Được biết Tấn tài và Hoa Phượng cùng quê quán( cùng Huyện Núi Sập, Tỉnh An Giang).
Tặng Tấn Beo, Tấn Bo bài hát do Hoa Phượng để lại cho con mình như là một di chúc.
Đây là một bài hát tiền biệt sinh ly hay nhất, và nó rất hợp cho gia đình các con của nghệ sỉ Tấn Tài.
Cám ơn soạn già Nguyễn Phương đả lưu lại và cung cấp cho khán giả một bài hát hay.
Hoa Phượng đã viết:Ba chào đời tại xã Thoại Sơn
Khi núi Sập vẩn còn nguyên hình dáng
Nay trái tim vờ ra từng mảnh
Đề người dân tìm phương sinh sống
VC:Chớ không còn ai thảnh thơi nằm vỏng mà nghe mà nghe tiếng gà trưa lay động....bóng tre làng...
Núi sập giờ đây cũng như ba, nó cũng sắp thở hơi tàn
núi Sập nhìn con sông Lạc Dục đề trối trăn
Sông ơi, người ta đem thịt xương tôi
đề nối liền nhũng con đường xứ sở
cũng như con sông đó là quyết quản của quê hương
Nhưng sông có buồn không khi đá núi đã mòn
mà nước sông vần còn luân lưu chảy mãi.
Đã đành mọi vật có sanh có tử, nhưng khi thấy cảnh tan điền thương hải, mấy ai tránh khỏi nén lòng đau xúc động bồi hồi
núi Sập được bao nhiêu niên kỷ
hay cùng sinh ra một lượt với đất trời
Ôi còn đâu pháo đài uy nghi trên chóp núi
Còn đâu am cô Mười với cây đa lẻ trơ vơ
tất cả đã trở thành đời xưa khi núi Sập hóa thành bình địa
Rối mai kia có nhừng nguời Thoại sơn
lạnh lùng bỡ ngỡ hỏi nhau rằng núi Sập nằm ở nơi đâu
VC:Con ơi, khi Ba viết những dòng này là núi Sập đả hao mòn phân nửa, có lẻ nó đang rêm nhứt từng thớ thịt lóng xương, vì người ta hì hục đua chen làm công việc khai sơn phá thạch, núi Sập vẫn nằm trơ nghe từng tiếng mìn đục khóet, làm cho loang lổ châu thấn. Xưa kia Ba Má đã từng đập cục đá, nuôi con bằng tất cả mố hôi nước mắt, dẩu ngày nay con đả tha phương cầu thực, nếu có mừng vui khi đôi chút thành công gặt hái giữa đường đời, con phải nhớ rằng đá núi Thoại Sơn đả nuôi con khôn lớn nên người
Ở Sài Gòn chắc dập dìu xe cộ, con khi nào đi bộ không con? Có khi nào nghe bịn rịn bước chân, lưu luyến một quảng đường nào đó, con hảy dừng chân và lắng nghe cho rõ, sẽ nghe từng hơi thở đá núi Thoại Sơn dưới đường nhựa đô thành. Đó là hơi thở quê hương đang âm ỉ trong lòng. Con sẽ nhớ tới quê nhà, nơi mà tự ngàn xưa ông bà đã gầy nên cơ nghiệp thì Ba mừng hơn trăm bạc ngàn vàng. Mai kia trong lòng đất Thoại Sơn, Ba sẽ yên thân gời nắm xương tàn.
Ba chỉ nghe người xưa có tài di sơn đảo hải, nhưng ngay nay chính ba trông thấy cảnh núi đối non dời. Có thật như vậy không?Người ta sẽ lấp biền vá trời? Ba chỉ nói với con đôi lời về câu chuyện người dấn núi Sập đang hăng hái dời non. Khi nhìn thấy dòng sông Lục Dạc thảnh thơi trôi bề biến cả mà núi Sập không còn một cục đá đề lưu niệm với đời sau, thì con ơi nên nhớ rằng mềm mại như sông nọ tồn tại muôn thu còn hơn đá Thoại sơn này
Có khi nào rảnh rổi trong việc mưu sinh con trở về quê hương thăm xứ sở, đừng ngạc nhiên khi con thấy con đường núi Sập,lắm khi cũng ghập ghềnh bùn đất, bởi chinh chiến dằng dai nên tỉnh quận không kịp về trùng tu kiến thiết. Thôi người dân núi Sập đã quen đã quen nhiều gian nan cực khổ thì có xá chi đi bộ với đi đò. Miền sao con sẽ tới chổ tìm lại nơi chôn nhau cắt rún, cùng bà con thân thuộc tay bắt mặt mừng đề tỏ tấm lòng quí trọng quê hương
( nguồn: Ngủ Đại Gia của Nguyển Phương)