WELCOME TO THE NEW PHORUM
THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Bye Bye .....
MC DUC TIEN
Nghệ sĩ lão thành Lệ Thẩm qua đời
[7mau]Nghệ sĩ lão thành Lệ Thẩm qua đời[/7mau]
Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm
[7mau]Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm[/7mau] Sau thời gian chống chọi với nhiều căn bệnh, nghệ sĩ Tùng Lâm đã trút hơi thở cuối cùng lúc 4 giờ 30 phút ngày 15-10 tại nhà riêng. Ông tên thật...
CHẾT VẪN KHÔNG YÊN!
-Mỗi con sông chảy mỗi cánh khác của riêng mình Tôi là dòng nước đảo điên Quen vượt thác vượt ghềnh Không thể im lìm trôi xuôi - Sông chảy về đâu buồn hay tĩnh lặng Ra đại dương...
TIN BUỒN: NS Bích Thủy qua đời,ở tuoi 73
[video]http://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/video] [youtube]https://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/youtube]
VUA NHẠC SẾN ĐI RỒI....
Nhạc sĩ Vinh Sử thường được khán giả gọi là 'vua nhạc sến' bởi hàng trăm ca khúc đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt. Sau khi ông qua đời, nhiều nghệ sĩ bày tỏ sự tiếc...
TRẢ LẠI TÊN CHÙA.
Hội Sân khấu trả lại bảng tên Chùa Nghệ sĩ. Ngày 20/06/2022. Hội Sân khấu trả lại tên Chùa Nghệ sĩ như ban đầu, sau hai ngày thay đổi bằng bảng "Nghĩa trang nghệ sĩ". Chiều 20/6,...
Buồn Nhất khi Nghệ sĩ Thanh Kim Huệ qua đời
Khộng theo dõi tin tức ở đây nhưng qua nhiều kênh thông tin khác, được biết nữ nghệ sĩ tài danh Thanh Kim Huệ qua đời, buồn ơi là buốn, buồn hơn hết, không phải thương ai ghét ai mà sao nghe buồn...
Phan ưu cuoi nam
MH đã gởi điện thơ chúc năm mới 2022 anh chị Trần quang Hải nhưng không nghỉ là anh đã ra đi ngày hôm nay mặc dù anh đã cầm cự với căn bệnh hiểm nghèo mấy năm nay rồi. Thôi ,như vậy anh nhẹ...
Nữ danh ca
Thanh Kim Huệ đã ra đi :hoa: :flower: :)) :cry:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Vĩnh Biệt NS Lê Văn Thiện & DV Nguyễn Long

Nơi tưởng nhớ những NS đã quá cố.
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
Hình đại diện của thành viên
HoaiLang
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viếtCOLON 12853
Ngày tham giaCOLON Thứ 7 Tháng 8 12, 2006 5:00 pm

Vĩnh Biệt NS Lê Văn Thiện & DV Nguyễn Long

Bài viết chưa xem gửi bởi HoaiLang »

[align=center]Vĩnh Biệt Nhạc Sĩ Lê Văn Thiện và Tài tử kiêm Đạo Diễn Nguyễn Long



Hình ảnh

Hình ảnh
Nhạc sĩ Lê Văn Thiện ảnh xưa và nay


Hình ảnh
Tài tử Nguyễn Long. (Hình: Gia đình tài tử Nguyễn Long cung cấp)[/align]

SEATTLE (NV) - Tài tử Nguyễn Long, tên thật là Nguyễn Ngọc Long, vừa qua đời tại Seattle, tiểu bang Washington, lúc 11 giờ 25 sáng Thứ Hai, 2 Tháng Mười Một, 2009 (nhằm ngày 16 Tháng Chín, năm Kỷ Sửu), hưởng thọ 76 tuổi.

Tài tử Nguyễn Long sinh quán tại Hải Phòng, di cư vào miền Nam Việt Nam năm 1954. Ông hoạt động trong ngành kịch nghệ, điện ảnh trong các vai trò kịch sĩ, nhà sản xuất, đạo diễn, tài tử... Những năm 1980, một lần nữa, ông lại vượt biên qua ngả Thái Lan đến Hoa Kỳ, rồi tiếp tục phục vụ trong ngành điện ảnh, văn nghệ, báo chí (Chủ nhiệm kiêm chủ bút tạp chí Kịch Ảnh) tại hải ngoại, cụ thể là ở Orange County, Nam California, nơi có cộng đồng Việt Nam đông đảo nhất ở hải ngoại.

Năm 2003, tài tử Nguyễn Long lên Seattle, tiểu bang Washington sinh sống với gia đình, gồm vợ, các con và ba cháu nội.

Trong sự nghiệp điện ảnh của mình, Nguyễn Long đảm trách các vai trò đạo diễn, cũng như tài tử của các cuốn phim thực hiện tại Sài Gòn như “Mưa Lạnh Hoàng Hôn”, “Anh Yêu Em”, “OK OK”, “Thúy Ðã Ði Rồi”, “Nước Mắt Ðêm Xuân”...

Trước khi qua đời, tài tử Nguyễn Long từng nói với gia đình về ý nguyện của mình là được hỏa thiêu và tro cốt đưa về quê hương Hải Phòng của mình.

Trong khi đó, một nghệ sĩ khác là nhạc sĩ kỳ cựu Lê Văn Thiện, gương mặt quen thuộc của các phòng trà tại Sài Gòn trước năm 1975, và ra hải ngoại tiếp tục soạn nhạc, hòa âm cho các trung tâm băng nhạc hải ngoại, đã qua đời sáng Chủ Nhật, 1 Tháng Mười Một, 2009, tại Orange County, Nam California, thọ 82 tuổi. (L.T)



[align=center]Hình ảnh
[/align]
Hình đại diện của thành viên
TranKhanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viếtCOLON 17883
Ngày tham giaCOLON Thứ 5 Tháng 2 17, 2005 4:00 pm
Đến từCOLON Vùng Trời Hiu Quạnh

Bài viết chưa xem gửi bởi TranKhanh »

:)) :)) :)) :cry: :cry:
- Học Mà Không Suy Nghĩ Sẽ Nghĩ Sai,
Suy Nghĩ Mà Không Học Sẽ Có Nhiều Thắc Mắc...
- Không Biết Lễ, Không Lầy Gì để Lập Thân,
Không Biết Phải Trái, Không Lấy Gì Để Biết Người
Hình đại diện của thành viên
vivivi
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
Bài viếtCOLON 5328
Ngày tham giaCOLON Thứ 2 Tháng 8 08, 2005 5:00 pm
Đến từCOLON USA
CONTACTCOLON

Bài viết chưa xem gửi bởi vivivi »

Thành Kính Phân Ưu :)) :)) :cry:

Tại sao hai nhân vật nầy lại được viết chung vô một bài vặy wynh PL, họ đâu có gì related ngoài việc qua đời trước sau một ngày? :?:
tienghathoctro
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
Bài viếtCOLON 3786
Ngày tham giaCOLON Chủ nhật Tháng 11 12, 2006 4:00 pm
Đến từCOLON Ngõ vắng xôn xao
CONTACTCOLON

Re: Vĩnh Biệt NS Lê Văn Thiện & DV Nguyễn Long

Bài viết chưa xem gửi bởi tienghathoctro »

Xin thành thật chia buồn cùng gia quyến nhạc sĩ Lê Văn Thiện và đạo diễn điện ảnh Nguyễn Long :)) :)) :))

[align=center]Hình ảnh
[/align]
Trong sự nghiệp điện ảnh của mình, Nguyễn Long đảm trách các vai trò đạo diễn, cũng như tài tử của các cuốn phim thực hiện tại Sài Gòn như “Mưa Lạnh Hoàng Hôn”, “Anh Yêu Em”, “OK OK”, “Thúy Ðã Ði Rồi”, “Nước Mắt Ðêm Xuân”...

Bác Hoài Lang: Ngoài các cuốn phim kể trên, vào năm 1972, đạo diễn kiêm tài tử điện ảnh Nguyễn Long còn làm đạo diễn cũng như đảm nhận vai chính trong một cuốn phim điện ảnh khác nữa có tên là Hè 72 với hai tài tử chính là Hoàng Cầm và Tường Vy.

Hoài Lang có thể cho Tiếng Hát Học Trò biết rõ thêm về nội dung của các cuốn phim của đạo diễn Nguyễn Long thực hiện trước 1975 nha!, bao gồm như: Mưa Lạnh Hoàng Hôn, Anh Yêu Em, OK OK, Thúy Đã Đi Rồi, Nước Mắt Đêm Xuân.

Tiếng Hát Học Trò được biết đạo diễn Nguyễn Long hình như cũng có tình ý với nữ ca sĩ Thanh Thúy, cho nên ông mới viết truyện phim và làm cuốn phim điện ảnh Thúy Đã Đi Rồi. Nhân vật Thúy trong phim này chính là hình ảnh nữ ca sĩ Thanh Thúy. Chắc là ông cũng ngại nên không mời ca sĩ Thanh Thúy vào vai Thúy trong phim này chăng?, vì vậy nữ ca sĩ Minh Hiếu (người yêu một thời của nam ca sĩ Nhật Trường) đã đảm nhận vai Thúy trong cuốn phim nêu trên.

Tiếng Hát Học Trò nhận thấy tài tử Nguyễn Long thật là đẹp lão!, vậy Hoài Lang có thể tìm dùm Tiếng Hát Học Trò rồi post hình cố tài tử điện ảnh Đoàn Châu Mậu nha!. Thanks!.

Trong khi đó, một nghệ sĩ khác là nhạc sĩ kỳ cựu Lê Văn Thiện, gương mặt quen thuộc của các phòng trà tại Sài Gòn trước năm 1975, và ra hải ngoại tiếp tục soạn nhạc, hòa âm cho các trung tâm băng nhạc hải ngoại

Sau 1975, nhạc sĩ Lê Văn Thiện còn kẹt lại Việt Nam, ông đã hùn vốn với ca sĩ Lệ Thu và ca sĩ Thanh Lan mở quán cà phê Thu Uyển ở đường Phan Tôn, Phan Liêm quận 1.

Nhớ cách đây 1-2 năm, khi nhạc sĩ Lê Văn Thiện nằm bệnh viện tưởng rằng sẽ ra đi trong nay mai, thế là các nghệ sĩ tại hải ngoại, trong đó có ca sĩ Lệ Thu, đã tổ chức đêm diễn live show cuối đời cho Lê Văn Thiện trước lúc đi xa. Thế mà sự sống của ông cũng kéo dài cho đến năm 2009 bây giờ ông mới ra đi thực sự.

Được biết sau 1975, nhạc sĩ Ngọc Chánh khi còn kẹt lại Việt Nam, đã có cộng tác hòa âm phối khí sinh hoạt trong đoàn kịch nói Kim Cương. Vậy còn nhạc sĩ Lê Văn Thiện có cộng tác gì ca nhạc tại Việt Nam sau 1975 không?, hay là ông chỉ chú tâm vào việc bán quán cà phê thôi?.
Hình đại diện của thành viên
HoaiLang
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viếtCOLON 12853
Ngày tham giaCOLON Thứ 7 Tháng 8 12, 2006 5:00 pm

Bài viết chưa xem gửi bởi HoaiLang »

vivivi: Điều là Nghệ Sĩ! :)) Thật ra có liên quan nhau vì LVT là một nhạc sĩ và NL cũng đã làm nhạc. Những nhạc phẩm em đã nghe như THÔI hay NHƯ LÀ TÌNH YÊU....tác giả chính là NL!

THHT: Đọc hồi ký của NL trên tờ báo Điện Ảnh ông chủ biên trên đất Mỹ mọi người mới biết ngày xưa nữ danh ca Thanh Thúy rất được nhiều người..yêu.. mến. Nhạc phẩm Thương Ai nhạc sĩ TCS đã viết riêng cho cô cũng như những bài thơ tình của nhà thơ Hòang Trúc Ly -trong đó Tiếng Hát Lên Trời đã được NS Trầm Tử Thiêng phổ ca khúc- và cuốn phim Thúy Đã Đi Rồi NL đã thực hiện từ hình ảnh cô -đúng như THHT đã nói-. Chính NL mời TT vào vai nữ chính -mang chính tên cô- nhưng TT đã từ chối vì cho rằng cô không có khả năng bên lảnh vực diển xuất nên nữ dang ca Minh Hiếu mới được mời thay thế.
Thúy Đã Đi Rồi, tựa đề phim từ một tình cờ khi viết xong kịch bản và bắt tay thực hiện với ý định dành cho TT nên NL đã phone tới nhà tìm và cô em gái cho biết:
- Thúy đã đi rồi..!
Đây là câu chuyện nói về một anh chàng hơi bất thường -NL vào vai nầy- yêu điên cuồng một cô ca sĩ trẻ đẹp tên Thúy nhưng mối tình..vô vọng nên cuối cùng để không mất cô -dù chẳng hề được- anh ta đã giết chết cô ca sĩ và mang xác cô đi biệt tăm!
Cũng qua hồi ký NL tuy được phép thực hiện nhưng cuốn phim TĐĐR lại bị..cấm trình chiếu -lệnh từ bà CV Ngô Đình Nhu- vì nội dung bệnh hoạn và bạo lực không phù hợp với đạo đức XH VN khiến ông phải lao đao chạy chọt để cuối cùng phim được ra mắt khán giả với những điều kiện như cắt xén nhiều phân đọan, mang rated R: Phim cấm trẻ em dưới 18 tuổi -đây là cuốn phim VN đầu tiên và..cuối cùng của VNCH mang rated R- và chỉ được trình chiếu duy nhất...một lần sau đó phải mang đi hủy!
PL nghỉ sự việc..chỉ được trình chiếu một lần ông NL cường điệu thêm vì rỏ ràng PL được xem TĐĐR tại rạp Cộng Hòa dưới BT và vẩn còn nhớ tấm quảng cáo treo trước rạp hình một người đẹp chỉ mặc quần áo lót -không phải đồ tắm- nằm cạnh hàng chữ "Cấm trẻ em dưới 18 tuổi". Hàng chữ nầy chỉ có hiệu quả với bà chị của PL là không đi xem dù..mê phim VN và không cho tụi PL đi xem thôi! Chứ với rạp chiếu phim thì chỉ..lôi thêm khách muốn xem vì bằng cớ anh em PL cùng đám quỷ sứ trong xóm vẩn chui tọt vào xem được...bình thường! :twisted:
tienghathoctro
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
Bài viếtCOLON 3786
Ngày tham giaCOLON Chủ nhật Tháng 11 12, 2006 4:00 pm
Đến từCOLON Ngõ vắng xôn xao
CONTACTCOLON

Bài viết chưa xem gửi bởi tienghathoctro »

Ca khúc Thôi mà nam ca sĩ Thái Châu hay hát, ca sĩ Thy Nga cũng hát bài này, là do cố nhạc sĩ Y Vân sáng tác mà Hoài Lang, chứ đâu phải của ông Nguyễn Long! "Thôi em đừng khóc nữa làm gì..."

Nữ ca sĩ Thanh Thúy được nhiều người nổi tiếng yêu lắm nha!, nào là: Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (viết bài Ướt Mi, Thương Một Người cho cô). Cố nhạc sĩ Trúc Phương (sáng tác các bài Boléro cho cô hát). Cố đạo diễn điện ảnh Nguyễn Long (làm phim Thúy Đã Đi Rồi). Nhưng rồi sau này cô Thanh Thúy lập gia đình với sĩ quan VNCH kiêm tài tử điện ảnh Ôn Văn Tài (đóng vai Toàn trong phim Bão Tình).

Năm 1973, nữ ca sĩ Thanh Thúy theo lời mời của Kim Cương Film, cô đã nhận lời vào vai Mai trong cuốn phim điện ảnh Mưa Trong Bình Minh của cố đạo diễn Nguyễn Văn Tường. Như vậy, Thanh Thúy cũng đã từng thử sức mình một lần bên lãnh vực điện ảnh rồi.
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
Bài viếtCOLON 41667
Ngày tham giaCOLON Thứ 2 Tháng 4 12, 2004 5:00 pm
Đến từCOLON U.S.A
CONTACTCOLON

Bài viết chưa xem gửi bởi tancogiaoduyen »

Thay phiên nhau đi hết sao? :)) :)) :cry:
Hình đại diện của thành viên
HoaiLang
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viếtCOLON 12853
Ngày tham giaCOLON Thứ 7 Tháng 8 12, 2006 5:00 pm

Bài viết chưa xem gửi bởi HoaiLang »

Nhạc phẩm Thôi lời do Nguyễn Long viết đó THHT!
Thanh Thúy được đem vào nhạc rồi thơ -thi sĩ Hòang Trúc Ly- vói:
"..từ em tiếng hát lên trời
tay chao dòng tóc tay mời âm thanh
Sợi buồn chẽ xuống lònh anh
lắng nghe da thịt tan thành xưa sau
..."


thi sĩ mô tả cách trình diển -theo thói quen- của Thanh Thúy thời kỳ đó. Theo báo chí..khi hát TT hay một tay diển tả lời nhạc một tay..nghịch mái tóc..liêu trai của mình!
Sau khi thử sức với cuốn phim "Mưa Trong Bình Minh" giống như Phương Hoài Tâm, Thanh Thúy tuyên bố không thích đóng phim nnữa vì...tốn sức lao động. Tuy nhiên khi ra hải ngoãi cô đã tự bỏ tiền ra thực hiện hai phim dạng video là "Thúy Đã Đi Rồi" do NL đạo diển và "Chuyện Tình Buồn" do Hòang Thi Thơ đạo diễn!
Hình đại diện của thành viên
HoaiLang
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viếtCOLON 12853
Ngày tham giaCOLON Thứ 7 Tháng 8 12, 2006 5:00 pm

Bài viết chưa xem gửi bởi HoaiLang »

tancogiaoduyen đã viếtColonThay phiên nhau đi hết sao? :)) :)) :cry:

Sáu mươi năm cuộc đời..nhưng dường như ai cũng vượt hơn rồi TC! :shock:
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
Bài viếtCOLON 41667
Ngày tham giaCOLON Thứ 2 Tháng 4 12, 2004 5:00 pm
Đến từCOLON U.S.A
CONTACTCOLON

Bài viết chưa xem gửi bởi tancogiaoduyen »

Cái tên của nhạc sị Lê Văn Thiện & nhạc sĩ Y vân không xa lạ gì với người yêu nhạc vì tên 2 ông luôn luôn có ở bìa dĩa nhạc ở phần ban nhạc & hòa âm phối khí cho các dĩa, băng nhạc ngày xưa.

Riêng tài tử đạo diễn Nguyễn Long thì đả thấy nhiều lần lúc còn nhỏ. Thực ra khi thấy tài tử La Thoại Tân thì hỏng có sợ mà lúc đó thấy diễn viên Nguyễn Long thì hơi sợ sợ :oops: Nghe nói thời của ông mà phim VN Nuớc Mắt Đêm Xuân được trình chiếu ở rạp lớn ngay trung tâm Saigon là ghê gớm lắm. Ông đầu tư vào cuốn phim này hết cở luôn, cái xe hơi mui trần ông đi cũng vẻ quảng cáo phim đầy hết làm cái xe ông hỏng giống ai hết. Làm phim VN thời đó không khá lắm nên đến khi quay phim Thúy Đã Đi Rồi thì ông một mình kiêm đủ thứ hết ! vậy mà nghe nói cuốn phim lại ăn khách!

Có dịp gặp ông tại San Jose mấy năm trước nhân dịp ông giới thiệu quyển sách VÒNG QUANH MỸ & CANADA LẦN 2 lúc đó mới chợt nhớ thời gian không thương tiếc một ai dù vóc dáng của một diễn viên vẫn còn phảng phất đâu đó , một tài tử kiêm đạo diễn điện ảnh bất cần đời!
Dù sao đi nữa thì cái đam mê nghề nghiệp nơi ông cũng đem đến mọi người lòng cảm phục. :))
Hình đại diện của thành viên
Glassy
Thành viên thường xuyên
Thành viên thường xuyên
Bài viếtCOLON 1670
Ngày tham giaCOLON Thứ 5 Tháng 8 03, 2006 5:00 pm

Bài viết chưa xem gửi bởi Glassy »

HoaiLang đã viếtColonvivivi: Điều là Nghệ Sĩ! :)) Thật ra có liên quan nhau vì LVT là một nhạc sĩ và NL cũng đã làm nhạc. Những nhạc phẩm em đã nghe như THÔI hay NHƯ LÀ TÌNH YÊU....tác giả chính là NL!

THHT: Đọc hồi ký của NL trên tờ báo Điện Ảnh ông chủ biên trên đất Mỹ mọi người mới biết ngày xưa nữ danh ca Thanh Thúy rất được nhiều người..yêu.. mến. Nhạc phẩm Thương Ai nhạc sĩ TCS đã viết riêng cho cô cũng như những bài thơ tình của nhà thơ Hòang Trúc Ly -trong đó Tiếng Hát Lên Trời đã được NS Trầm Tử Thiêng phổ ca khúc- và cuốn phim Thúy Đã Đi Rồi NL đã thực hiện từ hình ảnh cô -đúng như THHT đã nói-. Chính NL mời TT vào vai nữ chính -mang chính tên cô- nhưng TT đã từ chối vì cho rằng cô không có khả năng bên lảnh vực diển xuất nên nữ dang ca Minh Hiếu mới được mời thay thế.
Thúy Đã Đi Rồi, tựa đề phim từ một tình cờ khi viết xong kịch bản và bắt tay thực hiện với ý định dành cho TT nên NL đã phone tới nhà tìm và cô em gái cho biết:
- Thúy đã đi rồi..!
Đây là câu chuyện nói về một anh chàng hơi bất thường -NL vào vai nầy- yêu điên cuồng một cô ca sĩ trẻ đẹp tên Thúy nhưng mối tình..vô vọng nên cuối cùng để không mất cô -dù chẳng hề được- anh ta đã giết chết cô ca sĩ và mang xác cô đi biệt tăm!
Cũng qua hồi ký NL tuy được phép thực hiện nhưng cuốn phim TĐĐR lại bị..cấm trình chiếu -lệnh từ bà CV Ngô Đình Nhu- vì nội dung bệnh hoạn và bạo lực không phù hợp với đạo đức XH VN khiến ông phải lao đao chạy chọt để cuối cùng phim được ra mắt khán giả với những điều kiện như cắt xén nhiều phân đọan, mang rated R: Phim cấm trẻ em dưới 18 tuổi -đây là cuốn phim VN đầu tiên và..cuối cùng của VNCH mang rated R- và chỉ được trình chiếu duy nhất...một lần sau đó phải mang đi hủy!
PL nghỉ sự việc..chỉ được trình chiếu một lần ông NL cường điệu thêm vì rỏ ràng PL được xem TĐĐR tại rạp Cộng Hòa dưới BT và vẩn còn nhớ tấm quảng cáo treo trước rạp hình một người đẹp chỉ mặc quần áo lót -không phải đồ tắm- nằm cạnh hàng chữ "Cấm trẻ em dưới 18 tuổi". Hàng chữ nầy chỉ có hiệu quả với bà chị của PL là không đi xem dù..mê phim VN và không cho tụi PL đi xem thôi! Chứ với rạp chiếu phim thì chỉ..lôi thêm khách muốn xem vì bằng cớ anh em PL cùng đám quỷ sứ trong xóm vẩn chui tọt vào xem được...bình thường! :twisted:


Cảm ơn mấy chi tiết hay quá mà cỡ Glassy kô thể nào biết được, phim TDDR hay không vậy huynh?
Hình đại diện của thành viên
HoaiLang
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viếtCOLON 12853
Ngày tham giaCOLON Thứ 7 Tháng 8 12, 2006 5:00 pm

Bài viết chưa xem gửi bởi HoaiLang »

Hồi đó wynh đi xem vì..tò mò vì..bị cấm muốn biết tại sao..cấm chứ có biết hay dở gì đâu. Chi tiết duy nhất wynh nhớ là một cô ca-sĩ -không phải Minh Hiếu- sau khi hát thay đổi y phục ra về, mặc áo dài nhưng quên...mặc..quần. Ông tài xế taxi phát hiện ra điều nầy! Và wynh nhớ hoài là vì trong bữa cơm đã lẻo mép kể ra làm bể mánh chuyện đã cấm đi xem phim mà vẩn lén đi xem. Lôi luôn cha anh vào...thảm kịch..cá không ăn muối..:lol:
Thật ra, đạo diễn NL rất..có tài trong việc dựng lên những cảnh..sexy trong phim của ông -báo hại wynh bị...ám ảnh hoài à :oops: -. Cuốn phim Mưa Lạnh Hòang Hôn có màn Nguyễn Long và Mai Ly hôn nhau dưới mưa...Nước mưa khiến cáo áo mỏng của ML càng..mỏng thêm cứ như..giấy gương! Phim Ok..Ok -hay Khi Người Áo Đen Xuất Hiện- cũng vậy. Cô dv vai vợ anh người núi NL tắm biển nhưng..mặc tshirt trắng nên khi lướt thướt chạy hai cái túi silicon của cô khiến đám con nít quỷ la rùm lên -cũng may lúc đó wynh lớn rồi nên chỉ..la thầm thôi- :twisted: Và sang đến phim Anh Yêu Em thì vừa..vô tuồng là cô dv Phương Uyên leo lên sân thưoợng nằm 100% ra..tắm nắng và lúc cả hai -cô và Hùng Cường cùng chết trong tư thế...đá cũng phải..toát mồ hôi nói chi người xem. Phim Hè 72 thì Hòang Cầm và Ng. Th. Tường Vy theo đúng lời nhạc của Phạm Duy "..trần truồng yêu nhau trong làn nước.." nên khỏi mô tả chắc ai cũng...hình dung ra. Và "đôi ta chỉ có một mùa hè thôi.." nên suốt cuốn phim hầu như chỉ..tắm biển hè thôi! :oops:
tienghathoctro
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
Bài viếtCOLON 3786
Ngày tham giaCOLON Chủ nhật Tháng 11 12, 2006 4:00 pm
Đến từCOLON Ngõ vắng xôn xao
CONTACTCOLON

Bài viết chưa xem gửi bởi tienghathoctro »

Sáu mươi năm cuộc đời..nhưng dường như ai cũng vượt hơn rồi TC!

Tân Cổ Giao Duyên: Cố nhạc sĩ Y Vân lúc còn sinh thời sáng tác bài 60 Năm Cuộc Đời, không ngờ bài hát này vận vào ngay chính cuộc đời ông. Ông mất năm 60 tuổi vào năm 1992 tại Sài Gòn.

Trước 75 và sau 75, cố nhạc sĩ Y Vân và cố đạo diễn điện ảnh Bùi Sơn Duân (bác ruột của tài tử điện ảnh Bùi Thương Tín) chơi rất thân với nhau. Do đó, khi làm bất cứ cuốn phim nào ông Duân cũng đều luôn mời ông bạn quý Y Vân viết nhạc cho phim của mình như: Như Giọt Sương Khuya, Như Hạt Mưa Sa, Chiếc Vòng Bạc, Chiều Sâu Tội Ác,...
Hình đại diện của thành viên
HoaiLang
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viếtCOLON 12853
Ngày tham giaCOLON Thứ 7 Tháng 8 12, 2006 5:00 pm

Bài viết chưa xem gửi bởi HoaiLang »

Mất Thêm Một Tiếng Dương Cầm
Quỳnh Giao


Hình ảnh
Nhạc sĩ Lê Văn Thiện (giữa) cùng nhạc sĩ Vũ Thành An (bên phải) và nhạc sĩ Nam Lộc. (Hình: Gia đình NS Lê Văn Thiện cung cấp)



Tin nhạc sĩ Lê Văn Thiện ra đi hôm 1 Tháng Mười Một vừa qua đã rơi như một nốt nhạc vào cõi hư không. Tiếng vang còn đọng lại là một chuỗi hồi ức về những tiếng dương cầm trong nền tân nhạc của mình...

Ngày xưa, vào thời phôi thai của nền nhạc Việt, số nhạc sĩ đệm đàn dương cầm cho các ban nhạc chỉ đủ trên đầu ngón tay.

Người viết chỉ hát ở các đài phát thanh tại Sài Gòn, nên nghe Kim Tước nói ở ngoài Bắc, đài phát thanh Hà Nội thời xưa có các tay đàn nổi tiếng đệm cho các danh ca như Minh Ðỗ, Thương Huyền, Ngọc Bảo, Quách Ðàm. Trong các ban nhạc ở miền Bắc thời đó là các nhạc sĩ Vũ Anh Thường, Vũ Xuân Mai và Nguyễn Cầu. Về sau, khi di cư vào Nam, thì nhạc sĩ Nguyễn Cầu là một trong các giáo sư về nhạc pháp và dương cầm của trường Quốc Gia Âm nhạc Sài Gòn.

Trong khi đó ở miền Nam, các nhạc sĩ đệm nhạc thời kỳ phôi thai có một bậc lão thành là Trần Văn Lý. Ông là tác giả bài “Mẹ Ơi” nổi tiếng với nhịp tango (“Mẹ ơi, đau đớn thay khi lìa xa, trước giờ biệt ly, con hiến thân vì non sông...”). Nét đặc biệt của Trần Văn Lý là ảnh hưởng nhạc Pháp trong cách hòa âm và đệm đàn rất “Tây.”

Một dương cầm thủ bậc thầy, lại chuyên môn về Jazz, là Nguyễn Văn Dung. Ông đào tạo nhiều học trò giỏi và rất kén người trưởng ban nhạc. Vì thế ông cộng tác với một số ban nhạc rất nhỏ, rồi ít thấy xuất hiện sau thập niên 60.

Nhạc sĩ Võ Ðức Thu, mà Quỳnh Giao đã có dịp nhắc tới cách đây ít lâu, là một người thầy nghiêm nghị. Khi ông đệm nhạc cũng thế, tiếng đàn rất cứng cỏi và khuôn thước. Ai hát trật nhịp là ông lập tức nhăn mặt làm nhiều người rất sợ. Trái lại, em trai ông là Võ Ðức Tuyết thì lại dễ dãi xuề xòa với ca sĩ. Ai hát yếu thì ông giúp bằng cách gõ thật mạnh những nhịp đầu (temp fort) và còn khéo gõ cả nốt nhạc trước để ca sĩ bắt giọng cho trúng. Ðôi khi những người hát vững và muốn được tự do diễn tả thì không mấy thích thú lắm, vì lối đệm của ông làm mất cảm hứng riêng của họ.

Khi cuộc di cư vĩ đại từ miền Bắc vào Nam năm 1954, chúng ta có thêm Văn Phụng tài hoa và vui tính. Ông đàn lả lướt, và cách nhấn phím cũng rất nhẹ nhàng, khiến ca sĩ hài lòng mỗi khi được ông đệm cho tiếng hát của mình. Văn Phụng là người soạn nhạc và chủ trương giữ ý nhạc chính nên không dùng nhiều hài âm (accord) quá lạ quá mới. Ông ngại làm biến thể ca khúc của tác giả, một sự ý tứ đáng quý.

Sau khi du học từ Pháp về, Nghiêm Phú Phi vừa đệm đàn cho các ban nhạc ở đài phát thanh, vừa dạy piano trong trường nhạc. Ðương nhiên nhạc sư là người đệm đàn có uy tín nhất vì kỹ thuật thượng thừa, ngón đàn điêu luyện. Các nhạc trưởng khó tính như Vũ Thành, Hoàng Trọng đều quý trọng ông. Nhất là khi trình bày những tác phẩm được viết hòa âm hẳn hoi, người ta cần tay đàn thật vững và theo sát bài hòa âm chứ không cương ẩu.

Khi hát ban nhi đồng lúc lên bẩy, Quỳnh Giao còn nhớ người đệm nhạc cho tụi nhóc là anh Hoàng Linh, người cao và gầy như Paganini, đệm nhạc rất giỏi, đứa nào hát rớt nhịp anh đều vớt được hết! Sau một thời gian anh được học bổng đi học ở bên Ý và hình như không trở về nước sau đó.

Bên đài Quân Ðội thì có nhạc sĩ Trần Trịnh, một người nhạc sĩ đa tài, vừa là nhạc sĩ dương cầm vừa sáng tác nhiều tác phẩm nổi tiếng và giá trị. Cho đến nay thính giả vẫn còn yêu thích các ca khúc trác tuyệt như “Cung Ðàn Muôn Ðiệu”, “Lệ Ðá”, “Tiếng Hát Nửa Vời”... Riêng Quỳnh Giao đặc biệt nhớ bài “Những Nụ Gai Mòn” của anh, tuy ít được người trình bày.

Một nhạc sĩ đầu quân bên Quân Cụ là Nguyễn Hậu, em trai nhạc sĩ Nguyễn Hiền. Nguyễn Hậu hiền lành đôn hậu như cái tên ông mang. Ông là một tay pianist cừ khôi của ban Hương Thời Gian của cố nhạc sĩ Anh Việt, người sáng tác nhạc trữ tình lãng mạn và một sĩ quan cấp Tá của Quân Cụ. Ngoài việc đệm đàn, Nguyễn Hậu cũng còn hòa âm cho các ca khúc trình bày trong ban nhạc. Ông mất khi vượt biển khoảng đầu năm 80.

Ðài Quân Ðội còn có anh Lê Văn Chấn cũng là một nhạc sĩ đệm nhạc rất vững, tính tình hiền lành ít nói, nhưng tay anh chạy arpège lả lướt không kém gì Văn Phụng.

Ðầu thập niên 60 có tay đàn thuộc loại tuổi trẻ tài cao, đàn rất ngọt và nói tiếng Pháp rất nhuyễn là anh Nguyễn Ánh 9. Anh đi đàn cho phái đoàn của nhạc sĩ Phạm Duy khi đi Nha Trang trình diễn trường ca “Con Ðường Cái Quan”. Ngày ấy người viết mới 15, đi hát xa với đại ban có cả thân mẫu đi cùng. Nguyễn Ánh 9 cả ngày “đấu” tiếng Pháp với mẹ và chú Phạm Duy. Anh tài hoa lắm, chỉ một cây piano mà nghe như cả một dàn nhạc. Sau đó vài năm, anh đi vào lãnh vực sáng tác và thành công không kém ngón đàn của mình.

Bây giờ mới miên man nhớ về Lê Văn Thiện. Tiếng đàn của ông đã ngự trị trong nhiều phòng trà và khiêu vũ trường. Ông đệm dương cầm cho đủ mọi loại nhạc, loại nhịp và đủ thành phần ca sĩ. Ông “stranposer” rất tài, vì ca sĩ hát phòng trà không thuộc trường phái “đài phát thanh”, là thành phần phải hát đúng ton, đúng nhịp, theo với hòa âm. Ca sĩ phòng trà thường hát những bài đang được ưa chuộng, nhưng với “ton” nào cũng được, miễn là hay. Thế nên “Le Beau Danube Bleu” hát ton La cũng được (thay vì Ré hoặc Do), “Lệ Ðá” hát ton Fa cũng được (thay vì La), “Nửa Hồn Thương Ðau” có hát ton Do (thay vì Mi) thì khán giả vẫn thích. Các ca sĩ âu yếm gọi Lê Văn Thiện là “ông thầy.” Ông thầy hiền khô, nhe rằng cười luôn, dù có bị chóa mắt vì nhìn một lúc hai ba dòng nhạc!

Sang đến Hoa Kỳ, thời gian đầu ông bận soạn hòa âm và là một trong những người đầu tiên viết hòa âm cho các tape nhạc Việt Nam tại hải ngoại. Và viết bằng tay, chứ không bằng máy như lớp người sau này.

Quỳnh Giao vừa nhắc tới, dù có thể còn thiếu tên một vài nhạc sĩ, nhưng hy vọng là các ca sĩ và cả thính giả đều nhớ và biết ơn những tay đàn đã làm đẹp, tô chuốt cho bài hát và ca sĩ. Không có họ, bài hát trở thành dòng nhạc vô hồn, và ca sĩ trình bày cần người đệm đàn như cần hơi thở vậy. Khi đang ngân nga, cảm hứng dồi dào, và làn hơi tuôn chảy sung mãn, có mấy ai biết ơn người đệm biết đúng lúc nào mình sẽ dứt câu... Những đoạn rallentir (chậm lại), những hợp âm rải đúng câu nhạc là một hạnh phúc của người đang trình bày. Nói như Pavarotti nói “sự nghiệp của mình đôi khi chỉ treo trên một nốt nhạc.” Quỳnh Giao lại nghĩ rằng “sự nghiệp của mình đôi khi chỉ nhờ người đệm đàn”...

Bài này được viết khi Quỳnh Giao nghe tin Lê Văn Thiện vừa từ giã chúng ta.

Cho đến nay, những người tài hoa thuở ấy đã ra đi khá nhiều rồi. Trần Văn Lý, Võ Ðức Thu, Võ Ðức Tuyết, Nguyễn Cầu, Nghiêm Phú Phi, Văn Phụng, Lê Văn Chấn... và nay đến lượt Lê văn Thiện... Cùng lúc lại nghe tin tài tử Nguyễn Long đã ra đi. Xin tưởng nhớ đến những nghệ sĩ ấy, với lòng tri ân và lời chân thành chia buồn cùng tang quyến...
tienghathoctro
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
Bài viếtCOLON 3786
Ngày tham giaCOLON Chủ nhật Tháng 11 12, 2006 4:00 pm
Đến từCOLON Ngõ vắng xôn xao
CONTACTCOLON

Bài viết chưa xem gửi bởi tienghathoctro »

Sau khi du học từ Pháp về, Nghiêm Phú Phi vừa đệm đàn cho các ban nhạc ở đài phát thanh, vừa dạy piano trong trường nhạc.

Nữ ca sĩ kiêm tài tử điện ảnh Thanh Lan là học trò của nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi. Hồi còn học trường nữ trung học Marie Curie, Thanh Lan cùng với hai cô em gái, do ở gần nhà nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi, nên cả ba chị em cô đã sang bên nhà nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi để theo học đàn piano. Sau này, vào năm 1986, khi tham gia đóng phim Bài Hát Đâu Chỉ Là Nốt Nhạc, với vai trò nhân vật là con gái của một vị nhạc sĩ nổi tiếng, tốt nghiệp khoa piano Nhạc viện thành phố, Thanh Lan đã trực tiếp đệm dương cầm bài nhạc quốc tế Love Is Blue trong cảnh phim đó với ngón đàn thật lã lướt trên phím đàn.

Bên đài Quân Ðội thì có nhạc sĩ Trần Trịnh, một người nhạc sĩ đa tài, vừa là nhạc sĩ dương cầm vừa sáng tác nhiều tác phẩm nổi tiếng và giá trị. Cho đến nay thính giả vẫn còn yêu thích các ca khúc trác tuyệt như “Cung Ðàn Muôn Ðiệu”, “Lệ Ðá”, “Tiếng Hát Nửa Vời”...

Nhạc sĩ Trần Trịnh là người chồng đầu của nữ ca sĩ kiêm tài tử điện ảnh Mai Lệ Huyền. Ca khúc Lệ Đá của ông viết tới hai lời (trong thực tế các ca sĩ khi trình bày ca khúc này họ thông thường chỉ hát có một lời) vào năm 1971 đã được đạo diễn điện ảnh Võ Doãn Châu sử dụng làm ca khúc trong phim truyện điện ảnh kinh dị Lệ Đá với sự góp mặt của các tài tử như: Đoàn Châu Mậu, La Thoại Tân, Thanh Lan, Thái Chi Lan (mẹ Thanh Lan), Bà Năm Sa Đéc.

Ðầu thập niên 60 có tay đàn thuộc loại tuổi trẻ tài cao, đàn rất ngọt và nói tiếng Pháp rất nhuyễn là anh Nguyễn Ánh 9. Anh đi đàn cho phái đoàn của nhạc sĩ Phạm Duy khi đi Nha Trang trình diễn trường ca “Con Ðường Cái Quan”. Ngày ấy người viết mới 15, đi hát xa với đại ban có cả thân mẫu đi cùng. Nguyễn Ánh 9 cả ngày “đấu” tiếng Pháp với mẹ và chú Phạm Duy. Anh tài hoa lắm, chỉ một cây piano mà nghe như cả một dàn nhạc. Sau đó vài năm, anh đi vào lãnh vực sáng tác và thành công không kém ngón đàn của mình.

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 năm nay đã 69 tuổi, nhưng ông vẫn còn đệm dương cầm vào các ngày cuối tuần tại quán cà phê Một Thuở (nằm trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa quận 3). Ông có hai cậu con trai, cả hai đều nối nghiệp ông. Nguyễn Quang là nhạc sĩ đã từng viết ca khúc Mãi Yêu cho nữ ca sĩ Mỹ Tâm hát, nhạc công chơi đàn Organ và piano, hòa âm phối khí. Nguyễn Đình Quang Anh sinh năm 1970 chơi đàn Organ, viết nhạc cho các phim truyền hình như: Ký Sự Pháp Đình, Taxi.
BUTTON_POST_REPLY

Quay về