WELCOME TO THE NEW PHORUM
THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Bye Bye .....
MC DUC TIEN
Nghệ sĩ lão thành Lệ Thẩm qua đời
[7mau]Nghệ sĩ lão thành Lệ Thẩm qua đời[/7mau]
Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm
[7mau]Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm[/7mau] Sau thời gian chống chọi với nhiều căn bệnh, nghệ sĩ Tùng Lâm đã trút hơi thở cuối cùng lúc 4 giờ 30 phút ngày 15-10 tại nhà riêng. Ông tên thật...
CHẾT VẪN KHÔNG YÊN!
-Mỗi con sông chảy mỗi cánh khác của riêng mình Tôi là dòng nước đảo điên Quen vượt thác vượt ghềnh Không thể im lìm trôi xuôi - Sông chảy về đâu buồn hay tĩnh lặng Ra đại dương...
TIN BUỒN: NS Bích Thủy qua đời,ở tuoi 73
[video]http://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/video] [youtube]https://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/youtube]
VUA NHẠC SẾN ĐI RỒI....
Nhạc sĩ Vinh Sử thường được khán giả gọi là 'vua nhạc sến' bởi hàng trăm ca khúc đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt. Sau khi ông qua đời, nhiều nghệ sĩ bày tỏ sự tiếc...
TRẢ LẠI TÊN CHÙA.
Hội Sân khấu trả lại bảng tên Chùa Nghệ sĩ. Ngày 20/06/2022. Hội Sân khấu trả lại tên Chùa Nghệ sĩ như ban đầu, sau hai ngày thay đổi bằng bảng "Nghĩa trang nghệ sĩ". Chiều 20/6,...
Buồn Nhất khi Nghệ sĩ Thanh Kim Huệ qua đời
Khộng theo dõi tin tức ở đây nhưng qua nhiều kênh thông tin khác, được biết nữ nghệ sĩ tài danh Thanh Kim Huệ qua đời, buồn ơi là buốn, buồn hơn hết, không phải thương ai ghét ai mà sao nghe buồn...
Phan ưu cuoi nam
MH đã gởi điện thơ chúc năm mới 2022 anh chị Trần quang Hải nhưng không nghỉ là anh đã ra đi ngày hôm nay mặc dù anh đã cầm cự với căn bệnh hiểm nghèo mấy năm nay rồi. Thôi ,như vậy anh nhẹ...
Nữ danh ca
Thanh Kim Huệ đã ra đi :hoa: :flower: :)) :cry:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Nghệ sĩ Hùng Cường ra đi, mang theo một nỗi bu

Nơi tưởng nhớ những NS đã quá cố.
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
Đăng trả lời
bye bye
Thành viên thường xuyên
Thành viên thường xuyên
Bài viết: 1908
Ngày tham gia: Tư T8 11, 2004 5:00 pm

Nghệ sĩ Hùng Cường ra đi, mang theo một nỗi bu

Bài viết chưa xem by bye bye »

Một số nghệ sĩ nổi danh đã từng góp phần vào sự thành công của một vài đoàn hát lớn, được đông đảo khán giả ái mộ, thường mang bệnh chủ quan, nghĩ rằng chỉ cần có tên tuổi của mình, đủ tạo cho buổi hát có kết quả tốt đẹp.

Hình ảnhSự việc này được chứng minh qua nghệ sĩ Hùng Cường, khoảng năm 1997 lúc anh mang bệnh khá nặng, chúng tôi từ San Diego lên thăm anh tại một căn nhà năm gần chợ Van Co. Nghệ sĩ Hùng Cường đã tâm sự với chúng tôi, anh cho biết khi mới định cư ở Hoa Kỳ không bao lâu, anh đã nôn nóng muốn thực hiện ngay một sân khấu cải lương, mà anh tin tưởng với tên tuổi cá nhân anh, đã đủ sức lôi cuốn được đông đảo khán giả. Anh thử nghiệm một đôi lần đầu tiên, qui tụ được vài nghệ sĩ chuyên nghiệp, còn hầu hết là suất hát buổi đầu. Khán giả đến ủng hộ khá đông, rồi dần dần thưa hết vào những lần tổ chức kế tiếp. Do đó, khiến anh buồn nản và suy nghiệm rút ra một bài học, muốn thực hiện một sân khấu cải lương có đầy đủ chất lượng nghệ thuật, lôi cuốn khán giả, không dễ dàng như anh tưởng tượng.

Chúng tôi chỉ biết an ủi và chia sẻ với nghệ sĩ Hùng Cường, về nỗi lòng mà anh đã ấp ủ với tất cả nhiệt tình đối với bộ môn cải lương, trong lúc anh đang nằm trên giường bệnh. Sau đó ít lâu nghệ sĩ Hùng Cường qua đời, chúng tôi có đến nhìn mặt anh một lần cuối, thắp ba nén hương trước bàn thờ, vừa vái van vừa thì thầm những lời vĩnh biệt cùng anh.

Anh Hùng Cường, anh là một nghệ sĩ lỗi lạc trên cả ba lĩnh vực Tân nhạc, Cải lương, Điện ảnh, anh được hàng triệu khán giả yêu mến. Anh có tấm lòng thiết tha với sân khấu, muốn đem hết sức mình để xây dự ng lại bộ môn nghệ thuật cải lương ở Hải ngoại. Nhưng dù sao anh cũng chỉ là một con én, khó tạo lại được mùa Xuân, chắc chắn tất cả những nghệ sĩ cải lương đến sau đều có chung tấm lòng như anh vậy. Cầu xin hương linh anh được bình yên nơi miền siêu thoát.

Sự ra đi của nghệ sĩ Hùng Cường là một mất mát lớn lao đối với ngành Cải lương ở Hải ngoại. Rồi lần lượt các nghệ sĩ nhạc sĩ cổ nhạc: Việt Hùng, Ngọc Nuôi, Hữu Phước, Hoàng Hải, Tám Trí, Trần Ngọc Thạch và mới đây là Dũng Thanh Lâm, cũng giã từ sân khấu, để lại một khoảng trống khó có người thay thế vào được.

Những năm về sau, số nghệ sĩ Cải lương đến định cư ở Nam Cali khá đông, qua nhiều hình thức như Văn Chung, Phượng Liên, Chí Tâm, Hà Mỹ Hạnh, Hoài Trúc Linh, Bình Trang, Linh Tuấn, Đoan Thy, Quốc Tuấn, Lam Triều, Thanh Kim Mỹ, Tuấn Minh, Bảo Châu, Tuấn Phong, Xuân Mỹ... Cộng thêm một số diễn viên trẻ trưởng thành ở Hải ngoại như: Thu Hồng, Thanh Huyền, Minh Hùng, Mộng Khanh, Tuấn Tài, Philip Nam, Duy Tâm, Quốc Nam, Quốc Hải, Đan Phượng, Chi Phượng, Ái Linh, Bảo Ngọc... cũng góp phần cho sinh hoạt cải lương, cùng lúc càng thêm sôi động.

Trước đây không lâu, vài nghệ sĩ đứng ra thành lập đoàn hát, hoặc tổ chức chương trình văn nghệ cải lương trình diễn mỗi tháng một lần như: Hoài Trúc Linh và Kim Xuyên Lan lập đoàn Thái Dương, Minh Tâm đoàn Thủ Đô. Hai nghệ sĩ Chí Tâm và Linh Tuấn kết hợp nhau, tổ chức chương trình Hòa Ca cổ nhạc, được năm bảy suất gì đó thì rã đôi, vì bất đồng ý kiến. Đoàn Thủ Đô của Minh Tâm lâu lâu quy tụ nghệ sĩ, trình diễn vài trích đoạn cải lương, nhưng dường như khán giả không được hài lòng cho lắm về mặt nghệ thuật.

