THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
NS 6 Thòang qua đời - Video ông ca lúc 90 tuổi - rất hay
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 37641
- Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm
NS thân hữu viếng thăm ông không...nhiều, vì bạn bè cùng thời của ông không còn mấy người, NS trẻ hoặc NS tài danh thì không phải ai cũng biết ông. Với lại ông chết mà...chẳng thấy báo nào đăng tin, nên có thể ít người biết. Dù có biết thì tìm qua nhà ông cũng hơi khó...cho nên NS không nhiều.
Các chết của ông cũng vắng vẽ, êm đềm như ngày mất của NS Năm Cần Thơ vậy. Bây giờ chắc ông đã nằm im lìm dưới lòng đất tại chùa NS rồi.
Các chết của ông cũng vắng vẽ, êm đềm như ngày mất của NS Năm Cần Thơ vậy. Bây giờ chắc ông đã nằm im lìm dưới lòng đất tại chùa NS rồi.
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
- JessicaManhLe
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 941
- Ngày tham gia: Bảy T3 28, 2009 9:27 am
- Đến từ: Sài Gòn
- Tiếp xúc:
-
- Thành viên mới đến
- Bài viết: 11
- Ngày tham gia: Bảy T1 17, 2009 10:55 am
- Đến từ: Tiền Giang
- Tiếp xúc:
- sommerfugl
- Thành viên thường xuyên
- Bài viết: 1641
- Ngày tham gia: Ba T2 06, 2007 4:00 pm
- Đến từ: Nha Trang
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 37641
- Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm
Tưởng nhớ danh ca Sáu Thoàng: Một giọng hát tuyệt vời - Nhưng số phận quá hẩm hiu thiếu kém!
[align=center][/align]
Chuông điện thoại viễn liên réo liên hồi, tôi linh cảm có một ông bạn già của tôi ở Việt Nam hay bên Cali lại bỏ cuộc chơi, chạy trốn về cõi vĩnh hằng….mới đây bạn Tám Vân đã ra đi, bây giờ đến lượt ai đây ?...Tôi bắt điện thoại lên nghe tiếng của nữ nghệ sĩ Tú Trinh bên kia bờ đại đương: “ Ba ơi ! Một ông bạn già của Ba lại ra đi rồi! Chú Sáu Thoàng, danh ca Sáu Thoàng, Ba nhớ hông? Ổng mất ngày 8 tháng 4, quàn tại nhà con gái của ông bên bến Phạm Thế Hiển, quận 8, ngày 11 tháng 4 / 2009, an táng tại nghĩa trang nghệ sĩ ở Gò Vấp…Chú Sáu Thoàng hưởng dương 87 tuổi…”
Tú Trinh còn nói nhiều nữa nhưng tôi có cảm giác tai đã ù, mắt mờ… Tôi ngồi yên rất lâu cho tâm hồn mình lắng xuống, tôi cũng đã quá già rồi, khóc không ra nước mắt được nữa khi thương nhớ người bạn xưa, một nghệ sĩ hiền lành, một giọng ca tuyệt vời như số phận thật là hẩm hiu: đó là anh bạn danh ca Sáu Thoàng
Tôi đốt ba cây nhang, khui một hôp bia, lấy một cái ly nhỏ, đổ gạo vô làm lư hương, rồi ngồi trong phòng viết, tôi van vái mời ông bạn Sáu Thoàng về Montreal cùng với tôi nhấp một chút rượu. Tôi nhắm mắt lại, thả hồn mộng trở về vùng dĩ vãng, tìm lại chút kỷ niệm xưa với Sáu Thoàng…
X X X
Còn nhớ lần đầu tiên tôi gặp anh Sáu Thoàng năm 1952, cách nay đã 57 năm, tôi và anh nhậu bière Larue ở quán ca nhạc Lệ Liểu trong giải trí trường Thị Nghè. Đêm đó anh ca sáu câu vọng cổ “ Trên dòng Sông Nguyệt Tử Giang” của anh Sáu Hải sáng tác riêng cho Sáu Thoàng. Thú thiệt lúc đó tôi mới vào nghề hát, chưa biết cái hay của một bài ca vọng cổ ra sao nhưng nghe Sáu Thoàng ca, hơi rong, thật trong, thật khoẻ, cuối câu tiếng ngân nghe ơ hơ hơ như đỗ hột, tôi khoái quá, thầm mơ ước sao cho tôi cũng có thể ca như Sáu Thoàng...
Lần thứ nhì, tôi được dịp sống chung với danh ca Sáu Thoàng trong đoàn hát Kim Thoa của ông bầu Ngô Thiên Khai năm 1955…tôi cùng Sáu Thoàng và nhiều nghệ sĩ khác chia xẻ những hiểm nguy, đói kém và số phận long đong khi một trái lựu đạn của kẻ ác quăng lên sân khấu đoàn Kim Thoa trong đêm hát tuồng Lấp Sông Giang, đêm 19 tháng 12 năm 1955…
Những năm trong thập niên 60, 70, nhớ lại một câu nói của ký giả Nguyễn Ang Ca: “ Muốn có xe hơi, nhà lầu thì phải biết ca sáu câu vọng cổ” … Đó là anh nói những nghệ sĩ cải lương vì anh thấy nhiều nghệ sĩ trẻ như Mỹ Châu, Minh Vương, Minh Cảnh, Lệ Thủy…( tuổi từ 12 đến 16…) trong các năm 1960, 1961, 1962… các em ca vọng cổ hay, có giọng ca lạ, quyến rũ, tuy diễn xuất còn kém nhưng cũng được các ông bà Bầu gánh hát mời ký hợp đồng vài trăm ngàn đồng, lương mỗi đêm hát được trên dưói 500 đồng. Các cô các cậu danh ca vọng cổ đó đều có xe hơi mới và tài xế riêng.
Những danh ca đàn chú bác, đàn anh chị như Út Trà Ôn, Năm Nghĩa, Bảy Cao, Thanh Tao, Kim Chưởng, Thúy Nga, Hữu Phước, Thành Được, Hùng Cường, Thanh Tú, Dũng Thanh Lâm, Bạch Tuyết, Ngọc Giàu, Phượng Liên, Thanh Nga, Ánh Hồng, Ngọc Hương… đều có cuộc sống giàu sang, sung túc.
Đương thời nhiều người nghỉ rằng : Bác Sĩ, Dược Sĩ làm giàu khó hơn ca sĩ,vì bác sĩ dược sĩ phải tốn nhiều năm học hành thi cử, khi ra hành nghề cũng phải có vốn liếng và cần một thời gian dài mới có thể làm giàu. Làm ca sĩ, nhứt là ca sĩ vọng cổ thì chỉ cần có giọng tốt, có thiên tư, học ca sáu câu vọng cổ mất chừng vài tháng, gặp dịp may, có sân khấu thích hợp, có tuồng hay thì làm giàu trong nhấp nháy. Trong thực tế đã có nhiều trường hợp như vậy.
Nhưng có một trường hợp ngoại lệ: đó là trường hợp của danh ca vọng cổ Sáu Thoàng.
Danh ca vọng cổ Sáu Thoàng nổi danh sau anh Út Trà Ôn không lâu, nổi danh trước Hữu Phước, Thành Được, Hùng Cường…nhưng Sáu Thoàng là người kém may mắn nhứt, anh không được hưởng những điều kiện tài chánh và danh vọng như các bạn ca sĩ, nghệ sĩ đồng thời với anh mặc dầu tài nghệ của anh không thua sút họ.
Nguyễn Phương có một thời gian dài cộng tác với danh ca Sáu Thoàng trong các chương trình ca cổ ở Đài Phát Thanh Sàigon và Đài Quân Đội. Chúng tôi đã làm việc chung trong đoàn hát cải lương Kim Thoa của ông bầu Ngô Thiên Khai từ năm 1955, lúc đó tôi và soạn giả Nguyễn Huỳnh tức trung úy Nguyễn Huỳnh Phước( chồng của nữ nghệ sĩ Ngọc Lợi, đào chánh, em ruột của nữ nghệ sĩ Kim Thoa ) chúng tôi chịu trách nhiệm soạn giả thường trực, kiêm giám đốc kỷ thuật sân khấu Kim Thoa, vì vậy chúng tôi thường xuyên làm việc trực tiếp với các nghệ sĩ Sáu Thoàng, Văn Sa, Văn Lang, Hữu Phước, Ngọc Lợi, Đoàn Thiên Kim, Hai Tiền, đó là những diễn viên quan trọng trong đoàn. VÌ vậy tôi hiểu tài năng và các hoạt động trong ngành sân khấu và ca tài tử, ca đài phát thanh của danh ca Sáu Thoàng.
Báo chí kịch trường và giới nghệ sĩ cải lương thường nhắc đến các danh ca vọng cổ Út Trà Ôn, Hữu Phước, Thành Được, Hùng Cường, Dũng Thanh Lâm, Văn Hường…mà lại bỏ sót danh ca vọng cổ Sáu Thoàng là một sự vô tình và bất công đối với anh. Tôi mong tiểu sử và sự nghiệp ca hát của danh ca Sáu Thoàng được tôi viết ra hôm nay sẽ góp phần làm giàu thêm danh sách các danh ca vọng cổ của miền Nam trong các thập niên 50,60,70, đồng thời là một niềm an ủi đối với anh bạn già nghệ sĩ Sáu Thoàng của tôi.
Duyên nợ cầm ca của danh ca Sáu Thoàng.
Nghệ sĩ Sáu Thoàng tên thật là Nguyễn Văn Thàng, sanh năm 1923, tại Bình Hòa Xã, Gia Định. Cha anh là ông Nguyển Văn Tiểng, nhơn viên ngành xe điện Saigon - Chợ Lớn, mẹ là bà Diệp Thị Sảnh, làm nghề mua gánh bán bưng. Gia đình anh Sáu Thoàng có 5 anh chị, hai người chị và hai người anh của Sáu Thoàng đều sống ngoài nghề sân khấu. Anh thứ sáu, khi anh học ca vọng cổ, soạn giả kiêm ca sĩ Sáu Hải, người thầy đầu tiên của anh đặt cho anh nghệ danh là Sáu Thoàng.
Sanh trong một gia đình lao động nghèo nên anh Sáu Thoàng nghĩ học sớm, đi học nghề thợ sắp chữ ở nhà in Thạnh Thị Mậu ở đường Reims, là nơi in tờ nhật báo Đuốc Nhà Nam và một tờ báo Pháp.
Bà Thạnh Thị Mậu, chủ nhà in là mẹ của ký giả Ngọa Long và soạn giả danh ca Sáu Hải. Lúc đó danh ca Sáu Hải làm thầy cò ( correcteur) sửa bài cho các báo in tại nhà in Thạnh Thị Mậu. Những khi rỗi rãnh, Sáu Hải thường tổ chức đờn ca tài tử cổ nhạc, anh Sáu Hải sáng tác nhiều bài ca vọng cổ và các bài bản cổ nhạc rất hay, được các hãng dĩa thu thanh. Trong giới ca sĩ đờn ca tài tử nhiều người thích ca bài Xuân qua Ai, qua Đảo của nghệ sĩ danh ca Sáu Hải sáng tác. Các lò cổ nhạc sau này dùng bài Nam Xuân nầy làm bài ca mẫu để dạy học trò. Tôi còn nhớ mấy câu trong bản Nam Xuân của Sáu Hải sáng tác:
Thương thân nhàn, trở về nam phương,
Để cho én ly hương, tiếng gọi đàn thê lương,
Phương chi đôi lứa mình, đã nặng gánh ân tình,
Như bóng tùy hình, bao nở đành xa,
Nay tuy trăng đã khuyết, nhưng lời xưa kia anh đoan thệ
Thệ dưới bóng con trăng tròn, Tôi đây vẫn còn ghi,
Ai đi sao không nhớ khi tao ngộ, mà tệ bạc làm chi,
Đễ cho phím kia lỗi nhịp, cho đờn đành ngang cung….
Anh Sáu Hải đờn kìm giỏi nên viết bài ca dễ ca, một số anh em thợ nhà in và Sáu Thoàng xin anh Sáu Hải dạy đờn ca. Chỉ có một mình anh Sáu Thoàng là được sư phụ Sáu Hải nhận làm đệ tử ruột vì Sáu Thoàng có giọng ca tốt, học mau hiểu biết và giữ đúng nhịp khi ca.
Sáu Hải dạy cho Sáu Thoàng ca bài vọng cổ đầu tiên, đó là bài “ Văng Vẳng Tiếng Chuông Chùa” bài ca đã đưa nghệ sĩ Năm Nghĩa lên đài danh vọng.
Năm sau. Anh Sáu Thoàng nghĩ nghề thợ sắp chữ ở nhà in, anh đi học nghề thợ tiện ở đường Nguyễn Tấn Nghiệm ( tức đường Phát Diệm ), sát bên cơ sở làm bản kẻm Cliché Dầu. Tại đây có một nhóm đờn ca tài tử của nhạc sĩ Tư Nhành ( Tư Nhành, trưởng nhóm, đờn guitare phím lõm, nhạc sĩ Tư Xi đờn kìm, nhạc sĩ Ba Đen đờn cò, nhạc sĩ Sáu Sóc đờn tranh, nghệ sĩ Văn Nghiệm, Ngọc Ánh, Sáu Thoàng là ca sĩ).
Nhạc sĩ Tư Nhành dạy cho Sáu Thoàng đờn thạo 6 câu vọng cổ dây Saigon. Nhóm nầy thường chơi đờn ca tài tử ở các quán Thanh Long ( Tân Định), quán Mỹ Linh( đường Douaumont – Cô Giang ), quán Đức Thành Hưng ( gần chợ Bến Thành ) quán Văn Lang ( đường Colonnel Boudonnet – Lê Lai ).
Anh Út Trà Ôn đi hát cho gánh hát Tiến Hóa của ông Bầu Trúc Viên Trương Gia Kỳ Sanh, khi vãn hát Út Trà Ôn thường đi ca tài tử ở các quán Văn Lang, Đức Thành Hưng, nhân đó mà gặp Sáu Thoàng. Anh Út Trà Ôn rât thích giọng ca của Sáu Thoàng nên kết nghĩa anh em với Sáu Thoàng. Anh Út Trà Ôn dạy cho Sáu Thoàng ca nhiều bài ca cổ nhạc sân khấu cải lương và các bản vọng cổ như: Cảnh Trời Chiều( ca sĩ Hồng Châu ca dĩa), Tình Phụ Tử( Tư Long ca), Trên Dòng Sông Nguyệt Tử Giang( Sáu Hải sáng tác riêng cho Sáu Thoàng ca).
Tuy học ca với anh Út Trà Ôn nhưng Sáu Thoàng lại thích và chịu ảnh hưởng lối ơ…ơ đỗ hột khi dứt câu vọng cổ theo lối ca của danh ca Năm Nghĩa.
Trong các quán có ca cổ nhạc, nghệ sĩ Sáu Thoàng nổi danh với các bài ca: Văng Vẳng Tiếng Chuông Chùa, Đêm Đông, Điên Vì Khói Lửa, Oằn Oại Gánh Nợ Đời…
Năm 1946, trong dịp đi thăm người cậu ở Vĩnh Long, Sáu Thoàng dự buổi đờn ca tài tử của địa phương ở miểu Quốc Công, anh ca hai bài vọng cổ : Đào Hoa Đã Ngậm Cười và Anh Không Còn Muốn Sống Trên Thế Gian Nầy của Sáu Hải sáng tác. Dịp nầy anh kết bạn thân với nhạc sĩ Bảy Bá, anh rũ nhạc sĩ Bảy Bá theo anh về Saigon tìm phương lập nghiệp, hai người bạn ở chung trong một căn nhà mướn ở đường Lò Heo Gia Định.
Nghệ sĩ Sáu Thoàng được nhạc sĩ Bảy Bá dượt ca, luyện giọng và anh nổi tiếng danh ca vọng cổ, được đài Pháp Á mời cộng tác trong chương trình phát thanh cổ nhạc của Đài, với các danh ca đồng tjhời như Ba Giáo, Kim Thoa, Kim Cúc, Ngọc Thanh, Sáu Lắc, Tám Bằng, Thành Công, Chín Sớm…nhạc sĩ đờn cho Đài Pháp Á lúc đó có nhạc sĩ Hai Biểu đờn tranh, Jean Tịnh đờn violon, Ba Thanh đờn kìm, Hai Long đờn guitare, Bảy Bá đờn tranh.
Cuối năm 1946, nhạc sĩ Bảy Bá gia nhập gánh hát Con Tằm của nghệ sĩ Năm Châu đi lưu diễn ở Nam Vang rồi thẳng đường ra lưu diễn miền Trung, miền Bắc, Hà Nội, Hải Phòng.
Nghệ sĩ Sáu Thoàng ở lại Saigon, tiếp tục ca cho Đài Pháp Á, cho các hãng dĩa và ca tài tử ở các quán Văn Lang, Đức Thành Hưng. Sáu Thoàng có ca thu dĩa nhiều bộ chung với các danh ca Năm Nghĩa, Bảy Cao, Tám Đức, Như Long( chồng của cô Tư Hélène, cha của nữ nghệ sĩ Kim Hoa đoàn Thanh Minh Thanh Nga, ông ngoại của nữ nghệ sĩ Thanh Hằng).
Anh Sáu Thoàng có diễn chung các tiểu phẩm hài với hề Bảy Xê trong Giải Trí Trường Thị Nghè. Hề Bảy Xê là em ruột của nữ nghệ sĩ Năm Kỳ( vợ của nghệ sĩ Hề Lập) do đó anh Bảy Xê rũ Sáu Thoàng đi hát cải lương trong đoàn hát của Hề Lập.
Ông Bầu Hề Lập tập cho Sáu Thoàng hát vai Vua trong tuồng Cõi Lòng Tan Nát của soạn giả Mộng Vân. Vai tuồng nầy trước đây, danh ca Năm Nghĩa đóng rất thành công. Nghệ sĩ Năm Nghĩa rời gánh hát Hề Lập để theo cậu Ba Tấn, thành lập gánh hát Hậu Tấn – Năm Nghĩa, vì vậy nên Hề Lập cho Sáu Thoàng thế vai Năm Nghĩa. Sau đó nghệ sĩ Sáu Thoàng đóng vai chánh trong những vở tuồng: Quan Âm ThịKính, Long Hình Quái Khách, Kinh Kha thích khách Tần Thủy Hoàng, hát cùng với các nghệ sĩ Mai Búp, Mỹ Giàu, Mười Huê, Tám Chăng, Sáu Đước, Ngọc Bảnh và hề Tám Trống.
Năm 1949, nghệ sĩ Sáu Thoàng đi gánh hát Sống Mới của ông Bầu kiêm soạn giả Lê Hoài Nở, hát với nghệ sĩ Duy Lân, Từ Anh, Bảy Nhiêu, Bảy Xê, Tám Bằng, Mười Tề, Hoàng Tráng, Bảy Vĩnh Long, Kim Cúc, Kim Lan, Ngọc Hải, Mai Huệ, Nam Sơn, Tư Chơi, Sáu Ngọc Sương.
Nghệ sĩ Sáu Thoàng đã hát qua 5 vở tuồng của soạn giả Lê Hoài Nở: Ông Huyện Hàm…Hàm, Dĩa Bay, Hội Yêu Chồng, Vó Ngựa Truy Phong, Mộng Hòa Bình( tức vở 23 Đưa Ông Táo Về Trời,,,Nguội ) và tuồng Túp Lều Tranh của soạn giả Tư Chơi.
Năm 1951, nghệ sĩ Sáu Thoàng rời đoàn hát Sống Mới, gia nhập gánh hát Phát Thanh của bà Bầu Nguyệt Yến – Ba Tẹt, hát chung với các nghệ sĩ Năm Phồi, Hoàng Tôn, Hoàng An, Nguyệt Yến, Thu Ba, Mỹ Giàu, Ngọc Đặng và hề kiêm soạn giả Văn Nghiệm. Anh đã hát vai Diệp Hán Minh trong vở Cạnh Biên Cương của soạn giả Văn Nghiệm và Sáu Thoàng đã hát vai Chiến Sĩ trong vở Đổ Máu Giao Hòa của soạn giả kiêm ký giả kịch trường Tình Thiệt.
Thấy không có cơ hội phát triển tài nghệ trên một sân khấu nhỏ như đoàn Nguyệt Yến, nên sáu tháng sau, Sáu Thoàng gia nhập đoàn cải lương Năm Phỉ, được hát chung với một giàn diễn viên rất hùng hậu như: Năm Phỉ, Bảy Nam, Mười Truyền, Kim Cương, Kim Hoàng, Xuân Lan, Duy Lân, Giáo Út, Hoàng An, Hoàng Dũng, Duy Chức. Nghệ sĩ Sáu Thoàng đã đóng thành công vai Dương Ái Sắc tuồng Tứ Đỗ Tường, vai Hoàng Tử tuồng Vua Mặt Sắt của soạn giả Duy Lân.
Cuối năm 1952, nữ nghệ sĩ tài danh Năm Phỉ mất, cô Bảy Nam cho đoàn Nam Phi ngưng hoạt động, nghệ sĩ Sáu Thoàng về cộng tác với đoàn Nam Tinh, cùng hát với các nghệ sĩ tài danh Ba Thanh Loan, Kim Chưởng, Bảy Vĩnh Long, Thúy Nga, Kim Luông, Ngọc An, Phi Nga, nam diễn viên có Năm Nở, Ba Vân, Từ Anh, Sáu Phước, Paul Thuận, Ba Giáo, Sáu Thoàng, Văn Nghiệm, Minh Chí… 7 nữ nghệ sĩ tài danh vừa được kể đều có mặt trong vở cải lương hài Hội Yêu Chồng của soạn giả Lê Hoài Nở, cùng với các nam diễn viên danh tiếng đương thời đã gây tiếng vang lớn cho vở hát tại Saigon.
Anh Sáu Thoàng cũng đã hát các vai chánh tuồng Vó Ngựa Truy Phong của Năm Nở, Máu Thắm Tần Hoàng Đảo của soạn giả Văn Nghiệm, và vở Rồng Ăn Chuối của danh hề kiêm soạn giả Ba Vân.
Cuối năm 1954, nghệ sĩ Sáu Thoàng rời đoàn hát Nam Tinh, về cộng tác với đoàn hát Mộng Vân của bầu nữ nghệ sĩ Kim Anh, diễn qua các vở tuồng: Hoàng Tử Lưng Gù và Quan Âm Thị Kính. Hai tháng sau lại rời đoàn, Sáu Thoàng hát cho đoàn hát Tử Kỳ của ông Bầu Huỳnh Kim Vui với thành phần nghệ sĩ Mai Búp, Thanh Lịch, Tư Vui, Minh Chí, Ba Xây, Văn Đê, hề Sáu Dìn, hề Sáu Đước.
Cuối nămn 1955, nghệ sĩ Sáu Thoàng cộng tác với đoàn hát Kim Thoa của ông Bầu Ngô Thiên Khai và cô Kim Thoa, với thành phần diễn viên Kim Thoa, Từ Anh, Kim Hui, Văn Paul, Văn Lang, Sáu Thoàng, Hai Tiền, Bảy Xê, cô Bảy Vĩnh Long, Ba Cương, Hoàng Tráng, Ngọc Lợi, Đoàn Thiên Kim, Văn Sa, Hữu Phước, Hề Minh, Văn Lắm, Hề Phiên, Ngự Bình, Diệp Lang, Hùng Minh… các soạn giả Tư Chơi, Nguyễn Huỳnh và Nguyễn Phương.
Đêm Định Mệnh: Khúc Quanh Cuộc Đời Nghệ Thuật của Sáu Thoàng:
Đêm 19 tháng 12 năm 1955, đoàn cảI LƯƠNG Kim Thoa khai trương bảng hiệu tại rạp Nguyễn Văn Hảo với vở cải lương dã sử “ Lấp Sông Gianh “ của soạn giả Kinh Luân, đánh dấu ngày trở lại sân khấu của nữ nghệ sĩ tài danh Kim Thoa sau nhiều năm vắng bóng. Soạn giả Kinh Luân là anh ruột của hề râu Thanh Việt, là sĩ quan hiện dịch trong đơn vị lính nhảy dù dưới quyền chỉ huy của thiếu tá Ngô Thiên Khai(ông bầu gánh hát Kim Thoa, chồng của bà Kim Thoa).
Tôi còn nhớ, đêm khai trương bảng hiệu đoàn Kim Thoa, khán giả đến xem nghẹt cả ba tầng lầu của rạp hát Nguyễn Văn Hảo. Cuối cảnh 4 màn 3, trên sân khấu có 8 nhân vật là nghệ sĩ tiền phong Hai Tiền, Sáu Thoàng trong vai nông dân, nghệ sĩ Văn Sa, Đoàn Thiên Kim, Hề Phiên, Hoàng Tráng, Ba Cương, Duy Lân và một em vệ sĩ đóng vai quân. Khi nông dân Sáu Thoàng ca dứt sáu câu vọng cổ, anh hô to: Lấp Sông Giang, đèn tắt để chuyển cảnh thì một trái lựu đạn tấn công do kẻ vô danh liệng lên sân khấu nổ tung.
Nghệ sĩ Ba Cương chết ngay khi được chở tới bệnh viện Saigon, nghệ sĩ Duy Lân bị cụt mất chân trái, hề Phiên bị thương nặng, ba tuần lễ sau thì chết. Nhiếp ảnh viên kiêm ký giả đứng phía dàn đèn đề chụp ảnh, bị miểng lựu đạn ghim ngay tim, chết bên dàn đèn sân khấu. Ngoài ra, các nghệ sĩ Sáu Thoàng, Văn Sa, Đoàn Thiên Kim đều bị thương, mang nhiều miểng lựu đạn trong người, được chở đi nhà thương Saigon cấp cứu. Hai người may mắn thoát chết và không bị thương là nghệ sĩ tiền phong Hai Tiền và Hoàng Tráng vì hai người đứng phía sau tảng đá ( vẻ bằng carton cứng, đặt phía dàn đờn cổ nhạc, đối diện với dàn đèn là nơi lựu đạn rớt xuống, cách xa hơn 10 thước.)
Trong đêm kinh hoàng đó, trái lựu đạn tấn công của kẻ ác đã giết chết ba nghệ sĩ, làm cụt chân một diễn viên kiêm soạn giả tài ba và xóa đi bảng hiệu của đoàn cải lương Kim Thoa. Cô Kim Thoa giải nghệ luôn, cô về Vũng Tàu yên phận cuộc đời làm vợ hiền, chung sống với chồng là ông Ngô Thiên Khai cho đến khi mản phần. Ông Hai Tiền, một nghệ sĩ tiền phong cũng tuyên bố giải nghệ. Ông Bầu Khai giúp vốn cho Hai Tiền mở một quán rượu nhỏ, bán rượu với nghêu sò cho du khách, quán rượu bên vệ đường gần Sở Bưu Điện Vũng Tàu. Chúng tôi có vài lần theo đoàn hát hát ở Vũng Tàu, đến nhậu rượu trong quán của ông Hai Tiền. Vài năm sau khi có dịp đi Cấp, chúng tôi tìm thăm ông Hai Tiền để nhậu chơi, giúp cho ông có một mối bán rượu cho bọn đàn em chúng tôi nhưng quán rượu đã dẹp mất rồi, không ai biết ông Hai Tiền đi đâu hay là ông đã lặng im từ giả cõi đời này.
Nghệ sĩ Sáu Thoàng trở về hát cho đoàn hát Sống Mới của ông Bầu Lê Hoài Nở, cùng với các nghệ sĩ tài danh Bảy Nhiêu, Hề Lập, Bảy Xê, Từ Anh, Kim Cúc, Kim Lan, Sáu Ngọc Sương, Sáu Nết, Lệ Liểu, Mai Huê, Ngọc Hải, Tám Bằng, Văn Chung, Nam Sơn( tức nghệ sĩ Năm Thịt). Sáu Thoàng hát các tuồng Ông Huyện Hàm Hàm, DĩaBay, 23 Đưa Ông Táo về Trời…Nguội”
Trong tuồng “ 23 Đưa ông Táo…Nguội” danh ca Sáu Thoàng thủ vai một kép hát cải lương bị các Táo đi chân không, mặc áo khỉ( do Bảy Nhiêu đóng), Táo mặc đồ Âu phục, đi hia( do Hề Lập đóng) Táo nữ mặc áo đầm do Lệ Liểu đóng, cả ba Táo bắt hồn tên nghệ sĩ cải lương Sáu Thoàng về Thiên Đình để ca vọng cổ cho Ngọc Hoàng Thượng Đế nghe, thế cho cái “ ráp bo “ hằng năm của các Táo mà vì các Táo mắc lo nhậu nhẹt nên các Táo không thảo kịp cái Sớ ráp bo cuối năm đó.
Ngọc Hoàng Thượng Đế do nghệ sĩ Từ Anh đóng, Nam Tào do Hoàng Nhung đóng, Bắc Đẩu do Văn Chung đóng, hai tiên nữ do hai nữ nghệ sĩ Ngọc Hải và Mai Huê đóng. Hồn anh kép hát do Sáu Thoàng đóng, ca vọng cổ thay cho rấp bo cuối năm của các ông bà Táo.
4 câu vọng cổ đầu kể về máu lửa chiến tranh mà dân lành phải gánh chịu và kể về những ông có quyền thế, vợ đôi vợ ba, cũng có những chiến tranh trong gia đình, nào là xẻn tóc, tạt át xít, đốt chồng, thiếng chồng, nào là các nạn cờ bạc, giựt hụi, hút xách, cuộc sống xô bồ xô bộn dưới trần thế. Cây 5 vọng cổ tả oán và khóc cho cái nghề hát xướng còn lắm gian nan.
Câu 5 vọng cổ: Hiện nay, chỉ riêng có một mình giới ăn chơi là được phong lưu sung sướng, còn tất cả cuộc sinh sống của hết thảy các giới đều khó khăn, mà riêng có một giói cải lương của chúng con là phải muôn ngàn khốn đốn, muối đi hát xa thì bất tiện, mà ở Saigon thì rạp nó kẹt tới kẹt lui, hát thiệt đông mà tiền hỏng có, kiếm miến ăn rất khó! Ôi khó! Khó! Khó! với Khổ! Khổ! Khổ! Ôi khổ lắm ơi hởi bớ bớ ông Ngọc Hoàng.
Câu 6 là trở giọng cầu xin Ngọc Hoàng làm sao cho lựu đạn đừng nổ trong rạp hát, lính cảnh sát thì ráng mà canh gác cho dân yên ổn làm ăn, có khó khăn hay xích mích điều gì thì đi kiện tới Ngọc Hoàng Thượng Đế chớ đừng có đổ quạo mà sát hại dân cải lương. Nếu Ngọc Hoàng bận việc Thiên Đình, sợ đụng chạm đến các vì tiên vì phật thì chúng tôi xin đi cửa hậu mà lo lót cho bà Ngọc Hoàng, chỉ mong sao yên ổn mọi bề chớ đâu có tiếc bạc tiếc tiền chi đâu.
Câu vọng cổ 6 là do Sáu Thoàng hát cương, trong tuồng của Năm Nở không có. Anh ức long khi các bạn diễn của anh chết mà không có cuộc điều tra truy bắt thủ phạm, Sáu Thoàng mượn tuồng hát Táo Quân tấu trình với Ngọc Hoàng để đánh lên tiếng trống thỉnh nguyện. Báo hại hôm sau, soạn giả Năm Nở bị Bộ Thông Tin kêu lên cảnh cáo và cấm hát tuồng 23 Đưa Ông Táo…Nguội. Nghệ sĩ Sáu Thoàng cũng bị cảnh cáo, anh bèn thề không them hát tuồng trên sân khấu cải lương nữa.
Cuối năm 1956 cho đến tháng 4 năm 1975, giới ái mộ giọng ca của Sáu Thoàng chỉ có thể thưởng thức giọng ca của anh qua dĩa hát, đài phát thanh trong Ban Thành Công với bộ ba danh ca Thành Công, Sáu Thoàng, Chín Sớm hoặc đến quán ca nhạc Lệ Liểu ở đường Pétrus Ký nghe Sáu Thoàng ca cổ nhạc hoặc xem các Đại Nhạc Hội xem Sáu Thoàng, Bảy Xê, Duy Chức hát hài kịch có ca cổ nhạc kiểu Hoạt Kê Hài Hước của soạn giả Tư Chơi.
Về đời Tư, Nghệ sĩ Sáu Thoàng lập gia đình với chị Lê Thị Tiếng, bạn học cùng trường thuở nhỏ, có hai con trai: Nguyễn Hữu Trí, nhiếp ảnh viên ở Bình Thạnh và Nguyễn Hữu Huê, dược sĩ. Anh Nguyễn Hữu Huê mất năm 1990. Chị Tiếng, vợ anh Sáu Thoàng vào chùa quy y, trở thành sư nữ năm 1961, anh Sáu Thoàng chấp nối với chị Nguyễn Thị Tuyết Mai, quê ở Trà Vinh, có một con gái tên là Nguyễn Thị Minh Mẫn(đã lập gia đình). Bà Tuyết Mai qua đời năm 1990, nghệ sĩ Sáu Thoàng sống với con gái nơi một căn nhà nhỏ ở con hẻm 637, đường Phạm Thế Hiển quận 8, Saigon.
Khi NGuyễn Phương về Việt Nam thăm gia đình, VănnHường và tôi có đến nhà thăm Sáu Thoàng, được Sáu Thoàng cho biết là Thành Công bị đi tù cải tạo 7 năm, khi được thả ra, vài năm sau Thành Công chết. Sáu Thoàng chỉ tham gia đờn ca tài tử ở địa phương để chơi vui với các bạn trẻ. Anh tạm đủ sống, được hai con của anh chu cấp. Sáu Thoàng đã trên tám mươi tuổi, còn minh mẫn, còn ca lai rai được và vẫn nhớ đầy đủ các hoạt động nghệ thuật của anh thời trai trẻ và anh thuật cho tôi và Văn Hường nghe chơi.
Tôi nói: Anh có tài mà không có thời. Khi anh thu thanh vọng cổ cho các hang dĩa( không dưới một trăm bộ dĩa) thì báo chí chưa coi trọng trang báo kịch trường. Quảng cáo giọng ca của anh chỉ có hang dĩa đơn phương lo liệu nên không quảng bá rộng rãi được. Khi các báo chí kịch trường rộ lên giới thiệu, quảng cáo nghệ sĩ và tuồng cải lương thì Sáu Thoàng không còn hát trên sân khấu nữa mà anh chỉ xuật hiện âm thầm trên đài phát thanh hoặc vài xuất hát của Đại Nhạc Hội.
Vì vậy các danh ca vọng cổ Hữu Phước, Thành Được, Hùng Cường, Dũng Thanh Lâm, Minh Cương, Minh Cảnh, Minh Phụng… hành nghề sau anh nhưng các bạn đó đều có một sự nghiệp rỡ rang, cuộc sống sung túc, giàu sang. Còn anh, anh chỉ được cái vui thú đờn ca tài tử, lai rai sáu câu vọng cổ trong quán nhậu với rượu đế và khô cá khoai, anh cho là anh sống hẩm hiu thiếuy kém là do định số của Ngọc Hoàng dành cho anh.
Sáu Thoàng cười hề hề: Giàu thì cũng chết! Nghèo thì cũng chết! Danh Vọng rồi thì cũng chết! Miển là tui vui sống theo ý tui là thoả nguyện rồi. Phải vậy hông Nguyễn Phương?
Văn Hường và Nguyễn Phương cười trừ, chớ biết nói sao đây?
Bây giờ, tháng 4 năm 2009, Sáu Thoàng bỏ cuộc chơi, hồn anh về với Thượng đế. Lần nầy là anh ca thiệt cho Ngọc Hoàng Thượng Đế và chư tiên nghe vọng cổ, anh mặc sức mà ca cương, không sợ bi ai cảnh cáo nữa. Nhờ anh ca dùm mấy câu vọng cổ, kêu than dùm cho cái xóm Phạm Thế Hiển của anh, cứ chiều chiều nước sông lớn lên là ngập lụt cả xóm. Trời mưa lớn hay nhỏ thì cái xóm Phạm Thế Hiển cũng bị ngập lụt. Cứ mỗi chiều thì anh giống như con cá long tong, lội trong các con đường ngập nước của cái quận 8, đường Phạm Thế Hiển. Anh Sáu Thoàng ơi, hảy ráng ca cương cho động lòng trời, khiến cho các ông cán làm đường, làm cầu lộ đừng ăn rút ruột để mau làm đường tốt, vét sông vét mương. Làm ống cống cho cái đường Phạm Thế Hiển và nhiều con đường ở Saigon hết ngập lục mỗi khi có mưa.
Anh ráng ca vọng cổ cho thật hay để làm vui lòng Ngọc Hoàng Thượng Đế. Như vậy thì hồn anh cũng vui rồi.
Thương nhớ Sáu Thoàng, một danh ca chỉ ca cho người ta vui.
Người ta vui và anh buồn vì nghèo hoài.
Mong cho hương hồn anh tiêu diêu miền cực lạc, một nơi không có phải lo cơm áo gạo tiền, không có đối xử bất công và không có bị ngập nước mỗi buỗi chiều như nhà của anh. ở con đường Phạm Thế Hiển,
Mong lắm thay.
Người bạn nhiều năm chung sống trong các đoàn hát với Sáu Thoàng.;
Nguyễn Phương Montréal. 2009
[align=center][/align]
Chuông điện thoại viễn liên réo liên hồi, tôi linh cảm có một ông bạn già của tôi ở Việt Nam hay bên Cali lại bỏ cuộc chơi, chạy trốn về cõi vĩnh hằng….mới đây bạn Tám Vân đã ra đi, bây giờ đến lượt ai đây ?...Tôi bắt điện thoại lên nghe tiếng của nữ nghệ sĩ Tú Trinh bên kia bờ đại đương: “ Ba ơi ! Một ông bạn già của Ba lại ra đi rồi! Chú Sáu Thoàng, danh ca Sáu Thoàng, Ba nhớ hông? Ổng mất ngày 8 tháng 4, quàn tại nhà con gái của ông bên bến Phạm Thế Hiển, quận 8, ngày 11 tháng 4 / 2009, an táng tại nghĩa trang nghệ sĩ ở Gò Vấp…Chú Sáu Thoàng hưởng dương 87 tuổi…”
Tú Trinh còn nói nhiều nữa nhưng tôi có cảm giác tai đã ù, mắt mờ… Tôi ngồi yên rất lâu cho tâm hồn mình lắng xuống, tôi cũng đã quá già rồi, khóc không ra nước mắt được nữa khi thương nhớ người bạn xưa, một nghệ sĩ hiền lành, một giọng ca tuyệt vời như số phận thật là hẩm hiu: đó là anh bạn danh ca Sáu Thoàng
Tôi đốt ba cây nhang, khui một hôp bia, lấy một cái ly nhỏ, đổ gạo vô làm lư hương, rồi ngồi trong phòng viết, tôi van vái mời ông bạn Sáu Thoàng về Montreal cùng với tôi nhấp một chút rượu. Tôi nhắm mắt lại, thả hồn mộng trở về vùng dĩ vãng, tìm lại chút kỷ niệm xưa với Sáu Thoàng…
X X X
Còn nhớ lần đầu tiên tôi gặp anh Sáu Thoàng năm 1952, cách nay đã 57 năm, tôi và anh nhậu bière Larue ở quán ca nhạc Lệ Liểu trong giải trí trường Thị Nghè. Đêm đó anh ca sáu câu vọng cổ “ Trên dòng Sông Nguyệt Tử Giang” của anh Sáu Hải sáng tác riêng cho Sáu Thoàng. Thú thiệt lúc đó tôi mới vào nghề hát, chưa biết cái hay của một bài ca vọng cổ ra sao nhưng nghe Sáu Thoàng ca, hơi rong, thật trong, thật khoẻ, cuối câu tiếng ngân nghe ơ hơ hơ như đỗ hột, tôi khoái quá, thầm mơ ước sao cho tôi cũng có thể ca như Sáu Thoàng...
Lần thứ nhì, tôi được dịp sống chung với danh ca Sáu Thoàng trong đoàn hát Kim Thoa của ông bầu Ngô Thiên Khai năm 1955…tôi cùng Sáu Thoàng và nhiều nghệ sĩ khác chia xẻ những hiểm nguy, đói kém và số phận long đong khi một trái lựu đạn của kẻ ác quăng lên sân khấu đoàn Kim Thoa trong đêm hát tuồng Lấp Sông Giang, đêm 19 tháng 12 năm 1955…
Những năm trong thập niên 60, 70, nhớ lại một câu nói của ký giả Nguyễn Ang Ca: “ Muốn có xe hơi, nhà lầu thì phải biết ca sáu câu vọng cổ” … Đó là anh nói những nghệ sĩ cải lương vì anh thấy nhiều nghệ sĩ trẻ như Mỹ Châu, Minh Vương, Minh Cảnh, Lệ Thủy…( tuổi từ 12 đến 16…) trong các năm 1960, 1961, 1962… các em ca vọng cổ hay, có giọng ca lạ, quyến rũ, tuy diễn xuất còn kém nhưng cũng được các ông bà Bầu gánh hát mời ký hợp đồng vài trăm ngàn đồng, lương mỗi đêm hát được trên dưói 500 đồng. Các cô các cậu danh ca vọng cổ đó đều có xe hơi mới và tài xế riêng.
Những danh ca đàn chú bác, đàn anh chị như Út Trà Ôn, Năm Nghĩa, Bảy Cao, Thanh Tao, Kim Chưởng, Thúy Nga, Hữu Phước, Thành Được, Hùng Cường, Thanh Tú, Dũng Thanh Lâm, Bạch Tuyết, Ngọc Giàu, Phượng Liên, Thanh Nga, Ánh Hồng, Ngọc Hương… đều có cuộc sống giàu sang, sung túc.
Đương thời nhiều người nghỉ rằng : Bác Sĩ, Dược Sĩ làm giàu khó hơn ca sĩ,vì bác sĩ dược sĩ phải tốn nhiều năm học hành thi cử, khi ra hành nghề cũng phải có vốn liếng và cần một thời gian dài mới có thể làm giàu. Làm ca sĩ, nhứt là ca sĩ vọng cổ thì chỉ cần có giọng tốt, có thiên tư, học ca sáu câu vọng cổ mất chừng vài tháng, gặp dịp may, có sân khấu thích hợp, có tuồng hay thì làm giàu trong nhấp nháy. Trong thực tế đã có nhiều trường hợp như vậy.
Nhưng có một trường hợp ngoại lệ: đó là trường hợp của danh ca vọng cổ Sáu Thoàng.
Danh ca vọng cổ Sáu Thoàng nổi danh sau anh Út Trà Ôn không lâu, nổi danh trước Hữu Phước, Thành Được, Hùng Cường…nhưng Sáu Thoàng là người kém may mắn nhứt, anh không được hưởng những điều kiện tài chánh và danh vọng như các bạn ca sĩ, nghệ sĩ đồng thời với anh mặc dầu tài nghệ của anh không thua sút họ.
Nguyễn Phương có một thời gian dài cộng tác với danh ca Sáu Thoàng trong các chương trình ca cổ ở Đài Phát Thanh Sàigon và Đài Quân Đội. Chúng tôi đã làm việc chung trong đoàn hát cải lương Kim Thoa của ông bầu Ngô Thiên Khai từ năm 1955, lúc đó tôi và soạn giả Nguyễn Huỳnh tức trung úy Nguyễn Huỳnh Phước( chồng của nữ nghệ sĩ Ngọc Lợi, đào chánh, em ruột của nữ nghệ sĩ Kim Thoa ) chúng tôi chịu trách nhiệm soạn giả thường trực, kiêm giám đốc kỷ thuật sân khấu Kim Thoa, vì vậy chúng tôi thường xuyên làm việc trực tiếp với các nghệ sĩ Sáu Thoàng, Văn Sa, Văn Lang, Hữu Phước, Ngọc Lợi, Đoàn Thiên Kim, Hai Tiền, đó là những diễn viên quan trọng trong đoàn. VÌ vậy tôi hiểu tài năng và các hoạt động trong ngành sân khấu và ca tài tử, ca đài phát thanh của danh ca Sáu Thoàng.
Báo chí kịch trường và giới nghệ sĩ cải lương thường nhắc đến các danh ca vọng cổ Út Trà Ôn, Hữu Phước, Thành Được, Hùng Cường, Dũng Thanh Lâm, Văn Hường…mà lại bỏ sót danh ca vọng cổ Sáu Thoàng là một sự vô tình và bất công đối với anh. Tôi mong tiểu sử và sự nghiệp ca hát của danh ca Sáu Thoàng được tôi viết ra hôm nay sẽ góp phần làm giàu thêm danh sách các danh ca vọng cổ của miền Nam trong các thập niên 50,60,70, đồng thời là một niềm an ủi đối với anh bạn già nghệ sĩ Sáu Thoàng của tôi.
Duyên nợ cầm ca của danh ca Sáu Thoàng.
Nghệ sĩ Sáu Thoàng tên thật là Nguyễn Văn Thàng, sanh năm 1923, tại Bình Hòa Xã, Gia Định. Cha anh là ông Nguyển Văn Tiểng, nhơn viên ngành xe điện Saigon - Chợ Lớn, mẹ là bà Diệp Thị Sảnh, làm nghề mua gánh bán bưng. Gia đình anh Sáu Thoàng có 5 anh chị, hai người chị và hai người anh của Sáu Thoàng đều sống ngoài nghề sân khấu. Anh thứ sáu, khi anh học ca vọng cổ, soạn giả kiêm ca sĩ Sáu Hải, người thầy đầu tiên của anh đặt cho anh nghệ danh là Sáu Thoàng.
Sanh trong một gia đình lao động nghèo nên anh Sáu Thoàng nghĩ học sớm, đi học nghề thợ sắp chữ ở nhà in Thạnh Thị Mậu ở đường Reims, là nơi in tờ nhật báo Đuốc Nhà Nam và một tờ báo Pháp.
Bà Thạnh Thị Mậu, chủ nhà in là mẹ của ký giả Ngọa Long và soạn giả danh ca Sáu Hải. Lúc đó danh ca Sáu Hải làm thầy cò ( correcteur) sửa bài cho các báo in tại nhà in Thạnh Thị Mậu. Những khi rỗi rãnh, Sáu Hải thường tổ chức đờn ca tài tử cổ nhạc, anh Sáu Hải sáng tác nhiều bài ca vọng cổ và các bài bản cổ nhạc rất hay, được các hãng dĩa thu thanh. Trong giới ca sĩ đờn ca tài tử nhiều người thích ca bài Xuân qua Ai, qua Đảo của nghệ sĩ danh ca Sáu Hải sáng tác. Các lò cổ nhạc sau này dùng bài Nam Xuân nầy làm bài ca mẫu để dạy học trò. Tôi còn nhớ mấy câu trong bản Nam Xuân của Sáu Hải sáng tác:
Thương thân nhàn, trở về nam phương,
Để cho én ly hương, tiếng gọi đàn thê lương,
Phương chi đôi lứa mình, đã nặng gánh ân tình,
Như bóng tùy hình, bao nở đành xa,
Nay tuy trăng đã khuyết, nhưng lời xưa kia anh đoan thệ
Thệ dưới bóng con trăng tròn, Tôi đây vẫn còn ghi,
Ai đi sao không nhớ khi tao ngộ, mà tệ bạc làm chi,
Đễ cho phím kia lỗi nhịp, cho đờn đành ngang cung….
Anh Sáu Hải đờn kìm giỏi nên viết bài ca dễ ca, một số anh em thợ nhà in và Sáu Thoàng xin anh Sáu Hải dạy đờn ca. Chỉ có một mình anh Sáu Thoàng là được sư phụ Sáu Hải nhận làm đệ tử ruột vì Sáu Thoàng có giọng ca tốt, học mau hiểu biết và giữ đúng nhịp khi ca.
Sáu Hải dạy cho Sáu Thoàng ca bài vọng cổ đầu tiên, đó là bài “ Văng Vẳng Tiếng Chuông Chùa” bài ca đã đưa nghệ sĩ Năm Nghĩa lên đài danh vọng.
Năm sau. Anh Sáu Thoàng nghĩ nghề thợ sắp chữ ở nhà in, anh đi học nghề thợ tiện ở đường Nguyễn Tấn Nghiệm ( tức đường Phát Diệm ), sát bên cơ sở làm bản kẻm Cliché Dầu. Tại đây có một nhóm đờn ca tài tử của nhạc sĩ Tư Nhành ( Tư Nhành, trưởng nhóm, đờn guitare phím lõm, nhạc sĩ Tư Xi đờn kìm, nhạc sĩ Ba Đen đờn cò, nhạc sĩ Sáu Sóc đờn tranh, nghệ sĩ Văn Nghiệm, Ngọc Ánh, Sáu Thoàng là ca sĩ).
Nhạc sĩ Tư Nhành dạy cho Sáu Thoàng đờn thạo 6 câu vọng cổ dây Saigon. Nhóm nầy thường chơi đờn ca tài tử ở các quán Thanh Long ( Tân Định), quán Mỹ Linh( đường Douaumont – Cô Giang ), quán Đức Thành Hưng ( gần chợ Bến Thành ) quán Văn Lang ( đường Colonnel Boudonnet – Lê Lai ).
Anh Út Trà Ôn đi hát cho gánh hát Tiến Hóa của ông Bầu Trúc Viên Trương Gia Kỳ Sanh, khi vãn hát Út Trà Ôn thường đi ca tài tử ở các quán Văn Lang, Đức Thành Hưng, nhân đó mà gặp Sáu Thoàng. Anh Út Trà Ôn rât thích giọng ca của Sáu Thoàng nên kết nghĩa anh em với Sáu Thoàng. Anh Út Trà Ôn dạy cho Sáu Thoàng ca nhiều bài ca cổ nhạc sân khấu cải lương và các bản vọng cổ như: Cảnh Trời Chiều( ca sĩ Hồng Châu ca dĩa), Tình Phụ Tử( Tư Long ca), Trên Dòng Sông Nguyệt Tử Giang( Sáu Hải sáng tác riêng cho Sáu Thoàng ca).
Tuy học ca với anh Út Trà Ôn nhưng Sáu Thoàng lại thích và chịu ảnh hưởng lối ơ…ơ đỗ hột khi dứt câu vọng cổ theo lối ca của danh ca Năm Nghĩa.
Trong các quán có ca cổ nhạc, nghệ sĩ Sáu Thoàng nổi danh với các bài ca: Văng Vẳng Tiếng Chuông Chùa, Đêm Đông, Điên Vì Khói Lửa, Oằn Oại Gánh Nợ Đời…
Năm 1946, trong dịp đi thăm người cậu ở Vĩnh Long, Sáu Thoàng dự buổi đờn ca tài tử của địa phương ở miểu Quốc Công, anh ca hai bài vọng cổ : Đào Hoa Đã Ngậm Cười và Anh Không Còn Muốn Sống Trên Thế Gian Nầy của Sáu Hải sáng tác. Dịp nầy anh kết bạn thân với nhạc sĩ Bảy Bá, anh rũ nhạc sĩ Bảy Bá theo anh về Saigon tìm phương lập nghiệp, hai người bạn ở chung trong một căn nhà mướn ở đường Lò Heo Gia Định.
Nghệ sĩ Sáu Thoàng được nhạc sĩ Bảy Bá dượt ca, luyện giọng và anh nổi tiếng danh ca vọng cổ, được đài Pháp Á mời cộng tác trong chương trình phát thanh cổ nhạc của Đài, với các danh ca đồng tjhời như Ba Giáo, Kim Thoa, Kim Cúc, Ngọc Thanh, Sáu Lắc, Tám Bằng, Thành Công, Chín Sớm…nhạc sĩ đờn cho Đài Pháp Á lúc đó có nhạc sĩ Hai Biểu đờn tranh, Jean Tịnh đờn violon, Ba Thanh đờn kìm, Hai Long đờn guitare, Bảy Bá đờn tranh.
Cuối năm 1946, nhạc sĩ Bảy Bá gia nhập gánh hát Con Tằm của nghệ sĩ Năm Châu đi lưu diễn ở Nam Vang rồi thẳng đường ra lưu diễn miền Trung, miền Bắc, Hà Nội, Hải Phòng.
Nghệ sĩ Sáu Thoàng ở lại Saigon, tiếp tục ca cho Đài Pháp Á, cho các hãng dĩa và ca tài tử ở các quán Văn Lang, Đức Thành Hưng. Sáu Thoàng có ca thu dĩa nhiều bộ chung với các danh ca Năm Nghĩa, Bảy Cao, Tám Đức, Như Long( chồng của cô Tư Hélène, cha của nữ nghệ sĩ Kim Hoa đoàn Thanh Minh Thanh Nga, ông ngoại của nữ nghệ sĩ Thanh Hằng).
Anh Sáu Thoàng có diễn chung các tiểu phẩm hài với hề Bảy Xê trong Giải Trí Trường Thị Nghè. Hề Bảy Xê là em ruột của nữ nghệ sĩ Năm Kỳ( vợ của nghệ sĩ Hề Lập) do đó anh Bảy Xê rũ Sáu Thoàng đi hát cải lương trong đoàn hát của Hề Lập.
Ông Bầu Hề Lập tập cho Sáu Thoàng hát vai Vua trong tuồng Cõi Lòng Tan Nát của soạn giả Mộng Vân. Vai tuồng nầy trước đây, danh ca Năm Nghĩa đóng rất thành công. Nghệ sĩ Năm Nghĩa rời gánh hát Hề Lập để theo cậu Ba Tấn, thành lập gánh hát Hậu Tấn – Năm Nghĩa, vì vậy nên Hề Lập cho Sáu Thoàng thế vai Năm Nghĩa. Sau đó nghệ sĩ Sáu Thoàng đóng vai chánh trong những vở tuồng: Quan Âm ThịKính, Long Hình Quái Khách, Kinh Kha thích khách Tần Thủy Hoàng, hát cùng với các nghệ sĩ Mai Búp, Mỹ Giàu, Mười Huê, Tám Chăng, Sáu Đước, Ngọc Bảnh và hề Tám Trống.
Năm 1949, nghệ sĩ Sáu Thoàng đi gánh hát Sống Mới của ông Bầu kiêm soạn giả Lê Hoài Nở, hát với nghệ sĩ Duy Lân, Từ Anh, Bảy Nhiêu, Bảy Xê, Tám Bằng, Mười Tề, Hoàng Tráng, Bảy Vĩnh Long, Kim Cúc, Kim Lan, Ngọc Hải, Mai Huệ, Nam Sơn, Tư Chơi, Sáu Ngọc Sương.
Nghệ sĩ Sáu Thoàng đã hát qua 5 vở tuồng của soạn giả Lê Hoài Nở: Ông Huyện Hàm…Hàm, Dĩa Bay, Hội Yêu Chồng, Vó Ngựa Truy Phong, Mộng Hòa Bình( tức vở 23 Đưa Ông Táo Về Trời,,,Nguội ) và tuồng Túp Lều Tranh của soạn giả Tư Chơi.
Năm 1951, nghệ sĩ Sáu Thoàng rời đoàn hát Sống Mới, gia nhập gánh hát Phát Thanh của bà Bầu Nguyệt Yến – Ba Tẹt, hát chung với các nghệ sĩ Năm Phồi, Hoàng Tôn, Hoàng An, Nguyệt Yến, Thu Ba, Mỹ Giàu, Ngọc Đặng và hề kiêm soạn giả Văn Nghiệm. Anh đã hát vai Diệp Hán Minh trong vở Cạnh Biên Cương của soạn giả Văn Nghiệm và Sáu Thoàng đã hát vai Chiến Sĩ trong vở Đổ Máu Giao Hòa của soạn giả kiêm ký giả kịch trường Tình Thiệt.
Thấy không có cơ hội phát triển tài nghệ trên một sân khấu nhỏ như đoàn Nguyệt Yến, nên sáu tháng sau, Sáu Thoàng gia nhập đoàn cải lương Năm Phỉ, được hát chung với một giàn diễn viên rất hùng hậu như: Năm Phỉ, Bảy Nam, Mười Truyền, Kim Cương, Kim Hoàng, Xuân Lan, Duy Lân, Giáo Út, Hoàng An, Hoàng Dũng, Duy Chức. Nghệ sĩ Sáu Thoàng đã đóng thành công vai Dương Ái Sắc tuồng Tứ Đỗ Tường, vai Hoàng Tử tuồng Vua Mặt Sắt của soạn giả Duy Lân.
Cuối năm 1952, nữ nghệ sĩ tài danh Năm Phỉ mất, cô Bảy Nam cho đoàn Nam Phi ngưng hoạt động, nghệ sĩ Sáu Thoàng về cộng tác với đoàn Nam Tinh, cùng hát với các nghệ sĩ tài danh Ba Thanh Loan, Kim Chưởng, Bảy Vĩnh Long, Thúy Nga, Kim Luông, Ngọc An, Phi Nga, nam diễn viên có Năm Nở, Ba Vân, Từ Anh, Sáu Phước, Paul Thuận, Ba Giáo, Sáu Thoàng, Văn Nghiệm, Minh Chí… 7 nữ nghệ sĩ tài danh vừa được kể đều có mặt trong vở cải lương hài Hội Yêu Chồng của soạn giả Lê Hoài Nở, cùng với các nam diễn viên danh tiếng đương thời đã gây tiếng vang lớn cho vở hát tại Saigon.
Anh Sáu Thoàng cũng đã hát các vai chánh tuồng Vó Ngựa Truy Phong của Năm Nở, Máu Thắm Tần Hoàng Đảo của soạn giả Văn Nghiệm, và vở Rồng Ăn Chuối của danh hề kiêm soạn giả Ba Vân.
Cuối năm 1954, nghệ sĩ Sáu Thoàng rời đoàn hát Nam Tinh, về cộng tác với đoàn hát Mộng Vân của bầu nữ nghệ sĩ Kim Anh, diễn qua các vở tuồng: Hoàng Tử Lưng Gù và Quan Âm Thị Kính. Hai tháng sau lại rời đoàn, Sáu Thoàng hát cho đoàn hát Tử Kỳ của ông Bầu Huỳnh Kim Vui với thành phần nghệ sĩ Mai Búp, Thanh Lịch, Tư Vui, Minh Chí, Ba Xây, Văn Đê, hề Sáu Dìn, hề Sáu Đước.
Cuối nămn 1955, nghệ sĩ Sáu Thoàng cộng tác với đoàn hát Kim Thoa của ông Bầu Ngô Thiên Khai và cô Kim Thoa, với thành phần diễn viên Kim Thoa, Từ Anh, Kim Hui, Văn Paul, Văn Lang, Sáu Thoàng, Hai Tiền, Bảy Xê, cô Bảy Vĩnh Long, Ba Cương, Hoàng Tráng, Ngọc Lợi, Đoàn Thiên Kim, Văn Sa, Hữu Phước, Hề Minh, Văn Lắm, Hề Phiên, Ngự Bình, Diệp Lang, Hùng Minh… các soạn giả Tư Chơi, Nguyễn Huỳnh và Nguyễn Phương.
Đêm Định Mệnh: Khúc Quanh Cuộc Đời Nghệ Thuật của Sáu Thoàng:
Đêm 19 tháng 12 năm 1955, đoàn cảI LƯƠNG Kim Thoa khai trương bảng hiệu tại rạp Nguyễn Văn Hảo với vở cải lương dã sử “ Lấp Sông Gianh “ của soạn giả Kinh Luân, đánh dấu ngày trở lại sân khấu của nữ nghệ sĩ tài danh Kim Thoa sau nhiều năm vắng bóng. Soạn giả Kinh Luân là anh ruột của hề râu Thanh Việt, là sĩ quan hiện dịch trong đơn vị lính nhảy dù dưới quyền chỉ huy của thiếu tá Ngô Thiên Khai(ông bầu gánh hát Kim Thoa, chồng của bà Kim Thoa).
Tôi còn nhớ, đêm khai trương bảng hiệu đoàn Kim Thoa, khán giả đến xem nghẹt cả ba tầng lầu của rạp hát Nguyễn Văn Hảo. Cuối cảnh 4 màn 3, trên sân khấu có 8 nhân vật là nghệ sĩ tiền phong Hai Tiền, Sáu Thoàng trong vai nông dân, nghệ sĩ Văn Sa, Đoàn Thiên Kim, Hề Phiên, Hoàng Tráng, Ba Cương, Duy Lân và một em vệ sĩ đóng vai quân. Khi nông dân Sáu Thoàng ca dứt sáu câu vọng cổ, anh hô to: Lấp Sông Giang, đèn tắt để chuyển cảnh thì một trái lựu đạn tấn công do kẻ vô danh liệng lên sân khấu nổ tung.
Nghệ sĩ Ba Cương chết ngay khi được chở tới bệnh viện Saigon, nghệ sĩ Duy Lân bị cụt mất chân trái, hề Phiên bị thương nặng, ba tuần lễ sau thì chết. Nhiếp ảnh viên kiêm ký giả đứng phía dàn đèn đề chụp ảnh, bị miểng lựu đạn ghim ngay tim, chết bên dàn đèn sân khấu. Ngoài ra, các nghệ sĩ Sáu Thoàng, Văn Sa, Đoàn Thiên Kim đều bị thương, mang nhiều miểng lựu đạn trong người, được chở đi nhà thương Saigon cấp cứu. Hai người may mắn thoát chết và không bị thương là nghệ sĩ tiền phong Hai Tiền và Hoàng Tráng vì hai người đứng phía sau tảng đá ( vẻ bằng carton cứng, đặt phía dàn đờn cổ nhạc, đối diện với dàn đèn là nơi lựu đạn rớt xuống, cách xa hơn 10 thước.)
Trong đêm kinh hoàng đó, trái lựu đạn tấn công của kẻ ác đã giết chết ba nghệ sĩ, làm cụt chân một diễn viên kiêm soạn giả tài ba và xóa đi bảng hiệu của đoàn cải lương Kim Thoa. Cô Kim Thoa giải nghệ luôn, cô về Vũng Tàu yên phận cuộc đời làm vợ hiền, chung sống với chồng là ông Ngô Thiên Khai cho đến khi mản phần. Ông Hai Tiền, một nghệ sĩ tiền phong cũng tuyên bố giải nghệ. Ông Bầu Khai giúp vốn cho Hai Tiền mở một quán rượu nhỏ, bán rượu với nghêu sò cho du khách, quán rượu bên vệ đường gần Sở Bưu Điện Vũng Tàu. Chúng tôi có vài lần theo đoàn hát hát ở Vũng Tàu, đến nhậu rượu trong quán của ông Hai Tiền. Vài năm sau khi có dịp đi Cấp, chúng tôi tìm thăm ông Hai Tiền để nhậu chơi, giúp cho ông có một mối bán rượu cho bọn đàn em chúng tôi nhưng quán rượu đã dẹp mất rồi, không ai biết ông Hai Tiền đi đâu hay là ông đã lặng im từ giả cõi đời này.
Nghệ sĩ Sáu Thoàng trở về hát cho đoàn hát Sống Mới của ông Bầu Lê Hoài Nở, cùng với các nghệ sĩ tài danh Bảy Nhiêu, Hề Lập, Bảy Xê, Từ Anh, Kim Cúc, Kim Lan, Sáu Ngọc Sương, Sáu Nết, Lệ Liểu, Mai Huê, Ngọc Hải, Tám Bằng, Văn Chung, Nam Sơn( tức nghệ sĩ Năm Thịt). Sáu Thoàng hát các tuồng Ông Huyện Hàm Hàm, DĩaBay, 23 Đưa Ông Táo về Trời…Nguội”
Trong tuồng “ 23 Đưa ông Táo…Nguội” danh ca Sáu Thoàng thủ vai một kép hát cải lương bị các Táo đi chân không, mặc áo khỉ( do Bảy Nhiêu đóng), Táo mặc đồ Âu phục, đi hia( do Hề Lập đóng) Táo nữ mặc áo đầm do Lệ Liểu đóng, cả ba Táo bắt hồn tên nghệ sĩ cải lương Sáu Thoàng về Thiên Đình để ca vọng cổ cho Ngọc Hoàng Thượng Đế nghe, thế cho cái “ ráp bo “ hằng năm của các Táo mà vì các Táo mắc lo nhậu nhẹt nên các Táo không thảo kịp cái Sớ ráp bo cuối năm đó.
