THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
SG NHỊ KIỀU VỪA QUA ĐỜI RẠNG SÁNG 1/11/2010
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 8407
- Ngày tham gia: Ba T6 16, 2009 10:05 am
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 37641
- Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm
[align=center]Bài báo sau NS Bạch Tuyết viết cho báo Phụ Nữ vào hôm nay ngày 3/11/2010. [/align]
VĨNH BIỆT SOẠN GIẢ NHỊ KIỀU: Đã trọn bản tình ca
Cải lương se duyên đời bà, cải lương cũng nặng gánh truân chuyên trong mỗi con chữ, trang giấy. Ở cái tuổi gần đất xa trời, bà vẫn miệt mài viết, mòn mỏi ngóng những khoản nhuận bút ít ỏi. Từ ngày ông đi, bút lực bà như cạn dần, như thể nguồn mạch cảm xúc đã theo ông về đất…
Hơn một năm trước, NS tài hoa Tám Vân ra đi. Nhìn má Tám – tức soạn giả Nhị Kiều lặng lẽ, trơ trọi, không ai khỏi xót xa khi dự cảm về những tháng ngày “mồ côi” sắp tới của người ở lại. Ngọn đèn trước gió vốn đã hiu hắt, nay càng thêm lay lắt bởi “…Đã thề sống chết bên nhau. Sao anh lại vội vàng đi trước? Từ đây trên nẻo đường xuôi ngược. Không có anh, tôi như cây lẻ bạn giữa trời đông…” (Nhị Kiều khóc Tám Vân – 2009).
5g30 sáng ngày 1/11, bà trút hơi thở cuối cùng, cũng trên chiếc giường của ông, trong ngôi nhà tràn ngập kỷ niệm của ông. Cây đã không còn lẻ bạn, Nhị Kiều đã về cùng với Tám Vân, phải vậy thôi, cho trọn vẹn, nhưng sao vẫn cứ đắng lòng, hụt hẫng…
Xuất thân cành vàng lá ngọc, vì say cải lương mà yêu cái tài của nghệ sĩ; vì cảm những bài ca mà thành người viết tuồng. Yêu ông Tám (Vân), bà thương luôn cái ngẫu tật của người nghệ sĩ. Ông vướng vào thói đam mê tầm thường, bà không nỡ nhìn ông lụi tàn. Bán hết nhà cửa, rời cuộc sống đô hội, bà đưa ông về tận vùng ven Bình Dương chăm sóc. Nhớ lần đầu tiên tôi ghé thăm ông bà, xuống xe phải xắn quần lội bộ một đoạn dài; càng đi, đường càng nhỏ dần, không chú ý là ngã xuống ruộng như chơi. Vô tới được hiên nhà, bà cười tủm tỉm, phải thâm sơn cùng cốc vậy mới ràng được ba mày, chứ đường sá dễ quá, bạn bè xuống kiếm, ổng lại vướng vô mấy cái “vụ” kia, má ớn lắm…
Cả trăm vở tuồng với ngàn thân phận, triệu tình huống nhưng nghịch cảnh đời bà, ai là người ghi lại? Cải lương se duyên đời bà, cải lương cũng nặng gánh truân chuyên trong mỗi con chữ, trang giấy. Ở cái tuổi gần đất xa trời, bà vẫn miệt mài viết, mòn mỏi ngóng những khoản nhuận bút ít ỏi. Từ ngày ông đi, bút lực bà như cạn dần, như thể nguồn mạch cảm xúc đã theo ông về đất…
Trên dưới 100 vở tuồng lịch sử, dã sử, tâm lý xã hội… do bà viết, soạn và hợp soạn cùng nhiều soạn giả tên tuổi đã minh chứng một sức sáng tạo dồi dào ở người phụ nữ mảnh mai này. Văn phong của bà mềm mại, uyển chuyển, thanh tao như chính con người bà. Và có lẽ, ảnh hưởng từ người thầy, người bạn đời – NS Tám Vân, một nghệ sĩ biểu diễn có thể diễn thuyết cải lương bằng tiếng Pháp; một pho tri thức cải lương cực kỳ quý hiếm nơi ông mà không phải ai cũng đủ thời gian để nhận ra – nên linh hồn của những vở tuồng Nhị Kiều viết thấm đẫm chất âm nhạc. Bài ca, bài bản trong các vở tuồng của bà giàu có, lung linh và tinh tế vô cùng. Kể cũng lạ, đã là ca kịch thì hẳn nhiên yếu tố ca phải ở hàng đầu, nhưng càng về sau này, không ít vở, tác giả cứ… quên bài ca; diễn viên thì… né bài bản; cải lương vì thế mà nhạt nhòa dần. Tám Vân đã truyền trao cho Nhị Kiều những tinh túy của cải lương và bà ân cần, tận tụy nâng niu nó qua những vở tuồng đậm đặc chất cải lương. Chợt nghĩ, đã có bao nhiêu cái tên sáng lên từ những vở tuồng của Nhị Kiều, nhưng trong những nghệ danh rực sáng trước hàng triệu khán giả, có mấy ai còn ghi nhớ và kịp trả ơn người soạn vở, kẻ nhắc tuồng?...
Sáng qua, vừa hay tin bà nằm xuống, Ban điều hành Nghĩa trang công viên Bình Dương đã tìm đến nhà, xin được đảm đương phần hậu sự và sẽ đưa bà về yên nghỉ tại nghĩa trang này. Không chỉ thế, được sự đồng ý của con cháu, Ban điều hành nghĩa trang sẽ quy tập mộ phần của NS Tám Vân (hiện ông đang yên nghỉ ở Nghĩa trang chùa Nghệ Sĩ – Q.Gò Vấp, TP.HCM) về cùng, để ông bà mãi mãi gần nhau như lời bà tha thiết một năm trước “Tám Vân ơi, hãy theo em về nơi tổ ấm… sẽ cùng nhau viết trọn bản tình ca”.
NSƯT Bạch Tuyết
VĨNH BIỆT SOẠN GIẢ NHỊ KIỀU: Đã trọn bản tình ca
Cải lương se duyên đời bà, cải lương cũng nặng gánh truân chuyên trong mỗi con chữ, trang giấy. Ở cái tuổi gần đất xa trời, bà vẫn miệt mài viết, mòn mỏi ngóng những khoản nhuận bút ít ỏi. Từ ngày ông đi, bút lực bà như cạn dần, như thể nguồn mạch cảm xúc đã theo ông về đất…
Hơn một năm trước, NS tài hoa Tám Vân ra đi. Nhìn má Tám – tức soạn giả Nhị Kiều lặng lẽ, trơ trọi, không ai khỏi xót xa khi dự cảm về những tháng ngày “mồ côi” sắp tới của người ở lại. Ngọn đèn trước gió vốn đã hiu hắt, nay càng thêm lay lắt bởi “…Đã thề sống chết bên nhau. Sao anh lại vội vàng đi trước? Từ đây trên nẻo đường xuôi ngược. Không có anh, tôi như cây lẻ bạn giữa trời đông…” (Nhị Kiều khóc Tám Vân – 2009).
5g30 sáng ngày 1/11, bà trút hơi thở cuối cùng, cũng trên chiếc giường của ông, trong ngôi nhà tràn ngập kỷ niệm của ông. Cây đã không còn lẻ bạn, Nhị Kiều đã về cùng với Tám Vân, phải vậy thôi, cho trọn vẹn, nhưng sao vẫn cứ đắng lòng, hụt hẫng…
Xuất thân cành vàng lá ngọc, vì say cải lương mà yêu cái tài của nghệ sĩ; vì cảm những bài ca mà thành người viết tuồng. Yêu ông Tám (Vân), bà thương luôn cái ngẫu tật của người nghệ sĩ. Ông vướng vào thói đam mê tầm thường, bà không nỡ nhìn ông lụi tàn. Bán hết nhà cửa, rời cuộc sống đô hội, bà đưa ông về tận vùng ven Bình Dương chăm sóc. Nhớ lần đầu tiên tôi ghé thăm ông bà, xuống xe phải xắn quần lội bộ một đoạn dài; càng đi, đường càng nhỏ dần, không chú ý là ngã xuống ruộng như chơi. Vô tới được hiên nhà, bà cười tủm tỉm, phải thâm sơn cùng cốc vậy mới ràng được ba mày, chứ đường sá dễ quá, bạn bè xuống kiếm, ổng lại vướng vô mấy cái “vụ” kia, má ớn lắm…
Cả trăm vở tuồng với ngàn thân phận, triệu tình huống nhưng nghịch cảnh đời bà, ai là người ghi lại? Cải lương se duyên đời bà, cải lương cũng nặng gánh truân chuyên trong mỗi con chữ, trang giấy. Ở cái tuổi gần đất xa trời, bà vẫn miệt mài viết, mòn mỏi ngóng những khoản nhuận bút ít ỏi. Từ ngày ông đi, bút lực bà như cạn dần, như thể nguồn mạch cảm xúc đã theo ông về đất…
Trên dưới 100 vở tuồng lịch sử, dã sử, tâm lý xã hội… do bà viết, soạn và hợp soạn cùng nhiều soạn giả tên tuổi đã minh chứng một sức sáng tạo dồi dào ở người phụ nữ mảnh mai này. Văn phong của bà mềm mại, uyển chuyển, thanh tao như chính con người bà. Và có lẽ, ảnh hưởng từ người thầy, người bạn đời – NS Tám Vân, một nghệ sĩ biểu diễn có thể diễn thuyết cải lương bằng tiếng Pháp; một pho tri thức cải lương cực kỳ quý hiếm nơi ông mà không phải ai cũng đủ thời gian để nhận ra – nên linh hồn của những vở tuồng Nhị Kiều viết thấm đẫm chất âm nhạc. Bài ca, bài bản trong các vở tuồng của bà giàu có, lung linh và tinh tế vô cùng. Kể cũng lạ, đã là ca kịch thì hẳn nhiên yếu tố ca phải ở hàng đầu, nhưng càng về sau này, không ít vở, tác giả cứ… quên bài ca; diễn viên thì… né bài bản; cải lương vì thế mà nhạt nhòa dần. Tám Vân đã truyền trao cho Nhị Kiều những tinh túy của cải lương và bà ân cần, tận tụy nâng niu nó qua những vở tuồng đậm đặc chất cải lương. Chợt nghĩ, đã có bao nhiêu cái tên sáng lên từ những vở tuồng của Nhị Kiều, nhưng trong những nghệ danh rực sáng trước hàng triệu khán giả, có mấy ai còn ghi nhớ và kịp trả ơn người soạn vở, kẻ nhắc tuồng?...
Sáng qua, vừa hay tin bà nằm xuống, Ban điều hành Nghĩa trang công viên Bình Dương đã tìm đến nhà, xin được đảm đương phần hậu sự và sẽ đưa bà về yên nghỉ tại nghĩa trang này. Không chỉ thế, được sự đồng ý của con cháu, Ban điều hành nghĩa trang sẽ quy tập mộ phần của NS Tám Vân (hiện ông đang yên nghỉ ở Nghĩa trang chùa Nghệ Sĩ – Q.Gò Vấp, TP.HCM) về cùng, để ông bà mãi mãi gần nhau như lời bà tha thiết một năm trước “Tám Vân ơi, hãy theo em về nơi tổ ấm… sẽ cùng nhau viết trọn bản tình ca”.
NSƯT Bạch Tuyết
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 37641
- Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm
Soạn Giả Nhị Kiều: Nữ tác giả thường trực của đoàn Thanh Minh Thanh Nga vừa qua đời
Nữ nghệ sĩ Tú Trinh vừa gọi điện thoại viễn liên báo tin cho Nguyễn Phương biết là nữ nghệ sĩ Nhị Kiều vừa qua đời tại nhà riêng tại Bình Nhâm lúc 5 giờ 30 sáng ngày 1 tháng 11 năm 2010. Vợ chồng Nguyễn Phương bàng hoàng, đau buồn. Các bạn già ngày xưa về cõi vĩnh hằng trong đó mới đây là bạn Nhị Kiều, anh Tám Vân mà chúng tôi không có dịp về Việt Nam, đến trực tiếp viếng bạn lần chót. Để tưởng nhớ chị Tám Vân Hoàng Thị Nguyệt, Nữ soạn giả Nhị Kiều, tôi ghi lại một số tiểu sử của chị Nguyệt mà chúng tôi còn nhớ.
Cô Gái Bến Tre mê cải lương, trở thành soạn giả.
Đây là một trường hợp đặc biệt chớ không phải bất cứ ai mê cải lương cũng có thể trở thành soạn giả như trường hợp của chị Nguyệt, người mà sau nầy chúng tôi gọi là chị Tám Vân, là nữ soạn giả Hoàng Thị Nguyệt…
Tên thật của chị Tám Vân là Quản Thị Minh Nguyệt, sanh năm 1921, tại làng An Thạnh, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Chị viết tuồng thì lấy tên là soạn giả Hoàng Thị Nguyệt và sau đó, chị đổi tên là soạn giả Nhị Kiều.
Chị Nguyệt nói về tên soạn giả Nhị Kiều của chị : « Tôi bị rất nhiều người ganh ghét và họ thường nói là muốn gặp bà Bầu Thơ, chủ nhân gánh Thanh Minh Thanh Nga, phải qua « hai cái cầu ». Họ nghĩ rằng Nhị Kiều là hai cái cầu nhưng thực sự ý nghĩa của nó không phải vậy. Tôi có người chị ruột tên là Quản Thị Trúc Mai( tức Hoàng Trúc Mai), giỏi làm thơ viết văn. Do đó tôi mượn một câu thơ của Tào Tháo : « Đồng Tước Chung Thân Tỏa Nhị Kiều » tự đặt bút danh Nhị Kiều là để kỷ niệm gia đình tôi có hai người con gái theo nghiệp văn chương. »
Năm 1960, Tám Vân và Chị Nguyệt về cộng tác với bà Bầu Thơ đoàn Thanh Minh Thanh Nga( vừa mới đổi bảng hiệu sau chuyến lưu diễn miền Trung). Nghệ sĩ Tám Vân, sanh năm 1924, học sinh trường Trung học Mỹtho, anh học sau tôi một lớp. Anh là người quê ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, qua Mỹtho học, ở nhà trọ trong xóm Nhà Thờ. Chúng tôi biết nhau lúc còn đi học, sau đó lại gặp nhau trong đoàn hát Việt Kịch Năm Châu.
Khi gặp lại ở đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga, tôi được chị Nguyệt cho biết là chị có hợp soạn với soạn giả Lê Khanh vở tuồng Cô Thợ May, hát trên sân khấu Thanh Minh năm 1958.
Về việc tôi hợp soạn tuồng cải lương với chị Nguyệt thì đúng ra là tôi hợp soạn với anh Tám Vân, giống như việc hợp soạn vở tuồng đầu tiên năm 1956 ở đoàn Việt Kịch Năm Châu nhưng các vở tuồng hợp soạn trong các năm 1960, 1961 thì để tên là soạn giả Nguyễn Phương và Hoàng Thị Nguyệt. Anh Tám Vân đề nghị tôi cho để tên vợ của anh đứng chung tác phẩm với tôi vì chị Nguyệt nên các vở tuồng Đợi Ánh Bình Minh, Chiếc Lá Giữa Dòng, Hoa Đồng Cỏ Nội, Phụng Kiều Lý Đáng… tên tuổi của Nguyễn Phương được kềm thêm tên Cô Nguyệt.( Lúc nầy chưa có tên Nhị Kiều).
Tôi kể rõ chi tiết nầy, chỉ là để nói lên tinh thần kiên trì đáng quí của chị Nguyệt đối với nghệ thuật sân khấu cải lương. Trong thập niên 50, nghệ sĩ sân khấu bị người đời gán cho là thành phần « xướng ca vô loại ». Phải là những người quá đam mê nghệ thuật, chỉ thấy cuộc đời là nghệ thuật sân khấu và sân khấu là cuộc đời, bất chấp dư luận nghĩ sao, bất chấp những điều tiếng trong thiên hạ thì mới có thể sống chết được với nghề hát xướng hay những ngành nghề có liên quan tới sân khấu trình diễn. Nam nghệ sĩ phải phấn đấu không ngừng để mong xóa tan đi cái thành kiến xướng ca vô loại đó. Một cô gái con nhà lành như chị Nguyệt mà dám lao vào gánh hát cải lương, có chồng là kép hát và phải sống như những người nghệ sĩ lang thang không nhà thì phải là một người có đãm lược, yêu nghệ sĩ và yêu nghệ thuật cải lương.
Trong đời sống cải lương, chị Nguyệt còn bước thêm một bước nửa là cố gắng học viết tuồng, mài mò tự học khi anh Tám Vân cộng tác với các bạn và trong năm ba năm sau chị Nguyệt đã có thể đường hoàng dựng lên cái tên soạn giả thật sự như bao nhiêu người soạn giả đang hành nghề và sống được với nghề.
Tôi còn nhớ ngoài việc đứng tên chung hợp soạn với tôi những vở tuồng mà tôi vừa kể, trong thời gian từ 1963 đến năm 1972, chị Nguyệt đã đứng tên hợp soạn với các soạn giả :
- với thi sĩ Anh Tuyến tuồng Hương Lúa Tình Quê, Trăng Rụng Bến Từ Châu, Kim Hồ Điệp, Lỗi tình cố nhân.
- với soạn giả Hà Triều – Hoa Phượng tuồng Khói Sóng Tiêu Tương.
- Với soạn giả Thanh Cao tuồng Những đứa con lai.
- với soạn giả Nguyễn Đạt vở Mùa Sen Trắng Nở, Mạnh Lệ Quân, Thạch Phá Thiên, Đường Về Vạn Kiếp.
- với nhóm Bông Lan( soạn giả Hoàng Lan) tuồng Bao Công xử án Trần Thế Mỹ, Sở Vân, Đường nào lên Thiên Thai.
- Với soạn giả Thế Châu : tuồng Hoa Cầu Đắng Cay, Tâm Sự Cha Tôi, Thanh Xà Bạch Xà, Anh Bảy Chà, Mùa Thu Lá Bay, Cánh Chim Bạt Gió…
- Nhị Kiều cũng phóng tác theo tiểu thuyết của Ngọc Linh thành tuồng Nắng Sớm Mưa Chiều, Mái tóc Ngày Trước và phóng tác theo tiểu thuyết của Trang Thế Hy vở Vầng Trăng bên kia sông.
- Sau năm 1975, soạn giả Nhị Kiều có những tác phẩm được thu vidéo như : Hoa Cẩm Chướng, Kẻ Mất Gốc, Huyển Thoại Một Chuyện Tình, Giọt Mưa Thu, Nửa Đêm Thức Giấc, Lỡ Chuyến Đò Thương, Vết Thương Kỷ Niệm
Hơn bốn mươi năm theo chồng lang thang theo nhiều đoàn hát, nữ soạn giả Nhị Kiều hợp soạn với nhiều soạn giả nổi danh của những thập niên 1960, 1970, chị cũng phóng tác nhiều tiểu thuyết của những nhà văn nổi tiếng thành tuồng cải lương và sau năm 1975, khi phong trào thu vidéo cải lương phát triển rộng rịp thì chị cũng có mặt trong hàng ngũ của những soạn giả viết tuồng vidéo được đặt hàng nhiều nhất, nữ soạn giả Nhị Kiều có thể được kể là một soạn giả viết nhiều nhất, viết nhanh nhất và có lúc có nhà báo ác ý gọi là những tác phẩm viết thu vidéo là những tác phẩm được sản xuất theo dạng « mì ăn liền », tức là những chuyện tuồng chung chung, giống nhau về cốt truyện, cũng cảnh tình yêu ngang trái vì cách biệt sang hèn, vì không môn đăng hộ đối. Bên gái có cha mẹ là điền chủ, ông bà hội đồng, bên trai là tá điền nghèo, đi cày thuê cấy mướn. Hoặc « mô típ » trái lại, bên đàn trai giàu thì bên đàn gái nghèo, bị khinh khi, ức hiếp( tuồng Duyên Kiếp). Ký giả gọi là những ý tuồng đưa ra là giả tạo, không mang những hơi hướm của cuộc sống thật vì hiện nay( tức là sau ba mươi năm sau 1975) thì điền chủ và hội đồng ngày xưa đã chết tiệt rồi, nếu còn sống thì đi học tập cải tạo cũng múc mùa rồi. Lớp nhà giàu mới, sự mâu thuẩn mới trong cuộc sống hiện nay không phải là mâu thuẩn giữa ông chủ điền, ông Hội đồng hay bà hội đồng với tá điền hay con gái nghèo của tá điền.
Bà soạn giả Nhị Kiều và có lẻ không một soạn giả nào hiện đang hành nghề soạn giả ở trong nước mà dám đặt ra vấn đề cái mâu thuẩn hiện nay là gì để mà viết tuồng vì bà Nhị Kiều và các bạn đó điều hiểu là có những sự thật không được phép nói ra.
Đây là tâm sự của bà Nhị Kiều khi bà trả lời một nhà báo trong nước phỏng vấn bà :
PV : Bà nghĩ sao khi người ta cho rằng hiện nay các soạn giả chỉ chú trọng khai thác đề tài tình yêu, xa rời thực tế và hiện tình đất nước?
Soạn giả Nhị Kiều : Sân khấu cải lương hiện nay không còn được bao nhiêu đoàn hoạt động, các soạn giả sống được đều nhờ vào vidéo cải lương. Muốn kịch bản được dàn dựng bên vidéo thì phải chịu chi phối bởi nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chính là thị hiếu công chúng và nguyên nhân nữa là nếu vở nặng về chính trị quá thì không ăn khách…( theo báo SKTP)
Chúng tôi hiểu ý ngầm của soạn giả Nhị Kiều : Bà nói nồi cơm của soạn giả hiện nay là các ông chủ sản xuất Vidéo( mà các ông chủ về hàng văn hóa phẩm và nghệ thuật là ông chủ của đất nước đó), viết không dúng đơn đặt hàng thì không được thu vidéo, nghĩa là đói. Nội dung phải chiều theo thị hiếu công chúng, và thị hiếu của công chúng là có định hướng. Cái gì chánh phủ cho nói thì được nói, cái gì cấm thì phải biết tự giác im lặng. Chuyện báo chí đăng về tham nhũng PMU 18 vừa qua đó, chánh phủ bật đèn xanh thì báo chí viết ào ào, bây giờ bật đèn đỏ thì tất cả đểu im hơi kín tiếng.
Hồi nẩm, người soạn giả viết tuồng không có bị chi phối như kiểu soạn giả Nhị Kiều nói đó nên có nhiều tuồng hay, nhiều tuồng để đời. Bây giờ theo như Nhị Kiều nói thì tuồng sản xuất ra rất nhiều, vidéo tràn ngập thị trường trong và ngoài nước nhưng vì bị chi phối thành ra tuồng không hay.
Nữ soạn giả Nhị Kiều và chồng là nghệ sĩ Tám Vân về sống cùng các con ở Lái Thiêu ( Bình Dương). Một khu vườn yên tịnh bao quanh ngôi nhà nhỏ, cạnh ngôi nhà được cất thêm một chái nhà tranh. Đây là nơi đôi vợ chồng nghệ sĩ Tám Vân và nữ soạn giả Nhị Kiều chung sống an dưởng tuổi già Trong chái nhà tranh nhỏ, đồ đạt bày biện thật đơn sơ, từng chồng sách báo choáng cả căn nhà như nói lên đó là tài sản quý báo nhất của chủ nhà. Năm 86 tuổi, Nữ nghệ sĩ Nhị Kiều vẫn còn nhận đơn đặt hàng của các nghệ sĩ trẻ và chủ vidéo để kiếm tiền bản quyền sinh sống qua ngày. Chị nói : Tôi sẽ viết tuồng cho đến lúc tàn hơi.
Soạn giả Nhị Kiều là một soạn giả khổ nhất, nghèo nhất vì chị phải cưu mang một ông chồng bị bịnh hoạn triền miên, bịnh hoạn trăm năm!.
Ở phương trời xa thẳm, vợ chồng Nguyễn Phương vẫn thương nhớ các bạn xưa, đặc biệt thương nhớ vợ chồng vợ chồng Tám Vân - Nhị Kiều, những người cùng chúng tôi chia vui xẻ buồn từ thập niên 50 đến sau năm 75.
Tám Vân đã đi rồi. Bây giờ Nhị Kiều lại ra đi.
Ở Mông Lệ An xa xôi ngàn trùng, vợ chồng Nguyễn Phương xin thắp nén nhang tưởng niệm Nhị Kiều,
Xin nguyện cầu cho hương linh Nhị Kiều Quảng thị Minh Nguyệt được tiêu duiêu miền cực lạc.
Nguyễn Phương Montreal gửi cailuongvietnam.com
Nữ nghệ sĩ Tú Trinh vừa gọi điện thoại viễn liên báo tin cho Nguyễn Phương biết là nữ nghệ sĩ Nhị Kiều vừa qua đời tại nhà riêng tại Bình Nhâm lúc 5 giờ 30 sáng ngày 1 tháng 11 năm 2010. Vợ chồng Nguyễn Phương bàng hoàng, đau buồn. Các bạn già ngày xưa về cõi vĩnh hằng trong đó mới đây là bạn Nhị Kiều, anh Tám Vân mà chúng tôi không có dịp về Việt Nam, đến trực tiếp viếng bạn lần chót. Để tưởng nhớ chị Tám Vân Hoàng Thị Nguyệt, Nữ soạn giả Nhị Kiều, tôi ghi lại một số tiểu sử của chị Nguyệt mà chúng tôi còn nhớ.
Cô Gái Bến Tre mê cải lương, trở thành soạn giả.
Đây là một trường hợp đặc biệt chớ không phải bất cứ ai mê cải lương cũng có thể trở thành soạn giả như trường hợp của chị Nguyệt, người mà sau nầy chúng tôi gọi là chị Tám Vân, là nữ soạn giả Hoàng Thị Nguyệt…
Tên thật của chị Tám Vân là Quản Thị Minh Nguyệt, sanh năm 1921, tại làng An Thạnh, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Chị viết tuồng thì lấy tên là soạn giả Hoàng Thị Nguyệt và sau đó, chị đổi tên là soạn giả Nhị Kiều.
Chị Nguyệt nói về tên soạn giả Nhị Kiều của chị : « Tôi bị rất nhiều người ganh ghét và họ thường nói là muốn gặp bà Bầu Thơ, chủ nhân gánh Thanh Minh Thanh Nga, phải qua « hai cái cầu ». Họ nghĩ rằng Nhị Kiều là hai cái cầu nhưng thực sự ý nghĩa của nó không phải vậy. Tôi có người chị ruột tên là Quản Thị Trúc Mai( tức Hoàng Trúc Mai), giỏi làm thơ viết văn. Do đó tôi mượn một câu thơ của Tào Tháo : « Đồng Tước Chung Thân Tỏa Nhị Kiều » tự đặt bút danh Nhị Kiều là để kỷ niệm gia đình tôi có hai người con gái theo nghiệp văn chương. »
Năm 1960, Tám Vân và Chị Nguyệt về cộng tác với bà Bầu Thơ đoàn Thanh Minh Thanh Nga( vừa mới đổi bảng hiệu sau chuyến lưu diễn miền Trung). Nghệ sĩ Tám Vân, sanh năm 1924, học sinh trường Trung học Mỹtho, anh học sau tôi một lớp. Anh là người quê ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, qua Mỹtho học, ở nhà trọ trong xóm Nhà Thờ. Chúng tôi biết nhau lúc còn đi học, sau đó lại gặp nhau trong đoàn hát Việt Kịch Năm Châu.
Khi gặp lại ở đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga, tôi được chị Nguyệt cho biết là chị có hợp soạn với soạn giả Lê Khanh vở tuồng Cô Thợ May, hát trên sân khấu Thanh Minh năm 1958.
Về việc tôi hợp soạn tuồng cải lương với chị Nguyệt thì đúng ra là tôi hợp soạn với anh Tám Vân, giống như việc hợp soạn vở tuồng đầu tiên năm 1956 ở đoàn Việt Kịch Năm Châu nhưng các vở tuồng hợp soạn trong các năm 1960, 1961 thì để tên là soạn giả Nguyễn Phương và Hoàng Thị Nguyệt. Anh Tám Vân đề nghị tôi cho để tên vợ của anh đứng chung tác phẩm với tôi vì chị Nguyệt nên các vở tuồng Đợi Ánh Bình Minh, Chiếc Lá Giữa Dòng, Hoa Đồng Cỏ Nội, Phụng Kiều Lý Đáng… tên tuổi của Nguyễn Phương được kềm thêm tên Cô Nguyệt.( Lúc nầy chưa có tên Nhị Kiều).
Tôi kể rõ chi tiết nầy, chỉ là để nói lên tinh thần kiên trì đáng quí của chị Nguyệt đối với nghệ thuật sân khấu cải lương. Trong thập niên 50, nghệ sĩ sân khấu bị người đời gán cho là thành phần « xướng ca vô loại ». Phải là những người quá đam mê nghệ thuật, chỉ thấy cuộc đời là nghệ thuật sân khấu và sân khấu là cuộc đời, bất chấp dư luận nghĩ sao, bất chấp những điều tiếng trong thiên hạ thì mới có thể sống chết được với nghề hát xướng hay những ngành nghề có liên quan tới sân khấu trình diễn. Nam nghệ sĩ phải phấn đấu không ngừng để mong xóa tan đi cái thành kiến xướng ca vô loại đó. Một cô gái con nhà lành như chị Nguyệt mà dám lao vào gánh hát cải lương, có chồng là kép hát và phải sống như những người nghệ sĩ lang thang không nhà thì phải là một người có đãm lược, yêu nghệ sĩ và yêu nghệ thuật cải lương.
Trong đời sống cải lương, chị Nguyệt còn bước thêm một bước nửa là cố gắng học viết tuồng, mài mò tự học khi anh Tám Vân cộng tác với các bạn và trong năm ba năm sau chị Nguyệt đã có thể đường hoàng dựng lên cái tên soạn giả thật sự như bao nhiêu người soạn giả đang hành nghề và sống được với nghề.
Tôi còn nhớ ngoài việc đứng tên chung hợp soạn với tôi những vở tuồng mà tôi vừa kể, trong thời gian từ 1963 đến năm 1972, chị Nguyệt đã đứng tên hợp soạn với các soạn giả :
- với thi sĩ Anh Tuyến tuồng Hương Lúa Tình Quê, Trăng Rụng Bến Từ Châu, Kim Hồ Điệp, Lỗi tình cố nhân.
- với soạn giả Hà Triều – Hoa Phượng tuồng Khói Sóng Tiêu Tương.
- Với soạn giả Thanh Cao tuồng Những đứa con lai.
- với soạn giả Nguyễn Đạt vở Mùa Sen Trắng Nở, Mạnh Lệ Quân, Thạch Phá Thiên, Đường Về Vạn Kiếp.
- với nhóm Bông Lan( soạn giả Hoàng Lan) tuồng Bao Công xử án Trần Thế Mỹ, Sở Vân, Đường nào lên Thiên Thai.
- Với soạn giả Thế Châu : tuồng Hoa Cầu Đắng Cay, Tâm Sự Cha Tôi, Thanh Xà Bạch Xà, Anh Bảy Chà, Mùa Thu Lá Bay, Cánh Chim Bạt Gió…
- Nhị Kiều cũng phóng tác theo tiểu thuyết của Ngọc Linh thành tuồng Nắng Sớm Mưa Chiều, Mái tóc Ngày Trước và phóng tác theo tiểu thuyết của Trang Thế Hy vở Vầng Trăng bên kia sông.
- Sau năm 1975, soạn giả Nhị Kiều có những tác phẩm được thu vidéo như : Hoa Cẩm Chướng, Kẻ Mất Gốc, Huyển Thoại Một Chuyện Tình, Giọt Mưa Thu, Nửa Đêm Thức Giấc, Lỡ Chuyến Đò Thương, Vết Thương Kỷ Niệm
Hơn bốn mươi năm theo chồng lang thang theo nhiều đoàn hát, nữ soạn giả Nhị Kiều hợp soạn với nhiều soạn giả nổi danh của những thập niên 1960, 1970, chị cũng phóng tác nhiều tiểu thuyết của những nhà văn nổi tiếng thành tuồng cải lương và sau năm 1975, khi phong trào thu vidéo cải lương phát triển rộng rịp thì chị cũng có mặt trong hàng ngũ của những soạn giả viết tuồng vidéo được đặt hàng nhiều nhất, nữ soạn giả Nhị Kiều có thể được kể là một soạn giả viết nhiều nhất, viết nhanh nhất và có lúc có nhà báo ác ý gọi là những tác phẩm viết thu vidéo là những tác phẩm được sản xuất theo dạng « mì ăn liền », tức là những chuyện tuồng chung chung, giống nhau về cốt truyện, cũng cảnh tình yêu ngang trái vì cách biệt sang hèn, vì không môn đăng hộ đối. Bên gái có cha mẹ là điền chủ, ông bà hội đồng, bên trai là tá điền nghèo, đi cày thuê cấy mướn. Hoặc « mô típ » trái lại, bên đàn trai giàu thì bên đàn gái nghèo, bị khinh khi, ức hiếp( tuồng Duyên Kiếp). Ký giả gọi là những ý tuồng đưa ra là giả tạo, không mang những hơi hướm của cuộc sống thật vì hiện nay( tức là sau ba mươi năm sau 1975) thì điền chủ và hội đồng ngày xưa đã chết tiệt rồi, nếu còn sống thì đi học tập cải tạo cũng múc mùa rồi. Lớp nhà giàu mới, sự mâu thuẩn mới trong cuộc sống hiện nay không phải là mâu thuẩn giữa ông chủ điền, ông Hội đồng hay bà hội đồng với tá điền hay con gái nghèo của tá điền.
Bà soạn giả Nhị Kiều và có lẻ không một soạn giả nào hiện đang hành nghề soạn giả ở trong nước mà dám đặt ra vấn đề cái mâu thuẩn hiện nay là gì để mà viết tuồng vì bà Nhị Kiều và các bạn đó điều hiểu là có những sự thật không được phép nói ra.
Đây là tâm sự của bà Nhị Kiều khi bà trả lời một nhà báo trong nước phỏng vấn bà :
PV : Bà nghĩ sao khi người ta cho rằng hiện nay các soạn giả chỉ chú trọng khai thác đề tài tình yêu, xa rời thực tế và hiện tình đất nước?
Soạn giả Nhị Kiều : Sân khấu cải lương hiện nay không còn được bao nhiêu đoàn hoạt động, các soạn giả sống được đều nhờ vào vidéo cải lương. Muốn kịch bản được dàn dựng bên vidéo thì phải chịu chi phối bởi nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chính là thị hiếu công chúng và nguyên nhân nữa là nếu vở nặng về chính trị quá thì không ăn khách…( theo báo SKTP)
Chúng tôi hiểu ý ngầm của soạn giả Nhị Kiều : Bà nói nồi cơm của soạn giả hiện nay là các ông chủ sản xuất Vidéo( mà các ông chủ về hàng văn hóa phẩm và nghệ thuật là ông chủ của đất nước đó), viết không dúng đơn đặt hàng thì không được thu vidéo, nghĩa là đói. Nội dung phải chiều theo thị hiếu công chúng, và thị hiếu của công chúng là có định hướng. Cái gì chánh phủ cho nói thì được nói, cái gì cấm thì phải biết tự giác im lặng. Chuyện báo chí đăng về tham nhũng PMU 18 vừa qua đó, chánh phủ bật đèn xanh thì báo chí viết ào ào, bây giờ bật đèn đỏ thì tất cả đểu im hơi kín tiếng.
Hồi nẩm, người soạn giả viết tuồng không có bị chi phối như kiểu soạn giả Nhị Kiều nói đó nên có nhiều tuồng hay, nhiều tuồng để đời. Bây giờ theo như Nhị Kiều nói thì tuồng sản xuất ra rất nhiều, vidéo tràn ngập thị trường trong và ngoài nước nhưng vì bị chi phối thành ra tuồng không hay.
Nữ soạn giả Nhị Kiều và chồng là nghệ sĩ Tám Vân về sống cùng các con ở Lái Thiêu ( Bình Dương). Một khu vườn yên tịnh bao quanh ngôi nhà nhỏ, cạnh ngôi nhà được cất thêm một chái nhà tranh. Đây là nơi đôi vợ chồng nghệ sĩ Tám Vân và nữ soạn giả Nhị Kiều chung sống an dưởng tuổi già Trong chái nhà tranh nhỏ, đồ đạt bày biện thật đơn sơ, từng chồng sách báo choáng cả căn nhà như nói lên đó là tài sản quý báo nhất của chủ nhà. Năm 86 tuổi, Nữ nghệ sĩ Nhị Kiều vẫn còn nhận đơn đặt hàng của các nghệ sĩ trẻ và chủ vidéo để kiếm tiền bản quyền sinh sống qua ngày. Chị nói : Tôi sẽ viết tuồng cho đến lúc tàn hơi.
Soạn giả Nhị Kiều là một soạn giả khổ nhất, nghèo nhất vì chị phải cưu mang một ông chồng bị bịnh hoạn triền miên, bịnh hoạn trăm năm!.
Ở phương trời xa thẳm, vợ chồng Nguyễn Phương vẫn thương nhớ các bạn xưa, đặc biệt thương nhớ vợ chồng vợ chồng Tám Vân - Nhị Kiều, những người cùng chúng tôi chia vui xẻ buồn từ thập niên 50 đến sau năm 75.
Tám Vân đã đi rồi. Bây giờ Nhị Kiều lại ra đi.
Ở Mông Lệ An xa xôi ngàn trùng, vợ chồng Nguyễn Phương xin thắp nén nhang tưởng niệm Nhị Kiều,
Xin nguyện cầu cho hương linh Nhị Kiều Quảng thị Minh Nguyệt được tiêu duiêu miền cực lạc.
Nguyễn Phương Montreal gửi cailuongvietnam.com
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
- khaimba
- Thành viên mới đến
- Bài viết: 76
- Ngày tham gia: Ba T4 26, 2005 5:00 pm
- Đến từ: HCM, Vietnam
- Tiếp xúc:
- vanduyanh
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 9209
- Ngày tham gia: Hai T2 22, 2010 12:05 am
Theo soạn giả Nguyễn Phương: “Văn chương của soạn giả Nhị Kiều nhiều nữ tính, nhẹ nhàng. Ngay cả trong những đoạn gay cấn nhất, cần có những lời nói cay độc, hung hăng để đẩy kịch tính lên cao trào thì lời văn của Nhị Kiều vẫn nhẹ nhàng, nói như một lời trách móc. Bù lại, những đoạn tả tình của vai nữ đối với người yêu thì đúng là giọng nói, cách nói của một cô gái đang yêu, khao khát tình yêu. Chuyện tuồng phần lớn được xây dựng một mạch, có đầu có đuôi như tiểu thuyết của nhà văn Hồ Biểu Chánh”.
- vanduyanh
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 9209
- Ngày tham gia: Hai T2 22, 2010 12:05 am
Soạn giả Nhị Kiều sống và nuôi gia đình bằng nghề viết nên có đến cả trăm vở tuồng. Song sự nghiệp của bà lại có đặc điểm là thường viết chung kịch bản với các soạn giả khác (phần đông là những tên tuổi lớn), còn nếu viết riêng thì bà phóng tác theo tiểu thuyết hay chuyển thể tác phẩm của tác giả khác. Chỉ ở thập niên 1990, bà mới bắt đầu sáng tác độc lập nhiều. Giai đoạn này nhiều đoàn cải lương khắp miền Nam, cả các hãng băng đĩa video cải lương trong và ngoài nước đều trông cậy vào bà để có nguồn kịch bản mới cho hoạt động của họ.
Điểm lại những vở tuồng được khán giả nhớ và yêu thích hàng mấy mươi năm, với soạn giả Hoa Phượng, bà viết chung: Khói sóng tiêu tương, Tấm lòng của biển… Với soạn giả Nguyễn Phương: Hoa đồng cỏ nội, Phụng Kiều Lý Đáng, Đợi ánh bình minh… Với soạn giả Thế Châu: Qua cầu đắng cay, Mùa thu lá bay, Tình anh Bảy Chà, Cánh chim bạt gió… Với Nguyên Đạt: Đường về Vạn Kiếp, Mạnh Lệ Quân… Với Hoàng Lan:Bao Công xử án Trần Thế Mỹ, Sở Vân… Những tác phẩm bà chuyển thể, phóng tác nổi tiếng gồm: Nắng sớm mưa chiều, Trắng hoa mai, Truyền thuyết tình yêu, Thương nhớ một mình, Bảy mùa mai nở…
Sự nghiệp và tên tuổi như thế, song vào cuối đời gia đình bà không tránh khỏi cảnh sống khó khăn. Một mình bà, dù đã ở tuổi hơn 80 vẫn dùng ngòi viết (viết tuồng, chập cải lương ngắn, bài ca cổ… theo đơn đặt hàng) để mưu sinh, lo cho cả gia đình và chăm cho nghệ sĩ Tám Vân đã lâm cơn bệnh nặng nằm một chỗ. Chỉ có 2-3 tháng nay, khi đã ở tuổi 90 và suy yếu phải nhập viện, bà mới buông bút. Vậy nhưng có lúc để có tiền lo cho bệnh tình của chồng, bà phải tìm đến nghệ sĩ Thanh Sang vì biết ông ham đọc sách, đánh tiếng bán chỗ sách vở quý là gia sản cuối cùng sót lại. Nhớ lại chuyện này, giọng nghệ sĩ Thanh Sang ngậm ngùi: “Tôi quý ông bà là người có tiếng, có công với cải lương nên khi có thể thì giúp đỡ chứ đâu nỡ lấy sách làm gì. Chỉ thương cho nhiều nghệ sĩ tài năng, cả một đời sống chết với nghề, cuối đời phải sống khổ”.
Điểm lại những vở tuồng được khán giả nhớ và yêu thích hàng mấy mươi năm, với soạn giả Hoa Phượng, bà viết chung: Khói sóng tiêu tương, Tấm lòng của biển… Với soạn giả Nguyễn Phương: Hoa đồng cỏ nội, Phụng Kiều Lý Đáng, Đợi ánh bình minh… Với soạn giả Thế Châu: Qua cầu đắng cay, Mùa thu lá bay, Tình anh Bảy Chà, Cánh chim bạt gió… Với Nguyên Đạt: Đường về Vạn Kiếp, Mạnh Lệ Quân… Với Hoàng Lan:Bao Công xử án Trần Thế Mỹ, Sở Vân… Những tác phẩm bà chuyển thể, phóng tác nổi tiếng gồm: Nắng sớm mưa chiều, Trắng hoa mai, Truyền thuyết tình yêu, Thương nhớ một mình, Bảy mùa mai nở…
Sự nghiệp và tên tuổi như thế, song vào cuối đời gia đình bà không tránh khỏi cảnh sống khó khăn. Một mình bà, dù đã ở tuổi hơn 80 vẫn dùng ngòi viết (viết tuồng, chập cải lương ngắn, bài ca cổ… theo đơn đặt hàng) để mưu sinh, lo cho cả gia đình và chăm cho nghệ sĩ Tám Vân đã lâm cơn bệnh nặng nằm một chỗ. Chỉ có 2-3 tháng nay, khi đã ở tuổi 90 và suy yếu phải nhập viện, bà mới buông bút. Vậy nhưng có lúc để có tiền lo cho bệnh tình của chồng, bà phải tìm đến nghệ sĩ Thanh Sang vì biết ông ham đọc sách, đánh tiếng bán chỗ sách vở quý là gia sản cuối cùng sót lại. Nhớ lại chuyện này, giọng nghệ sĩ Thanh Sang ngậm ngùi: “Tôi quý ông bà là người có tiếng, có công với cải lương nên khi có thể thì giúp đỡ chứ đâu nỡ lấy sách làm gì. Chỉ thương cho nhiều nghệ sĩ tài năng, cả một đời sống chết với nghề, cuối đời phải sống khổ”.
- vanduyanh
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 9209
- Ngày tham gia: Hai T2 22, 2010 12:05 am
Riêng nghệ sĩ Bạch Tuyết, người luôn xem nghệ sĩ Tám Vân như người thầy của mình và vẫn thường gắn bó, quan tâm đến vợ chồng nghệ sĩ Tám Vân - Nhị Kiều, đã là nghệ sĩ đầu tiên có mặt khi nghe tin soạn giả Nhị Kiều mất. Nghệ sĩ Bạch Tuyết xúc động: “Ông bà là hai người đặc biệt của cải lương. Ông là người nghệ sĩ rành bài bản cải lương nhất. Bà không chỉ là phụ nữ trí thức, viết tuồng giỏi mà còn là một phụ nữ sống hết mình vì tình yêu. Ông bà là hai người bạn đời mà cũng là một đôi tri âm tri kỷ đẹp đẽ của cải lương. Tôi không thể nào quên ấn tượng về bài thơ bà làm khi ông mất”.
Bài thơ của soạn giả Nhị Kiều làm cho chồng mà nghệ sĩ Bạch Tuyết nhắc đến có đoạn: “Ngồi bên mồ tôi gọi mãi tên anh. Tám Vân ơi! Hãy theo em về nơi tổ ấm. Người và ma sẽ cùng nhau chung sống. Sẽ cùng nhau viết trọn bản tình ca”. Giờ thì hẳn soạn giả Nhị Kiều đã về bên chồng cùng hòa trọn bản tình ca như bà mong muốn và trong sự thương yêu của những ai biết đến tình yêu son sắt, bền chặt của bà.
Phap Luật online
Bài thơ của soạn giả Nhị Kiều làm cho chồng mà nghệ sĩ Bạch Tuyết nhắc đến có đoạn: “Ngồi bên mồ tôi gọi mãi tên anh. Tám Vân ơi! Hãy theo em về nơi tổ ấm. Người và ma sẽ cùng nhau chung sống. Sẽ cùng nhau viết trọn bản tình ca”. Giờ thì hẳn soạn giả Nhị Kiều đã về bên chồng cùng hòa trọn bản tình ca như bà mong muốn và trong sự thương yêu của những ai biết đến tình yêu son sắt, bền chặt của bà.
Phap Luật online
- vanduyanh
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 9209
- Ngày tham gia: Hai T2 22, 2010 12:05 am
-
- Thành viên mới đến
- Bài viết: 52
- Ngày tham gia: Hai T8 02, 2010 9:16 pm