THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
NS Tấn Tài vừa qua đời: Sắp tới đám giỗ 1 năm của Hoàng Đế
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
- kimkimdung
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 396
- Ngày tham gia: Hai T6 23, 2008 11:12 am
Re: NS Tấn Tài vừa qua đời rồi...trời ơi...
Thành Kính Phân Ưu.....
-
- Bài viết: 4
- Ngày tham gia: Sáu T4 23, 2010 4:53 am
- Đến từ: xu*' lanh. tinh` no^ng`
Re: NS Tấn Tài vừa qua đời rồi...trời ơi...
Thanh that chia buon danh hai Tan Beo va Tan Bo cung gia quyen nghe si Tan Tai. Qua la mot su mat mat lon doi voi lang nghe thuat cai luong khi vua mat di hai danh tai. Cau nguyen vong linh cua nghe si Tan Tai duoc yen nghi noi suoi vang. Nam Mo A Di Da Phat.
-
- Bài viết: 0
- Ngày tham gia: Tư T1 26, 2011 1:06 pm
Re: NS Tấn Tài vừa qua đời rồi...trời ơi...
ba tan tai oi ngu ngon nha, con ko ve voi ba duoc chuc ba ve voi phat an lanh,thuong nho ba nhieu lam
-
- Bài viết: 2
- Ngày tham gia: Sáu T12 10, 2010 6:38 pm
Re: NS Tấn Tài vừa qua đời rồi...trời ơi...
Thành kính phân ưu!!
- duonghoa
- Thành viên nhiệt tình
- Bài viết: 3574
- Ngày tham gia: Năm T6 02, 2005 5:00 pm
- Đến từ: Cổ Mộ
Re: NS Tấn Tài vừa qua đời rồi...trời ơi...
Thành kính phân ưu
Sẽ mãi nhớ NS Tấn Tài, lối vô vọng cổ lã lướt có 1 không 2
Buồn không em khi chuyến tàu đêm rời khỏi sân ga rồi khuất dần trong khói trắng, anh ra đi không làm kẻ giang hồ phiêu lãng mà là một chàng trai đang nặng gánh tang bồng...
Sẽ mãi nhớ NS Tấn Tài, lối vô vọng cổ lã lướt có 1 không 2
Buồn không em khi chuyến tàu đêm rời khỏi sân ga rồi khuất dần trong khói trắng, anh ra đi không làm kẻ giang hồ phiêu lãng mà là một chàng trai đang nặng gánh tang bồng...
- Trunganh
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 6554
- Ngày tham gia: Tư T12 01, 2004 4:00 pm
- Đến từ: Phờ - Lăng - Sa
- Tiếp xúc:
Re: NS Tấn Tài vừa qua đời rồi...trời ơi...
Còn 1 kỷ niệm với nghệ sỉ Tấn Tài o bao giờ quên dù o thân với anh : lúc đoàn Huỳnh Long còn diển ở Cầu Muối ! Hay tăng cường nghệ sỉ cải lương ! Nghệ sỉ đoàn Tấn Tài Như Ngọc lúc đó là Văn Bảnh ( khôi nguyên vọng cổ ) Bình Trang đang diển ( o nhớ tuồng gì ) ngoài sân khấu thì nghệ sỉ Tấn Tài xuống bắt đào kép của mình . Sẳn lúc Văn Bảnh đang ở ngoài sân khấu sắp vô vọng cổ thì Ns Tấn Tài chụp miro trong hậu trường vô vọng cổ thế , sau khi ra hiệu cho Văn Bảnh . Văn Bảnh đành phải nhép miệng để Tấn Tài ca. Dứt câu khán giả ồ lên kinh ngạc và hậu trường thì cười ra nước mắt.Xong rồi Ns Tấn Tài ngồi nói chuyện với Ba Má mình rất nhả nhặn và thông cảm.
