WELCOME TO THE NEW PHORUM THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm
[7mau]Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm[/7mau]
Sau thời gian chống chọi với nhiều căn bệnh, nghệ sĩ Tùng Lâm đã trút hơi thở cuối cùng lúc 4 giờ 30 phút ngày 15-10 tại nhà riêng.
Ông tên thật...
CHẾT VẪN KHÔNG YÊN!
-Mỗi con sông chảy mỗi cánh khác của riêng mình
Tôi là dòng nước đảo điên
Quen vượt thác vượt ghềnh
Không thể im lìm trôi xuôi
- Sông chảy về đâu buồn hay tĩnh lặng
Ra đại dương...
TIN BUỒN: NS Bích Thủy qua đời,ở tuoi 73
[video]http://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/video]
[youtube]https://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/youtube]
VUA NHẠC SẾN ĐI RỒI....
Nhạc sĩ Vinh Sử thường được khán giả gọi là 'vua nhạc sến' bởi hàng trăm ca khúc đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt. Sau khi ông qua đời, nhiều nghệ sĩ bày tỏ sự tiếc...
TRẢ LẠI TÊN CHÙA.
Hội Sân khấu trả lại bảng tên Chùa Nghệ sĩ.
Ngày 20/06/2022.
Hội Sân khấu trả lại tên Chùa Nghệ sĩ như ban đầu, sau hai ngày thay đổi bằng bảng "Nghĩa trang nghệ sĩ".
Chiều 20/6,...
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
Trong giới nhạc sĩ cải lương Nam bộ từ sau ngày đất nước giải phóng thì NSƯT - nhạc sĩ Hoàng Huệ là một trong những tài danh nhanh chóng thành đạt trên sân khấu cải lương (SKCL). Anh cũng là một người có nhiều cá biệt trong đời và trong nghề, con đường nghệ thuật của anh nhiều gian nan gián đoạn và cũng lắm vinh quang.
NHỮNG NẺO ĐƯỜNG KHỞI NGHIỆP
Sinh ra và lớn lên tại đất nước có nền văn minh chùa Tháp (Thủ đô Phnôm-Pênh - Campuchia) thế mà năm l6 tuổi NSƯT Hoàng Huệ lại chọn SKCL khởi nghiệp. Rất say mê cổ nhạc - cải lương rồi tự mày mò học qua cây đàn guitar phím lõm. Năm 18 tuổi (1964) anh bắt đầu theo các gánh hát Việt kiều trên đất bạn như : Thủ Đô, Thống Nhất, Công Nhân, Tuồng cổ Thăng Cổ.
Năm 1970, Hoàng Huệ sang Việt Nam nhưng vì ngón đờn và tên tuổi của anh chưa đủ sức bước vào SKCL của Sài Gòn lúc bấy giờ, nên anh vào xưởng xe hơi học nghề thợ máy và tài xế. Sau đó Hoàng Huệ vừa làm tài xế xe tải chở cá, vừa rèn luyện ngón đờn. Anh còn tìm đến lò dạy đờn ca của nhạc sĩ Hai Ngưu ở quận 8 học nghề, thấy anh tâm huyết với nghề nên NS Hai Ngưu hết lòng truyền dạy. Nơi đây cũng là điểm hẹn của các nhạc sĩ, nghệ sĩ cải lương Sài Gòn nổi tiếng lúc bấy giờ nên ngón đờn của anh có điều kiện được nâng lên và phát hiện. Năm 1973 anh được NS Bạch Tuyết mời về đờn cho đoàn Bạch Tuyết - HC, rồi sau đó đờn cho đoàn Tiếng hát dân tộc, ban ca kịch Thành Công, hãng băng Continental... cho đến ngày giải phóng (l975).
THỜI VÀNG SON DANH RẠNG
Sau ngày giải phóng, SKCL bước vào thời kỳ hoàng kim (1975- 1990) hàng loạt diễn viên và nhạc công trưởng thành, mỗi người một vẻ đã tạo cho vườn hoa nghệ thuật cải lương đầy hương sắc, trong đó Hoàng Huệ là một trong những ngón đờn nổi bật. Ngón đàn anh càng vững vàng qua hàng trăm vở diễn ở các đoàn hát : Tây Giang (Kiều Mai Lý), Sài Gòn III, Thanh Nga, Trần Hữu Trang, Minh Tơ, Sân Khấu Tài Năng... anh đã góp phần chắp cánh cho bao giọng ca bay cao. Ngoài ra anh còn đờn chánh cho Đài TNND, Đài TH TPHCM, Đài TNVN và các hãng băng từ. Các nghệ sĩ, đồng nghiệp và công chúng mến mộ anh, bởi ngón đờn tươi mượt, lả lướt, mùi mẫn và duyên dáng. Sở trường của anh không chỉ dừng lại ở cây guitar lõm mà kìm, sến, violon, cò, tranh... đều đạt đến mức điêu luyện. Theo anh, "là nhạc sĩ chuyên nghiệp thì không chỉ say mê, mà phải luôn trau dồi nghề nghiệp, tìm kiếm cái hay của người khác để học hỏi và sáng tạo cái riêng của mình. Nhạc cụ nào "đụng" tới là phải luyện cho tới mức, khi đờn trước công chúng ít nhất phải thu hút được cảm tình họ. Còn với người ca, khi "rao" lên là người ta say và muốn ca thì mới đạt hiệu quả". Thật vậy, không có sự thành công nào mà không trải qua nhiều khổ luyện.
Ngón đờn của anh gọi là "tươi và mùi", ở guitar lõm có "độc chiêu" là lối "rao", khi tiếng nhạc bật lên là diễn viên bắt đúng ngay hơi và giọng. Trong lòng bản lòng câu, anh có lối đờn chân phương "vỗ êm" tạo cho diễn viên có cảm xúc mà thể hiện tình cảm trong lời ca. Ở violon, anh có lối đờn nhẹ êm hơn, nhất là các giai điệu Nam - Oán tươi mượt, ngón đờn tranh thì réo rắt mà bay bổng, ngón đờn kìm sâu lắng từ tốn mà chững chạc... Nhờ những "độc chiêu riêng" mà tại (liên hoan Sân khấu Nam bộ 2002, NSƯT Hoàng Huệ rất đắt "sô". Ngoài đờn chánh cho đoàn CL Long An, anh còn được nhiều đoàn CL bạn mời tăng cường hỗ trợ cho một số vở diễn để nâng hiệu quả âm nhạc ở liên hoan. Tại liên hoan này, anh đã được Hội Nghệ sĩ SKVN cấp bằng chứng nhận giải thưởng - nhạc sĩ chỉ huy dàn nhạc có hiệu quả nhất.
NSƯT Hoàng Huệ là một danh cầm, góp phần đáng kể cho nền âm nhạc cải lương từ sau 1975 nói chung và từng vở diễn của từng đơn vị nghệ thuật nói riêng. Những công sức ấy, anh đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT (1997), Huy chương Vì sự nghiệp Sân khấu Việt Nam (l999), Huy chương Vì sự nghiệp Văn hóa (2001).
LONG AN LÀ QUÊ HƯƠNG THỨ HAI
Mến mộ tài danh NSƯT - nhạc sĩ Hoàng Huệ, năm 1995 đoàn CL Long An mời anh về làm nhạc trưởng bảy năm. Năm 2002, vì tình trạng sức khỏe nên anh không còn theo đoàn lưu diễn mà chuyển sang Nhà Văn hóa (NVH) tỉnh Long An dạy đờn ca tài tử cải lương. Nhưng khi đoàn CL Long An dàn dựng những chương trình trọng yếu: thu hình, hội diễn, liên hoan... là có mặt anh. Ngoài các lớp ở NVH, NSƯT Hoàng Huệ còn mở lò dạy khoảng 20 học trò tại nhà từ mấy năm qua. Ngón đờn tài hoa của anh rất được nhân dân trong tỉnh Long An mến mộ và không ít người mộ điệu tự hào hiện thời quê hương này có một danh cầm mà cả đồng bằng chỉ có một. Đất Long An biết "chiêu hiền đãi sĩ" với những chính sách phù hợp nên NSƯT Hoàng Huệ đã xác định "Xin làm người con của quê hương Long An trung dũng kiên cường".
(ĐỖ DŨNG)
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
Nghe nói là Kép Văn Bền (Cũng là nhạc sĩ đàn Văn Bền) cũng rất hẩm hiu trong cuộc sống phải không?
Thấy trên báo SK lúc nào cũng có 1 chổ nho nhỏ để ông quảng cáo dạy đờn ca. Khi biết có ai ủng hộ học hay kô, mấy lần ngocanh định đến chổ học vừa để học cũng vừa để làm bạn với ông...nhưng cứ bận bụi này no. mà đến giờ vẫn chưa đến được.
Nhà ông ở Quận 4
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn