WELCOME TO THE NEW PHORUM
THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Bye Bye .....
MC DUC TIEN
Nghệ sĩ lão thành Lệ Thẩm qua đời
[7mau]Nghệ sĩ lão thành Lệ Thẩm qua đời[/7mau]
Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm
[7mau]Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm[/7mau] Sau thời gian chống chọi với nhiều căn bệnh, nghệ sĩ Tùng Lâm đã trút hơi thở cuối cùng lúc 4 giờ 30 phút ngày 15-10 tại nhà riêng. Ông tên thật...
CHẾT VẪN KHÔNG YÊN!
-Mỗi con sông chảy mỗi cánh khác của riêng mình Tôi là dòng nước đảo điên Quen vượt thác vượt ghềnh Không thể im lìm trôi xuôi - Sông chảy về đâu buồn hay tĩnh lặng Ra đại dương...
TIN BUỒN: NS Bích Thủy qua đời,ở tuoi 73
[video]http://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/video] [youtube]https://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/youtube]
VUA NHẠC SẾN ĐI RỒI....
Nhạc sĩ Vinh Sử thường được khán giả gọi là 'vua nhạc sến' bởi hàng trăm ca khúc đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt. Sau khi ông qua đời, nhiều nghệ sĩ bày tỏ sự tiếc...
TRẢ LẠI TÊN CHÙA.
Hội Sân khấu trả lại bảng tên Chùa Nghệ sĩ. Ngày 20/06/2022. Hội Sân khấu trả lại tên Chùa Nghệ sĩ như ban đầu, sau hai ngày thay đổi bằng bảng "Nghĩa trang nghệ sĩ". Chiều 20/6,...
Buồn Nhất khi Nghệ sĩ Thanh Kim Huệ qua đời
Khộng theo dõi tin tức ở đây nhưng qua nhiều kênh thông tin khác, được biết nữ nghệ sĩ tài danh Thanh Kim Huệ qua đời, buồn ơi là buốn, buồn hơn hết, không phải thương ai ghét ai mà sao nghe buồn...
Phan ưu cuoi nam
MH đã gởi điện thơ chúc năm mới 2022 anh chị Trần quang Hải nhưng không nghỉ là anh đã ra đi ngày hôm nay mặc dù anh đã cầm cự với căn bệnh hiểm nghèo mấy năm nay rồi. Thôi ,như vậy anh nhẹ...
Nữ danh ca
Thanh Kim Huệ đã ra đi :hoa: :flower: :)) :cry:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Những nghệ sĩ vang bóng một thời: Nghệ sĩ Bảy Cao

Nơi tưởng nhớ những NS đã quá cố.
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
BUTTON_POST_REPLY
Hình đại diện của thành viên
van
Thành viên thường xuyên
Thành viên thường xuyên
Bài viếtCOLON 2666
Ngày tham giaCOLON Thứ 6 Tháng 12 24, 2004 4:00 pm
Đến từCOLON usa

Những nghệ sĩ vang bóng một thời: Nghệ sĩ Bảy Cao

Bài viết chưa xem gửi bởi van »

Ngành Mai

Nghệ sĩ Bảy Cao tên thật là Lê Văn Cao, sinh năm 1915 tại Vĩnh Lợi, Bạc Liêu, bước vào nghiệp cầm ca từ 1938 gia nhập gánh Ðồng Ðức, rồi Hồng Châu, kế sang gánh Hề Lập và một năm sau (1939) thì nổi tiếng trong vai Thái Tử Vương Anh, tuồng “Giòng Châu Hiệp Nữ” với câu vọng cổ bất hũ “Thôi thôi trăng đã xế ngang đầu...”

Năm 1940 Bảy Cao đi gánh Thái Bình, rồi sang qua gánh Chấn Hưng, và đến năm 1944 gia nhập gánh Mộng Vân (hầu như nghệ sĩ tiền phong nào cũng ít nhất một lần gia nhập gánh Mộng Vân). Hát ở gánh này thời gian khá dài cho đến 1951 thì tách ra lập gánh Hoa Sen, và Bảy Cao đã làm cuộc cách mạng sân khấu: Ðưa điện ảnh lên sân khấu kết hợp với cải lương.

Gánh hát Hoa Sen đã oanh liệt một thời với ngôi bá chủ cải lương, cái hay của nghệ sĩ Bảy Cao là vừa làm bầu, vừa viết tuồng lại vừa làm kép chánh, ấy thế mà công việc của đoàn hát vẫn chạy đều đều. Bảy Cao là soạn giả các vở tuồng: Hoàng Hà Ðẫm Máu, Một Nghìn Một Ðêm Lẻ, Quán Biên Thùy, Dưới Lá Quốc Kỳ, Phạm Công Cúc Hoa, Ðảng Mão Vàng, Hứa Hẹn, Ðêm Lạnh Trong Tù, Vàng Rơi Sông Lệ...

Năm 1952 là năm đại nạn của Bảy Cao, gánh Hoa Sen dọn đến đình Phú Nhuận, ngay đêm hát đầu tiên là trận bão lụt năm Nhâm Thìn giáng xuống, giới bình dân là khán giả của cải lương bị ảnh hưởng dây chuyền làm ăn không được, tiền mua gạo còn không có thì lấy gì mua vé hát cải lương chớ! Gánh hát nghỉ cả tháng, Bảy Cao mang nợ chồng chất nhưng ông phấn đấu và tin tưởng ở tài của mình, không có vẻ gì chán nản, mà thời gian nghỉ này là dịp để ông viết thêm tuồng mà thôi.

Ðến lúc sinh hoạt dân chúng trở lại bình thường, Bảy Cao cho Hoa Sen hát trở lại, và không biết do vô tình hay có sự sắp đặt của ông hay của ai đó, mà Bảy Cao lại cho hát vở tuồng “Ðề Thám Hùm Thiêng Yên Thế”. Ðiều cần nói thêm thời đó vùng Phú Nhuận, Tân Bình thuộc sự kiểm soát của cơ quan an ninh phi trường Tân Sơn Nhất (Sécurité de L'air), mà người dân thường gọi là “Bót Ðồn”. Bảy Cao đang diễn tuồng đóng vai Ðề Thám, hát được nửa tuồng thì công an phi trường ập vô bắt Bảy Cao còng tay dẫn đi, và mấy ngày sau thì có tin đồn tại vì Bảy Cao hát tuồng có nội dung chống Pháp.

Bị giam mất mấy tháng thì một bữa nọ có hai chiếc xe lớn loại cam nhông được cải biến thành xe nhà binh, chở đầy lính công an xung phong Bình Xuyên và một chiếc xe Jeep màu xanh chạy đến Bót Ðồn, người chỉ huy ngồi xe Jeep là Tư Hiểu mang lon thiếu tá lệnh cho hai người lính ngồi phía sau xe vào trong bót đưa tờ giấy có chữ ký của Thiếu Tướng Lê Văn Viễn tức Bảy Viễn. Người lính vừa vào tới nơi là dõng dạc nói: “Ông Bảy ra lệnh đưa Bảy Cao về Tổng Hành Dinh gặp ổng. Mau đi!” (Tổng Hành Dinh của Bình Xuyên ở bên kia cầu chữ Y).

Thế là mấy nhân viên trong bót an ninh phi trường dù có vũ trang cũng không dám hó hé, phải trao Bảy Cao cho lực lượng Bình Xuyên, chớ nếu chống lại thì chắc lãnh đủ mà thôi, bởi Tư Hiểu với chức vụ Tham Mưu Trưởng Quân Ðội Bình Xuyên đã ra lệnh cho lính trên hai xe sẵn sàng. Thời này Bình Xuyên quá mạnh, ai cũng ớn!

Hỏi ra thì lúc Bảy Cao bị bắt, gánh hát tự rã và thời gian mấy tháng không thấy Hoa Sen về hát ở rạp Ðông Vũ Ðài trong Ðại Thế Giới. Rồi một ngày nọ Bảy Viễn vào thăm Ðại Thế Giới ghé qua rạp hát lúc gánh Năm Châu đang tập tuồng, thì Bảy Viễn được Năm Châu cho biết Bảy Cao bị bắt lúc đang hát ở Phú Nhuận, không biết tội gì. Thế là Bảy Viễn cho điều tra, khi biết chắc Bảy Cao đang bị giam ở Bót Ðồn thì mới cho lính đem Bảy Cao về mà diễn tiến sự việc như nói ở trên. Theo như những người hiểu được vấn đề thì thân nhân của Bảy Cao ở Bạc Liêu lên cầu cứu với Bảy Viễn, và lãnh chúa Bình Xuyên thì cũng là người rất thích cải lương nên can thiệp giải nạn cho Bảy Cao.

Về đến lãnh địa Bình Xuyên, Bảy Cao được Bảy Viễn giúp vốn xây dựng lại đoàn hát và bắt đầu tập tuồng, thời gian này đoàn Hoa Sen chỉ hát ở bên kia cầu chữ Y, tức vùng đất do Bình Xuyên kiểm soát chớ không về bên Sài Gòn. Nhờ được giúp phương tiện dồi dào, lại được soạn giả Trần Văn May cộng tác giao cho Bảy Cao các tuồng thuộc loại chiến tranh. Vào thời này tuồng chiến tranh rất ăn khách, đồng thời Bảy Cao có sáng kiến đưa điện ảnh lên sân khấu kết hợp với cải lương, đem lại sự mới lạ cho khán giả, thành thử chẳng bao lâu Bảy Cao làm giàu. Các vở tuồng Ðoàn Chim Sắt, Mộng Hòa Bình, Nợ Núi Sông có điện ảnh chen vào, phim màu quay cảnh sống ở Ðà Lạt đẹp mắt thu hút mạnh mẽ khán giả, và tiền bạc nối tiếp nhau chạy vào hầu bao của Bảy Cao.

Những người am tường nói rằng chỉ cần một ngày Chủ Nhật hát 2 xuất tối và 3 giờ chiều ít nhất Bảy Cao cũng lời 60 ngàn đồng (thời điểm này vàng hơn 2,000 đồng một lượng - bao gạo chỉ xanh 100 ký mua 300 đồng). Rạp hát Nguyễn Văn Hảo với 800 ghế ngồi, vé thượng hạng 40 đồng, hạng nhất 30 đồng, hạng nhì 20 đồng và hạng ba 10 đồng (hạng ba thường gọi là hạng cá kèo), chỉ cần bán phân nửa số ghế thì coi như bầu gánh đã có lời chút đỉnh rồi, như vậy phân nửa còn lại là phần lời của bầu gánh. Ðó là chưa kể hạng đứng (ngang tiền với vé hạng ba) cũng thêm khoảng trên 300 người đứng ngồi chật nứt hết lối đi ở giữa, ở đàng sau và hai bên tường, tóm lại toàn thể diện tích rạp hát không còn chỗ nào trống. Thời đó người ta nói cứ hai đêm hát là Bảy Cao mua được một chiếc xe Simca, cho nên chỉ thời gian hai năm (1953-1954) mà Bảy Cao đã tạo được sự sản vĩ đại. Khu đất rộng ở ngoại ô Phú Lâm, thuộc xã Bình Ðiền, Bảy Cao xây nhà bốn mặt làm căn cứ của Hoa Sen, đồng thời cũng là phim trường, cộng với cả chục chiếc xe cam nhông dùng làm phương tiện chuyên chở cho cả hai ngành cải lương và điện ảnh. Xe du lịch vài chiếc và Vespa, Lambrette, Mobylette cũng trên cả chục chiếc để nghệ sĩ công nhân nào không có xe thì cho mượn. Ngoài ra Bảy Cao còn có những căn phố và nhà cửa ở Sài Gòn, đó là chưa kể đồn điền vườn cây ăn trái ở Xuân Lộc.

Ðang làm ăn ngon lành, khán giả đang ủng hộ Hoa Sen thì do có sự bất đồng đưa đến bất hòa giữa Bảy Cao và soạn giả Trần Văn May, vị soạn giả từng giúp Bảy Cao làm giàu nhờ tuồng loại chiến tranh đã bỏ ra đi. Gánh Hoa Sen ăn khách nhờ tuồng chiến tranh, giờ đây không còn loại tuồng này nữa thì khán giả cũng thưa dần, Bảy Cao mất tinh thần, rầu rĩ để mặc cho đoàn Hoa Sen xuống dốc không ai lôi kéo lại được.

Một sự sản như trên vậy mà thời gian chỉ mấy năm sau chỉ còn một sân khấu nhỏ bé hát quận, hát làng và rã gánh luôn trong cái Tết Mậu Thân.
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
quoc tuan
Thành viên mới đến
Thành viên mới đến
Bài viếtCOLON 18
Ngày tham giaCOLON Thứ 5 Tháng 12 04, 2008 11:26 pm

Bài viết chưa xem gửi bởi quoc tuan »

Ðang làm ăn ngon lành, khán giả đang ủng hộ Hoa Sen thì do có sự bất đồng đưa đến bất hòa giữa Bảy Cao và soạn giả Trần Văn May, vị soạn giả từng giúp Bảy Cao làm giàu nhờ tuồng loại chiến tranh đã bỏ ra đi. Gánh Hoa Sen ăn khách nhờ tuồng chiến tranh, giờ đây không còn loại tuồng này nữa thì khán giả cũng thưa dần, Bảy Cao mất tinh thần, rầu rĩ để mặc cho đoàn Hoa Sen xuống dốc không ai lôi kéo lại được.

Phần viết này! tôi chưa nghe ông ngoại kể lại bao giờ? khong co chuyen bat hòa giữa soạn giả Trần Văn May!
Hình đại diện của thành viên
quoc tuan
Thành viên mới đến
Thành viên mới đến
Bài viếtCOLON 18
Ngày tham giaCOLON Thứ 5 Tháng 12 04, 2008 11:26 pm

Bài viết chưa xem gửi bởi quoc tuan »

Mình nhớ hồi xưa cũng có ông Bảy Cao làm trưởng đoàn (không biết là Phước Chung hay đoàn nào...??? )
ông Bảy Cao lam trưởng đoàn Phước chung thì mình không biết!
Nhưng ông ngoại mình thì không có làm đoàn đó.
sau khi Hoa Sen không còn nũa , ông ngoại mình cũng lớn tuổi rồi, về làm bầu gánh Lúa vàng Đồng Tháp khoản môt thời gian nũa, rồi về Trường An ( tỉnh vĩnh long) cung với bà vợ chính là "Bà Cơ " dưỡng bệnh. cuối cùng mất tại Bện viện Nguyễn Trãi.
ngocanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viếtCOLON 37641
Ngày tham giaCOLON Chủ nhật Tháng 4 11, 2004 5:00 pm

Bài viết chưa xem gửi bởi ngocanh »

quoc tuan xin hỏi: NS Bảy Cao mất năm bao nhiêu tuổi? vợ của ông có là NS không? gia cảnh hiện giờ ra sao?
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
Hình đại diện của thành viên
quoc tuan
Thành viên mới đến
Thành viên mới đến
Bài viếtCOLON 18
Ngày tham giaCOLON Thứ 5 Tháng 12 04, 2008 11:26 pm

Bài viết chưa xem gửi bởi quoc tuan »

quoc tuan xin hỏi: NS Bảy Cao mất năm bao nhiêu tuổi? vợ của ông có là NS không? gia cảnh hiện giờ ra sao?
NS Bay Cao mất năm 1996 tại bệnh viện Nguyễn Trãi, an táng tại chùa nghệ sĩ
hưởng thọ 81 tuổi.
(Còn về vợ của ông có là NS thì......... ) có những chuyện đã qua rồi mình nghĩ mình không được phép nhắc đến ! bạn thông cảm nhe!
Vợ chính thức của NS Bay Cao là (Bà cơ), người vợ thứ là Nữ Nghệ Sĩ Kim Luôn. và bà ngoại mình là Bà Chính thợ may . Người con của Bà Cơ cũng đi hát, đó là Cẩm Vân ( Đã qua đòi), và nguời cháu gái cũng đi hát cho đoàn Lúa vàng Đồng Tháp là Cẩm Hường (cùng đà qua đời rồi). giò chỉ còn lại mẹ mình. Lúc nghệ sĩ Bảy Cao mất thì tài sản không có gì hết, chỉ còn lại căn nhà tại vinh long. Nghe đâu Bà Cơ đã bán . Bây Giờ Minh Không Biết ỏ đâu. một số cháu cố của nghệ sĩ Bảy cao hình như đang sinh sóng o Vũng tàu.
Hình đại diện của thành viên
HoaiLang
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viếtCOLON 12853
Ngày tham giaCOLON Thứ 7 Tháng 8 12, 2006 5:00 pm

Bài viết chưa xem gửi bởi HoaiLang »

quoc tuan đã viếtColonÐang làm ăn ngon lành, khán giả đang ủng hộ Hoa Sen thì do có sự bất đồng đưa đến bất hòa giữa Bảy Cao và soạn giả Trần Văn May, vị soạn giả từng giúp Bảy Cao làm giàu nhờ tuồng loại chiến tranh đã bỏ ra đi. Gánh Hoa Sen ăn khách nhờ tuồng chiến tranh, giờ đây không còn loại tuồng này nữa thì khán giả cũng thưa dần, Bảy Cao mất tinh thần, rầu rĩ để mặc cho đoàn Hoa Sen xuống dốc không ai lôi kéo lại được.

Phần viết này! tôi chưa nghe ông ngoại kể lại bao giờ? khong co chuyen bat hòa giữa soạn giả Trần Văn May!


Ông NgM nầy chuyên môn...nêm nếm câu chuyện! :roll:
Hình đại diện của thành viên
quoc tuan
Thành viên mới đến
Thành viên mới đến
Bài viếtCOLON 18
Ngày tham giaCOLON Thứ 5 Tháng 12 04, 2008 11:26 pm

Bài viết chưa xem gửi bởi quoc tuan »

Cám ơn những thông tin của bạn!
Như vậy mẹ của bạn cũng là một nghệ sĩ?
Nếu gọi mẹ của Mình là một Nghệ Sĩ không biết có đúng không? Mẹ Mình có đi hát cho đoàn Lúa Vàng Đồng Tháp được một thòi gian, rồi bị bà ngoại không cho đi nũa. tên mẹ mình là Ngọc Thanh .

Cám ơn các ban thật nhiều!
ngocanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viếtCOLON 37641
Ngày tham giaCOLON Chủ nhật Tháng 4 11, 2004 5:00 pm

Bài viết chưa xem gửi bởi ngocanh »

quoc tuan: Có hình or tư liệu xưa của NS Bảy Cao không?
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
Hình đại diện của thành viên
quoc tuan
Thành viên mới đến
Thành viên mới đến
Bài viếtCOLON 18
Ngày tham giaCOLON Thứ 5 Tháng 12 04, 2008 11:26 pm

Bài viết chưa xem gửi bởi quoc tuan »

mình còn giữ một số ảnh và bằng lái xe, kỳ sau về nhà minh sẽ gởi lên!
ngocanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viếtCOLON 37641
Ngày tham giaCOLON Chủ nhật Tháng 4 11, 2004 5:00 pm

Bài viết chưa xem gửi bởi ngocanh »

NS Bảy Cao có bao nhiêu người con? có ai theo nghề hát không vậy?
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
Hình đại diện của thành viên
duonghoa
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
Bài viếtCOLON 3574
Ngày tham giaCOLON Thứ 5 Tháng 6 02, 2005 5:00 pm
Đến từCOLON Cổ Mộ

Bài viết chưa xem gửi bởi duonghoa »

HoaiLang đã viếtColon
quoc tuan đã viếtColonÐang làm ăn ngon lành, khán giả đang ủng hộ Hoa Sen thì do có sự bất đồng đưa đến bất hòa giữa Bảy Cao và soạn giả Trần Văn May, vị soạn giả từng giúp Bảy Cao làm giàu nhờ tuồng loại chiến tranh đã bỏ ra đi. Gánh Hoa Sen ăn khách nhờ tuồng chiến tranh, giờ đây không còn loại tuồng này nữa thì khán giả cũng thưa dần, Bảy Cao mất tinh thần, rầu rĩ để mặc cho đoàn Hoa Sen xuống dốc không ai lôi kéo lại được.

Phần viết này! tôi chưa nghe ông ngoại kể lại bao giờ? khong co chuyen bat hòa giữa soạn giả Trần Văn May!


Ông NgM nầy chuyên môn...nêm nếm câu chuyện! :roll:


Đúng vậy, kể chuyện NS nào cũng thêm mắm muối, làm nhiều nghệ sĩ bực mình... ấy thế mà ông ta cứ nghiễm nhiên kể, và cũng lôi kéo không biết bao nhiêu người nghe... chuyện đời thật lạ!
Hình đại diện của thành viên
duonghoa
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
Bài viếtCOLON 3574
Ngày tham giaCOLON Thứ 5 Tháng 6 02, 2005 5:00 pm
Đến từCOLON Cổ Mộ

Bài viết chưa xem gửi bởi duonghoa »

Ông Bảy Cao còn được gọi là ông vua tuồng cắc bùm! có thể nói ông là đệ tử của cha đẻ bài vọng cổ, ông Sáu Lầu, vì ngày xưa khi thím Sáu không có con, thì bị gia đình ông Sáu bắt phải xa chồng, nên tới ở nhà ông Bảy Cao, đêm đêm thì ông Sáu lén tới thăm, khi tới lui thì chú bé Bảy Cao lúc ấy học được ngón đờn và học được bài Dạ Cổ Hoài Lang, và thăm tới thăm lui thì... thím Sáu cũng có bầu, khi đó mới được trở lại nhà chồng... chuyện khá ly kỳ hấp dẫn được soạn giả Nguyễn Phương kể lại trong cuốn Ngũ Đại Gia của Sân Khấu Cải Lương.
Hình đại diện của thành viên
quoc tuan
Thành viên mới đến
Thành viên mới đến
Bài viếtCOLON 18
Ngày tham giaCOLON Thứ 5 Tháng 12 04, 2008 11:26 pm

Bài viết chưa xem gửi bởi quoc tuan »

Ông Bảy Cao còn được gọi là ông vua tuồng cắc bùm! có thể nói ông là đệ tử của cha đẻ bài vọng cổ, ông Sáu Lầu, vì ngày xưa khi thím Sáu không có con, thì bị gia đình ông Sáu bắt phải xa chồng, nên tới ở nhà ông Bảy Cao, đêm đêm thì ông Sáu lén tới thăm, khi tới lui thì chú bé Bảy Cao lúc ấy học được ngón đờn và học được bài Dạ Cổ Hoài Lang, và thăm tới thăm lui thì... thím Sáu cũng có bầu, khi đó mới được trở lại nhà chồng... chuyện khá ly kỳ hấp dẫn được soạn giả Nguyễn Phương kể lại trong cuốn Ngũ Đại Gia của Sân Khấu Cải Lương.

Cám ơn bạn đã cho minh biết thêm chuyện này! cái này thật sự minh không biết, thường thì ngày xưa ông ngoai chỉ kề về chuyện đi hát, về cuộc sống rất nhiều thứ, có cái mình hiểu, có cái minh chỉ ngồi nghe, lúc đó minh còn nho!
Hình đại diện của thành viên
quoc tuan
Thành viên mới đến
Thành viên mới đến
Bài viếtCOLON 18
Ngày tham giaCOLON Thứ 5 Tháng 12 04, 2008 11:26 pm

Bài viết chưa xem gửi bởi quoc tuan »

NS Bảy Cao có bao nhiêu người con? có ai theo nghề hát không vậy?

Nghệ sĩ Bảy Cao có hay người con gái ? có theo nghề hát ( một người đã mất cách đây hơn mười năm, một người đã bỏ nghề.
nghe nói còn những người con khác nữa nhưng mình chưa gặp bao giờ .
Và Một Người con gái nuôi là NS Diệu Hiền.
BUTTON_POST_REPLY

Quay về