THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Nhạc sĩ Xuân Lôi qua đời, thọ 89 tuổi
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Nhạc sĩ Xuân Lôi qua đời, thọ 89 tuổi
Nhạc sĩ Xuân Lôi qua đời, thọ 89 tuổi
Wednesday, August 30, 2006
Nhạc sĩ Xuân Lôi (1917-2006)
BOBIGNY, Pháp - Nhạc sĩ kỳ cựu Xuân Lôi, cùng thời với các nhạc sĩ Nhật Bằng, Dương Thiệu Tước, Lữ Liên, Y Vân... đã qua đời vào lúc 8 giờ ngày 29 Tháng Tám 2006, tại Pháp, hưởng thọ 89 tuổi.
Ông đã sáng tác khoảng 180 bản nhạc, một mình hay với vài nhạc sĩ cùng thời... và từng nổi tiếng với các bài hát như Ánh Sáng Miền Nam, Bài Hát Cho Người Tự Do, Nhạt Nắng, Tiếng Hát Quê Hương, Về Làng Cũ...
Nhạc sĩ Xuân Lôi, có tên thật là Phạm Xuân Lôi, sinh ngày 17 Tháng Mười 1917 tại Hà Nội, lúc còn thanh niên, đã biết đàn rất nhiều nhạc khí, nhưng chuyên về saxo, cùng người em là nhạc sĩ Xuân Tiên, sinh năm 1920 (hiện định cư bên Úc) đi đàn cho gánh hát chèo Lương Tố Như (1942-1943).
Sau đó nhạc sĩ Xuân Lôi đã cộng tác với các vũ trường ở Hà Nội, như Lucky Star, Moulin Rouge, Victory Hotel Splendide, Văn Hoa, Le Coq D'or...
Sau khi vào Sài Gòn, từ 1953 đến 1975, nhạc sĩ Xuân Lội đã đàn cho các vũ trường Kim Sơn, Hòa Bình, Bồng Lai, Văn Cảnh, Mỹ Phụng, Maxim's...
Từ năm 1957 đến 1975, nhạc sĩ Xuân Lôi cũng cộng tác với đài phát thanh Sài Gòn, trong vai trò nhạc trưởng ban nhạc Xuân Lôi và cũng làm nhạc trưởng ban nhạc Hương Xa của đài phát thanh Quân Ðội.
Năm 1987, nhạc sĩ Xuân Lôi sang định cư tại Pháp, sống tại thành phố Clichy, ngoại ô Paris, và tiếp tục sinh hoạt và đàn trong các buổi sinh hoạt cộng đồng người Việt Nam tại Pháp.
(L.T.)
theo NV
CLVN XIN CHÂN THÀNH PHÂN ƯU CÙNG TANG QUYẾN VÀ CẦU CHÚC HƯƠNG HỒN NHẠC SĨ SỚM TIÊU DIÊU NƠI MIỀN CỰC LẠC
Nhạc sĩ Xuân Lôi, Phung Tu Van, Xuân Khuê, Xuân Tiên và nữ nghệ sĩ Bích Hợp( đoàn Bích Hợp)
Wednesday, August 30, 2006
Nhạc sĩ Xuân Lôi (1917-2006)
BOBIGNY, Pháp - Nhạc sĩ kỳ cựu Xuân Lôi, cùng thời với các nhạc sĩ Nhật Bằng, Dương Thiệu Tước, Lữ Liên, Y Vân... đã qua đời vào lúc 8 giờ ngày 29 Tháng Tám 2006, tại Pháp, hưởng thọ 89 tuổi.
Ông đã sáng tác khoảng 180 bản nhạc, một mình hay với vài nhạc sĩ cùng thời... và từng nổi tiếng với các bài hát như Ánh Sáng Miền Nam, Bài Hát Cho Người Tự Do, Nhạt Nắng, Tiếng Hát Quê Hương, Về Làng Cũ...
Nhạc sĩ Xuân Lôi, có tên thật là Phạm Xuân Lôi, sinh ngày 17 Tháng Mười 1917 tại Hà Nội, lúc còn thanh niên, đã biết đàn rất nhiều nhạc khí, nhưng chuyên về saxo, cùng người em là nhạc sĩ Xuân Tiên, sinh năm 1920 (hiện định cư bên Úc) đi đàn cho gánh hát chèo Lương Tố Như (1942-1943).
Sau đó nhạc sĩ Xuân Lôi đã cộng tác với các vũ trường ở Hà Nội, như Lucky Star, Moulin Rouge, Victory Hotel Splendide, Văn Hoa, Le Coq D'or...
Sau khi vào Sài Gòn, từ 1953 đến 1975, nhạc sĩ Xuân Lội đã đàn cho các vũ trường Kim Sơn, Hòa Bình, Bồng Lai, Văn Cảnh, Mỹ Phụng, Maxim's...
Từ năm 1957 đến 1975, nhạc sĩ Xuân Lôi cũng cộng tác với đài phát thanh Sài Gòn, trong vai trò nhạc trưởng ban nhạc Xuân Lôi và cũng làm nhạc trưởng ban nhạc Hương Xa của đài phát thanh Quân Ðội.
Năm 1987, nhạc sĩ Xuân Lôi sang định cư tại Pháp, sống tại thành phố Clichy, ngoại ô Paris, và tiếp tục sinh hoạt và đàn trong các buổi sinh hoạt cộng đồng người Việt Nam tại Pháp.
(L.T.)
theo NV
CLVN XIN CHÂN THÀNH PHÂN ƯU CÙNG TANG QUYẾN VÀ CẦU CHÚC HƯƠNG HỒN NHẠC SĨ SỚM TIÊU DIÊU NƠI MIỀN CỰC LẠC
Nhạc sĩ Xuân Lôi, Phung Tu Van, Xuân Khuê, Xuân Tiên và nữ nghệ sĩ Bích Hợp( đoàn Bích Hợp)
-
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 6409
- Ngày tham gia: Ba T11 30, 2004 4:00 pm
- Đến từ: Virginia, USA
- Tiếp xúc:
- duyenkaty
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 129
- Ngày tham gia: Tư T3 08, 2006 4:00 pm
- Tiếp xúc:
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Nhạc sĩ Xuân Lôi
Trên nhật báo Người Việt ra vài ngày trước, 30 Tháng Tám, 2006, độc giả được biết tin giáo sư Ðào Mộng Nam đã qua đời. Tấm hình in kèm với bản tin, nhiều người quen biết ông trước đây, nhưng đã lâu không được gặp lại, khó khăn lắm mới nhận ra ông, phần vì hình chụp không được rõ, phần vì tuổi tác làm ông thay đổi khá nhiều.
Giáo sư Ðào Mộng Nam có nhiều công trình nghiên cứu quan trọng về Hán Nôm. Bộ sách dạy cách tự học chữ Hán soạn năm 1960 của ông đã giúp rất nhiều người học được thứ văn tự vốn bị coi là khó khăn, rắc rối này, nhờ cách chỉ dẫn giản dị, rõ ràng của ông. Nhưng công trình lớn lao nhất của ông có lẽ là tập “Chu Thần Toàn Tập” gồm trên 3,000 bài thơ của Cao Bá Quát ông đã sưu tầm và dịch ra Việt ngữ.
Sáng sớm ngày 31 Tháng Tám 2006, người ta lại được tin nhạc sĩ Xuân Lôi mất. Ðã đến lúc một lớp văn nghệ sĩ của chúng ta, trong lứa tuổi nào đó, rơi rụng lả tả.
Làm sao khác?
Xuân Lôi sinh năm 1918 [1919?] và là bào huynh của nhạc sĩ Xuân Tiên.
Như lời kể lại của nhạc sĩ Xuân Lôi thì cả hai anh em đã được học nhạc từ khi còn nhỏ và có thể sử dụng được tất cả các nhạc khí cổ truyền truyền Việt Nam như sáo trúc, đàn tranh, đàn bầu, đàn nguyệt.
Về các nhạc khí Tây Phương họ có thể sử dụng được guitar, flute, violon, trumpet, saxophone, clarinet.
Ngoài ra khi còn nhỏ hai anh em đã được theo thân phụ qua Cao Mên khi ông qua đó làm việc, và nhờ đó họ có dịp học và sử dụng hầu hết nhạc cụ cổ truyền của các xứ Chùa Tháp, Thái Lan, Lào.
Những người làm việc tại đài phát thanh quốc gia và các đài truyền thanh, truyền hình khác ở Sài Gòn xưa, chắc không ai quên dáng dấp hai anh em Xuân Lôi, Xuân Tiên, tuy không cao lớn, nhưng bắp tay cuồn cuộn, ngực căng phồng dưới lớp áo mặc sát, hệt những huấn luyện viên thể thao.
Nếu thập niên 50 được coi như một trong những thời kỳ rực rỡ của tân nhạc Việt Nam thì người ta không thể không kể đến sự đóng góp tích cực của hai ông vừa với tư cách nhạc sĩ trình diễn, vừa với tư cách nhạc sĩ sáng tác.
Trước 1975, họ cộng tác với hầu hết các ban nhạc chính của các đài truyền thanh, truyền hình tại Sài Gòn và, tuy sử dụng được nhiều nhạc khí khác nhau, nhưng cả Xuân Lôi và Xuân Tiên vẫn được coi như những nhạc sĩ chơi kèn clarinet & saxo xuất sắc nhất của miền Nam lúc bấy giờ.
Ít thấy có anh em nào thân thiết với nhau như hai ông.
Ngoài dáng dấp, khuôn mặt khá giống nhau, họ lại thường xuất hiện chung một lúc, một chỗ, vì nhu cầu công việc, nên đối với bằng hữu và những người quen biết, họ như hình và bóng, hễ nhớ người này người ta cũng lập tức nhớ tới người kia.
Như thế, ngoài cái tang một người anh, hình như Xuân Tiên còn phải mang thêm nỗi buồn của một người mất bóng nữa.
Nói tới các sáng tác của Xuân Lôi, phải nói ngay rằng, dù am hiểu nhạc lý Tây Phương, nghiên cứu và thông thạo nhạc của nhiều dân tộc khác, nhưng các ca khúc của ông, gần như vẫn giữ nguyên được cái hồn Việt Nam, cho dù ông có dùng những nhịp điệu đặc thù của âm nhạc Âu Mỹ như Fox, Guaracha, Tango... để viết.
Chính vì vậy, năm 1958, thời Ðệ Nhất Cộng Hòa, ông đã được trao tặng giải nhất trong cuộc thi sáng tác âm nhạc toàn quốc, do Bộ Thông Tin tổ chức với bài “Tiếng Hát Quê Hương.”
Sau đây là nguyên văn bài “Nhạt Nắng” của Xuân Lôi do Y Vân viết lời ca.
Y Vân đã rời bỏ chúng ta từ lâu.
Giờ thì Xuân Lôi chắc sẽ được gặp lại bạn.
Nhạt Nắng
Tôi thương miền quê
Nhớ hoàng hôn trên đất xưa
Nghe tiếng tiêu mơ màng chiều Hè
Tôi yêu người xưa
Áo nâu hương duyên thật thà
Ðời mặn nồng hồng lên đôi môi
Nhưng thôi giờ đây
Nắng tàn phai trên khóm tre
Bao áng mây bên trời mịt mờ
Thương ai nhạt môi
Mắt sâu lắng như đêm dài
Ðời cần lao khoác lên mình trai
Hoàng hôn phai nắng
Chân trời xa vắng
Còn đâu tiếng tiêu xưa
Chiều tà mênh mông
Thoáng bên đồi nương
Có tiếng ai thở than
Tôi thương làng xưa
Mái nghèo không manh liếp che
Tia nắng phai mau ngoài đầu hè
Tôi thương miền quê
Khóm tre xác xơ tiêu điều
Người buồn u uất ôm tình sâu
Nguyễn Ðình Toàn
Trên nhật báo Người Việt ra vài ngày trước, 30 Tháng Tám, 2006, độc giả được biết tin giáo sư Ðào Mộng Nam đã qua đời. Tấm hình in kèm với bản tin, nhiều người quen biết ông trước đây, nhưng đã lâu không được gặp lại, khó khăn lắm mới nhận ra ông, phần vì hình chụp không được rõ, phần vì tuổi tác làm ông thay đổi khá nhiều.
Giáo sư Ðào Mộng Nam có nhiều công trình nghiên cứu quan trọng về Hán Nôm. Bộ sách dạy cách tự học chữ Hán soạn năm 1960 của ông đã giúp rất nhiều người học được thứ văn tự vốn bị coi là khó khăn, rắc rối này, nhờ cách chỉ dẫn giản dị, rõ ràng của ông. Nhưng công trình lớn lao nhất của ông có lẽ là tập “Chu Thần Toàn Tập” gồm trên 3,000 bài thơ của Cao Bá Quát ông đã sưu tầm và dịch ra Việt ngữ.
Sáng sớm ngày 31 Tháng Tám 2006, người ta lại được tin nhạc sĩ Xuân Lôi mất. Ðã đến lúc một lớp văn nghệ sĩ của chúng ta, trong lứa tuổi nào đó, rơi rụng lả tả.
Làm sao khác?
Xuân Lôi sinh năm 1918 [1919?] và là bào huynh của nhạc sĩ Xuân Tiên.
Như lời kể lại của nhạc sĩ Xuân Lôi thì cả hai anh em đã được học nhạc từ khi còn nhỏ và có thể sử dụng được tất cả các nhạc khí cổ truyền truyền Việt Nam như sáo trúc, đàn tranh, đàn bầu, đàn nguyệt.
Về các nhạc khí Tây Phương họ có thể sử dụng được guitar, flute, violon, trumpet, saxophone, clarinet.
Ngoài ra khi còn nhỏ hai anh em đã được theo thân phụ qua Cao Mên khi ông qua đó làm việc, và nhờ đó họ có dịp học và sử dụng hầu hết nhạc cụ cổ truyền của các xứ Chùa Tháp, Thái Lan, Lào.
Những người làm việc tại đài phát thanh quốc gia và các đài truyền thanh, truyền hình khác ở Sài Gòn xưa, chắc không ai quên dáng dấp hai anh em Xuân Lôi, Xuân Tiên, tuy không cao lớn, nhưng bắp tay cuồn cuộn, ngực căng phồng dưới lớp áo mặc sát, hệt những huấn luyện viên thể thao.
Nếu thập niên 50 được coi như một trong những thời kỳ rực rỡ của tân nhạc Việt Nam thì người ta không thể không kể đến sự đóng góp tích cực của hai ông vừa với tư cách nhạc sĩ trình diễn, vừa với tư cách nhạc sĩ sáng tác.
Trước 1975, họ cộng tác với hầu hết các ban nhạc chính của các đài truyền thanh, truyền hình tại Sài Gòn và, tuy sử dụng được nhiều nhạc khí khác nhau, nhưng cả Xuân Lôi và Xuân Tiên vẫn được coi như những nhạc sĩ chơi kèn clarinet & saxo xuất sắc nhất của miền Nam lúc bấy giờ.
Ít thấy có anh em nào thân thiết với nhau như hai ông.
Ngoài dáng dấp, khuôn mặt khá giống nhau, họ lại thường xuất hiện chung một lúc, một chỗ, vì nhu cầu công việc, nên đối với bằng hữu và những người quen biết, họ như hình và bóng, hễ nhớ người này người ta cũng lập tức nhớ tới người kia.
Như thế, ngoài cái tang một người anh, hình như Xuân Tiên còn phải mang thêm nỗi buồn của một người mất bóng nữa.
Nói tới các sáng tác của Xuân Lôi, phải nói ngay rằng, dù am hiểu nhạc lý Tây Phương, nghiên cứu và thông thạo nhạc của nhiều dân tộc khác, nhưng các ca khúc của ông, gần như vẫn giữ nguyên được cái hồn Việt Nam, cho dù ông có dùng những nhịp điệu đặc thù của âm nhạc Âu Mỹ như Fox, Guaracha, Tango... để viết.
Chính vì vậy, năm 1958, thời Ðệ Nhất Cộng Hòa, ông đã được trao tặng giải nhất trong cuộc thi sáng tác âm nhạc toàn quốc, do Bộ Thông Tin tổ chức với bài “Tiếng Hát Quê Hương.”
Sau đây là nguyên văn bài “Nhạt Nắng” của Xuân Lôi do Y Vân viết lời ca.
Y Vân đã rời bỏ chúng ta từ lâu.
Giờ thì Xuân Lôi chắc sẽ được gặp lại bạn.
Nhạt Nắng
Tôi thương miền quê
Nhớ hoàng hôn trên đất xưa
Nghe tiếng tiêu mơ màng chiều Hè
Tôi yêu người xưa
Áo nâu hương duyên thật thà
Ðời mặn nồng hồng lên đôi môi
Nhưng thôi giờ đây
Nắng tàn phai trên khóm tre
Bao áng mây bên trời mịt mờ
Thương ai nhạt môi
Mắt sâu lắng như đêm dài
Ðời cần lao khoác lên mình trai
Hoàng hôn phai nắng
Chân trời xa vắng
Còn đâu tiếng tiêu xưa
Chiều tà mênh mông
Thoáng bên đồi nương
Có tiếng ai thở than
Tôi thương làng xưa
Mái nghèo không manh liếp che
Tia nắng phai mau ngoài đầu hè
Tôi thương miền quê
Khóm tre xác xơ tiêu điều
Người buồn u uất ôm tình sâu
Nguyễn Ðình Toàn
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc: