng nàng bằng cách thường xuyên tặng quà cáp biếu xén nước hoa, mỹ phẩm đắt tiền cho nàng để tạo dựng tình cảm với nàng. Ông còn khoe với mọi người rằng ông có tấm hình chụp chung với nàng, khiến cho anh chàng người yêu nàng (Huỳnh Thanh Trà) tức điên lộn ruột. Chàng gặp nàng thấy nàng vui vẻ tươi cười hớn hở tưởng rằng nàng sung sướng hạnh phúc với mối duyên mới với ông già mắc dịch !. Cuối cùng sự thể được phơi bày : Ông già đã nhờ một người quen vốn là chị bạn của nàng Ngọc Đan Thanh ghép đôi bằng hình ảnh khi tình cờ ông già và nàng đứng bên cạnh chụp chung với nhau với những người khác trong đám đông. Đôi trai gái hết hiểu lầm, bình yên bên nhau, ông già hảo ngọt quê độ bị lật tẩy nên chạy trốn một phép, nàng trả lại hết những tặng vật, tặng phẩm mà ông đã từng tặng cho nàng để theo đuổi nàng trước kia.
Không biết có phải nghệ sĩ hài Phi Thoàn mắc bệnh ung thư rồi chết không ?, hay là bị bệnh nào khác ?.
Hài cốt của ông được đưa về một ngôi chùa gần nhà ông để sát bên cạnh hài cốt vợ ông (má chị Phi Phụng), chứ không có chôn cất ở nghĩa trang Nghệ Sĩ gì hết !.
Nhắc đến ông tôi chợt nhớ đến vai diễn Xuân "xịn" của ông trong chương trình "Chuyện Trong Nhà Ngoài Phố" phát sóng trên ti vi trắng đen Đài truyền hình Sài Gòn, ông đóng chung với Ngọc Đan Thanh. Nội dung vở kịch trên nói về một ông lớn tuổi hảo ngọt (Phi Thoàn) mê cô gái trẻ (Ngọc Đan Thanh), ông lấy lòng nàng bằng cách thường xuyên tặng quà cáp biếu xén nước hoa, mỹ phẩm đắt tiền cho nàng để tạo dựng tình cảm với nàng. Ông còn khoe với mọi người rằng ông có tấm hình chụp chung với nàng, khiến cho anh chàng người yêu nàng (Huỳnh Thanh Trà) tức điên lộn ruột. Chàng gặp nàng thấy nàng vui vẻ tươi cười hớn hở tưởng rằng nàng sung sướng hạnh phúc với mối duyên mới với ông già mắc dịch !. Cuối cùng sự thể được phơi bày : Ông già đã nhờ một người quen vốn là chị bạn của nàng Ngọc Đan Thanh ghép đôi bằng hình ảnh khi tình cờ ông già và nàng đứng bên cạnh chụp chung với nhau với những người khác trong đám đông. Đôi trai gái hết hiểu lầm, bình yên bên nhau, ông già hảo ngọt quê độ bị lật tẩy nên chạy trốn một phép, nàng trả lại hết những tặng vật, tặng phẩm mà ông đã từng tặng cho nàng để theo đuổi nàng trước kia.
- vtthanhhuong
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 217
- Ngày tham gia: Hai T8 21, 2006 5:00 pm