THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Một người nghệ sĩ
- thotnot
- Thành viên mới đến
- Bài viết: 91
- Ngày tham gia: Ba T8 17, 2004 5:00 pm
Một người nghệ sĩ
Vừa xem hình và đọc lời kể của ngocanh về cô Năm Cần Thơ, tôi thấy buồn cho kiếp đời nghệ sĩ quá. Tôi nhớ lại một người chú họ, và gởi đến các bạn một bài về ông mà tôi viết đã lâu:
MỘT NGƯỜI NGHỆ SĨ
Nhắc đến vọng cổ, tôi lại nhớ đến một người bà con trong dòng họ đã cho tôi một ấn tượng vô cùng đậm đà về điệu đàn réo rắt, câu hát ru thắm lòng người của câu vọng cổ.
Ngày còn học tại Long Xuyên, tôi ở trọ trong nhà của một ông chú họ. Ông là một tay phóng khoán, giao kết với nhiều người của đủ mọi tầng lớp. Không tuần nào lại không có ít nhất hai buổi tiệc. Ít người thì bữa nhậu nhỏ, đông người thì bàn tiệc lớn. Lúc bình dân thì ngồi xếp bằng dưới đất, khi sang cả thì bàn chén dọn đàng hoàng. Nhà của gần như không lúc nào dứt người.
Một bữa chiều nọ, một số người bà con và bạn bè đến chơi, thế là chén đũa, bia rượu được bày ra ngay trên chiếc chiếu trải ra ở giữa nhà. Thức ăn được làm đơn giản và cấp tốc. Cá lóc rang muối cuốn bánh tráng. Ra ao cá sau nhà kéo lên vài con, đập chết quăng vào chảo đã bỏ đầy muối hột. Khi muối nổ lách tách là được, đem con cá ra, tuột lớp vỏ là có ngay món nhậu. Rau thì cứ ra sau vườn hái dọc đường đi, rau cải trời, rau húng, rau đắng mọc hoang chật đất. Hôm đó tôi cũng ghé ngồi chung vào bàn tiệc để... phá mồi. Trong lúc mọi người đang vui vẻ, ồn ào bàn tán đủ mọi chuyện thì một người đàn ông bước vào nhà. Ông khoảng 30 tuổi, gương mặt đã có vết nhăn, hơi cháy nắng. Ông mặc chiếc áo sơ mi dài tay khá cũ, màu xanh dương đã hơi phai bạc. Chiếc quần cũng màu xanh dương và cũng không hơn gì chiếc áo. Chân mang đôi dép Nhật, tay cầm một hộp đàn ghi ta. Các người bà con của tôi ra chào đón ông, và tôi được biết ông là cũng một ông chú họ. Ông nội tôi và cha ông là anh em ruột. Chú Sáu Sĩ. Vì gia đình ông ở quê nội trong vùng sâu nên tôi không biết ông nhưng anh em của ông có một vài người tôi nghe đến.
Ông ngồi vào bàn tiệc và mọi người lại tiếp tục vui vẻ. Khi tàn buổi tiệc cũng đã gần 9 giờ tối. Gia đình ông chú chủ nhà dọn dẹp xong cũng ra ngồi chung nơi phòng khách. Chú Sáu Sĩ mở hộp đàn, nhẹ nhàng cầm ra một chiếc đàn ghi ta màu đen bóng. Sự tương phản giữa cây đàn và người chủ thật rõ ràng. Một bên được chăm sóc kỹ lưỡng, một phía dày dạn phong trần. Nghe đàn vọng cổ nhiều lần nhưng lần đầu tiên tôi mới nhìn thấy cây đàn một cách gần gũi như hôm ấy. Thùng đàn cũng như các cây ghi ta bình thường nhưng phím đàn hình như được đẽo lõm sâu hơn. Dây đàn hình như cũng mõng hơn. Tôi không biết nhạc khí nên chỉ quan sát phần hình thức. Chú Sáu so dây và bắt đầu dạo. Tiếng đàn của các danh cầm trong dĩa hát đã hay, đã thu hút nhưng đêm hôm đó ngồi cạnh người đàn, tôi mới thấy nó sao réo rắt, mê cuốn hồn người như vậy. Chú Sáu say sưa với cây đàn, tay chú bấm phím khi mạnh mẽ khi dịu dàng. Mắt chú mơ màng dường như quên hết mọi người xung quanh. Chú tôi đang trò chuyện cùng người bạn đồng hành, cùng cô nhân tình yêu mến. Chú không cần biết ai nữa, chỉ có chú và cây đàn cùng âm thanh huyền diệu. Sau đó, đám ca sĩ tài tử thay phiên nhau ca. Khi một vài câu vọng cổ, khi một bản Nam Ai. Chú Sáu cứ đàn không ngừng nghỉ, đệm cho tất cả mọi người một cách hân hoan. Có lẽ đây mới là lúc chú đang sống, lúc tâm hồn chứ đang hưởng được sự tự do vô tận. Đến hơn 11 giờ chương trình văn nghệ bỏ túi mới dứt, khách khứa ra về. Chú Sáu Sĩ ở lại chơi đêm đó. Mờ sáng sớm hôm sau, chú chào ông chú chủ nhà để ra đi. Cầm cọng mãi cũng không được. Người chú cầm đàn lại lủi thủi bước đi trên con đường đất dẫn ra lộ lớn.
Đó là lần duy nhất tôi gặp chú Sáu Sĩ. Đêm đó, tôi được hai ông chú, trong lúc chuyện trò, kể về cuộc đời của chú Sáu. Anh em chú đều thành học hành thành đạt, riêng chú đã bỏ học theo gánh hát để học ngón đàn của ông thầy đàn chánh. Cha mẹ bắt về, chú lại trốn đi. Sau cùng họ cũng đành phải chịu. Học được ngón đàn, chú trôi nổi khắp phương. Nhiều khi đói không đủ cơm ăn, đau không thuốc uống nhưng chú vẫn theo đuổi cái “nghiệp” và luôn luôn giữ chiếc đàn bên cạnh. Anh em có giúp đỡ nhưng đâu ai có thể cưu mang một người nghệ sĩ suốt đời được. Tôi hỏi chú tại sao chú theo chi cái nghiệp quá khốn cùng. Chú nói một câu mà tôi còn nhớ mãi: “Tại chú mê quá, con ơi!” Chỉ võn vẹn như vậy.
Cách đây vài năm, trong lần về Việt Nam tôi được ông anh chú bác kể về chú Sáu Sĩ. Không biết số phận đẩy đưa như thế nào mà một hôm chú đến nhà anh. Chiếc áo mặc rách , vá nhiều chỗ. Quần cũng sắp tơi ra. Tay cầm hộp đồ nghề hớt tóc. Ông đã đi bộ từ Cần Thơ xuống đến tận Cái Côn. Mấy mươi cây số. Ông anh tôi mua cho chú một bộ quần áo mới và tặng chú một chút tiền. Anh có hỏi chú đã bỏ nghề đàn từ lúc nào và cây đàn nay ở đâu. Chú lắc đầu không nói, mắt rưng rưng như muốn khóc.
MỘT NGƯỜI NGHỆ SĨ
Nhắc đến vọng cổ, tôi lại nhớ đến một người bà con trong dòng họ đã cho tôi một ấn tượng vô cùng đậm đà về điệu đàn réo rắt, câu hát ru thắm lòng người của câu vọng cổ.
Ngày còn học tại Long Xuyên, tôi ở trọ trong nhà của một ông chú họ. Ông là một tay phóng khoán, giao kết với nhiều người của đủ mọi tầng lớp. Không tuần nào lại không có ít nhất hai buổi tiệc. Ít người thì bữa nhậu nhỏ, đông người thì bàn tiệc lớn. Lúc bình dân thì ngồi xếp bằng dưới đất, khi sang cả thì bàn chén dọn đàng hoàng. Nhà của gần như không lúc nào dứt người.
Một bữa chiều nọ, một số người bà con và bạn bè đến chơi, thế là chén đũa, bia rượu được bày ra ngay trên chiếc chiếu trải ra ở giữa nhà. Thức ăn được làm đơn giản và cấp tốc. Cá lóc rang muối cuốn bánh tráng. Ra ao cá sau nhà kéo lên vài con, đập chết quăng vào chảo đã bỏ đầy muối hột. Khi muối nổ lách tách là được, đem con cá ra, tuột lớp vỏ là có ngay món nhậu. Rau thì cứ ra sau vườn hái dọc đường đi, rau cải trời, rau húng, rau đắng mọc hoang chật đất. Hôm đó tôi cũng ghé ngồi chung vào bàn tiệc để... phá mồi. Trong lúc mọi người đang vui vẻ, ồn ào bàn tán đủ mọi chuyện thì một người đàn ông bước vào nhà. Ông khoảng 30 tuổi, gương mặt đã có vết nhăn, hơi cháy nắng. Ông mặc chiếc áo sơ mi dài tay khá cũ, màu xanh dương đã hơi phai bạc. Chiếc quần cũng màu xanh dương và cũng không hơn gì chiếc áo. Chân mang đôi dép Nhật, tay cầm một hộp đàn ghi ta. Các người bà con của tôi ra chào đón ông, và tôi được biết ông là cũng một ông chú họ. Ông nội tôi và cha ông là anh em ruột. Chú Sáu Sĩ. Vì gia đình ông ở quê nội trong vùng sâu nên tôi không biết ông nhưng anh em của ông có một vài người tôi nghe đến.
Ông ngồi vào bàn tiệc và mọi người lại tiếp tục vui vẻ. Khi tàn buổi tiệc cũng đã gần 9 giờ tối. Gia đình ông chú chủ nhà dọn dẹp xong cũng ra ngồi chung nơi phòng khách. Chú Sáu Sĩ mở hộp đàn, nhẹ nhàng cầm ra một chiếc đàn ghi ta màu đen bóng. Sự tương phản giữa cây đàn và người chủ thật rõ ràng. Một bên được chăm sóc kỹ lưỡng, một phía dày dạn phong trần. Nghe đàn vọng cổ nhiều lần nhưng lần đầu tiên tôi mới nhìn thấy cây đàn một cách gần gũi như hôm ấy. Thùng đàn cũng như các cây ghi ta bình thường nhưng phím đàn hình như được đẽo lõm sâu hơn. Dây đàn hình như cũng mõng hơn. Tôi không biết nhạc khí nên chỉ quan sát phần hình thức. Chú Sáu so dây và bắt đầu dạo. Tiếng đàn của các danh cầm trong dĩa hát đã hay, đã thu hút nhưng đêm hôm đó ngồi cạnh người đàn, tôi mới thấy nó sao réo rắt, mê cuốn hồn người như vậy. Chú Sáu say sưa với cây đàn, tay chú bấm phím khi mạnh mẽ khi dịu dàng. Mắt chú mơ màng dường như quên hết mọi người xung quanh. Chú tôi đang trò chuyện cùng người bạn đồng hành, cùng cô nhân tình yêu mến. Chú không cần biết ai nữa, chỉ có chú và cây đàn cùng âm thanh huyền diệu. Sau đó, đám ca sĩ tài tử thay phiên nhau ca. Khi một vài câu vọng cổ, khi một bản Nam Ai. Chú Sáu cứ đàn không ngừng nghỉ, đệm cho tất cả mọi người một cách hân hoan. Có lẽ đây mới là lúc chú đang sống, lúc tâm hồn chứ đang hưởng được sự tự do vô tận. Đến hơn 11 giờ chương trình văn nghệ bỏ túi mới dứt, khách khứa ra về. Chú Sáu Sĩ ở lại chơi đêm đó. Mờ sáng sớm hôm sau, chú chào ông chú chủ nhà để ra đi. Cầm cọng mãi cũng không được. Người chú cầm đàn lại lủi thủi bước đi trên con đường đất dẫn ra lộ lớn.
Đó là lần duy nhất tôi gặp chú Sáu Sĩ. Đêm đó, tôi được hai ông chú, trong lúc chuyện trò, kể về cuộc đời của chú Sáu. Anh em chú đều thành học hành thành đạt, riêng chú đã bỏ học theo gánh hát để học ngón đàn của ông thầy đàn chánh. Cha mẹ bắt về, chú lại trốn đi. Sau cùng họ cũng đành phải chịu. Học được ngón đàn, chú trôi nổi khắp phương. Nhiều khi đói không đủ cơm ăn, đau không thuốc uống nhưng chú vẫn theo đuổi cái “nghiệp” và luôn luôn giữ chiếc đàn bên cạnh. Anh em có giúp đỡ nhưng đâu ai có thể cưu mang một người nghệ sĩ suốt đời được. Tôi hỏi chú tại sao chú theo chi cái nghiệp quá khốn cùng. Chú nói một câu mà tôi còn nhớ mãi: “Tại chú mê quá, con ơi!” Chỉ võn vẹn như vậy.
Cách đây vài năm, trong lần về Việt Nam tôi được ông anh chú bác kể về chú Sáu Sĩ. Không biết số phận đẩy đưa như thế nào mà một hôm chú đến nhà anh. Chiếc áo mặc rách , vá nhiều chỗ. Quần cũng sắp tơi ra. Tay cầm hộp đồ nghề hớt tóc. Ông đã đi bộ từ Cần Thơ xuống đến tận Cái Côn. Mấy mươi cây số. Ông anh tôi mua cho chú một bộ quần áo mới và tặng chú một chút tiền. Anh có hỏi chú đã bỏ nghề đàn từ lúc nào và cây đàn nay ở đâu. Chú lắc đầu không nói, mắt rưng rưng như muốn khóc.
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
- Dannyboyez
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 407
- Ngày tham gia: Tư T6 02, 2004 5:00 pm
- Đến từ: Boston, Massachusetts. USA
- Tiếp xúc:
-
- Thành viên thường xuyên
- Bài viết: 1908
- Ngày tham gia: Tư T8 11, 2004 5:00 pm
trời ơi, cây đàn thì đã bán rồi...hỏi chi mà hỏi, làm đau lòng thêm người nghệ sĩ họ là những bậc thần tiên, bị đày đọa xuống đây sống cho hết kiếp phàm, vẫn còn nhớ văng vẳng tiếng tiêu thiều cung bậc bổng trầm của ngàn xưa, nắn phím so giây là tuôn ra muôn điệp khúc. Vì thế có người chẳng có đi học nốt nhạc gì ráo, vẫn chơi được đủ loại cầm kỳ, có người thì thi với họa, có người thì hát với xướng, làm nghệ sĩ sân khấu cho người đời thưởng thức mà khoe tài, họ vui lòng cam chịu thiệt thòi hạnh phúc mái ấm thường tình, để được múa hát ca xang, mà 0 hiểu vì sao lại phải vậy, chỉ giải thích được vài chữ ngắn gọn "tại tôi mê quá, người ơi!"tancogiaoduyen đã viết:thật cảm động!
- khoi
- Site Admin
- Bài viết: 21655
- Ngày tham gia: Sáu T5 07, 2004 5:00 pm
- Đến từ: Thành Phố Sương Mù ...
- Tiếp xúc: