WELCOME TO THE NEW PHORUM
THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Bye Bye .....
MC DUC TIEN
Nghệ sĩ lão thành Lệ Thẩm qua đời
[7mau]Nghệ sĩ lão thành Lệ Thẩm qua đời[/7mau]
Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm
[7mau]Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm[/7mau] Sau thời gian chống chọi với nhiều căn bệnh, nghệ sĩ Tùng Lâm đã trút hơi thở cuối cùng lúc 4 giờ 30 phút ngày 15-10 tại nhà riêng. Ông tên thật...
CHẾT VẪN KHÔNG YÊN!
-Mỗi con sông chảy mỗi cánh khác của riêng mình Tôi là dòng nước đảo điên Quen vượt thác vượt ghềnh Không thể im lìm trôi xuôi - Sông chảy về đâu buồn hay tĩnh lặng Ra đại dương...
TIN BUỒN: NS Bích Thủy qua đời,ở tuoi 73
[video]http://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/video] [youtube]https://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/youtube]
VUA NHẠC SẾN ĐI RỒI....
Nhạc sĩ Vinh Sử thường được khán giả gọi là 'vua nhạc sến' bởi hàng trăm ca khúc đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt. Sau khi ông qua đời, nhiều nghệ sĩ bày tỏ sự tiếc...
TRẢ LẠI TÊN CHÙA.
Hội Sân khấu trả lại bảng tên Chùa Nghệ sĩ. Ngày 20/06/2022. Hội Sân khấu trả lại tên Chùa Nghệ sĩ như ban đầu, sau hai ngày thay đổi bằng bảng "Nghĩa trang nghệ sĩ". Chiều 20/6,...
Buồn Nhất khi Nghệ sĩ Thanh Kim Huệ qua đời
Khộng theo dõi tin tức ở đây nhưng qua nhiều kênh thông tin khác, được biết nữ nghệ sĩ tài danh Thanh Kim Huệ qua đời, buồn ơi là buốn, buồn hơn hết, không phải thương ai ghét ai mà sao nghe buồn...
Phan ưu cuoi nam
MH đã gởi điện thơ chúc năm mới 2022 anh chị Trần quang Hải nhưng không nghỉ là anh đã ra đi ngày hôm nay mặc dù anh đã cầm cự với căn bệnh hiểm nghèo mấy năm nay rồi. Thôi ,như vậy anh nhẹ...
Nữ danh ca
Thanh Kim Huệ đã ra đi :hoa: :flower: :)) :cry:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Nghệ sĩ Năm Sa Đéc: Ngôi sao sáng cải lương Nam bộ

Nơi tưởng nhớ những NS đã quá cố.
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
Bài viết: 6304
Ngày tham gia: Chủ nhật T10 15, 2006 5:00 pm
Đến từ: London / England

Bài viết chưa xem by khuyenmap »

