WELCOME TO THE NEW PHORUM THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm
[7mau]Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm[/7mau]
Sau thời gian chống chọi với nhiều căn bệnh, nghệ sĩ Tùng Lâm đã trút hơi thở cuối cùng lúc 4 giờ 30 phút ngày 15-10 tại nhà riêng.
Ông tên thật...
CHẾT VẪN KHÔNG YÊN!
-Mỗi con sông chảy mỗi cánh khác của riêng mình
Tôi là dòng nước đảo điên
Quen vượt thác vượt ghềnh
Không thể im lìm trôi xuôi
- Sông chảy về đâu buồn hay tĩnh lặng
Ra đại dương...
TIN BUỒN: NS Bích Thủy qua đời,ở tuoi 73
[video]http://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/video]
[youtube]https://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/youtube]
VUA NHẠC SẾN ĐI RỒI....
Nhạc sĩ Vinh Sử thường được khán giả gọi là 'vua nhạc sến' bởi hàng trăm ca khúc đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt. Sau khi ông qua đời, nhiều nghệ sĩ bày tỏ sự tiếc...
TRẢ LẠI TÊN CHÙA.
Hội Sân khấu trả lại bảng tên Chùa Nghệ sĩ.
Ngày 20/06/2022.
Hội Sân khấu trả lại tên Chùa Nghệ sĩ như ban đầu, sau hai ngày thay đổi bằng bảng "Nghĩa trang nghệ sĩ".
Chiều 20/6,...
Buồn Nhất khi Nghệ sĩ Thanh Kim Huệ qua đời
Khộng theo dõi tin tức ở đây nhưng qua nhiều kênh thông tin khác, được biết nữ nghệ sĩ tài danh Thanh Kim Huệ qua đời, buồn ơi là buốn, buồn hơn hết, không phải thương ai ghét ai mà sao nghe buồn...
Phan ưu cuoi nam
MH đã gởi điện thơ chúc năm mới 2022 anh chị Trần quang Hải nhưng không nghỉ là anh đã ra đi ngày hôm nay mặc dù anh đã cầm cự với căn bệnh hiểm nghèo mấy năm nay rồi. Thôi ,như vậy anh nhẹ...
Nữ danh ca
Thanh Kim Huệ đã ra đi :hoa: :flower: :)) :cry:
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
nguoidammecailuong đã viết:mình muốn hỏi là ns Nam Hùng và NSND Quỳnh Nga là con trai của bà phải ko
Nam Hùng là con nuôi khi còn ở đoàn Việt Kịch Năm Châu năm 1954.
Quỳnh Nga là con nuôi khi bà Phùng Há vừa mất, mặc aó tang để tang " ăn theo Nam Hùng ".
Nếu Bà chưa mất thì Quỳnh NGa chưa là con nuôi Bà. Có thể hỏi tất cả các nghệ sĩ ở VN thì biết có đúng là sự thật không.
Đạo diễn để tang theo kiểu sắm tuồng cho xôm đó mà!
Người lối xóm.
Bạn này sao nói chuyện khó nghe vậy.
NSƯT Nam Hùng đúng là con nuôi của NSND Phùng Há. Còn NSND Huỳnh Nga vẫn được bà yêu mến, gọi bằng con. Mà cho dù có không là gì đi nữa mà để tang bà cũng chẳng sao. Ngay cả nghệ sĩ hài Hoài Linh ko phải là học trò bà, cũng ko phải là dân cải lương khi đến viếng cũng bày tỏ ý định được để tang bà. Đó là lòng yêu kính của giới nghệ sĩ dành cho bà chứ ko cớ gì phải "sắm tuồng" này nọ.
Nhà tang lễ TP có đến 2 đám tang. Đám tang kế bên chắc cũng của một người quá cố tên tuổi Kế bên là đám tang của NS Phùng Há lúc nào cũng người ra, người vào, khán giả, NS...đến cúng viếng
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
NS Nam Hùng thời gian qua sức khỏe kém. Mới vừa hồi phục...trước đó người nhà vô cùng lo lắng...khi tại BV ông đã uống...nhầm thuốc. May mắn là ông vừa khỏe lại, để lo đám tang cho NSND Phùng Há...đi tới đi lui phải cầm cây gậy nhỏ...Qua đám tang rồi chắc sức khỏe của ông không ổn nữa quá
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
Có lẽ...các người cháu ngoại của bà ở Pháp không về được, hoặc có hay tin bà ngoại chết không nhỉ? Vì con gái của NSND Phùng Há là Bửu Trân (Chánh) có chồng là người Pháp. Sau khi con gái của NSND Phùng Há mất thì các cháu ngoại cũng theo cha về Pháp ở từ xưa tới giờ
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
Sau phần phỏng vấn Má Bảy Phùng Há về những công trình văn hóa xã hội đã thực hiện được, cùng những vấn đề nghệ thuật sân khấu cải lương khi thăng lúc trầm, cũng như các sự kiện liên quan đến tinh thần phục vụ của người nghệ sĩ, đời sống của họ khi tuổi trở về chiều ra sao? Ðồng thời ước vọng trong tương lai của người nghệ sĩ tuổi gần 100 là gì, bà còn muốn thực hiện công trình nào nữa cho thế hệ nghệ sĩ mai sau?
Phần sau cùng trước khi chấm dứt loạt bài “Ký sự gặp gỡ nghệ sĩ tiền phong Phùng Há” là những câu hỏi liên quan đến cuộc đời tình cảm của người nghệ sĩ “ nổi danh tài sắc một thời,” mà có lẽ rất nhiều quý vị muốn biết nghệ sĩ Phùng Há thời còn trẻ vấn đề tình cảm như thế nào, “hồng nhan bạc phận” có hay không?
Nổi danh rất sớm, đi tới đâu cũng được người người ái mộ, tài sắc nghệ sĩ Phùng Há đã chinh phục hàng triệu con tim của khán giả, đã không biết bao nhiêu chàng công tử chạy theo ngày đêm cầu cạnh, hằng bao nhà trí thức khổ công đeo đuổi, và hằng bao chức quyền cao trọng săn đón mời chào, nhưng rồi cũng chẳng đi đến đâu cả, và khi về già Má Bảy cô độc, vui với sinh hoạt của Chùa Nghệ Sĩ.
Người viết bài này từng đứng ra tổ chức các kỳ thi cổ nhạc Giải Phụng Hoàng, trong buổi lễ phát giải năm 2002, có mời Ðại Tướng Nguyễn Khánh tham dự, và lúc được mời lên phát biểu ông nói: “Nghệ sĩ dân tộc Phùng Há là kế mẫu của tôi” (nguyên văn). Như vậy thân phụ của Ðại Tướng Nguyễn Khánh đã có một thời kết duyên với Má Bảy. Và trong lúc tiếp xúc với Má Bảy tại Chùa Nghệ Sĩ, chúng tôi có đề cập đến đại tướng thì bà nói rằng: “Nó muốn về thăm tôi, nhưng tôi nói nó xin với chính quyền trước đi.”
Nếu như quý vị có theo dõi bài tình sử cải lương Cuộc Ðời Thanh Nga đăng lâu nay trên trang báo này thì thấy rằng cuộc đời tình cảm của Nữ Hoàng sân khấu Thanh Nga đã tách rời với nghệ thuật, còn Má Bảy thì cuộc đời tình cảm lại đi đôi với nghệ thuật. Trong trái tim Thanh Nga không có hình bóng nào của người trong giới cải lương, kể cả kép hát, soạn giả, nhạc sĩ bầu gánh, chủ rạp hát đều rơi đài, thì ngược lại các mối tình chính thức của Má Bảy lại là những người liên quan mật thiết với nghệ thuật cải lương.
Người chồng đầu tiên của má Bảy là nghệ sĩ Tư Chơi, tức soạn giả Huỳnh Thủ Trung, một nhà Nho học lẫn Tây học, ông từng dịch những kịch bản Pháp văn, Hán văn sang lời Việt trình diễn trên sân khấu cải lương thời thập niên 1930. Ngoài ra ông cũng là một nhạc sĩ đờn kìm với ngón đờn độc đáo như chim kêu, và từng là bầu gánh của nhiều gánh hát lớn. Nhưng về sau không biết do đâu mà ông trở thành đệ tử lưu linh hạng nặng, nhậu say như hũ chìm, ngày nầy qua tháng nọ suốt năm chẳng bữa nào mà không nhậu. Lúc bấy giờ nhiều người đã nói, trung bình mỗi ngày ông ngủ chỉ bốn tiếng đồng hồ thôi, 20 tiếng còn lại là say với ngà ngà.
Cuộc tình của Má Bảy với nghệ sĩ Tư Chơi, kết quả bà hạ sinh một người con gái: Cô Lý Bửu Trân, tức Bửu Chánh, và người ta thắc mắc tại sao Má Bảy tên là Trương Phụng Hảo, chồng bà tên Huỳnh Thủ Trung mà con gái lại tên là Lý Bửu Trân, đây là điều mà nếu như không có sự giải thích rõ ràng cặn kẽ của Má Bảy thì khó có ai mà đoán được.
Thật ra thì Bửu Chánh có tên là Trương Phụng Huê (mang họ mẹ), và có lẽ do uẩn khúc nào đó, có thể không phải là vợ chính thức có hôn thú chăng, hoặc cuộc tình chấm dứt từ lúc Bửu Chánh chưa ra đời. Vấn đề Má Bảy không nói rõ, chớ sau ngày Bửu Chánh ra đời thì mối tình của bà với soạn giả Huỳnh Thủ Trung đã không còn.
Số là do nghề đi hát rày đây mai đó, nên lúc Bửu Chánh mới vừa bập bẹ học nói, còn đi chập chững thì được gởi cho người dì thứ Ba, tức chị của Má Bảy tên là Trương Ngân Hảo đem Bửu Chánh về Huyện Hạc Sơn bên Trung Quốc, tỉnh Quảng Châu. Bà Trương Ngân Hảo làm dâu nhà họ Lý (ông Lý Huy) một vọng tộc ở Hạt Sơn, đã lập khai sanh cho Bửu Chánh với cái tên Lý Bửu Trân để đi học, do đó mà Bửu Chánh mang họ Lý trên giấy tờ.
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
Khi về Việt Nam, cô Lý Bửu Trân-Bửu Chánh học ở Sài Gòn
Cô Bửu Chánh từ Trung Quốc về Việt Nam sum họp với mẹ, nghệ sĩ Phùng Há[/align]
Sống với người dì ở Hạc Sơn bên Trung Quốc, cô Bửu Chánh học đến gần hết Trung Học thì trở về Việt Nam, và đó là ý nguyện từ lâu của người con vì hoàn cảnh phải xa mẹ. Hơn 10 năm xa cách mẹ con trùng phùng, niềm vui khôn tả, chớ trước đó đêm nào Má Bảy cũng khóc thầm vì nhớ con, người nghệ sĩ mà trên sân khấu làm rơi lệ khán giả, và khi tấm màn nhung buông xuống thì Má Bảy tự khóc cho mình.
Thế nhưng, có một điều mà chúng tôi cũng như nhiều người thắc mắc từ lâu, là tại sao một nghệ sĩ nổi danh như Má Bảy Phùng Há, đam mê ca hát đến đỗi bị đuổi học, mà nghe nói người con của bà là cô Bửu Chánh lại không có học ca hát gì hết. Sẵn dịp tiếp xúc với Má Bảy, chúng tôi hỏi vấn đề này, và cũng nhờ đó mà biết thêm rất nhiều về mặt trái của cải lương, với những câu nói rất là vui của Má Bảy.
- TG: Thưa Má Bảy, nghe nói chị Bửu Chánh chỉ lo học hành mà thôi, chớ không được dạy ca hát gì hết, có phải vậy hay không?
- MB: Rất đúng, lúc Bửu Chánh mới từ bên Trung Quốc về, tôi cũng tính dạy cho nó nghề hát để nối nghiệp tôi sau này, nhưng thấy nó học giỏi quá, thông minh quá, nói thông thạo bốn thứ tiếng Anh, Pháp, Tàu và Tây Ban Nha, nên tôi tiếp tục cho nó ăn học rồi thủng thẳng sẽ tính.
- TG: Trong nghệ thuật cải lương, Năm Nghĩa là dưỡng phụ của Thanh Nga, là bầu gánh hát Thanh Minh, ông đã đào luyện Thanh Nga từ lúc nhỏ, 15 tuổi đã nhận vai trò đứa con hai dòng máu, coi như vai chánh và từ đó đã trở thành đào hát nổi tiếng luôn. Còn Má Bảy cũng là nghệ sĩ nổi danh còn hơn cả Năm Nghĩa, lại là bầu gánh hát Phụng Hảo, thế sao Má Bảy không uyển chuyển vừa cho chị Bửu Chánh đi học, vừa cho học hát cải lương, biết đâu chị cũng nổi tiếng như Thanh Nga?
- MB: Mỗi thời kỳ mỗi khác, Bửu Chánh lớn lên trong thời kỳ Pháp thuộc, tệ đoan xã hội lan tràn, ngay trong rạp hát khán giả coi cải lương nhìn lên sân khấu thấy những cái hay cái đẹp của nghệ thuật, nhưng đàng sau bức màn nhung thì lại không tốt đẹp gì hết. Phía trong cánh gà, sát bên vách là mâm đèn hút á phiện, lúc nào cũng có vài người nằm đi mây về gió, giới nghệ sĩ cải lương nhiều người mang bệnh ghiền cũng là do đó. Có những anh kép vừa hát xong một cảnh là nhào vô kéo ro ro, mấy ông thầy đờn cũng vậy, màn vừa bỏ xuống thay cảnh là buông đờn chạy vô làm một cặp (tiếng lóng của hút á phiện) rồi trở ra đờn tiếp. Mấy bữa hút nhiều mùi khét nghẹt bay ra ngoài khán giả chịu không nổi, người ta la lên phải quạt cho khói bay phía sau rạp.
- TG: Má Bảy là bầu gánh mà lại cho đặt cái thứ đó ở ngay trong hậu trường, sao không bảo họ đem đi chỗ khác?
- MB: Ðâu phải quyền của mình, mà của chủ rạp hát, hút bao nhiêu cũng được miễn là trả tiền đủ cho họ mà thôi, rạp nào cũng vậy nếu mình không chấp nhận thì đừng mướn, mà thời đó rạp nào cũng có cái thứ đó hết. Mà đâu phải chỉ mâm đèn á phiện thôi sao, lại còn thêm đánh bài, hát ở trên đánh bài ở dưới, chủ rạp lấy xâu, đào kép vừa hát xong lãnh lương là họ ngồi tại đó thu tiền liền, chạy đâu cho khỏi.
Má Bảy nói thời đó sân khấu nào cũng vậy, ở trên treo màn treo cảnh, còn ở dưới là chỗ ở của đào kép công nhân, chỉ một số ít ở nhà ngoài, đào kép chánh lương nhiều họ mướn nhà, mua nhà nên không ở rạp, chớ phần đông thì ở dưới cái sân khấu, tức hậu trường rạp hát. Rạp nào phía trong cũng có chừa khoảng trống nền lót gạch tàu, chỗ đó là sòng bài hoạt động suốt ngày đêm, chửi thề nói tục không ngớt. Ðào kép tới vai trò thì lên hát, mà chưa tới thì chạy xuống đặt vài tụ, để nguyên râu ria áo mão dài thượt ngồi vô chia bài, Quan Công, Lưu Bị cũng đánh bài, cha con Tiết Nhơn Quý, Tiết Ðinh San cũng ăn thua nhau cãi vã rùm beng.
Bà nói tiếp có một hôm gánh Năm Châu hát tuồng Lan và Ðiệp, vừa hết cảnh Lan cắt đứt dây chuông rồi ngất xỉu, và Ðiệp thì khổ sầu, người coi hát ai cũng cảm thương, vậy mà màn vừa bỏ xuống thì cả Lan lẫn Ðiệp chạy xuống sòng bài kéo dà dách. Lúc ông hòa thượng đang hát ở trên thì ở dưới Ðiệp kéo bài ăn gian sao đó, sẵn cái dĩa kéo dà dách Lan đập cho Ðiệp xụi tay. Chừng tới vai trò ra sân khấu trở lại, ông hòa thượng đưa áo cà sa cho mặc để vào hậu liêu cho Lan trao gởi nổi niềm tâm sự thì đưa tay lên không được, ông hòa thượng phải mặc giúp cho. Rồi tới lúc Lan sắp chết, lúc này phải cởi áo cà sa thật mau để chạy tới ôm Lan thì tay đau quá cởi áo không được, phải làm bộ lui trở vô tấm cánh gà nhờ chú tiểu Huệ Thông kéo ra giùm.
- TG: Rồi khán giả có phản ứng gì không, họ có biết lý do tại sao không?
- MB: Người ta nói chắc kép hát bữa nay say rượu nên quên tuồng, hát quờ quạng chớ đâu có biết do đánh bài kéo dà dách, bởi vậy nên lúc nào cũng mắc nợ, hát bữa nào xào bữa nấy. Do cảnh sa đọa như vậy nên tôi đâu dám cho con Bửu Chánh tới hậu trường rạp hát, sợ bị nhiễm những thứ đó thì tiêu đời.
- TG: Chớ còn Thanh Nga thì thế nào, tại sao cô không bị nhiễm tệ nạn đó, Má Bảy có biết không?
- MB: Như tôi đã nói hồi nãy đó, Bửu Chánh lớn lên nhằm thời Tây, còn Thanh Nga nó lớn lên nhằm thời ông Ngô Ðình Diệm, tứ đổ tường bị cấm, sòng bạc Kim Chung, Ðại Thế Giới bị đóng cửa, tiệm hút cũng dẹp luôn, mâm đèn ống hút bị đem ra đốt ở bùng binh chợ Sài Gòn, làm dân đi mây về gió, tiên ông, tiên bà tiếc hùi hụi. Nhờ rạp hát không còn cái tệ đoan của thời trước nên Năm Nghĩa mới dám cho Thanh Nga đến rạp hát tập luyện, chính tôi cũng từng rèn luyện cho Thanh Nga tập diễn ở rạp.
Lời giải thích của Má Bảy thật là chí lý, chúng tôi rất khâm phục bà, đã không bị ảnh hưởng câu nói “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” hay là “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, đối với Má Bảy phải nói rằng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” vậy!
(Còn tiếp kỳ sau)
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
Gặp gỡ nghệ sĩ tiền phong Phùng Há: Ngày đau khổ nhất của má Bẩy
Saturday, December 03, 2005
Triều Giang ghi
Má Bảy Phùng Há nói tiếp rằng cũng do một số hiện tượng tệ đoan xã hội hay xảy ra ngay trong hậu trường sân khấu, nên cô Bửu Chánh từ ngày ở Trung Quốc về suốt mấy năm trời bà không cho cô đến đó, nếu có coi hát thì bác Tư tài xế đưa đến rạp ngồi ở hàng ghế khán giả, mà thường là đợi khi gần tới giờ mở màn mới đưa tới, chớ không sớm hơn sợ rằng chưa hát cô sẽ đi ra phía sau rạp.
Nhưng rồi một bữa nọ do tính tò mò, cô nói với bác Tư đưa tới sớm hơn để đến hậu trường rạp hát xem mẹ cô trang phục đóng tuồng. Bác Tư ngần ngừ không chịu vì có lệnh của Má Bảy, nhưng cô nói rằng nếu không đưa đi thì cô đi xích lô cũng vậy, do đó mà buộc lòng là bác Tư phải chiều ý, và cô đến hậu trường rạp hát lúc đào kép còn đang giặm mặt phấn son trang điểm.
Thấy cô đến, Má Bảy giựt mình, bà ngạc nhiên hỏi:
- Sao con tới đây chi vậy?
Cô Bửu Chánh ngả vào lòng bà, cố ý cho người mẹ hiểu rằng đừng lo ngại gì hết, cô đã biết lý do vì sao bà không muốn cho cô đến đây, bởi trước khi lên cầu thang để gặp bà thì phải đi ngang qua đám bạc ở phía dưới. Và sau khi đã thấy cảnh cờ bạc, hút xách ở hậu trường rạp hát rồi, thì cô Bửu Chánh cũng không tới đó nữa làm chi, có gì cần thiết lắm mới tới mà thôi, chớ bằng không thì cũng chờ bà về nhà.
Hồng nhan đa truân, má hồng phận bạc, Má Bảy tưởng đâu khi tuổi về chiều cũng có đứa con làm nguồn an ủi, nhưng ông tạo chẳng thương tình, đã không cho bà được như vậy. Cuối thập niên 1950 do chứng bệnh ung thư máu hiểm nghèo, cô Bửu Chánh qua đời tại nhà thương Ðồn Ðất (Grall), năm đó mới 33 tuổi.
Ðây là cái ngày đau khổ nhứt của Má Bảy, niềm vui cuối cùng mất đi, bà bỏ cả tháng không hát xướng gì hết. Tinh thần đâu mà hát nữa và kể từ đó bà cũng ít lên sân khấu, bỏ thì giờ ra làm chuyện xã hội nhiều hơn.
(Còn tiếp kỳ sau)
Mối tình nghệ sĩ Phùng Há và Bạch Công Tử
Friday, December 09, 2005
Triều Giang ghi
Thuở xưa đất Nam Kỳ Lục Tỉnh có hai chàng công tử nổi tiếng trong thiên hạ thời bấy giờ, mà trong dịp tiếp xúc với Má Bảy Phùng Há, chúng tôi đã thu thập khá nhiều sự kiện có liên quan đến một trong hai chàng công tử nói trên.
Trước hết xin nói về chàng công tử Bạc Liêu, mà cho đến nay thỉnh thoảng trong những câu chuyện người ta vẫn còn nhắc đến, nhứt là ở các tỉnh miền Tây thì nhiều người biết hơn, do những di tích còn lưu lại như nhà cửa, vườn đất, tài sản, v.v... cũng như trong sử sách của tỉnh Bạc Liêu cũng có đề cập đến chàng công tử này.
Cái biệt danh “Công Tử Bạc Liêu” đã nói lên nơi sinh trưởng của chàng công tử ở một tỉnh được coi như vựa lúa miền Tây, và cũng nhờ sự trù phú của tỉnh đã đem lại cho Tổ Phụ của cậu công tử nhiều tài sản ruộng vườn, để rồi đến đời của cậu thì tung ra xài tiền như nước, không biết bao nhiêu mà kể. Công Tử Bạc Liêu, cũng có người gọi là “Hắc Công Tử” (có lẽ do nước da không được trắng), để phân biệt với chàng Bạch Công Tử ở Mỹ Tho, cũng con nhà giàu, ruộng đất cò bay thẳng cánh và cũng nổi tiếng ăn chơi không kém Hắc Công Tử nhưng với hình thức khác.
Thế nhưng, Bạch Công Tử là ai, liên hệ như thế nào với Má Bảy Phùng Há? Cái điều đáng ghi ở đây là Bạch Công Tử liên hệ nhiều đến Má Bảy cả về tình cảm lẫn nghệ thuật. Về tình cảm thì Má Bảy chung sống với Bạch Công Tử đến 7 năm và có hai mặt con (cả hai đều chết khi còn nhỏ nên sau này ít được nói đến). Còn về nghệ thuật thì Bạch Công Tử là bầu gánh hát Huỳnh Kỳ, một gánh hát lớn thời đó, mà toàn bộ nghệ thuật do Má Bảy điều khiển.
Bạch Công Tử tên thật là Lê Công Phước, biệt danh là Phước George, sinh tại Mỹ Tho vào khoảng đầu thế kỷ 20 hoặc trước đó vài năm, tức khoảng 1896-1897, thiên hạ đã căn cứ vào những người đồng chạng cùng đi học để định tuổi chớ không ai biết chính xác. Có người nói rằng do lớn hơn Má Bảy nhiều tuổi, sợ rằng Má Bảy mặc cảm nên ông giấu tuổi (lớn hơn khoảng 15 tuổi).
Công tử Phước George du học từ bên Pháp về, ăn chơi khét tiếng đất Mỹ Tho (Má Bảy cũng sinh trưởng tại Mỹ Tho), và mê mệt cô đào cải lương Phùng Há nên bỏ tiền ra lập gánh hát, để có cơ hội chiếm con tim của cô đào trẻ đẹp lúc bấy giờ. Người ta nói mục tiêu lập gánh hát của Phước George vì nghệ thuật thì ít, mà vì cô đào làm nghệ thuật thì nhiều.
(Còn tiếp kỳ sau)
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
chau luon mong ngay duoc gap ba. chau da len ke hoach va vai ngay nua thoi chau se len chua Nghe Si tham ba vay ma khong kịp nữa rồi.
cầu cho linh hồn của bà về miền cực lạc.
THEM123 đã viết:sao không thấy nghệ sĩ MỸ CHÂU-LỆ THUỶ đi đám tang của nsnd PH vậy ?
Nếu như có thời gian đến nhà tang lễ ở từ sáng tới khuya thì sẽ gặp hết các NS đến viếng đám tang mà. Mình bận đi làm nên không có đến...với lại ở đó trang nghiêm quá cũng ngại
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
nguoidammecailuong đã viết:mình muốn hỏi là ns Nam Hùng và NSND Quỳnh Nga là con trai của bà phải ko
Nam Hùng là con nuôi khi còn ở đoàn Việt Kịch Năm Châu năm 1954.
Quỳnh Nga là con nuôi khi bà Phùng Há vừa mất, mặc aó tang để tang " ăn theo Nam Hùng ".
Nếu Bà chưa mất thì Quỳnh NGa chưa là con nuôi Bà. Có thể hỏi tất cả các nghệ sĩ ở VN thì biết có đúng là sự thật không.
Đạo diễn để tang theo kiểu sắm tuồng cho xôm đó mà!
Người lối xóm.
NSND PHÙNG HÁ là một cây đại thụ của nghệ thuật CLVN có biết bao triệu trái tim VN ngưỡng mộ và kính mến.Ngừơi ngoài giới còn thương tiếc sự ra đi của Bà huống chi những người trong giới lại không có những kỷ niệm đau thương trong sự nghiệp nghệ thuật chứ đâu cần phải *ĂN THEO hay SẮM TUỒNG* để ảnh hưởng đến thanh danh của mình.Mong bạn "TANGAN' nên suy nghĩ lại lời nói của mình.
nguoidammecailuong đã viết:mình muốn hỏi là ns Nam Hùng và NSND Quỳnh Nga là con trai của bà phải ko
Nam Hùng là con nuôi khi còn ở đoàn Việt Kịch Năm Châu năm 1954.
Quỳnh Nga là con nuôi khi bà Phùng Há vừa mất, mặc aó tang để tang " ăn theo Nam Hùng ".
Nếu Bà chưa mất thì Quỳnh NGa chưa là con nuôi Bà. Có thể hỏi tất cả các nghệ sĩ ở VN thì biết có đúng là sự thật không.
Đạo diễn để tang theo kiểu sắm tuồng cho xôm đó mà!
Người lối xóm.
NSND PHÙNG HÁ là một cây đại thụ của nghệ thuật CLVN có biết bao triệu trái tim VN ngưỡng mộ và kính mến.Ngừơi ngoài giới còn thương tiếc sự ra đi của Bà huống chi những người trong giới lại không có những kỷ niệm đau thương trong sự nghiệp nghệ thuật chứ đâu cần phải *ĂN THEO hay SẮM TUỒNG* để ảnh hưởng đến thanh danh của mình.Mong bạn "TANGAN' nên suy nghĩ lại lời nói của mình.
Tôi xin lổi đạo diễn Quỳnh Nga.
Tôi tức vì khi Bà Phùng Há mất, những nghệ sĩ thường tự nhận là con Bà thì không ai để tang, thậm chí như nghệ sĩ BT đến viếng tang mà còn mặc áo bạch ngực( xem hình của NgoacAnh chụp trên Web) và còn rất nhiều người được bà đào luyện thành danh, nếu tất cả các đệ tử đó để tang thì đẹp biết mấy?
QN ở miền Bắc và là người không xuất thân từ các gánh hát ở miền Nam, trong những khi Bà còn sinh tiền cũng ít khi đến viếng Bà, nay để tang thì dễ làm cho nghi là không thực tâm.
Đúng ra các nghệ sĩ nào từng có học với Bà nên để tang thì mới đúng là Tôn Sư TRọng Đạo.
Một lần nữa xin lổi tất cả các bạn trên trang web này và đạo diễn Quỳnh Nga.
tangan