THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Thông tin hiếm về nhạc sĩ Trúc Phương
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
- vesau_le
- Thành viên mới đến
- Bài viết: 15
- Ngày tham gia: Sáu T1 06, 2006 4:00 pm
Thông tin hiếm về nhạc sĩ Trúc Phương
Trúc Phương là nhạc sĩ tân nhạc rất nổi tiếng trước 75. Nhiều bài của ông đã được trích đưa vào tân cổ giao duyên. Tình cờ đọc được thông tin về ông, mạn phép đưa lên đây để chia xẻ với bà con:
Nhớ về Trúc Phương
Lâm Thanh
--------------------------------------------------------------------------------
Trúc Phương là một nhạc sĩ gốc Trà Vinh. Tôi cũng là dân TràVinh. Ðó là lý do đầu tiên khiến tôi ghi lại mấy dòng sau đây. Hơn nữa, tôi rất thích âm nhạc. Tôi mê nghe ca hát, đủ thứ, từ cổ cho tới tân, từ hát bội, dù kê, cải lương cho tới những nhạc khúc cũ hay mới; tâm hồn tôi mẫn cảm với tiếng hát, điệu ru, giọng hò, tiếng trống tiếng kèn cho tới tiếng đờn giọng ngâm.v.v. Ðó là lý do thứ hai thúc đẩy tôi ghi lại đây một số ca khúc của Trúc Phương (TP), gọi là chút gì để tưởng nhớ một nhạc sĩ đồng hương, người đã một thời góp phần làm phong phú tình cảm của chúng ta. Sau đây chỉ là vài cảm tưởng về một số bài ca mà tôi còn nhớ, với tư cách một thính giả, có thể chủ quan hay phiến diện, cho nên rất hoan hỷ đón nhận mọi phê bình và góp ý từ bất cứ vị nào. Tôi xin chia bài viết này làm 2 phần:
1- Một số ca khúc sót lại trong ký ức
2- Chút cảm nghĩ về nhạc TP
1- Những ca khúc đáng nhớ của Trúc Phương:
Chúng ta hãy cùng nhau dành chút thì giờ để cho tâm hồn thanh thản và hướng về vườn hoa văn nghệ muôn màu, muôn sắc của miền Nam nước Việt ngày nào, thời thập niên 60, 70 của thế kỷ vừa qua, chúng ta sẽ bắt gặp những cánh hoa tươi đẹp mà nhạc sĩ TP đã góp phần tô điểm. Tôi còn nhớ được một số. Ghi lại đây có gì sai thì xin nhờ bổ túc hay sửa dùm. Xin mời các bạn cùng tôi lần về đường mòn kỷ niệm..
“Lòng buồn dạt dào nhớ hôm nào xuôi miền Trung chuyến xe đêm tôi gặp em. Môi em đang xuân, đôi mắt buồn ngấn lệ trần. Chuyện đời sầu đắng vấn vương đôi má dịu hiền, áo em màu tím. Ðậm đà vì là buổi ban đầu.. Khi chân đến quê em nắng ban mai hôn nhẹ lên khóm hoa tươi. Thoáng thấy em cười vì mùa thương vừa chắp nối, vẫn biết phút bên nhau sẽ khơi buồn một ngày về...” trong “Hai chuyến tàu đêm”. Ở cái thời yên bình có xe lửa xuôi ngược Trung Nam còn nảy sinh nhiều bài hát như “Ga chiều, Chuyến xe lửa mùng năm, Chuyến tàu hoàng hôn, Hồi còi tiễn biệt”.. và TP có thêm “Tàu đêm năm cũ”: “Trời đêm dần tàn, tôi đến sân ga đưa tiễn người trai đi về ngàn. Tàu cũ năm xưa mang người tình biên khu về chưa?..” Cái ưu điểm của miền Nam là văn nghệ phát triển hết sức tự do, những nhạc sĩ rất thoải mái trong việc sáng tác. Nhạc Trúc Phương, bên cạnh những bản viết về quê hương, về người lính, còn ghi lại biết bao cuộc tình lãng mạn ướt át nồng nàn. Nửa đêm ngoài phố lang thang, tình cờ làm quen một người con gái lạ, rồi để lòng vương vấn mãi: “Buồn vào hồn không tên, thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời. Ðường phố vắng đêm nao quen một người..” hoặc “Trở lại chuyện hai chúng mình. Khi em với anh...” làm quen, hẹn hò cùng nhau đi tới mòn lối, khiến nó trở thành “Con đường mang tên em”. Cũng có những lúc cô đơn, rút về nhốt mình nơi nhà trọ, nhưng Ðêm gác trọ chỉ nói lên nỗi buồn bâng quơ có vương chút phấn chấn nhờ thể điệu Tango, mà TP ít khi dùng trong hầu hết các nhạc phẩm của mình. Rồi có lúc người yêu xưa tìm đến, cùng nhau ôn chuyện cũ, nhắc lại Chuyện ngày xưa, được ghi lại như sau: “Hôm nào em đến thăm, mà quên mang tiếng cười, lặng yên không nói. Hai mươi tuổi đời qua mất rồi.. (ÐK):Thôi em nhé, xin trả về niềm cô đơn trước, cho anh bước xuôi ngược, khi hai chúng mình, vòng tay trót buông xuôi, dù gặp nhau ta cúi mặt bước mà đi ”. Ðây là bản nhạc đặc biệt nhứt vì vài năm sau, khoảng 1965, TP đã đặt lời ca thứ 2 và sửa cái tên thành bài Trên 4 vùng chiến thuật. Bạn nào biết cái e của bài này (Tôi thường đi đó đây,..) thì xin hát thử đoạn cuối tôi xin ghi lại, thấy tuy 2 mà một: “Em về trong bóng đêm. Ðường khuya loang ánh đèn. (Vì) Lửa thương chưa tắt. Nên em để lại hương tóc dại. Cho người yêu năm trước phút vui xưa. Trở về mộng mơ”. ( Bài Chuyện ngày xưa viết trước Trên bốn vùng chiến thuật )
Tâm hồn TP như luôn vương vấn điều gì u uất cho nên hầu hết nhạc ông lúc nào cũng có âm điệu buồn buồn. Ta thử ca lại vài bài nhạc tình khác, như Buồn trong kỷ niệm: “Ðường vào tình yêu có trăm lần vui có vạn lần buồn. Ðôi khi nhầm lỡ đánh mất ân tình cũ...(đoạn kế) Mình vào đời nhau lúc môi còn non, tuổi mộng vừa tròn. Hương thơm làn tóc, nước mắt chưa lần khóc.Ðến nay thì đã, đắng cay nhiều quá. Thơ ngây đi mất trong bước buồn giờ mới hay..” Dường như hình ảnh người tình trong nhạc TP không phải là của một người, nhưng tất cả đã xa. “Ai cho tôi tình yêu, của ngày thơ ngày mộng. Tôi xin dâng vòng tay mở rộng, để đón người đi vào tim tôi bằng môi trên bờ môi..” Thế nhưng không biết đã yêu thương được bao lâu thì TP lại “Xin giã biệt bạn lòng ơi, trao trả môi người cười. vì Hai lối mộng hai hướng trông. Mình yêu nhau chưa trót. Thì chớ mang nỗi buồn theo bước đời. Cho dù chưa lần nói...thì đành xa nhau. Ðể chốn nao với chiều mưa gió lộng. Ta dừng vui bến mộng... Bao lần đi, gối mõi chân mòn. Tâm tư nặng vai gánh, đường trần cho đến nay, chỉ còn, bờ mi khép kín. Giấc ngủ nào tìm quên? Giấc ngủ nào gọi tên?.” Ðôi khi ông có chút cay đắng cho Thói đời, vì Người yêu ta rồi cũng xa ta nhưng không oán trách người mà chỉ than thân một mình. Những Chiều cuối tuần đã xa: “Hôm nao tôi lên đường phố cũ, chiều xưa, lần hẹn hò. Trao nhau, niềm vui cuối tuần...” Trên gác nhỏ, cô đơn, trằn trọc: “Ðêm chưa ngủ, nghe ngoài trời đổ mưa từng hạt rơi. Gác nhỏ đèn le lói bóng dáng ai trên tường loang...” Trong lúc Mưa nửa đêm: “Ai biết ai vì đời, cùng ngược xuôi chung lối mòn. Ngày tôi hai mươi tuổi, em đôi tám trăng tròn. Ðêm lạnh còn nghe chăn gối lẽ nằm thao thức...” nhớ về Bóng nhỏ đường chiều, chỉ còn là kỷ niệm: “Ta đến nơi hẹn hò, cùng gặp nhau trên phố nhỏ. Ta nhẹ dìu nhau trong tiếng thở..” Trong cuộc chiến tự vệ miền Nam, hầu hết những người của lứa tuổi đôi mươi đều tham gia và dự p hần vào, TP cũng tòng quân.
Tâm trạng người chiến binh thay đổi, ngày càng nặng nề hơn theo đà của cuộc chiến. Ban đầu, tình cảm của anh tân binh quân dịch được ghi như sau: “Quê em nắng vàng nhạt cô thôn. Vài mây trắng vật vờ nơi cuối trời. Bâng khuâng tiếng hò qua xóm vắng. Khói lam buồn như muốn ngừng thời gian. Một chiều anh mới đến. Nắng vàng hoe ngát bên thềm”người trai xa lạ cảm thấy “mắt em nhìn nói ngàn câu. Nhớ mãi mấy tình của mẹ quê nâu sồng, của người em mơ mộng. Rồi chiều vàng ngát mênh mông. Là chiều ngày ấy sang sông. Em chờ trông... Anh ơi nhớ về thăm thôn xưa. Ðể nghe tiếng ngọt ngào ru bóng dừa. Xa xuôi bước người trai lữ thứ. Nhớ thương hoài câu hát Chiều làng em.” Trên đường luân chuyển, có khi qua chuyến Ðò chiều, trên sông vắng: “Một chiều nào trên bến cô liêu. Nắng hoang sơ tiêu điều. Giọng hát vui sông chiều. Ðò của người thôn nữ. Chờ đưa người viễn xứ. Ði muôn nơi xa xôi. Xây hướng cuộc đời. Rộn ràng lòng cô gái đôi mươi. Thắm trên môi nụ cười. Nhìn toán quân qua rồi. Chợt thấy lòng xao xuyến. Và tâm hồn lưu luyến. Trông anh trai muôn phương, em thấy mà thương! Ai biết ai hay mắt đợi mắt chờ, nhớ anh nhớ từ dạo ấy...” Cái tình thôn nữ, dân quân cá nước thật nhẹ nhàng êm đẹp. Nhưng chẳng bao lâu sau, giặc tràn từ Bắc vô càng ngày càng đông. Biết bao cảnh xa cách, biệt ly. Bạn bè trước ngày chia tay: “Mai anh đi rồi. Làm sao tôi ngăn được. Thà vui đi cho trót đêm nay..Ðời anh với phong ba gió sương gót chân in chiến trường. Làm quen với mưa tuôn..Ðời tôi ngày ngày khi chiều chết trên đường phố. Giọng ca điệu đàn mong gởi tám hướng tâm tư...Ðôi ta không sống, vì nhau, khi kẻ ở người đi, thôi thương tiếc làm chi?” Hai người cùng thức với nhau đêm cuối đến khi giật mình thấy một vì sao rơi, thôi kể Chuyện chúng mình. Người ra đi, xa người tình, không quên nhắn nhủ: “Những ngày anh đi khỏi. Xin em chớ đi lại vùng tình yêu lắm bẩy nhân gian. Ðể êm khói thuốc tay vàng. Tìm nhau thấy gần”. Dù kỷ niệm có đơn sơ nhưng làm sao quên “ Những ngày chưa nhập ngũ. Anh hay dắt em về vùng ngoại ô có Cỏ bông may, ở đây êm vắng thưa người. Còn ta với trời..” Lâu lâu được về phép, chỉ được một ngày tròn, tức 24 giờ phép mà thôi! Làm sao cho thoả nhớ thương: “Bốn giờ đi rồi thêm bốn giờ về, Thời gian còn lại. Anh cho em tất cả em ơi..Anh đưa em về nguyên thuỷ loài người” kiểu như Adam và Eva cũng chưa chắc đã dịu lửa chờ mong. Rồi lại ra đi, hơn một nửa ba năm, nặng mang gót giày quân nhân, nhớ về thành, hụt hẫng mộng ái ân: “Tôi ở miền xa, trời quen đất lạ, Nhiều đông lắm hạ, Nối tiếp đi qua, thiếu bóng đàn bà...Ngoài kia súng nổ, Ðốt lửa đêm đen, Tầm đạn thay tiếng em..Xin xích lại một lần bên tôi. Cho tôi yêu bằng hình hài đó không thôi. Ðến với tôi, hãy đến với tôi. Ðừng yêu lính bằng lời.” Nghe sao mà khắc khoải, chẳng khác nào đói cơm khát nước mà phải nhịn thèm!
Trúc Phương viết rất nhiều nhạc. Ðầu thập niên 60 ông còn viết nhạc cho phim, tôi có từng chép chơi nhưng đã quên. Không biết rõ tổng cọng số lượng bài hát của ông. Nhưng tôi nghĩ có tới cả trăm. Nhớ bao nhiêu thì ghi lại đây bấy nhiêu.
2- Chút cảm nghĩ về nhạc Trúc Phương
Trúc Phương có tên thật là Nguyễn Thiện Lộc, sanh năm 1939 tại xã Mỹ Hoà (?), quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh (Vĩnh Bình), một xứ chùa tháp ở hạ lưu sông Cửu Long, Nam Phần Việt Nam. Ông sinh hoạt văn nghệ với ty Thông tin Tỉnh Vĩnh Bình cuối thập niên 50 thế kỷ20, một thời gian ngắn rồi lên Sàigòn. Bắt đầu viết nhạc và lập nghiệp luôn ở đó. Sau 75 ông kẹt lại và vẫn sống tại Sàigòn, không biết làm nghề gì; ít có nhạc phẩm nào mới để nhắc nhở tên ông. Ðã từng vượt biên nhưng không thành. Ông tiếp tục kéo lê cuộc sống thầm lặng cho tới năm 1996 thì âm thầm ra đi, để lại cho đời những khúc nhạc buồn như chính cuộc đời ông, phản ảnh nhiều nỗi niềm khắc khoải của đám đông thanh niên thời chiến, thập niên 60-70 thế kỷ 20. Ông đã sống qua một thời vàng son của văn nghệ miền Nam.
Thời vàng son đó xin được tạm đánh dấu bằng năm 1956, tức là 2 năm sau khi ngưng chiến theo Hiệp Ðịnh Genève. Bấy giờ ông Ngô Ðình Diệm đã bình định xong xứ sở, cuộc sống dân chúng bắt đầu yên ổn, hoà bình và thịnh vượng. Hiến Pháp 26 tháng 10 cùng năm đặt căn bản cho một chính quyền dân chủ đầu tiên, với các cơ chế hiến định và những quyền tự do căn bản của mọi công dân. Sức sống mới trỗi dậy trên mọi lãnh vực và mọi phương diện. Trong môi trường tự do, độc lập, vui tươi huyên náo ấy, sinh hoạt nghệ thuật và âm nhạc Miền Nam cũng dâng trào như sóng cả. Mở đầu Phó Quốc Thăng Dựng một mùa hoa, Chào bình minh hoa ban mai lả lơi.. rồi tất cả Dừng bước giang hồ để cùng Vui đời nghệ sĩ. Cả miền Nam hát khúc hoan ca. Trúc Phương nhanh nhẹn góp lời ca, khúc hát từ dạo ấy, với tuổi chưa đầy 20. Nắng đẹp miền Nam chẳng những làm cho ruộng lúa tốt tươi mà giúp cho mùa hoa biến thành vườn hoa lan toả, trãi rộng khắp quê hương. Rộng như biển, rậm như rừng. Phải nói tập thể nghệ sĩ miền Nam là cái rừng thiên nhiên trong đó chen chúc mọi thứ cỏ cây và hoa thơm cỏ lạ, với tất cả mọi tầm cỡ, từ gốc cổ thụ cho đến chồi non mới nẩy. Từ những tên tuổi lão thành như Lê Thương, Phạm Duy, Dương Thiệu Tước, Xuân Tiên v.v..cho tới lớp trẽ sau này như Từ Công Phụng, Dzũng Chinh, Phố Thu* , Miên Ðức Thắng v.v. tính ra có hơn trăm tên người nhạc sĩ còn đọng lại trong ký ức của tôi nhưng xin miển kể ra đây. Trong số đó, Trúc Phương là nhạc sĩ có tầm vóc lớn và nổi bật nhờ một khối lượng lớn nhạc phẩm với nét thật riêng biệt.
Có hai điểm chính tạo ra nét đặc thù, phân cách nhạc TP với cái của người khác. Ðó là: thứ nhứt, hơi nhạc đặc biệt đượm mùi ca cổ và dân ca; thứ hai là đề tài, tức chất liệu nội dung của bài nhạc. Thật vậy, xét về thể điệu thì nhạc TP không có gì khác người, hầu hết là Boléro hay những điệu tương cận, rất phổ biến trong tân nhạc VN trong buổi đầu. Cái nhịp điệu bì bỏm, bùm bum, nghe buồn buồn xa vắng đó một thời đã ảnh hưởng rất lớn đến cảm quan thưởng thức nhạc của tuổi trẻ Việt Nam. Tôi còn nhớ, lúc tôi còn bé tí teo, đi coi hát thấy TP hát bài Ai nhớ chăng ai của Hoàng Thi Thơ, hát một hơi dài nhằng muốn đứt hơi, cứ liên 3 mà phăng tới, theo điệu boléro chính gốc, nghe nó tăng tăng buồn buồn, đã làm sao. Sau đó tôi nghe ông hát chính nhạc của mình, bài Hai chuyến tàu đêm, cũng ca từng đoạn dài muốn hết thở, giống như Chuyến đò vĩ tuyến, Người ấy là anh, Bóng người cùng thôn..cũng với những liên 3 nối tiếp nhịp nhàng, của mấy nhạc sĩ cùng thời. Rồi cho tới sau này, trong khi người ta viết nhạc slow rock, twist, bebop,.. ông vẫn thường dùng thể điệu quen thuộc trước đó. Không thấy ông viết theo nhịp 3/4. Như đã nói, cái kết cấu hay nhịp điệu bài nhạc, tức cái diện mạo bên ngoài, là cái gì chung chung của tân nhạc, nó không là yếu tố phân biệt được nhạc của ông với của người khác.
Hơi nhạc của Trúc Phương:
Mà chính cái cái tiết tấu âm thanh là lạ, chính cái âm hưởng đặc biệt, cái hơi nhạc buồn muôn thuở, có khi ai oán, mới khiến người ta cảm và nhớ thật nhiều nhạc của TP. Phần lớn nhạc ông được viết theo cung thứ, nhứt là Do thứ, như Hai chuyến tàu đêm, Tàu đêm năm cũ, Mưa nửa đêm, Chiều cuối tuần, Bóng nhỏ đường chiều, Buồn trong kỷ niệm, v.v..Chỉ có bài Chiều làng em thì theo cung La trưởng. Cái âm giai thứ đã nghe buồn, được TP dùng, nghe nó muốn đứt ruột. Thử hát bài Nửa đêm ngoài phố (Mi thứ), với âm tiết thật độc đáo (Ðường phố...vắng... đêm- nao.. quen một người..Và biết.. có..đêm-nao ta hẹn hò. Ðể tâm.. tư những-đêm ngủ không yên) hay bản Con đường mang tên em: (Khi.. anh...vơi..ới ơi em..Vừa biết đam mê. Ðường chẳng riêng hai chu ung úng mình). Thật là mùi như vọng cổ xuống tiếng lìu. Chắc ít ai có thể phủ nhận nhạc TP có cái hơi của cổ nhạc Nam Phần. Mà cải lương vọng cổ là gì? Nó như là lời buồn nhược tiểu, là nỗi nhớ vô căn, là gió khuya đồng nội, là than thỡ của tổ tiên.. Hơi nhạc của TP từ trong đó toát ra. Cho nên đối với đại đa số, nhạc ông rất gần gũi, quen thuộc, dễ hát, dễ đi sâu vào hồn. Thưởng thức nhạc ông như ăn cơm với canh chua cá lóc và cá kho tộ, đôi khi có thêm ba khía dưa mắm, vừa mặn mòi vừa cay chảy nước mắt. Không cầu kỳ muổng nĩa với rô-ti, bít- tết cao sang. Có nhiều nhạc sĩ khác viết nhạc như Tây, cái hơi nghe lạ hoắc. Như bài Hương xưa, lệ đá xanh chẳng hạn. Rằng hay thì thật là hay. Nghe qua thì thấy nhạc Tây đổi lời. Hết sức là chuẩn mực. Sang như Tây. Rất là classic. Mà lời ca sao có vẻ khuôn sáo ước lệ, gượng ép, không bắt được âm độ của nốt nhạc. Ðó là loại nhạc tháp ngà, xé lẻ, chơi riêng. Trong làng tân nhạc VN, nhiều người cóp hơi nhạc tây, lồng lời Việt vô là chuyện thường. Thậm chí có người chôm nhiều đoạn nhạc ngoại quốc, hoặc Tây, Tàu hay Nhựt, sửa chút ít rồi lắp ghép vào nhạc của mình, vậy mà được bạn bè phe nhóm sơn phết, bôm hơi không tiếc lời để hướng cảm quan thính giả theo họ. Còn Trúc Phương, không có chuyện đó. Ông theo con đường âm nhạc rất sớm. Và cái mà ông sớm có, sớm chịu ảnh hưởng và tồn tại trong tâm hồn ông chính là âm hưởng của giọng hò thôn vắng, câu hát đưa em, hoặc những điệu Nam xuân, Nam ai, lý con sáo...và nhứt là cái hơi vọng cổ 6 câu rất mùi của Út Trà Ôn. Những điệu hát hò đó đã thấm vào xương tuỷ con người và sông nước ruộng đồng miền Nam. Nhạc ông được nuôi dưỡng trong cái đại thể ấy. Bởi vậy, cho dù sau này ông có trau dồi thêm nhạc lý Tây phương nhưng vẫn không thoát khỏi ảnh hưởng của nét nhạc dân tộc. Ông tự tin và không vọng ngoại? Hay Ông tự hào về nhạc dân gian của quê hương. Ta thử nghe lại một số bài. Trước hết, thấy có những âm lái lái trong khá nhiều bài nhạc tình khiến người ta liên tưởng tới điệu đờn cò hay đàn độc huyền. Nhiều chỗ khác lại có âm hưởng của ngũ cung, như: Con ư ứ đường..tình sử..ừ..ư nằm đây. Ðèn khuya mắt đỏ ò o Còn đầy dấu chân. Ðường... chẳng riêng hai chung u..úng..mình (Con đường mang tên em). Rõ nhứt là trong bài Trên 4 vùng chiến thuật. Từ tiết điệu cho tới âm hưởng, nghe như cổ nhạc mà không hoàn toàn giống cổ nhạc, bài tân nhạc mà khác xa với tân nhạc, nhạc của ông có nét khác lạ theo kiểu Trúc Phương, không giống ai, độc nhứt vô nhị. Ta thử hát bài Thói đời, 24 giờ phép thì thấy ngay nét TP rõ nhứt trong đó. Có nhiều bài nhạc TP được ghép vào vọng cổ để chế ra lối ca Tân cổ giao duyên, mà soạn giả Thu An, Hà Triều Hoa Phượng.. thường phụ soạn, khiến nhạc TP càng trãi rộng hơn. Và cũng vì vậy mà nhạc ông không thể thích hợp với mọi giọng ca, tức phải chừa ra hay kén chọn một số ca sĩ.
Nói về ca sĩ Miền Nam thuở ấy thì tình trạng lạm phát khá trầm trọng. Không có thì giờ để kê tên họ ra đây. Tại rạp Quốc Thanh, hằng tuần, người ta tổ chức thi hát và tuyển lựa mầm non nghệ sĩ. Nhờ tiêu chuẩn chọn lựa khá thoải mái, không như cái kiểu theo đường lối đảng và nhà nước, nên ca sĩ miền Nam cũng là vườn hoa muôn hương vạn sắc. Mỗi người một vẻ, mỗi giọng ca có một nét. Mà dù có tốt nghiệp Quốc Gia Âm nhạc, ít nhiều có tính hàn lâm, thì giọng ca của họ luôn luôn có cái gì tươi tắn, tự nhiên, rất sống, rất "phăng". Tức có cá tính, chứ không khô cứng, chuẩn mực, một khuôn. Những ca sĩ theo tiêu chuẩn cổ điển thường có giọng no tròn, làn hơi phong phú, tiếng ngân đều như lưỡi cưa, giòn như chuông chùa, dai như sóng biển, phát âm đúng chữ quốc ngữ Alexandre de Rhodes, đúng mẫu tự La tinh.., nhưng ngặc cái họ thường giả giọng lơ lớ, ca ồ ồ trong cổ họng, ít dùng âm môi, âm lưỡi v.v.. , họ hát Thánh ca trong nhà thờ rất hay, ca bài như Này công dân ơi rất đạt, nhưng ca nhạc tình miền Nam và nhứt là nhạc TP thì hư. Vì vậy, nếu nhờ Kim Tước, Mai Hương, Duy Trác, Lệ Thu... mà ca nhạc TP thì cũng bắt không kịp, vì họ giả giọng kỹ quá. Cũng như hiện nay, nếu Trần Thái Hoà hay Quang Dũng mà ca nhạc Vũ thành An, Từ công Phụng, Ngô thuỵ Miên thì chỉ làm hư Chiếc que diêm và những Bài không tên. Họ có giọng ca tốt, có làn hơi phong phú, ngân nga đúng sách vở, phát âm đúng kỹ thuật. Nhưng nó có vẻ khô khan, như máy, vô tình, vô hồn, quá chú trọng kỹ thuật mà chưa dám lả lơi thoát một li, nghiêng một độ ra khỏi nốt âm, và không dám hay không thể phổ hết tâm hồn vào bài nhạc. Họ hát giống ca sĩ Hà Nội. Nhạc TP kỵ mấy thứ đó. Ở đây lại xin nói lạc đề thêm chút cái điều khó bỏ qua, về giọng hát Thái Thanh của thời ấy. Ðó là giọng ca đã thoát ra khỏi mọi khuôn mẫu và tiêu chuẩn, xoá mọi thang cấp và lãnh vực. Phải nói là siêu. TT ca nhạc bán cổ điển như Tây. Ca nhạc hùng như Tiếng Cửu long trong Hội Trùng Dương khỏi chê. Mà ca dân ca hoặc tình ca cũng chưa có ai bằng. Nghe TT ca Nửa hồn thương đau, Nghìn trùng xa cách, Tuổi mười ba, hay những bài nhạc tình, nhạc sến, ướt hơn như Sang ngang của Ðổ Lễ, Hai sắc hoa ti gôn của Song Ngọc... thì thiếu điều muốn chết giấc. Vòng vo một chút như vậy để trở lại nhạc TP, ta sẽ thấy hơi nhạc của ông cần có cái lắc léo của đờn cò, cái trơn mướt của tiếng sáo, cái oằn oại của độc huyền cầm,.. Phải có lúc nhỏ lúc to, khi thì thầm, khi nấc nghẹn, lúc uốn éo lả lơi, lúc ngân nga hoà quyện theo hồn nhạc (như kiểu Khánh Hà,Ý Lan hay Vũ Khanh chẳng hạn) thì nó mới thích hợp với nhạc tình cảm miền Nam, trong đó có nhạc TP. Cũng may, trong cái môi trường âm nhạc thời trước, hầu hết các giọng ca đậm tình người của các ca sĩ miền Nam đều có thể đưa tiếng nhạc TP bay cao và lan xa. Dĩ nhiên nếu Thái Thanh mà ca bài Con đường mang tên em thì chắc Hoàng Oanh chừa bài đó. Nhờ vậy mà nhạc của TP đã trở thành một món ăn tinh thần bình dân đắt khách. Nó đã tiếp sức hun đúc tình quê hương, tô đậm nét nhân bản, bảo tồn tính hiền hoà, chân thật khó kiếm của người miền Nam. Rồi sau đó người ta chỉ được nghe Những đôi mắt hình viên đạn thù, Trường sơn tây anh đi, Vàm cỏ Ðông ôi Vàm cỏ Ðông. Nhạc đỏ tràn vào theo cờ đỏ, từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay, đã giải phóng nhạc vàng, nhạc xanh chạy ra khỏi đất nước. Gần đây nhạc vàng mới chạy ngược về quê xưa, theo đuôi khúc ruột ngàn dậm, giải phóng ngược lại nhạc đỏ
Chủ đề của nhạc Trúc Phương
Như đã nói trên nhạc TP khác xa với nhạc thù, chỉ gieo thù oán, nhạc ông hướng về tình yêu. Mà theo thói thường, chuyện tình buồn mới hay? Lúc ban đầu khi mới hoà bình, TP cũng như đa số nhạc sĩ đương thời, dù được khuyến khích hay tự phát, đều ca tụng về thôn quê, cảnh trí quê hương, đồng ruộng, sông núi, biển cả, tình tự dân tộc.., ông có tác phẩm Tình thương mái lá (tấc phẩm đầu tay), Chiều làng em, Ðò chiều, (có người bảo bài Tình thắm duyên quê là cũng của ông, nhưng tôi không nhớ và không chắc, mặc dù lúc còn trẻ ông hay hát bài này). Sau đó, ông hướng về nhạc tình. Mặc dầu cùng viết nhạc tình, ông tìm nguồn cảm hứng cách khác, diễn đạt theo lối riêng. Có nhiều nghệ sĩ lấy hứng từ rượu chè, ma tuý, lầu xanh, tìm tứ tìm âm trong ảo tưởng, ảo giác,..để mong nâng tác phẩm của mình lên cao, bí hiểm, xa lạ, như thể muốn hù thiên hạ. TP thì nói lên điều cụ thể hơn. Nhạc của ông bắt nguồn từ thực tế những cuộc tình buồn, từ tâm tư u ẩn, từ kinh nghiệm bản thân, không cóp ý trong thơ văn hay phim ảnh. Không nhờ Lan và Ðiệp tiếp hơi, không nhờ TTKH gợi ý. Ông nói lên những tâm sự của chính mình, có sao nói vậy. Từ những tình cảm cao thượng cho đến những ẩn ức sinh lý (trong 24 giờ phép và Kẻ ở miền xa), từ nổi buồn man mác cho tới niềm u uất trầm sâu, ông nói lên một cách thật thà, trung thực. Bởi thế, có người cho ông là nhạc sĩ hiện thực. Tâm hồn ông như ẩn chứa nổi buồn triền miên, cho nên hầu hết bài ca của ông đều là nhạc buồn. Xin đọc trở lại mấy bản nhạc đã dẫn ở trên thì rõ. Hai lối mộng, Chuyện ngày xưa, Chiều cuối tuần,v.v Bài nào cũng buồn. Nghe nhạc ông, người ta có thể kết luận: nhạc sao người vậy hay nhạc tức người.
Có những loại nhạc làm dịu thần kinh, ru hồn người bay bổng, nghe nhạc như hành thiềng. Có những loại nhạc kích động để đánh nhau. Có loại rủ rê đám trẻ phá phách đập đổ. Nhưng khi nghe nhạc Trúc Phương trút vào lòng thì vị buồn, rất mùi rất ngọt, cũng len theo. Vì từ đáy lòng đậm đặc uẩn khúc tâm sự của ông tuôn trào ra hoá thân thành suối âm thanh chảy xa, xoáy sâu, xuyên thấm tận mọi hóc hẻm và ngõ ngách tâm hồn người nghe. Tóm lại nhạc của TP là những lời tự sự, đôi khi là độc thoại, rất thật thà nhân hậu, của người không thích thú đau thương mà phải thương đau, mơ hạnh phúc mà dường như chưa bao giờ được hưởng.
Từ góc nhìn khác, ta có thể nói nhờ những đau thương ấy mà người đời được thưởng thức những bản nhạc rất hay. Qua mấy nét vừa nêu, có thể nói nhạc TP có chiều rộng, chiều sâu mà hơi thiếu chiều cao. Nhạc TP không có nét làm sang, giả đài các. Gọi nhạc TP là bình dân, đại chúng, dân gian, gì cũng được; nhưng đó chính là nhạc của đời thường, gắng liền với nhịp tim hơi thở của chúng ta trong giai đoạn lịch sử chưa xa. Hơn 30 năm trước. Ở miền Nam yêu dấu. Chủ đề nhạc TP như vậy cũng từng là chính tâm sự của hầu hết chúng ta. Tên tuổi Trúc Phương không nổi nhiều trên báo chí phân phe mà lại chìm sâu trong tâm hồn đại chúng, in đậm trong ký ức của nhiều người.
Sinh thái của nhạc Trúc Phương
Bản nhạc sống được và lớn lên là nhờ các ban nhạc, đài phát thanh, hãng dĩa, hãng băng, nhà in phát hành, ca sĩ v.v. và nhứt là thính giả, tất cả đã làm cho một bài ca sống với cái hồn thực của nó. Ngược lại chính bài ca cũng phải nói lên được cái tâm tình của người nghe và được họ hưởng ứng. Tất cả các yếu tố nói trên có tác động hỗ tương, cộng hưởng với nhau tạo nên bầu sinh thái cho nó. Lúc bấy giờ nhạc của TP có được sức sống rất mạnh chính là nhờ môi trường thuận lợi đó. Ðược sinh ra trong cái nôi dân nhạc trù phú, mầm nhạc nẩy nở từ phì nhiêu tình người, rồi lớn lên và được nuôi dưỡng trong bầu khí tương sinh đồng điệu, nó vang ra khắp phố, vọng đến thôn quê, lúc nào cũng như đang sống, vận chuyển không ngừng, quấn quít với sinh hoạt con người, tự nhiên như nắng mưa tối sáng, ít ai để ý tới sự còn hay mất của nó. Nhưng một khi nó không còn thì người ta mới cảm thấy mất mác cái gì lớn lao hơn bản nhạc. Ta thử nhớ lại bài Nửa đêm ngoài phố do Thanh Thúy hát, như nức nở thở than. Con đường mang tên em do Hoàng Oanh ca như nhớ thương tiếc nuối cuộc tình, Tôi ở miền xa do Duy Khánh sống với những ẩn ức khát khao, Chế Linh với Thói đời nghe ngậm ngùi chua xót.v.v. và nhiều bài với nhiều ca sĩ khác nữa. Ta cảm thấy bài nào cũng rất là hay, tai nghe mà lòng rưng rưng. Như khóc thương người quá vãng. Có phải vì ta ôm nặng quá khứ vào lòng, nhớ cả vùng trời huyền thoại?. Những giọng ca ngày ấy, rất ướt, mát tươi, nguyên chất, thiên nhiên, không lơ lớ giả giọng, tan loảng vào không trung. Những giọng ca thật thà hát những bài hát thật thà, đã hoà quyện với nhau làm một, bay xa khắp nước. Nhạc TP thực sự đã góp phần tô son phết vàng cho nền âm nhạc miền Nam. Giờ thì cái sinh khí đó không còn nữa, cả bầu sinh thái đã tan. Dù cho bản nhạc được hát lại bởi bất cứ người nào, có giọng ca điêu luyện và truyền cảm cách mấy, thì nghe không hay bằng lúc baì hát đó đang sống cái hồn thực và bầu khí nguyên thuỷ của nó. Như cái cây bứng đi trồng ở miền đất lạ, khí hậu không còn thích hợp. Mấy thế hệ con em sau này nghe lại nhạc ông, dù cảm thấy nó hay, nhưng chẳng khác nào nghe tiếng dội, như xem cái bóng, ngắm caí phó bản cho đỡ buồn, chứ làm sao mà cảm hết, sống cho hết, một cách trọn vẹn nhạc của thời ấy. Tội nghiệp! Tệ hơn nữa là nếu lấy nhạc của ông ngắt từng đoạn để ghép thành liên khúc, như đám trẻ thường làm để ca theo Disco, thì đó là sự bôi lọ hay phỉ báng tác giả.
Vài khúc kinh cầu
Nói như vậy thì có những bài hát thường gắn chặt vào một hoàn cảnh, rồi trở thành vật chứng cho một giai đoạn lịch sử, một móc điểm của đời người hay tâm tình thế hệ nào đó. Về phương diện lịch sử, thì nhạc TP nói riêng, cả nền văn nghệ miền Nam nói chung cũng là những tài liệu cụ thể giúp cho những sử gia suy ra thực chất của chế độ. Về phương diện thưởng thức văn nghệ thì ta thấy ảnh hưởng của âm nhạc vào tình cảm, tâm thức và ký ức con người thật khủng khiếp. So với các giác quan khác, cái lỗ tai chỉ nghe thôi nhưng nó lại gợi nhớ mạnh hơn hết. Âm nhạc có khả năng vực dậy ký ức sâu nhứt. Khi nghe một bài hát xưa người ta có thể thấy lù lù hiện về những khuôn mặt người thân đã khuất, thấy rõ hơn là nhìn vô tấm hình treo ở bàn thờ, sẽ sống lại mặt mày mấy thằng bạn đã bỏ xác ở chiến trường, hồi sinh những cuộc tình đã chết, thấy lại cả thành phố đã xa, vùng trời tuổi thơ đã mất, ngày xưa xa lắc mà cứ tưởng là hôm nay. Mỗi người chúng ta đều nhớ thuộc lòng một số bài hát ruột, và chính bài hát ruột đó giúp bạn thấy được như vậy. Ta thử lầm thầm trong miệng thôi, không cần hát lớn, chắc chắc ta sẽ thấy tác động nhiệm mầu của bài ca. Tôi cho rằng bài ca đó chính là kinh cầu hồn, hay gọi hồn. Trúc Phương là một trong số nhạc sĩ đã giúp cho tôi mấy bài kinh cầu hồn. Ðó là những bài: Nửa đêm ngoài phố(**), Ðò chiều và Con đường mang tên em.
Còn riêng đối với hương linh của nhạc sĩ Trúc Phương, nếu chúng ta vì cảm mến và biết ơn về sự cống hiến của ông cho đời, trong đó có chúng ta, đã ít nhiều uốn nắn tình cảm tuổi hoa niên của chúng ta, mà tổ chức được một đêm ca nhạc lớn nhỏ gì cũng được, dành riêng cho những bài hát của ông, thì những bản nhạc ông đã gởi gắm tất cả tình cảm và tâm hồn vô đó sẽ được bay bổng. Tôi xin gọi đó là cách cầu siêu, vì nó sẽ linh hơn tụng kinh trong chùa hay nhà thờ. Và mấy bài hát được hát lên lúc đó cũng sẽ là kinh, nhưng là kinh cầu siêu chớ không còn là gọi hồn nữa. Cuộc đời của cố nhạc sĩ Trúc Phương có vẻ hẩm hiu. Nhạc của ông nổi tiếng không nhờ phe cánh. Ông sống đơn giản, thầm lặng theo cái kiểu Trà Vinh, không ba hoa, không làm nổi, không bạn bè thổi phồng như thường tình. Chúng ta là đồng hương với ông, chắc thông cảm điều đó hơn ai hết. Riêng tôi, có một thời là người ái mộ ông, mê nhạc ông. Nay nhờ dịp có báo xuân Ðặc san Trà Vinh, có chổ cho tôi phát biểu, tôi viết mấy dòng trên đây, dù rất muộn màng, để xin chân thành tạ ơn nhạc sĩ Trúc Phương, cám ơn những bài hát của ông đã góp phần làm cho phong phú tâm hồn tôi.
Lâm Thanh
Mùa Thu Giáp Thân 2004
--------------------------------------------------------------------------------
Chú thích:
(*) Phố Thu vừa nổi lên là tới năm 75, cũng là người Trà Vinh, quê Trà Cú, tên thật là Trầm bửu Hoài, sanh khoãng 1950, quân nhân, sáng tác từ năm 68 cho đến 75, có hơn chục nhạc phẩm rất có hồn trong đó có bài Tình xanh cho quê hương được giải thưởng Văn học nghệ thuật của tổng cục CTCT/VNCH năm 1974. Hiện còn sống nghèo khổ ở Thanh Mỹ, Trà Vinh, VN. (Theo lời kể của ông Trần Anh Kiệt, một đồng hương TV, từng quen biết nhiều về Phố Thu).
(**) Xin ghi ra từ trí nhớ bản “kinh cầu” của tôi sau đây, để may ra có bạn nào thích thì hát chơi: (điệu Boléro, Mi thứ)
Buồn vào hồn không tên.Thức giấc nửa đêm, nhớ chuyện xưa vào đời. Ðường phố vắng đêm nao quen một người. Mà yêu đương trót trao nhau trọn lời.- Ðể rồi làm sao quên. Biết tên người quen biết nẻo đi đường về. Và biết có đêm nao ta hẹn hò. Ðể tâm tư những đêm ngủ không yên.
Nửa đêm lạnh qua tim. Giữa đường phố hoa đèn. Có người mãi đi tìm. Một người không hẹn đến. Mà tiếng bước buồn thêm.-Tiếc thay hoài công thôi. Phố đã vắng thưa rồi. Biết rằng chẳng duyên thừa. Ðể người không gặp nữa. Về nối giấc mơ xưa..
Ngày buồn dài lê thê. Có hôm chợt nghe gió lạnh đâu tìm về. Làm rét mướt qua song len vào hồn. Làm khô môi biết bao nhiêu lần rồi.- Ðời còn nhiều bâng khuâng. Có ai vì thương góp nhặt ân tình này. Gởi giúp đến cố nhân mua nụ cười. Và xin ..ghi kỷ niệm một đêm thôi.
--------------------------------------------------------------------------------
http://www.aihuutravinh.com/dacsan-2005 ... phuong.htm
Nhớ về Trúc Phương
Lâm Thanh
--------------------------------------------------------------------------------
Trúc Phương là một nhạc sĩ gốc Trà Vinh. Tôi cũng là dân TràVinh. Ðó là lý do đầu tiên khiến tôi ghi lại mấy dòng sau đây. Hơn nữa, tôi rất thích âm nhạc. Tôi mê nghe ca hát, đủ thứ, từ cổ cho tới tân, từ hát bội, dù kê, cải lương cho tới những nhạc khúc cũ hay mới; tâm hồn tôi mẫn cảm với tiếng hát, điệu ru, giọng hò, tiếng trống tiếng kèn cho tới tiếng đờn giọng ngâm.v.v. Ðó là lý do thứ hai thúc đẩy tôi ghi lại đây một số ca khúc của Trúc Phương (TP), gọi là chút gì để tưởng nhớ một nhạc sĩ đồng hương, người đã một thời góp phần làm phong phú tình cảm của chúng ta. Sau đây chỉ là vài cảm tưởng về một số bài ca mà tôi còn nhớ, với tư cách một thính giả, có thể chủ quan hay phiến diện, cho nên rất hoan hỷ đón nhận mọi phê bình và góp ý từ bất cứ vị nào. Tôi xin chia bài viết này làm 2 phần:
1- Một số ca khúc sót lại trong ký ức
2- Chút cảm nghĩ về nhạc TP
1- Những ca khúc đáng nhớ của Trúc Phương:
Chúng ta hãy cùng nhau dành chút thì giờ để cho tâm hồn thanh thản và hướng về vườn hoa văn nghệ muôn màu, muôn sắc của miền Nam nước Việt ngày nào, thời thập niên 60, 70 của thế kỷ vừa qua, chúng ta sẽ bắt gặp những cánh hoa tươi đẹp mà nhạc sĩ TP đã góp phần tô điểm. Tôi còn nhớ được một số. Ghi lại đây có gì sai thì xin nhờ bổ túc hay sửa dùm. Xin mời các bạn cùng tôi lần về đường mòn kỷ niệm..
“Lòng buồn dạt dào nhớ hôm nào xuôi miền Trung chuyến xe đêm tôi gặp em. Môi em đang xuân, đôi mắt buồn ngấn lệ trần. Chuyện đời sầu đắng vấn vương đôi má dịu hiền, áo em màu tím. Ðậm đà vì là buổi ban đầu.. Khi chân đến quê em nắng ban mai hôn nhẹ lên khóm hoa tươi. Thoáng thấy em cười vì mùa thương vừa chắp nối, vẫn biết phút bên nhau sẽ khơi buồn một ngày về...” trong “Hai chuyến tàu đêm”. Ở cái thời yên bình có xe lửa xuôi ngược Trung Nam còn nảy sinh nhiều bài hát như “Ga chiều, Chuyến xe lửa mùng năm, Chuyến tàu hoàng hôn, Hồi còi tiễn biệt”.. và TP có thêm “Tàu đêm năm cũ”: “Trời đêm dần tàn, tôi đến sân ga đưa tiễn người trai đi về ngàn. Tàu cũ năm xưa mang người tình biên khu về chưa?..” Cái ưu điểm của miền Nam là văn nghệ phát triển hết sức tự do, những nhạc sĩ rất thoải mái trong việc sáng tác. Nhạc Trúc Phương, bên cạnh những bản viết về quê hương, về người lính, còn ghi lại biết bao cuộc tình lãng mạn ướt át nồng nàn. Nửa đêm ngoài phố lang thang, tình cờ làm quen một người con gái lạ, rồi để lòng vương vấn mãi: “Buồn vào hồn không tên, thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời. Ðường phố vắng đêm nao quen một người..” hoặc “Trở lại chuyện hai chúng mình. Khi em với anh...” làm quen, hẹn hò cùng nhau đi tới mòn lối, khiến nó trở thành “Con đường mang tên em”. Cũng có những lúc cô đơn, rút về nhốt mình nơi nhà trọ, nhưng Ðêm gác trọ chỉ nói lên nỗi buồn bâng quơ có vương chút phấn chấn nhờ thể điệu Tango, mà TP ít khi dùng trong hầu hết các nhạc phẩm của mình. Rồi có lúc người yêu xưa tìm đến, cùng nhau ôn chuyện cũ, nhắc lại Chuyện ngày xưa, được ghi lại như sau: “Hôm nào em đến thăm, mà quên mang tiếng cười, lặng yên không nói. Hai mươi tuổi đời qua mất rồi.. (ÐK):Thôi em nhé, xin trả về niềm cô đơn trước, cho anh bước xuôi ngược, khi hai chúng mình, vòng tay trót buông xuôi, dù gặp nhau ta cúi mặt bước mà đi ”. Ðây là bản nhạc đặc biệt nhứt vì vài năm sau, khoảng 1965, TP đã đặt lời ca thứ 2 và sửa cái tên thành bài Trên 4 vùng chiến thuật. Bạn nào biết cái e của bài này (Tôi thường đi đó đây,..) thì xin hát thử đoạn cuối tôi xin ghi lại, thấy tuy 2 mà một: “Em về trong bóng đêm. Ðường khuya loang ánh đèn. (Vì) Lửa thương chưa tắt. Nên em để lại hương tóc dại. Cho người yêu năm trước phút vui xưa. Trở về mộng mơ”. ( Bài Chuyện ngày xưa viết trước Trên bốn vùng chiến thuật )
Tâm hồn TP như luôn vương vấn điều gì u uất cho nên hầu hết nhạc ông lúc nào cũng có âm điệu buồn buồn. Ta thử ca lại vài bài nhạc tình khác, như Buồn trong kỷ niệm: “Ðường vào tình yêu có trăm lần vui có vạn lần buồn. Ðôi khi nhầm lỡ đánh mất ân tình cũ...(đoạn kế) Mình vào đời nhau lúc môi còn non, tuổi mộng vừa tròn. Hương thơm làn tóc, nước mắt chưa lần khóc.Ðến nay thì đã, đắng cay nhiều quá. Thơ ngây đi mất trong bước buồn giờ mới hay..” Dường như hình ảnh người tình trong nhạc TP không phải là của một người, nhưng tất cả đã xa. “Ai cho tôi tình yêu, của ngày thơ ngày mộng. Tôi xin dâng vòng tay mở rộng, để đón người đi vào tim tôi bằng môi trên bờ môi..” Thế nhưng không biết đã yêu thương được bao lâu thì TP lại “Xin giã biệt bạn lòng ơi, trao trả môi người cười. vì Hai lối mộng hai hướng trông. Mình yêu nhau chưa trót. Thì chớ mang nỗi buồn theo bước đời. Cho dù chưa lần nói...thì đành xa nhau. Ðể chốn nao với chiều mưa gió lộng. Ta dừng vui bến mộng... Bao lần đi, gối mõi chân mòn. Tâm tư nặng vai gánh, đường trần cho đến nay, chỉ còn, bờ mi khép kín. Giấc ngủ nào tìm quên? Giấc ngủ nào gọi tên?.” Ðôi khi ông có chút cay đắng cho Thói đời, vì Người yêu ta rồi cũng xa ta nhưng không oán trách người mà chỉ than thân một mình. Những Chiều cuối tuần đã xa: “Hôm nao tôi lên đường phố cũ, chiều xưa, lần hẹn hò. Trao nhau, niềm vui cuối tuần...” Trên gác nhỏ, cô đơn, trằn trọc: “Ðêm chưa ngủ, nghe ngoài trời đổ mưa từng hạt rơi. Gác nhỏ đèn le lói bóng dáng ai trên tường loang...” Trong lúc Mưa nửa đêm: “Ai biết ai vì đời, cùng ngược xuôi chung lối mòn. Ngày tôi hai mươi tuổi, em đôi tám trăng tròn. Ðêm lạnh còn nghe chăn gối lẽ nằm thao thức...” nhớ về Bóng nhỏ đường chiều, chỉ còn là kỷ niệm: “Ta đến nơi hẹn hò, cùng gặp nhau trên phố nhỏ. Ta nhẹ dìu nhau trong tiếng thở..” Trong cuộc chiến tự vệ miền Nam, hầu hết những người của lứa tuổi đôi mươi đều tham gia và dự p hần vào, TP cũng tòng quân.
Tâm trạng người chiến binh thay đổi, ngày càng nặng nề hơn theo đà của cuộc chiến. Ban đầu, tình cảm của anh tân binh quân dịch được ghi như sau: “Quê em nắng vàng nhạt cô thôn. Vài mây trắng vật vờ nơi cuối trời. Bâng khuâng tiếng hò qua xóm vắng. Khói lam buồn như muốn ngừng thời gian. Một chiều anh mới đến. Nắng vàng hoe ngát bên thềm”người trai xa lạ cảm thấy “mắt em nhìn nói ngàn câu. Nhớ mãi mấy tình của mẹ quê nâu sồng, của người em mơ mộng. Rồi chiều vàng ngát mênh mông. Là chiều ngày ấy sang sông. Em chờ trông... Anh ơi nhớ về thăm thôn xưa. Ðể nghe tiếng ngọt ngào ru bóng dừa. Xa xuôi bước người trai lữ thứ. Nhớ thương hoài câu hát Chiều làng em.” Trên đường luân chuyển, có khi qua chuyến Ðò chiều, trên sông vắng: “Một chiều nào trên bến cô liêu. Nắng hoang sơ tiêu điều. Giọng hát vui sông chiều. Ðò của người thôn nữ. Chờ đưa người viễn xứ. Ði muôn nơi xa xôi. Xây hướng cuộc đời. Rộn ràng lòng cô gái đôi mươi. Thắm trên môi nụ cười. Nhìn toán quân qua rồi. Chợt thấy lòng xao xuyến. Và tâm hồn lưu luyến. Trông anh trai muôn phương, em thấy mà thương! Ai biết ai hay mắt đợi mắt chờ, nhớ anh nhớ từ dạo ấy...” Cái tình thôn nữ, dân quân cá nước thật nhẹ nhàng êm đẹp. Nhưng chẳng bao lâu sau, giặc tràn từ Bắc vô càng ngày càng đông. Biết bao cảnh xa cách, biệt ly. Bạn bè trước ngày chia tay: “Mai anh đi rồi. Làm sao tôi ngăn được. Thà vui đi cho trót đêm nay..Ðời anh với phong ba gió sương gót chân in chiến trường. Làm quen với mưa tuôn..Ðời tôi ngày ngày khi chiều chết trên đường phố. Giọng ca điệu đàn mong gởi tám hướng tâm tư...Ðôi ta không sống, vì nhau, khi kẻ ở người đi, thôi thương tiếc làm chi?” Hai người cùng thức với nhau đêm cuối đến khi giật mình thấy một vì sao rơi, thôi kể Chuyện chúng mình. Người ra đi, xa người tình, không quên nhắn nhủ: “Những ngày anh đi khỏi. Xin em chớ đi lại vùng tình yêu lắm bẩy nhân gian. Ðể êm khói thuốc tay vàng. Tìm nhau thấy gần”. Dù kỷ niệm có đơn sơ nhưng làm sao quên “ Những ngày chưa nhập ngũ. Anh hay dắt em về vùng ngoại ô có Cỏ bông may, ở đây êm vắng thưa người. Còn ta với trời..” Lâu lâu được về phép, chỉ được một ngày tròn, tức 24 giờ phép mà thôi! Làm sao cho thoả nhớ thương: “Bốn giờ đi rồi thêm bốn giờ về, Thời gian còn lại. Anh cho em tất cả em ơi..Anh đưa em về nguyên thuỷ loài người” kiểu như Adam và Eva cũng chưa chắc đã dịu lửa chờ mong. Rồi lại ra đi, hơn một nửa ba năm, nặng mang gót giày quân nhân, nhớ về thành, hụt hẫng mộng ái ân: “Tôi ở miền xa, trời quen đất lạ, Nhiều đông lắm hạ, Nối tiếp đi qua, thiếu bóng đàn bà...Ngoài kia súng nổ, Ðốt lửa đêm đen, Tầm đạn thay tiếng em..Xin xích lại một lần bên tôi. Cho tôi yêu bằng hình hài đó không thôi. Ðến với tôi, hãy đến với tôi. Ðừng yêu lính bằng lời.” Nghe sao mà khắc khoải, chẳng khác nào đói cơm khát nước mà phải nhịn thèm!
Trúc Phương viết rất nhiều nhạc. Ðầu thập niên 60 ông còn viết nhạc cho phim, tôi có từng chép chơi nhưng đã quên. Không biết rõ tổng cọng số lượng bài hát của ông. Nhưng tôi nghĩ có tới cả trăm. Nhớ bao nhiêu thì ghi lại đây bấy nhiêu.
2- Chút cảm nghĩ về nhạc Trúc Phương
Trúc Phương có tên thật là Nguyễn Thiện Lộc, sanh năm 1939 tại xã Mỹ Hoà (?), quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh (Vĩnh Bình), một xứ chùa tháp ở hạ lưu sông Cửu Long, Nam Phần Việt Nam. Ông sinh hoạt văn nghệ với ty Thông tin Tỉnh Vĩnh Bình cuối thập niên 50 thế kỷ20, một thời gian ngắn rồi lên Sàigòn. Bắt đầu viết nhạc và lập nghiệp luôn ở đó. Sau 75 ông kẹt lại và vẫn sống tại Sàigòn, không biết làm nghề gì; ít có nhạc phẩm nào mới để nhắc nhở tên ông. Ðã từng vượt biên nhưng không thành. Ông tiếp tục kéo lê cuộc sống thầm lặng cho tới năm 1996 thì âm thầm ra đi, để lại cho đời những khúc nhạc buồn như chính cuộc đời ông, phản ảnh nhiều nỗi niềm khắc khoải của đám đông thanh niên thời chiến, thập niên 60-70 thế kỷ 20. Ông đã sống qua một thời vàng son của văn nghệ miền Nam.
Thời vàng son đó xin được tạm đánh dấu bằng năm 1956, tức là 2 năm sau khi ngưng chiến theo Hiệp Ðịnh Genève. Bấy giờ ông Ngô Ðình Diệm đã bình định xong xứ sở, cuộc sống dân chúng bắt đầu yên ổn, hoà bình và thịnh vượng. Hiến Pháp 26 tháng 10 cùng năm đặt căn bản cho một chính quyền dân chủ đầu tiên, với các cơ chế hiến định và những quyền tự do căn bản của mọi công dân. Sức sống mới trỗi dậy trên mọi lãnh vực và mọi phương diện. Trong môi trường tự do, độc lập, vui tươi huyên náo ấy, sinh hoạt nghệ thuật và âm nhạc Miền Nam cũng dâng trào như sóng cả. Mở đầu Phó Quốc Thăng Dựng một mùa hoa, Chào bình minh hoa ban mai lả lơi.. rồi tất cả Dừng bước giang hồ để cùng Vui đời nghệ sĩ. Cả miền Nam hát khúc hoan ca. Trúc Phương nhanh nhẹn góp lời ca, khúc hát từ dạo ấy, với tuổi chưa đầy 20. Nắng đẹp miền Nam chẳng những làm cho ruộng lúa tốt tươi mà giúp cho mùa hoa biến thành vườn hoa lan toả, trãi rộng khắp quê hương. Rộng như biển, rậm như rừng. Phải nói tập thể nghệ sĩ miền Nam là cái rừng thiên nhiên trong đó chen chúc mọi thứ cỏ cây và hoa thơm cỏ lạ, với tất cả mọi tầm cỡ, từ gốc cổ thụ cho đến chồi non mới nẩy. Từ những tên tuổi lão thành như Lê Thương, Phạm Duy, Dương Thiệu Tước, Xuân Tiên v.v..cho tới lớp trẽ sau này như Từ Công Phụng, Dzũng Chinh, Phố Thu* , Miên Ðức Thắng v.v. tính ra có hơn trăm tên người nhạc sĩ còn đọng lại trong ký ức của tôi nhưng xin miển kể ra đây. Trong số đó, Trúc Phương là nhạc sĩ có tầm vóc lớn và nổi bật nhờ một khối lượng lớn nhạc phẩm với nét thật riêng biệt.
Có hai điểm chính tạo ra nét đặc thù, phân cách nhạc TP với cái của người khác. Ðó là: thứ nhứt, hơi nhạc đặc biệt đượm mùi ca cổ và dân ca; thứ hai là đề tài, tức chất liệu nội dung của bài nhạc. Thật vậy, xét về thể điệu thì nhạc TP không có gì khác người, hầu hết là Boléro hay những điệu tương cận, rất phổ biến trong tân nhạc VN trong buổi đầu. Cái nhịp điệu bì bỏm, bùm bum, nghe buồn buồn xa vắng đó một thời đã ảnh hưởng rất lớn đến cảm quan thưởng thức nhạc của tuổi trẻ Việt Nam. Tôi còn nhớ, lúc tôi còn bé tí teo, đi coi hát thấy TP hát bài Ai nhớ chăng ai của Hoàng Thi Thơ, hát một hơi dài nhằng muốn đứt hơi, cứ liên 3 mà phăng tới, theo điệu boléro chính gốc, nghe nó tăng tăng buồn buồn, đã làm sao. Sau đó tôi nghe ông hát chính nhạc của mình, bài Hai chuyến tàu đêm, cũng ca từng đoạn dài muốn hết thở, giống như Chuyến đò vĩ tuyến, Người ấy là anh, Bóng người cùng thôn..cũng với những liên 3 nối tiếp nhịp nhàng, của mấy nhạc sĩ cùng thời. Rồi cho tới sau này, trong khi người ta viết nhạc slow rock, twist, bebop,.. ông vẫn thường dùng thể điệu quen thuộc trước đó. Không thấy ông viết theo nhịp 3/4. Như đã nói, cái kết cấu hay nhịp điệu bài nhạc, tức cái diện mạo bên ngoài, là cái gì chung chung của tân nhạc, nó không là yếu tố phân biệt được nhạc của ông với của người khác.
Hơi nhạc của Trúc Phương:
Mà chính cái cái tiết tấu âm thanh là lạ, chính cái âm hưởng đặc biệt, cái hơi nhạc buồn muôn thuở, có khi ai oán, mới khiến người ta cảm và nhớ thật nhiều nhạc của TP. Phần lớn nhạc ông được viết theo cung thứ, nhứt là Do thứ, như Hai chuyến tàu đêm, Tàu đêm năm cũ, Mưa nửa đêm, Chiều cuối tuần, Bóng nhỏ đường chiều, Buồn trong kỷ niệm, v.v..Chỉ có bài Chiều làng em thì theo cung La trưởng. Cái âm giai thứ đã nghe buồn, được TP dùng, nghe nó muốn đứt ruột. Thử hát bài Nửa đêm ngoài phố (Mi thứ), với âm tiết thật độc đáo (Ðường phố...vắng... đêm- nao.. quen một người..Và biết.. có..đêm-nao ta hẹn hò. Ðể tâm.. tư những-đêm ngủ không yên) hay bản Con đường mang tên em: (Khi.. anh...vơi..ới ơi em..Vừa biết đam mê. Ðường chẳng riêng hai chu ung úng mình). Thật là mùi như vọng cổ xuống tiếng lìu. Chắc ít ai có thể phủ nhận nhạc TP có cái hơi của cổ nhạc Nam Phần. Mà cải lương vọng cổ là gì? Nó như là lời buồn nhược tiểu, là nỗi nhớ vô căn, là gió khuya đồng nội, là than thỡ của tổ tiên.. Hơi nhạc của TP từ trong đó toát ra. Cho nên đối với đại đa số, nhạc ông rất gần gũi, quen thuộc, dễ hát, dễ đi sâu vào hồn. Thưởng thức nhạc ông như ăn cơm với canh chua cá lóc và cá kho tộ, đôi khi có thêm ba khía dưa mắm, vừa mặn mòi vừa cay chảy nước mắt. Không cầu kỳ muổng nĩa với rô-ti, bít- tết cao sang. Có nhiều nhạc sĩ khác viết nhạc như Tây, cái hơi nghe lạ hoắc. Như bài Hương xưa, lệ đá xanh chẳng hạn. Rằng hay thì thật là hay. Nghe qua thì thấy nhạc Tây đổi lời. Hết sức là chuẩn mực. Sang như Tây. Rất là classic. Mà lời ca sao có vẻ khuôn sáo ước lệ, gượng ép, không bắt được âm độ của nốt nhạc. Ðó là loại nhạc tháp ngà, xé lẻ, chơi riêng. Trong làng tân nhạc VN, nhiều người cóp hơi nhạc tây, lồng lời Việt vô là chuyện thường. Thậm chí có người chôm nhiều đoạn nhạc ngoại quốc, hoặc Tây, Tàu hay Nhựt, sửa chút ít rồi lắp ghép vào nhạc của mình, vậy mà được bạn bè phe nhóm sơn phết, bôm hơi không tiếc lời để hướng cảm quan thính giả theo họ. Còn Trúc Phương, không có chuyện đó. Ông theo con đường âm nhạc rất sớm. Và cái mà ông sớm có, sớm chịu ảnh hưởng và tồn tại trong tâm hồn ông chính là âm hưởng của giọng hò thôn vắng, câu hát đưa em, hoặc những điệu Nam xuân, Nam ai, lý con sáo...và nhứt là cái hơi vọng cổ 6 câu rất mùi của Út Trà Ôn. Những điệu hát hò đó đã thấm vào xương tuỷ con người và sông nước ruộng đồng miền Nam. Nhạc ông được nuôi dưỡng trong cái đại thể ấy. Bởi vậy, cho dù sau này ông có trau dồi thêm nhạc lý Tây phương nhưng vẫn không thoát khỏi ảnh hưởng của nét nhạc dân tộc. Ông tự tin và không vọng ngoại? Hay Ông tự hào về nhạc dân gian của quê hương. Ta thử nghe lại một số bài. Trước hết, thấy có những âm lái lái trong khá nhiều bài nhạc tình khiến người ta liên tưởng tới điệu đờn cò hay đàn độc huyền. Nhiều chỗ khác lại có âm hưởng của ngũ cung, như: Con ư ứ đường..tình sử..ừ..ư nằm đây. Ðèn khuya mắt đỏ ò o Còn đầy dấu chân. Ðường... chẳng riêng hai chung u..úng..mình (Con đường mang tên em). Rõ nhứt là trong bài Trên 4 vùng chiến thuật. Từ tiết điệu cho tới âm hưởng, nghe như cổ nhạc mà không hoàn toàn giống cổ nhạc, bài tân nhạc mà khác xa với tân nhạc, nhạc của ông có nét khác lạ theo kiểu Trúc Phương, không giống ai, độc nhứt vô nhị. Ta thử hát bài Thói đời, 24 giờ phép thì thấy ngay nét TP rõ nhứt trong đó. Có nhiều bài nhạc TP được ghép vào vọng cổ để chế ra lối ca Tân cổ giao duyên, mà soạn giả Thu An, Hà Triều Hoa Phượng.. thường phụ soạn, khiến nhạc TP càng trãi rộng hơn. Và cũng vì vậy mà nhạc ông không thể thích hợp với mọi giọng ca, tức phải chừa ra hay kén chọn một số ca sĩ.
Nói về ca sĩ Miền Nam thuở ấy thì tình trạng lạm phát khá trầm trọng. Không có thì giờ để kê tên họ ra đây. Tại rạp Quốc Thanh, hằng tuần, người ta tổ chức thi hát và tuyển lựa mầm non nghệ sĩ. Nhờ tiêu chuẩn chọn lựa khá thoải mái, không như cái kiểu theo đường lối đảng và nhà nước, nên ca sĩ miền Nam cũng là vườn hoa muôn hương vạn sắc. Mỗi người một vẻ, mỗi giọng ca có một nét. Mà dù có tốt nghiệp Quốc Gia Âm nhạc, ít nhiều có tính hàn lâm, thì giọng ca của họ luôn luôn có cái gì tươi tắn, tự nhiên, rất sống, rất "phăng". Tức có cá tính, chứ không khô cứng, chuẩn mực, một khuôn. Những ca sĩ theo tiêu chuẩn cổ điển thường có giọng no tròn, làn hơi phong phú, tiếng ngân đều như lưỡi cưa, giòn như chuông chùa, dai như sóng biển, phát âm đúng chữ quốc ngữ Alexandre de Rhodes, đúng mẫu tự La tinh.., nhưng ngặc cái họ thường giả giọng lơ lớ, ca ồ ồ trong cổ họng, ít dùng âm môi, âm lưỡi v.v.. , họ hát Thánh ca trong nhà thờ rất hay, ca bài như Này công dân ơi rất đạt, nhưng ca nhạc tình miền Nam và nhứt là nhạc TP thì hư. Vì vậy, nếu nhờ Kim Tước, Mai Hương, Duy Trác, Lệ Thu... mà ca nhạc TP thì cũng bắt không kịp, vì họ giả giọng kỹ quá. Cũng như hiện nay, nếu Trần Thái Hoà hay Quang Dũng mà ca nhạc Vũ thành An, Từ công Phụng, Ngô thuỵ Miên thì chỉ làm hư Chiếc que diêm và những Bài không tên. Họ có giọng ca tốt, có làn hơi phong phú, ngân nga đúng sách vở, phát âm đúng kỹ thuật. Nhưng nó có vẻ khô khan, như máy, vô tình, vô hồn, quá chú trọng kỹ thuật mà chưa dám lả lơi thoát một li, nghiêng một độ ra khỏi nốt âm, và không dám hay không thể phổ hết tâm hồn vào bài nhạc. Họ hát giống ca sĩ Hà Nội. Nhạc TP kỵ mấy thứ đó. Ở đây lại xin nói lạc đề thêm chút cái điều khó bỏ qua, về giọng hát Thái Thanh của thời ấy. Ðó là giọng ca đã thoát ra khỏi mọi khuôn mẫu và tiêu chuẩn, xoá mọi thang cấp và lãnh vực. Phải nói là siêu. TT ca nhạc bán cổ điển như Tây. Ca nhạc hùng như Tiếng Cửu long trong Hội Trùng Dương khỏi chê. Mà ca dân ca hoặc tình ca cũng chưa có ai bằng. Nghe TT ca Nửa hồn thương đau, Nghìn trùng xa cách, Tuổi mười ba, hay những bài nhạc tình, nhạc sến, ướt hơn như Sang ngang của Ðổ Lễ, Hai sắc hoa ti gôn của Song Ngọc... thì thiếu điều muốn chết giấc. Vòng vo một chút như vậy để trở lại nhạc TP, ta sẽ thấy hơi nhạc của ông cần có cái lắc léo của đờn cò, cái trơn mướt của tiếng sáo, cái oằn oại của độc huyền cầm,.. Phải có lúc nhỏ lúc to, khi thì thầm, khi nấc nghẹn, lúc uốn éo lả lơi, lúc ngân nga hoà quyện theo hồn nhạc (như kiểu Khánh Hà,Ý Lan hay Vũ Khanh chẳng hạn) thì nó mới thích hợp với nhạc tình cảm miền Nam, trong đó có nhạc TP. Cũng may, trong cái môi trường âm nhạc thời trước, hầu hết các giọng ca đậm tình người của các ca sĩ miền Nam đều có thể đưa tiếng nhạc TP bay cao và lan xa. Dĩ nhiên nếu Thái Thanh mà ca bài Con đường mang tên em thì chắc Hoàng Oanh chừa bài đó. Nhờ vậy mà nhạc của TP đã trở thành một món ăn tinh thần bình dân đắt khách. Nó đã tiếp sức hun đúc tình quê hương, tô đậm nét nhân bản, bảo tồn tính hiền hoà, chân thật khó kiếm của người miền Nam. Rồi sau đó người ta chỉ được nghe Những đôi mắt hình viên đạn thù, Trường sơn tây anh đi, Vàm cỏ Ðông ôi Vàm cỏ Ðông. Nhạc đỏ tràn vào theo cờ đỏ, từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay, đã giải phóng nhạc vàng, nhạc xanh chạy ra khỏi đất nước. Gần đây nhạc vàng mới chạy ngược về quê xưa, theo đuôi khúc ruột ngàn dậm, giải phóng ngược lại nhạc đỏ
Chủ đề của nhạc Trúc Phương
Như đã nói trên nhạc TP khác xa với nhạc thù, chỉ gieo thù oán, nhạc ông hướng về tình yêu. Mà theo thói thường, chuyện tình buồn mới hay? Lúc ban đầu khi mới hoà bình, TP cũng như đa số nhạc sĩ đương thời, dù được khuyến khích hay tự phát, đều ca tụng về thôn quê, cảnh trí quê hương, đồng ruộng, sông núi, biển cả, tình tự dân tộc.., ông có tác phẩm Tình thương mái lá (tấc phẩm đầu tay), Chiều làng em, Ðò chiều, (có người bảo bài Tình thắm duyên quê là cũng của ông, nhưng tôi không nhớ và không chắc, mặc dù lúc còn trẻ ông hay hát bài này). Sau đó, ông hướng về nhạc tình. Mặc dầu cùng viết nhạc tình, ông tìm nguồn cảm hứng cách khác, diễn đạt theo lối riêng. Có nhiều nghệ sĩ lấy hứng từ rượu chè, ma tuý, lầu xanh, tìm tứ tìm âm trong ảo tưởng, ảo giác,..để mong nâng tác phẩm của mình lên cao, bí hiểm, xa lạ, như thể muốn hù thiên hạ. TP thì nói lên điều cụ thể hơn. Nhạc của ông bắt nguồn từ thực tế những cuộc tình buồn, từ tâm tư u ẩn, từ kinh nghiệm bản thân, không cóp ý trong thơ văn hay phim ảnh. Không nhờ Lan và Ðiệp tiếp hơi, không nhờ TTKH gợi ý. Ông nói lên những tâm sự của chính mình, có sao nói vậy. Từ những tình cảm cao thượng cho đến những ẩn ức sinh lý (trong 24 giờ phép và Kẻ ở miền xa), từ nổi buồn man mác cho tới niềm u uất trầm sâu, ông nói lên một cách thật thà, trung thực. Bởi thế, có người cho ông là nhạc sĩ hiện thực. Tâm hồn ông như ẩn chứa nổi buồn triền miên, cho nên hầu hết bài ca của ông đều là nhạc buồn. Xin đọc trở lại mấy bản nhạc đã dẫn ở trên thì rõ. Hai lối mộng, Chuyện ngày xưa, Chiều cuối tuần,v.v Bài nào cũng buồn. Nghe nhạc ông, người ta có thể kết luận: nhạc sao người vậy hay nhạc tức người.
Có những loại nhạc làm dịu thần kinh, ru hồn người bay bổng, nghe nhạc như hành thiềng. Có những loại nhạc kích động để đánh nhau. Có loại rủ rê đám trẻ phá phách đập đổ. Nhưng khi nghe nhạc Trúc Phương trút vào lòng thì vị buồn, rất mùi rất ngọt, cũng len theo. Vì từ đáy lòng đậm đặc uẩn khúc tâm sự của ông tuôn trào ra hoá thân thành suối âm thanh chảy xa, xoáy sâu, xuyên thấm tận mọi hóc hẻm và ngõ ngách tâm hồn người nghe. Tóm lại nhạc của TP là những lời tự sự, đôi khi là độc thoại, rất thật thà nhân hậu, của người không thích thú đau thương mà phải thương đau, mơ hạnh phúc mà dường như chưa bao giờ được hưởng.
Từ góc nhìn khác, ta có thể nói nhờ những đau thương ấy mà người đời được thưởng thức những bản nhạc rất hay. Qua mấy nét vừa nêu, có thể nói nhạc TP có chiều rộng, chiều sâu mà hơi thiếu chiều cao. Nhạc TP không có nét làm sang, giả đài các. Gọi nhạc TP là bình dân, đại chúng, dân gian, gì cũng được; nhưng đó chính là nhạc của đời thường, gắng liền với nhịp tim hơi thở của chúng ta trong giai đoạn lịch sử chưa xa. Hơn 30 năm trước. Ở miền Nam yêu dấu. Chủ đề nhạc TP như vậy cũng từng là chính tâm sự của hầu hết chúng ta. Tên tuổi Trúc Phương không nổi nhiều trên báo chí phân phe mà lại chìm sâu trong tâm hồn đại chúng, in đậm trong ký ức của nhiều người.
Sinh thái của nhạc Trúc Phương
Bản nhạc sống được và lớn lên là nhờ các ban nhạc, đài phát thanh, hãng dĩa, hãng băng, nhà in phát hành, ca sĩ v.v. và nhứt là thính giả, tất cả đã làm cho một bài ca sống với cái hồn thực của nó. Ngược lại chính bài ca cũng phải nói lên được cái tâm tình của người nghe và được họ hưởng ứng. Tất cả các yếu tố nói trên có tác động hỗ tương, cộng hưởng với nhau tạo nên bầu sinh thái cho nó. Lúc bấy giờ nhạc của TP có được sức sống rất mạnh chính là nhờ môi trường thuận lợi đó. Ðược sinh ra trong cái nôi dân nhạc trù phú, mầm nhạc nẩy nở từ phì nhiêu tình người, rồi lớn lên và được nuôi dưỡng trong bầu khí tương sinh đồng điệu, nó vang ra khắp phố, vọng đến thôn quê, lúc nào cũng như đang sống, vận chuyển không ngừng, quấn quít với sinh hoạt con người, tự nhiên như nắng mưa tối sáng, ít ai để ý tới sự còn hay mất của nó. Nhưng một khi nó không còn thì người ta mới cảm thấy mất mác cái gì lớn lao hơn bản nhạc. Ta thử nhớ lại bài Nửa đêm ngoài phố do Thanh Thúy hát, như nức nở thở than. Con đường mang tên em do Hoàng Oanh ca như nhớ thương tiếc nuối cuộc tình, Tôi ở miền xa do Duy Khánh sống với những ẩn ức khát khao, Chế Linh với Thói đời nghe ngậm ngùi chua xót.v.v. và nhiều bài với nhiều ca sĩ khác nữa. Ta cảm thấy bài nào cũng rất là hay, tai nghe mà lòng rưng rưng. Như khóc thương người quá vãng. Có phải vì ta ôm nặng quá khứ vào lòng, nhớ cả vùng trời huyền thoại?. Những giọng ca ngày ấy, rất ướt, mát tươi, nguyên chất, thiên nhiên, không lơ lớ giả giọng, tan loảng vào không trung. Những giọng ca thật thà hát những bài hát thật thà, đã hoà quyện với nhau làm một, bay xa khắp nước. Nhạc TP thực sự đã góp phần tô son phết vàng cho nền âm nhạc miền Nam. Giờ thì cái sinh khí đó không còn nữa, cả bầu sinh thái đã tan. Dù cho bản nhạc được hát lại bởi bất cứ người nào, có giọng ca điêu luyện và truyền cảm cách mấy, thì nghe không hay bằng lúc baì hát đó đang sống cái hồn thực và bầu khí nguyên thuỷ của nó. Như cái cây bứng đi trồng ở miền đất lạ, khí hậu không còn thích hợp. Mấy thế hệ con em sau này nghe lại nhạc ông, dù cảm thấy nó hay, nhưng chẳng khác nào nghe tiếng dội, như xem cái bóng, ngắm caí phó bản cho đỡ buồn, chứ làm sao mà cảm hết, sống cho hết, một cách trọn vẹn nhạc của thời ấy. Tội nghiệp! Tệ hơn nữa là nếu lấy nhạc của ông ngắt từng đoạn để ghép thành liên khúc, như đám trẻ thường làm để ca theo Disco, thì đó là sự bôi lọ hay phỉ báng tác giả.
Vài khúc kinh cầu
Nói như vậy thì có những bài hát thường gắn chặt vào một hoàn cảnh, rồi trở thành vật chứng cho một giai đoạn lịch sử, một móc điểm của đời người hay tâm tình thế hệ nào đó. Về phương diện lịch sử, thì nhạc TP nói riêng, cả nền văn nghệ miền Nam nói chung cũng là những tài liệu cụ thể giúp cho những sử gia suy ra thực chất của chế độ. Về phương diện thưởng thức văn nghệ thì ta thấy ảnh hưởng của âm nhạc vào tình cảm, tâm thức và ký ức con người thật khủng khiếp. So với các giác quan khác, cái lỗ tai chỉ nghe thôi nhưng nó lại gợi nhớ mạnh hơn hết. Âm nhạc có khả năng vực dậy ký ức sâu nhứt. Khi nghe một bài hát xưa người ta có thể thấy lù lù hiện về những khuôn mặt người thân đã khuất, thấy rõ hơn là nhìn vô tấm hình treo ở bàn thờ, sẽ sống lại mặt mày mấy thằng bạn đã bỏ xác ở chiến trường, hồi sinh những cuộc tình đã chết, thấy lại cả thành phố đã xa, vùng trời tuổi thơ đã mất, ngày xưa xa lắc mà cứ tưởng là hôm nay. Mỗi người chúng ta đều nhớ thuộc lòng một số bài hát ruột, và chính bài hát ruột đó giúp bạn thấy được như vậy. Ta thử lầm thầm trong miệng thôi, không cần hát lớn, chắc chắc ta sẽ thấy tác động nhiệm mầu của bài ca. Tôi cho rằng bài ca đó chính là kinh cầu hồn, hay gọi hồn. Trúc Phương là một trong số nhạc sĩ đã giúp cho tôi mấy bài kinh cầu hồn. Ðó là những bài: Nửa đêm ngoài phố(**), Ðò chiều và Con đường mang tên em.
Còn riêng đối với hương linh của nhạc sĩ Trúc Phương, nếu chúng ta vì cảm mến và biết ơn về sự cống hiến của ông cho đời, trong đó có chúng ta, đã ít nhiều uốn nắn tình cảm tuổi hoa niên của chúng ta, mà tổ chức được một đêm ca nhạc lớn nhỏ gì cũng được, dành riêng cho những bài hát của ông, thì những bản nhạc ông đã gởi gắm tất cả tình cảm và tâm hồn vô đó sẽ được bay bổng. Tôi xin gọi đó là cách cầu siêu, vì nó sẽ linh hơn tụng kinh trong chùa hay nhà thờ. Và mấy bài hát được hát lên lúc đó cũng sẽ là kinh, nhưng là kinh cầu siêu chớ không còn là gọi hồn nữa. Cuộc đời của cố nhạc sĩ Trúc Phương có vẻ hẩm hiu. Nhạc của ông nổi tiếng không nhờ phe cánh. Ông sống đơn giản, thầm lặng theo cái kiểu Trà Vinh, không ba hoa, không làm nổi, không bạn bè thổi phồng như thường tình. Chúng ta là đồng hương với ông, chắc thông cảm điều đó hơn ai hết. Riêng tôi, có một thời là người ái mộ ông, mê nhạc ông. Nay nhờ dịp có báo xuân Ðặc san Trà Vinh, có chổ cho tôi phát biểu, tôi viết mấy dòng trên đây, dù rất muộn màng, để xin chân thành tạ ơn nhạc sĩ Trúc Phương, cám ơn những bài hát của ông đã góp phần làm cho phong phú tâm hồn tôi.
Lâm Thanh
Mùa Thu Giáp Thân 2004
--------------------------------------------------------------------------------
Chú thích:
(*) Phố Thu vừa nổi lên là tới năm 75, cũng là người Trà Vinh, quê Trà Cú, tên thật là Trầm bửu Hoài, sanh khoãng 1950, quân nhân, sáng tác từ năm 68 cho đến 75, có hơn chục nhạc phẩm rất có hồn trong đó có bài Tình xanh cho quê hương được giải thưởng Văn học nghệ thuật của tổng cục CTCT/VNCH năm 1974. Hiện còn sống nghèo khổ ở Thanh Mỹ, Trà Vinh, VN. (Theo lời kể của ông Trần Anh Kiệt, một đồng hương TV, từng quen biết nhiều về Phố Thu).
(**) Xin ghi ra từ trí nhớ bản “kinh cầu” của tôi sau đây, để may ra có bạn nào thích thì hát chơi: (điệu Boléro, Mi thứ)
Buồn vào hồn không tên.Thức giấc nửa đêm, nhớ chuyện xưa vào đời. Ðường phố vắng đêm nao quen một người. Mà yêu đương trót trao nhau trọn lời.- Ðể rồi làm sao quên. Biết tên người quen biết nẻo đi đường về. Và biết có đêm nao ta hẹn hò. Ðể tâm tư những đêm ngủ không yên.
Nửa đêm lạnh qua tim. Giữa đường phố hoa đèn. Có người mãi đi tìm. Một người không hẹn đến. Mà tiếng bước buồn thêm.-Tiếc thay hoài công thôi. Phố đã vắng thưa rồi. Biết rằng chẳng duyên thừa. Ðể người không gặp nữa. Về nối giấc mơ xưa..
Ngày buồn dài lê thê. Có hôm chợt nghe gió lạnh đâu tìm về. Làm rét mướt qua song len vào hồn. Làm khô môi biết bao nhiêu lần rồi.- Ðời còn nhiều bâng khuâng. Có ai vì thương góp nhặt ân tình này. Gởi giúp đến cố nhân mua nụ cười. Và xin ..ghi kỷ niệm một đêm thôi.
--------------------------------------------------------------------------------
http://www.aihuutravinh.com/dacsan-2005 ... phuong.htm
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
- giangtuyen
- Thành viên thường xuyên
- Bài viết: 1258
- Ngày tham gia: Bảy T12 31, 2005 4:00 pm
- Đến từ: Bắc Âu
- Tiếp xúc:
Giang Tuyền xin mạn phép, lanh chân chen vô chỗ này 30 giây để điền vào chỗ trống cho bài Trên 4 Vùng Chiến Thuật, mà người viết đang cần người đọc tham gia. Đại khái có câu:
Tôi thường đi đó đây, bùn đen in dấu giầy, lửa thù no đôi mắt. Đêm đêm nằm đường ngăn bước thù, .... vì đời mà vui.
ĐK: Gio Linh đón thây giặc về làm phân xanh cây lá. Playme gió ...
Tây Ninh nắng nung người mà trận địa còn mang máu tươi. Đồng Tháp vắng bóng hồng mà tôi yêu ai...
Anh chị nào biết thêm xin bổ túc hoặc sửa sai. Cám ơn
Tôi thường đi đó đây, bùn đen in dấu giầy, lửa thù no đôi mắt. Đêm đêm nằm đường ngăn bước thù, .... vì đời mà vui.
ĐK: Gio Linh đón thây giặc về làm phân xanh cây lá. Playme gió ...
Tây Ninh nắng nung người mà trận địa còn mang máu tươi. Đồng Tháp vắng bóng hồng mà tôi yêu ai...
Anh chị nào biết thêm xin bổ túc hoặc sửa sai. Cám ơn
-
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 6975
- Ngày tham gia: Chủ nhật T5 16, 2004 5:00 pm
- Đến từ: hawaii
Boléro
Tôi thường đi đó đây, bùn đen in dấu giày,
lửa thù no đôi mắt,
chân nghe lạ từng khu chiến thuật,
áo đường xa không ấm gió phương xa,
nghìn đêm vắng nhà.
Mây mù che núi cao,
Rừng sương che lối vào
Đồng ruộng mông mênh nước
Đêm đêm nằm đường ngăn bước thù
Áo nhà binh thương lính, lính thương quê
Vì đời mà đi.
Gio linh đón thây giặc về làm phân xanh cây lá,
Pleime gió mưa mùa
Tây Ninh nắng nung người, mà trận địa thì loang máu tươi
Đồng Tháp vắng bóng hồng, tôi yêu ai?
Ân tình theo gót chân, bọn đi xa đánh trận, gặp gỡ trong cơn lốc
xưng tao gọi mày thương quá gần.
Bốn vùng mang lưu luyến bước bâng khuâng của vạn người thân.
Tôi thường đi đó đây, bùn đen in dấu giày,
lửa thù no đôi mắt,
chân nghe lạ từng khu chiến thuật,
áo đường xa không ấm gió phương xa,
nghìn đêm vắng nhà.
Mây mù che núi cao,
Rừng sương che lối vào
Đồng ruộng mông mênh nước
Đêm đêm nằm đường ngăn bước thù
Áo nhà binh thương lính, lính thương quê
Vì đời mà đi.
Gio linh đón thây giặc về làm phân xanh cây lá,
Pleime gió mưa mùa
Tây Ninh nắng nung người, mà trận địa thì loang máu tươi
Đồng Tháp vắng bóng hồng, tôi yêu ai?
Ân tình theo gót chân, bọn đi xa đánh trận, gặp gỡ trong cơn lốc
xưng tao gọi mày thương quá gần.
Bốn vùng mang lưu luyến bước bâng khuâng của vạn người thân.
-
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 6975
- Ngày tham gia: Chủ nhật T5 16, 2004 5:00 pm
- Đến từ: hawaii
Nửa Đêm Ngoài Phố
Buồn vào hồn không tên,
Thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời
Đường phố vắng đêm nao quen một người
Mà yêu thương trót trao nhau trọn lời..
Để rồi làm sao quên?
Biết tên người quen, biết nẻo đi đường về
Và biết có đêm nao ta hẹn hò
Để tâm tư những đêm ngủ không yên ..
Nửa đêm lạnh qua tim
Giữa đường phố hoa đèn
Có người mãi đi tìm,
Một người không hẹn đến
Mà tiếng bước buồn thêm ..
Tiếc thay hoài công thôi
Phố đã vắng thưa rồi
Biết rằng chẳng duyên thừa
Để người không gặp nữa
Về nối giấc mơ xưa
Ngày buồn dài lê thê
Có hôm chợt nghe gió lạnh đâu tìm về
Làm rét mướt qua song len vào hồn
Làm khô môi biết bao nhiêu lần rồi..
Đời còn nhiều bâng khuâng
Có ai vì thương góp nhặt tâm tình này
Gửi giúp đến cố nhân mua nụ cười
Và xin ghi kỷ niệm một đêm thôi...
Buồn vào hồn không tên,
Thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời
Đường phố vắng đêm nao quen một người
Mà yêu thương trót trao nhau trọn lời..
Để rồi làm sao quên?
Biết tên người quen, biết nẻo đi đường về
Và biết có đêm nao ta hẹn hò
Để tâm tư những đêm ngủ không yên ..
Nửa đêm lạnh qua tim
Giữa đường phố hoa đèn
Có người mãi đi tìm,
Một người không hẹn đến
Mà tiếng bước buồn thêm ..
Tiếc thay hoài công thôi
Phố đã vắng thưa rồi
Biết rằng chẳng duyên thừa
Để người không gặp nữa
Về nối giấc mơ xưa
Ngày buồn dài lê thê
Có hôm chợt nghe gió lạnh đâu tìm về
Làm rét mướt qua song len vào hồn
Làm khô môi biết bao nhiêu lần rồi..
Đời còn nhiều bâng khuâng
Có ai vì thương góp nhặt tâm tình này
Gửi giúp đến cố nhân mua nụ cười
Và xin ghi kỷ niệm một đêm thôi...
-
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 6975
- Ngày tham gia: Chủ nhật T5 16, 2004 5:00 pm
- Đến từ: hawaii
Mưa Nửa Đêm
Đêm chưa ngủ nghe ngoài trời đổ mưa
Từng hạt rơi gác nhỏ đèn le lói bóng dáng in trên tường loang
Anh gối tay tôi để ôn chuyện xưa cũ gói trộn trong tuổi nhớ
Tôi muốn hỏi có phải vì đời chưa trọn vòng tay
Có phải vì tâm tư dấu kín trong thư còn đấy
Nên những khi mưa nửa đêm làm xao xuyến giấc mộng chưa đến
Ngoài hiên mưa tuôn mưa lạnh xuyên qua áo ai ...canh dài nghe bùi ngùi
Mưa lên phố nhỏ có một người vừa ra đi đêm nay
Để bao nhiêu luyến thương lại lòng tôi
Khi trót gửi những hình ảnh của tim vào lòng đêm
Những kỷ niệm cho nhau nếu mất đi xin đừng quên
Tôi thích đi trong niềm vui và đêm rớt những giọt mưa cuối cùng
Mưa nửa đêm mưa vào gác nhỏ ...
Mưa buồn mưa lạnh vào tim
Đêm chưa ngủ nghe ngoài trời đổ mưa
Từng hạt rơi gác nhỏ đèn le lói bóng dáng in trên tường loang
Anh gối tay tôi để ôn chuyện xưa cũ gói trộn trong tuổi nhớ
Tôi muốn hỏi có phải vì đời chưa trọn vòng tay
Có phải vì tâm tư dấu kín trong thư còn đấy
Nên những khi mưa nửa đêm làm xao xuyến giấc mộng chưa đến
Ngoài hiên mưa tuôn mưa lạnh xuyên qua áo ai ...canh dài nghe bùi ngùi
Mưa lên phố nhỏ có một người vừa ra đi đêm nay
Để bao nhiêu luyến thương lại lòng tôi
Khi trót gửi những hình ảnh của tim vào lòng đêm
Những kỷ niệm cho nhau nếu mất đi xin đừng quên
Tôi thích đi trong niềm vui và đêm rớt những giọt mưa cuối cùng
Mưa nửa đêm mưa vào gác nhỏ ...
Mưa buồn mưa lạnh vào tim
-
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 6975
- Ngày tham gia: Chủ nhật T5 16, 2004 5:00 pm
- Đến từ: hawaii
Tàu Đêm Năm Cũ
Trời đêm dần tàn tôi đến sân ga
Đưa tiễn người trai lính về ngàn
Cầm chắc đôi tay ghi vào đời tâm tư ngày nay
Gió khuya ôi lạnh sao, ướt nhẹ đôi tà áo
Tàu xa dần rồi, thôi tiếc thương chi khi biết người ra đi vì đời
Trở gót bâng khuâng, tôi hỏi lòng đêm nay buồn không,
chuyến xe đêm lạnh không
(Gió khuya ôi lạnh không)?
Để người yêu vừa lòng
Đêm nay lặng nghe gió lùa qua phố vắng,
Trăng rằm về xa xăm
Trong giây phút này, tôi mơ ước sao nằm trọn vào tay nhau
Ngày tháng đợi chờ, tôi đến sân ga nơi tiễn người trai lính ngày nào
Tàu cũ năm xưa mang người tình biên khu về chưa?
Trắng đêm tôi chờ nghe tiếng tàu đêm tìm về
Dù xa vời vợi
Tôi vẫn tin anh qua bước đường tha hương còn dài
Nợ nước đôi vai, khi người tìm tương lai đời trai
Nhớ thư anh hẹn tôi, sẽ về thăm một tối
Và câu chuyện đời e ấp trong tim
Đêm ước hẹn cho nhau nụ cười
Hình bóng thương yêu
Anh để vào tâm tư còn không?
Giữ trong tim được không
Những chuyện xưa của lòng?
Đêm qua nằm mơ thấy người trai lính chiến xuôi tàu về quê hương
Vui đêm phố phường quên đi phút giây
Gió lạnh ngoài biên cương
Một đêm mùa hè tôi đến sân ga
Vui đón người trai lính trở về
Tàu cũ năm xưa mang về trả cho tôi người xưa
Để đêm nay ngồi đây
Viết lại tâm tình này...
Trời đêm dần tàn tôi đến sân ga
Đưa tiễn người trai lính về ngàn
Cầm chắc đôi tay ghi vào đời tâm tư ngày nay
Gió khuya ôi lạnh sao, ướt nhẹ đôi tà áo
Tàu xa dần rồi, thôi tiếc thương chi khi biết người ra đi vì đời
Trở gót bâng khuâng, tôi hỏi lòng đêm nay buồn không,
chuyến xe đêm lạnh không
(Gió khuya ôi lạnh không)?
Để người yêu vừa lòng
Đêm nay lặng nghe gió lùa qua phố vắng,
Trăng rằm về xa xăm
Trong giây phút này, tôi mơ ước sao nằm trọn vào tay nhau
Ngày tháng đợi chờ, tôi đến sân ga nơi tiễn người trai lính ngày nào
Tàu cũ năm xưa mang người tình biên khu về chưa?
Trắng đêm tôi chờ nghe tiếng tàu đêm tìm về
Dù xa vời vợi
Tôi vẫn tin anh qua bước đường tha hương còn dài
Nợ nước đôi vai, khi người tìm tương lai đời trai
Nhớ thư anh hẹn tôi, sẽ về thăm một tối
Và câu chuyện đời e ấp trong tim
Đêm ước hẹn cho nhau nụ cười
Hình bóng thương yêu
Anh để vào tâm tư còn không?
Giữ trong tim được không
Những chuyện xưa của lòng?
Đêm qua nằm mơ thấy người trai lính chiến xuôi tàu về quê hương
Vui đêm phố phường quên đi phút giây
Gió lạnh ngoài biên cương
Một đêm mùa hè tôi đến sân ga
Vui đón người trai lính trở về
Tàu cũ năm xưa mang về trả cho tôi người xưa
Để đêm nay ngồi đây
Viết lại tâm tình này...
- phpbbviet
- Thành viên mới đến
- Bài viết: 19
- Ngày tham gia: Chủ nhật T1 07, 2007 4:00 pm
- Tiếp xúc:
- MayHong
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 578
- Ngày tham gia: Bảy T6 05, 2004 5:00 pm
- Đến từ: USA
- Tiếp xúc:
- dianna
- Thành viên thường xuyên
- Bài viết: 2576
- Ngày tham gia: Sáu T2 24, 2006 4:00 pm
- Đến từ: BLUE HOPE