THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
NHỮNG MẢNH ĐỜI... NGHỆ SĨ
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
NHỮNG MẢNH ĐỜI... NGHỆ SĨ
Cầu Bến Lức hẹp.Xe cộ lưu thông thường hay bị kẹt.Xe tới dầu cầu sắp hàng dừng lại .Chờ xe phía bên kia cầu vượt qua hết thì đoàn xe phía bên đây cầu mới có thể chạy được.Trong lúc kẹt cầu - thường không dưới 25 phút - hành khách có thể bước xuống xe nghỉ " xả hơi ",uống nước giải lao,mua trái cây,bánh mứt địa phương làm quà cho gia đình.Năm 1962,nếu hành khách ngồi xe đò xuôi ngược Saigòn - Hậu Giang,ngang qua cầu Bến Lức,sẽ thấy một em bé miệng hát lanh lảnh,tay cầm lon sữa bò,tay dắt một ông lão mù hai mắt xin ăn.Ông lão đờn,em bé ca.Tiếng đờn của ông lão khiến hành khách xốn xang,gieo vào lòng một nổi buồn lâng lâng.Tiếng đờn "buồn dịêu vợi".Khách nghe ông lão đờn,khách lưu luyến cây cầu Bến Lức và thương cảm cho cuộc đời không may của ông lão.Ông lão đó,tên Hoàng Văn Quỷnh,biệt danh bầu Quỷhn,chủ gánh Sao Ngàn Nơi.
Soạn giả Viễn Châu động lòng ,chia sẻ mảnh đời tang thương của ông bầu Quỷnh,sáng tác 5 câu vọng cổ , phối hợp điệu " tân cổ giao duyên" chân thành tặng ông bầu Quỷnh.Bản nhạc tựa đề SẦU VƯƠNG Ý NHẠC do nghệ sĩ Minh Cảnh ca, đuọc hát khắp nơi với thành ý muốn nhắc nhở với thính giả bốn phương nghĩ đến một nghệ sĩ tật nguyền nghèo khổ.
(Hậu trường sân khấu...)
Tân cổ SẦU VƯƠNG Ý NHẠC - Soạn giả Viễn Châu - MINH CẢNH trình bày
( Thơ ) Em ở nơi nào, em ở đâu
Lời ca tức tưởi giữa cung sầu
Quê nghèo áo bạc màu sương gió
Một kiếp phong trần mấy biển dâu
( Nói lối ) Xe dừng lại bên kia cầu Bến Lức
Nhạc ai làm ray rứt cõi lòng ta
Họ không là những nhạc sĩ tài hoa
Nhưng đời gian khổ là bài ca đầy nước mắt
( Vọng cổ )
CÂU 1: Mỗi khi có dịp xuống Hậu Giang và đi ngang cầu Bến Lức, tôi còn nhớ mãi những lời ca não nuột của một em bé thơ ngây hát dạo ở ven ....đường..
Nắm chiếc gậy tre em dắt theo một ông lão đui mù..
Em cất tiếng ca lên buồn rười rượi:
" Mưa rừng ơi mưa rừng,
hạt mưa nhớ ai mưa triền miên,
phải chăng mưa buồn vì tình đời,
mưa sầu vì lòng người, duyên kiếp không lâu,"
Ôi buồn làm sao tiếng ca đầy thảm não.
CÂU 2: Không ai bảo ai nhưng cả xe đều im lặng và nghe đâu đây như có tiếng thở dài..
Gió lạnh từ xa như họa theo tiếng nhạc u hoài..
Ông lão sửa dây đờn, em bé cũng trở sang điệu khúc:
" Ai đang đi trên đường đê
tai lắng nghe vang câu hò đê mê,
vô đây em, dù trời khuya,
anh vẫn đưa em về..."...
Giữa trưa buồn nghe não nuột lòng ơi.
Nói lối ):
Mưa lành lạnh buồn bay theo ngọn gió
Gió trở chiều thổi nhẹ hạt mưa sa
Buồn làm sao những tiếng nhạc lời ca
Tình nhân loại chan hòa tình đất nước
( Vọng cổ ) :
CÂU 4-- Nhũng đường tơ như chùng theo mấy ngón tay gầy guộc đang run run bấm nhẹ mấy cung đàn...
Chiếc đàn long phím tan thương như một kiếp cơ hàn...Đôi hố mắt sâu thăm thẳm như chúa đựng một nổi niềm dĩ vãng xa xăm.Xe đến rồi đi,kẻ xuống Hậu Giang,người về Đô thị,ai không nghe cõi lòng bâng khuâng với lời ca ngây thơ vụng dại vang vang trong tiếng nhạc thâm trầm.
CÂU 5-- Cầm chiếc lon rỉ sét đưa lên,vài bàn tay bỏ vào tờ giấy bạc,ông lão run run để lộ nét vui mừng..Cô bé cũng hân hoan cất tiếng ca rằng
" Qua thiên san kìa ai tiễn rượu vừa tàn,
Vui ca xang rồi đi tiển binh ngoài ngàn,
Người đi ngoài vạn lý quan san,
Người mong chờ trong bóng cô đơn..."
Hởi ôi buồn làm sao như người đi kẻ ở,buồn làm sao như rạn vỡ tâm hồn.
CÂU 6 -- Bảng trắng đã lên rồi,đoàn xe từ từ chuyển bánh.Tôi nhìn lần cuối cùng hình ảnh cha con người hát dạo,lòng bâng khuâng tràn ngập một niềm thương: NGƯỜI LY HƯƠNG,TA CŨNG LY HƯƠNG,HỌ NHẠC SĨ,TA CŨNG LÀ NHAC SĨ,ĐỜI CỦA AI RÀY ĐÂY MAI ĐÓ THÌ ĐỜI CỦA TA CŨNG SƯƠNG GIÓ LÂU RỒI
" Mưa rừng ơi mưa rừng
Hạt mưa nhớ ai mưa triền miên
Phải chăng mưa buồn vì tình đời
Mưa sầu vì tình đời,duyên kiếp không lâu..."
_________________
Soạn giả Viễn Châu động lòng ,chia sẻ mảnh đời tang thương của ông bầu Quỷnh,sáng tác 5 câu vọng cổ , phối hợp điệu " tân cổ giao duyên" chân thành tặng ông bầu Quỷnh.Bản nhạc tựa đề SẦU VƯƠNG Ý NHẠC do nghệ sĩ Minh Cảnh ca, đuọc hát khắp nơi với thành ý muốn nhắc nhở với thính giả bốn phương nghĩ đến một nghệ sĩ tật nguyền nghèo khổ.
(Hậu trường sân khấu...)
Tân cổ SẦU VƯƠNG Ý NHẠC - Soạn giả Viễn Châu - MINH CẢNH trình bày
( Thơ ) Em ở nơi nào, em ở đâu
Lời ca tức tưởi giữa cung sầu
Quê nghèo áo bạc màu sương gió
Một kiếp phong trần mấy biển dâu
( Nói lối ) Xe dừng lại bên kia cầu Bến Lức
Nhạc ai làm ray rứt cõi lòng ta
Họ không là những nhạc sĩ tài hoa
Nhưng đời gian khổ là bài ca đầy nước mắt
( Vọng cổ )
CÂU 1: Mỗi khi có dịp xuống Hậu Giang và đi ngang cầu Bến Lức, tôi còn nhớ mãi những lời ca não nuột của một em bé thơ ngây hát dạo ở ven ....đường..
Nắm chiếc gậy tre em dắt theo một ông lão đui mù..
Em cất tiếng ca lên buồn rười rượi:
" Mưa rừng ơi mưa rừng,
hạt mưa nhớ ai mưa triền miên,
phải chăng mưa buồn vì tình đời,
mưa sầu vì lòng người, duyên kiếp không lâu,"
Ôi buồn làm sao tiếng ca đầy thảm não.
CÂU 2: Không ai bảo ai nhưng cả xe đều im lặng và nghe đâu đây như có tiếng thở dài..
Gió lạnh từ xa như họa theo tiếng nhạc u hoài..
Ông lão sửa dây đờn, em bé cũng trở sang điệu khúc:
" Ai đang đi trên đường đê
tai lắng nghe vang câu hò đê mê,
vô đây em, dù trời khuya,
anh vẫn đưa em về..."...
Giữa trưa buồn nghe não nuột lòng ơi.
Nói lối ):
Mưa lành lạnh buồn bay theo ngọn gió
Gió trở chiều thổi nhẹ hạt mưa sa
Buồn làm sao những tiếng nhạc lời ca
Tình nhân loại chan hòa tình đất nước
( Vọng cổ ) :
CÂU 4-- Nhũng đường tơ như chùng theo mấy ngón tay gầy guộc đang run run bấm nhẹ mấy cung đàn...
Chiếc đàn long phím tan thương như một kiếp cơ hàn...Đôi hố mắt sâu thăm thẳm như chúa đựng một nổi niềm dĩ vãng xa xăm.Xe đến rồi đi,kẻ xuống Hậu Giang,người về Đô thị,ai không nghe cõi lòng bâng khuâng với lời ca ngây thơ vụng dại vang vang trong tiếng nhạc thâm trầm.
CÂU 5-- Cầm chiếc lon rỉ sét đưa lên,vài bàn tay bỏ vào tờ giấy bạc,ông lão run run để lộ nét vui mừng..Cô bé cũng hân hoan cất tiếng ca rằng
" Qua thiên san kìa ai tiễn rượu vừa tàn,
Vui ca xang rồi đi tiển binh ngoài ngàn,
Người đi ngoài vạn lý quan san,
Người mong chờ trong bóng cô đơn..."
Hởi ôi buồn làm sao như người đi kẻ ở,buồn làm sao như rạn vỡ tâm hồn.
CÂU 6 -- Bảng trắng đã lên rồi,đoàn xe từ từ chuyển bánh.Tôi nhìn lần cuối cùng hình ảnh cha con người hát dạo,lòng bâng khuâng tràn ngập một niềm thương: NGƯỜI LY HƯƠNG,TA CŨNG LY HƯƠNG,HỌ NHẠC SĨ,TA CŨNG LÀ NHAC SĨ,ĐỜI CỦA AI RÀY ĐÂY MAI ĐÓ THÌ ĐỜI CỦA TA CŨNG SƯƠNG GIÓ LÂU RỒI
" Mưa rừng ơi mưa rừng
Hạt mưa nhớ ai mưa triền miên
Phải chăng mưa buồn vì tình đời
Mưa sầu vì tình đời,duyên kiếp không lâu..."
_________________
Sửa lần cuối bởi 3 vào ngày tancogiaoduyen với 0 lần sửa trong tổng số.
-
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 6975
- Ngày tham gia: Chủ nhật T5 16, 2004 5:00 pm
- Đến từ: hawaii
- khoi
- Site Admin
- Bài viết: 21655
- Ngày tham gia: Sáu T5 07, 2004 5:00 pm
- Đến từ: Thành Phố Sương Mù ...
- Tiếp xúc:
-
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 6975
- Ngày tham gia: Chủ nhật T5 16, 2004 5:00 pm
- Đến từ: hawaii
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 37641
- Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
ngocanh đã viết:cailuong04 đã viết:"em bé" đó bây giờ đã 52 tuổi rồi...
Là ai vậy cailuong04?
Còn ông bầu Quỳnh...lý do gì trở thành người hát dạo tại cầu Bến Lức...giờ chắc ông chết rồi? Sau lần đó còn ai gặp lại ông và chú bé đó nữa không?
Thời buổi chiến tranh mà...Ông bầu Quỷnh sau khi ở nhà thương ra thì đã mù 2 mắt,bà vợ sanh xong thì giao đứa con lại cho ông để rảnh rang lấy chồng khác trớ trêu thay đúa con đó cũng không phải là con của ông bầu Quỷnh!
- khoi
- Site Admin
- Bài viết: 21655
- Ngày tham gia: Sáu T5 07, 2004 5:00 pm
- Đến từ: Thành Phố Sương Mù ...
- Tiếp xúc:
-
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 6975
- Ngày tham gia: Chủ nhật T5 16, 2004 5:00 pm
- Đến từ: hawaii
-
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 6975
- Ngày tham gia: Chủ nhật T5 16, 2004 5:00 pm
- Đến từ: hawaii
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
-
- Thành viên thường xuyên
- Bài viết: 1908
- Ngày tham gia: Tư T8 11, 2004 5:00 pm
Trong số nghệ sĩ cải lương rời xa đất nước, ai cũng ôm ấp một hoài bão, làm sao để duy trì bộ môn nghệ thuật dân tộc, mà họ đã gắn bó nhiều năm. Ở Paris Pháp, hai nghệ sĩ Hữu Phước và Dũng Thanh Lâm, kết hợp với soạn giả Trần Trung Quân, quyết tâm thực hiện mộng ước này, nhưng điều kiện quá eo hẹp nên đành buông bỏ nửa chừng.
Ở quận Cam, miền Nam Cali Hoa Kỳ, số nghệ sĩ đến định cư khá đông đảo, họ bắt đầu khởi xướng dựng lại sân khấu cải lương ở Hải ngoại. Khoảng năm 1978, nghệ sĩ lão thành Việt Hùng hộ trợ cho Kim Xuyên Lan thành lập đoàn Ánh sáng miền Nam, qui tụ một số anh em nghệ sĩ như: Thu Vân, Vương Kiệt, Trâm Anh, Đức Hiền, Thảo Sương, Liên Hoa v.v... dựng lại vở tuồng Tiếng hạc trong trăng của 2 soạn giả Yên Ba Loan Thảo. Đặc biệt có sự góp mặt của La Thoại Tân, tài tử phim ảnh trước năm 75, và Xuân Phát một kịch sĩ nổi tiếng.
Sau đó, đoàn Ánh sáng miền Nam của nữ nghệ sĩ Kim Xuyên Lan do nghệ sĩ Việt Hùng chỉ đạo nghệ thuật, lần lượt lập thêm các tuồng Thiếu phụ Nam Xương, Hằng Nga Hậu Nghệ, trình diễn ở miền Nam Cali. Thực hiện liên tục được 3 vở tuồng thì đoàn Ánh sáng miền Nam giải thể, dù thời kỳ ấy cải lương còn được khán giả ủng hộ khá đông đảo. Lý do dễ hiểu vì muốn thực hiện một kịch bản cải lương đúng tiêu chuẩn nghệ thuật, phải tốn rất nhiều công sức, phải có một thành phần diễn viên chuyên nghiệp, và nhiều điều kiện khác nữa. Dù sao sự cố gắng của nhóm nghệ sĩ trong đoàn Ánh sáng miền Nam, mở đầu giai đoạn phục hưng lại sân khấu nghệ cải lương ở Hải ngoại, đáng được ca ngợi.
Một vài năm sau, bà bầu Thu Lan bỏ tiền ra thành lập đoàn Hoa Tình Thương, mời nghệ sĩ Dũng Thanh Lâm từ Pháp sang, kết hợp với các nghệ sĩ ở Hoa Kỳ: Việt Hùng, Hà Mỹ Hạnh, Chí Thanh, Băng Châu, Đức Hiền, Kim Xuyên Lan... vừa trình diễn vừa quay video 2 kịch bản: Người tình trên chiến trận của hai soạn giả Mộc Linh Nguyên Thảo, Nửa đời hương phấn của Hà Triều Hoa Phượng. Và sau đó từng giai đoạn, bà bầu Thu Lan còn tiếp tục tổ chức những suất hát cải lương kế tiếp nhiều năm. Bà là người được phần đông nghệ sĩ ở Hải ngoại mến mộ, vì là người đầu tiên mua sắm khá đầy đủ cảnh trí, phục trang, đạo cụ, phông màn, đáp ứng được phần nào cho sân khấu cải lương. Bà bầu Thu Lan là người có nhiều nhiệt tâm đối với bộ môn cổ nhạc, và đã mất cách đây 5,6 năm tại miền Nam Cali.
Năm 1983, nhạc sĩ Hai Trân thành lập đoàn Thanh Huyền, cũng là tên của nữ nghệ sĩ Thanh Huyền con gái của ông. Đoàn Thanh Huyền đã liên tục trình diễn các vở tuồng: Hỏa sơn thần nữ của soạn giả Yên Lang, Mùa xuân ngủ trong đêm của soạn giả Nguyên Thảo, Đường gươm Nguyên Bá của soạn giả Hà Triều Hoa Phượng, với thành phần diễn viên: Dũng Thanh Lâm, Thanh Huyền, Chí Thanh, Ngọc Châu, Minh Tâm, Kim Loan... Thanh Huyền là một diễn viên trẻ trưởng thành ở Hải ngoại, vừa là con của nhạc sĩ, vừa có giọng ca ngọt ngào, nên chỉ sau vài suất hát, tên tuổi của cô được khán giả biết đến khá nhiều.
Khoảng năm 1987-1988, sau khi nghệ sĩ Hùng Cường vượt biên năm lần bảy lượt mới thoát khỏi và được định cư ở Hoa Kỳ, phong trào cải lương lại bùng phát ở Nam Cali. Đầu tiên Kim Xuyên Lan thực hiện cuốn băng video vở tuồng Yêu người điên của soạn giả Linh Thành, đã được trình diễn trên sân khấu Dạ Lý Hương trước năm 75, do nghệ sĩ Hùng Cường đóng vai chánh. Thực hiện cuốn băng video này kể như món quà đầu tiên, anh em nghệ sĩ cải lương Hải ngoại đón chào tài danh Hùng Cường tìm được bờ bến tự do.
Bài sau: Nghệ sĩ Hùng Cường góp mặt trong các chương trình cải lương Hải ngoại.
Phạm Hà Nam
Ở quận Cam, miền Nam Cali Hoa Kỳ, số nghệ sĩ đến định cư khá đông đảo, họ bắt đầu khởi xướng dựng lại sân khấu cải lương ở Hải ngoại. Khoảng năm 1978, nghệ sĩ lão thành Việt Hùng hộ trợ cho Kim Xuyên Lan thành lập đoàn Ánh sáng miền Nam, qui tụ một số anh em nghệ sĩ như: Thu Vân, Vương Kiệt, Trâm Anh, Đức Hiền, Thảo Sương, Liên Hoa v.v... dựng lại vở tuồng Tiếng hạc trong trăng của 2 soạn giả Yên Ba Loan Thảo. Đặc biệt có sự góp mặt của La Thoại Tân, tài tử phim ảnh trước năm 75, và Xuân Phát một kịch sĩ nổi tiếng.
Sau đó, đoàn Ánh sáng miền Nam của nữ nghệ sĩ Kim Xuyên Lan do nghệ sĩ Việt Hùng chỉ đạo nghệ thuật, lần lượt lập thêm các tuồng Thiếu phụ Nam Xương, Hằng Nga Hậu Nghệ, trình diễn ở miền Nam Cali. Thực hiện liên tục được 3 vở tuồng thì đoàn Ánh sáng miền Nam giải thể, dù thời kỳ ấy cải lương còn được khán giả ủng hộ khá đông đảo. Lý do dễ hiểu vì muốn thực hiện một kịch bản cải lương đúng tiêu chuẩn nghệ thuật, phải tốn rất nhiều công sức, phải có một thành phần diễn viên chuyên nghiệp, và nhiều điều kiện khác nữa. Dù sao sự cố gắng của nhóm nghệ sĩ trong đoàn Ánh sáng miền Nam, mở đầu giai đoạn phục hưng lại sân khấu nghệ cải lương ở Hải ngoại, đáng được ca ngợi.
Một vài năm sau, bà bầu Thu Lan bỏ tiền ra thành lập đoàn Hoa Tình Thương, mời nghệ sĩ Dũng Thanh Lâm từ Pháp sang, kết hợp với các nghệ sĩ ở Hoa Kỳ: Việt Hùng, Hà Mỹ Hạnh, Chí Thanh, Băng Châu, Đức Hiền, Kim Xuyên Lan... vừa trình diễn vừa quay video 2 kịch bản: Người tình trên chiến trận của hai soạn giả Mộc Linh Nguyên Thảo, Nửa đời hương phấn của Hà Triều Hoa Phượng. Và sau đó từng giai đoạn, bà bầu Thu Lan còn tiếp tục tổ chức những suất hát cải lương kế tiếp nhiều năm. Bà là người được phần đông nghệ sĩ ở Hải ngoại mến mộ, vì là người đầu tiên mua sắm khá đầy đủ cảnh trí, phục trang, đạo cụ, phông màn, đáp ứng được phần nào cho sân khấu cải lương. Bà bầu Thu Lan là người có nhiều nhiệt tâm đối với bộ môn cổ nhạc, và đã mất cách đây 5,6 năm tại miền Nam Cali.
Năm 1983, nhạc sĩ Hai Trân thành lập đoàn Thanh Huyền, cũng là tên của nữ nghệ sĩ Thanh Huyền con gái của ông. Đoàn Thanh Huyền đã liên tục trình diễn các vở tuồng: Hỏa sơn thần nữ của soạn giả Yên Lang, Mùa xuân ngủ trong đêm của soạn giả Nguyên Thảo, Đường gươm Nguyên Bá của soạn giả Hà Triều Hoa Phượng, với thành phần diễn viên: Dũng Thanh Lâm, Thanh Huyền, Chí Thanh, Ngọc Châu, Minh Tâm, Kim Loan... Thanh Huyền là một diễn viên trẻ trưởng thành ở Hải ngoại, vừa là con của nhạc sĩ, vừa có giọng ca ngọt ngào, nên chỉ sau vài suất hát, tên tuổi của cô được khán giả biết đến khá nhiều.
Khoảng năm 1987-1988, sau khi nghệ sĩ Hùng Cường vượt biên năm lần bảy lượt mới thoát khỏi và được định cư ở Hoa Kỳ, phong trào cải lương lại bùng phát ở Nam Cali. Đầu tiên Kim Xuyên Lan thực hiện cuốn băng video vở tuồng Yêu người điên của soạn giả Linh Thành, đã được trình diễn trên sân khấu Dạ Lý Hương trước năm 75, do nghệ sĩ Hùng Cường đóng vai chánh. Thực hiện cuốn băng video này kể như món quà đầu tiên, anh em nghệ sĩ cải lương Hải ngoại đón chào tài danh Hùng Cường tìm được bờ bến tự do.
Bài sau: Nghệ sĩ Hùng Cường góp mặt trong các chương trình cải lương Hải ngoại.
Phạm Hà Nam