THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
SOẠN GIẢ VẠN LÝ
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
-
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 153
- Ngày tham gia: Ba T6 09, 2009 7:17 pm
- Đến từ: VietNam
- Tiếp xúc:
SOẠN GIẢ VẠN LÝ
[align=center][shadow=orange]SOẠN GIẢ VẠN LÝ KHÔNG CÒN NỮA[/shadow][/align]
Soạn giả cải lương Vạn Lý sinh năm 1917, là tác giả vở tuồng cải lương Tình ghen vương giả đã từng trình diễn trên sân khấu kịch Năm Châu do chính Năm Châu đạo diễn.
Tình ghen vương giả là một vở màu sắc, bối cảnh ở nước ngoài, đã từng gây chấn động trong giới sân khấu miền Nam do nội dung rất trữ tình và với nghệ thuật diễn xuất tươi trẻ, điêu luyện của cô đào Ngọc Đáng vợ của soạn giả Hoàng Kinh (một trong hai tác giả vở tuồng cách mạng Nhụy hoa lan trên sân khấu Phước Chung). Vở tuồng còn mang hình thức mới lạ và lần đầu tiên sân khấu Việt kịch Năm Châu đã sử dụng hàng đèn Woop tạo được hiệu quả sân khấu gây ấn tượng sâu xa trong lòng khán giả qua tình huống kịch.
Soạn giả Vạn Lý đã định cư từ lâu trên đất Úc, nhưng vẫn mang đầy nhiệt huyết với sân khấu cải lương. Anh đã gửi về nước liên tiếp mấy vở cải lương do anh sáng tác hoặc phóng tác, nhưng chưa có dịp ra mắt khán giả.
Theo tin từ gia đình thì soạn giả Vạn Lý đã từ trần ngày 14 tháng 01 năm 2001 vì chứng bịnh nhồi máu cơ tim, hưởng thọ 85 tuổi. Bạn bè trong giới sân khấu có lời chia buồn cùng gia đình và nhứt là với chị Vạn Lý. Cầu mong hương hồn anh tiêu diêu nơi cõi thọ.
TRẦN THU PHONG thực hiện.
Số 539 báo Sân Khấu mục Sinh hoạt văn học nghệ thuật.
[align=center][/align]
Soạn giả cải lương Vạn Lý sinh năm 1917, là tác giả vở tuồng cải lương Tình ghen vương giả đã từng trình diễn trên sân khấu kịch Năm Châu do chính Năm Châu đạo diễn.
Tình ghen vương giả là một vở màu sắc, bối cảnh ở nước ngoài, đã từng gây chấn động trong giới sân khấu miền Nam do nội dung rất trữ tình và với nghệ thuật diễn xuất tươi trẻ, điêu luyện của cô đào Ngọc Đáng vợ của soạn giả Hoàng Kinh (một trong hai tác giả vở tuồng cách mạng Nhụy hoa lan trên sân khấu Phước Chung). Vở tuồng còn mang hình thức mới lạ và lần đầu tiên sân khấu Việt kịch Năm Châu đã sử dụng hàng đèn Woop tạo được hiệu quả sân khấu gây ấn tượng sâu xa trong lòng khán giả qua tình huống kịch.
Soạn giả Vạn Lý đã định cư từ lâu trên đất Úc, nhưng vẫn mang đầy nhiệt huyết với sân khấu cải lương. Anh đã gửi về nước liên tiếp mấy vở cải lương do anh sáng tác hoặc phóng tác, nhưng chưa có dịp ra mắt khán giả.
Theo tin từ gia đình thì soạn giả Vạn Lý đã từ trần ngày 14 tháng 01 năm 2001 vì chứng bịnh nhồi máu cơ tim, hưởng thọ 85 tuổi. Bạn bè trong giới sân khấu có lời chia buồn cùng gia đình và nhứt là với chị Vạn Lý. Cầu mong hương hồn anh tiêu diêu nơi cõi thọ.
TRẦN THU PHONG thực hiện.
Số 539 báo Sân Khấu mục Sinh hoạt văn học nghệ thuật.
[align=center][/align]
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
-
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 153
- Ngày tham gia: Ba T6 09, 2009 7:17 pm
- Đến từ: VietNam
- Tiếp xúc:
Soạn giả Vạn Lý
Vài hàng giới thiệu
Soạn giả Vạn Lý vốn là một ký giả, chuyên viết về kịch trường và phê bình kịch nghệ.
Anh bắt đầu soạn tuồng từ năm 1952 và ngay vở thứ nhứt của anh đã gặt hái thành quả rực rỡ: “TÌNH GHEN VƯƠNG GIẢ” trên sân khấu Việt kịch Năm Châu.
Năm 1957, anh khởi sự cung cấp tuồng cho đoàn Kim Chung, bấy giờ còn nằm thường trực tại rạp Aristo. Vở thứ nhứt của Vạn Lý trên sân khấu Kim Chung là “DUYÊN THIÊN TIÊN NỢ TRẦN TỤC”.
Nhưng “LƯƠNG SƠN BÁ CHÚC ANH ĐÀI” mới là kiệt tác phẩm của Vạn Lý, chẳng những là vở hát đã hai lần giúp cho đoàn hát trong cơn bế tắc còn đoạt nhiều kỷ lục trong lịch sử cải lương miền Nam: vở hát diễn nhiều buổi nhứt, đã trường kỳ chịu đựng trong suốt thời gian nhà Ngô đàn áp Phật giáo (tháng 8-1963) và ban bố tình trạng khẩn trương trên toàn quốc, lúc ấy Kim Chung là đoàn hát duy nhứt đã lời ngót nửa triệu bạc chỉ nhờ diễn có mỗi một vở “LƯƠNG SƠN BÁ CHÚC ANH ĐÀI”, trong tháng trời rời thủ đô lưu diễn các tỉnh. Các đoàn khác vì tình trạng bấp bênh đã lỗ lã nặng.
“LƯƠNG SƠN BÁ CHÚC ANH ĐÀI” là vở hát thành công nhứt trong năm 1963-1964, vừa là vở chủ lực mạnh nhứt của đoàn Kim Chung, một cơ hội đã đưa đào trẻ Lệ Thủy một sớm một chiều vượt bực qua vai Tố Tâm, nhờ do phần lớn Lệ Thủy chiếm được Huy Chương Vàng Giải Thanh Tâm 1964.
Mỗi tuần, TIẾNG VIỆT chọn một tuồng cải lương đặc sắc, có những đặc điểm đáng kể, thân tặng độc giả thân mến. Bắt đầu, chúng tôi chọn vở hát đã đoạt nhiều kỷ lục, “LƯƠNG SƠN BÁ CHÚC ANH ĐÀI” của 2 soạn giả Ngọc Huyền Quân và Vạn Lý, chắc chắn có đủ điều kiện thỏa mãn khách mộ điệu.
Saigon, ngày 27 tháng 03 năm 1965
TAM ĐỨC
Thân tặng độc giả TIẾNG VIỆT bức ảnh mới nhứt của đào trẻ Lệ Thủy: chính nhờ vai Tố Tâm mà Lệ Thủy được chú ý và đoạt Giải Thanh Tâm 1964.
Soạn giả Vạn Lý vốn là một ký giả, chuyên viết về kịch trường và phê bình kịch nghệ.
Anh bắt đầu soạn tuồng từ năm 1952 và ngay vở thứ nhứt của anh đã gặt hái thành quả rực rỡ: “TÌNH GHEN VƯƠNG GIẢ” trên sân khấu Việt kịch Năm Châu.
Năm 1957, anh khởi sự cung cấp tuồng cho đoàn Kim Chung, bấy giờ còn nằm thường trực tại rạp Aristo. Vở thứ nhứt của Vạn Lý trên sân khấu Kim Chung là “DUYÊN THIÊN TIÊN NỢ TRẦN TỤC”.
Nhưng “LƯƠNG SƠN BÁ CHÚC ANH ĐÀI” mới là kiệt tác phẩm của Vạn Lý, chẳng những là vở hát đã hai lần giúp cho đoàn hát trong cơn bế tắc còn đoạt nhiều kỷ lục trong lịch sử cải lương miền Nam: vở hát diễn nhiều buổi nhứt, đã trường kỳ chịu đựng trong suốt thời gian nhà Ngô đàn áp Phật giáo (tháng 8-1963) và ban bố tình trạng khẩn trương trên toàn quốc, lúc ấy Kim Chung là đoàn hát duy nhứt đã lời ngót nửa triệu bạc chỉ nhờ diễn có mỗi một vở “LƯƠNG SƠN BÁ CHÚC ANH ĐÀI”, trong tháng trời rời thủ đô lưu diễn các tỉnh. Các đoàn khác vì tình trạng bấp bênh đã lỗ lã nặng.
“LƯƠNG SƠN BÁ CHÚC ANH ĐÀI” là vở hát thành công nhứt trong năm 1963-1964, vừa là vở chủ lực mạnh nhứt của đoàn Kim Chung, một cơ hội đã đưa đào trẻ Lệ Thủy một sớm một chiều vượt bực qua vai Tố Tâm, nhờ do phần lớn Lệ Thủy chiếm được Huy Chương Vàng Giải Thanh Tâm 1964.
Mỗi tuần, TIẾNG VIỆT chọn một tuồng cải lương đặc sắc, có những đặc điểm đáng kể, thân tặng độc giả thân mến. Bắt đầu, chúng tôi chọn vở hát đã đoạt nhiều kỷ lục, “LƯƠNG SƠN BÁ CHÚC ANH ĐÀI” của 2 soạn giả Ngọc Huyền Quân và Vạn Lý, chắc chắn có đủ điều kiện thỏa mãn khách mộ điệu.
Saigon, ngày 27 tháng 03 năm 1965
TAM ĐỨC
Thân tặng độc giả TIẾNG VIỆT bức ảnh mới nhứt của đào trẻ Lệ Thủy: chính nhờ vai Tố Tâm mà Lệ Thủy được chú ý và đoạt Giải Thanh Tâm 1964.
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Rất cám ơn bạn kimvanpham đã cung cấp tin tức và hình ảnh quý giá của SG Vạn lý . Lúc xưa thưòng nghe đến tên các soạn giả Ngọc Huyền Quân & Vạn Lý nhưng mãi đến bây giờ mới thấy hình. Lại còn nhìn lại đuợc tấm hình của Lệ Thuỷ ngày xưa in trên bìa bài ca do trang kịch trưòng của tờ báo Ngưòi Việt tặng kèm cho độc giả!
Nếu bạn còn giữ gì về SG Vạn Lý hay các nghệ sĩ khác xin chia sẻ lên đây cho mọi ngưòi cùng biết. Bạn có nguyên tuồng LSB-CAĐ chứ?
Nếu bạn còn giữ gì về SG Vạn Lý hay các nghệ sĩ khác xin chia sẻ lên đây cho mọi ngưòi cùng biết. Bạn có nguyên tuồng LSB-CAĐ chứ?
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
-
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 153
- Ngày tham gia: Ba T6 09, 2009 7:17 pm
- Đến từ: VietNam
- Tiếp xúc:
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
-
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 153
- Ngày tham gia: Ba T6 09, 2009 7:17 pm
- Đến từ: VietNam
- Tiếp xúc:
Soạn giả Vạn Lý
TÌNH GHEN VƯƠNG GIẢ
TRÊN SÂN KHẤU VIỆT KỊCH NĂM CHÂU 50 NĂM VỀ TRƯỚC
Ban Việt kịch Năm Châu, thế nửa kỷ trước, được xem như một sân khấu sáng chói nhứt về mặt nghệ thuật. Chính NSND Năm Châu đã chăm sóc kỹ các vở tuồng từ mặt văn học đến nghệ thuật biễu diễn. Ban Việt kịch Năm Châu luôn luôn được xem như là ngọn cờ đầu của sân khấu cải lương. Sân khấu này trình diễn những vở tuồng phóng tác, hoặc sáng tác cũng đều được khen ngợi về tính văn học cũng như nghệ thuật.
Ngoài những diễn viên tài danh của sân khấu xã hội như Năm Châu, Bảy Nhiêu, Thừa Vĩnh, Năm Thiên, Ba Sanh, Văn Lâu, Văn Lắm, Từ Tâm, Ba Thâu, Hoàng Kinh, Ngọc Sương, Kim Cúc, Kim Lan, Ngọc Đán, Tương Lai... ban Việt kịch Năm Châu chăm sóc rất kỹ những soạn phẩm trình diễn.
Vào thời ấy, các sân khấu cắc bùm, chuyên diễn tuồng chiến tranh, sân khấu tuồng Tàu, sân khấu kiếm hiệp, sân khấu hương xa đã tạo nên một lớp khán giả chỉ thích xem sân khấu như là chốn mua vui giải trí...
Riêng Năm Châu là một sân khấu tiến bộ, tính giáo dục quần chúng rất cao. Do đó sân khấu này đứng về mặt doanh thu không thể nào bằng các sân khấu khác. Cuối năm 1951, Năm Châu có nhiều thay đổi về tính hấp dẫn sân khấu. Ban Việt kịch đã mua về một dàn đèn Wood, đèn tử ngoại tuyến chiếu rọi ánh sáng rất đẹp, rất hấp dẫn, thay đổi hẳn bộ mặt trên sàn diễn của Năm Châu.
Hình thức đó nhứt định phải có những vở hát mang nội dung sâu sắc hơn để thu hút khán giả.
NSND Năm Châu đã nhận dàn dựng vở Tình ghen vương giả của soạn giả Vạn Lý.
Hãy đọc một bức thư của soạn giả Viễn Châu gởi cho Vạn Lý từ rạp hát Trần Long_ Rạch Giá, để biết rõ sự thành công về mặt nghệ thuật cũng như doanh thu của vở Tình ghen vương giả hồi ấy:
Ngày 13/01/1952
Anh Vạn Lý,
Thế là Tình ghen vương giả đã ra mắt công chúng tại Rạch Giá rồi đấy nhé. Khả quan lắm...
... Năm Châu đã tận dụng tất cả tâm lực và nghệ thuật ở màn nhì. Kim Lan luôn luôn được hoan nghinh nhờ gương mặt hiền từ và khả ái của Daniel Darrieux. Ngọc Sương lộng lẫy trong bộ lễ phục làm tăng thêm vẻ kiều diễm của ngôi sao đang hồi sáng chói. Ngọc Đán nhí nhảnh, ngây thơ trong vai một sơn nữ tiềm tàng một dòng máu qúy tộc. Bên kép thì Ba Sanh, Năm Thiên, Ba Vĩnh, Từ Tâm, Văn Lâu và Bảy Nhiêu, mỗi người là một cột trụ vững chắc mà ngôi nhà Tình ghen vương giả khỏi sợ bão năm Thìn.
Tổng quát, cả 4 màn thật đều nhau, không màn nào vướng lấy cái bịnh "nguôi" là bịnh tối kỵ của một vở tuồng. Xuất sắc và hùng tráng có lẽ là màn 2, có Năm Châu xuất hiện. Ngạc nhiên, thương cảm và căm tức nhứt có lẽ là màn 1. Màn 3 vui tươi, sâu sắc và không kém tình tứ (màn này, một câu nói của Linh Sương đã được một tràng pháo tay vang dậy). Màn chót cảm động lắm, kép Từ Tâm (đứng trong buồng) đã rơi nước mắt khi tấm màn nhung từ từ kéo ra, hình máy của hoàng hậu từ bi chấp tay trước ngực đức vua, Linh Sương đang sụt sùi thổn thức, làm kép ta khóc ngay, suýt nữa quên lớp tuồng mình đang đóng...
Trên đây là bức thư của soạn giả Viễn Châu đã gửi cho soạn giả Vạn Lý cách đây nửa thế kỷ, đủ thấy vở Tình ghen vương giả hồi ấy gây được tiếng vang sâu rộng như thế nào.
Sau vở Tình ghen vương giả Ban Việt kịch Năm Châu thuận đà dàn dựng tiếp một vở hát để đời là Tây Thi gái nước Việt.
TRƯƠNG HỒNG DIỆP st
Số 592 báo Sân Khấu mục Hình ảnh những ngày xưa.
TRÊN SÂN KHẤU VIỆT KỊCH NĂM CHÂU 50 NĂM VỀ TRƯỚC
Ban Việt kịch Năm Châu, thế nửa kỷ trước, được xem như một sân khấu sáng chói nhứt về mặt nghệ thuật. Chính NSND Năm Châu đã chăm sóc kỹ các vở tuồng từ mặt văn học đến nghệ thuật biễu diễn. Ban Việt kịch Năm Châu luôn luôn được xem như là ngọn cờ đầu của sân khấu cải lương. Sân khấu này trình diễn những vở tuồng phóng tác, hoặc sáng tác cũng đều được khen ngợi về tính văn học cũng như nghệ thuật.
Ngoài những diễn viên tài danh của sân khấu xã hội như Năm Châu, Bảy Nhiêu, Thừa Vĩnh, Năm Thiên, Ba Sanh, Văn Lâu, Văn Lắm, Từ Tâm, Ba Thâu, Hoàng Kinh, Ngọc Sương, Kim Cúc, Kim Lan, Ngọc Đán, Tương Lai... ban Việt kịch Năm Châu chăm sóc rất kỹ những soạn phẩm trình diễn.
Vào thời ấy, các sân khấu cắc bùm, chuyên diễn tuồng chiến tranh, sân khấu tuồng Tàu, sân khấu kiếm hiệp, sân khấu hương xa đã tạo nên một lớp khán giả chỉ thích xem sân khấu như là chốn mua vui giải trí...
Riêng Năm Châu là một sân khấu tiến bộ, tính giáo dục quần chúng rất cao. Do đó sân khấu này đứng về mặt doanh thu không thể nào bằng các sân khấu khác. Cuối năm 1951, Năm Châu có nhiều thay đổi về tính hấp dẫn sân khấu. Ban Việt kịch đã mua về một dàn đèn Wood, đèn tử ngoại tuyến chiếu rọi ánh sáng rất đẹp, rất hấp dẫn, thay đổi hẳn bộ mặt trên sàn diễn của Năm Châu.
Hình thức đó nhứt định phải có những vở hát mang nội dung sâu sắc hơn để thu hút khán giả.
NSND Năm Châu đã nhận dàn dựng vở Tình ghen vương giả của soạn giả Vạn Lý.
Hãy đọc một bức thư của soạn giả Viễn Châu gởi cho Vạn Lý từ rạp hát Trần Long_ Rạch Giá, để biết rõ sự thành công về mặt nghệ thuật cũng như doanh thu của vở Tình ghen vương giả hồi ấy:
Ngày 13/01/1952
Anh Vạn Lý,
Thế là Tình ghen vương giả đã ra mắt công chúng tại Rạch Giá rồi đấy nhé. Khả quan lắm...
... Năm Châu đã tận dụng tất cả tâm lực và nghệ thuật ở màn nhì. Kim Lan luôn luôn được hoan nghinh nhờ gương mặt hiền từ và khả ái của Daniel Darrieux. Ngọc Sương lộng lẫy trong bộ lễ phục làm tăng thêm vẻ kiều diễm của ngôi sao đang hồi sáng chói. Ngọc Đán nhí nhảnh, ngây thơ trong vai một sơn nữ tiềm tàng một dòng máu qúy tộc. Bên kép thì Ba Sanh, Năm Thiên, Ba Vĩnh, Từ Tâm, Văn Lâu và Bảy Nhiêu, mỗi người là một cột trụ vững chắc mà ngôi nhà Tình ghen vương giả khỏi sợ bão năm Thìn.
Tổng quát, cả 4 màn thật đều nhau, không màn nào vướng lấy cái bịnh "nguôi" là bịnh tối kỵ của một vở tuồng. Xuất sắc và hùng tráng có lẽ là màn 2, có Năm Châu xuất hiện. Ngạc nhiên, thương cảm và căm tức nhứt có lẽ là màn 1. Màn 3 vui tươi, sâu sắc và không kém tình tứ (màn này, một câu nói của Linh Sương đã được một tràng pháo tay vang dậy). Màn chót cảm động lắm, kép Từ Tâm (đứng trong buồng) đã rơi nước mắt khi tấm màn nhung từ từ kéo ra, hình máy của hoàng hậu từ bi chấp tay trước ngực đức vua, Linh Sương đang sụt sùi thổn thức, làm kép ta khóc ngay, suýt nữa quên lớp tuồng mình đang đóng...
Trên đây là bức thư của soạn giả Viễn Châu đã gửi cho soạn giả Vạn Lý cách đây nửa thế kỷ, đủ thấy vở Tình ghen vương giả hồi ấy gây được tiếng vang sâu rộng như thế nào.
Sau vở Tình ghen vương giả Ban Việt kịch Năm Châu thuận đà dàn dựng tiếp một vở hát để đời là Tây Thi gái nước Việt.
TRƯƠNG HỒNG DIỆP st
Số 592 báo Sân Khấu mục Hình ảnh những ngày xưa.
-
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 153
- Ngày tham gia: Ba T6 09, 2009 7:17 pm
- Đến từ: VietNam
- Tiếp xúc:
Lúc được tin soạn giả Vạn Lý mất, tôi đã điện thoại để báo tin buồn này cho soạn giả Viễn Châu. Sau đó tôi cũng đến tòa soạn báo Sân Khấu để gặp nhà văn Ngọc Linh. Một thời gian ngắn sau tôi lại được tin nhà văn Ngọc Linh qua đời. Tôi đã đến nhà riêng để thắp nén nhang chia buồn với gia đình nhà văn Ngọc Linh.
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
kimvanpham Bạn là ngưòi nhà của SG Vạn Lý? - Hân hạnh.
Bài TÌNH GHEN VƯONG GIẢ, Mình đã đưa sang VỠ DIỄN VÀ NGƯÒI XEM và cũng có đưa ngoài trang chính nữa. Để tin tức đựoc tập trung, bạn cứ chia sẻ tin tức tại đây nhe. Cũng hy vọng bạn có hình ảnh tư liệu của SG Vạn Lý và các nghệ sĩ đồng thời của ông ĐƯA LÊN ĐÂY THÌ TỐT QUÁ!
NGỌC HUYỀN QUÂN & VẠN LÝ là 2 ngưòi hay là 1 ngưòi?
Bài TÌNH GHEN VƯONG GIẢ, Mình đã đưa sang VỠ DIỄN VÀ NGƯÒI XEM và cũng có đưa ngoài trang chính nữa. Để tin tức đựoc tập trung, bạn cứ chia sẻ tin tức tại đây nhe. Cũng hy vọng bạn có hình ảnh tư liệu của SG Vạn Lý và các nghệ sĩ đồng thời của ông ĐƯA LÊN ĐÂY THÌ TỐT QUÁ!
NGỌC HUYỀN QUÂN & VẠN LÝ là 2 ngưòi hay là 1 ngưòi?
-
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 153
- Ngày tham gia: Ba T6 09, 2009 7:17 pm
- Đến từ: VietNam
- Tiếp xúc:
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Ồ vậy là ông Bầu Long cũng có viết tuồng nữa? Gìừ mới biết! Cám ơn bạn . Báo chì trứoc kia ít nói về đoàn KC cũng như những ngưòi cộng tác với đoàn. Thật là thiệt thòi! Ví lớp thế hệ sau chỉ đọc nhiều bài báo nói về 1 số nghệ sĩ nào đó mà các nhà báo cứ xào đi nấu lại , sao y bản cũ có khi lại sai nữa chứ