THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Nữ NS Thanh Hương - danh ca một thời
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
- khuyenmap
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 6304
- Ngày tham gia: Chủ nhật T10 15, 2006 5:00 pm
- Đến từ: London / England
Nữ NS Thanh Hương - danh ca một thời
Thanh Hương lớn lên trong một gia đình nghệ sĩ nhà nòi. Cha là NSND Nguyễn Thành Châu tức Năm Châu, một tên tuổi lớn của sân khấu cải lương. Mẹ là nữ danh ca Tư Sạng, tộc danh Đoàn Thị Sạng, một thời sáng chói trên sân khấu Trần Đắt và ở làng đĩa nhựa (thập niên 30).
Ngày nay có dịp nhắc đến danh ca Tư Sạng, thính giả yêu thích những giọng ca xưa không thể quên được 2 bộ đĩa vọng cổ "để đời" của cô là "Tình mẫu tử" và "Đêm khuya trông chồng" do hãng ASIA thực hiện năm 1938.
Nghệ sĩ Thanh Hương tên thật: Nguyễn Thị Thanh Hương, sinh năm 1936 (Bính Tý) tại Phú Nhuận - Tỉnh Gia Định.
Thuở vào đời, Thanh Hương là một tư chức, nhưng nhờ có một giọng ca thiên phú nên cô được mời hát tại Đài phát thanh Pháp Á Sài Gòn từ những năm đầu thập niên 50.
Ban cổ nhạc "Cửu Long" ở đài này nổi tiếng một thời với sự góp mặt của Tám Thưa, Bảy Quới, cô Ba Bến Tre, cô Ba Trà Vinh, Thanh Hương, Văn Chung v.v...
Thanh Hương gặp Văn Chung ở ban "Cửu Long" và mối duyên văn nghệ buộc ràng để trở thành duyên vợ chồng.
Nối nghiệp cha mẹ, Thanh Hương gia nhập đoàn "Việt kịch Năm Châu" vào năm 1954 cùng với Văn Chung và cô đã tạo được cảm tình với khán giả ngay trong tuồng "Người điên trong khói lửa".
Về sau, Việt kịch Năm Châu biến cải lương thành đoàn ca kịch Phước Chung, Thanh Hương cộng tác một thời gian rồi lại có mặt ở đoàn Kim Thanh và sau đó là đoàn Thanh Minh của bầu Năm Nghĩa.
Năm 1956, Thanh Hương bắt tay với cô Kim Chưởng dựng nên bảng hiệu "Kim Chưởng - Thanh Hương", một đại ban rất ăn khách, được báo chí Sài Gòn phong tặng: "Đệ nhất anh hùng lưu diễn".
Thời gian sau, Thanh Hương rút lui, rồi cùng Văn Chung sang cộng tác với đoàn Hữu Tâm của bầu Ba Khê.
Cuối năm 1959, khi sự nghiệp sân khấu khá vững vàng, Thanh Hương cùng chồng dựng nên bảng hiệu "Thanh Hương - Văn Chung", nhưng gánh này chỉ sống non một năm là tan rã và chuyện vợ chồng giữa Thanh Hương - Văn Chung cũng chấm dứt từ đó.
Sau này, Thanh Hương xây dựng hạnh phúc với nghệ sĩ Hùng Minh và lập đoàn cải lương "Thanh Hương - Hùng Minh" từ năm 1963, hoạt động liên tục cho đến lúc Thanh Hương qua đời vào ngày 18/04/1974 (tức vào ngày 24 tháng 03 năm Giáp Dần).
Về địa hạt đĩa nhựa, Thanh Hương cộng tác rất nhiều hãng đĩa, nhưng có một bộ đĩa vọng cổ ăn khách nhất của Thanh Hương, đến nay khi nhắc đến tên tuổi cô, khán thính giả ái mộ vẫn chưa quên bản vọng cổ "Cô bán đèn hoa giấy" của soạn giả Quy Sắc do hãng đĩa Hồng Hoa thực hiện hồi những năm đầu thập niên 60. Chính bản vọng cổ này mà nữ NSƯT Lệ Thủy mới có tên trong làng ca kịch cải lương.
Trước khi chấm dứt bài này, tôi xin được đăng hai câu đối "Khóc Thanh Hương" của soạn giả Viễn Châu:
Ba mươi sáu xuân xanh,
Không tiền không bạc không cửa không nhà
Nghiệp cầm ca - trót vướng nên mang, kiếp trước trời còn đày nghệ sĩ !
Mười mấy năm lận đận.
Trả phấn son trả lời ca tiếng nhạc
Nợ sân khấu đã vay phải trả, đời sau ai có nhớ Thanh Hương?
Huỳnh Công Minh - Thiên Mộc Lan
(Theo tập sách "Một thời vang bóng)
Ngày nay có dịp nhắc đến danh ca Tư Sạng, thính giả yêu thích những giọng ca xưa không thể quên được 2 bộ đĩa vọng cổ "để đời" của cô là "Tình mẫu tử" và "Đêm khuya trông chồng" do hãng ASIA thực hiện năm 1938.
Nghệ sĩ Thanh Hương tên thật: Nguyễn Thị Thanh Hương, sinh năm 1936 (Bính Tý) tại Phú Nhuận - Tỉnh Gia Định.
Thuở vào đời, Thanh Hương là một tư chức, nhưng nhờ có một giọng ca thiên phú nên cô được mời hát tại Đài phát thanh Pháp Á Sài Gòn từ những năm đầu thập niên 50.
Ban cổ nhạc "Cửu Long" ở đài này nổi tiếng một thời với sự góp mặt của Tám Thưa, Bảy Quới, cô Ba Bến Tre, cô Ba Trà Vinh, Thanh Hương, Văn Chung v.v...
Thanh Hương gặp Văn Chung ở ban "Cửu Long" và mối duyên văn nghệ buộc ràng để trở thành duyên vợ chồng.
Nối nghiệp cha mẹ, Thanh Hương gia nhập đoàn "Việt kịch Năm Châu" vào năm 1954 cùng với Văn Chung và cô đã tạo được cảm tình với khán giả ngay trong tuồng "Người điên trong khói lửa".
Về sau, Việt kịch Năm Châu biến cải lương thành đoàn ca kịch Phước Chung, Thanh Hương cộng tác một thời gian rồi lại có mặt ở đoàn Kim Thanh và sau đó là đoàn Thanh Minh của bầu Năm Nghĩa.
Năm 1956, Thanh Hương bắt tay với cô Kim Chưởng dựng nên bảng hiệu "Kim Chưởng - Thanh Hương", một đại ban rất ăn khách, được báo chí Sài Gòn phong tặng: "Đệ nhất anh hùng lưu diễn".
Thời gian sau, Thanh Hương rút lui, rồi cùng Văn Chung sang cộng tác với đoàn Hữu Tâm của bầu Ba Khê.
Cuối năm 1959, khi sự nghiệp sân khấu khá vững vàng, Thanh Hương cùng chồng dựng nên bảng hiệu "Thanh Hương - Văn Chung", nhưng gánh này chỉ sống non một năm là tan rã và chuyện vợ chồng giữa Thanh Hương - Văn Chung cũng chấm dứt từ đó.
Sau này, Thanh Hương xây dựng hạnh phúc với nghệ sĩ Hùng Minh và lập đoàn cải lương "Thanh Hương - Hùng Minh" từ năm 1963, hoạt động liên tục cho đến lúc Thanh Hương qua đời vào ngày 18/04/1974 (tức vào ngày 24 tháng 03 năm Giáp Dần).
Về địa hạt đĩa nhựa, Thanh Hương cộng tác rất nhiều hãng đĩa, nhưng có một bộ đĩa vọng cổ ăn khách nhất của Thanh Hương, đến nay khi nhắc đến tên tuổi cô, khán thính giả ái mộ vẫn chưa quên bản vọng cổ "Cô bán đèn hoa giấy" của soạn giả Quy Sắc do hãng đĩa Hồng Hoa thực hiện hồi những năm đầu thập niên 60. Chính bản vọng cổ này mà nữ NSƯT Lệ Thủy mới có tên trong làng ca kịch cải lương.
Trước khi chấm dứt bài này, tôi xin được đăng hai câu đối "Khóc Thanh Hương" của soạn giả Viễn Châu:
Ba mươi sáu xuân xanh,
Không tiền không bạc không cửa không nhà
Nghiệp cầm ca - trót vướng nên mang, kiếp trước trời còn đày nghệ sĩ !
Mười mấy năm lận đận.
Trả phấn son trả lời ca tiếng nhạc
Nợ sân khấu đã vay phải trả, đời sau ai có nhớ Thanh Hương?
Huỳnh Công Minh - Thiên Mộc Lan
(Theo tập sách "Một thời vang bóng)
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
-
- Thành viên nhiệt tình
- Bài viết: 3786
- Ngày tham gia: Chủ nhật T11 12, 2006 4:00 pm
- Đến từ: Ngõ vắng xôn xao
- Tiếp xúc:
- khuyenmap
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 6304
- Ngày tham gia: Chủ nhật T10 15, 2006 5:00 pm
- Đến từ: London / England
Nữ nghệ sĩ Thanh Hương thừa hưởng gương mặt đẹp của cha và giọng ca vàng của mẹ. Vào thập niên 1950, khi hãng dĩa Hồng Hoa( hãng dĩa Asia đổi tên) tung ra thị trường dĩa vọng cổ Cô Bán đèn hoa giấy ( tác giả Quy Sắc, ca sĩ Thanh Hương) Thanh Hương nổi lên như một hiện tượng đặc biệt của làng dĩa nhựa : các rạp hát khi hát quảng cáo bằng loa phóng thanh trước cửa rạp đều có hát bài vọng cổ Cô Bán đèn hoa giấy của Thanh Hương ca. đài Phát Thanh Saigon và đài Phát Thanh Quân đội trong chương trình ca cổ cũng thường cho hát bài Cô bán đèn hoa giấy theo lời yêu cầu của thính giả của đài.
Lúc đó Thanh Hương và Út Bạch Lan là hai giọng ca nữ ăn khách nhất của sân khấu và của hãng dĩa. Sức hấp dẫn của giọng ca Thanh Hương là âm vực cao, tiếng rất trong trẻo, vang lộng, ngọt ngào mà khi ca những đoạn lâm ly thì nghe cũng rất mùi, rất êm tai.
Lời văn bài ca Cô bán đèn hoa giấy kể chuyện tình lãng mạn của một cô gái mới dậy thì với một chàng đẹp trai chưa hề quen biết, cũng là một yếu tố giúp cho Thanh Hương thành công qua bài ca vọng cổ nầy. Giọng ca ngọt ngào của Thanh Hương để lại một dấu ấn sâu đậm trong lòng thính giả qua bản vọng cổ Cô Bán đèn hoa giấy, cũng như mấy mươi năm trước,
Lúc đó Thanh Hương và Út Bạch Lan là hai giọng ca nữ ăn khách nhất của sân khấu và của hãng dĩa. Sức hấp dẫn của giọng ca Thanh Hương là âm vực cao, tiếng rất trong trẻo, vang lộng, ngọt ngào mà khi ca những đoạn lâm ly thì nghe cũng rất mùi, rất êm tai.
Lời văn bài ca Cô bán đèn hoa giấy kể chuyện tình lãng mạn của một cô gái mới dậy thì với một chàng đẹp trai chưa hề quen biết, cũng là một yếu tố giúp cho Thanh Hương thành công qua bài ca vọng cổ nầy. Giọng ca ngọt ngào của Thanh Hương để lại một dấu ấn sâu đậm trong lòng thính giả qua bản vọng cổ Cô Bán đèn hoa giấy, cũng như mấy mươi năm trước,
- khuyenmap
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 6304
- Ngày tham gia: Chủ nhật T10 15, 2006 5:00 pm
- Đến từ: London / England
Lời văn bài ca Cô bán đèn hoa giấy kể chuyện tình lãng mạn của một cô gái mới dậy thì với một chàng đẹp trai chưa hề quen biết, cũng là một yếu tố giúp cho Thanh Hương thành công qua bài ca vọng cổ nầy. Giọng ca ngọt ngào của Thanh Hương để lại một dấu ấn sâu đậm trong lòng thính giả qua bản vọng cổ Cô Bán đèn hoa giấy, cũng như mấy mươi năm trước, Mẹ cô, nữ danh ca Tư Sạng được nhắc nhở mải với giọng ca ngọt ngào thiên phú qua bản vọng cổ Tình Mẫu Tử.
- khuyenmap
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 6304
- Ngày tham gia: Chủ nhật T10 15, 2006 5:00 pm
- Đến từ: London / England
Cuối thập niên 50, cuộc bình bầu trên một tờ báo (ông Thanh Tâm Trần Tấn Quốc chủ biên) do khán giả chọn, Thanh Hương sở hữu danh hiệu Đệ nhất nữ danh ca; ÚT Bạch Lan hạng nhì. Đệ nhất nam danh ca thuộc về ÚT TRÀ ÔN. Dịp này, sầu nữ thổ lộ rằng chị đinh ninh mình ở ngôi số một; dè đâu...nghĩ cũng đúng thôi. Hai ngôi sao nữ này đều kiệt xuất về ca; kỹ thuật đều cao ngang ngửa; giọng ca ai cũng có cái hay riêng, khó phân định... Có lẽ, Thanh Hương thắng phiếu ÚT Bạch Lan là nhờ... âm vực rộng, rộn ràng.Thanh Hương đã thu nhiều bộ dĩa tuồng CL và dĩa ca lẻ rất có giá trị nội dung và văn chương. Đa số tác phẩm ấy đã được tái bản và phổ biến rộng rãi. Cùng ca cùng diễn với cô là những ngôi sao, danh ca lừng lẫy một thời. Có thể điểm qua các bộ: Nước mắt kẻ sang Tần (với ÚT Bạch Lan), Áo cưới trước cổng chùa (với Hữu Phước, Minh Chí, Thanh Nga, Thành Được, ÚT Bạch Lan, Ba Thanh Loan), Thuyền ra cửa biển (vôi ÚT Bạch Lan, ÚT Trà ÔN, Thành Được) Đẹp duyên chùa Tháp (với ÚT Trà ÔN, Hữu Phước), Nắm cơm chan máu (với Hữu Phước, ÚT Bạch Lan, Ngọc Nuôi, Thành Được), Năng chiều trên sông Dịch (với Thanh Hải, Ngọc Hương), Hai chuyến xe hoa (với Thanh Nga, Hữu Phước, Minh Cảnh, Thanh Thanh Hoa, Việt Hùng), Thần nữ dâng ngũ linh kỳ (với ÚT Bạch Lan, ÚT TRÀ ÔN, Thanh Hải). Ca cảnh ngắn: Dưới hàng phượng vĩ (với ÚT Bạch Lan, Thành Được), Tình cô gái Huế (với Hữu Phước, ÚT Bạch Lan). Song ca: ÁNH trăng sau mành trúc (với Hữu Phước), Duyên tình sơn nữ (với ÚT Hiền). Ca lẻ: Tâm sự Bàng Phi, Sư nữ Diệu Quang, Đợi chờ, Cô bán đèn hoa giấy...
Hồ Quang - Cần Thơ
Hồ Quang - Cần Thơ
- khuyenmap
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 6304
- Ngày tham gia: Chủ nhật T10 15, 2006 5:00 pm
- Đến từ: London / England
Thanh Hương thành công rực rỡ bảy phần ca, ba phần diễn. Thế nhưng, vai Đỗ Lệ - vở Nắm cơm chan máu- đã đưa Thanh Hương lên đỉnh cao toàn năng ca diễn, vừa rất ăn khách, vừa là vai để đời duy nhất của cô. Tác phẩm này cũng đạt loại hay nhất của đôi soạn giả Bạch Diệp – Minh Nguyên. Nếu như ÚT Bạch Lan lấy nước mắt khán giả qua những vở xã hội, thì Thanh Hương tạo nên cơn thổn thức cho người xem bằng một vai trong vở sử. Đó là chuyện lạ và hiếm......
Hồ Quang - Cần Thơ
Hồ Quang - Cần Thơ