THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Danh ca Út trà Ôn
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
- khuyenmap
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 6304
- Ngày tham gia: Chủ nhật T10 15, 2006 5:00 pm
- Đến từ: London / England
Nghệ Sĩ Ngọc Giàu:Từ hồi nhỏ xíu tôi dã nghe bài Sầu Vương Biên Ải của ông. Lớn lên có ngờ đâu mình được hát chung với ông. Kỷ niệm vui nhất là vào năm 1969 cùng ông và đoàn Thanh Minh Thanh Nga.Tụi tôi còn nhỏ mà cứ xúm lại chọc ghẹo ông, ông chỉ cười hà hà. Chừng nào chịu hết nổi thì ông la:Tụi bây nói bậy tao oánh chết bây giờ". Ờ, giọng ca thì buồn nhưng tánh lại rất vui, ngộ lắm.
Nghệ Sĩ Bạch Tuyết:Tôi nghĩ cuộc ra đi của ông không có gì buồn thảm, vì ông đã cống hiến cho cuộc đời này tất cả những gì tốt đẹp nhất để bây giờ thanh thản nằm xuống trong sự ái của mọi người. Tôi nhớ những ngày già yếu không xuất hiện trên sân khấu nữa thì ông đi hát ở chùa, gieo thiện duyên cho khán giả, cũng là tâm đức của người nghệ sĩ. Còn kỷ niệm của tôi với ông ngày xưa thì rất nhiều. Tôi có vinh hạnh đứng chung với ông trên nhiều sân khấu và gọi ông là cậu Mười. Và như một cái duyên hay sao, mà những vở tôi đạt doanh hiệu lớn điều có mặt ông. Trong các vở đó, ông luôn là ngôi sao số 1, nhưng lại nâng đỡ lớp trẻ, giúp chúng tôi cất cánh bay cao. Và điều chúng tôi kính phục nhất là ông không bao giờ làm ra vẽ Ngôi Sao, nói năng từ tốn, lễ độ, đi tập tuồng đúng giờ, không hút thuốc, không la lối dù đang chỉ dạy chúng tôi, tư cách đó xứng đáng là nghệ sĩ của quần chúng....
Nghệ Sĩ Phương Quang:Nếu có người bảo tôi là bản sao của ông thì tôi cũng không buồn đâu, mà còn hãnh diện nữa. Vì đâu dễ kế thừa một người lớn lao như vậy. Nói thiệt, hồi nhỏ tôi nghe hoài mấy đĩa Thái Sư Văn Trọng, Tôn Tẩn Giả Điên, riết rồi nhiễm ông và ước mơ sẽ nối gót ông. Tôi vẫn có cái riêng của tôi, nhưng lúc nào tôi cũng thần tượng ông. Và bây giờ ông mất đi, tôi lại càng phải giữ cho được những tinh hoa mà ông đã truyền trao.
Nghệ Sĩ Bạch Tuyết:Tôi nghĩ cuộc ra đi của ông không có gì buồn thảm, vì ông đã cống hiến cho cuộc đời này tất cả những gì tốt đẹp nhất để bây giờ thanh thản nằm xuống trong sự ái của mọi người. Tôi nhớ những ngày già yếu không xuất hiện trên sân khấu nữa thì ông đi hát ở chùa, gieo thiện duyên cho khán giả, cũng là tâm đức của người nghệ sĩ. Còn kỷ niệm của tôi với ông ngày xưa thì rất nhiều. Tôi có vinh hạnh đứng chung với ông trên nhiều sân khấu và gọi ông là cậu Mười. Và như một cái duyên hay sao, mà những vở tôi đạt doanh hiệu lớn điều có mặt ông. Trong các vở đó, ông luôn là ngôi sao số 1, nhưng lại nâng đỡ lớp trẻ, giúp chúng tôi cất cánh bay cao. Và điều chúng tôi kính phục nhất là ông không bao giờ làm ra vẽ Ngôi Sao, nói năng từ tốn, lễ độ, đi tập tuồng đúng giờ, không hút thuốc, không la lối dù đang chỉ dạy chúng tôi, tư cách đó xứng đáng là nghệ sĩ của quần chúng....
Nghệ Sĩ Phương Quang:Nếu có người bảo tôi là bản sao của ông thì tôi cũng không buồn đâu, mà còn hãnh diện nữa. Vì đâu dễ kế thừa một người lớn lao như vậy. Nói thiệt, hồi nhỏ tôi nghe hoài mấy đĩa Thái Sư Văn Trọng, Tôn Tẩn Giả Điên, riết rồi nhiễm ông và ước mơ sẽ nối gót ông. Tôi vẫn có cái riêng của tôi, nhưng lúc nào tôi cũng thần tượng ông. Và bây giờ ông mất đi, tôi lại càng phải giữ cho được những tinh hoa mà ông đã truyền trao.
- khuyenmap
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 6304
- Ngày tham gia: Chủ nhật T10 15, 2006 5:00 pm
- Đến từ: London / England
Ca sĩ Bích Phượng kể chuyện về cha mình
Năm 1987, nghệ sĩ Út Trà Ôn ký hợp đồng với đoàn Tây Ninh để dẫn con gái theo học nghề. Thật ra, từ khi còn làm công nhân Xí nghiệp Xây lắp nội thương 2, đoạt huy chương vàng với bài Dáng đứng Bến Tre (1984), Phượng đã tự tin nghĩ rằng mình có khả năng nối nghiệp cha. Song, cha chị lại muốn con gái thử sức ở lĩnh vực sân khấu. Thời đó, bị áp lực phe cánh, chị bị lấn át, không phát huy được khả năng của mình. Không muốn làm ba khó xử, Phượng trở về Sài Gòn. Sau này ông giải thích với vợ: "Tuổi 60 tôi đâu còn ham hố danh lợi, chỉ vì muốn được dìu dắt con theo nghề nên mới ký hợp đồng lưu diễn. Ai dè cả đời lo lăng xê biết bao đào trẻ, đến lượt con mình thì cơ sự như vậy".
Đến một hôm thấy con gái xuất hiện trên truyền hình với nhóm nhạc dân tộc, (tiền thân của nhóm Phù Sa hiện nay), ba chị reo lên: "Con Phượng hát dân ca hay thiệt bà ơi! Thôi thì nó đi theo tân nhạc cũng quý rồi! Miễn dính dấp đến nghệ thuật đã là hậu duệ của Út Trà Ôn".
Bí quyết không ghen của má
Thời trai trẻ nghệ sĩ Út Trà Ôn nổi tiếng đào hoa. Mỗi chiều ông đến rạp hát sớm để ký tên vào một xấp ảnh ở quầy vé tặng khán giả. Lúc nhỏ Phượng đã quen với hình ảnh đó, nhưng cực ghét mỗi khi thấy ba bắt tay mấy nữ khán giả. Chị đem chuyện về kể với má, bà chỉ cười: "Ba xã giao với người ta thôi mà!". Rồi những cú điện thoại, những bức thư tình nồng nàn gửi đến ba. Lạ một điều má chị nghe, đọc rồi chẳng phản ứng gì. Chị thấy má là người phụ nữ hạnh phúc, lúc nào cũng thong dong, vững chãi khi đứng trước những "tình địch".
Lớn lên, chị hiểu má nuốt nỗi hờn ghen vào lòng để chứng tỏ mình là người thắng thế. Trong một buổi giao lưu do Cung văn hóa Lao động TP HCM tổ chức, má chị đã dõng dạc tuyên bố: "Ớt nào mà ớt chẳng cay nhưng đã chấp nhận làm vợ nghệ sĩ thì không ghen. Bí quyết của tôi là giữ vững uy tín cho chồng, vì thần tượng của mọi người cũng chính là thần tượng của tôi!". Bây giờ, trí nhớ nghệ sĩ Út Trà Ôn bắt đầu kém, song hễ nhắc chuyện xưa, ông nhớ rất rõ và nói với các con: "Má bây nổi tiếng không biết ghen!".
Chuyện tình của ba má
Phượng kể, ba má mình yêu nhau ngộ lắm. Hồi đó tuy đã nổi tiếng nhưng nghệ sĩ Út Trà Ôn vẫn thích ăn cơm bình dân. Trong con hẻm nhỏ mỗi lần ông ghé đến, con nít bu quanh. Cả khu xóm thắc mắc vì sao ông nghệ sĩ khoái đến tiệm cơm này. Đến khi tiệm chuyển thành nơi nấu cơm tháng cho sinh viên, học sinh, công nhân Sài Gòn, ông cũng đăng ký mỗi trưa một suất. Sau này, người ta hiểu, thì ra cô cháu gái của bà chủ quán chính là nguyên nhân khiến đệ nhất danh ca thích ăn cơm tiệm. Ba chị yêu má vì nét đẹp chân quê. Má chị Phượng kể: "Hồi đó nghe đĩa nhựa bài Tôn Tẫn giả điên, tao nghĩ trong bụng cái ông Út Trà Ôn này chắc già khú đế. Ai dè trẻ đẹp và có duyên ăn nói...".
Phượng kể, ba chị sống lãng mạn, thích hoài niệm những chuyện cũ. Có giai đoạn nghề hát hẩm hiu, bao nhiêu tiền của ông đổ vào gánh hát, sự nghiệp suýt tiêu tan, má chị phải một thân tần tảo nuôi chồng con. Nhiều đêm nghệ sĩ Trà Ôn trằn trọc không ngủ, khiến người vợ khóc suốt đêm. Nhưng ba chị khảng khái: "Công chúng còn thương tôi, thì sợ chi nghèo đói. Trách nhiệm của bà là nuôi dạy đàn con khôn ngoan, chăm học, đừng để người ta khinh con nghệ sĩ dốt lễ nghĩa".
Năm 1987, nghệ sĩ Út Trà Ôn ký hợp đồng với đoàn Tây Ninh để dẫn con gái theo học nghề. Thật ra, từ khi còn làm công nhân Xí nghiệp Xây lắp nội thương 2, đoạt huy chương vàng với bài Dáng đứng Bến Tre (1984), Phượng đã tự tin nghĩ rằng mình có khả năng nối nghiệp cha. Song, cha chị lại muốn con gái thử sức ở lĩnh vực sân khấu. Thời đó, bị áp lực phe cánh, chị bị lấn át, không phát huy được khả năng của mình. Không muốn làm ba khó xử, Phượng trở về Sài Gòn. Sau này ông giải thích với vợ: "Tuổi 60 tôi đâu còn ham hố danh lợi, chỉ vì muốn được dìu dắt con theo nghề nên mới ký hợp đồng lưu diễn. Ai dè cả đời lo lăng xê biết bao đào trẻ, đến lượt con mình thì cơ sự như vậy".
Đến một hôm thấy con gái xuất hiện trên truyền hình với nhóm nhạc dân tộc, (tiền thân của nhóm Phù Sa hiện nay), ba chị reo lên: "Con Phượng hát dân ca hay thiệt bà ơi! Thôi thì nó đi theo tân nhạc cũng quý rồi! Miễn dính dấp đến nghệ thuật đã là hậu duệ của Út Trà Ôn".
Bí quyết không ghen của má
Thời trai trẻ nghệ sĩ Út Trà Ôn nổi tiếng đào hoa. Mỗi chiều ông đến rạp hát sớm để ký tên vào một xấp ảnh ở quầy vé tặng khán giả. Lúc nhỏ Phượng đã quen với hình ảnh đó, nhưng cực ghét mỗi khi thấy ba bắt tay mấy nữ khán giả. Chị đem chuyện về kể với má, bà chỉ cười: "Ba xã giao với người ta thôi mà!". Rồi những cú điện thoại, những bức thư tình nồng nàn gửi đến ba. Lạ một điều má chị nghe, đọc rồi chẳng phản ứng gì. Chị thấy má là người phụ nữ hạnh phúc, lúc nào cũng thong dong, vững chãi khi đứng trước những "tình địch".
Lớn lên, chị hiểu má nuốt nỗi hờn ghen vào lòng để chứng tỏ mình là người thắng thế. Trong một buổi giao lưu do Cung văn hóa Lao động TP HCM tổ chức, má chị đã dõng dạc tuyên bố: "Ớt nào mà ớt chẳng cay nhưng đã chấp nhận làm vợ nghệ sĩ thì không ghen. Bí quyết của tôi là giữ vững uy tín cho chồng, vì thần tượng của mọi người cũng chính là thần tượng của tôi!". Bây giờ, trí nhớ nghệ sĩ Út Trà Ôn bắt đầu kém, song hễ nhắc chuyện xưa, ông nhớ rất rõ và nói với các con: "Má bây nổi tiếng không biết ghen!".
Chuyện tình của ba má
Phượng kể, ba má mình yêu nhau ngộ lắm. Hồi đó tuy đã nổi tiếng nhưng nghệ sĩ Út Trà Ôn vẫn thích ăn cơm bình dân. Trong con hẻm nhỏ mỗi lần ông ghé đến, con nít bu quanh. Cả khu xóm thắc mắc vì sao ông nghệ sĩ khoái đến tiệm cơm này. Đến khi tiệm chuyển thành nơi nấu cơm tháng cho sinh viên, học sinh, công nhân Sài Gòn, ông cũng đăng ký mỗi trưa một suất. Sau này, người ta hiểu, thì ra cô cháu gái của bà chủ quán chính là nguyên nhân khiến đệ nhất danh ca thích ăn cơm tiệm. Ba chị yêu má vì nét đẹp chân quê. Má chị Phượng kể: "Hồi đó nghe đĩa nhựa bài Tôn Tẫn giả điên, tao nghĩ trong bụng cái ông Út Trà Ôn này chắc già khú đế. Ai dè trẻ đẹp và có duyên ăn nói...".
Phượng kể, ba chị sống lãng mạn, thích hoài niệm những chuyện cũ. Có giai đoạn nghề hát hẩm hiu, bao nhiêu tiền của ông đổ vào gánh hát, sự nghiệp suýt tiêu tan, má chị phải một thân tần tảo nuôi chồng con. Nhiều đêm nghệ sĩ Trà Ôn trằn trọc không ngủ, khiến người vợ khóc suốt đêm. Nhưng ba chị khảng khái: "Công chúng còn thương tôi, thì sợ chi nghèo đói. Trách nhiệm của bà là nuôi dạy đàn con khôn ngoan, chăm học, đừng để người ta khinh con nghệ sĩ dốt lễ nghĩa".
- khuyenmap
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 6304
- Ngày tham gia: Chủ nhật T10 15, 2006 5:00 pm
- Đến từ: London / England
Trong lãnh vực phim ảnh thế giới, có những vai “để đời” đã tạo cho người được may mắn thủ diễn một vinh dự bất tử trong lòng khán giả mộ điệu. Không ai có thể quên được Vivien Leigh trong vai Scarlet O’Hara của Gone With the Wind, Audrey Hepburn với vai công chúa Ann trong Roman Holiday và nhất là Marlon Brando xuất thần trong vai Vito Corleone của The Godfather. Sân khấu cải lương Việt Nam cũng có những trường hợp tương tự: Út Bạch Lan vai Hương trong Nửa đời hương phấn, Hữu Phước vai cậu Tư Kiên trong Con gái chị Hằng, Thành Được vai tướng cướp Thi Đằng trong Tiếng hạc trong trăng, Việt Hùng vai Thân trong Đoạn tuyệt, v.v. Tuy nhiên, nổi bật nhất vẫn là Út Trà Ôn trong vai ông giáo/ông cò Nguyễn Văn Hương trong vở tuồng Tuyệt tình ca. Ông diễn hay và nhập vai đến độ sau này mọi người đều gọi ông là ông cò quận 9. Nhắc đến Út Trà Ôn là phải nhắc đến ông cò quận 9 và ngược lại.
- chuxuan
- Thành viên mới đến
- Bài viết: 91
- Ngày tham gia: Sáu T4 06, 2007 5:00 pm