Nguyên văn của Nguyệtphan :
Không biết Trung-Ảnh còn nhớ không mới ngày nào NS Tấn-Tài và Như-Ngọc còn dẫn Tấn-Beo xuống Đinh Nhơn-Hòa (Đình Cầu-Muối) tập tuồng Gương Trinh Nữ đó lúc đó Tấn-Beo khoãng chừng 5,6 tuổi gì đó bận bộ đồ Thủy Quân Lục Chiến đó nhớ không ! có Kiều-Phượng-Loan, Mỹ-Chi, Hề Sa nữa và còn nhiều nhiều lắm mình nhớ không hết chỉ nhớ bấy nhiêu mà thôi như vậy cũng là kỷ-niệm ở Đoàn Huỳnh-Long và Đình Nhơn-Hòa rồi đó
Nguyên văn của Nguyệtphan :
Không biết Trung-Ảnh còn nhớ không mới ngày nào NS Tấn-Tài và Như-Ngọc còn dẫn Tấn-Beo xuống Đinh Nhơn-Hòa (Đình Cầu-Muối) tập tuồng Gương Trinh Nữ đó lúc đó Tấn-Beo khoãng chừng 5,6 tuổi gì đó bận bộ đồ Thủy Quân Lục Chiến đó nhớ không ! có Kiều-Phượng-Loan, Mỹ-Chi, Hề Sa nữa và còn nhiều nhiều lắm mình nhớ không hết chỉ nhớ bấy nhiêu mà thôi như vậy cũng là kỷ-niệm ở Đoàn Huỳnh-Long và Đình Nhơn-Hòa rồi đó
-
- Bài viết: 2
- Ngày tham gia: Chủ nhật T11 21, 2010 4:19 pm
Re: NS Tấn Tài vừa qua đời rồi...trời ơi...
THEM 1 NGOI SAO SANG CAI LUONG VUA TAT TREN VOM TROI SAN KHAU CAI LUONG MIEN NAM. TOI , 1 KHAN GIA DANG DINH CU TAI HOA KY. KỊNH GUI LOI CHIA BUON DEN TOAN THE GIA QUYEN :" HOANG DE DIA NHUA - 1 NGHE SY TAI DANH - TAN TAI .... " CAU NGUYEN HUONG LINH NGHE SY TAI DANH TAN TAI SOM VE COI TIEN. VINH BIET 1 TAI DANH LON CUA SAN KHAU CAI LUONG TRUOC 1975.
THANH KINH PHAN UU
THANH KINH PHAN UU
- yuri0704
- Thành viên mới đến
- Bài viết: 69
- Ngày tham gia: Chủ nhật T1 16, 2011 9:07 pm
- Đến từ: TPHCM
- Tiếp xúc:
Re: NS Tấn Tài vừa qua đời rồi...trời ơi...
"Hoàng đế đĩa nhựa" về trời Nghệ sĩ Tấn Tài ra đi để lại sự nghiệp sân khấu lẫy lừng của một tài năng lớn, luôn được công chúng yêu mến, ngưỡng mộ
Nghệ sĩ (NS) Tấn Tài – người được mệnh danh là "Hoàng đế đĩa nhựa" của nghệ thuật cải lương đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc rạng sáng ngày 27-1 tại nhà riêng (190 Nguyễn Duy, Phường 9, Quận 8, TPHCM), thọ 74 tuổi, để lại niềm tiếc thương cho gia đình, người thân và khán giả mộ điệu.
Rời bục giảng đi làm kép hát
"Doanh Doanh ơi! Đừng nói tiếng yêu đương với một hình hài tiều tụy, nắng đã ngả về Tây thì đừng nhặt tia nắng rụng mà tạo bình minh cho phí công... trình. Trăng cuối tháng trăng về non lạnh, vạn vì sao không thể gợi hình...". Đó là câu vọng cổ để đời mà NS Tấn Tài đã khắc đậm trong tim khán giả mộ điệu mỗi khi nhắc đến vai Lệnh Hồ Xung trong vở Tiếu ngạo giang hồ của soạn giả Hà Triều - Hoa Phượng mà đi đến đâu công chúng cũng nhắc tên nhân vật thay cho tên ông bên cạnh các biệt danh: "Hoàng đế đĩa nhựa", "Trương Vô Kỵ”...
Nhắc đến NS Tấn Tài, khán giả mộ điệu và bạn bè đồng nghiệp đều dành cho ông những tình cảm yêu mến, quý trọng. Họ không chỉ nể phục tài năng ca vọng cổ và các bài bản cải lương của ông mà còn vì giọng ca trầm ấm, "êm như ru", đưa người nghe vào cảm giác lâng lâng bay bổng của ông đã tạo cho sân khấu cải lương nét sang trọng, quý phái. Sự kính nể còn ở chỗ ông là một thầy giáo nhưng vì đam mê sân khấu đã rời bục giảng để đi làm kép hát. Tư chất mô phạm đã cho ông phong thái trầm tĩnh, diện mạo khôi ngô để vào các vai diễn hiền lành nhưng không chịu khuất phục cái ác.
Học đờn ca tài tử từ hai nghệ nhân Hai Tỉnh và Út Thôi (xã Vĩnh Trạch, huyện Núi Sập, An Giang), Tấn Tài đã sớm lọt vào mắt xanh của chủ các hãng băng đĩa ở Sài Gòn. Chỉ tính từ năm 1962 đến 1975, ông đã thu âm hơn 1.000 bài tân cổ, ca cổ và gần 500 vở tuồng mà ông đều đóng vai chánh. Bà Sáu Liên, Giám đốc Hãng đĩa Việt Nam, nhận xét: "Đó là một con số rất ấn tượng, một kỷ lục mà cho đến nay chưa có NS nào vượt qua. Thành quả nghệ thuật đó cũng chính là nguyên nhân để khán giả và báo giới Sài Gòn trước năm 1975 phong tặng NS Tấn Tài danh hiệu "Hoàng đế đĩa nhựa".
Về phong cách diễn xuất, theo NSƯT Lệ Thủy, NS Tấn Tài không có vóc dáng thanh tú như những NS đương thời hoặc thế hệ đàn em của ông, như: Hùng Cường, Thanh Tú, Minh Vương, Minh Phụng, Dũng Thanh Lâm... nhưng chính chất giọng trời cho của ông cộng với tâm tính luôn khiêm nhường, chuẩn mực trong cuộc sống đời thường đã giúp ông luôn tỏa sáng.
Theo các NS cùng thời, đáng kính hơn ở NS Tấn Tài là trong nghệ thuật ca diễn, ông biết khai thác vẻ đẹp của ngôn từ văn chương, làm cho câu vọng cổ trở nên sang đẹp tự nhiên và cách diễn của ông cứ thế nhẹ nhàng đi vào lòng khán giả mộ điệu. Ngay cả khi ông đã thành danh, tên tuổi lẫy lừng, đĩa ca cổ của ông phát hành bán chạy nhất, ông vẫn sống khiêm tốn, hòa đồng với mọi người.
Không kén bạn diễn nữ
Ông cũng là nam NS không kén bạn diễn nữ, lúc nào cũng nâng đỡ các cô đào trẻ đóng cặp với ông, để họ cùng tỏa sáng. NS Tấn Tài đã từng đóng chánh cùng với các nữ NS nổi tiếng: NSƯT Út Bạch Lan, NSƯT Bạch Tuyết, NSƯT Lệ Thủy, NSƯT Mỹ Châu, NSƯT Ngọc Hương, NSƯT Diệu Hiền, Mộng Tuyền, Kim Ngọc... trên các sân khấu đoàn Tấn Tài - Thành Được, Tân Thủ Đô và cả ở sân khấu truyền hình, đĩa tiếng, đĩa hình. Năm 1963, ông được trao huy chương vàng giải Thanh Tâm cùng với NSƯT Bạch Tuyết. Một năm sau, ông rời đoàn Thủ Đô về đoàn Dạ Lý Hương. Đó cũng là thời điểm ông "phủ sóng" dày đặc các hãng đĩa danh tiếng của Sài Gòn: Hãng đĩa Việt Nam, Hoa Hồng, Continental, Việt Hải... Trên sân khấu cải lương, ông trở thành thần tượng của khán giả mộ điệu những vở tuồng kiếm hiệp, như: Cô gái Đồ Long, Tiếu ngạo giang hồ, Võ Tòng sát tẩu, Khói sóng tiêu tương, Quách Tĩnh - Hoàng Dung... Nổi bật nhất là vai Trương Vô Kỵ (vở Cô gái Đồ Long).
Thăng trầm nghiệp làm bầu
Sinh thời, NS Tấn Tài kể năm 26 tuổi, ông khởi nghiệp làm bầu với Đoàn Cải lương Thủ Đô, sau đó phát triển thành hai đoàn, để nâng đỡ và dìu dắt nhiều NS trẻ. Đoàn hát của ông đi đến tỉnh nào cũng thu hút đông khán giả. Nhiều lần đoàn hát vỡ nợ, ông phải cầm cố nhà cửa để tiếp tục giữ vững gánh hát. Không chỉ lo cho vai diễn của mình, ông và vợ, cố NS Như Ngọc, đã truyền đạt nhiều kinh nghiệm cho NS trẻ. Một lần gánh hát lưu diễn ở miền Trung gặp bão, ông bán hết vòng vàng của hai vợ chồng dành dụm được để lo cho anh em không bị đói.
Sau năm 1975, ông hiến đoàn cho Nhà nước và gắn bó với tỉnh Hậu Giang lập bảng hiệu Đoàn Cải lương Hậu Giang cho đến năm 1990. Vì sức khỏe kém, không thể đi lưu diễn, ông được NSƯT - đạo diễn Đoàn Bá, Giám đốc Nhà hát Trần Hữu Trang, mời về cộng tác với Đoàn II, phục hồi vở cải lương nổi tiếng một thời Chiều đông gió lạnh về (Hà Triều - Hoa Phượng). Sau đó, ông từ giã sàn diễn chuyên nghiệp, chỉ nhận lời đi hát sô lẻ, đờn ca tài tử... Những năm sau này, ông thường sang Mỹ biểu diễn, dù ở tuổi xấp xỉ 70, ông còn ca dây xề (hò nhì) và vô vọng cổ chồng hơi, nhất là không bao giờ chịu ca nhép khiến khán giả kiều bào khâm phục. Năm 2009, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang đã tổ chức live show kỷ niệm 45 năm đời nghệ sĩ của ông, trước đó Đài Truyền hình TPHCM cũng đã tổ chức đêm diễn của ông trong chương trình Những cánh chim không mỏi.
Tâm sự với bạn bè lúc ông chưa phát bệnh nhiễm trùng túi mật, ông luôn cho rằng mình rất may mắn, được tổ nghiệp ưu đãi... Những năm tháng hạnh phúc của ông thật dài, NS Như Ngọc (mất năm 2001) chính là người có công vun đắp sự nghiệp lừng lẫy của chồng, tuyệt vời hơn là bà đã sinh cho ông hai người con để ngày nay khán giả có hai danh hài Tấn Beo - Tấn Bo.
Vĩnh biệt Tấn Tài, người NS đã sống thật vinh quang với tài năng và luôn được khán giả yêu mến, công chúng sẽ không bao giờ quên giọng ca và những vai diễn tuyệt vời của ông.
Những vai diễn để đời
Hơn 45 năm gắn bó với thế giới màn nhung, NS Tấn Tài đã có rất nhiều nhân vật qua tài diễn xuất của ông đã đi vào lòng khán giả nhiều thế hệ, như: Alikham (Bóng hồng sa mạc), An Lộc Sơn (Chuyện tình An Lộc Sơn), Hoan Sơn (Chiều đông gió lạnh về), Trương Vô Kỵ (Cô gái Đồ Long), anh nông dân (Vị đắng lá sầu đâu), Toàn Trung (Gió bụi biên thùy), Hắc Bạt Cốt Tố (Bụi mờ ải nhạn), nhà vua (Lọ nước thần), Tùng (Tình mẫu tử)...
Giọng ca của NS Tấn Tài rất thích hợp với các vai kép đẹp, những vai hàn sĩ, kiếm khách phong trần hoặc những nông dân bị áp bức quyết tâm đứng lên bảo vệ lẽ phải... Dấu ấn đậm nét nhất là hai vai: Alikham (Bóng hồng sa mạc) ở giai đoạn trước năm 1975 và nhà vua (Lọ nước thần), sau năm 1975.
NLDO
Nghệ sĩ (NS) Tấn Tài – người được mệnh danh là "Hoàng đế đĩa nhựa" của nghệ thuật cải lương đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc rạng sáng ngày 27-1 tại nhà riêng (190 Nguyễn Duy, Phường 9, Quận 8, TPHCM), thọ 74 tuổi, để lại niềm tiếc thương cho gia đình, người thân và khán giả mộ điệu.
Rời bục giảng đi làm kép hát
"Doanh Doanh ơi! Đừng nói tiếng yêu đương với một hình hài tiều tụy, nắng đã ngả về Tây thì đừng nhặt tia nắng rụng mà tạo bình minh cho phí công... trình. Trăng cuối tháng trăng về non lạnh, vạn vì sao không thể gợi hình...". Đó là câu vọng cổ để đời mà NS Tấn Tài đã khắc đậm trong tim khán giả mộ điệu mỗi khi nhắc đến vai Lệnh Hồ Xung trong vở Tiếu ngạo giang hồ của soạn giả Hà Triều - Hoa Phượng mà đi đến đâu công chúng cũng nhắc tên nhân vật thay cho tên ông bên cạnh các biệt danh: "Hoàng đế đĩa nhựa", "Trương Vô Kỵ”...
Nhắc đến NS Tấn Tài, khán giả mộ điệu và bạn bè đồng nghiệp đều dành cho ông những tình cảm yêu mến, quý trọng. Họ không chỉ nể phục tài năng ca vọng cổ và các bài bản cải lương của ông mà còn vì giọng ca trầm ấm, "êm như ru", đưa người nghe vào cảm giác lâng lâng bay bổng của ông đã tạo cho sân khấu cải lương nét sang trọng, quý phái. Sự kính nể còn ở chỗ ông là một thầy giáo nhưng vì đam mê sân khấu đã rời bục giảng để đi làm kép hát. Tư chất mô phạm đã cho ông phong thái trầm tĩnh, diện mạo khôi ngô để vào các vai diễn hiền lành nhưng không chịu khuất phục cái ác.
Học đờn ca tài tử từ hai nghệ nhân Hai Tỉnh và Út Thôi (xã Vĩnh Trạch, huyện Núi Sập, An Giang), Tấn Tài đã sớm lọt vào mắt xanh của chủ các hãng băng đĩa ở Sài Gòn. Chỉ tính từ năm 1962 đến 1975, ông đã thu âm hơn 1.000 bài tân cổ, ca cổ và gần 500 vở tuồng mà ông đều đóng vai chánh. Bà Sáu Liên, Giám đốc Hãng đĩa Việt Nam, nhận xét: "Đó là một con số rất ấn tượng, một kỷ lục mà cho đến nay chưa có NS nào vượt qua. Thành quả nghệ thuật đó cũng chính là nguyên nhân để khán giả và báo giới Sài Gòn trước năm 1975 phong tặng NS Tấn Tài danh hiệu "Hoàng đế đĩa nhựa".
Về phong cách diễn xuất, theo NSƯT Lệ Thủy, NS Tấn Tài không có vóc dáng thanh tú như những NS đương thời hoặc thế hệ đàn em của ông, như: Hùng Cường, Thanh Tú, Minh Vương, Minh Phụng, Dũng Thanh Lâm... nhưng chính chất giọng trời cho của ông cộng với tâm tính luôn khiêm nhường, chuẩn mực trong cuộc sống đời thường đã giúp ông luôn tỏa sáng.
Theo các NS cùng thời, đáng kính hơn ở NS Tấn Tài là trong nghệ thuật ca diễn, ông biết khai thác vẻ đẹp của ngôn từ văn chương, làm cho câu vọng cổ trở nên sang đẹp tự nhiên và cách diễn của ông cứ thế nhẹ nhàng đi vào lòng khán giả mộ điệu. Ngay cả khi ông đã thành danh, tên tuổi lẫy lừng, đĩa ca cổ của ông phát hành bán chạy nhất, ông vẫn sống khiêm tốn, hòa đồng với mọi người.
Không kén bạn diễn nữ
Ông cũng là nam NS không kén bạn diễn nữ, lúc nào cũng nâng đỡ các cô đào trẻ đóng cặp với ông, để họ cùng tỏa sáng. NS Tấn Tài đã từng đóng chánh cùng với các nữ NS nổi tiếng: NSƯT Út Bạch Lan, NSƯT Bạch Tuyết, NSƯT Lệ Thủy, NSƯT Mỹ Châu, NSƯT Ngọc Hương, NSƯT Diệu Hiền, Mộng Tuyền, Kim Ngọc... trên các sân khấu đoàn Tấn Tài - Thành Được, Tân Thủ Đô và cả ở sân khấu truyền hình, đĩa tiếng, đĩa hình. Năm 1963, ông được trao huy chương vàng giải Thanh Tâm cùng với NSƯT Bạch Tuyết. Một năm sau, ông rời đoàn Thủ Đô về đoàn Dạ Lý Hương. Đó cũng là thời điểm ông "phủ sóng" dày đặc các hãng đĩa danh tiếng của Sài Gòn: Hãng đĩa Việt Nam, Hoa Hồng, Continental, Việt Hải... Trên sân khấu cải lương, ông trở thành thần tượng của khán giả mộ điệu những vở tuồng kiếm hiệp, như: Cô gái Đồ Long, Tiếu ngạo giang hồ, Võ Tòng sát tẩu, Khói sóng tiêu tương, Quách Tĩnh - Hoàng Dung... Nổi bật nhất là vai Trương Vô Kỵ (vở Cô gái Đồ Long).
Thăng trầm nghiệp làm bầu
Sinh thời, NS Tấn Tài kể năm 26 tuổi, ông khởi nghiệp làm bầu với Đoàn Cải lương Thủ Đô, sau đó phát triển thành hai đoàn, để nâng đỡ và dìu dắt nhiều NS trẻ. Đoàn hát của ông đi đến tỉnh nào cũng thu hút đông khán giả. Nhiều lần đoàn hát vỡ nợ, ông phải cầm cố nhà cửa để tiếp tục giữ vững gánh hát. Không chỉ lo cho vai diễn của mình, ông và vợ, cố NS Như Ngọc, đã truyền đạt nhiều kinh nghiệm cho NS trẻ. Một lần gánh hát lưu diễn ở miền Trung gặp bão, ông bán hết vòng vàng của hai vợ chồng dành dụm được để lo cho anh em không bị đói.
Sau năm 1975, ông hiến đoàn cho Nhà nước và gắn bó với tỉnh Hậu Giang lập bảng hiệu Đoàn Cải lương Hậu Giang cho đến năm 1990. Vì sức khỏe kém, không thể đi lưu diễn, ông được NSƯT - đạo diễn Đoàn Bá, Giám đốc Nhà hát Trần Hữu Trang, mời về cộng tác với Đoàn II, phục hồi vở cải lương nổi tiếng một thời Chiều đông gió lạnh về (Hà Triều - Hoa Phượng). Sau đó, ông từ giã sàn diễn chuyên nghiệp, chỉ nhận lời đi hát sô lẻ, đờn ca tài tử... Những năm sau này, ông thường sang Mỹ biểu diễn, dù ở tuổi xấp xỉ 70, ông còn ca dây xề (hò nhì) và vô vọng cổ chồng hơi, nhất là không bao giờ chịu ca nhép khiến khán giả kiều bào khâm phục. Năm 2009, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang đã tổ chức live show kỷ niệm 45 năm đời nghệ sĩ của ông, trước đó Đài Truyền hình TPHCM cũng đã tổ chức đêm diễn của ông trong chương trình Những cánh chim không mỏi.
Tâm sự với bạn bè lúc ông chưa phát bệnh nhiễm trùng túi mật, ông luôn cho rằng mình rất may mắn, được tổ nghiệp ưu đãi... Những năm tháng hạnh phúc của ông thật dài, NS Như Ngọc (mất năm 2001) chính là người có công vun đắp sự nghiệp lừng lẫy của chồng, tuyệt vời hơn là bà đã sinh cho ông hai người con để ngày nay khán giả có hai danh hài Tấn Beo - Tấn Bo.
Vĩnh biệt Tấn Tài, người NS đã sống thật vinh quang với tài năng và luôn được khán giả yêu mến, công chúng sẽ không bao giờ quên giọng ca và những vai diễn tuyệt vời của ông.
Những vai diễn để đời
Hơn 45 năm gắn bó với thế giới màn nhung, NS Tấn Tài đã có rất nhiều nhân vật qua tài diễn xuất của ông đã đi vào lòng khán giả nhiều thế hệ, như: Alikham (Bóng hồng sa mạc), An Lộc Sơn (Chuyện tình An Lộc Sơn), Hoan Sơn (Chiều đông gió lạnh về), Trương Vô Kỵ (Cô gái Đồ Long), anh nông dân (Vị đắng lá sầu đâu), Toàn Trung (Gió bụi biên thùy), Hắc Bạt Cốt Tố (Bụi mờ ải nhạn), nhà vua (Lọ nước thần), Tùng (Tình mẫu tử)...
Giọng ca của NS Tấn Tài rất thích hợp với các vai kép đẹp, những vai hàn sĩ, kiếm khách phong trần hoặc những nông dân bị áp bức quyết tâm đứng lên bảo vệ lẽ phải... Dấu ấn đậm nét nhất là hai vai: Alikham (Bóng hồng sa mạc) ở giai đoạn trước năm 1975 và nhà vua (Lọ nước thần), sau năm 1975.
NLDO
Cuộc đời như nước nỗi mây trôi
Lợi danh như áng mây chìm nỗi
Chỉ có tình thương ...để lại đời
Lợi danh như áng mây chìm nỗi
Chỉ có tình thương ...để lại đời
-
- Thành viên mới đến
- Bài viết: 16
- Ngày tham gia: Chủ nhật T9 20, 2009 7:08 pm
Re: NS Tấn Tài vừa qua đời rồi...trời ơi...
Không còn biết nói gì nữa... Thành thật chia buồn!
- danong_langman
- Thành viên nhiệt tình
- Bài viết: 3298
- Ngày tham gia: Hai T1 17, 2011 4:06 am
- Đến từ: Trà Nóc, Cần Thơ
- Tiếp xúc:
Re: NS Tấn Tài vừa qua đời rồi...trời ơi...
Gia đình nghệ sĩ cho biết, mấy ngày trước, ông đã được đưa vào bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu vì bệnh nhiễm trùng ống dẫn mật sau đợt phẫu thuật cách đây vài tháng. Được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng vết thương bị nhiễm trùng nặng khiến Tấn Tài rơi vào tình trạng nguy kịch và ra đi sau đó. Vài ngày trước khi vào bệnh viện, ông trông khá khỏe khoắn khi đến thắp hương và tiễn đưa nghệ sĩ Kim Ngọc.
Nước mắt nghẹn ngào, danh hài Tấn Beo chia sẻ, dù biết cha mình vốn mang bệnh nặng và sẽ có lúc ra đi, gia đình anh không ai ngờ mọi việc lại nhanh như thế. "Hôm trước đi viếng má Ngọc, ba tôi vẫn còn trông khỏe khoắn, bình thường. Nhưng sau đó ít ngày, ông trở đau, phát bệnh". Vừa chịu tang người má nuôi thân thiết trong nghề, giờ lại chịu tang cha, Tấn Beo không giấu được vẻ phờ phạc, đau khổ.
Từ Australia trở về thăm nhà, nghệ sĩ cải lương Hoài Thanh bất ngờ khi biết tin. "Dù hiểu rằng 'sinh lão bệnh tử' là quy luật của tự nhiên, nhưng khi nghe tin nghệ sĩ Tấn Tài qua đời, tôi không khỏi bùi ngùi. Những tài danh như má Bảy Phùng Há, Minh Phụng, rồi Tấn Tài... lần lượt ra đi để lại khoảng trống quá lớn cho nghệ thuật cải lương Việt Nam", Hoài Thanh chia sẻ.
Trong thập niên 60-70, nghệ sĩ Tấn Tài được báo giới tặng cho danh hiệu "Hoàng đế đĩa nhựa" khi ông thực hiện hơn 400 đĩa vọng cổ, tuồng cải lương cùng hàng nghìn bài hát tân cổ. Cuối thập niên 60, mỗi ngày, ông thu 5-6 đĩa hát và mỗi đĩa được định giá là 12.000 đồng, tương đương với một lượng vàng thời đó. Những vai diễn sân khấu để đời của ông được khán giả yêu mến như: Cô gái Đồ Long, Anh hùng xạ điêu, Tiếng vọng Ba Đèo, Võ Tòng sát tẩu, Sương mù trên non cao... Ông là một trong sáu nghệ sĩ đoạt huy chương vàng giải Thanh Tâm năm 1963, gồm: Tấn Tài, Diệp Lang, Thanh Tú, Bạch Tuyết, Kim Loan tức Mộng Tuyền và Trương Ánh Loan.
Tấn Tài tên thật là Lê Tấn Tài, sinh năm 1938, quê ở xã Vĩnh Trạch, huyện Núi Sập, tỉnh An Giang. Gia đình không có ai theo nghề ca hát nhưng với giọng ca trời phú, ông đã khăn gói lên Sài Gòn để theo đuổi đam mê và gặt hái được nhiều thành công. Trước khi trở thành nghệ sĩ, ông là thầy giáo của trường Thoại Ngọc Hầu, tỉnh An Giang.
Ông có hai người con nối nghiệp sân khấu là nghệ sĩ danh hài Tấn Beo và Tấn Bo.
Linh cữu nghệ sĩ Tấn Tài quàn tại số 190 Nguyễn Duy, phường 9, quận 8, TP HCM.
Nước mắt nghẹn ngào, danh hài Tấn Beo chia sẻ, dù biết cha mình vốn mang bệnh nặng và sẽ có lúc ra đi, gia đình anh không ai ngờ mọi việc lại nhanh như thế. "Hôm trước đi viếng má Ngọc, ba tôi vẫn còn trông khỏe khoắn, bình thường. Nhưng sau đó ít ngày, ông trở đau, phát bệnh". Vừa chịu tang người má nuôi thân thiết trong nghề, giờ lại chịu tang cha, Tấn Beo không giấu được vẻ phờ phạc, đau khổ.
Từ Australia trở về thăm nhà, nghệ sĩ cải lương Hoài Thanh bất ngờ khi biết tin. "Dù hiểu rằng 'sinh lão bệnh tử' là quy luật của tự nhiên, nhưng khi nghe tin nghệ sĩ Tấn Tài qua đời, tôi không khỏi bùi ngùi. Những tài danh như má Bảy Phùng Há, Minh Phụng, rồi Tấn Tài... lần lượt ra đi để lại khoảng trống quá lớn cho nghệ thuật cải lương Việt Nam", Hoài Thanh chia sẻ.
Trong thập niên 60-70, nghệ sĩ Tấn Tài được báo giới tặng cho danh hiệu "Hoàng đế đĩa nhựa" khi ông thực hiện hơn 400 đĩa vọng cổ, tuồng cải lương cùng hàng nghìn bài hát tân cổ. Cuối thập niên 60, mỗi ngày, ông thu 5-6 đĩa hát và mỗi đĩa được định giá là 12.000 đồng, tương đương với một lượng vàng thời đó. Những vai diễn sân khấu để đời của ông được khán giả yêu mến như: Cô gái Đồ Long, Anh hùng xạ điêu, Tiếng vọng Ba Đèo, Võ Tòng sát tẩu, Sương mù trên non cao... Ông là một trong sáu nghệ sĩ đoạt huy chương vàng giải Thanh Tâm năm 1963, gồm: Tấn Tài, Diệp Lang, Thanh Tú, Bạch Tuyết, Kim Loan tức Mộng Tuyền và Trương Ánh Loan.
Tấn Tài tên thật là Lê Tấn Tài, sinh năm 1938, quê ở xã Vĩnh Trạch, huyện Núi Sập, tỉnh An Giang. Gia đình không có ai theo nghề ca hát nhưng với giọng ca trời phú, ông đã khăn gói lên Sài Gòn để theo đuổi đam mê và gặt hái được nhiều thành công. Trước khi trở thành nghệ sĩ, ông là thầy giáo của trường Thoại Ngọc Hầu, tỉnh An Giang.
Ông có hai người con nối nghiệp sân khấu là nghệ sĩ danh hài Tấn Beo và Tấn Bo.
Linh cữu nghệ sĩ Tấn Tài quàn tại số 190 Nguyễn Duy, phường 9, quận 8, TP HCM.
Sống tự do xa vòng tay của mẹ
Ta làm thơ cho đời, cho biết bao nhiêu người con gái
Có bao giờ thơ cho mẹ ta không?
- Minhki
- Thành viên mới đến
- Bài viết: 86
- Ngày tham gia: Bảy T5 19, 2007 5:00 pm
Re: NS Tấn Tài vừa qua đời rồi...trời ơi...
Ngoài những vai tuồng mà hoàng đế đĩa nhựa diễn cũng như thu âm thành công mà các vị kể trên, mình cũng rất thích vai công tử Uông Hội trong tuồng "Yêu người điên" thâu âm trước 1975 cùng Bạch Tuyết ,Hùng Cường, Út Bạch Lan, Văn Chung...
Hoàng đế đĩa nhựa Tấn Tài đã thành người thiên cổ , nhưng giọng ca của ông vẫn tồn tại với thời gian , vẫn làm say mê nhiều thế hệ yêu cải lương sau này nữa . Xin thành thật chia buồn cùng tang quyến.
Hoàng đế đĩa nhựa Tấn Tài đã thành người thiên cổ , nhưng giọng ca của ông vẫn tồn tại với thời gian , vẫn làm say mê nhiều thế hệ yêu cải lương sau này nữa . Xin thành thật chia buồn cùng tang quyến.
- nelson
- Thành viên mới đến
- Bài viết: 40
- Ngày tham gia: Tư T12 22, 2004 4:00 pm
- Đến từ: Viet Nam
- Tiếp xúc:
Re: NS Tấn Tài vừa qua đời rồi...trời ơi...
xin chia buồn cùng gia đình anh nghệ sỹ Tấn Beo, Tấn Bo
- cleopat
- Thành viên mới đến
- Bài viết: 28
- Ngày tham gia: Hai T12 01, 2008 7:02 pm
Re: NS Tấn Tài vừa qua đời rồi...trời ơi...
thật là một cu sock cho nền cải lương việt nam , không ngờ Ông Hoàng TT lại ra đi đột ngột như vậy,
thật buồn,
XIn chia buồn
thật buồn,
XIn chia buồn
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 37641
- Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm
Re: NS Tấn Tài vừa qua đời rồi...trời ơi...
NS Tấn Tài mới mất sáng nay vào lúc 6h sáng, ngày 27-1-2011. Mình vừa từ nhà NS Tấn Tài về....
Tin về NS Tấn Tài từ báo NLD bị sai rồi. Trước đó ông chỉ chết lâm sàng thôi. Và NS Tấn Tài mất khi được 73 tuổi, tức mất vào năm tuổi luôn (chứ không phải 74 tuổi)
4h chiều ngày 27-1: Sẽ liệm
Tin về NS Tấn Tài từ báo NLD bị sai rồi. Trước đó ông chỉ chết lâm sàng thôi. Và NS Tấn Tài mất khi được 73 tuổi, tức mất vào năm tuổi luôn (chứ không phải 74 tuổi)
4h chiều ngày 27-1: Sẽ liệm
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 37641
- Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm
Re: NS Tấn Tài vừa qua đời rồi...trời ơi...
Chôn cất vào lúc 8h sáng ngày 31-1-2011. (Tức 28 tết)
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn