WELCOME TO THE NEW PHORUM
THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Bye Bye .....
MC DUC TIEN
Nghệ sĩ lão thành Lệ Thẩm qua đời
[7mau]Nghệ sĩ lão thành Lệ Thẩm qua đời[/7mau]
Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm
[7mau]Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm[/7mau] Sau thời gian chống chọi với nhiều căn bệnh, nghệ sĩ Tùng Lâm đã trút hơi thở cuối cùng lúc 4 giờ 30 phút ngày 15-10 tại nhà riêng. Ông tên thật...
CHẾT VẪN KHÔNG YÊN!
-Mỗi con sông chảy mỗi cánh khác của riêng mình Tôi là dòng nước đảo điên Quen vượt thác vượt ghềnh Không thể im lìm trôi xuôi - Sông chảy về đâu buồn hay tĩnh lặng Ra đại dương...
TIN BUỒN: NS Bích Thủy qua đời,ở tuoi 73
[video]http://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/video] [youtube]https://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/youtube]
VUA NHẠC SẾN ĐI RỒI....
Nhạc sĩ Vinh Sử thường được khán giả gọi là 'vua nhạc sến' bởi hàng trăm ca khúc đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt. Sau khi ông qua đời, nhiều nghệ sĩ bày tỏ sự tiếc...
TRẢ LẠI TÊN CHÙA.
Hội Sân khấu trả lại bảng tên Chùa Nghệ sĩ. Ngày 20/06/2022. Hội Sân khấu trả lại tên Chùa Nghệ sĩ như ban đầu, sau hai ngày thay đổi bằng bảng "Nghĩa trang nghệ sĩ". Chiều 20/6,...
Buồn Nhất khi Nghệ sĩ Thanh Kim Huệ qua đời
Khộng theo dõi tin tức ở đây nhưng qua nhiều kênh thông tin khác, được biết nữ nghệ sĩ tài danh Thanh Kim Huệ qua đời, buồn ơi là buốn, buồn hơn hết, không phải thương ai ghét ai mà sao nghe buồn...
Phan ưu cuoi nam
MH đã gởi điện thơ chúc năm mới 2022 anh chị Trần quang Hải nhưng không nghỉ là anh đã ra đi ngày hôm nay mặc dù anh đã cầm cự với căn bệnh hiểm nghèo mấy năm nay rồi. Thôi ,như vậy anh nhẹ...
Nữ danh ca
Thanh Kim Huệ đã ra đi :hoa: :flower: :)) :cry:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Soạn giả Quy Sắc qua đời: Hình ảnh - Video

Nơi tưởng nhớ những NS đã quá cố.
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
Đăng trả lời
lathuxua
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
Bài viết: 4149
Ngày tham gia: Hai T8 21, 2006 5:00 pm

Bài viết chưa xem by lathuxua »

Giàn âm thanh nhà mà sao nghe hay quá vậy? giọng cô Lệ Thủy nghe chết mê đi! OC ơi cám ơn ông quá xá, mõi tay mõi chân ông thấy thương quá :cungly:
huynhtuyetmai
Thành viên thực thụ
Thành viên thực thụ
Bài viết: 616
Ngày tham gia: Bảy T5 19, 2007 5:00 pm

Bài viết chưa xem by huynhtuyetmai »

Ong chu oi, con Nau Banh Dem Xuan va TO ANh Nguyet dau ong chu, Hu Hu
tình yêu đã hết từ đây
Hình đại diện của thành viên
van
Thành viên thường xuyên
Thành viên thường xuyên
Bài viết: 2666
Ngày tham gia: Sáu T12 24, 2004 4:00 pm
Đến từ: usa

Bài viết chưa xem by van »

:)) :)) :)) :cry: :cry: :cry:
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
baongoc123
Thành viên thường xuyên
Thành viên thường xuyên
Bài viết: 1620
Ngày tham gia: Chủ nhật T2 22, 2009 9:28 pm
Đến từ: U.S.A quê tôi long an
Tiếp xúc:

Bài viết chưa xem by baongoc123 »

ngocanh đã viết:[youtube]http://www.youtube.com/watch?v=lq6_Am9uc0s[/youtube]

NS Lệ Thủy ca Cô Bán Đèn Hoa Giấy
cám ơn ông chũ giựt gân nhiều nha.nhìn cô thủy thấy thuơng qúa.
Kiếp sống vô thường.
Cát bụi trở về cát bụi.
Kiếp sống con người rày đây mai đó
Kiếp sống luật nhân quả
Có vay thì phải có trả
Kiếp người như ngựa trâu.
Trai Tây cướp gái bản''
'' Em ơi hoa dín tơ nở hồng trên vách đá.
Ta yêu em ta chẳng có lòng gần.

Em ơi, hoa dín tơ nở hồng trên núi cao. Ta yêu em ta chẳng có lòng...;'' www.Tu Viện.com
ngocanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viết: 37641
Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm

Bài viết chưa xem by ngocanh »

Nấu Bánh Đêm Xuân: Đợi Tết đến mới có nha :)
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
Hình đại diện của thành viên
baongoc123
Thành viên thường xuyên
Thành viên thường xuyên
Bài viết: 1620
Ngày tham gia: Chủ nhật T2 22, 2009 9:28 pm
Đến từ: U.S.A quê tôi long an
Tiếp xúc:

Bài viết chưa xem by baongoc123 »

ông hủ tiếu ông chủ để treo làm kiểng hả.
nhữ nứa bộ quay chưa hết cuốn phim hả ông chủ hủ tiếu đặc thêm cho caí tên ông chủ hủ tiếu giựt gân. :roll: :D
Kiếp sống vô thường.
Cát bụi trở về cát bụi.
Kiếp sống con người rày đây mai đó
Kiếp sống luật nhân quả
Có vay thì phải có trả
Kiếp người như ngựa trâu.
Trai Tây cướp gái bản''
'' Em ơi hoa dín tơ nở hồng trên vách đá.
Ta yêu em ta chẳng có lòng gần.

Em ơi, hoa dín tơ nở hồng trên núi cao. Ta yêu em ta chẳng có lòng...;'' www.Tu Viện.com
Hình đại diện của thành viên
Tacy97
Thành viên thường xuyên
Thành viên thường xuyên
Bài viết: 1246
Ngày tham gia: Tư T9 06, 2006 5:00 pm
Đến từ: Mi?n ??t l?nh

Bài viết chưa xem by Tacy97 »

Để tưởng nhớ soạn giả Quy Sắc, xin giới thiệu mọi người xem DVD cải lương Đường Về San Hậu, version này do Chí Linh thực hiện, kịch bản hay lắm mà các nghệ sĩ đóng cũng hay vô cùng. Tuồng này dựng trong phim trường chứ không phải dạng video nên xem vũ đạo thấy hay lắm. NS nào cũng hay hết nhất là Chí Linh và Ngân Tuấn.

Mình đã coi 2 lần rồi nhưng hôm vừa rồi đọc được tin soạn giả Quy Sắc qua đời, lấy ra xem lại vẫn thấy hay quá.
lathuxua
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
Bài viết: 4149
Ngày tham gia: Hai T8 21, 2006 5:00 pm

Bài viết chưa xem by lathuxua »

khuyenmap đã viết:Soạn giả Quy Sắc: Tài danh đất Bình Dương
Soạn giả Quy Sắc tên thật là Nguyễn Phú Quý, sinh năm 1924, quê quán tại tỉnh Thủ Dầu Một, nay là tỉnh Bình Dương. Trước khi bước vào lĩnh vực sân khấu, ông Quý là thầy giáo của trường Phan Sào Nam và trường Lê Tấn Thành.

Theo soạn giả Nguyễn Phương, một người bạn của soạn giả Quy Sắc, do xuất thân nghề nhà giáo nên trong số học trò mà ông Quý đến nhà dạy kèm, có Juliette Nga - tức cô đào Thanh Nga, con của ông bà Bầu Nghĩa. Từ gia đình của cô học trò này, ông Quý lui tới hậu trường sân khấu, xem hát và nghĩ đến việc sáng tác kịch bản cải lương. Vở “Người vợ không bao giờ cưới” mà ông Quý hợp soạn với nhà thơ Kiên Giang đã mang đến huy chương vàng giải Thanh Tâm cho nữ nghệ sĩ Thanh Nga vào năm 1958. Tên soạn giả Quy Sắc bắt đầu từ đó. Cũng xin nói thêm, sáng lập viên trường Lê Tấn Thành là ông Lê Tấn Thành, anh hai của nữ nghệ sĩ Bảy Nam, cậu ruột của kỳ nữ Kim Cương.

Sau đó, theo soạn giả Nguyễn Phương kể, thì cậu Ba Đức, con của ông Năm Mạnh thay cha làm chủ hãng dĩa nhựa Asia, mời hai nghệ sĩ Hữu Phước và Út Bạch Lan thu thanh dĩa vọng cổ. Nghệ sĩ Hữu Phước giới thiệu soạn giả Quy Sắc với cậu Ba Đức. Dĩa nhựa đầu tiên Quy Sắc viết cho Hữu Phước là dĩa “Nắm xương tàn”, kế đó Quy Sắc viết cho Út Bạch Lan bài vọng cổ “Kiếp hồng nhan”. Hữu Phước và Út Bạch Lan ca thu dĩa hai bài ca vọng cổ đó cho hãng Asia, cả hai dĩa hát này đều được thính giả ưa thích, dĩa được bán rất chạy, phải tái bản.
Sau đó nữ danh ca vọng cổ Thanh Hương được mời về ca cho hãng dĩa Asia, soạn giả Quy Sắc viết bài vọng cổ “Cô bán đèn hoa giấy”. Dĩa hát thành công lớn, tên tuổi của danh ca Thanh Hương qua bài vọng cổ “Cô bán đèn hoa giấy” được thính giả nhiệt liệt ái mộ. Báo Tiếng Dội Kịch Trường tổ chức trưng cầu ý kiến độc giả, nữ nghệ sĩ Thanh Hương qua bài ca vọng cổ “Cô bán đèn hoa giấy” được bầu là đệ nhất nữ danh ca vọng cổ. Phía nam ca sĩ thì nghệ sĩ Út Trà Ôn được bầu là đệ nhất nam danh ca vọng cổ.

Sau thành công lớn của bản vọng cổ “Cô bán đèn hoa giấy”, soạn giả Quy Sắc được hãng dĩa Asia ký hợp đồng là soạn giả độc quyền của hãng dĩa Asia, tiền thưởng hợp đồng một năm là 5.000 đồng, tiền bản quyền mỗi dĩa vọng cổ là 1.000 đồng, tiền bản quyền dĩa vọng cổ và in bài ca Quy Sắc nhận được 8.000 đồng... Tài chánh thu nhập hàng tháng của soạn giả Quy Sắc cao hơn rất nhiều so với số lương tháng của một giáo viên nên ông thầy giáo Nguyễn Văn Quý từ giã nhà trường và các học trò của ông, mang nghệ danh Quy Sắc để gắn bó trọn đời với sân khấu và nghệ sĩ.
Soạn giả Quy Sắc sáng tác nhiều tuồng cải lương được trình diễn trên sân khấu Thanh Minh Thanh Nga, Kim Chưởng như tuồng “Người vợ không bao giờ cưới” hợp soạn với Kiên Giang, tuồng “Khi rừng mới sang thu” hợp soạn cùng soạn giả Loan Thảo, vở “Trăng thề vườn thúy” hợp soạn với soạn giả Mộc Linh, tuồng “Nghiệp giáo”...
LÊ BÍCH


Mời đọc đầy đủ hơn về soạn giả Quy Sắc

Soạn giả Quy Sắc
Thưa quý thính giả, Nguyễn Phương hân hạnh giới thiệu đến quý thính giả soạn giả Quy Sắc, một soạn giả tài danh có nhiều tác phẩm hay trên sân khấu cải lương cũng như trên các đĩa thu thanh trong các thập niên 60, 70. Soạn giả Quy Sắc tên thật là Nguyễn Phú Quý, sanh năm 1924, quê quán tại tỉnh Thủ Dầu Một, nay là tỉnh Bình Dương. Anh Quý có bằng Thành Chung chương trình Pháp ở Saigon, năm 1943 khi quân đội Nhựt Bổn đến Sàigòn, anh nghĩ học trở về Thủ Dầu Một, làm giáo viên ở trường Tiểu Học của tỉnh.

Từ một giáo chức
Đầu năm 1955 tôi gặp anh Quý trong nhà của ông Bầu Nghĩa, gần Sở Cảnh Sát Công Lộ ở đường Trần Hưng Đạo, đối diện với Sở Chửa Lửa đô thành Saigon. Anh Quý là gia sư, dạy học kèm cho Juliette Nga lúc đó cháu Nga được 13 tuổi.

Anh Quý biết tôi cũng học chương trình Pháp, từng làm công chức Sở Bưu Điện Saigon trước khi gia nhập đoàn hát hành nghề soạn giả nên sau những giờ dạy cho cô Juliette Nga học, anh thường trò chuyện cùng tôi. Anh muốn biết cuộc sống của soạn giả cải lương có thu nhập như thế nào, thuận lợi và khó khăn ra sao?

Tôi cho anh biết lương của soạn giả nếu có tiền bản quyền tác phẩm được trình diễn thì cao hơn lương của công chức hay giáo chức rất nhiều. Tuy nhiên nếu gánh hát nghĩ hát hay hát không ăn khách, nghệ sĩ và soạn giả phải lãnh phân nửa hay một phần tư số lương do đó cuộc sống bấp bênh chớ không như công chức, giáo chức có lương ổn định. Anh hỏi nếu tình trạng lương phạn như vậy, tại sao tôi bỏ không làm việc ở Sở Bưu Điện mà lại đi theo đoàn hát?
Tôi nói: khi mới bắt đầu thì vì tôi ham vui mà theo gánh hát nhưng sau này tôi khám phá ra niềm vui lớn nhất của tôi là sáng tác được một vở tuồng thành công. Khi khán giả và nghệ sĩ tán thưởng tác phẩm của tôi sáng tác thì đó là phần thưởng tinh thần rất quý giá. Không phải có nhiều tiền mà mua được cái phần thưởng đó. Thêm nữa khi theo nghề soạn giả, bắt buộc tôi phải đọc nhiều sách, học thêm nhiều vấn đề mà khi ở trường, tôi chưa được biết qua. Và sau hết là mình có thể thông qua các diễn viên để biến những sự suy nghĩ, những tưởng tượng của mình thành nhân vật và sự việc xảy ra trên sân khấu. Anh Quý cũng đồng quan niệm như tôi. Anh cho biết anh làm giáo chức vì có ông chú họ sáng lập trường tư thục tại Saigòn. Ông chú của anh Quý chạy lo giấy tờ hợp lệ về sư phạm để cho anh được phép đứng lớp dạy học trò. Dạy trường của chú ít giờ quá, mỗi giờ lương chỉ được 50 đồng nên anh Quý phải dạy chạy tandem thêm nhiều trường khác mới đủ sống. Anh Quý đã dạy ở trường Phan Sào Nam, Giám đốc là ông Trần Văn Từ. Anh Quý còn dạy thêm ở trường Lê Tấn Thành ở đường Nguyễn Thái Học, nhà văn Quốc Ấn làm Giám Đốc, ông Lê Tấn Thành là sáng lập viên. Ông Lê Tấn Thành là anh hai của nữ nghệ sĩ Bảy Nam, cậu ruột của kỳ nữ Kim Cương.

Ngoài ra anh Quý còn nhận đến nhà dạy kèm cho học trò. Các học trò được anh Quý đến dạy kèm tại nhà có Juliette Nga, con của ông bà Bầu Nghĩa, có con trai của bác sĩ Hớn ở đường Nguyễn Thái Học, con trai của dân biểu Sanh…

Một soạn giả tài danh
Nhờ dạy cho Juliette Nga, anh Quý quen với ông Bầu Nghĩa, vào hậu trường sân khấu, xem hát và nghĩ đến việc sáng tác kịch bản cải lương. Tên soạn giả QuyvSắc bắt đầu từ đó. Quy Sắc hợp soạn với nhà thơ Kiên Giang tuồng Người Vợ Không Bao Giờ Cưới, vở tuồng đã đem đến huy chương vàng giải Thanh Tâm cho nữ nghệ sĩ Thanh Nga trong năm 1958.

Cậu Ba Đức, con của ông Năm Mạnh thay cha làm chủ hãng dĩa nhựa Asia, mời hai nghệ sĩ Hữu Phước và Út Bạch Lan thu thanh dĩa vọng cổ. Nghệ sĩ Hữu Phước giới thiệu soạn giả Quy Sắc với cậu Ba Đức.

Dĩa nhựa đầu tiên Quy Sắc viết cho Hữu Phước là dĩa Nắm Xương Tàn, kế đó Quy Sắc viết cho Út Bạch Lan bài vọng cổ Kiếp Hồng Nhan. Hữu Phước và Út Bạch Lan ca thu dĩa hai bài ca vọng cổ đó cho hãng Asia, cả hai dĩa hát nầy đều được thính giả ưa thích, dĩa được bán rất chạy, phải tái bản luôn.

Sau đó nữ danh ca vọng cổ Thanh Hương được mời về ca cho hãng dĩa Asia, soạn giả Quy Sắc viết bài Vọng cổ Cô Bán Đèn Hoa Giấy. Dĩa hát thành công lớn, tên tuổi của danh ca Thanh Hương qua bài vọng cổ Cô Bán Đèn Hoa Giấy được thính giả nhiệt liệt ái mộ. Báo Tiếng Dội kịch trường tổ chức trưng cầu ý kiến độc giả, nữ nghệ sĩ Thanh Hương qua bài ca vọng cổ Cô Bán Đèn Hoa Giấy được bầu là đệ nhất nữ danh ca vọng cổ. Phía nam ca sĩ thì nghệ sĩ Út Trà Ôn được bầu là đệ nhất nam danh ca vọng cổ.

Sau thành công lớn của bản vọng cổ Cô Bán Đèn Hoa Giấy, soạn giả Quy Sắc được hãng dĩa Asia ký contrat soạn giả độc quyền của hãng dĩa Asia, tiền thưởng contrat một năm là 5000 đồng, tiền bản quyền mỗi dĩa vọng cổ là một ngàn đồng, tuồng hát trên sân khấu mỗi tuồng cắt làm tám mặt dĩa, tiền bản quyền dĩa vọng cổ và in bài ca Quy Sắc nhận được tám ngàn đồng.

Tài chánh thu nhập hàng tháng của soạn giả Quy Sắc cao hơn rất nhiều so với số lương tháng của một giáo viên nên ông thầy giáo Nguyễn Văn Quý từ giã nhà trường và các học trò của ông, mang nghệ danh Quy Sắc để gắn bó trọn đời với sân khấu và nghệ sĩ.

Soạn giả Quy Sắc sáng tác nhiều tuồng cải lương được trình diễn trên sân khấu Thanh Minh Thanh Nga, Kim Chưởng như tuồng Người Vợ Không Bao Giờ Cưới hợp soạn với Kiên Giang, tuồng Khi Rừng Mới Sang Thu hợp soạn cùng soạn giả Loan Thảo, vở Trăng Thề Vườn Thúy hợp soạn với soạn giả Mộc Linh, tuồng Nghiệp Giáo.

Tuồng Khi Rừng Mới Sang Thu của hai soạn giả Quy Sắc và Loan Thảo là bản tình ca diễm lệ của nữ chúa Tọa Mã Sơn do nữ nghệ sĩ Mỹ Châu thủ diễn, vì lầm yêu Hoàng Phi Hải do Minh Phụng diễn, một trang mã thượng phong lưu nhưng lại là một tên gián điệp của triều đình khiến cho Tọa Mã Sơn bị quân triều đình tàn phá. Những người trung thành và yêu nữ chúa như chàng Gù, như đầu mục Tạ Tử Lăng do Thanh Sang diễn, đều trung liệt đến hơi thở sau cùng. Chủ đề của vở tuồng mang tính ẩn dụ, cảnh báo những ai tôn thờ tình yêu một cách mù quáng, xem nặng tình yêu hơn sự nghiệp thì dễ trở thành nạn nhân của những mưu đồ bẩn thỉu của bọn bán nước cầu vinh. Tình tiết sôi động hấp dẫn, văn chương trong sáng, đậm chất thơ, bài ca cổ nhạc đặt để đúng với tâm trạng của nhân vật , lại được các giọng ca ngâm tuyệt vời của các nghệ sĩ danh ca Mỹ Châu, Minh Phụng, Lệ Thủy, Thanh Sang, Diệp Lang, Kim Ngọc biểu diễn, góp phần thành công không nhỏ cho tác phẩm của hai tác giả Quy Sắc và Loan Thảo.

Soạn giả Quy Sắc là một trong những soạn giả cải lương có nhiều thành công lớn trong địa hạt dĩa nhựa cũng như trên sân khấu, có thu nhập rất cao, cuộc sống sung túc ổn định.

Biến cố 30 tháng 4
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đổ ụp đến, các hãng dĩa bị nhà nước tịch thu, các gánh hát bị giải tán. Các soạn giả cải lương của miền Nam bị cấm hành nghề 10 năm để cải tạo tư tưởng và học đường lối mới của cách mạng, tất cả các tuồng sáng tác trước 1975 không được hát lại, nguồn thu nhập của tất cả các soạn giả và nghệ sĩ bỗng bị cắt ngang, nghệ sĩ và soạn giả lâm vào cảnh thiếu đói trong khi đó trong tay không có nghề nào khác để kiếm sống ngoài cái nghề đờn hát trên sân khấu. Soạn giả Quy Sắc cũng như bao nhiêu bạn đồng nghiệp của anh phải bán tháo báo đổ những tư trang vật dụng đắt giá để sống cầm hơi. Khi có lịnh mở khóa giáo dục sáng tác kịch bản cải lương, các soạn giả Saigon cũ được triệu tập đi học. Ba tháng mãn khóa, trưởng khóa tuyên bố kết quả:không chọn được đề cương một tuồng nào chớ đừng nói chi kịch bản.

Sau đó vài tháng Sở Văn Hóa lại mở khóa giáo dục tư tưởng, xây dựng hình tượng con người mới…vân vân, rồi mãn khóa, rồi lại mở khóa, rồi mãn khóa, cứ như vậy mà mãi mãi không có soạn giả nào được chấp thuận có đề cương đúng theo lối cách mạng. Các soạn giả bị tẩy rửa tư tưởng tự do tư sản, bị nhồi nhét đường lối mới, tư tưởng mới như vậy suốt trong mười năm, cho đến năm 1986, ông Nguyễn Văn Linh tuyên bố cởi trói văn nghệ sĩ thì tất cả các soạn giả cũ đều già khú, không thể trở thành con người mới hay soạn giả mới. Soạn giả Quy Sắc là một trong những người bị dìm trong cái chánh sách đưa đến cái chết dần chết mòn, khó bề phản kháng.
(Theo Soạn giả Nguyễn Phương, RFA)



Cải lương sau giai đoạn 30-4 bị "cùi cụt" khô khan và gần như tắt đèn vì trong đó có phần những soạn giả tài danh không hề được hoạt động sáng tác, không phải vì những soạn giả này thành danh thời văn hóa phãn động cũ, mà vì cái gì lý do gì thì đọc giả khán giả tự chiêm nghiệm ra sẽ hiểu. Người ta cũng không thấy soạn giả Thu An có kịch bản nào mới sau 75 (?)
Ở đề tài "cải lương chết chưa" có một em khán giả nào nói : sau tháng tư năm 75 cách mạng thành công, thì không cần "văn hóa vận" nữa, đúng không!?
TTHoang
Bài viết: 0
Ngày tham gia: Chủ nhật T1 10, 2010 4:41 pm
Đến từ: hoa-ky

Bài viết chưa xem by TTHoang »

Xin vui lòng đính chính lời chú thích trong bức ảnh cuối Phu-Nhân của SG Quy-Sắc là người thứ 3 đếm từ bên phải. Thành thật cám ơn. Hòang-Thu
TTHoang
CHOBACKINH
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viết: 8407
Ngày tham gia: Ba T6 16, 2009 10:05 am

Bài viết chưa xem by CHOBACKINH »

Đọc bài viết của Soạn giả Nguyễn Phương và của Khuyenmap tôi biết thêm nhiềy điều quá hay về soạn giả Quy Sắc và những khó khăn của nềncải lương trong đó có các soạn giả sau năm 1975.

Hai bài báo thật là hay .

Các bạn thấy không ? trình độ của các soạn giả ngày xưa của chúng ta là vậy đó- có như vậy thì mới đủ sức gửi gấm đựợc "mục đích " của tác giả qua lời ca, điệu hát của vỡ hát .

Tôi còn được biết sọan giả Mộc Linh mà soạn giả Quy Sắc cộng tác - ông ấy cũng là một nhà giáo nữa đó các bạn. Mà hồi xưa tuy là nhà giáo tiểu học thôi nhưng các ông ấy cũng đã đậu bằng Thành Chung hoặcTrung học Pháp thời ( các anh ấy nói tiếng Pháp như gió vậy )

Xin có vài dòng cùng các bạn .
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
Bài viết: 6304
Ngày tham gia: Chủ nhật T10 15, 2006 5:00 pm
Đến từ: London / England

Bài viết chưa xem by khuyenmap »

Đêm cải lương tưởng nhớ cố soạn giả Quy Sắc
Vào lúc 20h15 ngày 22/1, tại rạp Hưng Đạo, TP HCM, các NSƯT Phương Quang, Minh Vương, Lệ Thủy, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm, Vũ Linh… sẽ tham gia đêm diễn tưởng nhớ soạn giả Quy Sắc.
Ông là soạn giả tài hoa và có nhiều cống hiến cho nghệ thuật cải lương, từ trần ngày 6/1/2010 tại nhà riêng ở cư xá Vĩnh Hội, phường 5, quận 4, TP HCM. Những trích đoạn và bài ca cổ nổi tiếng của ông như Má hồng phận bạc, Khi rừng mới sang thu, Số đỏ, Cô gái bán đèn hoa giấy, Dưới cổng trường làng… sẽ được hát lại. Người học trò của ông là nghệ sĩ Út Trà Vinh cũng sẽ tái xuất sau gần 20 năm vắng bóng để ca bài Tình phụ tử.
Doanh thu bán vé đêm diễn và tiền phúng điếu sau tang lễ sẽ được gửi tặng Khu dưỡng lão Nghệ sĩ, Quỹ Vòng tay nghệ sĩ của báo Sân khấu TP HCM, quỹ xóa đói giảm nghèo của phường nơi ông sinh sống, và xây dựng một căn nhà tình thương tại Bình Dương quê ông.
TTHoang
Bài viết: 0
Ngày tham gia: Chủ nhật T1 10, 2010 4:41 pm
Đến từ: hoa-ky

Bài viết chưa xem by TTHoang »

TTHoang đã viết:
TTHoang đã viết:Xin vui lòng đính chính lời chú thích trong bức ảnh cuối, Phu-Nhân của SG Quy-Sắc là người thứ 3 đếm từ bên phải, không phải người thứ nhất từ bên trái, Thành thật cám ơn. Hòang-Thu
TTHoang
TTHoang
Bài viết: 0
Ngày tham gia: Chủ nhật T1 10, 2010 4:41 pm
Đến từ: hoa-ky

Bài viết chưa xem by TTHoang »

TTHoang đã viết:
TTHoang đã viết:
TTHoang đã viết:Xin vui lòng đính chính lời chú thích trong bức ảnh cuối, Phu-Nhân của SG Quy-Sắc là người thứ 3 đếm từ bên phải, không phải người thứ nhất từ bên trái, Thành thật cám ơn. Hòang-Thu
.
Đau buồn khi nhận được tin Cậu đả vỉnh-viển ra đi Hòang-Thu xin thay mặt gia-đình thành thật chia buồn cùng Mợ và các Anh Chị,Cháu cầu xin Chư Phật gia-hộ cho Cậu được yên vui nơi cỏi Vĩnh-hằng.
Gia-Đình 2 cháu Thu-Cúc và các con.
TTHoang
Hình đại diện của thành viên
Tacy97
Thành viên thường xuyên
Thành viên thường xuyên
Bài viết: 1246
Ngày tham gia: Tư T9 06, 2006 5:00 pm
Đến từ: Mi?n ??t l?nh

Bài viết chưa xem by Tacy97 »

khuyenmap đã viết:Đêm cải lương tưởng nhớ cố soạn giả Quy Sắc
Vào lúc 20h15 ngày 22/1, tại rạp Hưng Đạo, TP HCM, các NSƯT Phương Quang, Minh Vương, Lệ Thủy, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm, Vũ Linh… sẽ tham gia đêm diễn tưởng nhớ soạn giả Quy Sắc.
Ông là soạn giả tài hoa và có nhiều cống hiến cho nghệ thuật cải lương, từ trần ngày 6/1/2010 tại nhà riêng ở cư xá Vĩnh Hội, phường 5, quận 4, TP HCM. Những trích đoạn và bài ca cổ nổi tiếng của ông như Má hồng phận bạc, Khi rừng mới sang thu, Số đỏ, Cô gái bán đèn hoa giấy, Dưới cổng trường làng… sẽ được hát lại. Người học trò của ông là nghệ sĩ Út Trà Vinh cũng sẽ tái xuất sau gần 20 năm vắng bóng để ca bài Tình phụ tử.
Doanh thu bán vé đêm diễn và tiền phúng điếu sau tang lễ sẽ được gửi tặng Khu dưỡng lão Nghệ sĩ, Quỹ Vòng tay nghệ sĩ của báo Sân khấu TP HCM, quỹ xóa đói giảm nghèo của phường nơi ông sinh sống, và xây dựng một căn nhà tình thương tại Bình Dương quê ông.


Mong rằng chương trình sẽ được tổ chức nghiêm túc chứ đừng giống như chương trình tưởng niệm NSND Phùng Há.
Hình đại diện của thành viên
van
Thành viên thường xuyên
Thành viên thường xuyên
Bài viết: 2666
Ngày tham gia: Sáu T12 24, 2004 4:00 pm
Đến từ: usa

Bài viết chưa xem by van »

ngocanh đã viết:[youtube]http://www.youtube.com/watch?v=KoSoAOseBbg[/youtube]

NS Hữu Thành ca bài bản TỐNG TỬU ĐƠN HÙNG TÍN [vt:)] :))


NS Hửu Thành này ca hay quá chứ [vt:)] [vt:)] [vt:)]
Hình ảnh
Đăng trả lời

Quay về