THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Đệ nhất đào thương Bắc Hà: BÍCH HỢP - nhạc
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
BÍCH HỢP CÙNG VỚI XUÂN LÔI.PHÙNG TỬ LÂN,XUÂN KHUÊ,XUÂN TIÊN
Ban nhạc Bích Hợp. Ảnh "chôm" từ trang nhà của nhạc sĩ Xuân Lôi,Xuân Tiên... Người từ là từ phương Bắc.......
Sửa lần cuối bởi 1 vào ngày tancogiaoduyen với 0 lần sửa trong tổng số.
- utngoc
- Thành viên nhiệt tình
- Bài viết: 3711
- Ngày tham gia: Hai T7 26, 2004 5:00 pm
- Tiếp xúc:
-
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 6975
- Ngày tham gia: Chủ nhật T5 16, 2004 5:00 pm
- Đến từ: hawaii
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
- TranKhanh
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 17883
- Ngày tham gia: Năm T2 17, 2005 4:00 pm
- Đến từ: Vùng Trời Hiu Quạnh
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Nhạc sĩ Xuân Tiên
Nhạc sĩ Xuân Tiên sinh năm 1921.
Như thế, năm nay ông đã ở ngoài tuổi 80, tuổi của các nhạc sĩ cao tuổi nhất của chúng ta hiện “vẫn còn tại thế”.
Chữ nghĩa nghe dễ sợ.
Viết về Xuân Tiên nhiều người đã dùng tiếng “cụ”.
Nhớ lại cách đây chẳng bao lâu, cứ ở tuổi ngoài 50 một chút người ta đã gọi nhau bằng “cụ” rồi.
Cái khoảng cách giữa hai tiếng “cụ” ấy là 30 năm.
Vậy mà 30 năm sau, gọi bằng “cụ” một người thường 30 năm trước đã được gọi bằng “cụ” rồi, người ta vẫn thấy có vẻ hơi sớm!
Ðiều ấy chứng tỏ tuổi thọ trung bình của người ta đã tăng khá nhiều.
Xuân Tiên thuộc lớp nhạc sĩ đầu tiên của chúng ta, và, theo đúng như chữ dùng của ông, được “rèn luyện kỹ năng sử dụng nhạc cụ và kiến thức nhạc học” một cách cẩn thận.
Ông học cả nhạc lý Tây Phương lẫn Trung Hoa.
Ông sử dụng được rất nhiều nhạc khí, đặc biệt là kèn clarinet, saxophone, flute, trumpet, guitar, violin... và hầu hết các nhạc cụ cổ truyền Việt Nam, Thái Lan, Lào, Cam Bốt.
Xuân Tiên cùng bào huynh là nhạc sĩ Xuân Lôi cải tiến sáo tre thành hai loại 10 lỗ và 13 lỗ, có khả năng bao gồm nhiều âm giai khác nhau, kể cả âm giai di chuyển. Hai loại sáo này hiện được tàng trữ tại Musee de l’Homme, Paris, Pháp.
Ông cũng sáng chế ra cây đàn 60 dây có khả năng bao gồm tất cả các âm giai. Cách trình tấu tương tự như cây đàn tranh nhưng tay phải để khảy giai điệu còn tay trái để đệm hợp âm.
Còn cây đàn bầu đã được ông cải tiến với trái bầu dài làm hộp khuếch âm. Ðàn này đã được đem ra trình tấu nhiều lần ở Úc Ðại Lợi và được gọi là đàn bầu Xuân Tiên.
Xuân Tiên sáng tác khá nhiều ca khúc.
Những ca khúc phổ thông nhất của ông là các bản: “Chờ Một Kiếp Mai”, “Khúc Hát Ân Tình”, “Hận Ðồ Bàn”, “Về Dưới Mái Nhà”, “Duyên Tình” v.v...
Trừ bài “Chờ Một Kiếp Mai” một sáng tác chung với Ngọc Bích, viết theo thể điệu tango có một chút âm hưởng gì đó của nhạc mới, nhạc Tây Phương, tất cả các ca khúc còn lại của Xuân Tiên đều được viết trên cái nền ngũ cung của nhạc cổ truyền dân tộc. Vì vậy, dù ông khai triển thế nào, nhạc ông vẫn giữ được vẻ thuần nhất và rất Việt Nam.
Khi còn ít tuổi ông được theo thân phụ sang Cao Mên, nhờ đó, có cơ hội trực tiếp học và nghiên cứu nhạc của xứ Chùa Tháp. Ca khúc “Hận Ðồ Bàn” của ông ghi dấu cuộc “giao hưởng” này của tâm hồn ông với cảnh và tình xứ người:
Rừng hoang vu
Vùi lấp bao nhiêu uất căm hận thù
Ngàn gió ru
Muôn tiếng vang trong tối tăm mịt mù
Vạc kêu sương
Buồn nhắc đây bao lúc xưa quật cường
Ðàn đóm vương
Như bóng ai trong lúc đêm trường về
Rừng trầm cô tịch
Ðèn cao thác sâu
Ðồi hoang suối reo
Hoang vắng cheo leo
Ngàn muôn tiếng âm
Tháng năm buồn ngân
Âm thầm hòa bài hận vong quốc ca
Xuân Tiên cho biết, ông viết khá nhiều ca khúc, nhưng cho đến nay chỉ còn nhớ được khoảng 40 bài để cho in vào tập “Duyên Tình Xuân Tiên”.
Cũng có thể nói, Xuân Tiên không viết gì khác ngoài tình ca. Nhưng tình ca của ông luôn gắn liền con người với đất nước chứ không chỉ là cái riêng giữa hai người với nhau.
Ông viết lời ca rất thận trọng. Có vẻ như ông đã đắn đo từng chữ. Vì thế, không có gì lạ, khi người ta thấy ông than phiền “các anh chị ca sĩ cứ hát sai lời của tôi”.
Và, ngoài tập nhạc “Duyên Tình Xuân Tiên”, gần đây người ta còn thấy ông cho xuất bản một tập thơ lấy tên là “Thơ Xuân Tiên” nữa.
KHÚC HÁT ÂN TÌNH
Người từ [là] từ phương Bắc
Ðã qua dòng sông [sông] dài
Tìm đến phương này một nhà thân ái
Ơi... tình Bắc duyên Nam
Tình chung muôn đời ta đắp xây.
Gặp nàng [là] nàng thôn nữ
Mắt duyên cười say môi hồng
Tìm thắm đôi lòng mộng vàng chung bóng
Ơi... mạch đất dâng hương [là] hương
Cần lao chung đời vai sánh vai
Cùng góp bàn tay thương yêu nhau rồi
Ngô khoai hai mùa ngát mốt niềm vui [chung] vui
Cho thơm hương đời lúa vàng tình ơi
Ngày mai hạnh phúc nơi nơi reo cười
Quê hương thôi đau sầu ngăn sông núi cách chia
Ta đem yêu thương về cho phương Bắc
Tìm về mảnh vươn hoa thắm
Hái bông tầm xuân trao nàng
Lời hát ân tình hồng hồng đôi má
Ơi... đời sống yên vui [là] vui
Dìu nhau đi vào chung bóng mơ.
Nhạc sĩ Xuân Tiên sinh năm 1921.
Như thế, năm nay ông đã ở ngoài tuổi 80, tuổi của các nhạc sĩ cao tuổi nhất của chúng ta hiện “vẫn còn tại thế”.
Chữ nghĩa nghe dễ sợ.
Viết về Xuân Tiên nhiều người đã dùng tiếng “cụ”.
Nhớ lại cách đây chẳng bao lâu, cứ ở tuổi ngoài 50 một chút người ta đã gọi nhau bằng “cụ” rồi.
Cái khoảng cách giữa hai tiếng “cụ” ấy là 30 năm.
Vậy mà 30 năm sau, gọi bằng “cụ” một người thường 30 năm trước đã được gọi bằng “cụ” rồi, người ta vẫn thấy có vẻ hơi sớm!
Ðiều ấy chứng tỏ tuổi thọ trung bình của người ta đã tăng khá nhiều.
Xuân Tiên thuộc lớp nhạc sĩ đầu tiên của chúng ta, và, theo đúng như chữ dùng của ông, được “rèn luyện kỹ năng sử dụng nhạc cụ và kiến thức nhạc học” một cách cẩn thận.
Ông học cả nhạc lý Tây Phương lẫn Trung Hoa.
Ông sử dụng được rất nhiều nhạc khí, đặc biệt là kèn clarinet, saxophone, flute, trumpet, guitar, violin... và hầu hết các nhạc cụ cổ truyền Việt Nam, Thái Lan, Lào, Cam Bốt.
Xuân Tiên cùng bào huynh là nhạc sĩ Xuân Lôi cải tiến sáo tre thành hai loại 10 lỗ và 13 lỗ, có khả năng bao gồm nhiều âm giai khác nhau, kể cả âm giai di chuyển. Hai loại sáo này hiện được tàng trữ tại Musee de l’Homme, Paris, Pháp.
Ông cũng sáng chế ra cây đàn 60 dây có khả năng bao gồm tất cả các âm giai. Cách trình tấu tương tự như cây đàn tranh nhưng tay phải để khảy giai điệu còn tay trái để đệm hợp âm.
Còn cây đàn bầu đã được ông cải tiến với trái bầu dài làm hộp khuếch âm. Ðàn này đã được đem ra trình tấu nhiều lần ở Úc Ðại Lợi và được gọi là đàn bầu Xuân Tiên.
Xuân Tiên sáng tác khá nhiều ca khúc.
Những ca khúc phổ thông nhất của ông là các bản: “Chờ Một Kiếp Mai”, “Khúc Hát Ân Tình”, “Hận Ðồ Bàn”, “Về Dưới Mái Nhà”, “Duyên Tình” v.v...
Trừ bài “Chờ Một Kiếp Mai” một sáng tác chung với Ngọc Bích, viết theo thể điệu tango có một chút âm hưởng gì đó của nhạc mới, nhạc Tây Phương, tất cả các ca khúc còn lại của Xuân Tiên đều được viết trên cái nền ngũ cung của nhạc cổ truyền dân tộc. Vì vậy, dù ông khai triển thế nào, nhạc ông vẫn giữ được vẻ thuần nhất và rất Việt Nam.
Khi còn ít tuổi ông được theo thân phụ sang Cao Mên, nhờ đó, có cơ hội trực tiếp học và nghiên cứu nhạc của xứ Chùa Tháp. Ca khúc “Hận Ðồ Bàn” của ông ghi dấu cuộc “giao hưởng” này của tâm hồn ông với cảnh và tình xứ người:
Rừng hoang vu
Vùi lấp bao nhiêu uất căm hận thù
Ngàn gió ru
Muôn tiếng vang trong tối tăm mịt mù
Vạc kêu sương
Buồn nhắc đây bao lúc xưa quật cường
Ðàn đóm vương
Như bóng ai trong lúc đêm trường về
Rừng trầm cô tịch
Ðèn cao thác sâu
Ðồi hoang suối reo
Hoang vắng cheo leo
Ngàn muôn tiếng âm
Tháng năm buồn ngân
Âm thầm hòa bài hận vong quốc ca
Xuân Tiên cho biết, ông viết khá nhiều ca khúc, nhưng cho đến nay chỉ còn nhớ được khoảng 40 bài để cho in vào tập “Duyên Tình Xuân Tiên”.
Cũng có thể nói, Xuân Tiên không viết gì khác ngoài tình ca. Nhưng tình ca của ông luôn gắn liền con người với đất nước chứ không chỉ là cái riêng giữa hai người với nhau.
Ông viết lời ca rất thận trọng. Có vẻ như ông đã đắn đo từng chữ. Vì thế, không có gì lạ, khi người ta thấy ông than phiền “các anh chị ca sĩ cứ hát sai lời của tôi”.
Và, ngoài tập nhạc “Duyên Tình Xuân Tiên”, gần đây người ta còn thấy ông cho xuất bản một tập thơ lấy tên là “Thơ Xuân Tiên” nữa.
KHÚC HÁT ÂN TÌNH
Người từ [là] từ phương Bắc
Ðã qua dòng sông [sông] dài
Tìm đến phương này một nhà thân ái
Ơi... tình Bắc duyên Nam
Tình chung muôn đời ta đắp xây.
Gặp nàng [là] nàng thôn nữ
Mắt duyên cười say môi hồng
Tìm thắm đôi lòng mộng vàng chung bóng
Ơi... mạch đất dâng hương [là] hương
Cần lao chung đời vai sánh vai
Cùng góp bàn tay thương yêu nhau rồi
Ngô khoai hai mùa ngát mốt niềm vui [chung] vui
Cho thơm hương đời lúa vàng tình ơi
Ngày mai hạnh phúc nơi nơi reo cười
Quê hương thôi đau sầu ngăn sông núi cách chia
Ta đem yêu thương về cho phương Bắc
Tìm về mảnh vươn hoa thắm
Hái bông tầm xuân trao nàng
Lời hát ân tình hồng hồng đôi má
Ơi... đời sống yên vui [là] vui
Dìu nhau đi vào chung bóng mơ.
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Tiểu Sử Nhạc-sĩ Xuân-Lôi
Trần Quang Hải
Nhạc sĩ Xuân Lôi (Phạm Xuân Lôi. Pháp danh Nguyên Lực) sinh ngày 17 tháng 10-1917 Mậu Ngọ, Hà-Nội
Tạ thế vào lúc 08:00 giờ, sáng ngày 29-8-2006 DL. Bính Tuất 5-7-2006 AL.
Hưởng thọ 89 tuổi
Vài hàng tiểu-sử
Nhạc-sĩ Xuân-Lôi sinh ngày 17 tháng 10, 1917 tại Hà-Nội. Thân-phụ ông là cụ Phạm-xuân-Trang, cũng là nhạc-sĩ, từng theo học nhạc cổ Trung-quốc với các ban-nhạc Tàu và cũng có lập ban-nhạc đi trình-diễn. Trong nhà có tấ cả là 6 anh em : Xuân-Thư, Xuân-Oai, Xuân-Lôi, Xuân-Tiên, Xuân-Khuê và Xuân-Tuấn. Khi còn nhỏ, Xuân-Lôi đã nắm vững kỹ-thuật nhạc-khí Tàu và thông-thuộc bài bản Tàu.
Buổi trình-diễn đàu-tiên trước công-chúng của nhạc-sĩ Xuân-Lôi tại Khai-Trí Tiến-Đức rất thánh-công. Năm 10 tuổi ông học nhạc-lý, học nhạc-khí tây-phương như: Măng-cầm ( Mandoline ), kèn saxo baryton, rồi kèn saxo alto, hắc tiêu ( Clarinette ).
Năm 1936, ông theo cha sang Cao-Miên, trình-diễn và lợi dụng cơ-hội này ghi chép 30 bài ca Cao-Miên và học cách đàn nhạc khí Cao-Miên của dàn nhạc Pinpeat ( khong vong, roneat, tro, pey or v.v.....).
Năm 1940, người cha của ông định-cư tại Bao-Vinh ( miền Trung ) nên ông co dịp làm quen với nhạc Huế. Sau đó ông cùng người em là nhạc-sĩ Xuân-Tiên ra Hà-Nội cộng-tác với các vũ-trường để sinh sống.
Năm 1942, ông và người em, nhạc-sĩ Xuân-Tiên, đi theo đoàn cải-lương Tố-Như vô Sài-gòn nhân-dịp hội chợ trình-diễn và lưu-diễn khắp lục-tỉnh miền Nam. Nhờ vậy nhạc-sĩ Xuân-Lôi học hỏi thêm nhạc cải-lương và các điệu hồ-quảng.
Năm 1943, đoàn cải-lương Tố-Như trở ra Bắc. Ông rời gánh và năm 1944, hai anh em ông đàn cho các vũ-trường Lucky-Star, Moulin Rouge tại ngã tư Sở, rồi tại vũ-trường Victory, hotel Spendide, Taverne Royale ở Hà-Nội. Trong thời-gian này, ông học thêm vĩ-cầm ( Violon ), hâ-ut-cầm ( Guitare Hawaienne ), trống, đàn banjo alto v.v....
Trong thời-gian tản-cư ( khoảng 1946 ), Xuân-Lôi và Xuân-Tiên lập ban-nhạc Lôi-Tiên đi diễn lưu-động và đàn cho gánh cải-lương Bích-Hợp.
Xuân Lôi - Phùng Tử Lân - Bích Hợp - Xuân Khuê - Xuân Tiên
Từ năm 1949 tới 1950, hai anh em lên tận vùng Thái-Nguyên nhập vào ban văn-hoá-vụ với trưởng ban là Hoài-Thanh. Ông có dịp gặp-gỡ các văn-nghệ-sĩ nổ tiếng như: Phan-Khôi, Tố-Hữu, Thế-Lữ, Văn-Cao, Canh-Thân, Lê-Hoàng-Long, Quốc-Vũ, Nguyễn-Tuân.
Trong thời gian ở Thái-Nguyên, ông đã ký-âm mấy chục ca-khúc dân-tộc Chèo thiểu-số. Ông đã cùng Xuân-Tiên nghiên-cứu cách làm ống sáo 10 lỗ và 13 lỗ, có đủ các bán cung để có thể thổi các bản nhạc Tây-phương. Ông chế các ống sáo từ do, re, mi, fa, sol, la, si. Ông còn chế-biến với ống nứa để làm nhạc-khí khác như bộ trống nứa .
Năm 1951 hai anh em đi Nam-Định làm việc ở dancing Văn-Hoa. Ít lâu sau với một thành-phần 12 nhạs-sĩ, ông cùng họ làm việc tại nhà-hàng Le Coq d'Or.
Năm 1953, ông vào Sài-gòn làm việc tại vũ-trường Kim-Sơn, Bồng-Lai, Lê-LAi, Mỹ-Phụng, Văn-Cảnh. Rồi làm đài phàt-thanh Pháp-Á, đài Sài-gòn, đài Tiếng noi Tự-Do, đài tiếng nói Quân-Đội, lập ban nhạc lấy tên Hương-Xa, chuyên đàn nhạc jazz lời Việt.
Năm 1958, nhạc-sĩ Xuân-Lôi đoạt giải nhất với bản Tiếng hát quê-hương do ông bộ trưởng Trần-chánh-Thành trao tặng. Năm 1961, ông lại đoạt giải nhất qua bài Bài hát của người Tự-Do trong cuộc thi sáng-tác của đài Tiếng nói Quân-Đội.
Khi có đài truyền-hình, ông có cộng-tác, chánh với ban Tiếng Tơ-Đồng và ban Tuổ-Xanh. Cho đến trước khi mất Sài-gòn, ông điều-khiển ban nhạc tại nhà-hàng Maxim's do Hoàng-thi-Thơ tổ-chức văn-nghệ theo kiểu quốc-tế.
Trong thời gian sau thang 4 năm 1975 , nhạc-sĩ Xuân-Lôi có sáng-chế ra một cây đàn làm bằng lon sắt co 39 lon tức 39 nốt nhạc. Đàn được đặt tên là Xuanloiphone và thực-hiện xong ngày 20 tháng 7, 1976.
Nhạc sĩ Thanh-Tùng chụp hình làm tài-liệu và nhạc-sĩ Nguyễn-xuân-Khoát viết bài trên báo Tin-Sáng ngày 17 tháng 10,1979 về nhạc-khí này. Ông có sáng-chế một nhạc-cụ khác bằng nứa 29 nốt gọi là Mélobasse. Đàn Mélobasse chưa thực hiện xong vì thiếu phương-tiện.
Ngày 2 tháng 11, 1987, nhạc-sĩ Xuân-Lôi cùng gia-đình sang định-cư tại Pháp.
Nhạc sĩ Xuân-Lôi còn lại 27 ca-khúc, trong khi nhạc sĩ Xuân-Tiên còn lại 32 bài hát, trong số đó có bài Tình Bắc Duyên Nam là nổi-tiếng nhứt. Đặc-biệt là hai anh em đều sử-dụng ăm-giai ngũ cung để sáng tác nhạc.
Tôi có dịp gặp nhâc-sĩ Xuân-Lôi và mời anh vào thăm viện bảo-tàng Musée de l'Homme. Anh có tặng cho viện bảo-tàng hai cây sáo để tàng trữ. Tôi có giới-thiệu anh vào một quyển loại Who's Who mang tên là The International Directory of Distinguished Leadership dể ghi giữ tiểu-sử của anh. Trong thời gian ở Pháp, anh có làm lại cây đàn Xuanloiphone hòn tất vào ngày 31 tháng 12, 1991. Anh có biểu-diễn cho tôi nghe, có chụp hình lưu-niệm.
Thỉnh-thoảng anh góp mặt vào những buổi sinh-hoạt cộng-đồng Việt tại Paris.
TRẦN QUANG HẢI