Ngọc Hoàng Thượng Đế do nghệ sĩ Từ Anh đóng, Nam Tào do Hoàng Nhung đóng, Bắc Đẩu do Văn Chung đóng, hai tiên nữ do hai nữ nghệ sĩ Ngọc Hải và Mai Huê đóng. Hồn anh kép hát do Sáu Thoàng đóng, ca vọng cổ thay cho rấp bo cuối năm của các ông bà Táo.
4 câu vọng cổ đầu kể về máu lửa chiến tranh mà dân lành phải gánh chịu và kể về những ông có quyền thế, vợ đôi vợ ba, cũng có những chiến tranh trong gia đình, nào là xẻn tóc, tạt át xít, đốt chồng, thiếng chồng, nào là các nạn cờ bạc, giựt hụi, hút xách, cuộc sống xô bồ xô bộn dưới trần thế. Cây 5 vọng cổ tả oán và khóc cho cái nghề hát xướng còn lắm gian nan.
Câu 5 vọng cổ: Hiện nay, chỉ riêng có một mình giới ăn chơi là được phong lưu sung sướng, còn tất cả cuộc sinh sống của hết thảy các giới đều khó khăn, mà riêng có một giói cải lương của chúng con là phải muôn ngàn khốn đốn, muối đi hát xa thì bất tiện, mà ở Saigon thì rạp nó kẹt tới kẹt lui, hát thiệt đông mà tiền hỏng có, kiếm miến ăn rất khó! Ôi khó! Khó! Khó! với Khổ! Khổ! Khổ! Ôi khổ lắm ơi hởi bớ bớ ông Ngọc Hoàng.
Câu 6 là trở giọng cầu xin Ngọc Hoàng làm sao cho lựu đạn đừng nổ trong rạp hát, lính cảnh sát thì ráng mà canh gác cho dân yên ổn làm ăn, có khó khăn hay xích mích điều gì thì đi kiện tới Ngọc Hoàng Thượng Đế chớ đừng có đổ quạo mà sát hại dân cải lương. Nếu Ngọc Hoàng bận việc Thiên Đình, sợ đụng chạm đến các vì tiên vì phật thì chúng tôi xin đi cửa hậu mà lo lót cho bà Ngọc Hoàng, chỉ mong sao yên ổn mọi bề chớ đâu có tiếc bạc tiếc tiền chi đâu.
Câu vọng cổ 6 là do Sáu Thoàng hát cương, trong tuồng của Năm Nở không có. Anh ức long khi các bạn diễn của anh chết mà không có cuộc điều tra truy bắt thủ phạm, Sáu Thoàng mượn tuồng hát Táo Quân tấu trình với Ngọc Hoàng để đánh lên tiếng trống thỉnh nguyện. Báo hại hôm sau, soạn giả Năm Nở bị Bộ Thông Tin kêu lên cảnh cáo và cấm hát tuồng 23 Đưa Ông Táo…Nguội. Nghệ sĩ Sáu Thoàng cũng bị cảnh cáo, anh bèn thề không them hát tuồng trên sân khấu cải lương nữa.
Cuối năm 1956 cho đến tháng 4 năm 1975, giới ái mộ giọng ca của Sáu Thoàng chỉ có thể thưởng thức giọng ca của anh qua dĩa hát, đài phát thanh trong Ban Thành Công với bộ ba danh ca Thành Công, Sáu Thoàng, Chín Sớm hoặc đến quán ca nhạc Lệ Liểu ở đường Pétrus Ký nghe Sáu Thoàng ca cổ nhạc hoặc xem các Đại Nhạc Hội xem Sáu Thoàng, Bảy Xê, Duy Chức hát hài kịch có ca cổ nhạc kiểu Hoạt Kê Hài Hước của soạn giả Tư Chơi.
Về đời Tư, Nghệ sĩ Sáu Thoàng lập gia đình với chị Lê Thị Tiếng, bạn học cùng trường thuở nhỏ, có hai con trai: Nguyễn Hữu Trí, nhiếp ảnh viên ở Bình Thạnh và Nguyễn Hữu Huê, dược sĩ. Anh Nguyễn Hữu Huê mất năm 1990. Chị Tiếng, vợ anh Sáu Thoàng vào chùa quy y, trở thành sư nữ năm 1961, anh Sáu Thoàng chấp nối với chị Nguyễn Thị Tuyết Mai, quê ở Trà Vinh, có một con gái tên là Nguyễn Thị Minh Mẫn(đã lập gia đình). Bà Tuyết Mai qua đời năm 1990, nghệ sĩ Sáu Thoàng sống với con gái nơi một căn nhà nhỏ ở con hẻm 637, đường Phạm Thế Hiển quận 8, Saigon.
Khi NGuyễn Phương về Việt Nam thăm gia đình, VănnHường và tôi có đến nhà thăm Sáu Thoàng, được Sáu Thoàng cho biết là Thành Công bị đi tù cải tạo 7 năm, khi được thả ra, vài năm sau Thành Công chết. Sáu Thoàng chỉ tham gia đờn ca tài tử ở địa phương để chơi vui với các bạn trẻ. Anh tạm đủ sống, được hai con của anh chu cấp. Sáu Thoàng đã trên tám mươi tuổi, còn minh mẫn, còn ca lai rai được và vẫn nhớ đầy đủ các hoạt động nghệ thuật của anh thời trai trẻ và anh thuật cho tôi và Văn Hường nghe chơi.
Tôi nói: Anh có tài mà không có thời. Khi anh thu thanh vọng cổ cho các hang dĩa( không dưới một trăm bộ dĩa) thì báo chí chưa coi trọng trang báo kịch trường. Quảng cáo giọng ca của anh chỉ có hang dĩa đơn phương lo liệu nên không quảng bá rộng rãi được. Khi các báo chí kịch trường rộ lên giới thiệu, quảng cáo nghệ sĩ và tuồng cải lương thì Sáu Thoàng không còn hát trên sân khấu nữa mà anh chỉ xuật hiện âm thầm trên đài phát thanh hoặc vài xuất hát của Đại Nhạc Hội.
Vì vậy các danh ca vọng cổ Hữu Phước, Thành Được, Hùng Cường, Dũng Thanh Lâm, Minh Cương, Minh Cảnh, Minh Phụng… hành nghề sau anh nhưng các bạn đó đều có một sự nghiệp rỡ rang, cuộc sống sung túc, giàu sang. Còn anh, anh chỉ được cái vui thú đờn ca tài tử, lai rai sáu câu vọng cổ trong quán nhậu với rượu đế và khô cá khoai, anh cho là anh sống hẩm hiu thiếuy kém là do định số của Ngọc Hoàng dành cho anh.
Sáu Thoàng cười hề hề: Giàu thì cũng chết! Nghèo thì cũng chết! Danh Vọng rồi thì cũng chết! Miển là tui vui sống theo ý tui là thoả nguyện rồi. Phải vậy hông Nguyễn Phương?
Văn Hường và Nguyễn Phương cười trừ, chớ biết nói sao đây?
Bây giờ, tháng 4 năm 2009, Sáu Thoàng bỏ cuộc chơi, hồn anh về với Thượng đế. Lần nầy là anh ca thiệt cho Ngọc Hoàng Thượng Đế và chư tiên nghe vọng cổ, anh mặc sức mà ca cương, không sợ bi ai cảnh cáo nữa. Nhờ anh ca dùm mấy câu vọng cổ, kêu than dùm cho cái xóm Phạm Thế Hiển của anh, cứ chiều chiều nước sông lớn lên là ngập lụt cả xóm. Trời mưa lớn hay nhỏ thì cái xóm Phạm Thế Hiển cũng bị ngập lụt. Cứ mỗi chiều thì anh giống như con cá long tong, lội trong các con đường ngập nước của cái quận 8, đường Phạm Thế Hiển. Anh Sáu Thoàng ơi, hảy ráng ca cương cho động lòng trời, khiến cho các ông cán làm đường, làm cầu lộ đừng ăn rút ruột để mau làm đường tốt, vét sông vét mương. Làm ống cống cho cái đường Phạm Thế Hiển và nhiều con đường ở Saigon hết ngập lục mỗi khi có mưa.
Anh ráng ca vọng cổ cho thật hay để làm vui lòng Ngọc Hoàng Thượng Đế. Như vậy thì hồn anh cũng vui rồi.
Thương nhớ Sáu Thoàng, một danh ca chỉ ca cho người ta vui.
Người ta vui và anh buồn vì nghèo hoài.
Mong cho hương hồn anh tiêu diêu miền cực lạc, một nơi không có phải lo cơm áo gạo tiền, không có đối xử bất công và không có bị ngập nước mỗi buỗi chiều như nhà của anh. ở con đường Phạm Thế Hiển,
Mong lắm thay.
Người bạn nhiều năm chung sống trong các đoàn hát với Sáu Thoàng.;
Nguyễn Phương Montréal. 2009