THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Hình ảnh - Video: Đám giỗ NSND Phùng Há: Buồn tẻ
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 37641
- Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 37641
- Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm
Báo Tuổi Trẻ: Ngày giỗ của bà được tổ chức nghiêm trang và khá lặng lẽ. Ông Diệp Nam Thắng (tức bầu Xuân) - trưởng ban quản trị chùa - cho biết: “Rất nhiều nghệ sĩ yêu mến muốn cùng tổ chức một lễ giỗ rình rang cho xứng với vị thế của bà nhưng chúng tôi thực hiện theo đúng lời dặn dò của bà trước khi mất, bà muốn những ngày lễ giỗ được tổ chức một cách đơn giản, khiêm nhường và không phô trương, tốn kém!”.
Vậy là nhà Báo duy nhất hôm đó đến dự đám giỗ là Linh Đoan, thấy mặt nhiều lần nay mới biết tên.
* Không lẽ không dám làm trái lời dặn dò của NSND Phùng Há hay sao (ai mất mà không dặn dò thế này hay thế nọ)? một giỗ đầu thôi, chứ các giỗ sau đó còn ai quan tâm đến nữa. Có lẽ NS, các quan chức quan trọng của ngành sân khấu không đến là vì đám giỗ làm quá giản đơn rồi!!!
Vậy là nhà Báo duy nhất hôm đó đến dự đám giỗ là Linh Đoan, thấy mặt nhiều lần nay mới biết tên.
* Không lẽ không dám làm trái lời dặn dò của NSND Phùng Há hay sao (ai mất mà không dặn dò thế này hay thế nọ)? một giỗ đầu thôi, chứ các giỗ sau đó còn ai quan tâm đến nữa. Có lẽ NS, các quan chức quan trọng của ngành sân khấu không đến là vì đám giỗ làm quá giản đơn rồi!!!
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
-
- Thành viên mới đến
- Bài viết: 55
- Ngày tham gia: Tư T7 08, 2009 6:01 pm
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 37641
- Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm
- nangbanmai
- Thành viên mới đến
- Bài viết: 20
- Ngày tham gia: Tư T11 26, 2008 4:12 am
- Đến từ: nhà tui
cám ơn Ngọc ANh đưa hình ảnh ngày giỗ của Bà, xem mà buồn ..ngày Bà đi biết bao người khóc thương tiếc..dzậy mà giờ đây lặng lẽ, lạnh lẽo vô cùng..hjx. cũng giống như Ngocanh, tâm trạng háo hực đợi chờ ngày ra báo; cầm trên tay quyển báo Sân Khấu lật từng trang chẳng có nhắc đến ngày giỗ của Bà đến một chữ..ôi đau lòng quá..
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 37641
- Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm
Lễ giỗ Năm đầu của cố nghệ sĩ Phùng Há: Sao vắng vẻ, buồn tẽ vậy !!!
Mấy hôm nay tôi thường xuyên theo dõi tin tức của Hội Sân Khấu, Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ, các nghệ sĩ tài danh và đệ tử cưng của cố nghệ sĩ Phùng Há ở Việt Nam để biết tin tức về lễ giỗ năm đầu mà báo chí gọi là lễ Tiểu Tương của cố nghệ sĩ tài danh Phùng Há. Tôi được biết Chùa nghệ sĩ dự định tổ chức lễ giỗ năm đầu của cố nghệ sĩ Phùng Há vào hai ngày 12, 13 tháng 7 năm 2010, từ 9 giờ 45 đến 12 giờ với chương trình : Khai kinh, Cầu Siêu, Cúng Ngọ, Trai Tăng( tức là các quan khách và các sư ông dùng cơm chay).
Dự kiến của Ban Tổ chức lễ giỗ năm đầu của cố nghệ sĩ Phùng Há sẽ có ít nhứt 100 quan khách gồm có, Hội đồng gia tộc, quan khách chánh quyền thành phố, chánh quyền địa phương, Sở Văn Hóa Thông Tin Thành Phố, Hội Sân Khấu, Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ, nhà hát Trần Hữu Trang, vài chục nghệ sĩ đệ tử ruột của Bà Phùng Há, đông đảo nghệ sĩ cải lương tài danh của thành phố và học viên các trường Cao Đẳng Nghệ thuật Sân khấu của thành phố, đó là chưa kể đến con số đông đảo khán giá ái mộ cải lương sẽ đến viếng cúng mộ cố nghệ sĩ Phùng Há.
Tôi thật đau lòng và thất vọng khi bất ngờ được trang báo Cải Lương Việt Nam cho biết lễ giỗ năm đầu của cố nghệ sĩ Phùng Há được tổ chức sớm hơn, tức là vào ngày 24 tháng 6 năm 2010 tại Chùa nghệ sĩ ở Gò Vấp, cuộc lễ giỗ được mô tả là quá đơn sơ, buồn bã và rất ít nghệ sĩ đến dự.
Dự lễ giỗ năm đầu của bà cố nghệ sĩ Phùng Há chưa có hơn 10 nghệ sĩ.
Nhìn ảnh chụp lễ giỗ năm đầu của cố nghệ sĩ Phùng Há tại chùa nghệ sĩ ngày 24 tháng 6 vừa qua, tôi thấy có giáo sư Trần Văn Khê, nghệ sĩ hát bội Đinh Bằng Phi, soạn giả Kiên Giang, các nghệ sĩ Nam Hùng, Tô Kim Hồng, Huỳnh Nga, Kiều Tiên, Thúy Uyển, Thoại Mỹ, Phượng Loan ( 10 nghệ sĩ mà trong đó có Thúy Uyển, nghệ sĩ hải ngoại ở Westminster về thăm gia đình). Ngoài số 9 nghệ sĩ ở Saigon đến cúng giỗ bà cố nghệ sĩ Phùng Há còn có ông bầu Xuân( Ban quản trị chùa), các sư ông, gia đình bà P.H 3 người( bà Tám Trạng, Lê Thị Ngọc Mai, bà Chung Xuân) và một ít khán giả ở gần chùa đến dự. Về báo chí, chỉ có một cô phóng viên báo Tuổi Trẻ đến dự. Cô ngơ ngác nhìn cảnh chùa vắng vẻ, chụp vài bức ảnh, xong quỳ gối trước bàn thờ như mọi người đến dự lễ giỗ năm đầu của bà Phùng Há, nghe khai kinh, cầu siêu. Sau đó cùng vào ngồi dự cơm chay rồi mọi người chia tay lặng lẽ ra về.
Một blogger ở Việt Nam viết trên trang báo điện tử về lễ giỗ năm đầu của cố nghệ sĩ nhân dân Phùng Há như sau:
“ Vậy mới biết thói đời ra sao! Đâu rồi những nghệ sĩ là “ học trò cưng” của bà? Và đâu rồi những nghệ sĩ tài danh mang ân huệ của bà vì chính Người đã dìu dắt họ. Hãy nhớ lại một cái lễ tưởng niệm rất sơ sài, không bài bản sau khi Người nằm xuống không lâu, giờ thì một buỗi lễ giỗ giáp năm thật buồn tẽ và hiu quạnh. Cái tình người, tình nghệ sĩ, tình thầy trò là vậy sao? Thật đáng trân trọng những tấm lòng đã hiện diện trong ngày hôm đó”.
Tôi còn nhớ cố nghệ sĩ Phùng Há mất vào lúc 12 giờ đêm thứ bảy 04 tháng 7 năm 2009. Hai giờ chiều ngày 05 tháng 7 năm 2009 lễ tẩn liệm và đưa quan tài của Bà ra nhà tang lễ thành phố ở số 25 đường Lê Quý Đôn và quàn tại đây trong ba ngày 05, 06, 07 tháng 7 để cho quan khách và nghệ sĩ phúng viếng. Ngày 08 tháng 7, quan tài của cố nghệ sĩ Phùng Há được đưa về quàn tại chùa nghệ sĩ ở Gò Vấp để khán giả và nghệ sĩ tiếp tục phúng viếng đến sáng thứ sáu 10 tháng 7 mới làm lễ an táng vào phần mộ đã xây sẳn từ lâu tại chùa nghệ sĩ.
Lễ mai táng được tổ chức long trọng chưa từng thấy ở Saigon từ trước đến nay. Có vòng hoa phúng điếu của ông Chủ tịch nước, vòng hoa phúng điếu của Quốc Hội, của Ủy Ban Nhân Dân thành phố, của chánh quyền Huyện Gò Vấp, của Sở Văn Hóa Thông Tin thành phố, của Hội Sân Khấu, của Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ và hàng mấy trăm vòng hoa phúng điếu của các nghệ sĩ tài danh trong nước và ở hải ngoại, của các Ban, Ngành trong thành phố và khán giả ái mộ.
Trong ba ngày quàn di hài của cố nghệ sĩ Phùng Há tại nhà lễ tang, có ai đó nhắc chuyện bà Phùng Há đã hơn tám mươi tuổi mà vẫn thường đứng ra vận động quyên tiền giúp các nạn nhân thiên tai, bảo lụt và các nghệ sĩ bịnh hoạn, nghèo yếu neo đơn. Bà đích thân mang quà đến trao tận tay những người cùn khổ bệnh tật và trong số khách đến viếng tang, ai đó ngâm lớn mấy câu thơ:
Tuổi già lụm cụm thấy mà thương,
Đâu quản gần xa mấy chặng đường
Quà tặng trao tay người khốn khó
Đẹp đời nghệ sĩ, đẹp quê hương!
Trước di hài của cố nghệ sĩ Phùng Há, có người nhắc hai câu đối để trong chùa Nghệ sĩ, phía sau viện nơi có phòng nhỏ dành riêng cho Bà:
Đất nghệ sĩ bình an, Lao xao lá rụng bên thềm, ngỡ nhạc khúc bi hùng nơi hý viện.
Chùa Nhựt Quang thanh tịnh, Phảng phất hương bay trước gió, nghe hồi chuông cứu khổ giữa thiền môn.
Soạn giả Viễn Châu làm mấy câu thơ đưa tiển Bà ngày 05 thánh 7 năm 2009::
Chín chin lần xuân bạc mái đầu
Trọn đời giữ vẹn nghĩa tình sâu
Đói nghèo xót trẻ nhiều cơ cực
Lụt lội thương ai lắm dãi dầu
Muôn nỗi đoạn trường sao kể xiết
Chút tình nghệ sĩ thắm vào đâu!
Đêm đêm quỳ trước ngôi Tam Bảo
Nước mắt tràn theo tiếng nguyện cầu.
Trong bài điếu văn của đại điện Sở Văn Hóa Thành phố đọc trước quan tài của cố nghệ sĩ Phùng Há tại nhà tang lễ của thành phố có câu:
Cố nghệ sĩ nhân dân Phùng Há không có điều gì ước riêng cho mình. 80 năm qua, Bà đã cống hiến trọn đời cho nghệ thuật sân khấu, đã làm biết bao nhiêu là việc thiện giúp cho các nghệ sĩ và đồng bào kém may mắn hơn Bà. Bà là tấm gương sáng, là viên ngọc quý nhất của ngành nghệ thuật sân khấu cải lương Việt Nam…
Biết bao mỹ từ được thốt lên để ca ngợi người nghệ sĩ quá cố, chưa kể những câu thương tiếc vô vàng thắm đượm tình thương và nước mắt ghi trên những băng trắng trên hàng trăm vòng hoa phúng điếu.
Thi sĩ Kiên Giang tổng kết đời Bà trong bài thơ “ Kiếp Tằm Trả Nợ Dâu” đọc trước di hài của Bà quàn nơi chùa nghệ sĩ trước khi an táng vào phần mộ ngày 10 tháng 7 năm 2009:
Kiếp Tầm Trả Nợ Dâu:
Ví như tằm phải trả nợ dâu
Phùng Há dù nay đã bạc đầu
Lòng vẫn thanh xuân trong nghệ thuật
Ơn đền nghĩa trả trước như sau.
Nợ dâu đã trả, còn vương vấn
Bao mối nợ đời: nợ nghĩa nhân
Với khán giả dù ai khuất bóng
Thủy chung, nghệ sĩ nhớ thâm ân.
Nhớ Điều Hòa, chị em cùng xóm,
In gạch cho con “ xẩm” hát ca
Cám ơn khán giả trong lò gạch
Có người khuất bóng, kẻ phương xa.
Trả nợ dâu, nhớ thời lưu diễn
Những lời “ cô Lựu “ khắp muôn nơi
Là bao người mẹ chung đau khổ
Nuôi cháu con khôn lớn giúp đời.
Phụng Hảo oai phong vai Lữ Bố
Khúc ca “ Trường Hận “ An Lộc Sơn
“Đêm Dài Vô Tận”… tình vô tận
Phùng Há nức danh lượn sóng cồn.
Từ Cà Mau trở ra Hà Nội
Dù ở quê hương hay ở xứ người
Coi hát, ai cũng yêu nguồn cội
Kiếp tằm phải trả hết ơn đời.
Ai cũng ân nhân, cả cố nhân
Dù đường lưu diễn mấy xa gần
Nhắc Năm Châu, khó quên Phùng Há
Đường Minh Hoàng với Dương Thái Chân.
Tháng bảy năm hai ngàn lẽ chin,
Một đêm tang lễ, nghĩa tình sâu
Saigòn tiễn biệt cô Phùng Há
Trọn kiếp tầm đã trả nợ dâu.
( 30 – 4 – 1911 - 05-07-2009. )
Lễ tang cố nghệ sĩ được quay phim làm 3 DVD, tôi xem từ đầu đến cuối, đếm thấy không xót mặt nghệ sĩ cải lương nào, thậm chí có nhiều nghệ sĩ cố tình xuất hiện nhiều lần, chen đứng gần các cấp lãnh đạo thành phố để có thể thu hình nỗi bật hơn nghệ sĩ khác. Có thể kể tên những nghệ sĩ tiêu biểu đã khóc hết nước mắt vì thương tiếc người thầy, người ơn, má Bảy, ngoại Bảy…v…v.: Bạch Tuyết, Kim Cương, Lệ Thủy, Út Bạch Lan, Diệu Hiền, Kiều Tiên, Ngọc Giàu, Hồng Nga, Kim Ngọc, Thanh Ngân, Thoại Miêu, Thoại Mỹ, Bích Thủy, Tú Sương, Trinh Trinh, Thanh Thanh Tâm, Tô Kim Hồng, Tú Trinh, Thanh Loan, Thanh Thế, Xuân Lan, Quế Trân, Kim Hoàng, Như Mai, Nam Hùng, Huỳnh Nga, Quốc Hùng, Minh Vương, Thanh Sang, Diệp Lang, Thanh Tòng, Trường Sơn, Kim Tử Long, Kim Tiểu Long, Trọng Phúc, Vũ Linh, Vũ Luân, các soạn giả Ngọc Văn, Thanh Cao, Kiên Giang, Đinh Bằng Phi, Phi Hùng, Lê Duy Hạnh, Kiều Tấn, Tần Nguyên, các học trò trường Cao Đẳng Nghệ Thuật Sân Khấu, các học viên sân khấu nhà hát Trần Hữu Trang, rất nhiều quan khách ở chánh quyền thành phố, Hội Phụ Nữ, Hội Sân Khấu, Hội Ái Hữu nghệ sĩ, Viện dưỡng lão nghệ sĩ, các nhà Báo: Báo Sân Khấu, báo Phụ Nữ, Báo Tuổi Trẻ,….
Ngày 28 tháng 7 năm 2009, tức mười tám ngày sau khi mai táng cố nghệ sĩ Phùng Há, ông Quốc Hùng, Giám đốc nhà hát Trần Hữu Trang tổ chức một lễ tưởng niệm bà Phùng Há tại rạp hát Hưng Đạo lấy tên chương trình Ngọn Nến Lung Linh, có bán vé nghẹt rạp cho khán giả ái mộ đến tưởng niệm Bà.. Mở màn 99 nghệ sĩ, mỗi người đốt một ngọn nến đặt lên cái tháp hình trụ tứ giác có nhiều tầng tượng trưng 99 ngọn nến là 99 tuổi của Má Bảy, Ngoại Bảy Phùng Há….
Buồn thay, ngày giỗ đầu năm của cố nghệ sĩ Phùng Há: Má Bảy, Ngoại Bảy, người Thầy, người ơn của nhiều thế hệ nghệ sĩ, chỉ còn có 9 nghệ sĩ đến nghe kinh, cầu siêu cho Má Bảy, Ngoại Bảy!
