THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
THI SĨ HOÀNG ANH TUẤN ĐÃ RA ĐI
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
- van
- Thành viên thường xuyên
- Bài viết: 2666
- Ngày tham gia: Sáu T12 24, 2004 4:00 pm
- Đến từ: usa
THI SĨ HOÀNG ANH TUẤN ĐÃ RA ĐI
Cali Today News - Chiều thứ sáu, anh Ngô Cẩm Đại gọi đến tòa soạn nhật báo Cali Today cho biết thi sĩ Hoàng Anh Tuấn vừa ra đi. Ngay khi đặt điện thoại xuống, thì nhà văn Huy Phương từ Nam Cali gọi cho biết thi sĩ Hoàng Anh Tuấn vừa qua đời và anh sẽ gửi ngay đến tòa soạn nhật báo Cali Today bài viết về nhà thơ Hoàng Anh Tuấn mà chúng tôi cũng đăng trong số báo này nơi phần Văn Nghệ. Và rồi sau đó, tòa soạn cũng nhận được bài viết sau đây do ông Đỗ Vẫn Trọn, người rất gần gủi với nhà thơ Hoàng Anh Tuấn, gửi đến.
Tôi kiếm hồn tôi xưa. Hà Nội
Thuở còn trong vắt gió vào Thu
Thoảng nghe ngọt tiếng cô hàng cốm
Chênh vênh đâu cuối phố Sinh Từ
Đó là những vần thơ trác tuyệt của thi sĩ Hoàng Anh Tuấn. Ông vừa ra đi lúc 8 giờ sáng ngày 1 tháng 9 năm 2006 tại viện dưỡng lão Mission De La Casa, thành phố San Jose-California. Hưởng thọ 74 tuổi.
Hoàng Anh Tuấn sinh ngày 7-5-1932 tại Hà Nội. Ngoài làm thơ, viết văn, viết kịch với những vở kịch như: Ly Nước Lọc, Hà Nội 48… Ông còn là đạo diễn điện ảnh với những phim: Ngàn Năm Mây Bay, Xa Lộ Không Đèn…
Năm 1949 ông du học bên Pháp và lập gia đình tại đó, vợ ông là bà Ngô Thị Liên. Hai người có với nhau 6 người con là: Hoàng Hôn Thắm, Hoàng Ánh Thép, Hoàng Thu Thuyền, Hoàng Hương Thao, Hoàng Mạc Tiên, và cô gái út là Hoàng Thái Trang kết duyên cùng anh Trần Văn Học, con trai của cố thi sĩ Nguyên Sa. Thời gian sau này ông sống chung với bà Khương Thị Phương-Trâm. Suốt thời gian ông bị bệnh bà Trâm là người cận kề chăm sóc ông.
Năm 1958 thi sĩ Hoàng Anh Tuấn về Việt Nam cộng tác với các tạp chí văn nghệ, cùng nhiều tuần báo và nhật báo ở Sàigòn. Ông là một trong những thi sĩ được cố nhà văn Mai Thảo yêu mến nhất. Trước đó, mặc dù ông chưa có một thi phẩm nào ấn hành nhưng thơ của ông rất được mọi người yêu mến và nhìn nhận ở ông là một tài thơ lớn. Với Hoàng Anh Tuấn lúc nào cũng là bạn hữu. Tính ông thích bông đùa. Người lớn tuổi hoặc nhỏ tuổi hơn ông cũng xưng hô với nhau là “tao-mày”. Nữ tài tử Kiều Chinh hay gọi đùa ông là đạo diễn “ trẻ mãi không già”. Thi sĩ Du Tử Lê gọi ông là “ Châu Bá Thông”. Còn tôi, thân mến gọi anh là “ Hoàng Công Tử”.
Hoàng Anh Tuấn là một trường hợp vô cùng đặc biệt. Chưa có tác phẩm nhưng lại vô cùng nổi tiếng. Người ta biết nhiều đến ông qua bản nhạc: “Mưa Sàigòn, Mưa Hà Nội” viết chung với cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương trên một căn gác ở Sàigòn. Những năm gần đây, nhạc sĩ Phan Nguyên Anh phổ nhạc bài thơ “ Yêu Em Hà Nội” của ông được ca sĩ Như Mai trình bày rất xuất sắc.
Năm 1965 ông làm quản đốc đài phát thanh Đà Lạt cho đến năm 1975. Năm 1979 thì ông được qua Pháp.
Năm 1981 ông định cư tại Mỹ.
Năm 1987 ông lên San Jose để sống và làm việc với tôi. Ông xem tôi như người bạn vong niên của ông. Hai anh em sống gần nhau trong một căn phòng nhỏ trên đường số 19, San Jose.
Năm 1988, ông cùng với ca sĩ Mai Hân chủ trương tờ báo “Thung Lũng Tình Yêu”, một vài tháng thì tờ báo này đình bản. Sau đó, tôi chuyển giao vai trò chủ bút tuần báo Yêu thuộc Hệ Thống Truyền Thông Viên Thao để ông và nhà văn Sao Biển phụ trách. Năm 1992, tôi mời ông làm giám đốc đài phát thanh Sàigòn. Đây là chương trình phát thanh Việt ngữ đầu tiên trên làn sóng AM-1500 tại Hoa Kỳ.
Sau một thời gian dài cộng tác với Hệ Thống Truyền Thông Viên Thao đến năm 1998 thì ông bị bệnh, thường hay xỉu nơi làm việc. Chứng bệnh mà ông cũng không hiểu tại sao mỗi ngày bụng và người ông như bị “trướng”. Ông mập ra nhiều. Tháng 1 năm 2005, bác sĩ phát giác ông bị ung thư phổi. Tháng 2 năm 2005, ông được đưa vào viện dưỡng lão Mission De La Casa – San Jose. Thời gian này nhà báo Phạm Huấn (đã mất đầu năm nay) là người bạn tri kỷ nằm cùng phòng với ông. Tháng 4 năm 2005, người bạn đời sau này của ông là bà Phương Trâm và cô con gái lớn là Hoàng Hôn Thắm cùng với Phạm Hùng tổ chức ra mắt thi phẩm đầu tay “Yêu Em, Hà Nội và những bài thơ khác” của Hoàng Anh Tuấn tại viện dưỡng lão này. Buổi ra mắt tập thơ trong một phòng ăn của viện dưỡng lão diễn ra thật xúc động. Giới văn nghệ và bạn bè tham dự rất đông đủ.
Hiện giờ linh cữu của ông đã được đưa về nhà quàn OakHill tại San Jose. Sự ra đi của thi sĩ Hoàng Anh Tuấn đã để lại cho người yêu thơ - bằng hữu những nỗi nhớ và niềm xúc động.
Đỗ Vẫn Trọn
Tôi kiếm hồn tôi xưa. Hà Nội
Thuở còn trong vắt gió vào Thu
Thoảng nghe ngọt tiếng cô hàng cốm
Chênh vênh đâu cuối phố Sinh Từ
Đó là những vần thơ trác tuyệt của thi sĩ Hoàng Anh Tuấn. Ông vừa ra đi lúc 8 giờ sáng ngày 1 tháng 9 năm 2006 tại viện dưỡng lão Mission De La Casa, thành phố San Jose-California. Hưởng thọ 74 tuổi.
Hoàng Anh Tuấn sinh ngày 7-5-1932 tại Hà Nội. Ngoài làm thơ, viết văn, viết kịch với những vở kịch như: Ly Nước Lọc, Hà Nội 48… Ông còn là đạo diễn điện ảnh với những phim: Ngàn Năm Mây Bay, Xa Lộ Không Đèn…
Năm 1949 ông du học bên Pháp và lập gia đình tại đó, vợ ông là bà Ngô Thị Liên. Hai người có với nhau 6 người con là: Hoàng Hôn Thắm, Hoàng Ánh Thép, Hoàng Thu Thuyền, Hoàng Hương Thao, Hoàng Mạc Tiên, và cô gái út là Hoàng Thái Trang kết duyên cùng anh Trần Văn Học, con trai của cố thi sĩ Nguyên Sa. Thời gian sau này ông sống chung với bà Khương Thị Phương-Trâm. Suốt thời gian ông bị bệnh bà Trâm là người cận kề chăm sóc ông.
Năm 1958 thi sĩ Hoàng Anh Tuấn về Việt Nam cộng tác với các tạp chí văn nghệ, cùng nhiều tuần báo và nhật báo ở Sàigòn. Ông là một trong những thi sĩ được cố nhà văn Mai Thảo yêu mến nhất. Trước đó, mặc dù ông chưa có một thi phẩm nào ấn hành nhưng thơ của ông rất được mọi người yêu mến và nhìn nhận ở ông là một tài thơ lớn. Với Hoàng Anh Tuấn lúc nào cũng là bạn hữu. Tính ông thích bông đùa. Người lớn tuổi hoặc nhỏ tuổi hơn ông cũng xưng hô với nhau là “tao-mày”. Nữ tài tử Kiều Chinh hay gọi đùa ông là đạo diễn “ trẻ mãi không già”. Thi sĩ Du Tử Lê gọi ông là “ Châu Bá Thông”. Còn tôi, thân mến gọi anh là “ Hoàng Công Tử”.
Hoàng Anh Tuấn là một trường hợp vô cùng đặc biệt. Chưa có tác phẩm nhưng lại vô cùng nổi tiếng. Người ta biết nhiều đến ông qua bản nhạc: “Mưa Sàigòn, Mưa Hà Nội” viết chung với cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương trên một căn gác ở Sàigòn. Những năm gần đây, nhạc sĩ Phan Nguyên Anh phổ nhạc bài thơ “ Yêu Em Hà Nội” của ông được ca sĩ Như Mai trình bày rất xuất sắc.
Năm 1965 ông làm quản đốc đài phát thanh Đà Lạt cho đến năm 1975. Năm 1979 thì ông được qua Pháp.
Năm 1981 ông định cư tại Mỹ.
Năm 1987 ông lên San Jose để sống và làm việc với tôi. Ông xem tôi như người bạn vong niên của ông. Hai anh em sống gần nhau trong một căn phòng nhỏ trên đường số 19, San Jose.
Năm 1988, ông cùng với ca sĩ Mai Hân chủ trương tờ báo “Thung Lũng Tình Yêu”, một vài tháng thì tờ báo này đình bản. Sau đó, tôi chuyển giao vai trò chủ bút tuần báo Yêu thuộc Hệ Thống Truyền Thông Viên Thao để ông và nhà văn Sao Biển phụ trách. Năm 1992, tôi mời ông làm giám đốc đài phát thanh Sàigòn. Đây là chương trình phát thanh Việt ngữ đầu tiên trên làn sóng AM-1500 tại Hoa Kỳ.
Sau một thời gian dài cộng tác với Hệ Thống Truyền Thông Viên Thao đến năm 1998 thì ông bị bệnh, thường hay xỉu nơi làm việc. Chứng bệnh mà ông cũng không hiểu tại sao mỗi ngày bụng và người ông như bị “trướng”. Ông mập ra nhiều. Tháng 1 năm 2005, bác sĩ phát giác ông bị ung thư phổi. Tháng 2 năm 2005, ông được đưa vào viện dưỡng lão Mission De La Casa – San Jose. Thời gian này nhà báo Phạm Huấn (đã mất đầu năm nay) là người bạn tri kỷ nằm cùng phòng với ông. Tháng 4 năm 2005, người bạn đời sau này của ông là bà Phương Trâm và cô con gái lớn là Hoàng Hôn Thắm cùng với Phạm Hùng tổ chức ra mắt thi phẩm đầu tay “Yêu Em, Hà Nội và những bài thơ khác” của Hoàng Anh Tuấn tại viện dưỡng lão này. Buổi ra mắt tập thơ trong một phòng ăn của viện dưỡng lão diễn ra thật xúc động. Giới văn nghệ và bạn bè tham dự rất đông đủ.
Hiện giờ linh cữu của ông đã được đưa về nhà quàn OakHill tại San Jose. Sự ra đi của thi sĩ Hoàng Anh Tuấn đã để lại cho người yêu thơ - bằng hữu những nỗi nhớ và niềm xúc động.
Đỗ Vẫn Trọn
- vietduongnhan
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 804
- Ngày tham gia: Năm T6 01, 2006 5:00 pm
- Đến từ: Cõi Mộng Mơ
- Tiếp xúc:
Thành Kính Phân Ưu cùng Tang Quyến
........
Em xoã tóc bước lên ngôi thần tượng
Đôi bàn chân còn lấp lánh sương đêm
Môi ướp mật ong, tóc đẫm men rừng
Tà áo mỏng dệt bằng hương dị thảo
Ước Hẹn Mùa Xuân (Hòang Anh Tuấn)
VDN
....................
Gởi các ACE Văn Bút Âu Châu,
Tôi vừa mới được tin nhà thơ HOÀNG ANH TUẤN vừa từ trần tại San Jose,
Cali ngày hôm nay 1 tháng 9 năm 2006 .
Anh Tô Thùy Yên ở Houston cũng đang lâm trọng bịnh, không biết có qua khỏi hay không ?
Với thông báo cho các ACE hay tin
Trần Quang Hải
........
Em xoã tóc bước lên ngôi thần tượng
Đôi bàn chân còn lấp lánh sương đêm
Môi ướp mật ong, tóc đẫm men rừng
Tà áo mỏng dệt bằng hương dị thảo
Ước Hẹn Mùa Xuân (Hòang Anh Tuấn)
VDN
....................
Gởi các ACE Văn Bút Âu Châu,
Tôi vừa mới được tin nhà thơ HOÀNG ANH TUẤN vừa từ trần tại San Jose,
Cali ngày hôm nay 1 tháng 9 năm 2006 .
Anh Tô Thùy Yên ở Houston cũng đang lâm trọng bịnh, không biết có qua khỏi hay không ?
Với thông báo cho các ACE hay tin
Trần Quang Hải
Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn xin gởi mây trời mang đi
Nỗi buồn xin gởi mây trời mang đi
- vietduongnhan
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 804
- Ngày tham gia: Năm T6 01, 2006 5:00 pm
- Đến từ: Cõi Mộng Mơ
- Tiếp xúc:
PHIM VIỆT NAM NĂM 1972 :
XA LỘ KHÔNG ĐÈN
Do Hoàng Anh Tuấn Đạo Diễn
Bộ phim “Xa lộ không đèn” thuộc về phim tình cảm, xã hội đen…Phim c ó m ặt hi ện th ực phê phán nói lên những gốc ngách cuộc đời tăm tối trong xã hội băng hoại vì chiến tranh vì những giá trị vật chất ngoại lai do Mỹ đem vào. Thông qua cuộc đời của một cô gái con nhà lành tên Liễu (do NSƯT Thanh Nga thủ vai) do chiến tranh loạn lạc đã cùng với gia đình lên Sài Gòn sinh sống. Cha Liễu là thầy giáo đi dạy học ban ngày, buổi tối thì ông chạy xe ôm, mẹ Liễu đi gánh bán chè. Vì nhà nghèo không đủ tiền để đóng học phí cho nên Liễu đã bỏ học để đi làm kiếm tiền đỡ đần cho gia đình. Liễu đã làm nghề gái nhảy và trong một lần đi khách, cô đã đánh mất sự trinh tiết. Ông giáo biết Liễu hư hỏng nên ông đã từ con. Liễu ra đi khỏi nhà rồi tìm đến với những người bạn trong giới hippy ăn chơi. Liễu hành nghề vũ sexy rồi bị một tay vũ sư đưa Liễu sa vào một nhóm xã hội đen cưỡng hiếp để trả thù. Sau đó, Liễu cùng với những người bạn hippy làm một cuộc đánh cắp hàng buôn lậu của nhóm xã hội đen đã hãm hiếp Liễu, rồi chia tiền cho từng thành viên trong giới hippy sau đó giải tán để trở về cuộc sống lương thiện tránh sự truy tìm của nhóm xã hội đen. Nhưng rồi cuối cùng bọn xã hội đen đã bắt được một thành viên và từ đó những người còn lại trong giới hippi của Liễu đều bị bọn xã hội đen thanh toán đẫm máu. Trong một lần chạy trốn sự truy bắt của bọn xã hội đen, Liễu đã bị thương tích đầy mình. Liễu bê bết máu tìm đường về nhà với gia đình, gia đình đã đưa Liễu đi nhà thương để giải phẫu cứu sống Liễu. Phim kết mở khán giả hiểu sao thì hiểu?Liễu chết hay sống tùy theo khán giã định đoạt.
Đây là một bộ film tâm lý xã hội của đạo diễn Hoàng Anh Tuấn, âm nhạc : Y Vân, do ca s ĩ Ph ư ơng Dung tr ình b ày ca kh úc ch ính “Xa l ộ kh ông đ èn”.
Trong bộ film này, các bạn sẽ gặp lại một người nghệ sĩ đã quá cố tài sắc vẹn toàn - nữ nghệ sĩ cải lương Thanh Nga, ca sĩ Hoài Trung, Cố NSND Năm Châu, ca sĩ Trang Thanh Lan, Tâm Phan, nghệ sĩ cải lương Dũng Thanh Lâm, cố nghệ sĩ Túy Hoa, danh hài Phi Thoàn, cố nghệ sĩ Kim Cúc (vợ NSND Năm Châu), cố nghệ sĩ Trần Văn Trạch…
Những chuyện bên lề:
1/ Thanh Nga trong “Xa lộ không đèn” cũng có những câu chuyện rất vui. Tất nhiên, muốn ăn khách, trong phim phải có một chút “sex” cho nó ươn ướt, đó là đoạn Thanh Nga sau khi bị …bề hội đồng, đã tiếp tục rơi sâu hơn trong hố trụy lạc của cuộc đời và trở thành một vũ nữ sexy. Thanh Nga, thần tượng của hàng triệu khán giả Nam Bộ, mà lắc lắc bụng, ẹo mông là hết ý rồi, vì từ trước tới nay, coi Thanh Nga diễn tuồng trên sân khấu, quần áo năm bẩy lớp kín mít đừ đầu tới chân, làm sao mà biết dưới những lớp áo đó có cái gì. Tất nhiên, một đại tài danh như Thanh Nga, làm sao chịu “tụt” cho ĐD Hoàng Anh Tuấn quay được, nhưng với xảo thuật chắp vá của điện ảnh, cái đó không thành vấn đề, đầu Thanh Nga đít người ta là chuyện dễ ợt. Vì thế, Đạo Diễn Tuấn cần một figurante, một em hình nhân thế mạng để diễn tả ph ía sau của Thanh Nga. Ông Hoàng Anh Tuấn quay phim biết là chuyện ngụy tạo ráp nối, còn những tín đồ của Thanh Nga làm sao mà biết được, chuyện “đầu với đít tuy hai mà một, đít với đầu tuy một mà hai”. Xem xong Xa Lộ Không Đèn khán giả ái mộ tất phải đinh ninh “bên trong” Thanh Nga là vậy đó!!!
2/ Người “đóng thế” Thanh Nga tên là Lệ Tuyền.Cô này làm nghề vũ nữ ở Đệ Nhất khách sạn.Lệ Tuyền cũng khuôn mặt trái soan bầu bầu, nước da mịn màng, trắng toát…vòng số 1, số 2, số 3, đều đúng chỉ số, mà ăn nói lại hiền lành nhỏ nhẹ.Tới lúc quay, tuy là vũ nữ nhưng cô em cũng không chịu cởi, và ĐD Tuấn đã phải vận dụng tối đa nghề nói phét để thuyết phục. Mọi nguời bị đuổi ra hết, trong phòng chỉ còn lại ĐDTuấn, cameramen và cô nàng ĐD Tuấn nói đại khái: “Em phải hiểu là mình đang làm nghệ thuật, nghệ thuật là trong sạch tuyệt đối. Đối với anh lúc này, em chỉ là một tài tử của anh, không phải là một người đàn bà, anh nhìn em cũng như ống kính nhìn những nét đẹp của em thôi...” Và khi phim chiếu, khán giả chỉ thấy thân hình thật đẹp của một vũ công và nháng nháng gương mặt của Thanh Nga nhưng không thấy Lệ Tuyền đâu cả.… Lúc quay phim “Xa Lộ Không Đèn”, Lệ Tuyền khoảng trên duới 20 tuổi.Trong những báo ngày trước, thường có những truyện tiểu thuyết bằng hình (photo romance). Để đền bù chuyện Thanh Nga mượn thân hình trình diễn, Lệ Tuyền đóng truyện bằng hình tuy không ngọ nguậy được nhưng ít nhất thiên hạ cũng biết tới mặt đẹp của cô và dùng làm bậc thang đầu tiên trong nghề điện ảnh vậy.
3/ Kịch sĩ Ngọc Phu trong một cuộc phỏng vấn tại Hải Ngoại, khi nhận xét về các nữ diễn viên điện ảnh trước năm 1975 có nói:
“Đối với tôi, diễn viên Việt Nam, người diễn xuất được, có thể nói chỉ có một mình cô Thanh Nga thôi. Đóng với Thanh Nga bốn phim tôi thấy, cô nhập vai và dẫn mình theo cô, đúng như nhân vật đó. Thí dụ như cô đóng vai cô bán hàng, là đúng cô bán hàng, tư cách của cô bán hàng. Cô đã lột mình đi, bỏ cái mình ra, để hoàn thành đúng với vai diễn” .
4/Trang Thanh Lan đ óng vai em gái của Liễu. Thời đóng phim này còn rất trẻ và rất đẹp. Trang Thanh Lan đến nay đã có gần 40 năm tuổi nghề, kể từ lần xuất hiện đầu tiên của cô trên sân khấu rạp Quốc Thanh vào năm 1968 trong chương trình “Văn Nghệ Tạp Lục” của nghệ sĩ Tùng Lâm, cũng chính là người đã dẫn dắt cô vào làng văn nghệ sau khi trúng tuyển cuộc thi Tuyển Lựa Ca Sĩ do Tùng Lâm tổ chức. Trang Thanh Lan tên thật là Nguyễn Lệ Liễu, tuổi Tỵ, ngày sinh nhật là 7 Tháng Sáu, thích màu trắng và tím, và con số 9. Cô chuyên trình bày loại nhạc dân ca, ca ngợi quê hương và tình yêu. Nhạc phẩm “Giăng Câu” do cô và Quang Bình trình bày hiện được coi như là một trong những nhạc phẩm được khán giả ưa thích nhất. Trang Thanh Lan xuất hiện trước ống kính video lần đầu tiên tại hải ngoại trong chương trình Paris By Night 20.CD mới nhất của Trang Thanh Lan mang tựa đề “Mơ Về Dĩ Vãng” hoàn tất Tháng Tám năm 2005 và đang được Trung Tâm Thăng Long (714-899-7898) độc quyền phát hành. CD này gồm 10 ca khúc: Mơ Về Dĩ Vãng (của Trần Quang Vinh), Lẻ Bóng, Tiếng Xưa, Mất Nhau Rồi, Tiếng Mưa Rơi, Những Ngày Xưa Thân Ái, Anh Còn Nợ Em, Hai Phương Trời Cách Biệt, Hương Xưa (tác giả: Vũ Hoàng), Xin Anh Giữ Trọn Tình Quê.Bí quyết giữ được dáng dấp và giọng nói tươi trẻ như vậy là nhờ không suy nghĩ nhiều, ăn ngủ đầy đủ. TTL đã chia tay với Quang Bình 5 năm. Quang Bình hiện sống với vợ con ở Việt Nam. Bố Hùng Cường đã qua đời năm 1995. tuổi con rắn. Có 2 con, 1 trai, 1 gái. Con trai là Quốc Anh, hát trong nhóm V-Pop của trung tâm Vân Sơn. Còn con gái thì vừa tốt nghiệp đại học và đang đi làm.
5/ Vai Bà Mẹ hiền do cô Xuân Dung đóng.Cô Xu ân Dung là một trong những diễn viên s ân khấu, kịch nghệ.Trước năm 1954, cô Xuân Dung từng được khán giả Hà nội mê mệt qua vai Phồn Y của vở kịch “Lôi Vũ” diễn tại nhà hát lớn Hà nội.Tham gia điện ảnh rất nhiều bộ phim khác như: Kim- trai thời loạn, Đôi mắt người xưa, Nàng, Tơ Tình…Năm 1966, tại đại hội điện ảnh Á Châu lần thứ 13, nữ diễn viên Xuân Dung đã được trao tặng giải thưởng nữ diễn viên xuất sắc nhất với vai diễn trong phim “Đôi mắt người xưa” của hãng Liêm Phim sản xuất. Đây là một vinh dự lớn vì Xuân Dung là diễn viên điện ảnh miền nam đầu tiên đoạt được giải thưởng lớn về điện ảnh trên trường quốc tế.
6/ Nghệ sĩ Năm Châu đóng vai Bác sĩ. Ông tên thật là Nguyễn Thành Châu, sinh ngày 9/1/1908 tại làng Điều Hòa, tổng Thiệu Trị, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho. Năm Châu là một nghệ sĩ tiên phong tài hoa của sân khấu cải lương, người có công đặt nền móng cho nghệ thuật cải lương từ thuở sơ khai. Ông đã nổi danh cùng với những nghệ sĩ Ba Du, Từ Anh, Tám Danh, Tư Út, Tư Chơi, Ba Vân, Hai Tiên, Bảy Nhiêu. Ông vừa là người thầy, vừa là người bạn diễn tâm đắc của nghệ sĩ Phùng Há. Ông cũng là bậc tiền bối có công đào tạo nhiều lớp diễn viên kế thừa để nghệ thuật cải lương không ngừng phát triển vững mạnh. Bên lĩnh vực điện ảnh, ông là một trong những người đã đào tạo, na6ntg đỡ cô bé Nguyễn Kim Phụn trở thành đại minh tinh Thẩm Thúy Hằng của làng điện ảnh Việt Nam. Nghệ sĩ Năm Châu từng viết kịch bản, làm đạo diễn và diễn viên các bộ phim "Quan Âm Thị Kính, Những Tấm Lòng Vàng (1965), Người Đẹp Bình Dương (1958), Người Thợ Vẽ (1959), Mưa Ngâu (1960), Hai Người Mẹ, Thế hệ Hai Mươi (1961), Chiều Kỷ Niệm (1969), Con Ma Nhà Họ Hứa (1971), Sợ Vợ Mới Anh Hùng, Quái Nữ Việt Quyền Đạo, Năm Vua Hề Về làng (1974)"….Nghệ sĩ Năm Châu mất ngày 21/4/1978 thọ 72 tuổi.
7/ ĐẠO DI ỄN HOÀNG ANH TUẤN
Hoàng Anh Tuấn là người Hà Nội nhưng thân mẫu lại là giòng giõi hoàng tộc ở Huế. Ông ngoại của Hoàng Anh Tuấn nguyên là họ Chế, gốc Chiêm Thành, sau chiến tranh Chiêm Việt, vua nhà Nguyễn có bắt một số nghệ nhân Chiêm Thành đem về kinh đô. Ông họ Chế này học đỗ Tiến Sĩ, có tài viết chữ đẹp và rất được nhà Vua tin dùng. Ông kết hôn với một công chúa cháu của vua Thiệu Trị và sinh ra thân mẫu của nhà thơ Hoàng Anh Tuấn.
Trước năm 1975, Hoàng Anh Tuấn là một đạo diễn phim, nhà viết kịch hay là một ký giả hơn là một nhà thơ. Tuy vậy, chung cuộc, từ lúc mới lớn cho tới lúc cuối cuộc đời thơ vẫn là người tình gắn bó với cuộc đời và tâm hồn ông hơn hết. Với tuổi bảy mươi ba, Hoàng Anh Tuấn vừa cho ấn hành tập thơ thứ hai“Yêu Em, Hà Nội và Những Bài Thơ Khác”, tập thơ thứ nhất mang tên “Về Provens”được ra đời tại Paris (cùng lúc với Thơ Nguyên Sa) năm 1955, lúc tác giả mới hai mươi ba tuổi, một khoảng xa năm mươi năm tròn.
Hoàng Anh Tuấn sinh ngày 7 tháng 5 năm 1932 tại Phố Nhà Chung, Hà Nội trong một gia đình năm anh em mà ông là con trai cả và duy nhất. Chưa học xong bậc trung học, năm 16 tuổi, sợ tới tuổi lính Hoàng Anh Tuấn đã được gia đình “đẩy” qua Tây, gởi nhờ một ông bạn của bố là ông Tham Giăng (Jean), “một ông Tây lai biết chơi tổ tôm”, ở tại thành phố Nice trông coi. Hoàng Anh Tuấn học lại lớp “secondaire” ở một trường dòng tư thục, nhưng mới một năm, ông tình cờ gặp Nguyên Sa Trần Bích Lan từ Paris về nghỉ hè ở Nice và rủ rê Hoàng Anh Tuấn bỏ nhà đi Paris bụi đời. Hoàng Anh Tuấn thích quá, bỏ Nice, về tới Paris mới báo cho ông già Giăng hay. Sau đó Hoàng Anh Tuấn theo học tiếp tại Povens, một tỉnh cách “thủ đô ánh sáng” khoảng 100km, nửa chừng lại bỏ thi vào IDHEC, một trường điện ảnh khá nổi tiếng ở Paris, nơi mà Lê Mộng Hoàng, Lê Hoàng Hoa đã theo học, về sau trở thành những đạo diễn nổi tiếng ở miền Nam. Năm 1954, Hoàng Anh Tuấn kết hôn với cô Ngô Thị Liên, một sinh viên Dược Khoa tại Paris và hai người sinh hạ được một gái một trai. Năm 1958, Hoàng Anh Tuấn về Saigon, hy vọng theo nghề điện ảnh, ông làm đạo diễn cho hãng phim Alpha của Thái Thúc Nha. Nhưng chỉ ít lâu, nghề điện ảnh không đủ sinh sống, Hoàng Anh Tuấn lại xoay nghề đi làm báo trong giai đoạn mới vào nghề,
Năm 1965, Hoàng Anh Tuấn nổi máu giang hồ, bỏ nghề báo đi theo tiếng gọi của ngành vô tuyến. Đây là thời gian ổn định nhất của Hoàng Anh Tuấn, khi ông làm đài phát thanh, vợ ông dạy tại trường Trung Học Yersin, gia đình ở Đà Lạt gần mười năm cho tới năm 1974, ông mới về lại Saigon.
Hoàng Anh Tuấn được coi như người nghệ sĩ “bá nghệ”, về kịch, ông là tác giả nhiều vở được trình diễn tại sân khấu miền Nam trong đó hai vở kịch nổi tiếng nhất của ông là “Hà Nội 48” và “Ly Nước Lọc”. Về điện ảnh, ông là đạo diễn của nhiều phim như: “Nước Mắt Đêm Xuân”, “Hai Chuyến Xe Hoa”, “Xa Lộ Không Đèn”và “Ngàn Năm Mây Bay”...
Hoàng Anh Tuấn “tự hưu trí” tại San Jose, tiếp tục làm thơ nhưng chừa rượu, bỏ thuốc lá vì bệnh tật cũng thường lui tới thăm viếng nhà thơ này. Hoàng Anh Tuấn có sáu con, hai trai, bốn gái hiện sinh sống tại Santa Ana, Washington DC, Dallas và Houston.
Cuộc đời của Hoàng Anh Tuấn đã trải qua những tháng năm ở những vùng đất đã mang ý thơ cho nhiều thi sĩ Việt Nam là Paris, Hà Nội và... Đà Lạt. Nhưng Hà Nội, một nơi mà ông sống một thời gian rất ngắn, chỉ với mười sáu năm của thời thơ ấu, nhưng đã để lại nhiều ấn tượng nhất trong đời sống của ông, một Hà Nội xa xôi từ hơn nửa thế kỷ…/.
LÊ QUANG THANH TÂM
ST
XA LỘ KHÔNG ĐÈN
Do Hoàng Anh Tuấn Đạo Diễn
Bộ phim “Xa lộ không đèn” thuộc về phim tình cảm, xã hội đen…Phim c ó m ặt hi ện th ực phê phán nói lên những gốc ngách cuộc đời tăm tối trong xã hội băng hoại vì chiến tranh vì những giá trị vật chất ngoại lai do Mỹ đem vào. Thông qua cuộc đời của một cô gái con nhà lành tên Liễu (do NSƯT Thanh Nga thủ vai) do chiến tranh loạn lạc đã cùng với gia đình lên Sài Gòn sinh sống. Cha Liễu là thầy giáo đi dạy học ban ngày, buổi tối thì ông chạy xe ôm, mẹ Liễu đi gánh bán chè. Vì nhà nghèo không đủ tiền để đóng học phí cho nên Liễu đã bỏ học để đi làm kiếm tiền đỡ đần cho gia đình. Liễu đã làm nghề gái nhảy và trong một lần đi khách, cô đã đánh mất sự trinh tiết. Ông giáo biết Liễu hư hỏng nên ông đã từ con. Liễu ra đi khỏi nhà rồi tìm đến với những người bạn trong giới hippy ăn chơi. Liễu hành nghề vũ sexy rồi bị một tay vũ sư đưa Liễu sa vào một nhóm xã hội đen cưỡng hiếp để trả thù. Sau đó, Liễu cùng với những người bạn hippy làm một cuộc đánh cắp hàng buôn lậu của nhóm xã hội đen đã hãm hiếp Liễu, rồi chia tiền cho từng thành viên trong giới hippy sau đó giải tán để trở về cuộc sống lương thiện tránh sự truy tìm của nhóm xã hội đen. Nhưng rồi cuối cùng bọn xã hội đen đã bắt được một thành viên và từ đó những người còn lại trong giới hippi của Liễu đều bị bọn xã hội đen thanh toán đẫm máu. Trong một lần chạy trốn sự truy bắt của bọn xã hội đen, Liễu đã bị thương tích đầy mình. Liễu bê bết máu tìm đường về nhà với gia đình, gia đình đã đưa Liễu đi nhà thương để giải phẫu cứu sống Liễu. Phim kết mở khán giả hiểu sao thì hiểu?Liễu chết hay sống tùy theo khán giã định đoạt.
Đây là một bộ film tâm lý xã hội của đạo diễn Hoàng Anh Tuấn, âm nhạc : Y Vân, do ca s ĩ Ph ư ơng Dung tr ình b ày ca kh úc ch ính “Xa l ộ kh ông đ èn”.
Trong bộ film này, các bạn sẽ gặp lại một người nghệ sĩ đã quá cố tài sắc vẹn toàn - nữ nghệ sĩ cải lương Thanh Nga, ca sĩ Hoài Trung, Cố NSND Năm Châu, ca sĩ Trang Thanh Lan, Tâm Phan, nghệ sĩ cải lương Dũng Thanh Lâm, cố nghệ sĩ Túy Hoa, danh hài Phi Thoàn, cố nghệ sĩ Kim Cúc (vợ NSND Năm Châu), cố nghệ sĩ Trần Văn Trạch…
Những chuyện bên lề:
1/ Thanh Nga trong “Xa lộ không đèn” cũng có những câu chuyện rất vui. Tất nhiên, muốn ăn khách, trong phim phải có một chút “sex” cho nó ươn ướt, đó là đoạn Thanh Nga sau khi bị …bề hội đồng, đã tiếp tục rơi sâu hơn trong hố trụy lạc của cuộc đời và trở thành một vũ nữ sexy. Thanh Nga, thần tượng của hàng triệu khán giả Nam Bộ, mà lắc lắc bụng, ẹo mông là hết ý rồi, vì từ trước tới nay, coi Thanh Nga diễn tuồng trên sân khấu, quần áo năm bẩy lớp kín mít đừ đầu tới chân, làm sao mà biết dưới những lớp áo đó có cái gì. Tất nhiên, một đại tài danh như Thanh Nga, làm sao chịu “tụt” cho ĐD Hoàng Anh Tuấn quay được, nhưng với xảo thuật chắp vá của điện ảnh, cái đó không thành vấn đề, đầu Thanh Nga đít người ta là chuyện dễ ợt. Vì thế, Đạo Diễn Tuấn cần một figurante, một em hình nhân thế mạng để diễn tả ph ía sau của Thanh Nga. Ông Hoàng Anh Tuấn quay phim biết là chuyện ngụy tạo ráp nối, còn những tín đồ của Thanh Nga làm sao mà biết được, chuyện “đầu với đít tuy hai mà một, đít với đầu tuy một mà hai”. Xem xong Xa Lộ Không Đèn khán giả ái mộ tất phải đinh ninh “bên trong” Thanh Nga là vậy đó!!!
2/ Người “đóng thế” Thanh Nga tên là Lệ Tuyền.Cô này làm nghề vũ nữ ở Đệ Nhất khách sạn.Lệ Tuyền cũng khuôn mặt trái soan bầu bầu, nước da mịn màng, trắng toát…vòng số 1, số 2, số 3, đều đúng chỉ số, mà ăn nói lại hiền lành nhỏ nhẹ.Tới lúc quay, tuy là vũ nữ nhưng cô em cũng không chịu cởi, và ĐD Tuấn đã phải vận dụng tối đa nghề nói phét để thuyết phục. Mọi nguời bị đuổi ra hết, trong phòng chỉ còn lại ĐDTuấn, cameramen và cô nàng ĐD Tuấn nói đại khái: “Em phải hiểu là mình đang làm nghệ thuật, nghệ thuật là trong sạch tuyệt đối. Đối với anh lúc này, em chỉ là một tài tử của anh, không phải là một người đàn bà, anh nhìn em cũng như ống kính nhìn những nét đẹp của em thôi...” Và khi phim chiếu, khán giả chỉ thấy thân hình thật đẹp của một vũ công và nháng nháng gương mặt của Thanh Nga nhưng không thấy Lệ Tuyền đâu cả.… Lúc quay phim “Xa Lộ Không Đèn”, Lệ Tuyền khoảng trên duới 20 tuổi.Trong những báo ngày trước, thường có những truyện tiểu thuyết bằng hình (photo romance). Để đền bù chuyện Thanh Nga mượn thân hình trình diễn, Lệ Tuyền đóng truyện bằng hình tuy không ngọ nguậy được nhưng ít nhất thiên hạ cũng biết tới mặt đẹp của cô và dùng làm bậc thang đầu tiên trong nghề điện ảnh vậy.
3/ Kịch sĩ Ngọc Phu trong một cuộc phỏng vấn tại Hải Ngoại, khi nhận xét về các nữ diễn viên điện ảnh trước năm 1975 có nói:
“Đối với tôi, diễn viên Việt Nam, người diễn xuất được, có thể nói chỉ có một mình cô Thanh Nga thôi. Đóng với Thanh Nga bốn phim tôi thấy, cô nhập vai và dẫn mình theo cô, đúng như nhân vật đó. Thí dụ như cô đóng vai cô bán hàng, là đúng cô bán hàng, tư cách của cô bán hàng. Cô đã lột mình đi, bỏ cái mình ra, để hoàn thành đúng với vai diễn” .
4/Trang Thanh Lan đ óng vai em gái của Liễu. Thời đóng phim này còn rất trẻ và rất đẹp. Trang Thanh Lan đến nay đã có gần 40 năm tuổi nghề, kể từ lần xuất hiện đầu tiên của cô trên sân khấu rạp Quốc Thanh vào năm 1968 trong chương trình “Văn Nghệ Tạp Lục” của nghệ sĩ Tùng Lâm, cũng chính là người đã dẫn dắt cô vào làng văn nghệ sau khi trúng tuyển cuộc thi Tuyển Lựa Ca Sĩ do Tùng Lâm tổ chức. Trang Thanh Lan tên thật là Nguyễn Lệ Liễu, tuổi Tỵ, ngày sinh nhật là 7 Tháng Sáu, thích màu trắng và tím, và con số 9. Cô chuyên trình bày loại nhạc dân ca, ca ngợi quê hương và tình yêu. Nhạc phẩm “Giăng Câu” do cô và Quang Bình trình bày hiện được coi như là một trong những nhạc phẩm được khán giả ưa thích nhất. Trang Thanh Lan xuất hiện trước ống kính video lần đầu tiên tại hải ngoại trong chương trình Paris By Night 20.CD mới nhất của Trang Thanh Lan mang tựa đề “Mơ Về Dĩ Vãng” hoàn tất Tháng Tám năm 2005 và đang được Trung Tâm Thăng Long (714-899-7898) độc quyền phát hành. CD này gồm 10 ca khúc: Mơ Về Dĩ Vãng (của Trần Quang Vinh), Lẻ Bóng, Tiếng Xưa, Mất Nhau Rồi, Tiếng Mưa Rơi, Những Ngày Xưa Thân Ái, Anh Còn Nợ Em, Hai Phương Trời Cách Biệt, Hương Xưa (tác giả: Vũ Hoàng), Xin Anh Giữ Trọn Tình Quê.Bí quyết giữ được dáng dấp và giọng nói tươi trẻ như vậy là nhờ không suy nghĩ nhiều, ăn ngủ đầy đủ. TTL đã chia tay với Quang Bình 5 năm. Quang Bình hiện sống với vợ con ở Việt Nam. Bố Hùng Cường đã qua đời năm 1995. tuổi con rắn. Có 2 con, 1 trai, 1 gái. Con trai là Quốc Anh, hát trong nhóm V-Pop của trung tâm Vân Sơn. Còn con gái thì vừa tốt nghiệp đại học và đang đi làm.
5/ Vai Bà Mẹ hiền do cô Xuân Dung đóng.Cô Xu ân Dung là một trong những diễn viên s ân khấu, kịch nghệ.Trước năm 1954, cô Xuân Dung từng được khán giả Hà nội mê mệt qua vai Phồn Y của vở kịch “Lôi Vũ” diễn tại nhà hát lớn Hà nội.Tham gia điện ảnh rất nhiều bộ phim khác như: Kim- trai thời loạn, Đôi mắt người xưa, Nàng, Tơ Tình…Năm 1966, tại đại hội điện ảnh Á Châu lần thứ 13, nữ diễn viên Xuân Dung đã được trao tặng giải thưởng nữ diễn viên xuất sắc nhất với vai diễn trong phim “Đôi mắt người xưa” của hãng Liêm Phim sản xuất. Đây là một vinh dự lớn vì Xuân Dung là diễn viên điện ảnh miền nam đầu tiên đoạt được giải thưởng lớn về điện ảnh trên trường quốc tế.
6/ Nghệ sĩ Năm Châu đóng vai Bác sĩ. Ông tên thật là Nguyễn Thành Châu, sinh ngày 9/1/1908 tại làng Điều Hòa, tổng Thiệu Trị, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho. Năm Châu là một nghệ sĩ tiên phong tài hoa của sân khấu cải lương, người có công đặt nền móng cho nghệ thuật cải lương từ thuở sơ khai. Ông đã nổi danh cùng với những nghệ sĩ Ba Du, Từ Anh, Tám Danh, Tư Út, Tư Chơi, Ba Vân, Hai Tiên, Bảy Nhiêu. Ông vừa là người thầy, vừa là người bạn diễn tâm đắc của nghệ sĩ Phùng Há. Ông cũng là bậc tiền bối có công đào tạo nhiều lớp diễn viên kế thừa để nghệ thuật cải lương không ngừng phát triển vững mạnh. Bên lĩnh vực điện ảnh, ông là một trong những người đã đào tạo, na6ntg đỡ cô bé Nguyễn Kim Phụn trở thành đại minh tinh Thẩm Thúy Hằng của làng điện ảnh Việt Nam. Nghệ sĩ Năm Châu từng viết kịch bản, làm đạo diễn và diễn viên các bộ phim "Quan Âm Thị Kính, Những Tấm Lòng Vàng (1965), Người Đẹp Bình Dương (1958), Người Thợ Vẽ (1959), Mưa Ngâu (1960), Hai Người Mẹ, Thế hệ Hai Mươi (1961), Chiều Kỷ Niệm (1969), Con Ma Nhà Họ Hứa (1971), Sợ Vợ Mới Anh Hùng, Quái Nữ Việt Quyền Đạo, Năm Vua Hề Về làng (1974)"….Nghệ sĩ Năm Châu mất ngày 21/4/1978 thọ 72 tuổi.
7/ ĐẠO DI ỄN HOÀNG ANH TUẤN
Hoàng Anh Tuấn là người Hà Nội nhưng thân mẫu lại là giòng giõi hoàng tộc ở Huế. Ông ngoại của Hoàng Anh Tuấn nguyên là họ Chế, gốc Chiêm Thành, sau chiến tranh Chiêm Việt, vua nhà Nguyễn có bắt một số nghệ nhân Chiêm Thành đem về kinh đô. Ông họ Chế này học đỗ Tiến Sĩ, có tài viết chữ đẹp và rất được nhà Vua tin dùng. Ông kết hôn với một công chúa cháu của vua Thiệu Trị và sinh ra thân mẫu của nhà thơ Hoàng Anh Tuấn.
Trước năm 1975, Hoàng Anh Tuấn là một đạo diễn phim, nhà viết kịch hay là một ký giả hơn là một nhà thơ. Tuy vậy, chung cuộc, từ lúc mới lớn cho tới lúc cuối cuộc đời thơ vẫn là người tình gắn bó với cuộc đời và tâm hồn ông hơn hết. Với tuổi bảy mươi ba, Hoàng Anh Tuấn vừa cho ấn hành tập thơ thứ hai“Yêu Em, Hà Nội và Những Bài Thơ Khác”, tập thơ thứ nhất mang tên “Về Provens”được ra đời tại Paris (cùng lúc với Thơ Nguyên Sa) năm 1955, lúc tác giả mới hai mươi ba tuổi, một khoảng xa năm mươi năm tròn.
Hoàng Anh Tuấn sinh ngày 7 tháng 5 năm 1932 tại Phố Nhà Chung, Hà Nội trong một gia đình năm anh em mà ông là con trai cả và duy nhất. Chưa học xong bậc trung học, năm 16 tuổi, sợ tới tuổi lính Hoàng Anh Tuấn đã được gia đình “đẩy” qua Tây, gởi nhờ một ông bạn của bố là ông Tham Giăng (Jean), “một ông Tây lai biết chơi tổ tôm”, ở tại thành phố Nice trông coi. Hoàng Anh Tuấn học lại lớp “secondaire” ở một trường dòng tư thục, nhưng mới một năm, ông tình cờ gặp Nguyên Sa Trần Bích Lan từ Paris về nghỉ hè ở Nice và rủ rê Hoàng Anh Tuấn bỏ nhà đi Paris bụi đời. Hoàng Anh Tuấn thích quá, bỏ Nice, về tới Paris mới báo cho ông già Giăng hay. Sau đó Hoàng Anh Tuấn theo học tiếp tại Povens, một tỉnh cách “thủ đô ánh sáng” khoảng 100km, nửa chừng lại bỏ thi vào IDHEC, một trường điện ảnh khá nổi tiếng ở Paris, nơi mà Lê Mộng Hoàng, Lê Hoàng Hoa đã theo học, về sau trở thành những đạo diễn nổi tiếng ở miền Nam. Năm 1954, Hoàng Anh Tuấn kết hôn với cô Ngô Thị Liên, một sinh viên Dược Khoa tại Paris và hai người sinh hạ được một gái một trai. Năm 1958, Hoàng Anh Tuấn về Saigon, hy vọng theo nghề điện ảnh, ông làm đạo diễn cho hãng phim Alpha của Thái Thúc Nha. Nhưng chỉ ít lâu, nghề điện ảnh không đủ sinh sống, Hoàng Anh Tuấn lại xoay nghề đi làm báo trong giai đoạn mới vào nghề,
Năm 1965, Hoàng Anh Tuấn nổi máu giang hồ, bỏ nghề báo đi theo tiếng gọi của ngành vô tuyến. Đây là thời gian ổn định nhất của Hoàng Anh Tuấn, khi ông làm đài phát thanh, vợ ông dạy tại trường Trung Học Yersin, gia đình ở Đà Lạt gần mười năm cho tới năm 1974, ông mới về lại Saigon.
Hoàng Anh Tuấn được coi như người nghệ sĩ “bá nghệ”, về kịch, ông là tác giả nhiều vở được trình diễn tại sân khấu miền Nam trong đó hai vở kịch nổi tiếng nhất của ông là “Hà Nội 48” và “Ly Nước Lọc”. Về điện ảnh, ông là đạo diễn của nhiều phim như: “Nước Mắt Đêm Xuân”, “Hai Chuyến Xe Hoa”, “Xa Lộ Không Đèn”và “Ngàn Năm Mây Bay”...
Hoàng Anh Tuấn “tự hưu trí” tại San Jose, tiếp tục làm thơ nhưng chừa rượu, bỏ thuốc lá vì bệnh tật cũng thường lui tới thăm viếng nhà thơ này. Hoàng Anh Tuấn có sáu con, hai trai, bốn gái hiện sinh sống tại Santa Ana, Washington DC, Dallas và Houston.
Cuộc đời của Hoàng Anh Tuấn đã trải qua những tháng năm ở những vùng đất đã mang ý thơ cho nhiều thi sĩ Việt Nam là Paris, Hà Nội và... Đà Lạt. Nhưng Hà Nội, một nơi mà ông sống một thời gian rất ngắn, chỉ với mười sáu năm của thời thơ ấu, nhưng đã để lại nhiều ấn tượng nhất trong đời sống của ông, một Hà Nội xa xôi từ hơn nửa thế kỷ…/.
LÊ QUANG THANH TÂM
ST
Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn xin gởi mây trời mang đi
Nỗi buồn xin gởi mây trời mang đi
- duyenkaty
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 129
- Ngày tham gia: Tư T3 08, 2006 4:00 pm
- Tiếp xúc:
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc: