THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Nghệ sĩ lão thành Tám Vân từ trần
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
- demtienbiet
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 157
- Ngày tham gia: Năm T1 19, 2006 4:00 pm
- betam
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 409
- Ngày tham gia: Chủ nhật T6 25, 2006 5:00 pm
[code]Đêm cuối của bất kỳ đám tang nào thường là đông.
Nhưng mình ghé và ngồi đến gần 8h tối mà không có ai cả, lạnh lẽo quá. Nghe nói ban ngày cũng có một số NS xuống Viếng.
Phải chi cô Nhị Kiều chịu để ở Ban Ái Hữu NS thì sẽ có rất đông vì trên Lái Thiêu quá xa, lại khó tìm nữa.[/code]
Ôi, nghe anh NA nói sao đau lòng quá!
Nhưng mình ghé và ngồi đến gần 8h tối mà không có ai cả, lạnh lẽo quá. Nghe nói ban ngày cũng có một số NS xuống Viếng.
Phải chi cô Nhị Kiều chịu để ở Ban Ái Hữu NS thì sẽ có rất đông vì trên Lái Thiêu quá xa, lại khó tìm nữa.[/code]
Ôi, nghe anh NA nói sao đau lòng quá!
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 37641
- Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm
Soạn giả Nguyễn Phương vừa gửi cho Ngọc Anh một bài viết thật hay và rõ ràng về NS Tám Vân, tặng các bạn cùng xem để biết thêm.
[align=center]Lại Thêm Một Bạn Già Bỏ Cuộc Chơi!
Nghệ sĩ lão thành Tám Vân về cõi vĩnh Hằng…( 1924 – 2009 )[/align]
10 giờ tối ngày 18 tháng 01 năm 2009, nữ nghệ sĩ Tú Trinh từ Việt Nam gọi điện thoại qua báo tin nghệ sĩ lão thành Tám Vân từ trần. Anh Tám Vân mất vào lúc 6 giờ sáng ngày 18 tháng 01 năm 2009,( thọ 85 tuổi), tại tư gia số 93B ấp Bình Phước, xã Bình Nhâm, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Vẫn biết rằng việc ra đi của anh Tám Vân là một điều khó tránh vì Tết năm 2006, vợ chồng chúng tôi về thăm quê hương, có đến thăm anh chị Tám Vân tại nhà của anh chị ở ấp Bình Phước, xã Bình Nhâm. Lúc đó thì anh Tám Vân đã mang nhiều thứ bịnh, suy yếu và có phần nào bị lãng trí, nói trước quên sau. Tuy nhiên tôi nghĩ là anh chị Tám Vân được sống trong một ngôi nhà khang trang, chung quanh nhà có vườn cây trái, không khí tốt lành, lại được các con và cháu ở chung chăm sóc thì việc dưỡng bịnh, trị bệnh có nhiều thuận tiện. Không ngờ Tết Kỷ Sữu đến kề bên mà anh Tám Vân lại đột ngột bỏ ra đi…Chúng tôi rất buồn, bàng hoàng đến mất ngủ….
Những kỷ niệm vui buồn trong thời cùng làm việc trong các đoàn hát cứ hiện lên trong trí nhớ…càng nghỉ càng thêm thương Tám Vân, một người nghệ sĩ tài ba, khi về già lui về sống ẩn cư trong thôn xã, chịu cuộc sống nghèo, kham khổ trong khi đó thì có những nghệ sĩ đàn em đàn cháu do anh chị đào tạo, đang sống cao sang với hào quang sân khấu, với những chiếc huy chương vàng, lại quên đi một người thầy nghèo khó nơi đồng quê hẻo lánh.
Tôi và anh Tám Vân là nghệ sĩ của đoàn hát Việt Kịch Năm Châu. Trong dịp Tết năm 1955- 1956, đoàn Việt Kịch Năm Châu lưu diễn tỉnh Bến Tre, hát ở thị xã Bến Tre, sau đó đoàn đi hát thêm hơn tháng trời ở các huyện Mõ Cày, Giồng Trôm, Ba Tri và Thạnh Phú.
Lúc hát tại quận Ba Tri, anh Tám Vân dẫn tôi về thăm ngôi nhà cũ của Ba Má anh, bấy giờ chỉ còn người chị thứ năm của anh đang ở, chăm lo vườn tượt và gìn giữ phần mộ của Ba Má anh chôn ở trong vườn nhà.
Nghệ sĩ Tám Vân tên thật Lê Văn Tám, sanh năm 1924 tại quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Anh đậu bằng Tiểu Học CEPCI( thời Pháp thuộc) năm 1939, rồi thi đậu vô trường Collège de Mytho( sau là Collège Le Myre de Vilers, đến 1953 đổi tên là trường Trung Học Nguyễn Đình Chiểu). Anh học đến năm 1942, thi rớt bằng Brevet Élémentaire, anh bỏ học theo anh ruột của anh là nghệ sĩ Ba Vân để học nghề hát.
Anh Lê Văn Tám có hai người anh theo nghề hát cải lương. Người anh thứ hai là anh Hai Vân, có lúc làm tài xế xe vận tải của đoàn Việt Kịch Năm Châu. Anh Hai Vân có hai người con là nghệ sĩ: cô Tương Lai và cô Huỳnh Hoa nữ diễn viên đoàn hát Việt Kịch Năm Châu, đoàn Phước Chung. Người anh thứ ba là quái kiệt Ba Vân, nức tiếng trong giới nghệ sĩ tiền phong cải lương.
Đầu năm 1943, nghệ sĩ Ba Vân biết em của anh vừa bỏ học nên giới thiệu cho gia nhập đoàn hát đễ cùng đi với anh trong chuyến lưu diễn ở Hà Nội và đặt cho Lê Văn Tám nghệ danh là Tám Vân.
Tám Vân có học vấn, đẹp trai, hơi ca khoẻ khoắn, cách phát âm chuẩn mực nên chỉ trong sáu tháng học ca cổ nhạc và học diễn, Tám Vân đã đóng được những vai kép nhì, kép đẹp trong các tuồng xã hội phóng tác theo kịch của nước Anh, Pháp của soạn giả Nguyễn Thành Châu.
Năm 1944, đoàn hát trở về Saigon, Tám Vân được bầu gánh hát cải lương Quảng Lạc mời làm kép chánh. Đoàn hát cải lương Quảng Lạc đi lưu diễn ở nước Lào, sau đó vì tình hình chiến tranh sôi động, quận đội Thiên Hoàng của Nhật Bổn vào Đông Dương, phi cơ Đồng Minh liệng bom thành phố Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc. Đoàn hát Quảng Lạc không trở về Hà Nội được nên lưu diễn các tỉnh có người Việt ở nước Thái Lan. Nghệ sĩ Tám Vân thành hôn với nữ nghệ sĩ Bích Châu, đào chánh của đoàn hát. Cả hai chung sống 12 năm, có được hai con.
Đến năm 1954, khi chiến tranh Việt Pháp chấm dứt, nghệ sĩ Tám Vân và Bích Châu trở về Việt Nam, gia nhập đoàn hát Việt Kịch Năm Châu.
Lúc đó tôi đang cộng tác với đoàn Việt Kịch Năm Châu nên khi gặp anh Tám Vân, chúng tôi là đôi nghệ sĩ trẻ, dễ thân thích nhau vì chúng tôi cùng là học sinh trường Collège de MỹTho. Tôi chỉ là một diễn viên phụ, Tám Vân đã đóng được những vai kép nhì, có khi anh được cho thế vai anh Năm Châu, đóng vai chánh, hát cặp với hai cô đào chánh Kim Cúc, Kim Lan.
Tôi liệu sức mình không thể thành kép chánh được nên tôi chọn con đường học sáng tác. Anh Tám Vân hợp soạn với tôi vở Người Mặt Cháy, lấy cốt truyện trong một tờ báo ảnh của Pháp, mua của nhà sách Albert Portail Saigon. Trên sân khấu Việt Kịch Năm Châu, tôi đã sáng tác được các tuồng Chim Vàng Hoàng Hạc Lâu, Người Mặt Cháy, Chiếc Ngai Cuối Mùa. Chiếc Lá Giữa Dòng, Biên Thùy Nổi Sóng.
Nghệ sĩ Tám Vân sáng chói trong vai kép chánh hát cặp với chị Kim Cúc trong tuồng Người Mặt Cháy. Tám Vân thành công trong vai hoàng tử, đóng cặp với nữ nghệ sĩ tài sắc Kim Lan trong vai Ô phê Ly tuồng Hàm Lệ Thái Tử Nước Đan Mạch. Nghệ sĩ Tám Vân cũng được khán giả và báo chí kịch trường ngợi khen khi anh thũ vai chánh trong các tuồng Miếng Thịt Người, Áo Người Quân Tử, Cách Lan Phương Tử, Gió Ngược Chiều, Tây Thi Gái Nước Việt…
Lúc nầy nghệ sĩ Nguyễn Thành Châu đang chủ trương thực hiện một sân khấu “ Thật và Đẹp”, anh đề bảng hiệu đoàn Việt Kịch Năm Châu thay vì đề là đoàn cải lương Năm Châu. Đoàn Việt Kịch Năm Châu tuy là một đoàn hát tuồng cải lương xã hội Tây Phương và tuồng xã hội Việt Nam nhưng đoàn Việt Kịch Năm Châu không giống như phần đông các đoàn hát khác như đoàn cải lương Hoa Sen, đoàn cải lương Phụng Hảo, đoàn cải lương Thanh Minh, đoàn cải lương Kim Chưởng…Vì chủ trương sân khấu “ thật và đẹp”, nên những tuồng hát của soạn giả Nguyễn Thành Châu viết rất ít bài ca cổ nhạc và vọng cổ. Thay vào đó là những lời đối thoại sắc bén, gọn gàng và giống như lời thoại trong một vở thoại kịch hơn là tuồng cải lương.
Các nghệ sĩ trong đoàn được chính nghệ sĩ Năm Châu đứng trực tiếp tập tuồng, dạy cho cách phát âm các đài từ, cách nói một câu thoại trong tuồng. Khi ca cổ nhạc( bài bản lớn thuộc ba Nam sáu Bắc, Bảy bài) hoặc vọng cổ thì dàn đờn cổ nhạc rao hơi cho nghệ sĩ bắt giọng hát cũng rất ít, có khi nghệ sĩ nói lối rồi vô ca, ngay trong nhịp mạnh đầu tiên thì cổ nhạc mới đàn theo. Cách ca như nói chuyện, chú trọng diễn tả nội dung câu ca, tình cảm câu ca và nhạc đệm theo là thứ yếu. Nghệ sĩ đoàn Việt Kịch Năm Châu rất khổ công luyện tập theo sự chỉ dạy của nghệ sĩ Năm Châu, muốn đưa tuồng cải lương đến gần với thoại kịch hơn và bỏ đi những bài bản cổ nhạc mà nghệ sĩ Mộng Vân đã dùng trong các tuồng kiếm hiệp vì anh Năm Châu cho là đó là những bài ca cà chía.
Nghệ sĩ Tám Vân nhờ có học cao hơn các nghệ sĩ trong đoàn Việt Kịch Năm Châu nên anh luôn được Năm Châu khen và dùng Tám Vân như người mẫu trong các buỗi tập tuồng. Đáng lý ra với vai kép chánh trong đoàn hát, nghệ sĩ Tám Vân phải được ưu đải về lương phạn nhưng đoàn hát Việt Kịch Năm Châu tuy được báo chí ngợi khen là một đoàn hát có nghệ thuật cao nhưng khán giả lại không đến xem đoàn hát vì ít bài ca cổ, ít những bài ca vọng cổ mà dân chúng rất thích. Nghệ sĩ đoàn Việt Kịch Năm Châu thường chỉ được lãnh một số lương tượng trưng gọi là lương cà phê. Nghệ sĩ được ăn cơm hội, không sợ đói nhưng không có tiền riêng để chi tiêu những cần thiết cá nhân như nghệ sĩ các đoàn hát khác.
Về tuồng tích thì cốt truyện của những đoàn hát khác không hay hơn tuồng của đoàn Việt Kịch Năm Châu, về văn chương trong tuồng thì nhiều khi ngây ngô, khán giả trí thức nghe nghệ sĩ ca hát đến khó chịu nhưng các đoàn hát đó có những danh ca vọng cổ như danh ca Năm Nghĩa, Bảy Cao, Ba Khuê, Út Trà Ôn, Minh Tấn, Minh Nhị, Kim Anh, Út Bạch Lan, Thúy Nga, Phước Trọng, Kim Chưởng, Thanh Hương…Các đoàn hát có danh ca vọng cổ thì luôn luôn là khán giả nghẹt rạp, đời sống lương tiền của nghệ sĩ thì bao giờ cũng được phát đủ và lương cao hơn nghệ sĩ đoàn Việt Kịch Năm Châu.
Nghệ sĩ Tám Vân là người từ nước Lào và Thái Lan mới về, ở hai nước đó nghệ sĩ hút thuốc phiện và thuốc nẩu( thứ lá thuốc phiện) là một việc bình thường vì thuốc phiện rẻ và dễ kiếm, thông dụng. Lúc đó chánh phủ Cộng Hòa miền Nam đang bày trừ ma túy và thuốc phiện, do đó thuốc phiện bán lậu, giá đắc hơn vàng. Anh Tám Vân rất khổ sở vì phải cai thuốc, đoàn hát Việt Kịch Năm Châu lại chỉ phát lương cà phê hay chỉ có nữa cử lương, không đủ chi phí trong gia đình, lấy tiền đâu mua thuốc hút? Thêm nữa chị Bích Châu, vợ anh là người miền Bắc, khi hát ở đoàn hát Quảng Lạc thì chị là đào chánh, vì hát với những người cùng nói và hát bằng giọng Bắc. Khi vào Nam, gia nhập đoàn Việt Kịch Năm Châu, ông Năm Châu rất nghiêm khắc trong việc sử dụng đài từ trên sân khấu. Khi thủ diễn một vai nông dân miền Nam mà phát âm giọng Bắc thì không được. Trong một vở tuồng xã hội Tây Phương, chị Bích Châu phát âm giọng Bắc trong khi đa số diễn viên khác nói giọng miền Nam là một sự lạc lõng mà ông Năm Châu không chấp nhận, vì vậy chị Bích Châu ít được phân vai tuồng để hát. Cuối cùng, Tám Vân và chị Bích Châu cũng như những cặp nghệ sĩ Hoàng Kinh - Ngọc Đán, Thanh Nam – Tương Lai, Thanh Hương – Văn Chung, Nguyễn Phương đều rời đoàn hát Việt Kịch Năm Châu để tìm đến đoàn hát khác cho hợp với khả năng và sở thích của mình.
Anh Tám Vân đi các đoàn hát nhỏ, tạm sống nhưng gia đình anh tan vở. Chị Bích Châu trở về Hà Nội với hy vọng tìm đến đoàn cải lương Bắc để có thể diễn như các bạn nghệ sĩ Bắc, cùng một thứ giọng nói và hát. Nghệ sĩ Tám Vân không muốn trở ra Hànội nữa, đành chịu mất vợ, anh cộng tác với đoàn hát Kim Chưởng.
Nghệ sĩ Tám Vân có khả năng tiếp thu nhanh nghệ thuật biểu diễn các loại tuồng trên sân khấu với các phong cách diễn xuất khác nhau. Đoàn Việt Kịch Năm Châu diễn các tuồng xã hội Tây Phương, nghệ sĩ Tám Vân thành công dễ dàng với lối diễn như thoại kịch có ca cổ, phong cách đỉnh đạc, sang trọng đúng như chủ trương Thật và Đẹp của anh Năm Châu. Đoàn cải lương Kim Chưởng, dưới sự đạo diễn của nữ nghệ sĩ Kim Chưởng, nghệ sĩ Tám Vân có lối diễn sống động, phù hợp với phong cách hát loại tuồng hương xa. Khi hát cho đoàn Phụng Hảo, Tám Vân biết hát rành các vũ đạo tuồng Tàu và biết ca hơi Quảng.
Nói chung nghệ sĩ Tám Vân có khả năng diễn xuất đa dạng, biết nhiều phong cách hát thích hợp với sở trường của từng gánh hát nhưng nghệ sĩ Tám Vân chỉ có dịp đóng các vai kép mùi, kép chánh khi anh hát trên sân khấu Việt Kịch Năm Châu, đóng tuồng cặp với đôi nữ diễn viên tài sắc thuở đó là Kim Cúc, Kim Lan.
Trên các sân khấu đoàn cải lương Kim Chưởng, Thanh Minh Thanh Nga, Dạ Lý Hương, Phước Chung, nghệ sĩ Tám Vân thủ diễn những vai lão, lão mùi, lão độc, hoặc vai lẵng, vai hề. Không phải do các diễn viên kia diễn hay hơn anh nhưng họ là những danh ca vọng cổ. Những danh ca vọng cổ đó nhờ lối ca vọng cổ mùi, luyến láy hay hoặc có lối ca dài hơi mà khán giả thích nên về trình độ diễn xuất chỉ đáng là học trò của Tám Vân nhưng vai tuồng của họ luôn luôn là các vai kép mùi, kép chánh, có nhiều chổ để ca vọng cổ và các danh ca vọng cổ đó là những sức hút khán giả trong một trào lưu mới: Trào lưu của những giọng ca vàng lấn át vai trò và vị trí sân khấu của những kép diễn!
Tưởng nhớ về nghệ sĩ quá cố Tám Vân, tôi nghĩ là nên vinh danh Tám Vân là một trong những nghệ sĩ hàng đầu trong số những chứng nhân của lịch sử phát triển của nghệ thuật hát cải lương trong hai thập niên 50, 60, thời kỳ nảy sanh ra danh từ “ Kép diễn “ và “ Kép Ca”. Các nghệ sĩ “ kép diễn “cùng trong hoàn cảnh bị thất sũng vì khán giả cải lương ái mộ “ kép ca “ hơn có: nghệ sĩ Tám Vân, Hoàng Kinh, Văn Lâu, Văn Lắm, Ba Sanh, Ba Thừa Vĩnh, Hoàng Giang, Ba Xây, Quang Phục, Văn Ngà, Vinh Sang, Văn Khoe, Minh Viễn, Trường Xuân…
Nghệ sĩ Tám Vân đã từng đóng thế vai Gia Lữ Tế của nghệ sĩ Bảy Nhiêu, vai Gia Lữ Sanh của Năm Châu và vai Duy Bạt của Hoàng Kinh trong tuồng Gió Ngược Chiều. Đây là ba vai hát với ba tính cách khác nhau, rất khó diễn xuất, đó là những vai hát để đời của Bảy Nhiêu, Năm Châu, Hoàng Kinh trong Gió Ngược Chiều mà Tám Vân là người duy nhứt đóng thay được cả ba vai đó một cách rất xuất sắc.
Có thể kể thêm nhiều vai thế tuồng đặc biệt đáng ghi nhớ của Tám Vân như anh đóng vai Phê, người điên trong tuồng Khi Người Điên Biết Yêu, đây là vai hát đã đưa tên tuổi của nghệ sĩ Ba Vân vào hàng quái kiệt trên sân khấu cải lương.
Tám Vân đã đóng các vai tuồng mà trước đó các nghệ sĩ tiền phong Năm Châu, Bảy Nhiêu, Ba Vân, Ba Thừa Vĩnh, Văn Lâu đã để dấu ấn sâu đậm về nghệ thuật diễn xuất như các vai Ngô Phù Sai, Ngũ Tử Tư, Phạm Lãi trong tuồng Tây Thi Gái Nước Việt,… vai Vương Tư Đồ trong tuồng Phụng Nghi Đình, …vai Tống Nhơn Tôn trong Xử Án Bàng Quí Phi, vai An Lộc Sơn trong tuồng Trường Hận, vai Thái Tử Hàm Lệ trong tuồng Hàm Lệ Thái Tử nước Đan Mạch của tác giả Nguyễn Thành Châu.
Trong thời kỳ cộng tác với ba đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga, Dạ Lý Hương và Phước Chung, nghệ sĩ Tám Vân vừa là diễn viên dàn bao quan trọng, thủ diễn những vai lão mùi, lão lẵng, lão độc trong nhiều tuồng, làm điểm tựa cho nhiều nghệ sĩ trẻ và Tám Vân cũng là người thầy dạy nghề hát cho các diễn viên trẻ như Thanh Nga, Thanh Thanh Hoa, Mộng Tuyền, Bảo Quốc, Thanh Tú, Trang Bích Liểu, Kim Hoa…
Tám Vân được khán giả ưa thích qua vai ông Đệ tuồng Tấm Lòng của Biển, vai Duy Bạt tuồng Gió Ngược Chiều, vai ông Độ tuồng Tần Nương Thất, vai Tám Hổ tuồng Hai Hình Ảnh Một Cuộc Đời và rất nhiều vai lão mùi khác. Có thể nói là chưa có một bài báo nào của các ký giả kịch trường viết phê bình chê phần ca diễn của nghệ sĩ Tám Vân trên sân khấu Thanh Minh Thanh Nga, Dạ Lý Hương…
Suốt thời gian tôi ( Nguyễn Phương ) cộng tác với đoàn Việt Kịch Năm Châu, đoàn Thanh Minh Thanh Nga, đoàn Dạ Lý Hương, đoàn Phước Chung và đoàn Thanh Nga sau năm 1975, tôi có nhiều năm sống chung một đoàn hát với vợ chồng nghệ sĩ Tám Vân, những khi lưu diễn có khi vợ chồng tôi cùng ở chung phòng ngủ trong các khách sạn mà các ông bà Bầu mướn dành cho soạn giả, tôi biết khi anh Tám Vân cai thuốc phiện, anh đã phải uống rượu vô để tránh cho cơ thể khỏi bị hành hạ vì thiếu thuốc. Mỗi ngày, trong buỗi ăn sáng, anh Tám Vân phải vô lai rai một xị đế, truớc khi tập tuồng, thêm một xị đế khác. Buổi tối trước khi trình diễn trên sân khấu, lại một xị đế và sau khi vãn hát, ăn tối trước khi ngủ lại một xị đế. Tính ra mỗi ngày ít nhất anh phải uống một lít rượu đế. Đó là năm 1983, 1984, khi tôi cùng cộng tác với Tám Vân trong đoàn hát Thanh Nga do ông Bảy Tâm làm trưởng đoàn.
Với sức khoẻ trung bình, không tập thể dục hằng ngày, chỉ có lao động trên sân khấu những khi tập tuồng và diễn tuồng, ăn uống bình thường như những người khác trong gánh hát, anh Tám Vân còn hát được, và sống được đến 85 tuổi thì phải nói đó là một kỳ tích, vì một người uống rượu nhiều và đều đều trong nhiều năm liên tục như Tám Vân mà ruột gan không bị đốt cháy, không bị ung thư gan, không bị bịnh sơ gan cổ trướng, quả là hi hữu!
Về gia đình thì sau khi anh và chị Bích Châu chia tay nhau, khoảng đầu năm 1960, anh Tám Vân kết hôn với chị Quản Thị Minh Nguyệt tức là soạn giả Nhị Kiều sau này.
Chị Quản Thị Minh Nguyệt sanh năm 1922, sanh quán làng An Thạnh, huyện Mõ Cày, tỉnh Bến Tre. Chị Minh Nguyệt có một người chị tên là Quản thị Trúc Mai, nghe nói là vợ của ông chủ bút hay chủ nhiệm của tờ nhật báo Tiếng Chuông Saigon. Vì tôi không biết rành về giới ký giả và chủ bút của các nhà báo nên tôi ghi theo lời kể của chị Tám Vân về tin tức của chị Trúc Mai.
Chị Minh Nguyệt đi kháng chiến chống Pháp, có chồng là cán bộ Vệ Quốc Đoàn tên là Huỳnh Ngọc Lộ ở trung đoàn 99 tỉnh Bến Tre. Anh Lộ và chị Minh Nguyệt có được hai con.
Năm 1954 anh Lộ đi tập kết miền Bắc. Vài năm sau, chị Minh Nguyệt hay tin chồng đã chết ở miền Bắc, chị và hai con lên Saigon sinh sống. Chị thường đi xem hát cải lương giải khuây, và có dịp gặp nghệ sĩ Tám Vân mà chị rất ái mộ. Hai người cùng cảnh ngộ, một người có vợ bỏ trở về Hà Nội, một người có chồng đi tập kết và chết đâu đó ở miền Bắc, họ gặp nhau, chấp vá hai mãnh đời tan vở thành một khối tình mới, một hạnh phúc mới. Khi hai anh chị Tám Vân mướn nhà ở cư xá Đô Thành( năm 1965) tôi biết anh chị Tám Vân có được một đứa con gái.
Chị Nguyệt học sáng tác tuồng cải lương, khởi đầu dưới hình thức hợp soạn với các soạn giả thường trực trong đoàn hát, anh Tám Vân dạy chị ca và viết bài ca. Chị đã dùng những bút hiệu như Hoàng Thị Nguyệt, Chị Nguyệt, Nhị Kiều.
Năm 1975, ông Lộ từ miền Bắc trở về, gặp lại chị Nguyệt nhưng chị nói không thể bỏ Tám Vân trở về với ông. Lời đồn về cái chết của ông Lộ đã khiến cho chị đau xót và sau đó vài năm, chị bước thêm bước nửa trong đời. Ông Lộ khi ở miền Bắc, ông cũng đã lập gia đình với một người đàn bà khác.
Sau những năm 1990, sân khấu cải lương xuống dốc, anh chị Tám Vân - Nhị Kiều không theo đoàn hát lưu diễn mà trở về quê, sống bằng nghề viết tuồng cải lương cho các show Tivi hoặc băng video.
Riêng anh Tám Vân thì sức khoẻ sa sút. Năm 2006, vợ chồng tôi về thăm quê hương, bao xe cùng với các nghệ sĩ Tú Trinh, Kiên Giang, Huỳnh Công Minh, Ngọc Anh đến Bình Nhâm thăm anh chị, giúp đở một số tiền và thuốc men. Anh Tám Vân tuy quên trước quên sau nhưng vẫn nhớ tên tất cả những bạn đến thăm vợ chồng của anh hôm đó. Anh còn hỏi ngày trước Nguyễn Phương và Tám Vân hợp soạn vở tuồng đầu tiên là vở gì? Tôi nói cho anh nghe tên vở tuồng hợp soạn đầu tiên đó nhưng độ mươi phút sau, anh lại hỏi y như câu vừa mới hỏi.
Chúng tôi ngồi nói chuyện tâm tình với anh chị có đến gần cả tiếng đồng hồ, anh Tám Vân cũng chỉ hỏi tôi một câu duy nhất đó không dưới mười lần.
Anh Tám Vân đã bị bệnh lãng trí! Tôi thấm buồn, ngồi thật lâu trước mặt anh, chụp ảnh với anh và tôi khẻ hỏi: “ Anh có biết anh đang chụp hình với ai đây không?” Anh Tám cười cười, nói:” Nị tưởng tui điên rồi à. Ờ mà nè Nguyễn Phương, hồi đó tôi với ông …mình hợp soạn tuồng gì? Quên rồi…” Anh Tám lập lại câu hỏi mà khi tôi vừa bước vô nhà anh, anh đã hỏi tôi câu hỏi đó.
Một vở tuồng hợp soạn của Tám Vân và Nguyễn Phương từ năm 1955, đến nay đã qua hơn nửa thế kỷ, Tám Vân làm sao mà còn nhớ đến nó được nữa.
Ngày xưa, khi anh nhập vào vai Vua Ngô Phù Sai, hay vai dõng tướng Ngũ Tử Tư, hay khi anh đóng vai tên loạn tướng bạo liệt An Lộc Sơn bên cạnh người đẹp Dương Thái Chân, lúc đó thì nghệ sĩ Tám Vân quá đẹp, quá oai phong, lời ca tiếng hát nghe êm diụ như mật ngọt rót vào tai, hình ảnh đẹp đẻ, rực rỡ oai hùng đó đã làm run động con tim của biết bao nữ khán giả, trong số đó, nữ khán giả Minh Nguyệt say mê một Ngũ Tử Tư, một hoàng tử Ham Lết mà tình nguyện gắn bó cả cuộc đời của cô gái đẹp vùng sông nước Bến Tre với chàng trai lảng tử giang hồ.
Bây giờ… sau hơn năm mươi năm trên sàn diễn, màn nhung khép lại rồi, sao nghệ sĩ Tám Vân lại không gợi nhớ những hình ảnh đẹp của các vì vua chúa, hoàng tử hay loạn tướng, không nhớ những vai người tình rực rở cân đai áo mão và ngát thơm mùi son phấn, nghệ sĩ già Tám Vân chỉ còn mơ hồ lại một chút kỷ niệm khi xưa cùng bàn bạc với Nguyễn Phương sáng tác một vở tuồng đầu tay trên sân khấu Việt Kịch Năm Châu. Tình cảm đó dầu chỉ là một thoáng mơ hồ nhưng làm rún động tâm hồn của Nguyễn Phương. Tôi ngồi kế bên anh, nắm tay anh, tôi khẻ bóp bóp như muốn truyền một chút sinh lực của tôi, của một bạn già 87 tuổi cho anh bạn trẻ 85 tuổi, người đang ngơ ngác nhớ về dĩ vảng quá xa xôi!
Kiên Giang theo dõi câu chuyện của Nguyễn Phương và Tám Vân, anh ngâm nho nhỏ:
Khi cánh màn nhung khép lại rồi,
Chỉ còn hiu hắt nổi đơn côi
Xiêm y trả lại cho sân khấu
Cả những niềm vui lẫn ngậm ngùi.
Chúng tôi định hoan hô anh bạn thi sĩ Kiên Giang nhưng ngay lúc đó tiếng máy hát cassette của con anh Tám Vân từ phía nhà sau vọng đến. Chúng tôi im lặng, lắng nghe, tiếng ca vọng cổ của Út Bạch Lan trong băng cassette nghe như tỉ tê thay lời tâm sự của tất cả các nghệ sĩ già đang hiện diện trong thư trang của vợ chồng Tám Vân:
Rồi khi thanh sắc không còn nửa,
Son phấn tàn phai buỗi xế tà
Giã từ sân khấu ai còn nhớ
Một đời nghệ sĩ, kiếp cầm ca ?
5/- Còn nổi buồn nào hơn khi người nghệ sĩ phải xa lìa ánh đèn sân khấu, nơi mà suốt mấy mươi năm, họ đã gắn bó từ tuổi thanh xuân cho đến khi nhan sắc phai tàn…Biết bao nghệ sĩ tài danh nay phải sống cảnh cơ hàn…Trong đời họ đã bao lần được làm ông hoàng bà chúa, oai dũng ngất trời, lộng lẫy kiêu sa. Buồn nào hơn khi bóng xế tuổi già, sống hiu quạnh trong hào quang kỷ niệm. Đời quá vô tình nên người đành quên lãng, nào họ có mơ chi bia đá tượng đồng.
6/- Một chút nghĩa, chút tình sẽ đem lại biết bao niềm an ủi cho tuổi già những nghệ sĩ cô đơn, cho những ai chọn nghiệp dĩ cầm ca, đã cống hiến hết mình trọn đời cho nghệ thuật. Khi thanh sắc không còn họ lặng lẽ lui vào sau sân khấu, nhường lại ánh hào quang cho thế hệ sau mình.- Ai có thể dửng dưng khi nhìn người nghệ sĩ, sức mõi hơi tàn vẫn không rời sàn diễn. Trên sân khấu từng đêm họ vẫn chờ vẫn đợi, dóc cạn sức mình cho khán giả mua vui.
Tiếng hát của Út Bạch Lan chấm dứt từ lâu, chúng tôi lặng im, mỗi người chìm trong sự suy tư buồn bã. Sau đó chúng tôi từ giả vợ chồng Tám Vân, trở về Saigon.
Hôm nay 18 tháng 01 năm 2009, hai năm sau ngày chúng tôi thăm viếng vợ chồng Tám Vân, ở phương trời Canada cách Bình Nhâm Việt Nam hơn hai mươi ngàn cây số, tôi nghe điện thoại của Tú Trinh báo tin nghệ sĩ Tám Vân, ông bạn già của tôi đã bỏ cuộc chơi mà về cõi vĩnh hằng !
Nghệ sĩ Tám Vân mất lúc 6 giờ sáng ngày 18 tháng 01 năm 2009, sẽ an táng tại Nghĩa trang nghệ sĩ ở Gò Vấp vào lúc 10 giò sáng ngày 22 tháng 01 năm 2009.
Thương thì rất thương cho một đời nghệ sĩ của Tám Vân, nhiều lận đận với sự nghiệp sân khấu, chỉ được những phút vui khi sân khấu sáng đèn, khi màn nhung hạ xuống hàng đêm là anh phải bận bịu những lo toan cơm áo gạo tiền, để rồi đêm sau, khi ánh đèn sân khấu bật sáng, anh lại hóa thân vào những nhân vật cao sang khác, đem lời ca tiếng hát mua vui cho khán giả trên các nẽo sông hồ.
Bây giờ thì anh Tám Vân đã yên phận, nằm thảnh thơi an nghĩ bên các bạn nghệ sĩ đã đi trước anh ở nghĩa trang nghệ sĩ Gò Vấp, chúng tôi xin thắp nén nhang, hướng về Việt Nam xa xôi, nguyện cầu cho hương linh của Tám Vân được về chốn thiên đàng cực lạc.
Vợ chồng Nguyễn Phương xin chia xẻ nỗi buồn đau với chị Nhị Kiều. Cầu mong chị can đảm và đủ sức khoẻ để vượt qua được sự đau thương mất mát xé lòng nầy.
Vợ chồng Nguyễn Phương,
Bạn thân trên nửa thế kỷ của anh chị Tám Vân và Nhị Kiều.
SG Nguyễn Phương tặng cailuongvietnam.com
[align=center]Lại Thêm Một Bạn Già Bỏ Cuộc Chơi!
Nghệ sĩ lão thành Tám Vân về cõi vĩnh Hằng…( 1924 – 2009 )[/align]
10 giờ tối ngày 18 tháng 01 năm 2009, nữ nghệ sĩ Tú Trinh từ Việt Nam gọi điện thoại qua báo tin nghệ sĩ lão thành Tám Vân từ trần. Anh Tám Vân mất vào lúc 6 giờ sáng ngày 18 tháng 01 năm 2009,( thọ 85 tuổi), tại tư gia số 93B ấp Bình Phước, xã Bình Nhâm, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Vẫn biết rằng việc ra đi của anh Tám Vân là một điều khó tránh vì Tết năm 2006, vợ chồng chúng tôi về thăm quê hương, có đến thăm anh chị Tám Vân tại nhà của anh chị ở ấp Bình Phước, xã Bình Nhâm. Lúc đó thì anh Tám Vân đã mang nhiều thứ bịnh, suy yếu và có phần nào bị lãng trí, nói trước quên sau. Tuy nhiên tôi nghĩ là anh chị Tám Vân được sống trong một ngôi nhà khang trang, chung quanh nhà có vườn cây trái, không khí tốt lành, lại được các con và cháu ở chung chăm sóc thì việc dưỡng bịnh, trị bệnh có nhiều thuận tiện. Không ngờ Tết Kỷ Sữu đến kề bên mà anh Tám Vân lại đột ngột bỏ ra đi…Chúng tôi rất buồn, bàng hoàng đến mất ngủ….
Những kỷ niệm vui buồn trong thời cùng làm việc trong các đoàn hát cứ hiện lên trong trí nhớ…càng nghỉ càng thêm thương Tám Vân, một người nghệ sĩ tài ba, khi về già lui về sống ẩn cư trong thôn xã, chịu cuộc sống nghèo, kham khổ trong khi đó thì có những nghệ sĩ đàn em đàn cháu do anh chị đào tạo, đang sống cao sang với hào quang sân khấu, với những chiếc huy chương vàng, lại quên đi một người thầy nghèo khó nơi đồng quê hẻo lánh.
Tôi và anh Tám Vân là nghệ sĩ của đoàn hát Việt Kịch Năm Châu. Trong dịp Tết năm 1955- 1956, đoàn Việt Kịch Năm Châu lưu diễn tỉnh Bến Tre, hát ở thị xã Bến Tre, sau đó đoàn đi hát thêm hơn tháng trời ở các huyện Mõ Cày, Giồng Trôm, Ba Tri và Thạnh Phú.
Lúc hát tại quận Ba Tri, anh Tám Vân dẫn tôi về thăm ngôi nhà cũ của Ba Má anh, bấy giờ chỉ còn người chị thứ năm của anh đang ở, chăm lo vườn tượt và gìn giữ phần mộ của Ba Má anh chôn ở trong vườn nhà.
Nghệ sĩ Tám Vân tên thật Lê Văn Tám, sanh năm 1924 tại quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Anh đậu bằng Tiểu Học CEPCI( thời Pháp thuộc) năm 1939, rồi thi đậu vô trường Collège de Mytho( sau là Collège Le Myre de Vilers, đến 1953 đổi tên là trường Trung Học Nguyễn Đình Chiểu). Anh học đến năm 1942, thi rớt bằng Brevet Élémentaire, anh bỏ học theo anh ruột của anh là nghệ sĩ Ba Vân để học nghề hát.
Anh Lê Văn Tám có hai người anh theo nghề hát cải lương. Người anh thứ hai là anh Hai Vân, có lúc làm tài xế xe vận tải của đoàn Việt Kịch Năm Châu. Anh Hai Vân có hai người con là nghệ sĩ: cô Tương Lai và cô Huỳnh Hoa nữ diễn viên đoàn hát Việt Kịch Năm Châu, đoàn Phước Chung. Người anh thứ ba là quái kiệt Ba Vân, nức tiếng trong giới nghệ sĩ tiền phong cải lương.
Đầu năm 1943, nghệ sĩ Ba Vân biết em của anh vừa bỏ học nên giới thiệu cho gia nhập đoàn hát đễ cùng đi với anh trong chuyến lưu diễn ở Hà Nội và đặt cho Lê Văn Tám nghệ danh là Tám Vân.
Tám Vân có học vấn, đẹp trai, hơi ca khoẻ khoắn, cách phát âm chuẩn mực nên chỉ trong sáu tháng học ca cổ nhạc và học diễn, Tám Vân đã đóng được những vai kép nhì, kép đẹp trong các tuồng xã hội phóng tác theo kịch của nước Anh, Pháp của soạn giả Nguyễn Thành Châu.
Năm 1944, đoàn hát trở về Saigon, Tám Vân được bầu gánh hát cải lương Quảng Lạc mời làm kép chánh. Đoàn hát cải lương Quảng Lạc đi lưu diễn ở nước Lào, sau đó vì tình hình chiến tranh sôi động, quận đội Thiên Hoàng của Nhật Bổn vào Đông Dương, phi cơ Đồng Minh liệng bom thành phố Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc. Đoàn hát Quảng Lạc không trở về Hà Nội được nên lưu diễn các tỉnh có người Việt ở nước Thái Lan. Nghệ sĩ Tám Vân thành hôn với nữ nghệ sĩ Bích Châu, đào chánh của đoàn hát. Cả hai chung sống 12 năm, có được hai con.
Đến năm 1954, khi chiến tranh Việt Pháp chấm dứt, nghệ sĩ Tám Vân và Bích Châu trở về Việt Nam, gia nhập đoàn hát Việt Kịch Năm Châu.
Lúc đó tôi đang cộng tác với đoàn Việt Kịch Năm Châu nên khi gặp anh Tám Vân, chúng tôi là đôi nghệ sĩ trẻ, dễ thân thích nhau vì chúng tôi cùng là học sinh trường Collège de MỹTho. Tôi chỉ là một diễn viên phụ, Tám Vân đã đóng được những vai kép nhì, có khi anh được cho thế vai anh Năm Châu, đóng vai chánh, hát cặp với hai cô đào chánh Kim Cúc, Kim Lan.
Tôi liệu sức mình không thể thành kép chánh được nên tôi chọn con đường học sáng tác. Anh Tám Vân hợp soạn với tôi vở Người Mặt Cháy, lấy cốt truyện trong một tờ báo ảnh của Pháp, mua của nhà sách Albert Portail Saigon. Trên sân khấu Việt Kịch Năm Châu, tôi đã sáng tác được các tuồng Chim Vàng Hoàng Hạc Lâu, Người Mặt Cháy, Chiếc Ngai Cuối Mùa. Chiếc Lá Giữa Dòng, Biên Thùy Nổi Sóng.
Nghệ sĩ Tám Vân sáng chói trong vai kép chánh hát cặp với chị Kim Cúc trong tuồng Người Mặt Cháy. Tám Vân thành công trong vai hoàng tử, đóng cặp với nữ nghệ sĩ tài sắc Kim Lan trong vai Ô phê Ly tuồng Hàm Lệ Thái Tử Nước Đan Mạch. Nghệ sĩ Tám Vân cũng được khán giả và báo chí kịch trường ngợi khen khi anh thũ vai chánh trong các tuồng Miếng Thịt Người, Áo Người Quân Tử, Cách Lan Phương Tử, Gió Ngược Chiều, Tây Thi Gái Nước Việt…
Lúc nầy nghệ sĩ Nguyễn Thành Châu đang chủ trương thực hiện một sân khấu “ Thật và Đẹp”, anh đề bảng hiệu đoàn Việt Kịch Năm Châu thay vì đề là đoàn cải lương Năm Châu. Đoàn Việt Kịch Năm Châu tuy là một đoàn hát tuồng cải lương xã hội Tây Phương và tuồng xã hội Việt Nam nhưng đoàn Việt Kịch Năm Châu không giống như phần đông các đoàn hát khác như đoàn cải lương Hoa Sen, đoàn cải lương Phụng Hảo, đoàn cải lương Thanh Minh, đoàn cải lương Kim Chưởng…Vì chủ trương sân khấu “ thật và đẹp”, nên những tuồng hát của soạn giả Nguyễn Thành Châu viết rất ít bài ca cổ nhạc và vọng cổ. Thay vào đó là những lời đối thoại sắc bén, gọn gàng và giống như lời thoại trong một vở thoại kịch hơn là tuồng cải lương.
Các nghệ sĩ trong đoàn được chính nghệ sĩ Năm Châu đứng trực tiếp tập tuồng, dạy cho cách phát âm các đài từ, cách nói một câu thoại trong tuồng. Khi ca cổ nhạc( bài bản lớn thuộc ba Nam sáu Bắc, Bảy bài) hoặc vọng cổ thì dàn đờn cổ nhạc rao hơi cho nghệ sĩ bắt giọng hát cũng rất ít, có khi nghệ sĩ nói lối rồi vô ca, ngay trong nhịp mạnh đầu tiên thì cổ nhạc mới đàn theo. Cách ca như nói chuyện, chú trọng diễn tả nội dung câu ca, tình cảm câu ca và nhạc đệm theo là thứ yếu. Nghệ sĩ đoàn Việt Kịch Năm Châu rất khổ công luyện tập theo sự chỉ dạy của nghệ sĩ Năm Châu, muốn đưa tuồng cải lương đến gần với thoại kịch hơn và bỏ đi những bài bản cổ nhạc mà nghệ sĩ Mộng Vân đã dùng trong các tuồng kiếm hiệp vì anh Năm Châu cho là đó là những bài ca cà chía.
Nghệ sĩ Tám Vân nhờ có học cao hơn các nghệ sĩ trong đoàn Việt Kịch Năm Châu nên anh luôn được Năm Châu khen và dùng Tám Vân như người mẫu trong các buỗi tập tuồng. Đáng lý ra với vai kép chánh trong đoàn hát, nghệ sĩ Tám Vân phải được ưu đải về lương phạn nhưng đoàn hát Việt Kịch Năm Châu tuy được báo chí ngợi khen là một đoàn hát có nghệ thuật cao nhưng khán giả lại không đến xem đoàn hát vì ít bài ca cổ, ít những bài ca vọng cổ mà dân chúng rất thích. Nghệ sĩ đoàn Việt Kịch Năm Châu thường chỉ được lãnh một số lương tượng trưng gọi là lương cà phê. Nghệ sĩ được ăn cơm hội, không sợ đói nhưng không có tiền riêng để chi tiêu những cần thiết cá nhân như nghệ sĩ các đoàn hát khác.
Về tuồng tích thì cốt truyện của những đoàn hát khác không hay hơn tuồng của đoàn Việt Kịch Năm Châu, về văn chương trong tuồng thì nhiều khi ngây ngô, khán giả trí thức nghe nghệ sĩ ca hát đến khó chịu nhưng các đoàn hát đó có những danh ca vọng cổ như danh ca Năm Nghĩa, Bảy Cao, Ba Khuê, Út Trà Ôn, Minh Tấn, Minh Nhị, Kim Anh, Út Bạch Lan, Thúy Nga, Phước Trọng, Kim Chưởng, Thanh Hương…Các đoàn hát có danh ca vọng cổ thì luôn luôn là khán giả nghẹt rạp, đời sống lương tiền của nghệ sĩ thì bao giờ cũng được phát đủ và lương cao hơn nghệ sĩ đoàn Việt Kịch Năm Châu.
Nghệ sĩ Tám Vân là người từ nước Lào và Thái Lan mới về, ở hai nước đó nghệ sĩ hút thuốc phiện và thuốc nẩu( thứ lá thuốc phiện) là một việc bình thường vì thuốc phiện rẻ và dễ kiếm, thông dụng. Lúc đó chánh phủ Cộng Hòa miền Nam đang bày trừ ma túy và thuốc phiện, do đó thuốc phiện bán lậu, giá đắc hơn vàng. Anh Tám Vân rất khổ sở vì phải cai thuốc, đoàn hát Việt Kịch Năm Châu lại chỉ phát lương cà phê hay chỉ có nữa cử lương, không đủ chi phí trong gia đình, lấy tiền đâu mua thuốc hút? Thêm nữa chị Bích Châu, vợ anh là người miền Bắc, khi hát ở đoàn hát Quảng Lạc thì chị là đào chánh, vì hát với những người cùng nói và hát bằng giọng Bắc. Khi vào Nam, gia nhập đoàn Việt Kịch Năm Châu, ông Năm Châu rất nghiêm khắc trong việc sử dụng đài từ trên sân khấu. Khi thủ diễn một vai nông dân miền Nam mà phát âm giọng Bắc thì không được. Trong một vở tuồng xã hội Tây Phương, chị Bích Châu phát âm giọng Bắc trong khi đa số diễn viên khác nói giọng miền Nam là một sự lạc lõng mà ông Năm Châu không chấp nhận, vì vậy chị Bích Châu ít được phân vai tuồng để hát. Cuối cùng, Tám Vân và chị Bích Châu cũng như những cặp nghệ sĩ Hoàng Kinh - Ngọc Đán, Thanh Nam – Tương Lai, Thanh Hương – Văn Chung, Nguyễn Phương đều rời đoàn hát Việt Kịch Năm Châu để tìm đến đoàn hát khác cho hợp với khả năng và sở thích của mình.
Anh Tám Vân đi các đoàn hát nhỏ, tạm sống nhưng gia đình anh tan vở. Chị Bích Châu trở về Hà Nội với hy vọng tìm đến đoàn cải lương Bắc để có thể diễn như các bạn nghệ sĩ Bắc, cùng một thứ giọng nói và hát. Nghệ sĩ Tám Vân không muốn trở ra Hànội nữa, đành chịu mất vợ, anh cộng tác với đoàn hát Kim Chưởng.
Nghệ sĩ Tám Vân có khả năng tiếp thu nhanh nghệ thuật biểu diễn các loại tuồng trên sân khấu với các phong cách diễn xuất khác nhau. Đoàn Việt Kịch Năm Châu diễn các tuồng xã hội Tây Phương, nghệ sĩ Tám Vân thành công dễ dàng với lối diễn như thoại kịch có ca cổ, phong cách đỉnh đạc, sang trọng đúng như chủ trương Thật và Đẹp của anh Năm Châu. Đoàn cải lương Kim Chưởng, dưới sự đạo diễn của nữ nghệ sĩ Kim Chưởng, nghệ sĩ Tám Vân có lối diễn sống động, phù hợp với phong cách hát loại tuồng hương xa. Khi hát cho đoàn Phụng Hảo, Tám Vân biết hát rành các vũ đạo tuồng Tàu và biết ca hơi Quảng.
Nói chung nghệ sĩ Tám Vân có khả năng diễn xuất đa dạng, biết nhiều phong cách hát thích hợp với sở trường của từng gánh hát nhưng nghệ sĩ Tám Vân chỉ có dịp đóng các vai kép mùi, kép chánh khi anh hát trên sân khấu Việt Kịch Năm Châu, đóng tuồng cặp với đôi nữ diễn viên tài sắc thuở đó là Kim Cúc, Kim Lan.
Trên các sân khấu đoàn cải lương Kim Chưởng, Thanh Minh Thanh Nga, Dạ Lý Hương, Phước Chung, nghệ sĩ Tám Vân thủ diễn những vai lão, lão mùi, lão độc, hoặc vai lẵng, vai hề. Không phải do các diễn viên kia diễn hay hơn anh nhưng họ là những danh ca vọng cổ. Những danh ca vọng cổ đó nhờ lối ca vọng cổ mùi, luyến láy hay hoặc có lối ca dài hơi mà khán giả thích nên về trình độ diễn xuất chỉ đáng là học trò của Tám Vân nhưng vai tuồng của họ luôn luôn là các vai kép mùi, kép chánh, có nhiều chổ để ca vọng cổ và các danh ca vọng cổ đó là những sức hút khán giả trong một trào lưu mới: Trào lưu của những giọng ca vàng lấn át vai trò và vị trí sân khấu của những kép diễn!
Tưởng nhớ về nghệ sĩ quá cố Tám Vân, tôi nghĩ là nên vinh danh Tám Vân là một trong những nghệ sĩ hàng đầu trong số những chứng nhân của lịch sử phát triển của nghệ thuật hát cải lương trong hai thập niên 50, 60, thời kỳ nảy sanh ra danh từ “ Kép diễn “ và “ Kép Ca”. Các nghệ sĩ “ kép diễn “cùng trong hoàn cảnh bị thất sũng vì khán giả cải lương ái mộ “ kép ca “ hơn có: nghệ sĩ Tám Vân, Hoàng Kinh, Văn Lâu, Văn Lắm, Ba Sanh, Ba Thừa Vĩnh, Hoàng Giang, Ba Xây, Quang Phục, Văn Ngà, Vinh Sang, Văn Khoe, Minh Viễn, Trường Xuân…
Nghệ sĩ Tám Vân đã từng đóng thế vai Gia Lữ Tế của nghệ sĩ Bảy Nhiêu, vai Gia Lữ Sanh của Năm Châu và vai Duy Bạt của Hoàng Kinh trong tuồng Gió Ngược Chiều. Đây là ba vai hát với ba tính cách khác nhau, rất khó diễn xuất, đó là những vai hát để đời của Bảy Nhiêu, Năm Châu, Hoàng Kinh trong Gió Ngược Chiều mà Tám Vân là người duy nhứt đóng thay được cả ba vai đó một cách rất xuất sắc.
Có thể kể thêm nhiều vai thế tuồng đặc biệt đáng ghi nhớ của Tám Vân như anh đóng vai Phê, người điên trong tuồng Khi Người Điên Biết Yêu, đây là vai hát đã đưa tên tuổi của nghệ sĩ Ba Vân vào hàng quái kiệt trên sân khấu cải lương.
Tám Vân đã đóng các vai tuồng mà trước đó các nghệ sĩ tiền phong Năm Châu, Bảy Nhiêu, Ba Vân, Ba Thừa Vĩnh, Văn Lâu đã để dấu ấn sâu đậm về nghệ thuật diễn xuất như các vai Ngô Phù Sai, Ngũ Tử Tư, Phạm Lãi trong tuồng Tây Thi Gái Nước Việt,… vai Vương Tư Đồ trong tuồng Phụng Nghi Đình, …vai Tống Nhơn Tôn trong Xử Án Bàng Quí Phi, vai An Lộc Sơn trong tuồng Trường Hận, vai Thái Tử Hàm Lệ trong tuồng Hàm Lệ Thái Tử nước Đan Mạch của tác giả Nguyễn Thành Châu.
Trong thời kỳ cộng tác với ba đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga, Dạ Lý Hương và Phước Chung, nghệ sĩ Tám Vân vừa là diễn viên dàn bao quan trọng, thủ diễn những vai lão mùi, lão lẵng, lão độc trong nhiều tuồng, làm điểm tựa cho nhiều nghệ sĩ trẻ và Tám Vân cũng là người thầy dạy nghề hát cho các diễn viên trẻ như Thanh Nga, Thanh Thanh Hoa, Mộng Tuyền, Bảo Quốc, Thanh Tú, Trang Bích Liểu, Kim Hoa…
Tám Vân được khán giả ưa thích qua vai ông Đệ tuồng Tấm Lòng của Biển, vai Duy Bạt tuồng Gió Ngược Chiều, vai ông Độ tuồng Tần Nương Thất, vai Tám Hổ tuồng Hai Hình Ảnh Một Cuộc Đời và rất nhiều vai lão mùi khác. Có thể nói là chưa có một bài báo nào của các ký giả kịch trường viết phê bình chê phần ca diễn của nghệ sĩ Tám Vân trên sân khấu Thanh Minh Thanh Nga, Dạ Lý Hương…
Suốt thời gian tôi ( Nguyễn Phương ) cộng tác với đoàn Việt Kịch Năm Châu, đoàn Thanh Minh Thanh Nga, đoàn Dạ Lý Hương, đoàn Phước Chung và đoàn Thanh Nga sau năm 1975, tôi có nhiều năm sống chung một đoàn hát với vợ chồng nghệ sĩ Tám Vân, những khi lưu diễn có khi vợ chồng tôi cùng ở chung phòng ngủ trong các khách sạn mà các ông bà Bầu mướn dành cho soạn giả, tôi biết khi anh Tám Vân cai thuốc phiện, anh đã phải uống rượu vô để tránh cho cơ thể khỏi bị hành hạ vì thiếu thuốc. Mỗi ngày, trong buỗi ăn sáng, anh Tám Vân phải vô lai rai một xị đế, truớc khi tập tuồng, thêm một xị đế khác. Buổi tối trước khi trình diễn trên sân khấu, lại một xị đế và sau khi vãn hát, ăn tối trước khi ngủ lại một xị đế. Tính ra mỗi ngày ít nhất anh phải uống một lít rượu đế. Đó là năm 1983, 1984, khi tôi cùng cộng tác với Tám Vân trong đoàn hát Thanh Nga do ông Bảy Tâm làm trưởng đoàn.
Với sức khoẻ trung bình, không tập thể dục hằng ngày, chỉ có lao động trên sân khấu những khi tập tuồng và diễn tuồng, ăn uống bình thường như những người khác trong gánh hát, anh Tám Vân còn hát được, và sống được đến 85 tuổi thì phải nói đó là một kỳ tích, vì một người uống rượu nhiều và đều đều trong nhiều năm liên tục như Tám Vân mà ruột gan không bị đốt cháy, không bị ung thư gan, không bị bịnh sơ gan cổ trướng, quả là hi hữu!
Về gia đình thì sau khi anh và chị Bích Châu chia tay nhau, khoảng đầu năm 1960, anh Tám Vân kết hôn với chị Quản Thị Minh Nguyệt tức là soạn giả Nhị Kiều sau này.
Chị Quản Thị Minh Nguyệt sanh năm 1922, sanh quán làng An Thạnh, huyện Mõ Cày, tỉnh Bến Tre. Chị Minh Nguyệt có một người chị tên là Quản thị Trúc Mai, nghe nói là vợ của ông chủ bút hay chủ nhiệm của tờ nhật báo Tiếng Chuông Saigon. Vì tôi không biết rành về giới ký giả và chủ bút của các nhà báo nên tôi ghi theo lời kể của chị Tám Vân về tin tức của chị Trúc Mai.
Chị Minh Nguyệt đi kháng chiến chống Pháp, có chồng là cán bộ Vệ Quốc Đoàn tên là Huỳnh Ngọc Lộ ở trung đoàn 99 tỉnh Bến Tre. Anh Lộ và chị Minh Nguyệt có được hai con.
Năm 1954 anh Lộ đi tập kết miền Bắc. Vài năm sau, chị Minh Nguyệt hay tin chồng đã chết ở miền Bắc, chị và hai con lên Saigon sinh sống. Chị thường đi xem hát cải lương giải khuây, và có dịp gặp nghệ sĩ Tám Vân mà chị rất ái mộ. Hai người cùng cảnh ngộ, một người có vợ bỏ trở về Hà Nội, một người có chồng đi tập kết và chết đâu đó ở miền Bắc, họ gặp nhau, chấp vá hai mãnh đời tan vở thành một khối tình mới, một hạnh phúc mới. Khi hai anh chị Tám Vân mướn nhà ở cư xá Đô Thành( năm 1965) tôi biết anh chị Tám Vân có được một đứa con gái.
Chị Nguyệt học sáng tác tuồng cải lương, khởi đầu dưới hình thức hợp soạn với các soạn giả thường trực trong đoàn hát, anh Tám Vân dạy chị ca và viết bài ca. Chị đã dùng những bút hiệu như Hoàng Thị Nguyệt, Chị Nguyệt, Nhị Kiều.
Năm 1975, ông Lộ từ miền Bắc trở về, gặp lại chị Nguyệt nhưng chị nói không thể bỏ Tám Vân trở về với ông. Lời đồn về cái chết của ông Lộ đã khiến cho chị đau xót và sau đó vài năm, chị bước thêm bước nửa trong đời. Ông Lộ khi ở miền Bắc, ông cũng đã lập gia đình với một người đàn bà khác.
Sau những năm 1990, sân khấu cải lương xuống dốc, anh chị Tám Vân - Nhị Kiều không theo đoàn hát lưu diễn mà trở về quê, sống bằng nghề viết tuồng cải lương cho các show Tivi hoặc băng video.
Riêng anh Tám Vân thì sức khoẻ sa sút. Năm 2006, vợ chồng tôi về thăm quê hương, bao xe cùng với các nghệ sĩ Tú Trinh, Kiên Giang, Huỳnh Công Minh, Ngọc Anh đến Bình Nhâm thăm anh chị, giúp đở một số tiền và thuốc men. Anh Tám Vân tuy quên trước quên sau nhưng vẫn nhớ tên tất cả những bạn đến thăm vợ chồng của anh hôm đó. Anh còn hỏi ngày trước Nguyễn Phương và Tám Vân hợp soạn vở tuồng đầu tiên là vở gì? Tôi nói cho anh nghe tên vở tuồng hợp soạn đầu tiên đó nhưng độ mươi phút sau, anh lại hỏi y như câu vừa mới hỏi.
Chúng tôi ngồi nói chuyện tâm tình với anh chị có đến gần cả tiếng đồng hồ, anh Tám Vân cũng chỉ hỏi tôi một câu duy nhất đó không dưới mười lần.
Anh Tám Vân đã bị bệnh lãng trí! Tôi thấm buồn, ngồi thật lâu trước mặt anh, chụp ảnh với anh và tôi khẻ hỏi: “ Anh có biết anh đang chụp hình với ai đây không?” Anh Tám cười cười, nói:” Nị tưởng tui điên rồi à. Ờ mà nè Nguyễn Phương, hồi đó tôi với ông …mình hợp soạn tuồng gì? Quên rồi…” Anh Tám lập lại câu hỏi mà khi tôi vừa bước vô nhà anh, anh đã hỏi tôi câu hỏi đó.
Một vở tuồng hợp soạn của Tám Vân và Nguyễn Phương từ năm 1955, đến nay đã qua hơn nửa thế kỷ, Tám Vân làm sao mà còn nhớ đến nó được nữa.
Ngày xưa, khi anh nhập vào vai Vua Ngô Phù Sai, hay vai dõng tướng Ngũ Tử Tư, hay khi anh đóng vai tên loạn tướng bạo liệt An Lộc Sơn bên cạnh người đẹp Dương Thái Chân, lúc đó thì nghệ sĩ Tám Vân quá đẹp, quá oai phong, lời ca tiếng hát nghe êm diụ như mật ngọt rót vào tai, hình ảnh đẹp đẻ, rực rỡ oai hùng đó đã làm run động con tim của biết bao nữ khán giả, trong số đó, nữ khán giả Minh Nguyệt say mê một Ngũ Tử Tư, một hoàng tử Ham Lết mà tình nguyện gắn bó cả cuộc đời của cô gái đẹp vùng sông nước Bến Tre với chàng trai lảng tử giang hồ.
Bây giờ… sau hơn năm mươi năm trên sàn diễn, màn nhung khép lại rồi, sao nghệ sĩ Tám Vân lại không gợi nhớ những hình ảnh đẹp của các vì vua chúa, hoàng tử hay loạn tướng, không nhớ những vai người tình rực rở cân đai áo mão và ngát thơm mùi son phấn, nghệ sĩ già Tám Vân chỉ còn mơ hồ lại một chút kỷ niệm khi xưa cùng bàn bạc với Nguyễn Phương sáng tác một vở tuồng đầu tay trên sân khấu Việt Kịch Năm Châu. Tình cảm đó dầu chỉ là một thoáng mơ hồ nhưng làm rún động tâm hồn của Nguyễn Phương. Tôi ngồi kế bên anh, nắm tay anh, tôi khẻ bóp bóp như muốn truyền một chút sinh lực của tôi, của một bạn già 87 tuổi cho anh bạn trẻ 85 tuổi, người đang ngơ ngác nhớ về dĩ vảng quá xa xôi!
Kiên Giang theo dõi câu chuyện của Nguyễn Phương và Tám Vân, anh ngâm nho nhỏ:
Khi cánh màn nhung khép lại rồi,
Chỉ còn hiu hắt nổi đơn côi
Xiêm y trả lại cho sân khấu
Cả những niềm vui lẫn ngậm ngùi.
Chúng tôi định hoan hô anh bạn thi sĩ Kiên Giang nhưng ngay lúc đó tiếng máy hát cassette của con anh Tám Vân từ phía nhà sau vọng đến. Chúng tôi im lặng, lắng nghe, tiếng ca vọng cổ của Út Bạch Lan trong băng cassette nghe như tỉ tê thay lời tâm sự của tất cả các nghệ sĩ già đang hiện diện trong thư trang của vợ chồng Tám Vân:
Rồi khi thanh sắc không còn nửa,
Son phấn tàn phai buỗi xế tà
Giã từ sân khấu ai còn nhớ
Một đời nghệ sĩ, kiếp cầm ca ?
5/- Còn nổi buồn nào hơn khi người nghệ sĩ phải xa lìa ánh đèn sân khấu, nơi mà suốt mấy mươi năm, họ đã gắn bó từ tuổi thanh xuân cho đến khi nhan sắc phai tàn…Biết bao nghệ sĩ tài danh nay phải sống cảnh cơ hàn…Trong đời họ đã bao lần được làm ông hoàng bà chúa, oai dũng ngất trời, lộng lẫy kiêu sa. Buồn nào hơn khi bóng xế tuổi già, sống hiu quạnh trong hào quang kỷ niệm. Đời quá vô tình nên người đành quên lãng, nào họ có mơ chi bia đá tượng đồng.
6/- Một chút nghĩa, chút tình sẽ đem lại biết bao niềm an ủi cho tuổi già những nghệ sĩ cô đơn, cho những ai chọn nghiệp dĩ cầm ca, đã cống hiến hết mình trọn đời cho nghệ thuật. Khi thanh sắc không còn họ lặng lẽ lui vào sau sân khấu, nhường lại ánh hào quang cho thế hệ sau mình.- Ai có thể dửng dưng khi nhìn người nghệ sĩ, sức mõi hơi tàn vẫn không rời sàn diễn. Trên sân khấu từng đêm họ vẫn chờ vẫn đợi, dóc cạn sức mình cho khán giả mua vui.
Tiếng hát của Út Bạch Lan chấm dứt từ lâu, chúng tôi lặng im, mỗi người chìm trong sự suy tư buồn bã. Sau đó chúng tôi từ giả vợ chồng Tám Vân, trở về Saigon.
Hôm nay 18 tháng 01 năm 2009, hai năm sau ngày chúng tôi thăm viếng vợ chồng Tám Vân, ở phương trời Canada cách Bình Nhâm Việt Nam hơn hai mươi ngàn cây số, tôi nghe điện thoại của Tú Trinh báo tin nghệ sĩ Tám Vân, ông bạn già của tôi đã bỏ cuộc chơi mà về cõi vĩnh hằng !
Nghệ sĩ Tám Vân mất lúc 6 giờ sáng ngày 18 tháng 01 năm 2009, sẽ an táng tại Nghĩa trang nghệ sĩ ở Gò Vấp vào lúc 10 giò sáng ngày 22 tháng 01 năm 2009.
Thương thì rất thương cho một đời nghệ sĩ của Tám Vân, nhiều lận đận với sự nghiệp sân khấu, chỉ được những phút vui khi sân khấu sáng đèn, khi màn nhung hạ xuống hàng đêm là anh phải bận bịu những lo toan cơm áo gạo tiền, để rồi đêm sau, khi ánh đèn sân khấu bật sáng, anh lại hóa thân vào những nhân vật cao sang khác, đem lời ca tiếng hát mua vui cho khán giả trên các nẽo sông hồ.
Bây giờ thì anh Tám Vân đã yên phận, nằm thảnh thơi an nghĩ bên các bạn nghệ sĩ đã đi trước anh ở nghĩa trang nghệ sĩ Gò Vấp, chúng tôi xin thắp nén nhang, hướng về Việt Nam xa xôi, nguyện cầu cho hương linh của Tám Vân được về chốn thiên đàng cực lạc.
Vợ chồng Nguyễn Phương xin chia xẻ nỗi buồn đau với chị Nhị Kiều. Cầu mong chị can đảm và đủ sức khoẻ để vượt qua được sự đau thương mất mát xé lòng nầy.
Vợ chồng Nguyễn Phương,
Bạn thân trên nửa thế kỷ của anh chị Tám Vân và Nhị Kiều.
SG Nguyễn Phương tặng cailuongvietnam.com
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
-
- Thành viên thường xuyên
- Bài viết: 1748
- Ngày tham gia: Năm T12 18, 2008 9:15 pm
Có như thế chứ! thật may mắn, hiếm hoi, còn lại một chứng nhân lịch sử của sân khấu hoàng kim như nghệ sĩ soạn giả Nguyễn Phuơng viết tôn vinh nguời bạn cùng thời trãi nghiệp thăng trầm với cải luơng nam bộ. Bài viết cũng đuợc coi như là điếu văn kính tế nguời bạn đồng nghiệp Tám Vân hết sức trân trọng Hoan hô nghệ sĩ soạn giả Nguyễn Phuơng!!! Chắc chắn bác Tám Vân đang cuời kha khả khoái chí đâu đó với Nguyễn Phuơng Tuởng anh quên tui rồi chứ! thật ấm lòng quá bạn mình ơi!
Bài viết của soạn giả Nguyễn Phuơng đã nhắc lại sự nghiệp ca diễn không kém lẫy lừng của nghệ sĩ cũng là soạn giả cải luơng Tám Vân, khiến độc giả không khởi cảm khái cho Tám Vân, cũng là nghệ sĩ từng vang danh, từng trãi nghiệp sân khấu các nơi thuở sân khấu cải luơng nam bộ đang tiến triển tới giai đọan cực thịnh khán giả lớn tuổi chắc chắn cũng là chứng nhân như soạn giả Nguyễn Phuơng đang nhắc lại thời kỳ nghệ sĩ Tám Vân làm kép hát cho các đoàn hát khởi mùa sự nghiệp ca cổ vào các thập niên 50 60 và 70. Còn nhớ ns Tám Vân đã vào vai quan Tư đồ trong Phụng Nghi Đình, show hát cuối cho sân khấu của ông, đuợc chiếu trên đài THVN vào đêm giao thừa 71, ông vẫn duyên vỹ đỉnh đạc trong vai ông quan thâm trầm toan kế định mưu. Tuồng hát có tới 5 cô đào thanh sắc luỡng toàn vai Điêu Thuyền và 2 Lữ Bố tài danh hãn hữu của sân khấu cải luơng hồ quảng đồng diễn, bên cạnh đó là những xuất hiện tổng thể những diễn viên tinh hoa của nền sân khấu ca kịch cổ không thể không nhắc tới, nhưng đề tài này là dành trọn điếu ai cho riêng ns Tám Vân nên chúng tôi chỉ nói gọn các chi tiết liên quan đến ông Tám Vân thôi.
Rất cảm ơn soạn giả Nguyễn Phuơng đã viết bài nhắc nhớ đến anh kép Tám Vân đẹp trai duyên tài của sân khấu cải luơng hoàng kim, thật công bằng cho nghệ sĩ Tám Vân, ông sống và cống hiến tài nghệ của mình cho cải luơng Việt Nam không ít, nay có đồng nghiệp và các khán giả còn nhớ thuơng ông kính điếu
Bài viết của soạn giả Nguyễn Phuơng đã nhắc lại sự nghiệp ca diễn không kém lẫy lừng của nghệ sĩ cũng là soạn giả cải luơng Tám Vân, khiến độc giả không khởi cảm khái cho Tám Vân, cũng là nghệ sĩ từng vang danh, từng trãi nghiệp sân khấu các nơi thuở sân khấu cải luơng nam bộ đang tiến triển tới giai đọan cực thịnh khán giả lớn tuổi chắc chắn cũng là chứng nhân như soạn giả Nguyễn Phuơng đang nhắc lại thời kỳ nghệ sĩ Tám Vân làm kép hát cho các đoàn hát khởi mùa sự nghiệp ca cổ vào các thập niên 50 60 và 70. Còn nhớ ns Tám Vân đã vào vai quan Tư đồ trong Phụng Nghi Đình, show hát cuối cho sân khấu của ông, đuợc chiếu trên đài THVN vào đêm giao thừa 71, ông vẫn duyên vỹ đỉnh đạc trong vai ông quan thâm trầm toan kế định mưu. Tuồng hát có tới 5 cô đào thanh sắc luỡng toàn vai Điêu Thuyền và 2 Lữ Bố tài danh hãn hữu của sân khấu cải luơng hồ quảng đồng diễn, bên cạnh đó là những xuất hiện tổng thể những diễn viên tinh hoa của nền sân khấu ca kịch cổ không thể không nhắc tới, nhưng đề tài này là dành trọn điếu ai cho riêng ns Tám Vân nên chúng tôi chỉ nói gọn các chi tiết liên quan đến ông Tám Vân thôi.
Rất cảm ơn soạn giả Nguyễn Phuơng đã viết bài nhắc nhớ đến anh kép Tám Vân đẹp trai duyên tài của sân khấu cải luơng hoàng kim, thật công bằng cho nghệ sĩ Tám Vân, ông sống và cống hiến tài nghệ của mình cho cải luơng Việt Nam không ít, nay có đồng nghiệp và các khán giả còn nhớ thuơng ông kính điếu
Media watch
- vtthanhhuong
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 217
- Ngày tham gia: Hai T8 21, 2006 5:00 pm
Tui còn nhớ nhất là trong tuồng " Giấc mộng đêm xuân " Bác tám đóng vai ông bầu nghèo của đoàn hát ( Cô đào chính là Thanh Nga ....)
Trong đoạn công tử Hữu Phước đi coi hát : Thanh Nga đóng Lưu Kim Đính , bác Tám đóng vai vua nhưng mà không có giầy nên vua phải đi dép vì gánh quá nghèo . Coi đến đoạn đó đúng là " Cười ra nước mắt" luôn ....
Trong đoạn công tử Hữu Phước đi coi hát : Thanh Nga đóng Lưu Kim Đính , bác Tám đóng vai vua nhưng mà không có giầy nên vua phải đi dép vì gánh quá nghèo . Coi đến đoạn đó đúng là " Cười ra nước mắt" luôn ....
-
- Thành viên thường xuyên
- Bài viết: 1748
- Ngày tham gia: Năm T12 18, 2008 9:15 pm
VTThanhhuong vừa nhắc thêm một vai của nghệ sĩ Tám Vân phải không chỉ với giòng chữ ngắn của VTTH mà tôi cũng có thể tuởng tuợng ra quang cảnh sân khấu với khán giả trong rạp đang coi tuồng có các nghệ sĩ tài danh của sân khấu cải luơng xưa diễn... nao nao nhớ Thanh Nga, Hữu Phuớc và bác Tám Vân nay là nguời thiên cổ rồi
Media watch
-
- Forum Mod
- Bài viết: 4485
- Ngày tham gia: Sáu T7 01, 2005 5:00 pm
- Đến từ: miền Tây
- Tiếp xúc:
- betam
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 409
- Ngày tham gia: Chủ nhật T6 25, 2006 5:00 pm
vtthanhhuong đã viết:Tui còn nhớ nhất là trong tuồng " Giấc mộng đêm xuân " Bác tám đóng vai ông bầu nghèo của đoàn hát ( Cô đào chính là Thanh Nga ....)
Trong đoạn công tử Hữu Phước đi coi hát : Thanh Nga đóng Lưu Kim Đính , bác Tám đóng vai vua nhưng mà không có giầy nên vua phải đi dép vì gánh quá nghèo . Coi đến đoạn đó đúng là " Cười ra nước mắt" luôn ....
Sau này vở này được diễn lại với Tám Vân, Phượng Liên, Bảo Quốc, Phươnh Quang, lúc đó NS Tám Vân còn khỏe, vẫn diễn vai ông bầu đoàn hát, vẫn cảm động vô cùng
- aline19
- Thành viên mới đến
- Bài viết: 40
- Ngày tham gia: Hai T12 15, 2008 12:14 am
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 37641
- Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm
- khuyenmap
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 6304
- Ngày tham gia: Chủ nhật T10 15, 2006 5:00 pm
- Đến từ: London / England
Ngày 18.1.2009, nghệ sĩ lão thành Tám Vân đã vĩnh viễn ra đi trong ngôi nhà của ông tại Bình Dương. Sân khấu Việt Nam mất đi một tài năng, một cây đại thụ trong lòng khán giả.
Cách đây gần 10 năm, tôi ra tận Bình Dương viết bài về ông. Đường đi rất ngoằn ngoèo, tôi phải đứng chờ thật lâu ở cổng bưu điện huyện để đứa cháu của ông dẫn vô nhà, nếu không thì đi lạc là cái chắc. Quanh co không biết bao nhiêu ngõ làng xanh um cây lá mới tới nhà ông. Căn nhà cũng ẩn sau một vườn cây xanh um, gió đưa hương đất hương hoa trong trẻo bay vào mũi tôi. Nào cây nhãn, cây mận, cây xoài, mít, ổi... Thật là một nơi "ở ẩn" tuyệt vời cho lão cao nhân gác kiếm giang hồ. Nhưng sự thật, chỉ có ông là "gác kiếm" thôi, còn bà vợ của ông, bà Nhị Kiều, không hề "gác kiếm", nói đúng hơn, là "gác bút". Bà vẫn sáng tác kịch bản đều đặn để có nhuận bút nuôi ông. Hai ông bà xấp xỉ tuổi nhau, năm ấy đã hơn 70, tựa vào nhau như hai cái bóng lặng lẽ sau cánh màn nhung sân khấu.
Ông rất ít nói, tôi hỏi chuyện gì dường như chỉ có bà trả lời giùm. Ông ngồi trầm ngâm ở cái ghế dựa, nhìn ra sân vườn nhạt nắng. Chỗ nào bà không nhớ hoặc nói không chính xác thì ông mới "đệm" vô. Tay ông luôn có điếu thuốc, mà hút cũng rất chậm, hít một hơi rồi nhả ra từ từ như để cho khói ngấm vào lòng. Và tôi cảm giác ông cũng đang để cho sự đời ngấm vào lòng. Dù không nói lời nào, nhưng ông ngấm hết những nhân tình thế thái, những đắng cay ngọt bùi của một kiếp con tằm nhả tơ.
Ông chính là hiện thân của con tằm đã nhả hết tơ, giờ chỉ còn lại cái kén rỗng, nhưng không thể hóa thành con ngài để bay đi được. Con ngài còn có đôi cánh để tung lên cùng bầu trời cao rộng, nhưng con người về già lại cúi xuống gần mặt đất hơn, tủi phận hơn, cô đơn hơn. Dù nghệ sĩ khắp nơi vẫn quan tâm tới ông bà, vẫn quà cáp thăm viếng mỗi khi lễ tết, nhưng họ có công việc của họ, đâu thể thường xuyên kề cận, cho nên ông trở thành kẻ lạc loài sau khi sân khấu đã hạ màn. Ông không buồn, chỉ chấp nhận sự thật của tuổi già. Mà ông có tiếc gì nữa, cả một thời trẻ trung đã tung hoành ngang dọc, lừng lẫy các đại bang, làm thầy của biết bao nghệ sĩ, hét ra lửa đó thôi.
Ông chấp nhận sống trong cái kén rỗng cuối đời, hết đi ra sân ngắm cây lại đi vào nhà nằm trên chiếc giường thong thả nhả khói mơ màng. Chỉ có bà, gầy ốm nhưng rất nhanh nhẹn, hoạt bát, chăm sóc ông từ bữa ăn cho tới quần áo, điếu đóm, không hề than van một tiếng. Bà cười móm mém: "Hồi xưa, chính ổng đã dìu dắt tôi vô nghề, dạy tôi viết, chỉnh sửa kịch bản cho tôi. Có cái tên Nhị Kiều cũng nhờ ổng. Món nợ ân tình đó tôi trả mãi vẫn vui lòng". Ông nghe bà nói, miệng hơi mỉm mỉm một chút, ấy là ông đang cười, đang hạnh phúc. Ông vẫn là người chồng "oai nghi" của bà. Bà nói với ông nhẹ nhàng, trìu mến, chứ không hề gắt gỏng như một số người vợ phải bắt buộc nuôi chồng. Chợt nhận ra một thứ tình vừa là yêu, vừa là bạn, vừa là thầy trò, vừa là sự tri ân.
Ông đã ra đi sau mấy năm nằm liệt giường. Con tằm đã hóa thành ngài hay chưa?..
(Thế giới nghệ sĩ)
Cách đây gần 10 năm, tôi ra tận Bình Dương viết bài về ông. Đường đi rất ngoằn ngoèo, tôi phải đứng chờ thật lâu ở cổng bưu điện huyện để đứa cháu của ông dẫn vô nhà, nếu không thì đi lạc là cái chắc. Quanh co không biết bao nhiêu ngõ làng xanh um cây lá mới tới nhà ông. Căn nhà cũng ẩn sau một vườn cây xanh um, gió đưa hương đất hương hoa trong trẻo bay vào mũi tôi. Nào cây nhãn, cây mận, cây xoài, mít, ổi... Thật là một nơi "ở ẩn" tuyệt vời cho lão cao nhân gác kiếm giang hồ. Nhưng sự thật, chỉ có ông là "gác kiếm" thôi, còn bà vợ của ông, bà Nhị Kiều, không hề "gác kiếm", nói đúng hơn, là "gác bút". Bà vẫn sáng tác kịch bản đều đặn để có nhuận bút nuôi ông. Hai ông bà xấp xỉ tuổi nhau, năm ấy đã hơn 70, tựa vào nhau như hai cái bóng lặng lẽ sau cánh màn nhung sân khấu.
Ông rất ít nói, tôi hỏi chuyện gì dường như chỉ có bà trả lời giùm. Ông ngồi trầm ngâm ở cái ghế dựa, nhìn ra sân vườn nhạt nắng. Chỗ nào bà không nhớ hoặc nói không chính xác thì ông mới "đệm" vô. Tay ông luôn có điếu thuốc, mà hút cũng rất chậm, hít một hơi rồi nhả ra từ từ như để cho khói ngấm vào lòng. Và tôi cảm giác ông cũng đang để cho sự đời ngấm vào lòng. Dù không nói lời nào, nhưng ông ngấm hết những nhân tình thế thái, những đắng cay ngọt bùi của một kiếp con tằm nhả tơ.
Ông chính là hiện thân của con tằm đã nhả hết tơ, giờ chỉ còn lại cái kén rỗng, nhưng không thể hóa thành con ngài để bay đi được. Con ngài còn có đôi cánh để tung lên cùng bầu trời cao rộng, nhưng con người về già lại cúi xuống gần mặt đất hơn, tủi phận hơn, cô đơn hơn. Dù nghệ sĩ khắp nơi vẫn quan tâm tới ông bà, vẫn quà cáp thăm viếng mỗi khi lễ tết, nhưng họ có công việc của họ, đâu thể thường xuyên kề cận, cho nên ông trở thành kẻ lạc loài sau khi sân khấu đã hạ màn. Ông không buồn, chỉ chấp nhận sự thật của tuổi già. Mà ông có tiếc gì nữa, cả một thời trẻ trung đã tung hoành ngang dọc, lừng lẫy các đại bang, làm thầy của biết bao nghệ sĩ, hét ra lửa đó thôi.
Ông chấp nhận sống trong cái kén rỗng cuối đời, hết đi ra sân ngắm cây lại đi vào nhà nằm trên chiếc giường thong thả nhả khói mơ màng. Chỉ có bà, gầy ốm nhưng rất nhanh nhẹn, hoạt bát, chăm sóc ông từ bữa ăn cho tới quần áo, điếu đóm, không hề than van một tiếng. Bà cười móm mém: "Hồi xưa, chính ổng đã dìu dắt tôi vô nghề, dạy tôi viết, chỉnh sửa kịch bản cho tôi. Có cái tên Nhị Kiều cũng nhờ ổng. Món nợ ân tình đó tôi trả mãi vẫn vui lòng". Ông nghe bà nói, miệng hơi mỉm mỉm một chút, ấy là ông đang cười, đang hạnh phúc. Ông vẫn là người chồng "oai nghi" của bà. Bà nói với ông nhẹ nhàng, trìu mến, chứ không hề gắt gỏng như một số người vợ phải bắt buộc nuôi chồng. Chợt nhận ra một thứ tình vừa là yêu, vừa là bạn, vừa là thầy trò, vừa là sự tri ân.
Ông đã ra đi sau mấy năm nằm liệt giường. Con tằm đã hóa thành ngài hay chưa?..
(Thế giới nghệ sĩ)