Từ hơn mấy trăm nghệ sĩ đến dự mai táng Bà Phùng Há, đến lần thứ hai tưởng niệm Bà thì con số nghệ sĩ thương nhớ Bà bớt xuống, còn được 99 nghệ sĩ đốt 99 ngọn nến lung linh để nhớ đến Bà, một năm sau, con số nghệ sĩ còn nhớ cố nghệ sĩ Phùng Há chỉ còn lại đúng 9 người, nghĩa là một phần mười của 99 ngọn nến lung linh của năm trước đây.
Người ta biện minh là có nhiều người không hay đến ngày giỗ năm đầu của bà Phùng Há, có người cho là vì ngày giỗ tổ chức trước ngày bà mất nên không ai biết. Điều biện minh nầy không có sức thuyết phục khi biết thói quen sinh hoạt của nghệ sĩ cải lương từ xưa đến nay.
Cuộc sống của nghệ sĩ cải lương, dù ngày nay hết cảnh ăn quán ngủ đình, nghệ sĩ có nhà cửa đàng hoàng nhưng do sinh hoạt của đoàn hát khi tập tuồng, di chuyễn và biểu diễn, bao giờ nghệ sĩ cải lương cũng có một sinh hoạt tập trung khi hát hay tập tuồng. Khi một nghệ sĩ biết một tin gì liên quan đến đoàn hát, đến giới nghệ sĩ thì người đó thông tin cho các bạn cùng đoàn hát hiết, có khi còn rũ rê những nghệ sĩ đoàn bạn cùng tham dự.
Lễ giỗ năm đầu của cố nghệ sĩ Phùng Há có nữ nghệ sĩ Thoại Mỹ biết. Thoại Mỹ là em ruột của Thoại Miêu, vợ của Giám đốc nhà hát Trần Hữu Trang, người đứng ra tổ chức chương trình Ngọn Nến Lung Linh tại rạp Hưng Đạo, tập trung được 99 nghệ sĩ thắp sáng 99 ngọn nến. Lẽ nào Thoại Mỹ biết ngày giỗ của ngoại Bảy Phùng Há mà Thoại Miêu và Quốc Hùng không biết? Lẽ nào Thoại Mỹ đến dự lễ giỗ ngoại Bảy mà các diễn viên và học viên nhà hát Trần Hữu Trang, học trò của Má Bảy, Ngoại Bảy lại không biết cái tin tức quan trọng đó?
Nữ nghệ sĩ Phượng Loan có đến dự lễ giỗ đầu năm của cố nghệ sĩ Phùng Há, nữ nghệ sĩ Phượng Loan là giám khảo cuộc thi Tiếng ca truyền hình, lẽ nào những người làm việc ở Đài Truyền Hình và các nghệ sĩ của Đài không hay biết?
Đạo diễn Huỳnh Nga, con nuôi của Bà Phùng Há, từng mặc áo đại tang ngày mai táng mẹ nuôi PH, anh là đạo diễn, là cán bộ của Sở VHTT, của Hội Sân Khấu, lẽ nào anh không báo tin cho anh Lê Duy Hạnh, hội trưởng Hội Sân Khấu? Lẽ nào anh không báo cho đạo diễn Trần Ngọc Giàu( bạn thân của anh) chủ nhiệm kiêm chủ bút Báo Sân Khấu? Lẽ nào anh không nói cho Mai Quân( bạn thân và cùng Chi Bộ với anh) hội trưởng Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ biết để họ cùng đến dự?
Ông Bầu Xuân, chủ chùa nghệ sĩ, người con nuôi mặc áo đại tang, bưng ảnh của Má Bảy ngày lễ an táng. Xưa nay khi có tổ chức cúng rầm, phát quà từ thiện hay những lễ cúng lớn của chùa nghệ sĩ, luôn luôn ông Bầu Xuân gọi điện thoại báo tin cho nhiều nghệ sĩ, nhiều tổ chức chánh quyền liên quan đến nghệ thuật sân khấu và nghệ sĩ cải lương. Tôi tin chắc là ông bầu Xuân có điện thoại đến tất cả những cơ quan chánh quyền, đến Hội Sân khấu, Hội Ái Hữu nghệ sĩ và đến nhiều nghệ sĩ tài danh để mời họ tham dự lễ giỗ năm đầu của cố nghệ sĩ Phùng Há. Ông đã đặt bàn tiệc chay, dự trù ít nhất 100 nghệ sĩ đến dự cầu siêu cho Má Bảy…
Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu, Viện Dưỡng Lão, Chùa Nghệ Sĩ, Nghĩa Trang Nghệ Sĩ, trường Nghệ Thuật Sân Khấu, lớp đào tạo diễn viên nhà hát Trần Hữu Trang… những công trình tâm huyết của Bà Phùng Há lúc bà còn sinh tiền, Bà đã bỏ ra biết bao nhiêu năm công lao khó nhọc, trãi ra tấm lòng yêu thương nghệ sĩ, đào tạo mấy thế hệ nghệ sĩ kế thừa…Ngày nay chỉ sau một năm khuất bóng, chỉ còn lại có 9 nghệ sĩ nhớ đến Bà.
Ôi ! Cuộc đời tệ bạc phũ phàng đến như vậy sao?
Nguyễn Phương viết xong bài này, thắp nhang van vái, mời cố danh sư Phùng Há về hưởng tuần trà và nghe Nguyễn Phương đọc bài nầy để Bà củng chia xẻ nỗi đau với Nguyễn Phương: sau 35 năm đổi đời, đạo đức đáng quý của người nghệ sĩ là Tôn Sư Trong Đạo. Bây giờ thay đỗi đến như thế nầy sao?
Muốn khóc mà tôi không còn nước mắt để khóc nữa! Tôi cũng đã già quá rồi!
SG Nguyễn Phương.
Mấy hôm nay tôi thường xuyên theo dõi tin tức của Hội Sân Khấu, Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ, các nghệ sĩ tài danh và đệ tử cưng của cố nghệ sĩ Phùng Há ở Việt Nam để biết tin tức về lễ giỗ năm đầu mà báo chí gọi là lễ Tiểu Tương của cố nghệ sĩ tài danh Phùng Há. Tôi được biết Chùa nghệ sĩ dự định tổ chức lễ giỗ năm đầu của cố nghệ sĩ Phùng Há vào hai ngày 12, 13 tháng 7 năm 2010, từ 9 giờ 45 đến 12 giờ với chương trình : Khai kinh, Cầu Siêu, Cúng Ngọ, Trai Tăng( tức là các quan khách và các sư ông dùng cơm chay).
Dự kiến của Ban Tổ chức lễ giỗ năm đầu của cố nghệ sĩ Phùng Há sẽ có ít nhứt 100 quan khách gồm có, Hội đồng gia tộc, quan khách chánh quyền thành phố, chánh quyền địa phương, Sở Văn Hóa Thông Tin Thành Phố, Hội Sân Khấu, Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ, nhà hát Trần Hữu Trang, vài chục nghệ sĩ đệ tử ruột của Bà Phùng Há, đông đảo nghệ sĩ cải lương tài danh của thành phố và học viên các trường Cao Đẳng Nghệ thuật Sân khấu của thành phố, đó là chưa kể đến con số đông đảo khán giá ái mộ cải lương sẽ đến viếng cúng mộ cố nghệ sĩ Phùng Há.
Tôi thật đau lòng và thất vọng khi bất ngờ được trang báo Cải Lương Việt Nam cho biết lễ giỗ năm đầu của cố nghệ sĩ Phùng Há được tổ chức sớm hơn, tức là vào ngày 24 tháng 6 năm 2010 tại Chùa nghệ sĩ ở Gò Vấp, cuộc lễ giỗ được mô tả là quá đơn sơ, buồn bã và rất ít nghệ sĩ đến dự.
Dự lễ giỗ năm đầu của bà cố nghệ sĩ Phùng Há chưa có hơn 10 nghệ sĩ.
Nhìn ảnh chụp lễ giỗ năm đầu của cố nghệ sĩ Phùng Há tại chùa nghệ sĩ ngày 24 tháng 6 vừa qua, tôi thấy có giáo sư Trần Văn Khê, nghệ sĩ hát bội Đinh Bằng Phi, soạn giả Kiên Giang, các nghệ sĩ Nam Hùng, Tô Kim Hồng, Huỳnh Nga, Kiều Tiên, Thúy Uyển, Thoại Mỹ, Phượng Loan ( 10 nghệ sĩ mà trong đó có Thúy Uyển, nghệ sĩ hải ngoại ở Westminster về thăm gia đình). Ngoài số 9 nghệ sĩ ở Saigon đến cúng giỗ bà cố nghệ sĩ Phùng Há còn có ông bầu Xuân( Ban quản trị chùa), các sư ông, gia đình bà P.H 3 người( bà Tám Trạng, Lê Thị Ngọc Mai, bà Chung Xuân) và một ít khán giả ở gần chùa đến dự. Về báo chí, chỉ có một cô phóng viên báo Tuổi Trẻ đến dự. Cô ngơ ngác nhìn cảnh chùa vắng vẻ, chụp vài bức ảnh, xong quỳ gối trước bàn thờ như mọi người đến dự lễ giỗ năm đầu của bà Phùng Há, nghe khai kinh, cầu siêu. Sau đó cùng vào ngồi dự cơm chay rồi mọi người chia tay lặng lẽ ra về.
Một blogger ở Việt Nam viết trên trang báo điện tử về lễ giỗ năm đầu của cố nghệ sĩ nhân dân Phùng Há như sau:
“ Vậy mới biết thói đời ra sao! Đâu rồi những nghệ sĩ là “ học trò cưng” của bà? Và đâu rồi những nghệ sĩ tài danh mang ân huệ của bà vì chính Người đã dìu dắt họ. Hãy nhớ lại một cái lễ tưởng niệm rất sơ sài, không bài bản sau khi Người nằm xuống không lâu, giờ thì một buỗi lễ giỗ giáp năm thật buồn tẽ và hiu quạnh. Cái tình người, tình nghệ sĩ, tình thầy trò là vậy sao? Thật đáng trân trọng những tấm lòng đã hiện diện trong ngày hôm đó”.
Tôi còn nhớ cố nghệ sĩ Phùng Há mất vào lúc 12 giờ đêm thứ bảy 04 tháng 7 năm 2009. Hai giờ chiều ngày 05 tháng 7 năm 2009 lễ tẩn liệm và đưa quan tài của Bà ra nhà tang lễ thành phố ở số 25 đường Lê Quý Đôn và quàn tại đây trong ba ngày 05, 06, 07 tháng 7 để cho quan khách và nghệ sĩ phúng viếng. Ngày 08 tháng 7, quan tài của cố nghệ sĩ Phùng Há được đưa về quàn tại chùa nghệ sĩ ở Gò Vấp để khán giả và nghệ sĩ tiếp tục phúng viếng đến sáng thứ sáu 10 tháng 7 mới làm lễ an táng vào phần mộ đã xây sẳn từ lâu tại chùa nghệ sĩ.
Lễ mai táng được tổ chức long trọng chưa từng thấy ở Saigon từ trước đến nay. Có vòng hoa phúng điếu của ông Chủ tịch nước, vòng hoa phúng điếu của Quốc Hội, của Ủy Ban Nhân Dân thành phố, của chánh quyền Huyện Gò Vấp, của Sở Văn Hóa Thông Tin thành phố, của Hội Sân Khấu, của Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ và hàng mấy trăm vòng hoa phúng điếu của các nghệ sĩ tài danh trong nước và ở hải ngoại, của các Ban, Ngành trong thành phố và khán giả ái mộ.
Trong ba ngày quàn di hài của cố nghệ sĩ Phùng Há tại nhà lễ tang, có ai đó nhắc chuyện bà Phùng Há đã hơn tám mươi tuổi mà vẫn thường đứng ra vận động quyên tiền giúp các nạn nhân thiên tai, bảo lụt và các nghệ sĩ bịnh hoạn, nghèo yếu neo đơn. Bà đích thân mang quà đến trao tận tay những người cùn khổ bệnh tật và trong số khách đến viếng tang, ai đó ngâm lớn mấy câu thơ:
Tuổi già lụm cụm thấy mà thương,
Đâu quản gần xa mấy chặng đường
Quà tặng trao tay người khốn khó
Đẹp đời nghệ sĩ, đẹp quê hương!
Trước di hài của cố nghệ sĩ Phùng Há, có người nhắc hai câu đối để trong chùa Nghệ sĩ, phía sau viện nơi có phòng nhỏ dành riêng cho Bà:
Đất nghệ sĩ bình an, Lao xao lá rụng bên thềm, ngỡ nhạc khúc bi hùng nơi hý viện.
Chùa Nhựt Quang thanh tịnh, Phảng phất hương bay trước gió, nghe hồi chuông cứu khổ giữa thiền môn.
Soạn giả Viễn Châu làm mấy câu thơ đưa tiển Bà ngày 05 thánh 7 năm 2009::
Chín chin lần xuân bạc mái đầu
Trọn đời giữ vẹn nghĩa tình sâu
Đói nghèo xót trẻ nhiều cơ cực
Lụt lội thương ai lắm dãi dầu
Muôn nỗi đoạn trường sao kể xiết
Chút tình nghệ sĩ thắm vào đâu!
Đêm đêm quỳ trước ngôi Tam Bảo
Nước mắt tràn theo tiếng nguyện cầu.
Trong bài điếu văn của đại điện Sở Văn Hóa Thành phố đọc trước quan tài của cố nghệ sĩ Phùng Há tại nhà tang lễ của thành phố có câu:
Cố nghệ sĩ nhân dân Phùng Há không có điều gì ước riêng cho mình. 80 năm qua, Bà đã cống hiến trọn đời cho nghệ thuật sân khấu, đã làm biết bao nhiêu là việc thiện giúp cho các nghệ sĩ và đồng bào kém may mắn hơn Bà. Bà là tấm gương sáng, là viên ngọc quý nhất của ngành nghệ thuật sân khấu cải lương Việt Nam…
Biết bao mỹ từ được thốt lên để ca ngợi người nghệ sĩ quá cố, chưa kể những câu thương tiếc vô vàng thắm đượm tình thương và nước mắt ghi trên những băng trắng trên hàng trăm vòng hoa phúng điếu.
Thi sĩ Kiên Giang tổng kết đời Bà trong bài thơ “ Kiếp Tằm Trả Nợ Dâu” đọc trước di hài của Bà quàn nơi chùa nghệ sĩ trước khi an táng vào phần mộ ngày 10 tháng 7 năm 2009:
Kiếp Tầm Trả Nợ Dâu:
Ví như tằm phải trả nợ dâu
Phùng Há dù nay đã bạc đầu
Lòng vẫn thanh xuân trong nghệ thuật
Ơn đền nghĩa trả trước như sau.
Nợ dâu đã trả, còn vương vấn
Bao mối nợ đời: nợ nghĩa nhân
Với khán giả dù ai khuất bóng
Thủy chung, nghệ sĩ nhớ thâm ân.
Nhớ Điều Hòa, chị em cùng xóm,
In gạch cho con “ xẩm” hát ca
Cám ơn khán giả trong lò gạch
Có người khuất bóng, kẻ phương xa.
Trả nợ dâu, nhớ thời lưu diễn
Những lời “ cô Lựu “ khắp muôn nơi
Là bao người mẹ chung đau khổ
Nuôi cháu con khôn lớn giúp đời.
Phụng Hảo oai phong vai Lữ Bố
Khúc ca “ Trường Hận “ An Lộc Sơn
“Đêm Dài Vô Tận”… tình vô tận
Phùng Há nức danh lượn sóng cồn.
Từ Cà Mau trở ra Hà Nội
Dù ở quê hương hay ở xứ người
Coi hát, ai cũng yêu nguồn cội
Kiếp tằm phải trả hết ơn đời.
Ai cũng ân nhân, cả cố nhân
Dù đường lưu diễn mấy xa gần
Nhắc Năm Châu, khó quên Phùng Há
Đường Minh Hoàng với Dương Thái Chân.
Tháng bảy năm hai ngàn lẽ chin,
Một đêm tang lễ, nghĩa tình sâu
Saigòn tiễn biệt cô Phùng Há
Trọn kiếp tầm đã trả nợ dâu.
( 30 – 4 – 1911 - 05-07-2009. )
Lễ tang cố nghệ sĩ được quay phim làm 3 DVD, tôi xem từ đầu đến cuối, đếm thấy không xót mặt nghệ sĩ cải lương nào, thậm chí có nhiều nghệ sĩ cố tình xuất hiện nhiều lần, chen đứng gần các cấp lãnh đạo thành phố để có thể thu hình nỗi bật hơn nghệ sĩ khác. Có thể kể tên những nghệ sĩ tiêu biểu đã khóc hết nước mắt vì thương tiếc người thầy, người ơn, má Bảy, ngoại Bảy…v…v.: Bạch Tuyết, Kim Cương, Lệ Thủy, Út Bạch Lan, Diệu Hiền, Kiều Tiên, Ngọc Giàu, Hồng Nga, Kim Ngọc, Thanh Ngân, Thoại Miêu, Thoại Mỹ, Bích Thủy, Tú Sương, Trinh Trinh, Thanh Thanh Tâm, Tô Kim Hồng, Tú Trinh, Thanh Loan, Thanh Thế, Xuân Lan, Quế Trân, Kim Hoàng, Như Mai, Nam Hùng, Huỳnh Nga, Quốc Hùng, Minh Vương, Thanh Sang, Diệp Lang, Thanh Tòng, Trường Sơn, Kim Tử Long, Kim Tiểu Long, Trọng Phúc, Vũ Linh, Vũ Luân, các soạn giả Ngọc Văn, Thanh Cao, Kiên Giang, Đinh Bằng Phi, Phi Hùng, Lê Duy Hạnh, Kiều Tấn, Tần Nguyên, các học trò trường Cao Đẳng Nghệ Thuật Sân Khấu, các học viên sân khấu nhà hát Trần Hữu Trang, rất nhiều quan khách ở chánh quyền thành phố, Hội Phụ Nữ, Hội Sân Khấu, Hội Ái Hữu nghệ sĩ, Viện dưỡng lão nghệ sĩ, các nhà Báo: Báo Sân Khấu, báo Phụ Nữ, Báo Tuổi Trẻ,….
Ngày 28 tháng 7 năm 2009, tức mười tám ngày sau khi mai táng cố nghệ sĩ Phùng Há, ông Quốc Hùng, Giám đốc nhà hát Trần Hữu Trang tổ chức một lễ tưởng niệm bà Phùng Há tại rạp hát Hưng Đạo lấy tên chương trình Ngọn Nến Lung Linh, có bán vé nghẹt rạp cho khán giả ái mộ đến tưởng niệm Bà.. Mở màn 99 nghệ sĩ, mỗi người đốt một ngọn nến đặt lên cái tháp hình trụ tứ giác có nhiều tầng tượng trưng 99 ngọn nến là 99 tuổi của Má Bảy, Ngoại Bảy Phùng Há….
Buồn thay, ngày giỗ đầu năm của cố nghệ sĩ Phùng Há: Má Bảy, Ngoại Bảy, người Thầy, người ơn của nhiều thế hệ nghệ sĩ, chỉ còn có 9 nghệ sĩ đến nghe kinh, cầu siêu cho Má Bảy, Ngoại Bảy!
Từ hơn mấy trăm nghệ sĩ đến dự mai táng Bà Phùng Há, đến lần thứ hai tưởng niệm Bà thì con số nghệ sĩ thương nhớ Bà bớt xuống, còn được 99 nghệ sĩ đốt 99 ngọn nến lung linh để nhớ đến Bà, một năm sau, con số nghệ sĩ còn nhớ cố nghệ sĩ Phùng Há chỉ còn lại đúng 9 người, nghĩa là một phần mười của 99 ngọn nến lung linh của năm trước đây.
Người ta biện minh là có nhiều người không hay đến ngày giỗ năm đầu của bà Phùng Há, có người cho là vì ngày giỗ tổ chức trước ngày bà mất nên không ai biết. Điều biện minh nầy không có sức thuyết phục khi biết thói quen sinh hoạt của nghệ sĩ cải lương từ xưa đến nay.
Cuộc sống của nghệ sĩ cải lương, dù ngày nay hết cảnh ăn quán ngủ đình, nghệ sĩ có nhà cửa đàng hoàng nhưng do sinh hoạt của đoàn hát khi tập tuồng, di chuyễn và biểu diễn, bao giờ nghệ sĩ cải lương cũng có một sinh hoạt tập trung khi hát hay tập tuồng. Khi một nghệ sĩ biết một tin gì liên quan đến đoàn hát, đến giới nghệ sĩ thì người đó thông tin cho các bạn cùng đoàn hát hiết, có khi còn rũ rê những nghệ sĩ đoàn bạn cùng tham dự.
Lễ giỗ năm đầu của cố nghệ sĩ Phùng Há có nữ nghệ sĩ Thoại Mỹ biết. Thoại Mỹ là em ruột của Thoại Miêu, vợ của Giám đốc nhà hát Trần Hữu Trang, người đứng ra tổ chức chương trình Ngọn Nến Lung Linh tại rạp Hưng Đạo, tập trung được 99 nghệ sĩ thắp sáng 99 ngọn nến. Lẽ nào Thoại Mỹ biết ngày giỗ của ngoại Bảy Phùng Há mà Thoại Miêu và Quốc Hùng không biết? Lẽ nào Thoại Mỹ đến dự lễ giỗ ngoại Bảy mà các diễn viên và học viên nhà hát Trần Hữu Trang, học trò của Má Bảy, Ngoại Bảy lại không biết cái tin tức quan trọng đó?
Nữ nghệ sĩ Phượng Loan có đến dự lễ giỗ đầu năm của cố nghệ sĩ Phùng Há, nữ nghệ sĩ Phượng Loan là giám khảo cuộc thi Tiếng ca truyền hình, lẽ nào những người làm việc ở Đài Truyền Hình và các nghệ sĩ của Đài không hay biết?
Đạo diễn Huỳnh Nga, con nuôi của Bà Phùng Há, từng mặc áo đại tang ngày mai táng mẹ nuôi PH, anh là đạo diễn, là cán bộ của Sở VHTT, của Hội Sân Khấu, lẽ nào anh không báo tin cho anh Lê Duy Hạnh, hội trưởng Hội Sân Khấu? Lẽ nào anh không báo cho đạo diễn Trần Ngọc Giàu( bạn thân của anh) chủ nhiệm kiêm chủ bút Báo Sân Khấu? Lẽ nào anh không nói cho Mai Quân( bạn thân và cùng Chi Bộ với anh) hội trưởng Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ biết để họ cùng đến dự?
Ông Bầu Xuân, chủ chùa nghệ sĩ, người con nuôi mặc áo đại tang, bưng ảnh của Má Bảy ngày lễ an táng. Xưa nay khi có tổ chức cúng rầm, phát quà từ thiện hay những lễ cúng lớn của chùa nghệ sĩ, luôn luôn ông Bầu Xuân gọi điện thoại báo tin cho nhiều nghệ sĩ, nhiều tổ chức chánh quyền liên quan đến nghệ thuật sân khấu và nghệ sĩ cải lương. Tôi tin chắc là ông bầu Xuân có điện thoại đến tất cả những cơ quan chánh quyền, đến Hội Sân khấu, Hội Ái Hữu nghệ sĩ và đến nhiều nghệ sĩ tài danh để mời họ tham dự lễ giỗ năm đầu của cố nghệ sĩ Phùng Há. Ông đã đặt bàn tiệc chay, dự trù ít nhất 100 nghệ sĩ đến dự cầu siêu cho Má Bảy…
Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu, Viện Dưỡng Lão, Chùa Nghệ Sĩ, Nghĩa Trang Nghệ Sĩ, trường Nghệ Thuật Sân Khấu, lớp đào tạo diễn viên nhà hát Trần Hữu Trang… những công trình tâm huyết của Bà Phùng Há lúc bà còn sinh tiền, Bà đã bỏ ra biết bao nhiêu năm công lao khó nhọc, trãi ra tấm lòng yêu thương nghệ sĩ, đào tạo mấy thế hệ nghệ sĩ kế thừa…Ngày nay chỉ sau một năm khuất bóng, chỉ còn lại có 9 nghệ sĩ nhớ đến Bà.
Ôi ! Cuộc đời tệ bạc phũ phàng đến như vậy sao?
Nguyễn Phương viết xong bài này, thắp nhang van vái, mời cố danh sư Phùng Há về hưởng tuần trà và nghe Nguyễn Phương đọc bài nầy để Bà củng chia xẻ nỗi đau với Nguyễn Phương: sau 35 năm đổi đời, đạo đức đáng quý của người nghệ sĩ là Tôn Sư Trong Đạo. Bây giờ thay đỗi đến như thế nầy sao?
Muốn khóc mà tôi không còn nước mắt để khóc nữa! Tôi cũng đã già quá rồi!
SG Nguyễn Phương.
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 37641
- Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm
- Nangvang
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 350
- Ngày tham gia: Hai T10 11, 2004 5:00 pm
theo tui nghĩ, làm đơn giản khác với việc ít người đến dự. Làm đơn giản là không tổ chức đàn ca hát hướng, không phô trương nên điều đó đâu có hạn chế số người dự đâu
nếu bây giờ có 100 nghệ sĩ phone cho ông bầu Xuân, nói bữa đó tui đến dự, xin anh bữa cơm chay, chả lẽ ông bầu Xuân từ chối, nói má Bảy biểu tổ chức đơn giản? má dặn đơn giản chớ má đâu có dặn ít người vì người có đến hay không là tấm lòng chứ
có vậy mới thấy câu "thớt có tanh tao ruồi mới đến" đáng buồn thay tui cũng muốn khóc như soạn giả NP
nếu bây giờ có 100 nghệ sĩ phone cho ông bầu Xuân, nói bữa đó tui đến dự, xin anh bữa cơm chay, chả lẽ ông bầu Xuân từ chối, nói má Bảy biểu tổ chức đơn giản? má dặn đơn giản chớ má đâu có dặn ít người vì người có đến hay không là tấm lòng chứ
có vậy mới thấy câu "thớt có tanh tao ruồi mới đến" đáng buồn thay tui cũng muốn khóc như soạn giả NP
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 37641
- Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm
Nang Vang nói đúng: Không thể đưa ra bất cứ lý do gì cho một sự vắng mặt nào đó cũng những người đứng đầu ngành cải lương tại Sài Gòn, Hội Sân Khấu, Ban Ái Hữu...đám giỗ đầu phải đến dù có tổ chứ ra sao đi chăng nữa.
Cứ tưởng tuần trước vì không in kịp, thì tuần này Báo SK sẽ có một dòng gì đó ngày giỗ...lật từ đầu đến cuối chẳng có một bài viết gì về vụ này, tất cả đều cố "lơ"...
Ngày bà chết ai cũng than khóc, tiếc thương, chết không lâu thì vội vã tổ chức cẩu thả chương trình "ngọn nến lung linh thành...leo léc", chỉ dựa vào danh của bà để làm này làm nọ...xong rồi, thì ngày đám giỗ chẳng ai thèm mò tới.
Cứ tưởng tuần trước vì không in kịp, thì tuần này Báo SK sẽ có một dòng gì đó ngày giỗ...lật từ đầu đến cuối chẳng có một bài viết gì về vụ này, tất cả đều cố "lơ"...
Ngày bà chết ai cũng than khóc, tiếc thương, chết không lâu thì vội vã tổ chức cẩu thả chương trình "ngọn nến lung linh thành...leo léc", chỉ dựa vào danh của bà để làm này làm nọ...xong rồi, thì ngày đám giỗ chẳng ai thèm mò tới.
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
- nguyenthichucphuong
- Thành viên thường xuyên
- Bài viết: 1788
- Ngày tham gia: Hai T9 07, 2009 4:21 am
- Đến từ: cát bụi trở về cát bụi