Trước năm 1975, người sành điệu ở vùng Sài Gòn - Chợ Lớn đều biết tiếng bánh bao ông Cả Cần và hủ tiếu bà Năm Sa Đéc ở góc đường Nguyễn Tri Phương - Hùng Vương.
Đây là một quán đặc biệt, vì chủ nhân của quán là nghệ sĩ sân khấu - điện ảnh miền Nam lúc bây giờ. Bà Năm Sa Đéc là vợ của học giả Vương Hồng Sển, bà xuất thân từ một gia đình nghề hát và theo nghiệp “Tổ” cải lương, thân phụ bà là ông bầu Tam (người sáng lập gánh hát bộ đầu tiên ở Sa Đéc), sinh quán làng Tân Khánh Đông, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp ngày nay.
Khoảng năm 1973, bà mở quán hủ tiếu và cái hương vị đậm đà bản sắc Sa Đéc mà từ thuở ấu thơ cho đến lúc thành danh nghệ sĩ “Năm Sa Đéc”, bà cùng các nghệ sĩ đã thưởng thức và nhớ đời mãi mãi. Quán được bài trí theo phong cách miệt vườn và hoàn toàn khác hẳn với hủ tiếu của người Hoa ở Chợ Lớn. Cọng bánh mềm, không bở cũng không dai, vị bánh không chua. Bà cho biết: Bánh hủ tiếu lấy từ làng bột Tân Phú Đông (Sa Đéc), do xe đò lên xuống chuyển tới cho bà. Người ăn có thể kêu hủ tiếu thịt hay xương tùy ý, mà xương hay thịt cũng được quán nấu mềm kết hợp với mùi thơm đặc biệt không ai bằng. Cái mùi thơm ấy là do “tay nghề” của bà Năm khi chế biến trở thành nồi “xí quách” hay còn gọi là nước lèo không thể chê vào đâu được. Hủ tiếu bưng ra, mùi thơm bốc lên ngào ngạt, khách chỉ cần gia giảm nước tương, giấm đỏ, chanh, ớt, giá trụng hay giá sống tùy thích. Người mạnh ăn, có thể sau khi dùng tô hủ tiếu rồi ăn thêm cái bánh bao của ông Cả Cần, đây là loại bánh bao được bà làm theo công thức mà ngày xưa ông Cả Cần ở Long An ưa chuộng. Những người trước đây đi làm việc, mỗi sáng ghé qua ăn vội tô hủ tiếu, cái bánh bao và uống ly cà phê sữa, cứ như vậy mà trở nên ghiền... mà có nhiều người đã ghiền thật.
Sau năm 1975, quán hủ tiếu tồn tại được một thời gian... Ngày nay, quán vẫn còn đó nhưng đã đổi chủ, còn bà Năm Sa Đéc về lại quê hương mình Tân Khánh Đông, Sa Đéc và an nghỉ cuối cùng vào ngày 26-1-1988. Ông Năm một mình lẻ bóng rồi khăn gói lên đường về lại Sóc Trăng và mất ngày 12-9-1996. Tiếc thay, con cháu hai cụ không người nối nghiệp và phát triển “thương hiệu” độc đáo giữa một thành phố là trung tâm văn hóa hôm nay.
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
Bài viết: 6304
Ngày tham gia: Chủ nhật T10 15, 2006 5:00 pm
Đến từ: London / England

Bài viết chưa xem by khuyenmap »

Hình ảnh
Ảnh: Huỳnh Công Minh
Bà Năm Sa Đéc trong vở Doạn Tuyệt trên sân khấu Thanh Minh Thanh Nga
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
Bài viết: 6304
Ngày tham gia: Chủ nhật T10 15, 2006 5:00 pm
Đến từ: London / England

Bài viết chưa xem by khuyenmap »

Trong vở Lá sầu riêng Bà Năm Sa Đéc đóng vai bà Hội đồng cũng ác không kém vai má chồng trong vở Doạn Tuyệt trên sân khấu Thanh Minh Thanh Nga
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
Bài viết: 6304
Ngày tham gia: Chủ nhật T10 15, 2006 5:00 pm
Đến từ: London / England

Bài viết chưa xem by khuyenmap »

Cụ Vương Hồng Sển - phu quân NS Năm Sa Đéc đã viết về bà như sau :
Viết hồi ức cũng vậy, hình ảnh bà Năm Sa Đéc vẫn in đậm khi nói về đào kép cải lương, hát bội: "Tôi nói gà nhà, đào nhà, được phép khen, tôi muốn nhắc lại Năm Sa Đéc, khi ở gánh hát bội, vai nào cũng coi được, và tôi đã mê và chọn làm vợ vì làm Lữ Phụng Tiên, răng đều và trắng quá, và khi có tuổi, làm Tống Thái Tổ bị khổn nơi Thọ Châu thành, nhứt là làm Đổng Trác lúc cùng Điêu Thuyền lên xe về Mị Ô, thì xin lỗi độc giả, riêng tôi, tôi nhận chưa ai diễn hơn... và khi chiều tà, qua cải lương, cũng giúp tôi chạy gạo buổi ngặt nghèo, Năm ôi, S. này chưa quên và khi qua Thép Súng hoặc gần gần đây, Giải phóng đã nhập thành, diễn vai nào, loạt điệu mới, đều có người còn nhắc, tiếc. Năm ôi!". Những năm cuối đời sống với cụ Vương ở "vuông nhà cổ tích", bà Năm Sa Đéc dẫu đã về già vẫn nổi tiếng trên sân khấu hát bội của Hội khuyến lệ cổ ca với các vai xuất thần như Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn trong tuồng Trảm Trịnh Ân, hoặc vai Thái sư Đổng Trác trong tuồng Phụng Nghi Đình. Nghệ sĩ Năm Sa Đéc cũng xuất hiện trong các tuồng cải lương với vai Mạnh Mẫu trong Mạnh Lệ Quân, hoặc vai bà Phán trong vở Đoạn tuyệt, vai bà mẹ chồng trong vở Lá sầu riêng.
Bà cũng tham gia đóng phim, đi đó đi đây cùng các nghệ sĩ trẻ. Những ngày đó cảnh sống của đôi vợ chồng già vẫn không mất đi tiếng cười: "Tôi cũng nhớ: già sinh tật, tôi đôi khi quá trớn, giận bông lông. Hứ; chửi chó mắng mèo. (Bà thì) đào giả điên, mụ lắm lúc không vừa, đáp cộc lốc: Á; khôn nhà dại chợ. Nhớ chuyện "nồi nào vung nấy" ôm nhau hai đứa cười xòa". Đến khi bà qua đời, cụ Vương than: "Bà đi rồi, tôi khổ muôn phần, sống cô độc giữa bình xưa lọ cổ. Thôi. Thôi. Bà vào cửa hư vô bất diệt...".
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
Bài viết: 6304
Ngày tham gia: Chủ nhật T10 15, 2006 5:00 pm
Đến từ: London / England

Bài viết chưa xem by khuyenmap »

NS Năm Sa Đéc đã là một trong những nghệ sĩ tiền phong trên sân khấu hát bội được đánh giá thanh sắc lưỡng toàn thu hút đông đảo khán giả ái mộ. Và cụ Vương Hồng Sến là một "khán giả" đặc biệt đã ghi sâu hình ảnh "em Năm Sa Đéc" vào mộng chiều xuân, như bài văn tế sau này ghi lại:
"Gió lá vai mang nhè nhẹ", em xuống giọng "thoàn"
Người hùng lòng thấy lâng lâng, hồn theo mộng bướm.
Đôi chân bước khoan thai dìu dặt, êm đềm như gió trúc lay cành.
Muôn mắt nhìn đắm đuối say sưa, miên man tưởng "chiều thu đổ lá". (...)
Rạp Quảng Lạc Hà Thành nô nức, lễ tiếp nghinh, tiệc mở cờ treo;
Danh "Cô Năm Sa Đéc" lẫy lừng, đến biểu diễn hoa dâng quạt thưởng.
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
Bài viết: 6304
Ngày tham gia: Chủ nhật T10 15, 2006 5:00 pm
Đến từ: London / England

Bài viết chưa xem by khuyenmap »

NS Năm Sa Đéc đã tham gia 1 số phim trước 1975:
- Lệ Đá
- Hoa Mới Nở
- Sóng Tình
- Con Ma Nhà Họ Hứa
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
Bài viết: 6304
Ngày tham gia: Chủ nhật T10 15, 2006 5:00 pm
Đến từ: London / England

Bài viết chưa xem by khuyenmap »

Bà Năm Sa Đéc tên thật là Nguyễn Kim Chung, con thứ năm của ông bầu gánh hát bội Nguyễn Duy Tam, thập niên 20 lúc ấy phong trào hát bội còn tương đối thịnh hành, dù chỉ ở các rạp nhỏ hay hát cúng kỳ yên ở các đình làng. Lúc bà còn 7, 8 tuổi đã theo gánh hát bội của thân phụ diễn khắp các vùng quê nghèo ở miền Nam. Bà đã chứng kiến những buổi tập tuồng nghiêm khắc của thân phụ bà, vì ông bầu vừa là thầy tuồng, vừa là đạo diễn mà phong cách diễn xuất, xướng âm của hát bội Tân Đông Ban của thân phụ bà trình diễn bất cứ nơi nào cũng được ban hội tề làng và khán giả địa phương khen ngợi. Bà Năm Sa Đéc đã mang dòng máu nghệ sĩ của người cha, lại diễn phong cách hát xướng của các nghệ sĩ từ lúc nhỏ cho nên khi trưởng thành, bà nghiễm nhiên trở thành một diễn viên thanh sắc lưỡng toàn của sân khấu hát bội lúc bấy giờ. Gánh hát bội Tân Đông Ban từ lúc có nữ diễn viên Năm Sa Đéc hát chánh, bỗng tiếng tăm vang dội khắp vùng, nơi nào cũng muốn mời cho được gánh hát Tân Đông Ban về trình diễn. Từ nhan sắc đến bộ diễn của nữ nghệ sĩ hát bội Năm Sa Đéc đã chinh phục lòng khán giả từ miền quê ra tới tỉnh thành.

Đến khi ông bầu Nguyễn Duy Tam qua đời thì gánh Tân Đông Ban cũng rã theo, sau khi thọ tang cha xong, nữ nghệ sĩ Năm Sa Đéc gia nhập gánh hát bội Phước Thắng của bà bầu Ba Ngoạn. Phước Thắng là một gánh hát bội lớn nhất vùng Chợ Lớn, trình diễn thường trực tại rạp Palikao với những vở tuồng trích từ truyện Tàu như : Triệu Tử đoạt ấu chúa, Huê Dung đạo, Tam chiến Lữ Bố, Hoàng Phi Hổ Quy Châu, Phàn Lê Huê phá Hồng Thủy Trận, Tổng Tửu Đơn Hùng Tín, Lưu Kim Đính hạ sang … và nữ diễn viên Năm Sa Đéc đã làm say mê khách mộ điệu khắp vùng Chợ Lớn, Sài Gòn và cả những miền phụ cận. Khoảng đầu thập niên 30, một loạt các đoàn cải lương lần lượt ra đời, với tầm mức quy mô và phong cách trình diễn hoàn toàn mới lạ, thu hút khán giả thật đông đảo, đẩy các gánh hát bội về các vùng quê hẻo lánh, hoặc tan rã dần dần. Các đoàn cải lương ra đời lúc bấy giờ như : Đồng Bào Nam, Huỳnh Kỳ, Bầu Bòn, Song Phụng, Trần Đắc, Tân Hí Ban, Tái Đồng Ban, Kỳ Lân Bang, Tân Phước Ban v.v… và những soạn giả đầu tiên viết tuồng cho các sân khấu ấy gồm có: Trương Duy Toản, Đào Châu, Mộc Quán, Nguyễn Trọng Quyền, Trần Phong Sắc, Ngô Vĩnh Khang, Mộng Vân … Đồng thời một loạt nghệ sĩ cải lương xuất hiện, bên nữ có: Hai Cúc, Năm Phỉ, Phùng Há, Tư Sạn, Hai Xiêm, Ba Hai, Mười Nhàn, Bảy Ngọc, Hai Phụng, Tư Mão v.v… Bên nam có : Hải Giỏi, Bảy Cam, Tám Thông, Năm Châu, Tư Chơi, Tám Mẹo, Tư Út, Ba Vân, Ba Du, Hai Bông, Năm Long, Tư Thạch …

Phong trào cải lương như một luồng gió mạnh, tỏa rộng khắp tỉnh miền Nam, dần dần lan rộng ra tới miền Trung, miền Bắc, nơi nào khán giả cũng yêu thích cải lương. Nữ nghệ sĩ hát bội Năm Sa Đéc đành phải chuyển sang hát cải lương và bà đã diễn trên các sân khấu Trần Đắc, Bầu Bòn, Huỳnh Kỳ, Song Phụng với các vai nữ võ tướng rất thành công. Bà đã theo đuổi nghề nghiệp sân khấu đến những năm lớn tuổi trong các vai mạnh phu nhân trong tuồng Mạnh Lệ Quân giả trai, vai mẹ của Thân trong tuồng Đoạn tuyệt trên sân khấu Thanh Minh và vai bà mẹ chồng trong cổ kịch Lá sầu riêng của đoàn kịch Kim Cương. Ngoài ra bà cũng đóng vai bà mẹ trong vài cuốn phim. Năm 40 tuổi, nữ nghệ sĩ Năm Sa Đéc chánh thức kết hôn với nhà khảo cổ Vương Hồng Sển, một học giả tăm tiếng miền Nam, quê ở Sóc Trăng, viết nhiều quyển sách về văn học, về khảo cứu rất có giá trị. Mối tình già gắn bó keo sơn hơn 40 năm để lại nhiều giai thoại rất đẹp về cuộc đời tình cảm của hai người, mà một số bằng hữu đã hết lời ca ngợi. Bà mất năm 81 tuổi, để lại trong lòng cụ Vương Hồng Sển là một niềm cảm thương sâu lắng, cụ đã đưa thi hài của người vợ thân yêu về chôn cất nơi quê hương của bà ở Tân Đông, Sa Đéc. Sau đó cụ Vương Hồng Sển có ghi lại bài điếu văn của thi sĩ thân hữu đọc trong lễ an táng nữ nghệ sĩ nhân dân Năm Sa Đéc, đã đóng góp một thời gian dài cho nghệ thuật sân khấu, từ hát bội sang qua lĩnh vực cải lương và kịch, luôn cả phim ảnh.
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
Bài viết: 6304
Ngày tham gia: Chủ nhật T10 15, 2006 5:00 pm
Đến từ: London / England

Bài viết chưa xem by khuyenmap »

Anh hồi tưởng: Chòi lá năm xưa, Cù lao xóm cũ
Ngồi nghe em hát, giọng du dương trưa sớm chẳng nhàm tai,
Bàng hoàng giấc mộng trầm tư, đành chết điếng khúc quanh chiều rẽ lối.
Long lanh ngấn lệ trào dâng,
Lặng lẽ trang tình xếp lại (...).
Đôi vợ chồng ra vào khắng khít, mắm muối mà vui,
Một chòi tranh sau trước đìu hiu, ghế bàn chẳng có.
Những câu trên nằm trong bài "văn tế Năm Sa Đéc" khá thảm thiết. Bài này do một người khác ký tên Tế Nhị chấp bút "viết thay lời chồng là Vương Hồng Sển". Mà lại viết trước khi nghệ sĩ Năm Sa Đéc qua đời để nhằm "dọn sẵn bài khóc vợ" cho cụ Vương với sự đồng ý của cụ.
Hình đại diện của thành viên
vanduyanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viết: 9209
Ngày tham gia: Hai T2 22, 2010 12:05 am

Bài viết chưa xem by vanduyanh »

Cô Năm Sa Đéc” là một nghệ sĩ có tài, từ sân khấu hát bội cho đến sân khấu cải lương, đều có những thành công, góp phần phát triển nghệ thuật sân khấu miền Nam trong những năm 30 - 60 của thế kỷ 20... Trên sâu khấu kịch nói, rồi cả điện ảnh, người nữ diễn viên “Bà Năm Sa Đéc” đều có những đóng góp đáng kể.
Đến với điện ảnh, sức làm việc của bà những năm cuối đời, hầu như không giảm sút. Năm 1987, vai bà Hai Lành trong phim Phù Sa, lúc bà đã đúng “bát tuần”.
Năm 1986, bà về Nha Mân, Cái Tàu quay “Nơi bình yên chim hót” của đạo diễn Việt linh; năm 1985, bà vào Mộc Hóa để quay “Mùa nước nổi” của đạo diễn Hồng Sến; năm 1984, bà ở Thuận Hải quay “Con thú tật nguyền” của Hồ Quang Minh và năm 1983, quay “Cho đến bao giờ” của đạo diễn Huy Thành.
Bà còn tham gia nhiều phim khác nữa. Lúc thì đảm nhận một bà lão nông thôn, đào hầm bí mật, lén lúc đổ từng thùng đất lúc vắng người (Cho đến bao giờ). Lúc thì về Đồng Tháp Mười, bà băng đồng gần cây số để đến chỗ quay, hoặc ngồi xuồng suốt buổi, cùng cả đoàn ăn cơm vắt. Đến giờ quay, dù trời còn mưa, xe chưa đến rước, bà vẫn đi xích lô đến hiện trường và luôn cùng cả đoàn chịu nắng suốt buổi để quay, dù trong người không được khỏe lắm (Phù Sa). Sức làm việc, lao động nghệ thuật không mệt mỏi của bà thể hiện niềm say mê vô bờ bến, sự yêu mến nghề nghiệp tuyệt vời.
Nhớ đến Bà Năm Sa Đéc, người xem không chỉ nhớ đến những nhân vật bà Hội đồng chanh chua, đanh đá dữ dội trên sân khấu kịch nói mà còn nhớ đến hình tượng bà lão nông thôn Nam bộ đôn hậu, hiền lành và giàu lòng nhân ái – yêu con người, yêu thiên nhiên v.v. cũng như con người thật của bà yêu thiết tha quê hương sông Tiền, sông Hậu.
Ở bà Năm, không chỉ thể hiện tài năng của một nghệ sĩ diễn xuất, mà còn là hiện thân của sự lao động miệt mài, không mệt mỏi, một đức độ chân chính của nhân cách người diễn viên trên sàn diễn cũng như trong cuộc đời.
CHOBACKINH
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viết: 8407
Ngày tham gia: Ba T6 16, 2009 10:05 am

Bài viết chưa xem by CHOBACKINH »

Nói chung , cô Năm Sa Đéc đóng những vai ác , càng ác... khán giả càng ghét


thì... cô Bảy Nam đóng vai người mẹ nghèo, người mẹ chịu thương, chịu khổ vì chồng vì con... thì khán giả càng thương cô Bảy Nam bấy nhiêu .

Cả hai cô đều là tài danh của nước nhà cả .
Hình đại diện của thành viên
vanduyanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viết: 9209
Ngày tham gia: Hai T2 22, 2010 12:05 am

Bài viết chưa xem by vanduyanh »

Nhớ đến Bà Năm Sa Đéc, người xem không chỉ nhớ đến những nhân vật bà Hội đồng chanh chua, đanh đá dữ dội trên sân khấu kịch nói mà còn nhớ đến hình tượng bà lão nông thôn Nam bộ đôn hậu, hiền lành và giàu lòng nhân ái – yêu con người, yêu thiên nhiên v.v. cũng như con người thật của bà yêu thiết tha quê hương sông Tiền, sông Hậu.
Ở bà Năm, không chỉ thể hiện tài năng của một nghệ sĩ diễn xuất, mà còn là hiện thân của sự lao động miệt mài, không mệt mỏi, một đức độ chân chính của nhân cách người diễn viên trên sàn diễn cũng như trong cuộc đời.
Hình đại diện của thành viên
vanduyanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viết: 9209
Ngày tham gia: Hai T2 22, 2010 12:05 am

Bài viết chưa xem by vanduyanh »

"Trong giới hát bội, ít ai quên được một nữ nghệ sĩ tài danh mà tiếng tăm vang lừng từ Nam ra Bắc, từ lúc thanh xuân đến tuổi lão thành, đó là nghệ sĩ Năm Sa Đéc. Bà có một cuộc đời nghệ thuật khá vinh quang và cuộc đời thường của bà không kém phần sóng gió".
Nói sóng gió là do việc đổi dời của bà theo nhiều bước thăng trầm của các gánh hát trứ danh thời đó và ngay cái tên Năm Sa Đéc cũng xuất phát từ việc "đụng hàng" với một cô đào khác. Nguyên tên thật của bà là Nguyễn Kim Chung, sinh năm 1907, là con của ông bầu gánh hát bội Nguyễn Duy Tam. Lúc đầu ông Tam đặt cho bà tên gọi ở nhà là Năm Nhỏ. Nhưng về sau để tránh trùng tên với cô đào Năm Nhỏ gốc người Cần Thơ lúc bấy giờ đã nổi tiếng, ông Tam đã đổi tên gọi bà thành Năm Sa Đéc với ý là "Cô Năm (Nguyễn Kim Chung) gốc người Sa Đéc".
Hình đại diện của thành viên
vanduyanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viết: 9209
Ngày tham gia: Hai T2 22, 2010 12:05 am

Bài viết chưa xem by vanduyanh »

Đến với điện ảnh, sức làm việc của bà Năm Sa Đéc những năm cuối đời, hầu như không giảm sút. Năm 1987, vai bà Hai Lành trong phim Phù Sa, lúc bà đã đúng “bát tuần”.
Năm 1986, bà về Nha Mân, Cái Tàu quay “Nơi bình yên chim hót” của đạo diễn Việt linh; năm 1985, bà vào Mộc Hóa để quay “Mùa nước nổi” của đạo diễn Hồng Sến; năm 1984, bà ở Thuận Hải quay “Con thú tật nguyền” của Hồ Quang Minh và năm 1983, quay “Cho đến bao giờ” của đạo diễn Huy Thành.
Bà còn tham gia nhiều phim khác nữa. Lúc thì đảm nhận một bà lão nông thôn, đào hầm bí mật, lén lúc đổ từng thùng đất lúc vắng người (Cho đến bao giờ). Lúc thì về Đồng Tháp Mười, bà băng đồng gần cây số để đến chỗ quay, hoặc ngồi xuồng suốt buổi, cùng cả đoàn ăn cơm vắt. Đến giờ quay, dù trời còn mưa, xe chưa đến rước, bà vẫn đi xích lô đến hiện trường và luôn cùng cả đoàn chịu nắng suốt buổi để quay, dù trong người không được khỏe lắm (Phù Sa). Sức làm việc, lao động nghệ thuật không mệt mỏi của bà thể hiện niềm say mê vô bờ bến, sự yêu mến nghề nghiệp tuyệt vời.
Hình đại diện của thành viên
vanduyanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viết: 9209
Ngày tham gia: Hai T2 22, 2010 12:05 am

Bài viết chưa xem by vanduyanh »

Phong trào cải lương như một luồng gió mạnh, tỏa rộng khắp tỉnh miền Nam, dần dần lan rộng ra tới miền Trung, miền Bắc, nơi nào khán giả cũng yêu thích cải lương. Nữ nghệ sĩ hát bội Năm Sa Đéc đành phải chuyển sang hát cải lương và bà đã diễn trên các sân khấu Trần Đắc, Bầu Bòn, Huỳnh Kỳ, Song Phụng với các vai nữ võ tướng rất thành công. Bà đã theo đuổi nghề nghiệp sân khấu đến những năm lớn tuổi trong các vai mạnh phu nhân trong tuồng Mạnh Lệ Quân giả trai, vai mẹ của Thân trong tuồng Đoạn tuyệt trên sân khấu Thanh Minh và vai bà mẹ chồng trong cổ kịch Lá sầu riêng của đoàn kịch Kim Cương. Ngoài ra bà cũng đóng vai bà mẹ trong vài cuốn phim. Năm 40 tuổi, nữ nghệ sĩ Năm Sa Đéc chánh thức kết hôn với nhà khảo cổ Vương Hồng Sển, một học giả tăm tiếng miền Nam, quê ở Sóc Trăng, viết nhiều quyển sách về văn học, về khảo cứu rất có giá trị. Mối tình già gắn bó keo sơn hơn 40 năm để lại nhiều giai thoại rất đẹp về cuộc đời tình cảm của hai người, mà một số bằng hữu đã hết lời ca ngợi. Bà mất năm 81 tuổi, để lại trong lòng cụ Vương Hồng Sển là một niềm cảm thương sâu lắng, cụ đã đưa thi hài của người vợ thân yêu về chôn cất nơi quê hương của bà ở Tân Đông, Sa Đéc. Sau đó cụ Vương Hồng Sển có ghi lại bài điếu văn của thi sĩ thân hữu đọc trong lễ an táng nữ nghệ sĩ nhân dân Năm Sa Đéc, đã đóng góp một thời gian dài cho nghệ thuật sân khấu, từ hát bội sang qua lĩnh vực cải lương và kịch, luôn cả phim ảnh.
Hình đại diện của thành viên
vanduyanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viết: 9209
Ngày tham gia: Hai T2 22, 2010 12:05 am

Bài viết chưa xem by vanduyanh »

Hình ảnh
Đăng trả lời

Quay về