WELCOME TO THE NEW PHORUM
THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Bye Bye .....
MC DUC TIEN
Nghệ sĩ lão thành Lệ Thẩm qua đời
[7mau]Nghệ sĩ lão thành Lệ Thẩm qua đời[/7mau]
Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm
[7mau]Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm[/7mau] Sau thời gian chống chọi với nhiều căn bệnh, nghệ sĩ Tùng Lâm đã trút hơi thở cuối cùng lúc 4 giờ 30 phút ngày 15-10 tại nhà riêng. Ông tên thật...
CHẾT VẪN KHÔNG YÊN!
-Mỗi con sông chảy mỗi cánh khác của riêng mình Tôi là dòng nước đảo điên Quen vượt thác vượt ghềnh Không thể im lìm trôi xuôi - Sông chảy về đâu buồn hay tĩnh lặng Ra đại dương...
TIN BUỒN: NS Bích Thủy qua đời,ở tuoi 73
[video]http://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/video] [youtube]https://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/youtube]
VUA NHẠC SẾN ĐI RỒI....
Nhạc sĩ Vinh Sử thường được khán giả gọi là 'vua nhạc sến' bởi hàng trăm ca khúc đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt. Sau khi ông qua đời, nhiều nghệ sĩ bày tỏ sự tiếc...
TRẢ LẠI TÊN CHÙA.
Hội Sân khấu trả lại bảng tên Chùa Nghệ sĩ. Ngày 20/06/2022. Hội Sân khấu trả lại tên Chùa Nghệ sĩ như ban đầu, sau hai ngày thay đổi bằng bảng "Nghĩa trang nghệ sĩ". Chiều 20/6,...
Buồn Nhất khi Nghệ sĩ Thanh Kim Huệ qua đời
Khộng theo dõi tin tức ở đây nhưng qua nhiều kênh thông tin khác, được biết nữ nghệ sĩ tài danh Thanh Kim Huệ qua đời, buồn ơi là buốn, buồn hơn hết, không phải thương ai ghét ai mà sao nghe buồn...
Phan ưu cuoi nam
MH đã gởi điện thơ chúc năm mới 2022 anh chị Trần quang Hải nhưng không nghỉ là anh đã ra đi ngày hôm nay mặc dù anh đã cầm cự với căn bệnh hiểm nghèo mấy năm nay rồi. Thôi ,như vậy anh nhẹ...
Nữ danh ca
Thanh Kim Huệ đã ra đi :hoa: :flower: :)) :cry:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Nghệ sĩ lão thành Tám Vân từ trần

Nơi tưởng nhớ những NS đã quá cố.
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
Đăng trả lời
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
Bài viết: 6304
Ngày tham gia: Chủ nhật T10 15, 2006 5:00 pm
Đến từ: London / England

Bài viết chưa xem by khuyenmap »

Tám Vân trong lòng nghệ sĩ
* NSƯT Bạch Tuyết: "Hồi tôi học ở Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, tôi mời bác Tám Vân đến nói chuyện với các giáo sư và sinh viên. Bác nói tiếng Pháp lưu loát, lại trình bày rất giỏi về nghệ thuật cải lương, và còn ca minh họa rất hay khiến ai nấy khâm phục. Bác làm rạng danh cho cải lương, là "người khổng lồ" trong trái tim tôi. Tôi cảm phục hai nhân cách lớn. Một là bác, khi giàu sang không cao ngạo, khi nghèo khổ không than van, cũng không kể lể công trận đã qua. Hai là bác gái Nhị Kiều, một phụ nữ trâm anh mà trót đi theo nghiệp sân khấu nên chấp nhận hoàn cảnh, và một lòng chung thủy tận tụy với chồng".
* Nghệ sĩ Thanh Tú: "Lúc tôi vào đoàn Thanh Nga chung với ông, ông cho tôi ở nhờ nhà ông tại đường Bùi Viện. Tôi sợ ông còn hơn sợ cha tôi, vì ông dạy nghề rất khó tính. Làm không xong là ông hét dữ lắm. Hơi hám ông rất khỏe nên ông hét là tụi tôi hết hồn. Nhưng thương ở chỗ, hễ dạy tại đoàn chưa xong thì ông về nhà dạy tiếp, ăn cơm xong là bắt tôi tập lại, cho tới khi nào được mới thôi. Ông là người thầy tận tụy của nghệ sĩ trẻ chúng tôi, ai cũng thương và kính trọng ông! Mãi mãi ông vẫn là niềm tin yêu của sân khấu và nghệ sĩ".
Sung
Thành viên thường xuyên
Thành viên thường xuyên
Bài viết: 1748
Ngày tham gia: Năm T12 18, 2008 9:15 pm

Bài viết chưa xem by Sung »

Cam on Khuyenmap.
Sung
Thành viên thường xuyên
Thành viên thường xuyên
Bài viết: 1748
Ngày tham gia: Năm T12 18, 2008 9:15 pm

Bài viết chưa xem by Sung »

Thì ra Tuồng Lữ Bố Hí Điêu Thuyền chiếu trên THVN9 đêm giao thừa 71 là do nghệ sĩ lão thành Tám Vân soạn và đạo diễn, Nghệ sĩ ND Phùng Há và nghệ sĩ tài danh Hoàng Bá chia vai Lữ Bố, các nữ ns Thanh Nga, Kim Hoàng, Thanh Thanh Hoa, Thanh Nguyệt chia vai Điêu Thuyền [vt:)] http://video.google.com/videosearch?q=lu+bo+hi+dieu+thuyen&hl=en&emb=0&aq=f#
Media watch
Hình đại diện của thành viên
vietduongnhan
Thành viên thực thụ
Thành viên thực thụ
Bài viết: 804
Ngày tham gia: Năm T6 01, 2006 5:00 pm
Đến từ: Cõi Mộng Mơ
Tiếp xúc:

Bài viết chưa xem by vietduongnhan »

[align=center]THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

Hình ảnh
Hình ảnh
[/align]
Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn xin gởi mây trời mang đi
ngocanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viết: 37641
Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm

Bài viết chưa xem by ngocanh »

Các bạn có muốn xem video mà lần đó NA quây khi đi chung với SG Nguyễn Phương lên Lái Thiêu thăm NS Tám Vân không?
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
Hình đại diện của thành viên
kieu nga
Thành viên thực thụ
Thành viên thực thụ
Bài viết: 413
Ngày tham gia: Hai T11 10, 2008 9:10 pm
Đến từ: Las Vegas

Bài viết chưa xem by kieu nga »

ngocanh đã viết:Các bạn có muốn xem video mà lần đó NA quây khi đi chung với SG Nguyễn Phương lên Lái Thiêu thăm NS Tám Vân không?
:)) :)) :))
Vu Linh -Thanh Thanh Tam only
Kim Tu Long _Ngoc Huyen
Hình đại diện của thành viên
betam
Thành viên thực thụ
Thành viên thực thụ
Bài viết: 409
Ngày tham gia: Chủ nhật T6 25, 2006 5:00 pm

Bài viết chưa xem by betam »

ngocanh đã viết:Các bạn có muốn xem video mà lần đó NA quây khi đi chung với SG Nguyễn Phương lên Lái Thiêu thăm NS Tám Vân không?


post lẹ lẹ nha OC! :P :)) [vt:)]
Hình đại diện của thành viên
thuongcon
Thành viên thực thụ
Thành viên thực thụ
Bài viết: 169
Ngày tham gia: Năm T3 17, 2005 4:00 pm
Đến từ: sweden

Bài viết chưa xem by thuongcon »

THÀNH THẬT CHIA BUỒN RẤT MONG BÁC NHỊ KIỀU VƯỢT QUA NỔI ĐAU BUỒN NÀY :cry: :cry: :cry:
ngocanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viết: 37641
Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm

Bài viết chưa xem by ngocanh »

SG Nguyễn Phương vừa gửi cho cailuongvietnam.com và độc giả trang nhà một bài viết nữa.

[align=center]Nhớ thời ăn quán ngủ đình…
Nghệ sĩ tài danh Tám Vân bị quỷ ám!
[/align]


Tôi bị mất ngủ nhiều đêm sau khi nghe tin nghệ sĩ Tám Vân mất ở Việt Nam vào ngày 18 tháng giêng 2009, tức vào ngày 23 âm lịch, ngày lễ đưa ông Táo về trời theo tập tục Tết Việt Nam.
Mất ngủ vì nhớ bạn xưa…. Mất ngủ vì nhớ những kỷ niệm cùng với Tám Vân sống trong đoàn hát nghèo, một thời ăn quán ngủ đình..

Nguyễn Phương và Tám Vân là đôi bạn thân qua hơn nửa thế kỷ, từ năm 1954, khi Tám Vân từ nước Thái Lan trở về Việt Nam, gia nhập đoàn hát Việt Kịch Năm Châu, gặp nhau là chúng tôi thân thích với nhau ngay.
Chúng tôi là bạn học trường Collège de Mytho, gặp nhau thường nhắc những chuyện vui về ông Can professeur dạy Toán, nhắc cái tánh khó khăn của ông surveillant Của, nhắc bộ răng hô hay cười hà hà của thầy Trần Kim Chi giáo sư dạy thề dục thể thao…Và rất nhiều chuyện vui của cái thời nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò…

Ở đoàn Việt Kịch Năm Châu, tôi chỉ là một diễn viên phụ nên khi gặp Tám Vân, tôi rũ anh hợp soạn tuồng cải lương. Anh Tám Vân là diễn viên chánh, từng đóng tuồng cặp với hai nữ diễn viên chánh của đoàn là chị Kim Cúc và Kim Lan nên việc hợp soạn tuồng đối với Tám Vân chỉ là một việc làm tay trái để mua vui, còn đối với tôi thì đó là nghề soạn giả, là tương lai mà tôi muốn vươn tới.

Khi đi lưu diễn, tôi có chiếc ghế bố và một cái rương nhỏ đựng quần áo nên tôi ngủ chổ nào cũng được. Có khi ở ngay dưới hầm sân khấu, có khi chờ vãn hát rồi tôi dọn dẹp một số ghế trong khán phòng để làm chổ đặt ghế bố mà ngủ qua đêm. Còn Tám Vân là kép chánh, lại có vợ là nữ diễn viên Bích Châu và hai đứa con nhỏ nên dù được bố trí cho ngủ ở trong rạp hát hay dưới hầm sân khấu, anh Tám Vân cũng được xếp cho một chổ khoản khoát nhất, rộng rãi nhất.

Trong đoàn hát những người được ưu tiên về việc ăn, ở có anh Năm Châu, chị Kim Cúc, Kim Lan, ông Tám Kiết quản lý và vợ chồng Tám Vân. Khi đoàn hát ở rạp hát Bến Tre, tất cả nghệ sĩ và công nhân hậu đài ngủ trong rạp hát thì ông Năm Châu, Kim Cúc, Kim Lan và vợ chồng Tám Vân được ông quản lý Tám Kiết bố trí cho ở phòng ngủ khách sạn Đại Huê, ngang nhà hàng Đông Châu đối diện với con sông Bến Tre.
Tôi thường lân la đến chổ ở của anh Năm Châu để mượn sách hoặc nhờ anh giải thích cho tôi những chổ mà tôi chưa hiểu về sân khấu và về sáng tác. Lúc đó tôi đang nghiền ngẫm đọc các quyển sách: Le metteur en scène( Người đạo diễn sân khấu), La lumière artificielle et théâtrale( Nghệ thuật sử dụng ánh sáng trên sân khấu và chụp ảnh), Le maquillage artistique(nghệ thuật Hóa trang của nghệ sĩ ), La création d’ une pièce de théâtre( Phương pháp sáng tác kịch bản). Tất cả sách đó của tác già Léon Moussinac mà tôi mua trên nhà sách Albert Portail Saigon.

Một đêm, sau vãn hát ở Bến Tre, tôi đi ăn tối ở một quán nhỏ bên bờ sông Bến Tre, thấy vợ chồng Tám Vân từ rạp hát tà tà đi về. Bữa đó ông quản lý phát lương đờ mi vì gánh hát Việt Kịch Năm Châu chỉ hát đông được trong đêm đầu, các đêm sau đều thưa dàn. Tôi thường được gia đình tiếp tế cho tiền bạc nên tôi có điều kiện chi xài rộng rãi trong việc ăn uống ngoài chế độ cơm hội của đoàn hát. Bình thường khi đoàn hát phát lương đờ mi thì tẩm khậu của đoàn hát nấu cháo trắng hoặc xôi, phát cho tất cả các thành viên trong đoàn hát một phần cháo trắng hay một gói xôi với một tán đường thẻ để mọi người ăn lót dạ trước khi ngủ. Tôi thấy chị Bích Châu xách gào mên thì biết là đêm nay lãnh lương đờ mi, anh chị nhận thêm phần cháo trắng và một tán đường thẻ. Tôi bèn đi mua hai ổ bánh mì pâté, một xị rượu đế rồi đem lên phòng ngủ biếu cho hai vợ chồng Tám Vân.

Bộ bữa nay Nguyễn Phương trúng số hay sao mà mua bánh mì pâté biếu cho tụi tui ? Tám Vân vừa nói vừa chớp ổ bánh, cắn một miếng thật lớn, nhai một cách ngon lành…anh nói tiếp: Hè hè…hè, lại có xị rượu đế nữa. Ngon hết xẩy!...

Tui mới về thăm nhà, bà già cho hai trăm, nên mua bánh mì pâté cho anh chị chia vui với tui.

Chị Bích Châu chia phần bánh mì cho hai con của chị, chị ăn cháo trắng.
Tám Vân ăn xong, uống một ly rượu đế, rồi nói với tôi:

- Tôi có chuyện muốn góp ý với Nguyễn Phương nhưng Nguyễn Phương phải hứa là không nói lại cho người khác biết, nhất là anh Năm Châu và chị Kim Cúc thì tôi mới nói. Anh có hứa không?

- Tất nhiên là tui hứa, nhưng chuyện gì vậy? Bộ quan trọng lắm hả/
Không quan trọng gì nhưng nó có lợi cho Nguyễn Phương. Tôi thấy anh bỏ nhiều thì giờ để đọc và nghiên cứu về kỷ thuật, nghệ thuật trên sân khấu, cái đó chỉ thật sự có ích cho anh khi anh là một diễn viên giỏi, muốn tiến tới làm đạo diễn. Còn nếu muốn viết tuồng mà quá nghiên cứu về kỷ thuật dàn dựng, ánh sáng và hoá trang trên sân khấu, những thứ đó sẽ làm rối trí anh, không đưa đến việc sáng tác tuồng được đâu.


- Theo anh thì tui phải học cái gì?Bắt đầu từ đâu?

- Thứ nhứt anh phải học ca cổ nhạc, viết tuồng cải lương thì phải biết bài bản cải lương. Kế đó anh phải kiếm cốt truyện, phải là chuyện gay cấn, có đủ hỉ, nộ, ái, ố...Vì có hỉ nộ ái ố thì mới có chổ cho đào kép ca. Khi có tuồng rồi thì người khác giúp cho anh phần kỷ thuật, người ta sẽ tập tuồng cho anh, họa sĩ sẽ trang trí, nhạc sĩ sẽ biết đệm đàn như thế nào…vân vân… Cốt truyện,,, quan trọng là cốt truyện…cốt truyện có nhiều chổ cho diễn viên ca và diễn…

Tôi hiểu tại sao Tám Vân dặn tôi đừng nói lại cho anh Năm Châu và chị Kim Cúc nghe câu chuyện của anh đã nói với tôi. Ý của Tám Vân là chọn một cốt truyện không cần có đầu có đuôi, một câu chuyện không cần hợp lý như chủ trương một sân khấu Thật và Đẹp của anh Năm Châu mà là cốt truyện gay cấn, có nhiều chổ cho nghệ sĩ ca và diễn kiểu của sân khấu Hoa Sen và sân khấu Kim Chưởng. Nếu tôi thố lộ thì hóa ra là Tám Vân xúi tôi chống lại chủ trương của anh Năm Châu sao?

Đêm đó tôi không ngủ được. Tôi thả bộ dọc theo bờ sông, qua khỏi nhà hàng Đông Châu, tiệm vàng Kim Ánh, đến bến xe Hiệp Hữu ( xe Bến Tre đi Ba Tri) bến xe đò Đông Á chạy đường Saigon Bến Tre, Mỹ Tho, tôi ghé lại một quán cóc gần bến xe, ăn một tô cháo lòng. Cháo thật ngọt, có nhiều thịt ba rọi, bao tử, gan heo, ruột heo, thứ nào cũng ngọt, ngon…một cái quán cốc bình dân nhưng tô cháo lòng đúng nghĩa của một tô cháo thịt lòng heo, ngon hơn tô cháo của một nhà hàng sang trọng, sạch sẽ nhưng chỉ có hình thức sang trọng chớ nội dung, thực chất của tô cháo của nhà hàng sang trọng đó không ngon bằng tô cháo bán nơi quán cóc vệ đường.

… Tôi nhớ lời Tám Vân nói: Nó hợp khẩu vị, nó đúng cái chất của một tô cháo lòng… tôi liên tưởng, viết tuồng cải lương thì phải đúng cái chất của cải lương.

Trở về rạp hát, nhìn qua bên kia sông, gần dốc cầu Kiếng Vàng, trại cưa Đồng Lợi còn sáng đèn. Nhiều người ngồi lúp xúp, có lẽ đang đờn ca tài tử chơi với nhau vì tôi mườn tượng thấy người ôm đờn, nghiên nghiên cái đầu theo nhịp đờn…Đã khuya rồi nhưng những người chơi đờn ca tài tử vẫn có vẻ say mê, chưa muốn ngưng nghĩ… nếu tôi viết tuồng hợp với sở thích của khán giả, nhứt định họ sẽ đến xem thật đông, nghệ sĩ của đoàn hết phải chịu cảnh lãnh lương đờ mi và húp cháo trắng cho đở sót ruột trước khi đi ngủ.

Từ đó tôi gần gũi nói chuyện với Tám Vân nhiều hơn. Anh kể cho tôi nghe những chuyện vui buồn khi anh còn đi hát ở đoàn Quảng Lạc, những chuyện ở nước Lào, nước Thái Lan. Tôi bắt đầu hợp soạn với anh Tám Vân, sáng tác vở tuồng Người Mặt Cháy. Tôi chia xẻ với anh những số tiền rất nhỏ của tôi, những số tiền giúp đở của má tôi, của em gái tôi.
Dỉ vãng hiện về trong tâm trí, những kỷ niệm rất nhỏ về Tám Vân, kỷ niệm về cái thời chúng tôi còn đi theo gánh hát nghèo, mỗi sáng được phát cho một gói xôi, buỗi tối được cấp cho một tô cháo trắng với một thẻ đường, có khi sang lắm thì được phát cho một tô cháo với một cái hột vịt muối…

Nhắc đến chuyện cháo trắng và hột vịt muối của chị Đầm tẩm khậu phát cho chúng tôi những khi hát ế dàn, tôi không quên được một chuyện rất vui, rất nhỏ tưởng như không để lại một dấu vết nào trong lòng tôi trước cuộc sống bề bộn và quá nhiều đổi thay sau những biến thiên vì thời cuộc. Bây giờ nghe tin Tám Vân mất một cách cô đơn tại xã nhà, tôi lại nhớ chuyện cái hột vịt muối của những năm 1954, 1955 ở rạp hát của huyện Mõ Cày.

Hồi đó, hát ở huyện Mõ Cày, chúng tôi được người chủ mua dàn hát để cho các nghệ sĩ ngủ trong nhà kho của chành lúa bên kia sông, còn sân khấu thì nằm phía bên chợ, rạp hát và hầm sân khấu là chổ ở của các anh dàn cảnh và chị Đầm tẩm khậu chuyên lo nấu cơm hội cho đoàn hát.
Có một hôm, gánh hát ế dàn, bữa cơm chiều chỉ có cơm, canh bầu, hột vịt luộc dầm nước mấm ăn với rau càng cua bốp dấm. Tối đó thì mỗi nghệ sĩ được phát cho một tô cháo trắng và một cái hột vịt muối. Chúng tôi ở trong chành lúa, những người không có vai hát thì có thể ăn cháo trước hoặc lãnh đem về chổ ở của mình mà ăn. Tôi lãnh phần của tôi, chị Bích Châu lãnh phần của chị và của anh Tám Vân.

Khi đi qua cầu ngang sông Mõ Cày, vì tối trời, ánh đèn đường vàng khè, không đủ sáng, chị Bích Châu vấp té, làm văng một cái hột vịt muối xuống sông, gào mên cháo trắng cũng bị đổ một phần. Hai đứa con của Tám Vân đói bụng vì buổi chiều ăn không no, thấy cháo trắng với hột vịt muối, chúng nó ăn hết phần cháo của chị Bích Châu mang về. Khi vãn hát, Tám Vân về chổ ngủ, không còn cháo ăn, anh ta gây lộn với vợ, gây đến độ như muốn đánh chị Bích Châu.

Lúc đó tôi chưa ăn phần cháo của tôi nên tôi nhường phần của tôi cho anh Tám Vân vì biết khi hát, anh dùng sức nhiều, mệt mõi và đói bụng. Anh không nhận phần cháo của tôi nhường, thành ra tôi phải qua rạp hát, xin chị tẩm khậu cho thêm một tô để Tám Vân có cháo ăn mà khỏi băn khoăn vì anh ăn phần của tôi. Vậy là yên nhà lợi nước, Tám Vân có chút cháo bỏ bụng, hết gây gổ với vợ con, hòa bình được lập lại, chúng tôi được một giấc ngủ yên lành.

Các nghệ sĩ có tuồng phải tập đều thức dậy sớm, ai có tiền thì thả qua bên chợ, uống cà phê, ăn hủ tíu, ai không tiền thì lãnh một gói xôi của chị tẩm khậu phát cho. Tôi đi uồng cà phê, ăn xíu mại với chào chao quảy nhưng vẫn lãnh phần xôi để lát nữa tôi cho hai đứa con của Tám Vân.
9 giờ sáng bắt đầu tập tuồng, anh Năm Châu đã đến sàn tập, tất cả những nghệ sĩ có vai tuồng đều đủ mặt, chỉ thiếu có Tám Vân. Anh Năm Châu bực bội vì anh muốn mọi người làm việc đúng giờ giấc đã quy định. Anh quản lý Tám Kiết nhờ tôi chạy về nhà kho bên chành lúa, kêu Tám Vân qua tập tuồng.

(Còn tiếp)
Sung
Thành viên thường xuyên
Thành viên thường xuyên
Bài viết: 1748
Ngày tham gia: Năm T12 18, 2008 9:15 pm

Bài viết chưa xem by Sung »

[vt:)] Những mẩu chuyện về gánh hát xưa, về nghệ sĩ Tám Vân, là những mẩu tư liệu quí đuợc soạn giả nghệ sĩ Nguyễn Phuơng chắt mót lại trong ký ức tồn đọng :rock: cảm ơn Nguyễn Phuơng thật nhiều :heart: chúng tôi đọc và cảm nhận đuợc tình nghệ sĩ tình bạn của NP với TV, đồng thời cũng cảm thấy thật thú vị theo dõi đời ca hát phiêu lưu gạo chợ nuớc sông của nghệ sĩ xưa, của thập niên 40, 50 rất hiếm vì không còn là mấy ns tiền bối còn nhớ chi tiết như anh Nguyễn Phuơng đây :rock:

* Cảm ơn Ngocanh :)) :heart:
Media watch
Sung
Thành viên thường xuyên
Thành viên thường xuyên
Bài viết: 1748
Ngày tham gia: Năm T12 18, 2008 9:15 pm

Bài viết chưa xem by Sung »

betam đã viết:
ngocanh đã viết:Các bạn có muốn xem video mà lần đó NA quây khi đi chung với SG Nguyễn Phương lên Lái Thiêu thăm NS Tám Vân không?


post lẹ lẹ nha OC! :P :)) [vt:)]


Rất mong Ngocanh cho coi nhé [vt:)] :rock: xin cảm ơn truớc :cungly: :heart:
Media watch
Sung
Thành viên thường xuyên
Thành viên thường xuyên
Bài viết: 1748
Ngày tham gia: Năm T12 18, 2008 9:15 pm

Bài viết chưa xem by Sung »

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

http://www.cailuongvietnam.info/phpBB2/viewtopic.php?t=2073&postdays=0&postorder=asc&start=0 có nhiều hình bị mất, ông chủ Ngocanh kiếm lại đuợc không?
Media watch
ngocanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viết: 37641
Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm

Bài viết chưa xem by ngocanh »

ngocanh đã viết:SG Nguyễn Phương vừa gửi cho cailuongvietnam.com và độc giả trang nhà một bài viết nữa.

[align=center]Nhớ thời ăn quán ngủ đình…
Nghệ sĩ tài danh Tám Vân bị quỷ ám!
[/align]


Tôi bị mất ngủ nhiều đêm sau khi nghe tin nghệ sĩ Tám Vân mất ở Việt Nam vào ngày 18 tháng giêng 2009, tức vào ngày 23 âm lịch, ngày lễ đưa ông Táo về trời theo tập tục Tết Việt Nam.
Mất ngủ vì nhớ bạn xưa…. Mất ngủ vì nhớ những kỷ niệm cùng với Tám Vân sống trong đoàn hát nghèo, một thời ăn quán ngủ đình..

Nguyễn Phương và Tám Vân là đôi bạn thân qua hơn nửa thế kỷ, từ năm 1954, khi Tám Vân từ nước Thái Lan trở về Việt Nam, gia nhập đoàn hát Việt Kịch Năm Châu, gặp nhau là chúng tôi thân thích với nhau ngay.
Chúng tôi là bạn học trường Collège de Mytho, gặp nhau thường nhắc những chuyện vui về ông Can professeur dạy Toán, nhắc cái tánh khó khăn của ông surveillant Của, nhắc bộ răng hô hay cười hà hà của thầy Trần Kim Chi giáo sư dạy thề dục thể thao…Và rất nhiều chuyện vui của cái thời nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò…

Ở đoàn Việt Kịch Năm Châu, tôi chỉ là một diễn viên phụ nên khi gặp Tám Vân, tôi rũ anh hợp soạn tuồng cải lương. Anh Tám Vân là diễn viên chánh, từng đóng tuồng cặp với hai nữ diễn viên chánh của đoàn là chị Kim Cúc và Kim Lan nên việc hợp soạn tuồng đối với Tám Vân chỉ là một việc làm tay trái để mua vui, còn đối với tôi thì đó là nghề soạn giả, là tương lai mà tôi muốn vươn tới.

Khi đi lưu diễn, tôi có chiếc ghế bố và một cái rương nhỏ đựng quần áo nên tôi ngủ chổ nào cũng được. Có khi ở ngay dưới hầm sân khấu, có khi chờ vãn hát rồi tôi dọn dẹp một số ghế trong khán phòng để làm chổ đặt ghế bố mà ngủ qua đêm. Còn Tám Vân là kép chánh, lại có vợ là nữ diễn viên Bích Châu và hai đứa con nhỏ nên dù được bố trí cho ngủ ở trong rạp hát hay dưới hầm sân khấu, anh Tám Vân cũng được xếp cho một chổ khoản khoát nhất, rộng rãi nhất.

Trong đoàn hát những người được ưu tiên về việc ăn, ở có anh Năm Châu, chị Kim Cúc, Kim Lan, ông Tám Kiết quản lý và vợ chồng Tám Vân. Khi đoàn hát ở rạp hát Bến Tre, tất cả nghệ sĩ và công nhân hậu đài ngủ trong rạp hát thì ông Năm Châu, Kim Cúc, Kim Lan và vợ chồng Tám Vân được ông quản lý Tám Kiết bố trí cho ở phòng ngủ khách sạn Đại Huê, ngang nhà hàng Đông Châu đối diện với con sông Bến Tre.
Tôi thường lân la đến chổ ở của anh Năm Châu để mượn sách hoặc nhờ anh giải thích cho tôi những chổ mà tôi chưa hiểu về sân khấu và về sáng tác. Lúc đó tôi đang nghiền ngẫm đọc các quyển sách: Le metteur en scène( Người đạo diễn sân khấu), La lumière artificielle et théâtrale( Nghệ thuật sử dụng ánh sáng trên sân khấu và chụp ảnh), Le maquillage artistique(nghệ thuật Hóa trang của nghệ sĩ ), La création d’ une pièce de théâtre( Phương pháp sáng tác kịch bản). Tất cả sách đó của tác già Léon Moussinac mà tôi mua trên nhà sách Albert Portail Saigon.

Một đêm, sau vãn hát ở Bến Tre, tôi đi ăn tối ở một quán nhỏ bên bờ sông Bến Tre, thấy vợ chồng Tám Vân từ rạp hát tà tà đi về. Bữa đó ông quản lý phát lương đờ mi vì gánh hát Việt Kịch Năm Châu chỉ hát đông được trong đêm đầu, các đêm sau đều thưa dàn. Tôi thường được gia đình tiếp tế cho tiền bạc nên tôi có điều kiện chi xài rộng rãi trong việc ăn uống ngoài chế độ cơm hội của đoàn hát. Bình thường khi đoàn hát phát lương đờ mi thì tẩm khậu của đoàn hát nấu cháo trắng hoặc xôi, phát cho tất cả các thành viên trong đoàn hát một phần cháo trắng hay một gói xôi với một tán đường thẻ để mọi người ăn lót dạ trước khi ngủ. Tôi thấy chị Bích Châu xách gào mên thì biết là đêm nay lãnh lương đờ mi, anh chị nhận thêm phần cháo trắng và một tán đường thẻ. Tôi bèn đi mua hai ổ bánh mì pâté, một xị rượu đế rồi đem lên phòng ngủ biếu cho hai vợ chồng Tám Vân.

Bộ bữa nay Nguyễn Phương trúng số hay sao mà mua bánh mì pâté biếu cho tụi tui ? Tám Vân vừa nói vừa chớp ổ bánh, cắn một miếng thật lớn, nhai một cách ngon lành…anh nói tiếp: Hè hè…hè, lại có xị rượu đế nữa. Ngon hết xẩy!...

Tui mới về thăm nhà, bà già cho hai trăm, nên mua bánh mì pâté cho anh chị chia vui với tui.

Chị Bích Châu chia phần bánh mì cho hai con của chị, chị ăn cháo trắng.
Tám Vân ăn xong, uống một ly rượu đế, rồi nói với tôi:

- Tôi có chuyện muốn góp ý với Nguyễn Phương nhưng Nguyễn Phương phải hứa là không nói lại cho người khác biết, nhất là anh Năm Châu và chị Kim Cúc thì tôi mới nói. Anh có hứa không?

- Tất nhiên là tui hứa, nhưng chuyện gì vậy? Bộ quan trọng lắm hả/
Không quan trọng gì nhưng nó có lợi cho Nguyễn Phương. Tôi thấy anh bỏ nhiều thì giờ để đọc và nghiên cứu về kỷ thuật, nghệ thuật trên sân khấu, cái đó chỉ thật sự có ích cho anh khi anh là một diễn viên giỏi, muốn tiến tới làm đạo diễn. Còn nếu muốn viết tuồng mà quá nghiên cứu về kỷ thuật dàn dựng, ánh sáng và hoá trang trên sân khấu, những thứ đó sẽ làm rối trí anh, không đưa đến việc sáng tác tuồng được đâu.


- Theo anh thì tui phải học cái gì?Bắt đầu từ đâu?

- Thứ nhứt anh phải học ca cổ nhạc, viết tuồng cải lương thì phải biết bài bản cải lương. Kế đó anh phải kiếm cốt truyện, phải là chuyện gay cấn, có đủ hỉ, nộ, ái, ố...Vì có hỉ nộ ái ố thì mới có chổ cho đào kép ca. Khi có tuồng rồi thì người khác giúp cho anh phần kỷ thuật, người ta sẽ tập tuồng cho anh, họa sĩ sẽ trang trí, nhạc sĩ sẽ biết đệm đàn như thế nào…vân vân… Cốt truyện,,, quan trọng là cốt truyện…cốt truyện có nhiều chổ cho diễn viên ca và diễn…

Tôi hiểu tại sao Tám Vân dặn tôi đừng nói lại cho anh Năm Châu và chị Kim Cúc nghe câu chuyện của anh đã nói với tôi. Ý của Tám Vân là chọn một cốt truyện không cần có đầu có đuôi, một câu chuyện không cần hợp lý như chủ trương một sân khấu Thật và Đẹp của anh Năm Châu mà là cốt truyện gay cấn, có nhiều chổ cho nghệ sĩ ca và diễn kiểu của sân khấu Hoa Sen và sân khấu Kim Chưởng. Nếu tôi thố lộ thì hóa ra là Tám Vân xúi tôi chống lại chủ trương của anh Năm Châu sao?

Đêm đó tôi không ngủ được. Tôi thả bộ dọc theo bờ sông, qua khỏi nhà hàng Đông Châu, tiệm vàng Kim Ánh, đến bến xe Hiệp Hữu ( xe Bến Tre đi Ba Tri) bến xe đò Đông Á chạy đường Saigon Bến Tre, Mỹ Tho, tôi ghé lại một quán cóc gần bến xe, ăn một tô cháo lòng. Cháo thật ngọt, có nhiều thịt ba rọi, bao tử, gan heo, ruột heo, thứ nào cũng ngọt, ngon…một cái quán cốc bình dân nhưng tô cháo lòng đúng nghĩa của một tô cháo thịt lòng heo, ngon hơn tô cháo của một nhà hàng sang trọng, sạch sẽ nhưng chỉ có hình thức sang trọng chớ nội dung, thực chất của tô cháo của nhà hàng sang trọng đó không ngon bằng tô cháo bán nơi quán cóc vệ đường.

… Tôi nhớ lời Tám Vân nói: Nó hợp khẩu vị, nó đúng cái chất của một tô cháo lòng… tôi liên tưởng, viết tuồng cải lương thì phải đúng cái chất của cải lương.

Trở về rạp hát, nhìn qua bên kia sông, gần dốc cầu Kiếng Vàng, trại cưa Đồng Lợi còn sáng đèn. Nhiều người ngồi lúp xúp, có lẽ đang đờn ca tài tử chơi với nhau vì tôi mườn tượng thấy người ôm đờn, nghiên nghiên cái đầu theo nhịp đờn…Đã khuya rồi nhưng những người chơi đờn ca tài tử vẫn có vẻ say mê, chưa muốn ngưng nghĩ… nếu tôi viết tuồng hợp với sở thích của khán giả, nhứt định họ sẽ đến xem thật đông, nghệ sĩ của đoàn hết phải chịu cảnh lãnh lương đờ mi và húp cháo trắng cho đở sót ruột trước khi đi ngủ.

Từ đó tôi gần gũi nói chuyện với Tám Vân nhiều hơn. Anh kể cho tôi nghe những chuyện vui buồn khi anh còn đi hát ở đoàn Quảng Lạc, những chuyện ở nước Lào, nước Thái Lan. Tôi bắt đầu hợp soạn với anh Tám Vân, sáng tác vở tuồng Người Mặt Cháy. Tôi chia xẻ với anh những số tiền rất nhỏ của tôi, những số tiền giúp đở của má tôi, của em gái tôi.
Dỉ vãng hiện về trong tâm trí, những kỷ niệm rất nhỏ về Tám Vân, kỷ niệm về cái thời chúng tôi còn đi theo gánh hát nghèo, mỗi sáng được phát cho một gói xôi, buỗi tối được cấp cho một tô cháo trắng với một thẻ đường, có khi sang lắm thì được phát cho một tô cháo với một cái hột vịt muối…

Nhắc đến chuyện cháo trắng và hột vịt muối của chị Đầm tẩm khậu phát cho chúng tôi những khi hát ế dàn, tôi không quên được một chuyện rất vui, rất nhỏ tưởng như không để lại một dấu vết nào trong lòng tôi trước cuộc sống bề bộn và quá nhiều đổi thay sau những biến thiên vì thời cuộc. Bây giờ nghe tin Tám Vân mất một cách cô đơn tại xã nhà, tôi lại nhớ chuyện cái hột vịt muối của những năm 1954, 1955 ở rạp hát của huyện Mõ Cày.

Hồi đó, hát ở huyện Mõ Cày, chúng tôi được người chủ mua dàn hát để cho các nghệ sĩ ngủ trong nhà kho của chành lúa bên kia sông, còn sân khấu thì nằm phía bên chợ, rạp hát và hầm sân khấu là chổ ở của các anh dàn cảnh và chị Đầm tẩm khậu chuyên lo nấu cơm hội cho đoàn hát.
Có một hôm, gánh hát ế dàn, bữa cơm chiều chỉ có cơm, canh bầu, hột vịt luộc dầm nước mấm ăn với rau càng cua bốp dấm. Tối đó thì mỗi nghệ sĩ được phát cho một tô cháo trắng và một cái hột vịt muối. Chúng tôi ở trong chành lúa, những người không có vai hát thì có thể ăn cháo trước hoặc lãnh đem về chổ ở của mình mà ăn. Tôi lãnh phần của tôi, chị Bích Châu lãnh phần của chị và của anh Tám Vân.

Khi đi qua cầu ngang sông Mõ Cày, vì tối trời, ánh đèn đường vàng khè, không đủ sáng, chị Bích Châu vấp té, làm văng một cái hột vịt muối xuống sông, gào mên cháo trắng cũng bị đổ một phần. Hai đứa con của Tám Vân đói bụng vì buổi chiều ăn không no, thấy cháo trắng với hột vịt muối, chúng nó ăn hết phần cháo của chị Bích Châu mang về. Khi vãn hát, Tám Vân về chổ ngủ, không còn cháo ăn, anh ta gây lộn với vợ, gây đến độ như muốn đánh chị Bích Châu.

Lúc đó tôi chưa ăn phần cháo của tôi nên tôi nhường phần của tôi cho anh Tám Vân vì biết khi hát, anh dùng sức nhiều, mệt mõi và đói bụng. Anh không nhận phần cháo của tôi nhường, thành ra tôi phải qua rạp hát, xin chị tẩm khậu cho thêm một tô để Tám Vân có cháo ăn mà khỏi băn khoăn vì anh ăn phần của tôi. Vậy là yên nhà lợi nước, Tám Vân có chút cháo bỏ bụng, hết gây gổ với vợ con, hòa bình được lập lại, chúng tôi được một giấc ngủ yên lành.

Các nghệ sĩ có tuồng phải tập đều thức dậy sớm, ai có tiền thì thả qua bên chợ, uống cà phê, ăn hủ tíu, ai không tiền thì lãnh một gói xôi của chị tẩm khậu phát cho. Tôi đi uồng cà phê, ăn xíu mại với chào chao quảy nhưng vẫn lãnh phần xôi để lát nữa tôi cho hai đứa con của Tám Vân.
9 giờ sáng bắt đầu tập tuồng, anh Năm Châu đã đến sàn tập, tất cả những nghệ sĩ có vai tuồng đều đủ mặt, chỉ thiếu có Tám Vân. Anh Năm Châu bực bội vì anh muốn mọi người làm việc đúng giờ giấc đã quy định. Anh quản lý Tám Kiết nhờ tôi chạy về nhà kho bên chành lúa, kêu Tám Vân qua tập tuồng.

(Còn tiếp)


Đến đầu cầu ván bắt qua sông Mõ Cày, tôi thấy anh Tám Vân ngồi chồm hổm nhìn xuống bãi xình sát bờ sông, tay chỉ chỉ, miệng nói: Mầy rà rà gần mé bờ, tao quyết chắc là nó còn ở dưới xình chớ không có trôi đi đâu đâu…

Nước ròng sát, bãi xình từ trong bờ de ra vài thước mới tới mực nước, em Bảy nhỏ( nhơn viên dàn cảnh của đoàn hát), quần xăng sát tới háng, đang dậm từng bước, hai tay mò kiếm cái gì đó trong bùn. Dân chúng đi chợ, có nhiều người hiếu kỳ đứng lại xem.

- Có người hỏi: Bộ anh làm rớt cái gì xuống bùn hả? Làm sao mà kiếm?

- Có người nói: Cái nầy là làm chuyện mò kim đáy biển!

- Đừng nói rớt chiếc cà rá hột xoàn nghe cha! Nói thiệt đi, làm rớt cái gì xuống sông, nói thiệt người ta phụ kiếm dùm cho.!

Tám Vân gảy gảy cái đầu, ra chiều khó nói, rồi ậm ừ nói lầm bầm: “ Hôm qua nó vấp té chổ nầy, nó lăn xuống sông, lúc đó nước ròng, chắc còn dính trong đám xình nầy…

- Mà hỏi anh chớ anh làm rớt cái gì? Nói đi, tụi tui phụ kiếm dùm cho…Rớt chiếc cà rá, bông tai hay đồng hồ? Hay rớt cái bốp?

- Thôi, bỏ đi! Cám ơn, cám ơn bà con…( không hiểu suy nghĩ sao, Tám Vân đứng lại, nói lớn với những người dân tốt bụng kia) Con vợ tôi vấp té ở đầu cầu, làm rớt cái hột vịt muối xuồng cái bãi xình đó, tôi nghĩ là nó còn nằm dưới xình mới mượn em dàn cảnh kiếm dùm…

- Thôi cha ơi, giởn cái gì kỳ vậy mà giởn? Cái hột vịt muối rớt xuống bãi xình mà cũng mò kiếm sao?


Tám Vân không trả lời, khoát khoát tay rồi lững thững đi qua cầu, tới chổ tập tuồng.
Có người nói: “ Thằng cha nầy đêm hôm rồi đóng vai Phạm Lải, tướng Phạm Lải đẹp lắm, đẹp không thua Lữ Bố nhe..nó ca vọng cổ mùi lắm…”
Tôi bỗng tức giận, mà cũng chẳng biết giận ai, tôi lầm bầm: “ Nghèo thì nó dở như vậy đó! Có con nhỏ, có hột vịt muối cho nó ăn cơm, cũng đở lắm chứ bộ…Tôi lầm lủi đi qua cầu, về rạp hát.

Hôm đó ông Năm Châu không tập tuồng, ông và cô Kim Lan bỏ về Saigon, hõng chừng ỗng mắc cở vì cái chuyện vợ Tám Vân làm rớt cái hột vịt muối xuống xình mà Tám Vân còn nhờ người lặn lội xuống kiếm. Hay là ỗng giận Tám Vân coi cái chuyện tập tuồng hát không quan trọng bằng chuyện kiếm lại cái hột vịt muối rớt xuống xình kia, có trời mới biết ỗng giận chuyện gì, nhưng sau cái chuyện hột vịt muối rớt xuống xình đó thì ông Năm Châu bỏ đi luôn, không trở xuống gánh hát nữa, cô Kim Lan cũng xa rời gánh hát, ông Năm Châu, cô Kim Lan chuyển hướng hoạt động phim ảnh. Còn gánh hát Phước Chung thì ông Tám Kiết, em vợ của ông Năm Châu làm quản lý, kiêm thay mặt ông bầu gánh luôn.

Đêm đó đoàn hát lại quá đông khách. Có lẽ người ta đồn về chuyện anh kép hát nghèo làm rớt cái hột vịt muối xuống xình mà còn lội xuống kiếm nên người ta thương tình, rũ nhau mua vé xem hát để ủng hộ! Hôm sau nhiều khán giả và những người ở quanh chợ mang quà đến gánh hát tặng cho nghệ sĩ, có người cho con gà mái, có người cho vài ký thịt, có người cho bầu, bí, mướp, rau cải đủ thứ và có người mang đến cho vài chục cái hột vịt muối. Tám Vân và ông Tám Kiết đại diện cho gánh hát nhận quà. Tám Vân miệng thì cười mà nước mắt đổ tuôn dòng, anh cảm động quá, không biết nói gì, cứ mếu máo nói cám ơn,…cám ơn…

Gánh hát rao bảng đêm nay đoàn hát hát không bán vé, xin mời tất cả bà con trong chợ và thôn xóm đến xem hát, hát miển phí để đáp lại tấm thạnh tình của bà con. Ai đến trước ngồi trước, ai đến sau ngồi sau…Đông người như một đêm hội chợ Tết!

Đoàn hát sau đó di chuyển qua huyện Thạnh Phú…

(Còn Tiếp)...
ngocanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viết: 37641
Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm

Bài viết chưa xem by ngocanh »

Sung: Để từ từ tìm lại :)
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
Sung
Thành viên thường xuyên
Thành viên thường xuyên
Bài viết: 1748
Ngày tham gia: Năm T12 18, 2008 9:15 pm

Bài viết chưa xem by Sung »

Cảm ơn anh Ngocanh nhiều ạ :rock:

Câu chuyện kép Tám Vân tìm "cái hột vit muối" duới lòng muơng đuợc diễn tả qua ngòi viết Nguyễn Phuơng khiến chúng tôi cuời ra nuớc mắt, cuời ra nuớc mắt vì sao: miên tuởng ra một anh kép oai phuông đẹp mả trên sân khấu mà lại ngồi chồm hỗm cắm cúi tìm ... chỉ mong tìm cho đuợc trái hột vịt muối, nó có cái gì như trái nguợc lại giữa sân khấu lộng lẫy và đời thuờng của nhân vật đêm và ngày. Soạn giả Nguyễn Phuơng chắc chỉ có ý nhắc lại một kỷ niệm của cái thời khắc sống giang hồ phiêu lãng với gánh hát và đồng nghiệp, nay nguời đồng nghiệp thuơng mến ấy đã đi về miền xa, xa nhau vĩnh viễn, đau xót lòng nhau! kỷ niệm tuôn về truớc mắt, hình ảnh Tám Vân và vinh quang của cái nghề "tằm" đã làm anh Nguyễn Phuơng không sao quên đuợc cái thuở chia cho nhau bát cháo gói xôi. Ghi lại đây, nhắc lại đây như tâm ý muốn đốt lên nén nhang lòng gửi bạn thân thuơmg hãy yên vui ra đi lúc trả hết kiếp nghề cho tổ. Chắc NP đang rưng rức khi nhớ từng li kỷ niệm xưa về bạn Tám Vân, nhưng không chừng Tám Vân thì lại chẳng buồn bịn rịn đời chút nào! ông có dịp gặp lại ông bầu Năm Châu rồi, chắc sẽ níu áo hỏi "bớ huynh! nghĩ sao mà nở bỏ của chạy lấy người :lol: May sao, tình yêu nghề, tình nghệ sĩ, cũng dã dìu dắt nhau đi qua biết bao chặng "lên mây, té đất" , để rồi Nguyễn Phuơng hay Tám Vân cũng từng có những chuổi sống rực rở vui biết bao nhiêu! há chẳng phải có lúc từng làm thầy của biết bao ngôi sao cải luơng! Không thầy đố mày làm nên :cool: Tám Vân toại nguyện lắm, thời cực thịnh hay suy nhạt cải luơng, ông đã kinh qua bao nhiêu là thăng trầm thế sự, cho nên ông bằng lòng làm nguời ẩn cư, truớc là duỡng thân sau là tịnh thần, mới có ngày thỉnh thoảng gặp lại bạn xưa, tuy rằng chỉ nhắc đuợc "nị còn nhớ tụi mình họp soạn kịch bản nào đầu tiên ... " ai biết dâu trong tâm tư Tám Vân còn nhớ hay quên... khéo chi mà chỉ nhớ có một câu để hỏi bạn mình có vậy! Anh Nguyễn Phuơng ơi, hồi đó tô cháo mà ngộ còn hỏng nhận của bạn mình, huống là bao năm xa cách biết bạn mình còn tình nghĩa khắng khít xưa không? chỉ sợ đời nghèo sẽ sanh hèn, mở miệng níu tay, e là mất hết! thôi đôi bạn già còn nhớ nhau còn khỏe thì thăm nhau là quí quá rồi :heart:

Rất mong đợi nghệ sĩ soạn giả Nguyễn Phuơng cho đọc giả khán giả hâm mộ tiền bối cải luơng cho đọc thêm Kỷ niệm :rock: :cungly:
Media watch
Đăng trả lời

Quay về