THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Nghệ sĩ Bắc Sơn từ trần
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 37641
- Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm
Nghệ sĩ Bắc Sơn từ trần
Nhạc sĩ, diễn viên điện ảnh Bắc Sơn (Trương Văn Khuê) đã qua đời vào lúc 21 giờ 50 ngày 23/2/2005 tại nhà riêng. Ông sinh năm 1931, là tác giả của một số bài hát nổi tiếng như: Còn thương rau đắng mọc sau hè, Em đi trên cỏ non, Sa mưa giông, Bông bí vàng...
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
- utngoc
- Thành viên nhiệt tình
- Bài viết: 3711
- Ngày tham gia: Hai T7 26, 2004 5:00 pm
- Tiếp xúc:
-
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 6975
- Ngày tham gia: Chủ nhật T5 16, 2004 5:00 pm
- Đến từ: hawaii
Trời ơi, Đôi Mắt cậu buồn hiu, liu riu,...
Trời ơi, Dẫu Mà trời còn làm mưa chứ lâu dài, giọt buồn giọt tuổi,...
Trời ơi, Em Đ Trên cỏ non mọc om đôi bờ đường đê,...
Trời mưa trên khóm mía lau, trời rụng giọt mưa xao xuyến xuyến xao,....
Một ngôi sao nhạc sĩ của dòng nhạc quê hương đã tắt...
Xin dâng 1 nén hương cho nhạc sĩ lão thành Bắc Sơn :sad:
Trời ơi, Dẫu Mà trời còn làm mưa chứ lâu dài, giọt buồn giọt tuổi,...
Trời ơi, Em Đ Trên cỏ non mọc om đôi bờ đường đê,...
Trời mưa trên khóm mía lau, trời rụng giọt mưa xao xuyến xuyến xao,....
Một ngôi sao nhạc sĩ của dòng nhạc quê hương đã tắt...
Xin dâng 1 nén hương cho nhạc sĩ lão thành Bắc Sơn :sad:
- camau
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 732
- Ngày tham gia: Bảy T5 15, 2004 5:00 pm
- Đến từ: ...cu?i cùng t? qu?c
Nghệ sĩ ưu tú Bắc Sơn: Tình yêu đích thực rất phi thường !
[align=center]
NSƯT Bắc Sơn bên vợ và các cháu - ảnh: Duy Bùi.[/align]
Đến thăm NSƯT Bắc Sơn vào một chiều nắng nhẹ, khi ông mới vừa từ bệnh viện về, tôi được hai đứa cháu ngoại của ông - một trai một gái chạy ra, vui vẻ tranh nhau mở cổng đón khách. "Ông bà ngoại ở trên ấy, ít xuống đây" - bé gái chỉ tay lên lầu rồi dẫn tôi lên đó.
Nhạc sĩ đón khách với nụ cười tươi. Tuổi ngoài bảy mươi, trông ông có vẻ yếu nhưng sắc diện vẫn hồng hào, giọng nói trầm ấm, hiền hòa. "Chẳng có gì đâu, tuổi già ấy mà! Có tí vấn đề về phổi, uống thuốc chừng mươi bữa nữa là bớt thôi...". Ông bắt đầu câu chuyện bằng một giọng lạc quan về bệnh tình của mình, chừng như sợ phiền khách hỏi han, ái ngại.
Là nhà giáo, nhà văn, rồi soạn kịch, viết nhạc, đóng phim..., ở lĩnh vực nào ông cũng thành công, được nhiều người biết đến. Khi tôi đề nghị được nghe ông trò chuyện về tình yêu, về hạnh phúc gia đình của chính mình, ông đã bật cười thật to: "Thú vị à... để xem... có lẽ chúng ta cùng nghe một bản nhạc...". Ông tìm trong chồng album dày cộm, lấy ra một CD, để vào máy trên bàn làm việc, rồi bật máy.
Đó là bài hát Cần Thơ từ dạo ly hương, nói về tình yêu đôi lứa thủy chung hòa quyện với tình quê hương của con người vùng sông nước. Ca từ thật trong trẻo và buồn man mác, rặt chất Tây Nam Bộ. Đó đúng là "tông" nhạc Bắc Sơn, là tình yêu Bắc Sơn không thể nhầm lẫn. "...Mình yêu nhau nhưng cách ngăn vì hộ đối môn đăng... người con trai nhà nghèo từng đêm lội qua sông thăm em, nhìn nhau một chút, mỉm cười rồi lội về...". Tôi hỏi, người con trai đó là ông phải không? Ông cười, lắc đầu: "Không đâu nha... nhưng mối tình này là có thật, tôi đã bắt gặp trong một lần đi quay phim miền Hậu Giang, khi ngang bến Ninh Kiều". Rồi ông kể thêm, chàng trai nghèo đó đêm nào như đêm nấy, lội giữa dòng nước lũ lạnh buốt qua thăm người yêu, cũng chẳng để làm gì, chỉ nhìn nhau một lát, mỉm cười với nhau, rồi quay trở về. Chỉ vậy thôi, mà cảm thấy mãn nguyện, an tâm. Rồi một lần, chắc là lần thứ một trăm mười mấy lội qua nhà người yêu, anh đã bị cha cô gái bắt gặp. Sau khi hiểu rõ nỗi lòng của chàng trai nhà nghèo si tình, người cha quá cảm động đã lập tức gả ngay cô con gái độc nhất cho anh. Ngày con về nhà chồng bên kia sông, ông cho thêm của hồi môn là một chiếc xuồng, vì anh con rể làm nghề hạ bạc... Kể một chuyện tình "có hậu", song nhạc sĩ lại rưng rưng. Ông tự nhận mình thuộc tuýp người lãng mạn, nhưng "đối với tôi, tình yêu đích thực rất phi thường, không gì lay chuyển được. Luôn bền bỉ, gắn bó, thủy chung thì nhất định sẽ được sống bên nhau...".
Vậy là câu trả lời đầu tiên cũng đến từ... chuyện của người ta! Thế còn "chuyện của mình" ? NSND Bắc Sơn cười, thẳng thắn nhận xét mình là "một ông già ơn vợ"! "Chúng tôi quen nhau khi tôi mười tám, còn bà ấy mười sáu. Vậy mà thấm thoát bà ấy chăm sóc cho tôi cũng đã hơn nửa thế kỷ nay. Bà ấy là mối tình đầu của tôi. Không có gì hạnh phúc cho bằng được đi suốt đời với mối tình đầu". Giọng ông run run, xúc động. Hỏi về cuộc sống gia đình lúc xưa, từ hồi vợ chồng ông mới cưới nhau, ông chỉ cười, ra chiều ngẫm nghĩ. Rồi ông đáp thật giản dị, nhưng tràn đầy tình nghĩa: "Lâu quá tôi cũng không nhớ hết nhưng tôi có thể nói tóm lại thế này: Máu nghệ sĩ chảy trong người tôi từ khi còn rất trẻ. Hồi ấy thu nhập chẳng được bao lăm nhưng mê lắm ! Tôi đã đi nhiều, đã lãng mạn nhiều, nếu không có người đàn bà này - nhạc sĩ trìu mến gọi vợ như vậy - thì cơm đâu để tôi ăn ? Bà ấy còn phải thay tôi chăm sóc cả đàn con nữa. Thỉnh thoảng lại phải nghe anh chồng nghệ sĩ "bay bướm" này kia... Cho nên tôi rất tâm đắc với câu: Đằng sau thành công của một người đàn ông luôn có bóng dáng một người phụ nữ". Ông dừng một lát, cười: "Tôi chẳng biết mình có thành công chưa, nhưng rõ ràng ở bên tôi luôn có một người phụ nữ...".
* Ông đã sáng tác rất nhiều tình khúc dân ca. Ví dụ trong bài Qua Nhịp cầu tre có đoạn: "Em như tiên nữ trong thần thoại yêu đương. Nhưng mà thiếu một hoàng tử, còn anh là dân dã tầm thường". Không biết đó là tâm sự của nhạc sĩ dành cho bác gái, hay là một phút "cảm hứng bất chợt" nào đó ?
Nghe xong câu hỏi, nhạc sĩ cười e thẹn, mặt thoáng đỏ lên sau vành râu bạc trắng. Liếc ra ngoài hành lang - nơi có bác gái - một cái, ông trả lời nho nhỏ: "Phút cảm hứng bất chợt của tôi đấy... Có nhiều phút như vậy lắm ! Nhưng mà bất chợt rồi qua thôi".
* Nghĩa là chỉ đủ để thành thơ, thành nhạc ? Có lần nào bác gái biết rồi... ghen không ?
- Có chứ ! Ghen mà không có nói gì, làm gì ầm ĩ hết. Bà ấy là người tinh tế. Lần nào cũng chỉ làm một bài thơ thiệt dài, rồi đặt lên bàn làm việc của tôi. Đọc mà... hết hồn ! Bà ấy cũng biết sáng tác đấy, đến nay đã được một tập thơ dày cộm.
Tập thơ ấy được góp lại từ những "bài thơ trên bàn làm việc" ?
- Làm gì mà đến nỗi. Còn về cái khác nữa chứ...
* Ông đã nói mình là người lãng mạn, vậy có khi nào bác gái phàn nàn về cái tính ấy ?
- Không đâu, bà ấy còn nói, không lãng mạn đâu phải là... nghệ sĩ !
...Trong lúc chúng tôi trò chuyện, người vợ đảm đang, tinh tế của NSƯT Bắc Sơn lục đục nấu cơm ở khoảng trống nhỏ ngoài hành lang. Bữa cơm chiều dành cho hai người già sống bên nhau năm mươi năm có lẻ. Vợ chồng NSƯT Bắc Sơn có tám người con, bốn trai bốn gái. Tất cả đều nên người, thành đạt và cực kỳ hiếu thảo.
- NSƯT Bắc Sơn tên thật là Trương Văn Khuê, sinh ngày 25/12/1932 tại Đồng Nai.
- Nghề nghiệp: Dạy học (từ 1952 - 1977) - viết nhạc - soạn kịch - diễn viên điện ảnh.
- Ông đã viết trên 500 ca khúc gồm các thể loại nhạc không lời, ca khúc nhạc nhẹ, tình khúc dân ca... Một số bài hát của ông được ưa thích như Còn thương rau đắng mọc sau hè, Em đi trên cỏ non, Sa mưa giông, Bông bí vàng...
- Được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú ngày 3/2/1997.
[align=center]
NSƯT Bắc Sơn bên vợ và các cháu - ảnh: Duy Bùi.[/align]
Đến thăm NSƯT Bắc Sơn vào một chiều nắng nhẹ, khi ông mới vừa từ bệnh viện về, tôi được hai đứa cháu ngoại của ông - một trai một gái chạy ra, vui vẻ tranh nhau mở cổng đón khách. "Ông bà ngoại ở trên ấy, ít xuống đây" - bé gái chỉ tay lên lầu rồi dẫn tôi lên đó.
Nhạc sĩ đón khách với nụ cười tươi. Tuổi ngoài bảy mươi, trông ông có vẻ yếu nhưng sắc diện vẫn hồng hào, giọng nói trầm ấm, hiền hòa. "Chẳng có gì đâu, tuổi già ấy mà! Có tí vấn đề về phổi, uống thuốc chừng mươi bữa nữa là bớt thôi...". Ông bắt đầu câu chuyện bằng một giọng lạc quan về bệnh tình của mình, chừng như sợ phiền khách hỏi han, ái ngại.
Là nhà giáo, nhà văn, rồi soạn kịch, viết nhạc, đóng phim..., ở lĩnh vực nào ông cũng thành công, được nhiều người biết đến. Khi tôi đề nghị được nghe ông trò chuyện về tình yêu, về hạnh phúc gia đình của chính mình, ông đã bật cười thật to: "Thú vị à... để xem... có lẽ chúng ta cùng nghe một bản nhạc...". Ông tìm trong chồng album dày cộm, lấy ra một CD, để vào máy trên bàn làm việc, rồi bật máy.
Đó là bài hát Cần Thơ từ dạo ly hương, nói về tình yêu đôi lứa thủy chung hòa quyện với tình quê hương của con người vùng sông nước. Ca từ thật trong trẻo và buồn man mác, rặt chất Tây Nam Bộ. Đó đúng là "tông" nhạc Bắc Sơn, là tình yêu Bắc Sơn không thể nhầm lẫn. "...Mình yêu nhau nhưng cách ngăn vì hộ đối môn đăng... người con trai nhà nghèo từng đêm lội qua sông thăm em, nhìn nhau một chút, mỉm cười rồi lội về...". Tôi hỏi, người con trai đó là ông phải không? Ông cười, lắc đầu: "Không đâu nha... nhưng mối tình này là có thật, tôi đã bắt gặp trong một lần đi quay phim miền Hậu Giang, khi ngang bến Ninh Kiều". Rồi ông kể thêm, chàng trai nghèo đó đêm nào như đêm nấy, lội giữa dòng nước lũ lạnh buốt qua thăm người yêu, cũng chẳng để làm gì, chỉ nhìn nhau một lát, mỉm cười với nhau, rồi quay trở về. Chỉ vậy thôi, mà cảm thấy mãn nguyện, an tâm. Rồi một lần, chắc là lần thứ một trăm mười mấy lội qua nhà người yêu, anh đã bị cha cô gái bắt gặp. Sau khi hiểu rõ nỗi lòng của chàng trai nhà nghèo si tình, người cha quá cảm động đã lập tức gả ngay cô con gái độc nhất cho anh. Ngày con về nhà chồng bên kia sông, ông cho thêm của hồi môn là một chiếc xuồng, vì anh con rể làm nghề hạ bạc... Kể một chuyện tình "có hậu", song nhạc sĩ lại rưng rưng. Ông tự nhận mình thuộc tuýp người lãng mạn, nhưng "đối với tôi, tình yêu đích thực rất phi thường, không gì lay chuyển được. Luôn bền bỉ, gắn bó, thủy chung thì nhất định sẽ được sống bên nhau...".
Vậy là câu trả lời đầu tiên cũng đến từ... chuyện của người ta! Thế còn "chuyện của mình" ? NSND Bắc Sơn cười, thẳng thắn nhận xét mình là "một ông già ơn vợ"! "Chúng tôi quen nhau khi tôi mười tám, còn bà ấy mười sáu. Vậy mà thấm thoát bà ấy chăm sóc cho tôi cũng đã hơn nửa thế kỷ nay. Bà ấy là mối tình đầu của tôi. Không có gì hạnh phúc cho bằng được đi suốt đời với mối tình đầu". Giọng ông run run, xúc động. Hỏi về cuộc sống gia đình lúc xưa, từ hồi vợ chồng ông mới cưới nhau, ông chỉ cười, ra chiều ngẫm nghĩ. Rồi ông đáp thật giản dị, nhưng tràn đầy tình nghĩa: "Lâu quá tôi cũng không nhớ hết nhưng tôi có thể nói tóm lại thế này: Máu nghệ sĩ chảy trong người tôi từ khi còn rất trẻ. Hồi ấy thu nhập chẳng được bao lăm nhưng mê lắm ! Tôi đã đi nhiều, đã lãng mạn nhiều, nếu không có người đàn bà này - nhạc sĩ trìu mến gọi vợ như vậy - thì cơm đâu để tôi ăn ? Bà ấy còn phải thay tôi chăm sóc cả đàn con nữa. Thỉnh thoảng lại phải nghe anh chồng nghệ sĩ "bay bướm" này kia... Cho nên tôi rất tâm đắc với câu: Đằng sau thành công của một người đàn ông luôn có bóng dáng một người phụ nữ". Ông dừng một lát, cười: "Tôi chẳng biết mình có thành công chưa, nhưng rõ ràng ở bên tôi luôn có một người phụ nữ...".
* Ông đã sáng tác rất nhiều tình khúc dân ca. Ví dụ trong bài Qua Nhịp cầu tre có đoạn: "Em như tiên nữ trong thần thoại yêu đương. Nhưng mà thiếu một hoàng tử, còn anh là dân dã tầm thường". Không biết đó là tâm sự của nhạc sĩ dành cho bác gái, hay là một phút "cảm hứng bất chợt" nào đó ?
Nghe xong câu hỏi, nhạc sĩ cười e thẹn, mặt thoáng đỏ lên sau vành râu bạc trắng. Liếc ra ngoài hành lang - nơi có bác gái - một cái, ông trả lời nho nhỏ: "Phút cảm hứng bất chợt của tôi đấy... Có nhiều phút như vậy lắm ! Nhưng mà bất chợt rồi qua thôi".
* Nghĩa là chỉ đủ để thành thơ, thành nhạc ? Có lần nào bác gái biết rồi... ghen không ?
- Có chứ ! Ghen mà không có nói gì, làm gì ầm ĩ hết. Bà ấy là người tinh tế. Lần nào cũng chỉ làm một bài thơ thiệt dài, rồi đặt lên bàn làm việc của tôi. Đọc mà... hết hồn ! Bà ấy cũng biết sáng tác đấy, đến nay đã được một tập thơ dày cộm.
Tập thơ ấy được góp lại từ những "bài thơ trên bàn làm việc" ?
- Làm gì mà đến nỗi. Còn về cái khác nữa chứ...
* Ông đã nói mình là người lãng mạn, vậy có khi nào bác gái phàn nàn về cái tính ấy ?
- Không đâu, bà ấy còn nói, không lãng mạn đâu phải là... nghệ sĩ !
...Trong lúc chúng tôi trò chuyện, người vợ đảm đang, tinh tế của NSƯT Bắc Sơn lục đục nấu cơm ở khoảng trống nhỏ ngoài hành lang. Bữa cơm chiều dành cho hai người già sống bên nhau năm mươi năm có lẻ. Vợ chồng NSƯT Bắc Sơn có tám người con, bốn trai bốn gái. Tất cả đều nên người, thành đạt và cực kỳ hiếu thảo.
- NSƯT Bắc Sơn tên thật là Trương Văn Khuê, sinh ngày 25/12/1932 tại Đồng Nai.
- Nghề nghiệp: Dạy học (từ 1952 - 1977) - viết nhạc - soạn kịch - diễn viên điện ảnh.
- Ông đã viết trên 500 ca khúc gồm các thể loại nhạc không lời, ca khúc nhạc nhẹ, tình khúc dân ca... Một số bài hát của ông được ưa thích như Còn thương rau đắng mọc sau hè, Em đi trên cỏ non, Sa mưa giông, Bông bí vàng...
- Được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú ngày 3/2/1997.
- camau
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 732
- Ngày tham gia: Bảy T5 15, 2004 5:00 pm
- Đến từ: ...cu?i cùng t? qu?c
Nhạc sĩ, diễn viên điện ảnh Bắc Sơn (tên thật là Trương Văn Khuê) vừa qua đời vào lúc 21 giờ 50 hôm qua - 23-2-2005 tại nhà riêng, thọ 74 tuổi.
Nghệ sĩ Bắc Sơn đã từng đóng trên 60 bộ phim truyền hình, đoạt huy chương vàng diễn viên chính xuất sắc trong bộ phim Người tìm vàng.
Ông còn là tác giả của trên 500 nhạc phẩm, trong đó có khoảng 300 bài mang âm hưởng dân ca Nam Bộ, nổi tiếng như
Còn thương rau đắng mọc sau hè, Bông bưởi hoa cau, Hoa đào năm ngoái, Em đi trên cỏ non, Hai mùa mưa nắng, Còn thương góc bếp chái hè, Sa mưa giông... Chính những ca khúc mang đậm chất dân ca này khiến tên tuổi ông trở nên quen thuộc với nhiều người yêu nhạc.
Bản nhạc đầu tay của nhạc sĩ Bắc Sơn là Mình gặp nhau chăng? Bắc Sơn cũng là tác giả của những ca khúc trữ tình như Em và nỗi nhớ, Nghe tiếng piano trên đời, Lặng lẽ... Nhưng những ca khúc ông tâm đắc nhất vẫn là những bài mang âm hưởng dân ca như ca khúc Đêm nghe tiếng vọng cổ và những ca khúc viết về mẹ như Mẹ ngồi sàng gạo, Đêm nằm nhớ mẹ...
Con gái ông, nghệ sĩ kịch nói Bích Lan cho biết sẽ dùng toàn bộ tiền phúng điếu để ủng hộ quỹ dành cho nạn nhân chất độc da cam và làm từ thiện theo ước nguyện của ông lúc sinh thời. Linh cửu của nghệ sĩ Bắc Sơn sẽ được đưa về an táng tại Long Thành (đất nhà) vào 5g ngày 27-02-05.
Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè
Nắng hạ đi
mây trôi lang thang cho hạ buồn
coi khói đốt đồng, để ngậm ngùi chim nhớ lá rừng
Ai biết mẹ buồn vui khi mẹ kêu cậu tới gần
biểu cậu ngồi mẹ nhổ tóc sâu, hai chị em tóc bạc như nhau
Đôi mắt cậu buồn hiu phiêu lưu
rong chơi những ngày đầu chừa ba vá miếng dừa
đường mòn xưa, dãi nắng dầm mưa
Ai cách xa cội nguồn,
ngồi một mình
Nhớ lũy tre xanh dạo quanh khung trời kỷ niệm
Chợt thèm rau đắng nấu canh
Xin được làm mây mà bay khắp nơi giang hồ
Ghé chốn quê hương xa rời từ cất bước ly hương
Xin được làm gió dập dìu đưa điệu ca dao
Chái bếp hiên sau cũng ngọt ngào một lời cho nhau
Xin sống lại tình yêu đơn sơ,
rong chơi những ngày đầu chừa ba vá miếng dừa
đường mòn xưa, dãi nắng dầm mưa
Xin nắng hạ thổi buồn để mình ngồi nhớ lũy tre xanh
dạo quanh, khung trời kỷ niệm
Chợt thèm rau đắng nấu canh ...
[ram]mms://media.tuoitre.com.vn/media/music/RauDang.wma[/ram]
Nghệ sĩ Bắc Sơn đã từng đóng trên 60 bộ phim truyền hình, đoạt huy chương vàng diễn viên chính xuất sắc trong bộ phim Người tìm vàng.
Ông còn là tác giả của trên 500 nhạc phẩm, trong đó có khoảng 300 bài mang âm hưởng dân ca Nam Bộ, nổi tiếng như
Còn thương rau đắng mọc sau hè, Bông bưởi hoa cau, Hoa đào năm ngoái, Em đi trên cỏ non, Hai mùa mưa nắng, Còn thương góc bếp chái hè, Sa mưa giông... Chính những ca khúc mang đậm chất dân ca này khiến tên tuổi ông trở nên quen thuộc với nhiều người yêu nhạc.
Bản nhạc đầu tay của nhạc sĩ Bắc Sơn là Mình gặp nhau chăng? Bắc Sơn cũng là tác giả của những ca khúc trữ tình như Em và nỗi nhớ, Nghe tiếng piano trên đời, Lặng lẽ... Nhưng những ca khúc ông tâm đắc nhất vẫn là những bài mang âm hưởng dân ca như ca khúc Đêm nghe tiếng vọng cổ và những ca khúc viết về mẹ như Mẹ ngồi sàng gạo, Đêm nằm nhớ mẹ...
Con gái ông, nghệ sĩ kịch nói Bích Lan cho biết sẽ dùng toàn bộ tiền phúng điếu để ủng hộ quỹ dành cho nạn nhân chất độc da cam và làm từ thiện theo ước nguyện của ông lúc sinh thời. Linh cửu của nghệ sĩ Bắc Sơn sẽ được đưa về an táng tại Long Thành (đất nhà) vào 5g ngày 27-02-05.
Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè
Nắng hạ đi
mây trôi lang thang cho hạ buồn
coi khói đốt đồng, để ngậm ngùi chim nhớ lá rừng
Ai biết mẹ buồn vui khi mẹ kêu cậu tới gần
biểu cậu ngồi mẹ nhổ tóc sâu, hai chị em tóc bạc như nhau
Đôi mắt cậu buồn hiu phiêu lưu
rong chơi những ngày đầu chừa ba vá miếng dừa
đường mòn xưa, dãi nắng dầm mưa
Ai cách xa cội nguồn,
ngồi một mình
Nhớ lũy tre xanh dạo quanh khung trời kỷ niệm
Chợt thèm rau đắng nấu canh
Xin được làm mây mà bay khắp nơi giang hồ
Ghé chốn quê hương xa rời từ cất bước ly hương
Xin được làm gió dập dìu đưa điệu ca dao
Chái bếp hiên sau cũng ngọt ngào một lời cho nhau
Xin sống lại tình yêu đơn sơ,
rong chơi những ngày đầu chừa ba vá miếng dừa
đường mòn xưa, dãi nắng dầm mưa
Xin nắng hạ thổi buồn để mình ngồi nhớ lũy tre xanh
dạo quanh, khung trời kỷ niệm
Chợt thèm rau đắng nấu canh ...
[ram]mms://media.tuoitre.com.vn/media/music/RauDang.wma[/ram]
- utngoc
- Thành viên nhiệt tình
- Bài viết: 3711
- Ngày tham gia: Hai T7 26, 2004 5:00 pm
- Tiếp xúc:
- sonvienxu
- Bài viết: 8
- Ngày tham gia: Chủ nhật T2 20, 2005 4:00 pm
- Đến từ: west-europa
Nghe tin cố nghệ sĩ Bắc Sơn từ trần tôi như cảm thấy mất đi một cái gì đó ... :sad: tuy chỉ gặp ông một lần khi tôi về vn thăm quê hương nhưng tôi vẫn luôn nhớ mãi về ông một con người sống rất giản dị và chân thật .Hôm nay khi nghe bài hát của ông tôi chợt buồn vô hạn Mời các bạn xem bài hát Đêm Nghe Bài Vọng Cổ và lời bọc bạch tâm sự của cố nghệ sĩ Bắc Sơn
Đêm nghe bài vọng cổ ... ơ ... ơ ... ơ Ai đàn ... dây Long Xuyên Mưa tuôn ngoài cửa sổ ...ơ ... ơ ... ơ Sao động nỗi niềm riêng Khơi dậy mối tình hoài ... hương. Điệu đàn buồn dòng sông dòng suối, có lũy tre còn thương bụi chuối ở sau hè. Bụi tre đầu ngõ để em chờ, mẹ về chợ trưa. Đàn như dòng thác nối thảo nguyên. Đàn như giọt nắng rớt bên thềm. Đàn gieo giọt đắng buổi đêm lụn , canh tàn đợi nhau. Dòng sông nào, một bờ đất lỡ ... còn một bên lỡ dở ... sông bồi. Miền quê yêu dấu ... hỡi .. ơ , đêm nay nghe tiếng đàn buồn bất chợt... ký ức hiện về. Miền quê yêu dấu ... cuối ...trời xa ... Có tình yêu ... rặng tre ... bờ đê ... trong ... lòng ta. Cớ sao mà lệ trào ... khi chợt ... nhớ ... ơ . ơ. Nắng vui ngày trên dòng ... sông ... Hậu Giang. Bỗng chiếc xuồng em chèo ... khoan thai điệu múa. Biết em về nơi nào, chèo mau đi kẻo tối. Có một người trễ phà ... đau cuộc tình lỡ ... ơ ... Trú mưa chờ đợi phà ... thương bài vọng cổ.
Lời nhạc sĩ:
Có lẽ đến cuối đời tôi vẫn là một gã đãng trí, bị cảnh sông nước làm cho ngơ ngẩn. Còn nhớ một buổi chiều cách đây gần 3 năm trên dòng Hậu Giang, tôi đã lặng người vì cảnh hoàng hôn: mặt trời đỏ, chiếc xuồng nhỏ, một cô gái nhỏ chèo ngược sáng. Vì mê cảnh mà lỡ mất chuyến phà. Rồi lúc nhá nhem tối, lại nghe thấy tiếng đàn vọng cổ. Tìm tới nghe thì ra là người đàn bà mù. Tôi nghe xốn xang trong lòng và cũng vì ngồi nghe mà lỡ mất cuộc hẹn. Tôi đã ghi lại chân thành cảm giác của mình trong Đêm nghe vọng cổ với lời ca:
Biết em về nơi nào, chèo mau đi kẻo tối. Có một người trễ phà. Đau cuộc tình lỡ. Thương bài vọng cổ….
Trong buổi chạng vạng, tiếng đàn nghe sao thê thiết. Cái thê thiết ấy được diễn tả bằng đàn kìm và đàn guitar qua giọng ca Hương Lan.
(Bắc Sơn)
tìm hiểu qua web VN thuquan
Đêm nghe bài vọng cổ ... ơ ... ơ ... ơ Ai đàn ... dây Long Xuyên Mưa tuôn ngoài cửa sổ ...ơ ... ơ ... ơ Sao động nỗi niềm riêng Khơi dậy mối tình hoài ... hương. Điệu đàn buồn dòng sông dòng suối, có lũy tre còn thương bụi chuối ở sau hè. Bụi tre đầu ngõ để em chờ, mẹ về chợ trưa. Đàn như dòng thác nối thảo nguyên. Đàn như giọt nắng rớt bên thềm. Đàn gieo giọt đắng buổi đêm lụn , canh tàn đợi nhau. Dòng sông nào, một bờ đất lỡ ... còn một bên lỡ dở ... sông bồi. Miền quê yêu dấu ... hỡi .. ơ , đêm nay nghe tiếng đàn buồn bất chợt... ký ức hiện về. Miền quê yêu dấu ... cuối ...trời xa ... Có tình yêu ... rặng tre ... bờ đê ... trong ... lòng ta. Cớ sao mà lệ trào ... khi chợt ... nhớ ... ơ . ơ. Nắng vui ngày trên dòng ... sông ... Hậu Giang. Bỗng chiếc xuồng em chèo ... khoan thai điệu múa. Biết em về nơi nào, chèo mau đi kẻo tối. Có một người trễ phà ... đau cuộc tình lỡ ... ơ ... Trú mưa chờ đợi phà ... thương bài vọng cổ.
Lời nhạc sĩ:
Có lẽ đến cuối đời tôi vẫn là một gã đãng trí, bị cảnh sông nước làm cho ngơ ngẩn. Còn nhớ một buổi chiều cách đây gần 3 năm trên dòng Hậu Giang, tôi đã lặng người vì cảnh hoàng hôn: mặt trời đỏ, chiếc xuồng nhỏ, một cô gái nhỏ chèo ngược sáng. Vì mê cảnh mà lỡ mất chuyến phà. Rồi lúc nhá nhem tối, lại nghe thấy tiếng đàn vọng cổ. Tìm tới nghe thì ra là người đàn bà mù. Tôi nghe xốn xang trong lòng và cũng vì ngồi nghe mà lỡ mất cuộc hẹn. Tôi đã ghi lại chân thành cảm giác của mình trong Đêm nghe vọng cổ với lời ca:
Biết em về nơi nào, chèo mau đi kẻo tối. Có một người trễ phà. Đau cuộc tình lỡ. Thương bài vọng cổ….
Trong buổi chạng vạng, tiếng đàn nghe sao thê thiết. Cái thê thiết ấy được diễn tả bằng đàn kìm và đàn guitar qua giọng ca Hương Lan.
(Bắc Sơn)
tìm hiểu qua web VN thuquan
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc: