THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Soạn giả Quy Sắc qua đời: Hình ảnh - Video
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 8407
- Ngày tham gia: Ba T6 16, 2009 10:05 am
Mỗi bài hát có cái hay riêng .
Anh Út Trà Ôn nổi tiếng nhờ "Tình anh bán chiếu "
thì chị Thanh Hương cũng nổi tiếng nhờ " Cô bán đèn hoa giấy "
Hai bài hát này được sáng tác rất lâu rồi có thể vào những năm 60 thì phải.
Lời văn của hai bài mộc mạc ( không trao chuốt ). Đó là lời thổ lộ tâm tình
- về chuyện tình cảm của một cô gái trong thời chinh chiến- tàn cuộc chiến người trai trở về thì cô gái đã có chồng, con.
- một bên là lời bày tỏ tình cảm của anh bán chiếu- trách người tình đã quên lời mà đi lấy chồng ...
Cả hai bài lời văn đều mộc mạc và được hai danh ca thể hiện với lời ca chân phương, thắm thiết đầy cảm xúc .
Anh Út Trà Ôn nổi tiếng nhờ "Tình anh bán chiếu "
thì chị Thanh Hương cũng nổi tiếng nhờ " Cô bán đèn hoa giấy "
Hai bài hát này được sáng tác rất lâu rồi có thể vào những năm 60 thì phải.
Lời văn của hai bài mộc mạc ( không trao chuốt ). Đó là lời thổ lộ tâm tình
- về chuyện tình cảm của một cô gái trong thời chinh chiến- tàn cuộc chiến người trai trở về thì cô gái đã có chồng, con.
- một bên là lời bày tỏ tình cảm của anh bán chiếu- trách người tình đã quên lời mà đi lấy chồng ...
Cả hai bài lời văn đều mộc mạc và được hai danh ca thể hiện với lời ca chân phương, thắm thiết đầy cảm xúc .
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 37641
- Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm
lathuxua: thì cũng được nhưng mất hào hứng như xem trực tiếp
Nghe SG Kiên Giang nói mấy hôm trước có SG Viễn Chân, cũng yếu đi phải có người dìu, NS Phương Quang...mình bận đi làm với lại NS đến cũng giờ giấc lung tung nên...thôi để dành đêm thứ 7 tới cho gọn
Tất cả cái gọi là tác giả, soạn giả sau 75 đều thuộc hàng học trò của những SG tài danh của Quy Sắc, Hoa Phượng, Hà Triều, Viễn Châu, Kiên Giang, Thu An, Hoàng Khâm, Loan Thảo, Yên Lang, Vân An, Vạn Lý...thôi. Không thể gọi là đồng nghiệp được.
Nghe SG Kiên Giang nói mấy hôm trước có SG Viễn Chân, cũng yếu đi phải có người dìu, NS Phương Quang...mình bận đi làm với lại NS đến cũng giờ giấc lung tung nên...thôi để dành đêm thứ 7 tới cho gọn
Tất cả cái gọi là tác giả, soạn giả sau 75 đều thuộc hàng học trò của những SG tài danh của Quy Sắc, Hoa Phượng, Hà Triều, Viễn Châu, Kiên Giang, Thu An, Hoàng Khâm, Loan Thảo, Yên Lang, Vân An, Vạn Lý...thôi. Không thể gọi là đồng nghiệp được.
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
-
- Thành viên nhiệt tình
- Bài viết: 4149
- Ngày tham gia: Hai T8 21, 2006 5:00 pm
ngocanh đã viết:Hôm nay ngồi nghe các NS xưa nói về SG Quy Sắc, trong đó có đề cập đến bài viết của ông Hồ Quang trên BSK. Trong bài đó ông Hồ Quang cho là bài Tình Anh Bán Chiếu của SG Viễn Châu nổi tiếng, hay hơn ...hơn bài Cô Bán Đèn Hoa Giấy của SG Quy Sắc.
Mọi người cho là bài Tình Anh Bán Chiếu nổi tiếng hơn Cô Bán Đèn Hoa Giấy thì có thể nghe được, nó nổi tiếng hơn tài vì được Vua vọng cổ Út Trà Ôn hát mà thôi, chứ nội dung, ý nghĩa của bài Tình Anh Bán Chiếu không hay không đẹp, hồn nhiên bằng CÔ BÁN ĐÈN HOA GIẤY.
Các bạn thấy sao?
Trời ơiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii anh NA vô đi tại sao anh lại thấy như vậy khi tôi đọc đến chỗ "Mọi người cho là bài Tình Anh Bán Chiếu nổi tiếng hơn Cô Bán Đèn Hoa Giấy..." thì tôi muốn gõ vô "trả lời" rồi! kịp đọc xuống tới hết bài của anh thì tôi OK chịu quá!
Tôi cho rằng lời ca của TABC mộc quá, bài tỏ tình cãm rõ rệt quá khiến như không có thơ mộng nhiều bằng lời ca của CBĐHG, cũng 2 đoạn kết giống nhau nhưng CBĐHG tạo xúc cãm bồi hồi lâu hơn khi dứt nhịp song lang câu chót, thính giả nghe cãm giác man man rất sâu
- khuyenmap
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 6304
- Ngày tham gia: Chủ nhật T10 15, 2006 5:00 pm
- Đến từ: London / England
Thanh Hương đã thể hiện trọn vẹn tâm tư thắc thỏm, thương sầu của cô gái chung tình lặng đếm thời gian trôi đi, để cô vương mang cái nghiệt ngã sắc hương phai nhạt. ''Trước mặt mẹ cha, em giả bộ vui vẻ hồn nhiên như người vô tư lự, nhưng lòng em vẫn ai hoài, kể từ ngày em biết yêu anh'', tám nhịp chót câu vọng cổ thứ sáu chấm dứt bài ca, thẩm thấu tâm tư thính giả một nỗi ngậm ngùi day dứt dải lâu. Riêng bài Cô bán đến hoa giấy vốn là một tuyệt phẩm hiếm có trong kho tảng bài ca vọng cổ thể loại tự sự với nội dung lãng mạn trữ tình đậm đà mà không bi lụy sướt mướt. Tình yêu trong sáng thơ ngây của cô bé bán đến hoa và cậu học trò nhu hòa đã nảy sinh chỉ qua một lán gặp gỡ. Rồi chiến tranh, biết bao đổi dời, chàng trai phong trần trở lại chốn xưa thì cô bán đến đã có chồng có con: ''Đèn hồng đã có người mua, má hồng đã bị nắng mưa phai rồi'' (song lang dứt xề câu 5). Chàng thất vọng bỏ đi khi hiểu rõ sự tình. ''Khách ngoảnh lại nhìn em, loáng lệ. Em lắc đầu buông chuỗi thở dài. Kỷ niệm năm xưa bừng sống lại, em chạy theo người để tỏ tấc lòng yêu. Nhưng ai xui con em cất tiếng kêu mẹ mẹ, em dừng chân nhìn nó mà lệ đổ tuôn dòng (song lang xề nhịp 24). Con em là chiến tuyến ngăn em theo tiếng gọi của lòng - Bóng người dù khuất xa xôi, nhưng vẫn sống mãi đời đời trong tim em (dứt hò nhịp 32 câu 6).
Đã 50 năm, bài ca này tuy ít phổ biến hơn Tình anh bán chiếu nhưng người mộ điệu cao niên - nhất là người trong giới -vẫn xếp nó vị trí ngang tầm Tình anh bán chiếu
Một trùng hợp gần như tiền định: ÚT Trà ôn vả Thanh Hương mỗi người đều có hai bài ca để đời của hai soạn giả tài năng. Đó là Viễn Châu với Tình anh bán chiếu (ÚT Trà ôn ca) và Đợi chờ (Thanh Hương ca); còn Quy Sắc với Tình phụ tử (ÚT Trà ÔN ca) và Cô bán đèn... (Thanh Hương ca).
Đã 50 năm, bài ca này tuy ít phổ biến hơn Tình anh bán chiếu nhưng người mộ điệu cao niên - nhất là người trong giới -vẫn xếp nó vị trí ngang tầm Tình anh bán chiếu
Một trùng hợp gần như tiền định: ÚT Trà ôn vả Thanh Hương mỗi người đều có hai bài ca để đời của hai soạn giả tài năng. Đó là Viễn Châu với Tình anh bán chiếu (ÚT Trà ôn ca) và Đợi chờ (Thanh Hương ca); còn Quy Sắc với Tình phụ tử (ÚT Trà ÔN ca) và Cô bán đèn... (Thanh Hương ca).
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 8407
- Ngày tham gia: Ba T6 16, 2009 10:05 am
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 8407
- Ngày tham gia: Ba T6 16, 2009 10:05 am
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 37641
- Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm
Trùi ui! Trên báo Thể thao văn hóa đăng tin đây. Hình kèm theo bài báo là của NS Thanh An (còn sống đang ở DLNS), chứ đâu phải SG Quy Sắc đâu :
Vĩnh biệt tác giả Người vợ không bao giờ cưới (TT&VH) - Soạn giả cải lương nổi tiếng Quy Sắc vì tuổi cao sức yếu đã qua đời vào lúc 4h25 ngày 6/1 tại nhà riêng (C16 Cư xá Vĩnh Hội, phường 5, Q.4, TP.HCM), thọ 87 tuổi. Linh cữu được quàn tại tư gia. Lễ truy điệu sẽ diễn ra vào 5h30 ngày 10/1, an táng tại nghĩa trang chùa Phước Tường, An Thạnh, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Được đánh giá là một trong những soạn giả bậc thầy của sân khấu cải lương, ông ra đi đã để lại nhiều tiếc thương cho giới nghệ sĩ và khán giả mộ điệu.
Soạn giả Quy Sắc tên thật là Nguyễn Phú Quý, sinh ngày 14/7/1924, tại Bình Dương, từng giảng dạy Việt văn tại nhiều trường tư thục trước khi chuyển sang làm soạn giả cải lương chuyên nghiệp. Do từng là gia sư của “nữ hoàng sân khấu” Thanh Nga (lúc này cô mới 13 tuổi) nên thầy Quý có điều kiện tìm hiểu về sân khấu cải lương và tự mày mò viết kịch bản.
Kịch bản đầu tay của ông là vở Nghiệp giáo (1956). Đến năm 1959, cái tên Quy Sắc trở nên nổi tiếng với sự thành công của vở Người vợ không bao giờ cưới, hay còn gọi là Sơn nữ Phà Ca, cùng hợp tác với soạn giả Kiên Giang. Vở diễn được đón nhận nồng nhiệt và giúp Thanh Nga đạt được giải Thanh Tâm khi chỉ mới 16 tuổi. Có một giai thoại vui là để đánh dấu sự thành công của Người vợ không bao giờ cưới, hai soạn giả Quy Sắc và Kiên Giang đã hứa làm sui với nhau. Tên hai người con của hai ông cũng được gọi theo hai nhân vật chính của vở diễn là Mộng Long (con trai soạn giả Quy Sắc) và Phà Ca (con gái soạn giả Kiên Giang). Tuy ý định làm thông gia không thành nhưng nó trở thành kỷ niệm đẹp của hai người và cũng ghi dấu ấn về sự xuất hiện một tên tuổi lớn của sân khấu cải lương.
Soạn giả Quy Sắc tiếp tục cho ra đời hàng loạt vở tuồng có giá trị cao như: Khi rừng mới sang Thu, Miền quan tái, loạt ba vở diễn dựa theo Truyện Kiều là Trăng thề vườn Thúy, Má hồng phận Bạc, Từ - Kiều ly hận (rất thành công trên sân khấu Hùng Cường - Bạch Tuyết)... Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại khoảng 70 vở tuồng và nhiều bài ca cổ giá trị.
Ninh Lộc
Vĩnh biệt tác giả Người vợ không bao giờ cưới (TT&VH) - Soạn giả cải lương nổi tiếng Quy Sắc vì tuổi cao sức yếu đã qua đời vào lúc 4h25 ngày 6/1 tại nhà riêng (C16 Cư xá Vĩnh Hội, phường 5, Q.4, TP.HCM), thọ 87 tuổi. Linh cữu được quàn tại tư gia. Lễ truy điệu sẽ diễn ra vào 5h30 ngày 10/1, an táng tại nghĩa trang chùa Phước Tường, An Thạnh, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Được đánh giá là một trong những soạn giả bậc thầy của sân khấu cải lương, ông ra đi đã để lại nhiều tiếc thương cho giới nghệ sĩ và khán giả mộ điệu.
Soạn giả Quy Sắc tên thật là Nguyễn Phú Quý, sinh ngày 14/7/1924, tại Bình Dương, từng giảng dạy Việt văn tại nhiều trường tư thục trước khi chuyển sang làm soạn giả cải lương chuyên nghiệp. Do từng là gia sư của “nữ hoàng sân khấu” Thanh Nga (lúc này cô mới 13 tuổi) nên thầy Quý có điều kiện tìm hiểu về sân khấu cải lương và tự mày mò viết kịch bản.
Kịch bản đầu tay của ông là vở Nghiệp giáo (1956). Đến năm 1959, cái tên Quy Sắc trở nên nổi tiếng với sự thành công của vở Người vợ không bao giờ cưới, hay còn gọi là Sơn nữ Phà Ca, cùng hợp tác với soạn giả Kiên Giang. Vở diễn được đón nhận nồng nhiệt và giúp Thanh Nga đạt được giải Thanh Tâm khi chỉ mới 16 tuổi. Có một giai thoại vui là để đánh dấu sự thành công của Người vợ không bao giờ cưới, hai soạn giả Quy Sắc và Kiên Giang đã hứa làm sui với nhau. Tên hai người con của hai ông cũng được gọi theo hai nhân vật chính của vở diễn là Mộng Long (con trai soạn giả Quy Sắc) và Phà Ca (con gái soạn giả Kiên Giang). Tuy ý định làm thông gia không thành nhưng nó trở thành kỷ niệm đẹp của hai người và cũng ghi dấu ấn về sự xuất hiện một tên tuổi lớn của sân khấu cải lương.
Soạn giả Quy Sắc tiếp tục cho ra đời hàng loạt vở tuồng có giá trị cao như: Khi rừng mới sang Thu, Miền quan tái, loạt ba vở diễn dựa theo Truyện Kiều là Trăng thề vườn Thúy, Má hồng phận Bạc, Từ - Kiều ly hận (rất thành công trên sân khấu Hùng Cường - Bạch Tuyết)... Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại khoảng 70 vở tuồng và nhiều bài ca cổ giá trị.
Ninh Lộc
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
- Giang Tiên
- Thành viên thường xuyên
- Bài viết: 2064
- Ngày tham gia: Ba T12 23, 2008 11:55 am
- Đến từ: Mặt Nạ Thủy Tinh
- truongnam
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 209
- Ngày tham gia: Năm T6 17, 2004 5:00 pm