THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
nhạc sĩ Khánh Băng đã qua đời
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
-
- Thành viên thường xuyên
- Bài viết: 1908
- Ngày tham gia: Tư T8 11, 2004 5:00 pm
nhạc sĩ Khánh Băng đã qua đời
tin này do bạn thanhtan đọc trên trang web gì đó (thanhtan ơi, vô đây nói rõ hơn đi) juanto báo lại cho các bạn hay để coi lại, Khánh Băng-Phùng Trọng: có ai có tin tức hay tài liệu gì của nhạc sĩ này không
-
- Thành viên thường xuyên
- Bài viết: 1908
- Ngày tham gia: Tư T8 11, 2004 5:00 pm
1 bài tin cũ về khánh Băng #
Nhạc sĩ Khánh Băng và "Chiều nay gió đông về"
Dù chưa bước qua ngưỡng thất thập cổ lai hy nhưng đôi mắt của ông gần như đã mù lòa. Mọi việc, dù nhỏ nhặt bình thường nhất cũng cần có người thân giúp đỡ. Con người ấy đã một thời thành danh trong làng âm nhạc ở Sài Gòn những năm trước 1975.
- Ông chính thức bước vào lĩnh vực ca nhạc từ lúc nào?
- Tôi có được chút tiếng tăm kể từ lúc lên Sài Gòn học trung học ở trường Huỳnh Khương Ninh - Đa Kao (năm 1949). Ở khu vực Tân Định này, chúng tôi thành lập một nhóm thanh thiếu niên yêu thích văn nghệ, trong đó có Vân Hùng, Tùng Lâm... thường xuyên tập dượt với nhau để phục vụ đám cưới miễn phí. Tôi chuyên biểu diễn mandolin. Cũng nhờ cây đàn 8 dây này mà năm 1954, tôi thi đậu vào làm nhạc công trong Đài Phát thanh Sài Gòn. Sau đó chính Tùng Lâm tiến cử tôi với nhạc sĩ Trần Văn Trạch cho được chơi đàn ở đoàn Sầm Giang và vào đàn ở Đài Pháp - Á. Khánh Băng khởi nghiệp từ đó. Tôi là người Việt Nam đầu tiên sử dụng guitar điện trên sân khấu.
- Trong lĩnh vực sáng tác, ông có bao nhiêu tác phẩm?
- Khó nhớ hết những bản nhạc tôi đã sáng tác. 500 thì quá ít mà 1.000 lại hơi nhiều. Tôi sáng tác từ thời còn mặc quần cộc nên cũng chẳng nhớ nhạc phẩm đầu tay là bài nào. Có điều tôi không bao giờ quên là vào ngày thứ ba 15/3/1955, Đài Phát thanh Sài Gòn lần đầu tiên phát bài hát của tôi, bài Nụ cười thơ ngây do Minh Trang và Anh Ngọc song ca. Còn thành danh nhờ bài Vọng ngày xanh (1956), được nữ văn sĩ Francoise Sagan viết lời Pháp. Nhờ bài hát này, tôi được Hội Tác quyền Thế giới mời gia nhập.
- Thời đó, người ta gọi thể loại nhạc mà ông sáng tác là kích động nhạc. Ông giải thích cụm từ này như thế nào?
- Thật ra chẳng có gì ghê gớm cả. Chẳng qua là một cách gọi để chỉ các bản nhạc có tiết tấu nhanh, sôi động. Trước tôi đã có nhiều nhạc sĩ sáng tác thể loại này như Lê Yên (Ngựa phi đường xa), Y Vân (Sài Gòn đẹp lắm)... Tuy nhiên, những bài hát Sầu đông, Có nhớ đêm nào, Tiếng mưa rơi do tôi sáng tác vào khoảng năm 1962 vẫn được coi là những bài nhạc trẻ đầu tiên ở Việt Nam. Mà tôi đâu chỉ viết nhạc kích động, tôi cũng viết nhạc trữ tình dưới các bút danh khác như Anh Minh, Nhật Hà... Từ năm 1991 đến năm 1996, trước khi mắt bị mờ tôi vẫn còn sáng tác được hơn 100 bài, trong đó có những bài hát phổ biến như Trên nhịp cầu tre, Chờ người, Chiều đồng quê... mang phong cách nhạc đồng quê Nam Bộ.
- Ông có thể tiết lộ về cô Khanh và cô Băng mà ông đã mượn tên làm nghệ danh cho mình?
- Khanh và Băng chỉ là những ấn tượng đẹp đầu đời. Thuở ấy chúng tôi còn tí xíu. Cô Băng giờ cũng đang dưỡng lão ở Vũng Tàu, cô Khanh thì biệt tích từ lâu. Mới đó mà mùa đông đã về với chúng tôi rồi. Chiều nay gió đông về, dừng chân trên bến xưa...
(Thanh Niên)
Nhạc sĩ Khánh Băng và "Chiều nay gió đông về"
Dù chưa bước qua ngưỡng thất thập cổ lai hy nhưng đôi mắt của ông gần như đã mù lòa. Mọi việc, dù nhỏ nhặt bình thường nhất cũng cần có người thân giúp đỡ. Con người ấy đã một thời thành danh trong làng âm nhạc ở Sài Gòn những năm trước 1975.
- Ông chính thức bước vào lĩnh vực ca nhạc từ lúc nào?
- Tôi có được chút tiếng tăm kể từ lúc lên Sài Gòn học trung học ở trường Huỳnh Khương Ninh - Đa Kao (năm 1949). Ở khu vực Tân Định này, chúng tôi thành lập một nhóm thanh thiếu niên yêu thích văn nghệ, trong đó có Vân Hùng, Tùng Lâm... thường xuyên tập dượt với nhau để phục vụ đám cưới miễn phí. Tôi chuyên biểu diễn mandolin. Cũng nhờ cây đàn 8 dây này mà năm 1954, tôi thi đậu vào làm nhạc công trong Đài Phát thanh Sài Gòn. Sau đó chính Tùng Lâm tiến cử tôi với nhạc sĩ Trần Văn Trạch cho được chơi đàn ở đoàn Sầm Giang và vào đàn ở Đài Pháp - Á. Khánh Băng khởi nghiệp từ đó. Tôi là người Việt Nam đầu tiên sử dụng guitar điện trên sân khấu.
- Trong lĩnh vực sáng tác, ông có bao nhiêu tác phẩm?
- Khó nhớ hết những bản nhạc tôi đã sáng tác. 500 thì quá ít mà 1.000 lại hơi nhiều. Tôi sáng tác từ thời còn mặc quần cộc nên cũng chẳng nhớ nhạc phẩm đầu tay là bài nào. Có điều tôi không bao giờ quên là vào ngày thứ ba 15/3/1955, Đài Phát thanh Sài Gòn lần đầu tiên phát bài hát của tôi, bài Nụ cười thơ ngây do Minh Trang và Anh Ngọc song ca. Còn thành danh nhờ bài Vọng ngày xanh (1956), được nữ văn sĩ Francoise Sagan viết lời Pháp. Nhờ bài hát này, tôi được Hội Tác quyền Thế giới mời gia nhập.
- Thời đó, người ta gọi thể loại nhạc mà ông sáng tác là kích động nhạc. Ông giải thích cụm từ này như thế nào?
- Thật ra chẳng có gì ghê gớm cả. Chẳng qua là một cách gọi để chỉ các bản nhạc có tiết tấu nhanh, sôi động. Trước tôi đã có nhiều nhạc sĩ sáng tác thể loại này như Lê Yên (Ngựa phi đường xa), Y Vân (Sài Gòn đẹp lắm)... Tuy nhiên, những bài hát Sầu đông, Có nhớ đêm nào, Tiếng mưa rơi do tôi sáng tác vào khoảng năm 1962 vẫn được coi là những bài nhạc trẻ đầu tiên ở Việt Nam. Mà tôi đâu chỉ viết nhạc kích động, tôi cũng viết nhạc trữ tình dưới các bút danh khác như Anh Minh, Nhật Hà... Từ năm 1991 đến năm 1996, trước khi mắt bị mờ tôi vẫn còn sáng tác được hơn 100 bài, trong đó có những bài hát phổ biến như Trên nhịp cầu tre, Chờ người, Chiều đồng quê... mang phong cách nhạc đồng quê Nam Bộ.
- Ông có thể tiết lộ về cô Khanh và cô Băng mà ông đã mượn tên làm nghệ danh cho mình?
- Khanh và Băng chỉ là những ấn tượng đẹp đầu đời. Thuở ấy chúng tôi còn tí xíu. Cô Băng giờ cũng đang dưỡng lão ở Vũng Tàu, cô Khanh thì biệt tích từ lâu. Mới đó mà mùa đông đã về với chúng tôi rồi. Chiều nay gió đông về, dừng chân trên bến xưa...
(Thanh Niên)
-
- Thành viên thường xuyên
- Bài viết: 1908
- Ngày tham gia: Tư T8 11, 2004 5:00 pm
khánh Băng là người viết chung với Giao Tiên bài hào hoa do Hùng Cường hát trước 75 theo thể lọai kích động, nhưng sau đó vì bài hát bị đánh giá mang tính chất "sến" nên ông từ khước 0 nhận là mình đã viết lời chung với nhạc sĩ Giao Tiên còn từ trần bao giờ thì juato cũng chưa biết rõ vì tin này nhận được qua email của bạn thanhtan cho hay đã đọc được trên website nào đó thanhtan ơi !!!
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 37641
- Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm
Bài Hào Hoa giờ thấy nhiều người hát lắm à.
- Sân khấu Trống Đồng: Lần đó đi coi, Linh Tâm - Cẩm Thu cũng vào đây...diễn, hát 1 bài nhạc, và 1 bài tân cổ giao duyên. Tân nhạc thì hát "Hào Hoa là gì, không hào hoa là gì.... Có điều la sự xuất hiện cải lương tại "căn cứ" ca nhạc không được tiếp nhận lắm
- Trong các tiêu phẩm hài...cũng hay hát bài này vì nó....vui
- Sân khấu Trống Đồng: Lần đó đi coi, Linh Tâm - Cẩm Thu cũng vào đây...diễn, hát 1 bài nhạc, và 1 bài tân cổ giao duyên. Tân nhạc thì hát "Hào Hoa là gì, không hào hoa là gì.... Có điều la sự xuất hiện cải lương tại "căn cứ" ca nhạc không được tiếp nhận lắm
- Trong các tiêu phẩm hài...cũng hay hát bài này vì nó....vui
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
-
- Thành viên thường xuyên
- Bài viết: 1908
- Ngày tham gia: Tư T8 11, 2004 5:00 pm
Nhạc sĩ 'Sầu đông' ra đi
Trở về với công việc thường nhật sau những ngày nghỉ Tết, gặp nhau ở căn-tin Hội Âm nhạc TP HCM, câu đầu tiên mà anh em văn nghệ hỏi nhau là: "Biết tin gì chưa? Nhạc sĩ Khánh Băng đi rồi!". "Khi nào?". "Ngay hôm mùng 1 Tết".
Chợt thấy lạnh cả hồn, ngày đầu xuân mà tự nhiên thấy xốn xang tê tái muốn bật lên câu hát: "Chiều nay gió đông về... Đành thôi nhớ mong, gởi cho gió đông, tình yêu giá băng vào nơi cuối trời... nhớ" (ca khúc Sầu đông của nhạc sĩ Khánh Băng).
Nhạc sĩ Khánh Băng tên thật là Phạm Văn Minh, sinh năm 1935 tại Thắng Tam (Vũng Tàu). Nghệ danh Khánh Băng là tên của 2 cô bé bạn học từ bậc... tiểu học ghép lại (một người tên Khanh còn người kia tên Băng, cậu học trò Minh thêm vào một cái dấu sắc và mang tên này suốt đời).
Được nhạc sĩ Võ Đức Thu hướng dẫn và nâng đỡ, Khánh Băng khởi đầu sự nghiệp ca nhạc với cây đàn mandoline và thi đậu vào làm nhạc công ở Đài Phát thanh Sài Gòn (1954), sau đó ông chơi đàn ở đoàn Sầm Giang của nghệ sĩ Trần Văn Trạch và ở Đài Pháp - Á. Khánh Băng được coi là người Việt Nam đầu tiên sử dụng đàn guitar điện trên sân khấu, trong thập niên 60 của thế kỷ trước. Ngoài biểu diễn, ông còn sáng tác rất nhiều ca khúc, tiêu biểu như: Vọng ngày xanh, Có nhớ đêm nào, Tiếng mưa rơi, Nếu một ngày, Đôi ngả chia ly, Nếu có nhớ đến... Riêng bản Sầu đông ông còn đặt cả lời Pháp với tựa đề Johnny Mon Amour. Khoảng thời gian trước khi bị mù (1991-1996), ông sáng tác được chừng 100 ca khúc, trong đó có những bài khá phổ biến như: Trên nhịp cầu tre, Chờ người, Chiều đồng quê... mang phong cách Nam Bộ.
Người nhà của cố nhạc sĩ kể lại: sáng mùng 1 Tết ông còn nói cười vui vẻ, ăn bánh mứt và nhận lời chúc Tết của con cháu. Đến trưa ông kêu mệt, đi nằm và rồi đi luôn vào cõi vĩnh hằng lúc 16h30 cùng ngày. Ngày Tết, hầu hết các cơ quan đều không làm việc nên việc thông tin về sự ra đi của ông có phần trở ngại. Đưa ông về an táng tại quê nhà Vũng Tàu (vào ngày mùng 4 Tết) cũng chỉ có gia đình và một vài văn nghệ sĩ thân thiết từng gắn bó với ông từ ngày xưa...
*nhạc sĩ Khánh Băng
(Theo Thanh Niên)
Trở về với công việc thường nhật sau những ngày nghỉ Tết, gặp nhau ở căn-tin Hội Âm nhạc TP HCM, câu đầu tiên mà anh em văn nghệ hỏi nhau là: "Biết tin gì chưa? Nhạc sĩ Khánh Băng đi rồi!". "Khi nào?". "Ngay hôm mùng 1 Tết".
Chợt thấy lạnh cả hồn, ngày đầu xuân mà tự nhiên thấy xốn xang tê tái muốn bật lên câu hát: "Chiều nay gió đông về... Đành thôi nhớ mong, gởi cho gió đông, tình yêu giá băng vào nơi cuối trời... nhớ" (ca khúc Sầu đông của nhạc sĩ Khánh Băng).
Nhạc sĩ Khánh Băng tên thật là Phạm Văn Minh, sinh năm 1935 tại Thắng Tam (Vũng Tàu). Nghệ danh Khánh Băng là tên của 2 cô bé bạn học từ bậc... tiểu học ghép lại (một người tên Khanh còn người kia tên Băng, cậu học trò Minh thêm vào một cái dấu sắc và mang tên này suốt đời).
Được nhạc sĩ Võ Đức Thu hướng dẫn và nâng đỡ, Khánh Băng khởi đầu sự nghiệp ca nhạc với cây đàn mandoline và thi đậu vào làm nhạc công ở Đài Phát thanh Sài Gòn (1954), sau đó ông chơi đàn ở đoàn Sầm Giang của nghệ sĩ Trần Văn Trạch và ở Đài Pháp - Á. Khánh Băng được coi là người Việt Nam đầu tiên sử dụng đàn guitar điện trên sân khấu, trong thập niên 60 của thế kỷ trước. Ngoài biểu diễn, ông còn sáng tác rất nhiều ca khúc, tiêu biểu như: Vọng ngày xanh, Có nhớ đêm nào, Tiếng mưa rơi, Nếu một ngày, Đôi ngả chia ly, Nếu có nhớ đến... Riêng bản Sầu đông ông còn đặt cả lời Pháp với tựa đề Johnny Mon Amour. Khoảng thời gian trước khi bị mù (1991-1996), ông sáng tác được chừng 100 ca khúc, trong đó có những bài khá phổ biến như: Trên nhịp cầu tre, Chờ người, Chiều đồng quê... mang phong cách Nam Bộ.
Người nhà của cố nhạc sĩ kể lại: sáng mùng 1 Tết ông còn nói cười vui vẻ, ăn bánh mứt và nhận lời chúc Tết của con cháu. Đến trưa ông kêu mệt, đi nằm và rồi đi luôn vào cõi vĩnh hằng lúc 16h30 cùng ngày. Ngày Tết, hầu hết các cơ quan đều không làm việc nên việc thông tin về sự ra đi của ông có phần trở ngại. Đưa ông về an táng tại quê nhà Vũng Tàu (vào ngày mùng 4 Tết) cũng chỉ có gia đình và một vài văn nghệ sĩ thân thiết từng gắn bó với ông từ ngày xưa...
*nhạc sĩ Khánh Băng
(Theo Thanh Niên)
- utngoc
- Thành viên nhiệt tình
- Bài viết: 3711
- Ngày tham gia: Hai T7 26, 2004 5:00 pm
- Tiếp xúc:
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc: