THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Nghệ sĩ Năm Sa Đéc: Ngôi sao sáng cải lương Nam bộ
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
- khuyenmap
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 6304
- Ngày tham gia: Chủ nhật T10 15, 2006 5:00 pm
- Đến từ: London / England
Nghệ sĩ Năm Sa Đéc: Ngôi sao sáng cải lương Nam bộ
Ở Nam bộ, nói đến nữ nghệ sĩ Năm Sa Đéc, từ tuổi 40 trở lên ít ai là không nghe danh tiếng của bà.
Lùi lại hơn 80 năm trước, từ giai đoạn sơ khai của nghệ thuật cải lương, phong trào ca nhạc cổ điển được nhân dân ái mộ và phát triển rộng khắp các làng quê nông thôn Nam bộ. Từ năm 1910, bài bản cổ nhạc khá phong phú đa dạng qua các làn điệu hò, lý, ngâm... thuộc dân ca đã được chuyển hóa, đủ 3 Nam, 6 Bắc, 4 Oán, 7 bài lớn, 8 bài Ngự, 10 bài Liên Hoàn... Danh ca, nhạc sĩ, xuất hiện đông đảo.
Các lễ hội cúng đình, cúng miễu, giỗ chạp, tiệc tùng, liên hoan, thôi nôi, đầy tháng... hay rước các danh ca, nhạc sĩ giúp vui, thường họ ít khi nhận thù lao, chỉ chè chén qua loa cho xôm tụ, với sự góp mặt của các nhà giáo, các kỳ lão. Tóm lại, nơi nào có quần chúng tụ họp là có tài tử đàn ca. Lúc đầu còn ngồi ca, tài tử cao hứng vừa ca vừa ra bộ. Ca và ra bộ càng nhiều thì khán giả càng tán thưởng. Rồi lần hồi tiến dần đến hát chập, cao hơn một bước nữa là sân khấu.
Năm 1915, tại tỉnh Sa Đéc, một gánh hát bội tiên phong ra đời mang tên Thiện Tiền Ban do ông Hương Cả Tam, tên thật là Nguyễn Văn Tam, đứng ra thành lập và làm “bầu gánh”. Hương Cả Tam chánh quán tại làng Tân Đông, tổng An Thạnh Hạ, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay thuộc thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp). Mà Hương Cả Tam là thân sinh của nữ nghệ sĩ Năm Sa Đéc.
Nghệ sĩ Năm Sa Đéc, chính danh là Nguyễn Kim Chung, sinh năm 1908 và mất năm 1988, hưởng thọ 80 tuổi. Năm nay, kỷ niệm 100 năm ngày sinh và 20 năm ngày giỗ của bà.
Nữ nghệ sĩ Năm Sa Đéc gia nhập sân khấu theo chí hướng của cha mẹ. Vì Năm Sa Đéc xuất thân từ hát bội. Gánh hát mà bà gia nhập là Phước Tường năm 1928, năm đó bà mới 20 tuổi, chủ gánh là Sáu Xưởng, em ruột của Nguyễn Ngọc Cương, bầu gánh Phước Cương, thân sinh của nữ NSƯT Kim Cương. Sau đó, bà rời gánh Phước Tường, cộng sự với đoàn Phụng Hảo của nữ NSND lão thành Phùng Há, lần lượt bà cộng tác gánh Vân Hảo (Ba Vân - Phùng Há), Thanh Minh - Thanh Nga (chủ bầu Lư Hòa Nghĩa, cha ruột của Thanh Nga và Bảo Quốc)... Vì bà từ sân khấu hát bội bước qua lĩnh vực cải lương nên nghề nghiệp rất vững vàng, chỉ cần học tập thêm chút ca cổ là tiến bộ rực rỡ trên nghệ thuật sân khấu cải lương.
Mấy chục năm qua, người sành điệu sân khấu ca kịch, chắc còn nhớ vai bà Phán Lợi, do nữ diễn viên Năm Sa Đéc thủ diễn, qua vở xã hội Đoạn tuyệt (phóng tác theo tác phẩm cùng tên của nhà văn Nhất Linh) rất thành công, được khán giả hoan nghênh nhiệt liệt qua nhiều lần trình diễn trên sân khấu đại ban Thanh Minh - Thanh Nga, ăn khách một thời. Nhiều ký giả kịch trường thời đó đã khẳng định chưa ai thủ diễn vai bà Phán Lợi hay hơn nữ diễn viên Năm Sa Đéc.
Và đời sống hạnh phúc lứa đôi, bà đã một lần đổ vỡ, mãi đến năm 1947, bà chắp nối cùng nhà biên thảo Vương Hồng Sển, nguyên Giám thư Bảo tàng viện Sài Gòn. Qua quá trình chung sống với cụ Vương Hồng Sển hơn 40 năm, bà hạ sinh người con trai duy nhất là Vương Hồng Bảo, sinh năm 1951. Ngoài địa hạt ca kịch cải lương, bà còn là nữ minh tinh điện ảnh qua nhiều bộ phim thực hiện trước năm 1975 mà chắc khán giả khó quên: Lệ đá, Con ma nhà họ Hứa...
Sau năm 1975, mặc dù tuổi tác đã cao, nhưng nghệ thuật vẫn không chùn bước, “Gừng càng già càng cay”, khán giả yêu mến kịch nói vẫn tiếp tục gặp lại bà trong vở Lá sầu riêng của đoàn kịch Kim Cương. Dù vắng mặt trên sân khấu, bà Năm Sa Đéc lại xuất hiện ở phim ảnh với những bộ phim quen thuộc như: Cho đến bao giờ (do đạo diễn Huy Thành năm 1983), Mùa nước nổi (Hồng Sến năm 1984), Con thú tật nguyền (Hồ Quang Minh năm 1984), Nơi bình yên chim hót (Việt Linh năm 1986) và bộ phim cuối cùng là Phù sa thực hiện năm 1987 bà thủ diễn vai bà Hai Lành. Hoàn thành bộ phim Phù sa, bà Năm Sa Đéc trở về Sài Gòn rồi nhuốm bệnh, phần tuổi cao, sức yếu... bà từ giã cỏi đời một cách đột ngột vào năm 1988, thọ 80 tuổi.
Nhắc đến chân dung nghệ sĩ Năm Sa Đéc vang bóng một thời để khách mộ điệu thương tiếc một tài hoa với đức hạnh vẹn toàn để lớp nghệ sĩ sau lấy đó làm điểm tựa soi gương, đồng thời thắp nén hương tưởng niệm bà nhân 100 năm ngày sinh và 20 năm ngày giỗ nữ nghệ sĩ Năm Sa Đéc.
Lùi lại hơn 80 năm trước, từ giai đoạn sơ khai của nghệ thuật cải lương, phong trào ca nhạc cổ điển được nhân dân ái mộ và phát triển rộng khắp các làng quê nông thôn Nam bộ. Từ năm 1910, bài bản cổ nhạc khá phong phú đa dạng qua các làn điệu hò, lý, ngâm... thuộc dân ca đã được chuyển hóa, đủ 3 Nam, 6 Bắc, 4 Oán, 7 bài lớn, 8 bài Ngự, 10 bài Liên Hoàn... Danh ca, nhạc sĩ, xuất hiện đông đảo.
Các lễ hội cúng đình, cúng miễu, giỗ chạp, tiệc tùng, liên hoan, thôi nôi, đầy tháng... hay rước các danh ca, nhạc sĩ giúp vui, thường họ ít khi nhận thù lao, chỉ chè chén qua loa cho xôm tụ, với sự góp mặt của các nhà giáo, các kỳ lão. Tóm lại, nơi nào có quần chúng tụ họp là có tài tử đàn ca. Lúc đầu còn ngồi ca, tài tử cao hứng vừa ca vừa ra bộ. Ca và ra bộ càng nhiều thì khán giả càng tán thưởng. Rồi lần hồi tiến dần đến hát chập, cao hơn một bước nữa là sân khấu.
Năm 1915, tại tỉnh Sa Đéc, một gánh hát bội tiên phong ra đời mang tên Thiện Tiền Ban do ông Hương Cả Tam, tên thật là Nguyễn Văn Tam, đứng ra thành lập và làm “bầu gánh”. Hương Cả Tam chánh quán tại làng Tân Đông, tổng An Thạnh Hạ, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay thuộc thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp). Mà Hương Cả Tam là thân sinh của nữ nghệ sĩ Năm Sa Đéc.
Nghệ sĩ Năm Sa Đéc, chính danh là Nguyễn Kim Chung, sinh năm 1908 và mất năm 1988, hưởng thọ 80 tuổi. Năm nay, kỷ niệm 100 năm ngày sinh và 20 năm ngày giỗ của bà.
Nữ nghệ sĩ Năm Sa Đéc gia nhập sân khấu theo chí hướng của cha mẹ. Vì Năm Sa Đéc xuất thân từ hát bội. Gánh hát mà bà gia nhập là Phước Tường năm 1928, năm đó bà mới 20 tuổi, chủ gánh là Sáu Xưởng, em ruột của Nguyễn Ngọc Cương, bầu gánh Phước Cương, thân sinh của nữ NSƯT Kim Cương. Sau đó, bà rời gánh Phước Tường, cộng sự với đoàn Phụng Hảo của nữ NSND lão thành Phùng Há, lần lượt bà cộng tác gánh Vân Hảo (Ba Vân - Phùng Há), Thanh Minh - Thanh Nga (chủ bầu Lư Hòa Nghĩa, cha ruột của Thanh Nga và Bảo Quốc)... Vì bà từ sân khấu hát bội bước qua lĩnh vực cải lương nên nghề nghiệp rất vững vàng, chỉ cần học tập thêm chút ca cổ là tiến bộ rực rỡ trên nghệ thuật sân khấu cải lương.
Mấy chục năm qua, người sành điệu sân khấu ca kịch, chắc còn nhớ vai bà Phán Lợi, do nữ diễn viên Năm Sa Đéc thủ diễn, qua vở xã hội Đoạn tuyệt (phóng tác theo tác phẩm cùng tên của nhà văn Nhất Linh) rất thành công, được khán giả hoan nghênh nhiệt liệt qua nhiều lần trình diễn trên sân khấu đại ban Thanh Minh - Thanh Nga, ăn khách một thời. Nhiều ký giả kịch trường thời đó đã khẳng định chưa ai thủ diễn vai bà Phán Lợi hay hơn nữ diễn viên Năm Sa Đéc.
Và đời sống hạnh phúc lứa đôi, bà đã một lần đổ vỡ, mãi đến năm 1947, bà chắp nối cùng nhà biên thảo Vương Hồng Sển, nguyên Giám thư Bảo tàng viện Sài Gòn. Qua quá trình chung sống với cụ Vương Hồng Sển hơn 40 năm, bà hạ sinh người con trai duy nhất là Vương Hồng Bảo, sinh năm 1951. Ngoài địa hạt ca kịch cải lương, bà còn là nữ minh tinh điện ảnh qua nhiều bộ phim thực hiện trước năm 1975 mà chắc khán giả khó quên: Lệ đá, Con ma nhà họ Hứa...
Sau năm 1975, mặc dù tuổi tác đã cao, nhưng nghệ thuật vẫn không chùn bước, “Gừng càng già càng cay”, khán giả yêu mến kịch nói vẫn tiếp tục gặp lại bà trong vở Lá sầu riêng của đoàn kịch Kim Cương. Dù vắng mặt trên sân khấu, bà Năm Sa Đéc lại xuất hiện ở phim ảnh với những bộ phim quen thuộc như: Cho đến bao giờ (do đạo diễn Huy Thành năm 1983), Mùa nước nổi (Hồng Sến năm 1984), Con thú tật nguyền (Hồ Quang Minh năm 1984), Nơi bình yên chim hót (Việt Linh năm 1986) và bộ phim cuối cùng là Phù sa thực hiện năm 1987 bà thủ diễn vai bà Hai Lành. Hoàn thành bộ phim Phù sa, bà Năm Sa Đéc trở về Sài Gòn rồi nhuốm bệnh, phần tuổi cao, sức yếu... bà từ giã cỏi đời một cách đột ngột vào năm 1988, thọ 80 tuổi.
Nhắc đến chân dung nghệ sĩ Năm Sa Đéc vang bóng một thời để khách mộ điệu thương tiếc một tài hoa với đức hạnh vẹn toàn để lớp nghệ sĩ sau lấy đó làm điểm tựa soi gương, đồng thời thắp nén hương tưởng niệm bà nhân 100 năm ngày sinh và 20 năm ngày giỗ nữ nghệ sĩ Năm Sa Đéc.
-
- Thành viên nhiệt tình
- Bài viết: 3786
- Ngày tham gia: Chủ nhật T11 12, 2006 4:00 pm
- Đến từ: Ngõ vắng xôn xao
- Tiếp xúc:
Qua quá trình chung sống với cụ Vương Hồng Sển hơn 40 năm, bà hạ sinh người con trai duy nhất là Vương Hồng Bảo, sinh năm 1951.
- Ông Vương Hồng Bảo đã mất ở trong tù, không còn tồn tại trên cõi trần gian này nữa. Trước khi cụ Vương Hồng Sển mất, ông Vương Hồng Bảo có tranh giành với cha mình về nhà cửa, của cải vật chất khiến cuối đời cụ Vương Hồng Sển đau khổ vì con cái.
- Bà Năm Sa Đéc còn có một người con riêng, đó là ông Ngọc Đặng - là diễn viên điện ảnh tham gia đóng phim sau 1975 tại Việt Nam.
Ngoài địa hạt ca kịch cải lương, bà còn là nữ minh tinh điện ảnh qua nhiều bộ phim thực hiện trước năm 1975 mà chắc khán giả khó quên: Lệ đá, Con ma nhà họ Hứa...
Trong phim kinh dị trắng đen Lệ Đá của đạo diễn Võ Doãn Châu thực hiện vào năm 1971, bà Năm Sa Đéc vào vai mẹ nhân vật Loan (vai Loan do ca sĩ Thanh Lan đóng). Vai diễn mẹ Loan của bà Năm Sa Đéc được lồng tiếng giọng Bắc của nghệ sĩ điện ảnh Kiều Hạnh.
Hoài Lang: Trong phim kinh dị Con Ma Nhà Họ Hứa của đạo diễn Lê Hoàng Hoa quay vào năm 1973, bà Năm Sa Đéc đóng vai gì?, vai diễn của bà trong phim có liên hệ gì với các nhân vật do Bạch Tuyết và Thanh Tú đóng?.
Sau năm 1975, mặc dù tuổi tác đã cao, nhưng nghệ thuật vẫn không chùn bước, “Gừng càng già càng cay”, khán giả yêu mến kịch nói vẫn tiếp tục gặp lại bà trong vở Lá sầu riêng của đoàn kịch Kim Cương.
Bà Năm Sa Đéc đóng vai bà Hội đồng (mẹ chồng Diệu) trong vở kịch Lá Sầu Riêng tái diễn trên sân khấu đoàn kịch Kim Cương vào năm 1986.
Dù vắng mặt trên sân khấu, bà Năm Sa Đéc lại xuất hiện ở phim ảnh với những bộ phim quen thuộc như: Cho đến bao giờ (do đạo diễn Huy Thành năm 1983), Mùa nước nổi (Hồng Sến năm 1986), Con thú tật nguyền (Hồ Quang Minh năm 1984), Nơi bình yên chim hót (Việt Linh năm 1986) và bộ phim cuối cùng là Phù sa thực hiện năm 1987 bà thủ diễn vai bà Hai Lành.
- Trong phim Mùa Nước Nổi của cố đạo diễn Nguyễn Hồng Sến quay vào năm 1986, bà Năm Sa Đéc vào vai bà của nhân vật Út (vai Út do nghệ sĩ Thoại Mỹ lúc đó 17 tuổi đóng).
- Trong phim Nơi Bình Yên Chim Hót của nữ đạo diễn Nguyễn Việt Linh quay vào năm 1986, bà Năm Sa Đéc vào vai bà nội của Khải (vai Khải do Lý Hùng đóng, vai cha Khải do diễn viên Nguyễn Văn Đây đóng).
- nhocxitrum
- Thành viên mới đến
- Bài viết: 26
- Ngày tham gia: Ba T3 27, 2007 5:00 pm
- Đến từ: Xì Gòn
- Tiếp xúc:
- HoaiLang
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 12853
- Ngày tham gia: Bảy T8 12, 2006 5:00 pm
Bà Năm Sa-Đéc còn góp mặt trong phim Sóng Tình, Xóm Tôi, Biển Động, Giã Từ Bóng Tối...Riêng vở kịch vui Ghen do ban thoại kịch Thẩm Thúy Hằng trình diển trên tivi vào dịp Tết bà hợp diển cùng Thanh Việt rất tuyệt vời trong màn cãi nhau! Nhưng sau đó hề râu bị một vài tờ báo phê bình là diển lố..hơi hổn đối với bậc tiền bối là bà Năm Sa-Đéc!
HL chỉ còn nhớ cảnh bà cầm miếng dưa hấu do Thẩm cô nương mời vẫy hạt dưa một cách cố ý và khiêu khích vào người Thanh Việt!
Vở kịch Ghen rất thành công -tiếc là HL quên mất tên tác giả kịch bản- đến đổi Tết năm kế đó Thẩm cô nương cho dựng lại và vẩn được hoan nghênh như thường!
HL chỉ còn nhớ cảnh bà cầm miếng dưa hấu do Thẩm cô nương mời vẫy hạt dưa một cách cố ý và khiêu khích vào người Thanh Việt!
Vở kịch Ghen rất thành công -tiếc là HL quên mất tên tác giả kịch bản- đến đổi Tết năm kế đó Thẩm cô nương cho dựng lại và vẩn được hoan nghênh như thường!
- khuyenmap
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 6304
- Ngày tham gia: Chủ nhật T10 15, 2006 5:00 pm
- Đến từ: London / England
Trong số những nghệ sĩ tiền phong nổi danh cuối thập niên 20 và trong hai thập niên 30, 40, nữ nghệ sĩ tiền phong Năm Sadec là một nghệ sĩ thiên tài, bà nổi danh về nhiều bộ môn trong lãnh vực nghệ thuật sân khấu như Hát bội, hát cải lương tuồng Tàu, cải lương tuồng xã hội, diễn kịch nói, diễn viên truyền hình và đóng phim ảnh
Bà Năm Sadec nổi danh qua các vai tuồng Ngũ Biến Báo Phu Cừu, Đào Tam Xuân, Lữ Phụng Tiên, Địch Thanh, Triệu Tử Long, Hồ Nguyệt Cô, Phàn Lê Huê, Địch Thiên Kim….
Từ năm 1934, Bà Năm chuyển qua hát cải lương, đổi nghệ danh là Năm Sadec. Bà hát cho các gánh hát Huỳnh Kỳ, Trần Đắc, Song Phụng, Phụng Hảo.Bà hát tuồng cải lương xã hội, tuồng Tàu, nổi tiếng qua các vai Lữ Phụng Tiên, Địch Thanh, Manh Phu Nhơn, Đổng Trác. Khi bà Phùng Há hát vai Lữ Bố thì bà Năm Sadec hát vai Đổng Trác.
Đầu thập niên 60, khi ngành kịch nói bắt đầu hoạt động mạnh ở Saigon thông qua những suất diễn kịch ngắn, kịch truyền thanh, bà Năm Sadec được mời tham gia Ban Kịch Kim Cương, Ban Kịch Thẩm Thúy Hằng diễn kịch tại các đại nhạc hội chúa nhựt. Bà cũng hát cải lương đoàn Thanh Minh Thanh Nga mà vai tuồng để đời của bà là vai bà Phán trong tuồng Đoạn Tuyệt.
Từ năm 1966, 1967, Bà Năm Sadec được các Ban Kịch Thẩm Thúy Hằng, Kim Cương, Ban kịch Sống Túy Hồng, Ban kịch Phương Nam Nguyễn Phương mời thủ diễn các vai bà tư sản, hội đồng hoặc các bà nông dân chất phác trên Đài Truyền Hình Saigon
Năm 1986,bà Năm Sadec được mời đóng vai các bà nông dâng trong phim “Phù Sa”, phim “Nơi bình minh chim hót”, phim “Con thú tật nguyền” và phim “Cho đến bao giờ” tại Sadec, Nha Mân vÀ Đồng Tháp Mười.
Hai ngày sau khi quay xong phim ở Đồng Tháp Mười, bà về đến nhà, ngã bịnh mất vào ngày 26 tháng giêng năm 1988.
Bà Năm Sadec nổi danh qua các vai tuồng Ngũ Biến Báo Phu Cừu, Đào Tam Xuân, Lữ Phụng Tiên, Địch Thanh, Triệu Tử Long, Hồ Nguyệt Cô, Phàn Lê Huê, Địch Thiên Kim….
Từ năm 1934, Bà Năm chuyển qua hát cải lương, đổi nghệ danh là Năm Sadec. Bà hát cho các gánh hát Huỳnh Kỳ, Trần Đắc, Song Phụng, Phụng Hảo.Bà hát tuồng cải lương xã hội, tuồng Tàu, nổi tiếng qua các vai Lữ Phụng Tiên, Địch Thanh, Manh Phu Nhơn, Đổng Trác. Khi bà Phùng Há hát vai Lữ Bố thì bà Năm Sadec hát vai Đổng Trác.
Đầu thập niên 60, khi ngành kịch nói bắt đầu hoạt động mạnh ở Saigon thông qua những suất diễn kịch ngắn, kịch truyền thanh, bà Năm Sadec được mời tham gia Ban Kịch Kim Cương, Ban Kịch Thẩm Thúy Hằng diễn kịch tại các đại nhạc hội chúa nhựt. Bà cũng hát cải lương đoàn Thanh Minh Thanh Nga mà vai tuồng để đời của bà là vai bà Phán trong tuồng Đoạn Tuyệt.
Từ năm 1966, 1967, Bà Năm Sadec được các Ban Kịch Thẩm Thúy Hằng, Kim Cương, Ban kịch Sống Túy Hồng, Ban kịch Phương Nam Nguyễn Phương mời thủ diễn các vai bà tư sản, hội đồng hoặc các bà nông dân chất phác trên Đài Truyền Hình Saigon
Năm 1986,bà Năm Sadec được mời đóng vai các bà nông dâng trong phim “Phù Sa”, phim “Nơi bình minh chim hót”, phim “Con thú tật nguyền” và phim “Cho đến bao giờ” tại Sadec, Nha Mân vÀ Đồng Tháp Mười.
Hai ngày sau khi quay xong phim ở Đồng Tháp Mười, bà về đến nhà, ngã bịnh mất vào ngày 26 tháng giêng năm 1988.
-
- Thành viên nhiệt tình
- Bài viết: 3786
- Ngày tham gia: Chủ nhật T11 12, 2006 4:00 pm
- Đến từ: Ngõ vắng xôn xao
- Tiếp xúc:
-
- Thành viên nhiệt tình
- Bài viết: 4149
- Ngày tham gia: Hai T8 21, 2006 5:00 pm
cám ơn HL nhắc mình nhớ đến vở kịch này. Báo chí hồi xưa "kiểu xưa" viết và nhận xét cà tàng hơi đâu lo lá khoái hề Thanh Việt lắm, diễn thế mới là diễn chớ đúng kg? cái chuyện hỗn thì thời đại nào cũng có "lũ hỗn" thật ngoài đời! motif diễn "phăng" như các ns hài cở Thanh Việt... hoan nghênh yee hah....HoaiLang đã viết:Bà Năm Sa-Đéc còn góp mặt trong phim Sóng Tình, Xóm Tôi, Biển Động, Giã Từ Bóng Tối...Riêng vở kịch vui Ghen do ban thoại kịch Thẩm Thúy Hằng trình diển trên tivi vào dịp Tết bà hợp diển cùng Thanh Việt rất tuyệt vời trong màn cãi nhau! Nhưng sau đó hề râu bị một vài tờ báo phê bình là diển lố..hơi hổn đối với bậc tiền bối là bà Năm Sa-Đéc!
HL chỉ còn nhớ cảnh bà cầm miếng dưa hấu do Thẩm cô nương mời vẫy hạt dưa một cách cố ý và khiêu khích vào người Thanh Việt!
Vở kịch Ghen rất thành công -tiếc là HL quên mất tên tác giả kịch bản- đến đổi Tết năm kế đó Thẩm cô nương cho dựng lại và vẩn được hoan nghênh như thường!
- khuyenmap
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 6304
- Ngày tham gia: Chủ nhật T10 15, 2006 5:00 pm
- Đến từ: London / England
Bà Năm Sa Đéc đã là một trong những nghệ sĩ tiền phong trên sân khấu hát bội được đánh giá thanh sắc lưỡng toàn thu hút đông đảo khán giả ái mộ.
"Gió lá vai mang nhè nhẹ", em xuống giọng "thoàn"
Người hùng lòng thấy lâng lâng, hồn theo mộng bướm.
Đôi chân bước khoan thai dìu dặt, êm đềm như gió trúc lay cành.
Muôn mắt nhìn đắm đuối say sưa, miên man tưởng "chiều thu đổ lá". (...)
Rạp Quảng Lạc Hà Thành nô nức, lễ tiếp nghinh, tiệc mở cờ treo;
Danh "Cô Năm Sa Đéc" lẫy lừng, đến biểu diễn hoa dâng quạt thưởng.
bài văn tế Bà Năm Sa-Đéc
"Gió lá vai mang nhè nhẹ", em xuống giọng "thoàn"
Người hùng lòng thấy lâng lâng, hồn theo mộng bướm.
Đôi chân bước khoan thai dìu dặt, êm đềm như gió trúc lay cành.
Muôn mắt nhìn đắm đuối say sưa, miên man tưởng "chiều thu đổ lá". (...)
Rạp Quảng Lạc Hà Thành nô nức, lễ tiếp nghinh, tiệc mở cờ treo;
Danh "Cô Năm Sa Đéc" lẫy lừng, đến biểu diễn hoa dâng quạt thưởng.
bài văn tế Bà Năm Sa-Đéc
- khuyenmap
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 6304
- Ngày tham gia: Chủ nhật T10 15, 2006 5:00 pm
- Đến từ: London / England
Bà Năm Sa Đéc tên thật là Nguyễn Kim Chung, con thứ năm của ông bầu gánh hát bội Nguyễn Duy Tam, thập niên 20 lúc ấy phong trào hát bội còn tương đối thịnh hành, dù chỉ ở các rạp nhỏ hay hát cúng kỳ yên ở các đình làng. Lúc bà còn 7, 8 tuổi đã theo gánh hát bội của thân phụ diễn khắp các vùng quê nghèo ở miền Nam. Bà đã chứng kiến những buổi tập tuồng nghiêm khắc của thân phụ bà, vì ông bầu vừa là thầy tuồng, vừa là đạo diễn mà phong cách diễn xuất, xướng âm của hát bội Tân Đông Ban của thân phụ bà trình diễn bất cứ nơi nào cũng được ban hội tề làng và khán giả địa phương khen ngợi. Bà Năm Sa Đéc đã mang dòng máu nghệ sĩ của người cha, lại diễn phong cách hát xướng của các nghệ sĩ từ lúc nhỏ cho nên khi trưởng thành, bà nghiễm nhiên trở thành một diễn viên thanh sắc lưỡng toàn của sân khấu hát bội lúc bấy giờ. Gánh hát bội Tân Đông Ban từ lúc có nữ diễn viên Năm Sa Đéc hát chánh, bỗng tiếng tăm vang dội khắp vùng, nơi nào cũng muốn mời cho được gánh hát Tân Đông Ban về trình diễn. Từ nhan sắc đến bộ diễn của nữ nghệ sĩ hát bội Năm Sa Đéc đã chinh phục lòng khán giả từ miền quê ra tới tỉnh thành.
Đến khi ông bầu Nguyễn Duy Tam qua đời thì gánh Tân Đông Ban cũng rã theo, sau khi thọ tang cha xong, nữ nghệ sĩ Năm Sa Đéc gia nhập gánh hát bội Phước Thắng của bà bầu Ba Ngoạn. Phước Thắng là một gánh hát bội lớn nhất vùng Chợ Lớn, trình diễn thường trực tại rạp Palikao với những vở tuồng trích từ truyện Tàu như : Triệu Tử đoạt ấu chúa, Huê Dung đạo, Tam chiến Lữ Bố, Hoàng Phi Hổ Quy Châu, Phàn Lê Huê phá Hồng Thủy Trận, Tổng Tửu Đơn Hùng Tín, Lưu Kim Đính hạ sang … và nữ diễn viên Năm Sa Đéc đã làm say mê khách mộ điệu khắp vùng Chợ Lớn, Sài Gòn và cả những miền phụ cận. Khoảng đầu thập niên 30, một loạt các đoàn cải lương lần lượt ra đời, với tầm mức quy mô và phong cách trình diễn hoàn toàn mới lạ, thu hút khán giả thật đông đảo, đẩy các gánh hát bội về các vùng quê hẻo lánh, hoặc tan rã dần dần. Các đoàn cải lương ra đời lúc bấy giờ như : Đồng Bào Nam, Huỳnh Kỳ, Bầu Bòn, Song Phụng, Trần Đắc, Tân Hí Ban, Tái Đồng Ban, Kỳ Lân Bang, Tân Phước Ban v.v… và những soạn giả đầu tiên viết tuồng cho các sân khấu ấy gồm có: Trương Duy Toản, Đào Châu, Mộc Quán, Nguyễn Trọng Quyền, Trần Phong Sắc, Ngô Vĩnh Khang, Mộng Vân … Đồng thời một loạt nghệ sĩ cải lương xuất hiện, bên nữ có: Hai Cúc, Năm Phỉ, Phùng Há, Tư Sạn, Hai Xiêm, Ba Hai, Mười Nhàn, Bảy Ngọc, Hai Phụng, Tư Mão v.v… Bên nam có : Hải Giỏi, Bảy Cam, Tám Thông, Năm Châu, Tư Chơi, Tám Mẹo, Tư Út, Ba Vân, Ba Du, Hai Bông, Năm Long, Tư Thạch …
Phong trào cải lương như một luồng gió mạnh, tỏa rộng khắp tỉnh miền Nam, dần dần lan rộng ra tới miền Trung, miền Bắc, nơi nào khán giả cũng yêu thích cải lương. Nữ nghệ sĩ hát bội Năm Sa Đéc đành phải chuyển sang hát cải lương và bà đã diễn trên các sân khấu Trần Đắc, Bầu Bòn, Huỳnh Kỳ, Song Phụng với các vai nữ võ tướng rất thành công. Bà đã theo đuổi nghề nghiệp sân khấu đến những năm lớn tuổi trong các vai mạnh phu nhân trong tuồng Mạnh Lệ Quân giả trai, vai mẹ của Thân trong tuồng Đoạn tuyệt trên sân khấu Thanh Minh và vai bà mẹ chồng trong cổ kịch Lá sầu riêng của đoàn kịch Kim Cương. Ngoài ra bà cũng đóng vai bà mẹ trong vài cuốn phim. Năm 40 tuổi, nữ nghệ sĩ Năm Sa Đéc chánh thức kết hôn với nhà khảo cổ Vương Hồng Sển, một học giả tăm tiếng miền Nam, quê ở Sóc Trăng, viết nhiều quyển sách về văn học, về khảo cứu rất có giá trị. Mối tình già gắn bó keo sơn hơn 40 năm để lại nhiều giai thoại rất đẹp về cuộc đời tình cảm của hai người, mà một số bằng hữu đã hết lời ca ngợi. Bà mất năm 81 tuổi, để lại trong lòng cụ Vương Hồng Sển là một niềm cảm thương sâu lắng, cụ đã đưa thi hài của người vợ thân yêu về chôn cất nơi quê hương của bà ở Tân Đông, Sa Đéc. Sau đó cụ Vương Hồng Sển có ghi lại bài điếu văn của thi sĩ thân hữu đọc trong lễ an táng nữ nghệ sĩ nhân dân Năm Sa Đéc, đã đóng góp một thời gian dài cho nghệ thuật sân khấu, từ hát bội sang qua lĩnh vực cải lương và kịch, luôn cả phim ảnh.
Bà Năm Sa Đéc còn là một nhà kinh doanh giỏi.Thương hiệu Bánh bao Cả Cần vang danh đất Việt.
Đến khi ông bầu Nguyễn Duy Tam qua đời thì gánh Tân Đông Ban cũng rã theo, sau khi thọ tang cha xong, nữ nghệ sĩ Năm Sa Đéc gia nhập gánh hát bội Phước Thắng của bà bầu Ba Ngoạn. Phước Thắng là một gánh hát bội lớn nhất vùng Chợ Lớn, trình diễn thường trực tại rạp Palikao với những vở tuồng trích từ truyện Tàu như : Triệu Tử đoạt ấu chúa, Huê Dung đạo, Tam chiến Lữ Bố, Hoàng Phi Hổ Quy Châu, Phàn Lê Huê phá Hồng Thủy Trận, Tổng Tửu Đơn Hùng Tín, Lưu Kim Đính hạ sang … và nữ diễn viên Năm Sa Đéc đã làm say mê khách mộ điệu khắp vùng Chợ Lớn, Sài Gòn và cả những miền phụ cận. Khoảng đầu thập niên 30, một loạt các đoàn cải lương lần lượt ra đời, với tầm mức quy mô và phong cách trình diễn hoàn toàn mới lạ, thu hút khán giả thật đông đảo, đẩy các gánh hát bội về các vùng quê hẻo lánh, hoặc tan rã dần dần. Các đoàn cải lương ra đời lúc bấy giờ như : Đồng Bào Nam, Huỳnh Kỳ, Bầu Bòn, Song Phụng, Trần Đắc, Tân Hí Ban, Tái Đồng Ban, Kỳ Lân Bang, Tân Phước Ban v.v… và những soạn giả đầu tiên viết tuồng cho các sân khấu ấy gồm có: Trương Duy Toản, Đào Châu, Mộc Quán, Nguyễn Trọng Quyền, Trần Phong Sắc, Ngô Vĩnh Khang, Mộng Vân … Đồng thời một loạt nghệ sĩ cải lương xuất hiện, bên nữ có: Hai Cúc, Năm Phỉ, Phùng Há, Tư Sạn, Hai Xiêm, Ba Hai, Mười Nhàn, Bảy Ngọc, Hai Phụng, Tư Mão v.v… Bên nam có : Hải Giỏi, Bảy Cam, Tám Thông, Năm Châu, Tư Chơi, Tám Mẹo, Tư Út, Ba Vân, Ba Du, Hai Bông, Năm Long, Tư Thạch …
Phong trào cải lương như một luồng gió mạnh, tỏa rộng khắp tỉnh miền Nam, dần dần lan rộng ra tới miền Trung, miền Bắc, nơi nào khán giả cũng yêu thích cải lương. Nữ nghệ sĩ hát bội Năm Sa Đéc đành phải chuyển sang hát cải lương và bà đã diễn trên các sân khấu Trần Đắc, Bầu Bòn, Huỳnh Kỳ, Song Phụng với các vai nữ võ tướng rất thành công. Bà đã theo đuổi nghề nghiệp sân khấu đến những năm lớn tuổi trong các vai mạnh phu nhân trong tuồng Mạnh Lệ Quân giả trai, vai mẹ của Thân trong tuồng Đoạn tuyệt trên sân khấu Thanh Minh và vai bà mẹ chồng trong cổ kịch Lá sầu riêng của đoàn kịch Kim Cương. Ngoài ra bà cũng đóng vai bà mẹ trong vài cuốn phim. Năm 40 tuổi, nữ nghệ sĩ Năm Sa Đéc chánh thức kết hôn với nhà khảo cổ Vương Hồng Sển, một học giả tăm tiếng miền Nam, quê ở Sóc Trăng, viết nhiều quyển sách về văn học, về khảo cứu rất có giá trị. Mối tình già gắn bó keo sơn hơn 40 năm để lại nhiều giai thoại rất đẹp về cuộc đời tình cảm của hai người, mà một số bằng hữu đã hết lời ca ngợi. Bà mất năm 81 tuổi, để lại trong lòng cụ Vương Hồng Sển là một niềm cảm thương sâu lắng, cụ đã đưa thi hài của người vợ thân yêu về chôn cất nơi quê hương của bà ở Tân Đông, Sa Đéc. Sau đó cụ Vương Hồng Sển có ghi lại bài điếu văn của thi sĩ thân hữu đọc trong lễ an táng nữ nghệ sĩ nhân dân Năm Sa Đéc, đã đóng góp một thời gian dài cho nghệ thuật sân khấu, từ hát bội sang qua lĩnh vực cải lương và kịch, luôn cả phim ảnh.
Bà Năm Sa Đéc còn là một nhà kinh doanh giỏi.Thương hiệu Bánh bao Cả Cần vang danh đất Việt.
-
- Thành viên nhiệt tình
- Bài viết: 3786
- Ngày tham gia: Chủ nhật T11 12, 2006 4:00 pm
- Đến từ: Ngõ vắng xôn xao
- Tiếp xúc:
Thời thập niên 70, 80 ở Sài Gòn Tiếng Hát Học Trò cũng có dịp thưởng thức bánh bao Cả Cần rồi, nhớ hồi đó chạy xe ra tuốt ngoài Hùng Vương, Nguyễn Tri Phương mua về nhà ăn cho cả nhà. Bây giờ đọc bài viết trên do bạn Khuyển Mập post lên, Tiếng Hát Học Trò lại được biết thêm rằng Bà Năm Sa Đéc đã từng kinh doanh tạo nên thương hiệu bánh bao Cả Cần, chắc hôm nào Tiếng Hát Học Trò phải đi lùng sục ở Sài Gòn thưởng thức lại món bánh bao Cả Cần quá!, vì đã lâu lắm rồi Tiếng Hát Học Trò không có ăn bánh bao Cả Cần, không biết bây giờ bánh bao Cả Cần có còn tồn tại ở đất Sài Gòn này không nữa?.