Riêng nghệ sĩ Hoài Trúc Linh kết hợp với nữ nghệ sĩ Hà Mỹ Hạnh, và một số diễn viên trẻ, dưới bảng hiệu Thái Dương, tập dượt và trình diễn trọn tuồng cải lương qua các vở: Nặng nợ núi sông, Bóng hồng sa mạc, Hàn Mặc Tử, Bao công xử án Trần Thế Mỹ, Lấy chồng xứ lạ... Phải xác định nhóm Thái Dương của Hoài Trúc Linh, Hà Mỹ Hạnh, Kim Xuyên Lan, tương đối được khán giả khen ngợi, vì biết tận tình chăm sóc sân khấu từ cảnh trí tới âm thanh, ánh sáng, và nhất là trình diễn nguyên trọn vở tuồng.

Phạm Hà Nam
Sửa lần cuối bởi 1 vào ngày bye bye với 0 lần sửa trong tổng số.
bye bye
Thành viên thường xuyên
Thành viên thường xuyên
Bài viết: 1908
Ngày tham gia: Tư T8 11, 2004 5:00 pm

Bài viết chưa xem by bye bye »

Phong trào cải lương ở hải ngoại khó mà hệ thống hóa theo thời gian, vì nó phát sinh từng đợt từng hồi, do nhiều nhóm đứng ra tổ chức, đôi ba lần rồi dẹp bỏ. Không có đoàn hát chánh thức, thiếu diễn viên chuyên nghiệp, cho nên chỉ lâu lâu quy tụ được vài nghệ sĩ nổi danh, kết hợp với một số anh em bán chuyên nghiệp, thực hiện một suất hát rồi ngưng. Những vở tuồng được chọn lựa để trình diễn hoặc quay video ở Hải ngoại, hầu hết là những kịch bản nổi danh trước năm 75. Cơ bản phải dựa vào nghệ sĩ nổi tiếng, đã từng hát vai chánh của vở tuồng đó. Chẳng hạn như nghệ sĩ Thành Được từng diễn trong Nửa đời hương phấn, Tiếng hạc trong trăng, nghệ sĩ Hùng Cường trong Lấy chồng xứ lạ, Tình chú Thòn, nghệ sĩ Dũng Thanh Lâm trong Tâm sự loài chim biển...
Trình diễn lại các vở tuồng nổi danh, giống như con dao hai lưỡi, vừa gợi nhớ trong lòng khán giả để thu hút đông đảo, nhưng nó cũng tác hại vô cùng. Vì bởi số khán giả đã từng xem các đoàn đại bang trình diễn trước kia, với một sân khấu nghệ thuật tương đối hoàn hảo. Giờ đây với một sân khấu chấp vá, diễn viên không đồng đều, phông phi, màn cảnh, âm thanh, ánh sáng, không đáp ứng đúng mức thành thử có sự so sánh trong lòng khán giả, đánh giá nghệ thuật sân khấu cải lương ở hải ngoại còn quá non kém. Và dần dần cải lương mất đi nhiều khán giả.

Thực ra không thể tách được tấm lòng yêu thương nghề nghiệp của anh em nghệ sĩ, vì không có cách nào chọn lựa khác hơn. Điều kiện ở Hải ngoại hoàn toàn khác xa ở trong nước, muốn gầy dựng, phục hồi lại bộ môn cải lương, phải đứng trước trăm ngàn chuyện khó khăn. Nghệ thuật sân khấu là một bộ môn nghệ thuật vừa tổng hợp vừa trực tiếp, kịch bản là tiền đề, yếu tố quyết định, diễn viên là yếu tố trung tâm, hai yếu tố này hòa quyện lấy nhau như cá với nước. Phục vụ cho hai yếu tố trên, kéo theo nào là âm nhạc, tân cổ, rạp hát, âm thanh, ánh sáng, màn cảnh, phục trang, đạo cụ. Và tuồng tích phải được tập dượt một cách kỹ càng chu đáo, vì là nghệ thuật trực tiếp, nên không có việc trong lúc đang trình diễn, vì sơ suất mà kéo màn hát lại. Sở dĩ chúng tôi nêu lên sự việc này, để thấy rõ vô vàn khó khăn để thực hiện một vở tuồng cho đúng nghĩa, mà không như vậy thì không thể nào hay được. Đồng thời cũng để khuyến khích và ủng hộ tinh thần anh em nghệ sĩ, đã cố gắng từng bước từng phần, vẫn duy trì được những buổi hát cải lương, từ trước đến bây giờ ở Hải ngoại.

Giai đoạn ấy, từ lúc nghệ sĩ Hùng Cường định cư ở miền Nam Cali, phong trào cải lương lại có dịp rộ lên một lúc, vì tên tuổi của Hùng Cường nổi bật trên cả hai lĩnh vực Tân nhạc và Cải lương. Vở tuồng Lấy chồng xứ lạ của soạn giả Ngọc Điệp, mà trước năm 75 nghệ sĩ Hùng Cường đã diễn vai chánh trên sân khấu Dạ Lý Hương, được dàn dựng lại. Lần đầu tiên ở Hải ngoại, số nghệ sĩ nổi danh tập trung đông đảo như: Thành Được, Hùng Cường, Dũng Thanh Lâm, Kim Tuyến, Kiều Lệ Mai, Trâm Anh, Chí Thanh, Kim Xuyên Lan, trong buổi trình diễn tuồng Lấy chồng xứ lạ. Và nghe đâu số khán giả lên đến mấy ngàn người, nhưng rất tiếc một vở tuồng tập dượt công phu như vậy, nhưng chỉ hát một suất rồi ngưng.

Sau đó, nghệ sĩ Hùng Cường còn tiếp tục quy tụ một số diễn viên và thực hiện một vài tuồng mà anh đã từng hát chánh trước kia. Đặc biệt có hai vở tuồng mới Đôi mắt phượng của soạn giả Trần Văn Hương, Dáng đứng người hiền phụ của soạn giả Dạ Lý cũng do nhóm nghệ sĩ Hùng Cường, Kim Tuyến, La Thoại Tân, Thanh Huyền, Huỳnh Long Giang, Kim Xuyên Lan trình diễn. Điều đáng buồn nhất, mỗi vở tuồng chỉ trình diễn một lần rồi ngưng luôn, do đó mà thiếu kịch bản mới ở Hải ngoại.

Phạm Hà Nam
Hình đại diện của thành viên
mecailuongqua
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Tư T10 11, 2006 5:00 pm

Bài viết chưa xem by mecailuongqua »

Buồn nhất và ân hận nhất của một đời người nghệ sỉ là không được tiếp tục đem lời ca tiếng hát của mình phục vụ cho khán thính giả mộ điệu. Và cũng buồn thay cho những người hâm mộ không còn dịp thưởng thức tài nghệ của các nghệ sỉ tài danh yêu mến trên sân khấu nước nhà hay hải ngoại. Thời cuộc đã làm thay đổi tất cả. :cry:
lathuxua
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
Bài viết: 4149
Ngày tham gia: Hai T8 21, 2006 5:00 pm

Bài viết chưa xem by lathuxua »

:))
khangbang
Forum Mod
Forum Mod
Bài viết: 4485
Ngày tham gia: Sáu T7 01, 2005 5:00 pm
Đến từ: miền Tây
Tiếp xúc:

Bài viết chưa xem by khangbang »

mecailuongqua đã viết:Buồn nhất và ân hận nhất của một đời người nghệ sỉ là không được tiếp tục đem lời ca tiếng hát của mình phục vụ cho khán thính giả mộ điệu. Và cũng buồn thay cho những người hâm mộ không còn dịp thưởng thức tài nghệ của các nghệ sỉ tài danh yêu mến trên sân khấu nước nhà hay hải ngoại. Thời cuộc đã làm thay đổi tất cả. :cry:

:cry: :cry: :cry: :cry: :cry: :))
"Chỉ đôi chục năm về trước, có mấy ai ngờ có ngày người Việt kém chữ Việt đớn đau tới nỗi vĩnh viễn đánh mất nghĩa hiếu tri và canh tân tốt đẹp của hai âm tiết “cải lương”. Trích trong bài viết "Vọng Sài -gòn" từ báo Người đô-thị.
Đăng trả lời

Quay về