THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang qua đời, thọ 68 tuổi
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang qua đời, thọ 68 tuổi
[7mau]Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang qua đời, thọ 68 tuổi[/7mau]
WESTMINSTER (NV) - Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, một trong những người sáng lập Phong Trào Du Ca Việt Nam hồi thập niên 1960, vừa qua đời lúc 4 giờ sáng Chủ Nhật, 27 Tháng Ba, 2011, tại California, Hoa Kỳ, thọ 68 tuổi.
Nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang trong buổi sinh hoạt kỷ niệm 40 năm Phong Trào Du Ca, tổ chức tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt năm 2010. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
Cách đây hơn một tháng, hôm 11 Tháng Hai, nhạc sĩ được đưa vào bệnh viện Fountain Valley chữa trị vì tai biến mạch máu não.
Thời gian trong bệnh viện, nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang được chữa trị trong khu săn sóc đặc biệt, và không ai được phép vào thăm bệnh nhân.
Nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang bắt đầu sáng tác năm 1961, với ca khúc “Gươm thiêng hào kiệt,” dành cho phong trào Hướng Ðạo.
Sau biến chuyển chính trị lớn ở miền Nam Việt Nam vào năm 1963, ông bắt đầu sáng tác các tác phẩm mang chủ đề thanh niên và những vấn đề đất nước. Đến năm 1964 thì chuyển hẳn sang chủ đề tuổi trẻ, quê hương, dân tộc; xây dựng đề tài mới cho tập “Trầm ca,” hát nhạc tranh đấu xã hội và nhạc sinh hoạt thanh niên.
Ông là người tham gia thành lập Phong Trào Du Ca Việt Nam tại Sài Gòn năm 1966.
Những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang trong số hàng trăm tác phẩm để lại, phải kể đến những bài “Việt Nam quê hương ngạo nghễ,” “Bên kia sông,” “Vì tôi là linh mục,” “Chiều qua Tuy Hòa,” “Về với mẹ cha,” “Xin chọn nơi này làm quê hương”…
Năm 1979, nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang định cư tại Hoa Kỳ và hoạt động liên tục trong ngành truyền thông ở Little Saigon.
Ông từng là giám đốc trị sự và chủ bút báo Người Việt và là tổng giám đốc đầu tiên của công ty Người Việt từ 1984 đến 1988. Trong thời gian này báo Người Việt phát triển từ tờ tuần báo lên 5 ngày một tuần. Ông cũng là người sáng lập nhật báo Viễn Ðông. Sau khi rời báo Viễn Ðông, ông cộng tác với bạn bè lập công ty báo chí QMS Media, xuất bản báo Chí Linh, Phụ Nữ Diễn Ðàn, đài phát thanh và truyền hình VOC.
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang sinh năm 1944 tại Sơn Tây, theo gia đình di cư vào Nam năm 1954, định cư tại Đà Lạt năm 1958. Ông tốt nghiệp đại học Ðà Lạt, phân khoa Chính Trị Kinh Doanh, khóa 1.
Vào lúc 3 giờ 30 chiều cùng ngày, Hội Ðồng Trung Ương Hướng Ðạo Việt Nam trao tặng cố nhạc sĩ này Bắc Đẩu Huân Chương trong chương trình “Chiều nhạc du ca Nguyễn Ðức Quang” tại nhà hàng Emerald Bay, Santa Ana.
Đây là chương trình được dự trù thực hiện trước khi nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang qua đời.
Theo Hội Ðồng Trung Ương Hướng Ðạo Việt Nam, nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang gia nhập Hướng Đạo năm 1956, sau này trở thành trưởng và là linh hồn của Liên Đoàn Lê Lợi.
Bắc Ðẩu Huân Chương là huy chương cao quý nhất của phong trào Hướng Ðạo Việt Nam trao tặng cho trưởng có công gìn giữ và xây dựng một phương pháp giáo dục thanh thiếu niên.
(Đ.D.) - NV
WESTMINSTER (NV) - Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, một trong những người sáng lập Phong Trào Du Ca Việt Nam hồi thập niên 1960, vừa qua đời lúc 4 giờ sáng Chủ Nhật, 27 Tháng Ba, 2011, tại California, Hoa Kỳ, thọ 68 tuổi.
Nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang trong buổi sinh hoạt kỷ niệm 40 năm Phong Trào Du Ca, tổ chức tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt năm 2010. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
Cách đây hơn một tháng, hôm 11 Tháng Hai, nhạc sĩ được đưa vào bệnh viện Fountain Valley chữa trị vì tai biến mạch máu não.
Thời gian trong bệnh viện, nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang được chữa trị trong khu săn sóc đặc biệt, và không ai được phép vào thăm bệnh nhân.
Nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang bắt đầu sáng tác năm 1961, với ca khúc “Gươm thiêng hào kiệt,” dành cho phong trào Hướng Ðạo.
Sau biến chuyển chính trị lớn ở miền Nam Việt Nam vào năm 1963, ông bắt đầu sáng tác các tác phẩm mang chủ đề thanh niên và những vấn đề đất nước. Đến năm 1964 thì chuyển hẳn sang chủ đề tuổi trẻ, quê hương, dân tộc; xây dựng đề tài mới cho tập “Trầm ca,” hát nhạc tranh đấu xã hội và nhạc sinh hoạt thanh niên.
Ông là người tham gia thành lập Phong Trào Du Ca Việt Nam tại Sài Gòn năm 1966.
Những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang trong số hàng trăm tác phẩm để lại, phải kể đến những bài “Việt Nam quê hương ngạo nghễ,” “Bên kia sông,” “Vì tôi là linh mục,” “Chiều qua Tuy Hòa,” “Về với mẹ cha,” “Xin chọn nơi này làm quê hương”…
Năm 1979, nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang định cư tại Hoa Kỳ và hoạt động liên tục trong ngành truyền thông ở Little Saigon.
Ông từng là giám đốc trị sự và chủ bút báo Người Việt và là tổng giám đốc đầu tiên của công ty Người Việt từ 1984 đến 1988. Trong thời gian này báo Người Việt phát triển từ tờ tuần báo lên 5 ngày một tuần. Ông cũng là người sáng lập nhật báo Viễn Ðông. Sau khi rời báo Viễn Ðông, ông cộng tác với bạn bè lập công ty báo chí QMS Media, xuất bản báo Chí Linh, Phụ Nữ Diễn Ðàn, đài phát thanh và truyền hình VOC.
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang sinh năm 1944 tại Sơn Tây, theo gia đình di cư vào Nam năm 1954, định cư tại Đà Lạt năm 1958. Ông tốt nghiệp đại học Ðà Lạt, phân khoa Chính Trị Kinh Doanh, khóa 1.
Vào lúc 3 giờ 30 chiều cùng ngày, Hội Ðồng Trung Ương Hướng Ðạo Việt Nam trao tặng cố nhạc sĩ này Bắc Đẩu Huân Chương trong chương trình “Chiều nhạc du ca Nguyễn Ðức Quang” tại nhà hàng Emerald Bay, Santa Ana.
Đây là chương trình được dự trù thực hiện trước khi nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang qua đời.
Theo Hội Ðồng Trung Ương Hướng Ðạo Việt Nam, nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang gia nhập Hướng Đạo năm 1956, sau này trở thành trưởng và là linh hồn của Liên Đoàn Lê Lợi.
Bắc Ðẩu Huân Chương là huy chương cao quý nhất của phong trào Hướng Ðạo Việt Nam trao tặng cho trưởng có công gìn giữ và xây dựng một phương pháp giáo dục thanh thiếu niên.
(Đ.D.) - NV
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang qua đời, thọ 68 tuổi
[center]Lịch tang lễ nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang[/center]
Thứ Bảy 2 tháng 4:
4pm: Nhập liệm và phát tang
5pm-7pm: Thăm viếng
5pm-6pm: Lễ Tiễn biệt của Nhật báo Người Việt và Phong trào Du ca Việt Nam
6pm-7pm: Lễ Tiễn biệt của Hội đồng Trung ương Hướng đạo Việt Nam
Chủ Nhật 3 tháng 4:
9am-5pm: Thăm viếng
Thứ Hai 4 tháng 4:
9am-11am: Thăm viếng
11:30am: Lễ Di quan
12:30pm: Lễ Hỏa táng
Thứ Bảy 2 tháng 4:
4pm: Nhập liệm và phát tang
5pm-7pm: Thăm viếng
5pm-6pm: Lễ Tiễn biệt của Nhật báo Người Việt và Phong trào Du ca Việt Nam
6pm-7pm: Lễ Tiễn biệt của Hội đồng Trung ương Hướng đạo Việt Nam
Chủ Nhật 3 tháng 4:
9am-5pm: Thăm viếng
Thứ Hai 4 tháng 4:
9am-11am: Thăm viếng
11:30am: Lễ Di quan
12:30pm: Lễ Hỏa táng
-
- Thành viên thường xuyên
- Bài viết: 1320
- Ngày tham gia: Hai T3 14, 2011 8:20 pm
Re: Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang qua đời, thọ 68 tuổi
Xin chia buồn cùng Tang Quyến.
- nguyetphan
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 490
- Ngày tham gia: Bảy T12 06, 2008 9:51 pm
- Tiếp xúc:
Re: Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang qua đời, thọ 68 tuổi
Mình cũng xin chia buồn cùng tang quyến, và cầu chúc cho Ông sớm về cõi Niết-Bàn.*THÀNH-KÍNH PHÂN-ƯU *
- modungthach
- Thành viên thường xuyên
- Bài viết: 2475
- Ngày tham gia: Ba T7 31, 2007 5:00 pm
Re: Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang qua đời, thọ 68 tuổi
Nhớ lời ca hào khí ngút trời :
".. Ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn
Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang
Lê sau bàn chân gông xiềng một thời xa xăm
Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích kêu loàng xoàng
Ta khua xích kêu vang dậy trước mặt mọi người
Nụ cười muôn đời là một nụ cười không tươi
Nụ cười xa vời nụ cười của lòng hờn sôi
Bước tiến ta tràn tới tung xiềng vào mặt nhân gian .."
Nguyển Đức Quang và Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghể
[youtube]http://www.youtube.com/watch?v=K9L_05ctYQg[/youtube]
Dàn Hợp Xướng
[youtube]http://www.youtube.com/watch?v=xj-u7PbIhkg[/youtube]
".. Ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn
Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang
Lê sau bàn chân gông xiềng một thời xa xăm
Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích kêu loàng xoàng
Ta khua xích kêu vang dậy trước mặt mọi người
Nụ cười muôn đời là một nụ cười không tươi
Nụ cười xa vời nụ cười của lòng hờn sôi
Bước tiến ta tràn tới tung xiềng vào mặt nhân gian .."
Nguyển Đức Quang và Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghể
[youtube]http://www.youtube.com/watch?v=K9L_05ctYQg[/youtube]
Dàn Hợp Xướng
[youtube]http://www.youtube.com/watch?v=xj-u7PbIhkg[/youtube]
Mắt biếc môi hồng em điêu đứng nhân gian .
Tôi bạc tóc đứng bên lề duyên cũ
Tôi bạc tóc đứng bên lề duyên cũ
-
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 156
- Ngày tham gia: Sáu T2 06, 2009 11:38 am
Re: Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang qua đời, thọ 68 tuổi
xin chia buồn cùng tang quyến,sau này bên Mỷ cũng có phong trào du ca nữa,lúc đó Nguyệt Ánh,Việt dzũng,Huỳnh Công Anh,ca sỉ Diễm Cji
- HoaiLang
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 12853
- Ngày tham gia: Bảy T8 12, 2006 5:00 pm
Re: Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang qua đời, thọ 68 tuổi
azhdk2005: Không phải là Du Ca mà là phong trào Hưng Ca!
Nhạc sĩ còn nhạc phẩm nầy cũng rất..tuyệt:
Xin chọn nơi nầy làm quê hương dẩu cho khó thương
Xin chọn nơi nầy làm quê hương dẫu chưa yên bình
Xin chọn nơi nầy làm quê hương dẫu chưa ấm êm
Xin chọn nơi nầy làm quê hương dẫu đang chiến tranh
Ta còn những người ngồi quanh đây, trán in vết nhăn
Đêm nằm nghe lòng quặn sôi lên giữa cơn mộng lành
Ôi vì thâm tình cùng con dân sống trong chiến tranh
Ôi cùng đau lòng cùng hoang mang giữa khi khó khăn
Xin chọn nơi này làm quê hương , dẫu cho khó thương
Ta cùng lo chạy từng lưng cơm áo che thân tàn
Khi mùa mưa về cùng lem nhem bước trên ngõ trơn
Khi dịch lan tràn cùng lo âu trắng đôi mắt đen
Ta còn kiêu hùng vì đi xa vẫn chưa thấy xa
Trên đường muôn vàn gặp nhau luôn lúc vui lúc buồn
Nhưng lòng tuôn trào đầy đam-mê muốn thêm bước nhanh
Như vừa lên đường còn hơi sương vướng theo bước chân
Ta còn những người thật yêu nhau biết bao thiết tha
Chưa gặp bao giờ mà đã quá uống máu ăn thề
Giam mình trong lòng thành đô kia sống nơi ấp quê
Nhưng tình cao vời đòi yêu thương khắp luôn thế-gian
Nhạc sĩ còn nhạc phẩm nầy cũng rất..tuyệt:
Xin chọn nơi nầy làm quê hương dẩu cho khó thương
Xin chọn nơi nầy làm quê hương dẫu chưa yên bình
Xin chọn nơi nầy làm quê hương dẫu chưa ấm êm
Xin chọn nơi nầy làm quê hương dẫu đang chiến tranh
Ta còn những người ngồi quanh đây, trán in vết nhăn
Đêm nằm nghe lòng quặn sôi lên giữa cơn mộng lành
Ôi vì thâm tình cùng con dân sống trong chiến tranh
Ôi cùng đau lòng cùng hoang mang giữa khi khó khăn
Xin chọn nơi này làm quê hương , dẫu cho khó thương
Ta cùng lo chạy từng lưng cơm áo che thân tàn
Khi mùa mưa về cùng lem nhem bước trên ngõ trơn
Khi dịch lan tràn cùng lo âu trắng đôi mắt đen
Ta còn kiêu hùng vì đi xa vẫn chưa thấy xa
Trên đường muôn vàn gặp nhau luôn lúc vui lúc buồn
Nhưng lòng tuôn trào đầy đam-mê muốn thêm bước nhanh
Như vừa lên đường còn hơi sương vướng theo bước chân
Ta còn những người thật yêu nhau biết bao thiết tha
Chưa gặp bao giờ mà đã quá uống máu ăn thề
Giam mình trong lòng thành đô kia sống nơi ấp quê
Nhưng tình cao vời đòi yêu thương khắp luôn thế-gian
-
- Bài viết: 8
- Ngày tham gia: Bảy T2 12, 2011 1:35 pm
Re: Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang qua đời, thọ 68 tuổi
xin thanh that chia buon voi gia dinh nhac si NGUYEN DUC QUANG ,
- vanduyanh
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 9209
- Ngày tham gia: Hai T2 22, 2010 12:05 am
Re: Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang qua đời, thọ 68 tuổi
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang bắt đầu sáng tác nhạc năm 1961, với ca khúc đầu tay dành cho Hướng Đạo, tác phẩm Gươm Thiêng Hào Kiệt.
Sau biến chuyển chánh trị lớn ở miền Nam Việt Nam vào năm 1963, ông bắt đầu sáng tác các tác phẩm mang chủ đề thanh niên và những vấn đề đất nước; đến năm 1964 thì chuyển hẳn sang chủ đề tuổi trẻ, quê hương, dân tộc; xây dựng đề tài mới cho tập Trầm Ca, hát nhạc tranh đấu xã hội và nhạc sinh hoạt thanh niên; thành lập Phong Trào Du Ca Việt Nam năm 1966.
Các tác phẩm nổi tiếng của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, trong số hàng trăm tác phẩm để lại, phải kể đến những bài Chiều Qua Tuy Hòa, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ, Về với Mẹ Cha, Bên Kia Sông, Xin Chọn Nơi Này Làm Quê Hương...
Năm 1979, ông cùng gia đình đến Hoa Kỳ, hoạt động liên tục trong ngành truyền thông tại California. Ông từng là Giám đốc Trị sự Báo Người Việt và là Tổng giám đốc đầu tiên của Công ty Người Việt từ 1984 đến 1988. Trong thời gian này báo Người Việt phát triển từ tờ tuần báo lên 5 ngày một tuần. Ông cũng là người sáng lập nhật báo Viễn Đông.
- Tantan121
- Thành viên thường xuyên
- Bài viết: 1767
- Ngày tham gia: Chủ nhật T10 22, 2006 5:00 pm
- Đến từ: Michigan, USA
Re: Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang qua đời, thọ 68 tuổi
lai mot mat mat lon nua
"Bầu ơi thuơng bí nhe bầu
Kẻ vầy người khác nhưng 'lòng liêu trai'
Bầu ơi thương bí lấy cùng
Sân chơi tranh luận nhưng lòng cài lương"
Kẻ vầy người khác nhưng 'lòng liêu trai'
Bầu ơi thương bí lấy cùng
Sân chơi tranh luận nhưng lòng cài lương"
- vanduyanh
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 9209
- Ngày tham gia: Hai T2 22, 2010 12:05 am
Re: Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang qua đời, thọ 68 tuổi
TƯỞNG NIỆM NHẠC SĨ NGUYỄN ĐỨC QUANG (1944 – 2011): Quê hương ngạo nghễ
- vanduyanh
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 9209
- Ngày tham gia: Hai T2 22, 2010 12:05 am
Re: Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang qua đời, thọ 68 tuổi
TƯỞNG NIỆM NHẠC SĨ NGUYỄN ĐỨC QUANG (1944 – 2011): Quê hương ngạo nghễ
“Đường Việt Nam ôi vô cùng vô tận!” Đó là câu đầu một bài hát thời rất trẻ. Nguyễn Đức Quang kể đã đặt bài ca Đường Việt Nam trong lúc đang đi, trên con đường từ Đà Lạt xuống Sài Gòn. Đi một mình, vừa ngắm cảnh núi đồi, làng mạc, vừa hát lên từng câu, sửa, chọn từng tiếng, cho đến khi hoàn thành ca khúc, trên chiếc xe đạp cũ, chiếc xe đi học không phải loại xe leo núi. Vừa đi vừa hát, gọi đúng tên là du ca. “Đi dựng lấy thiên đường! Giống da vàng này là vua đấu tranh!” Bài hát kết thúc như vậy.
Với tốc độ đạp xe của một thanh niên 16, 17 tuổi, chuyến đi chắc phải kéo dài 15 hay 20 tiếng đồng hồ. Đến khi hát những câu sau cùng này, chắc chàng nhạc sĩ đã thở hào hển, đẫm mồ hôi. Nhưng vẫn nhất định đi dựng lấy thiên đường. Vẫn tự nhận giống dân mình là vua đấu tranh!
Câu chuyện này là tiêu biểu cho nguồn cảm hứng và lối sáng tác của Nguyễn Đức Quang. Cảm hứng đến trong khi Quang đang sống. Sống thật, sống khỏe mạnh. Sống hết mình và sống cùng với núi sông đất nước, sống giữa bè bạn, quê hương, đồng bào. Sống và sáng tác, đối với Nguyễn Đức Quang, tuy hai mà một.
Năm 1964 Nguyễn Đức Quang hát bài “Tôi chót sinh ra làm thân nhược tiểu …” Một người bạn tôi nghe rồi phê bình: Tại sao lại nói “chót sinh ra”? Phải hãnh diện được sinh ra làm người Việt Nam chứ? Nhưng Nguyễn Đức Quang không phải là một nhạc sĩ “lên gân.” Không tự kiểm duyệt. Không sáng tác theo một lập trường, quan điểm, hay chủ trương giai đoạn nào cả. Không ai được chọn nơi mình sinh ra. Người nghệ sĩ ý thức thân phận một người Việt Nam, một thanh niên lớn lên trong một quốc gia đã bị các cường quốc bắt tay nhau đem cắt đôi, để phân chia ảnh hưởng. Và ý thức số phận đồng bào mình đang giết nhau, quê hương bị chiến tranh đang tàn phá. Ý thức như vậy, nhưng không để thở than, trách móc. Vì cuối cùng, mỗi người sinh ra ở nước Việt Nam đều hãnh diện “chọn nơi này làm quê hương.” Một lựa chọn có ý thức. Rồi ngẩng đầu lên hát “Việt Nam Quê hương ngạo nghễ!” Bây giờ các thanh niên người Việt ở khắp nơi vẫn còn vỗ tay mà hát: “Ta như nước dâng, dâng chẳng có bao giờ tàn! Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang!”
Thế hệ thanh niên lớn lên ở các thành phố trong miền Nam Việt Nam trong thập niên 1960 đều chia sẻ tâm trạng “thân nhược tiểu” này. Một dân tộc vừa dành được độc lập đã bị cắt đôi, kẹp giữa hai khối tư bản và cộng sản. Và đang được hai khối đó đưa cho khí giới giết lẫn nhau, nhân danh những chủ nghĩa, những thiên đường! Trong khung cảnh đó có hai phản ứng khác nhau.
Nhiều người chỉ thở than, tuyệt vọng, hoặc tìm lãng quên. Nguyễn Đức Quang có một tâm hồn tích cực, vẫn tìm thấy con đường sống lạc quan, yêu đời. Một phần có thể vì từ thuở nhỏ Quang đã thuộc điều luật thứ 8: Hướng đạo sinh gặp nỗi khó khăn vẫn vui tươi! Nhưng không phải chỉ có thế. Toàn thể con người Nguyễn Đức Quang ngập đầy sức sống; không còn chỗ nào cho những tình cảm tiêu cực chen vào.
Sống trong cảnh “Xương sống ta đã oằn xuống” Nguyễn Đức Quang không chịu thua, không buông xuôi, không ủ rũ tìm nguồn vui trong mơ mộng siêu hình. Vì bản chất Quang rất mạnh. Tâm hồn Quang tràn đầy nam tính, nam tính chiếm hết chỗ rồi, không còn chỗ chứa những trạng thái u sầu, ủy mị nữa. Ngay cả khi viết một điệu hát buồn, như khi nhớ đến những “đàn bé em biến đâu rồi, này bé sao không đùa chơi,” thì Nguyễn Đức Quang vẫn mở đầu bài ca bằng ánh sang tin tưởng: “Trời sáng tươi đã lên rồi! Trời sáng tươi trong lòng tôi!” Bởi vì “Cặp mắt sâu sau đêm dài, tìm quanh đây một ngày vui!”
Một điều may mắn là con người với bản chất tích cực như Quang lại gặp được một môi trường đúng với bản chất tích cực lạc quan để phát triển dòng nhạc của mình.
Đúng khi Quang bước vào tuổi 20 thì xã hội miền Nam đang thay đổi. Từ năm 1964, một phong trào thanh niên nổi lên ở các thành phố, họ rủ nhau đi làm công tác giúp đồng bào. Đặc biệt là những đồng bào ở nông thôn và những nạn nhân chiến tranh. Giúp ích, một khẩu hiệu của Hướng Đạo, không phải là một hiện tượng mới. Ngay trong những năm 1950, mỗi lần có đám cháy lớn ở Sài Gòn là người ta thấy từng đoàn hướng đạo mặc đồng phục đến tiếp tay các anh “lính cứu hỏa” và giúp đỡ các nạn nhân. Sau đó, các đoàn hướng đạo và học sinh đi xây dựng lại nhà cho các nạn nhân; vật liệu và dụng cụ do bộ Xã hội cung cấp. Những “công tác xã hội” tự nguyện đó là hình thức cộng tác giữa nhà nước và xã hội công dân, gồm các tổ chức tư hoàn toàn tự nguyện.
Kể từ năm 1964, một phong trào thanh niên bột phát. Người ta thành lập các hội đoàn, đặc biệt là trong giới trẻ, và đặc biệt với mục đích giúp ích. Bắt đầu từ những tổ chức thanh niên trong tôn giáo; rồi tới các hội tự nguyện của học sinh, giáo chức và sinh viên. Rồi những thanh niên thuộc nhiều hội gặp gỡ nhau lập ra từng chương trình chung, như “Liên hội công tác nông thôn.” Khi bão năm Thìn đánh vào miền Trung vào cuối năm 1964, các hội cùng nhau tổ chức chương trình “Cứu Lụt,” đưa học sinh, sinh viên ra các tỉnh từ Bình Định ra Quảng Nam. Chính quyền lúc đó là cụ Phan Khắc Sửu, bộ Xã hội do Bác sĩ Phan Quang Đán cầm đầu, họ tiếp các sinh viên, nghe trình bầy dự án, rồi tận tâm giúp đỡ mà không đặt một điều kiện nào cả. Không cần bộ máy chính quyền thúc đẩy hay “hướng dẫn,” các thanh niên đi tìm cơ hội phục vụ đồng bào.
Những sinh hoạt thanh niên này cần những điệu ca tập thể mới. Nguyễn Đức Quang đã trở thành tiếng hát của phong trào này. “Người thanh niên Việt Nam quay về với xóm làng, tiếng reo vui rộn trong long!… Cùng đi biến ruộng hoang ra lúa thơm! … Ta đắp bồi cho mẹ cha.”
Rồi tới Chương trình hè 65, một tổ chức quy mô trên tất cả 40 tỉnh toàn quốc. Với hàng chục hội đoàn tham dự, huynh trưởng phần lớn là các giáo sư, họ huy động hàng chục ngàn học sinh đi giúp ích. Tất cả mọi người tham dự đều tự nguyện, không ai được thù lao, không ai bị ép buộc. Hoàn toàn đứng ngoài chính quyền, không thuộc một khuynh hướng chiến tranh hay tôn giáo nào (nhưng vẫn bị chính quyền ngầm theo dõi).
Chưa bao giờ có một phong trào thanh niên tự nguyện, vô vị lợi, phi chính phủ hoạt động với quy mô lớn như vậy; và khi kết thúc chương trình thì giải tán. Sang năm 1996, bộ giáo dục đã tiếp tục nuôi dưỡng phong trào này với Chương trình Phát triển Sinh hoạt Thanh niên Học đường (viết tắt CPS). Ngoài việc huấn luyện tính khí và phương pháp tổ chức công việc, một mục tiêu chính của các sinh hoạt thanh niên này, là huấn luyện lối sống dân chủ tự do cho thanh thiếu niên. Đó chính là một phương pháp xây dựng nền tảng cho một xã hội công dân, mà bất cứ quốc gia tự do dân chủ nào cũng cần phát triển.
Chính khi dấn thân trong môi trường những công tác thanh niên tự nguyện đó, Nguyễn Đức Quang đã có cảm hứng viết những bài ca tập thể mà chúng ta đang hát hôm nay. Khi Quang hát “những nhát cuốc …” thì thật sự Quang đã đi cuốc đất hay sống giữa đám bạn bè đang cuốc đất. Trong khi đổ mồ hôi tại trại công tác tên là “Công trường Cam Lộ” kéo dài mấy tháng ở Quảng Trị Nguyễn Đức Quang đã hát “Đường về công trường là đường vào quê hương.” Trong khung cảnh tự do phục vụ đó, người thanh niên yêu đời, tự yêu mình, và yêu đồng bào. Họ ngẩng đầu lên hát Việt Nam Quê hương Ngạo nghễ!
Khi các bạn thanh niên sau này hát lại những ca khúc của Nguyễn Đức Quang, xin các bạn hãy nhớ những thế hệ đàn anh trong thời gian 1965 đã hát những bài hát đó trong khi đi xây dựng quê hương bằng bàn tay của mình. Hoàn toàn tự nguyện. Hoàn toàn tự do. Không vì lợi, không vì danh, không nhắm đến quyền hành chính trị. Những bài ca của Nguyễn Đức Quang là tiếng nói của thế hệ thanh niên đó. Ước chi, đó cũng là tiếng nói của các thế hệ thanh niên Việt Nam bây giờ và mai sau. Chúng ta sẽ cùng nhau hát mãi: Việt Nam Quê hương Ngạo nghễ!
“Đường Việt Nam ôi vô cùng vô tận!” Đó là câu đầu một bài hát thời rất trẻ. Nguyễn Đức Quang kể đã đặt bài ca Đường Việt Nam trong lúc đang đi, trên con đường từ Đà Lạt xuống Sài Gòn. Đi một mình, vừa ngắm cảnh núi đồi, làng mạc, vừa hát lên từng câu, sửa, chọn từng tiếng, cho đến khi hoàn thành ca khúc, trên chiếc xe đạp cũ, chiếc xe đi học không phải loại xe leo núi. Vừa đi vừa hát, gọi đúng tên là du ca. “Đi dựng lấy thiên đường! Giống da vàng này là vua đấu tranh!” Bài hát kết thúc như vậy.
Với tốc độ đạp xe của một thanh niên 16, 17 tuổi, chuyến đi chắc phải kéo dài 15 hay 20 tiếng đồng hồ. Đến khi hát những câu sau cùng này, chắc chàng nhạc sĩ đã thở hào hển, đẫm mồ hôi. Nhưng vẫn nhất định đi dựng lấy thiên đường. Vẫn tự nhận giống dân mình là vua đấu tranh!
Câu chuyện này là tiêu biểu cho nguồn cảm hứng và lối sáng tác của Nguyễn Đức Quang. Cảm hứng đến trong khi Quang đang sống. Sống thật, sống khỏe mạnh. Sống hết mình và sống cùng với núi sông đất nước, sống giữa bè bạn, quê hương, đồng bào. Sống và sáng tác, đối với Nguyễn Đức Quang, tuy hai mà một.
Năm 1964 Nguyễn Đức Quang hát bài “Tôi chót sinh ra làm thân nhược tiểu …” Một người bạn tôi nghe rồi phê bình: Tại sao lại nói “chót sinh ra”? Phải hãnh diện được sinh ra làm người Việt Nam chứ? Nhưng Nguyễn Đức Quang không phải là một nhạc sĩ “lên gân.” Không tự kiểm duyệt. Không sáng tác theo một lập trường, quan điểm, hay chủ trương giai đoạn nào cả. Không ai được chọn nơi mình sinh ra. Người nghệ sĩ ý thức thân phận một người Việt Nam, một thanh niên lớn lên trong một quốc gia đã bị các cường quốc bắt tay nhau đem cắt đôi, để phân chia ảnh hưởng. Và ý thức số phận đồng bào mình đang giết nhau, quê hương bị chiến tranh đang tàn phá. Ý thức như vậy, nhưng không để thở than, trách móc. Vì cuối cùng, mỗi người sinh ra ở nước Việt Nam đều hãnh diện “chọn nơi này làm quê hương.” Một lựa chọn có ý thức. Rồi ngẩng đầu lên hát “Việt Nam Quê hương ngạo nghễ!” Bây giờ các thanh niên người Việt ở khắp nơi vẫn còn vỗ tay mà hát: “Ta như nước dâng, dâng chẳng có bao giờ tàn! Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang!”
Thế hệ thanh niên lớn lên ở các thành phố trong miền Nam Việt Nam trong thập niên 1960 đều chia sẻ tâm trạng “thân nhược tiểu” này. Một dân tộc vừa dành được độc lập đã bị cắt đôi, kẹp giữa hai khối tư bản và cộng sản. Và đang được hai khối đó đưa cho khí giới giết lẫn nhau, nhân danh những chủ nghĩa, những thiên đường! Trong khung cảnh đó có hai phản ứng khác nhau.
Nhiều người chỉ thở than, tuyệt vọng, hoặc tìm lãng quên. Nguyễn Đức Quang có một tâm hồn tích cực, vẫn tìm thấy con đường sống lạc quan, yêu đời. Một phần có thể vì từ thuở nhỏ Quang đã thuộc điều luật thứ 8: Hướng đạo sinh gặp nỗi khó khăn vẫn vui tươi! Nhưng không phải chỉ có thế. Toàn thể con người Nguyễn Đức Quang ngập đầy sức sống; không còn chỗ nào cho những tình cảm tiêu cực chen vào.
Sống trong cảnh “Xương sống ta đã oằn xuống” Nguyễn Đức Quang không chịu thua, không buông xuôi, không ủ rũ tìm nguồn vui trong mơ mộng siêu hình. Vì bản chất Quang rất mạnh. Tâm hồn Quang tràn đầy nam tính, nam tính chiếm hết chỗ rồi, không còn chỗ chứa những trạng thái u sầu, ủy mị nữa. Ngay cả khi viết một điệu hát buồn, như khi nhớ đến những “đàn bé em biến đâu rồi, này bé sao không đùa chơi,” thì Nguyễn Đức Quang vẫn mở đầu bài ca bằng ánh sang tin tưởng: “Trời sáng tươi đã lên rồi! Trời sáng tươi trong lòng tôi!” Bởi vì “Cặp mắt sâu sau đêm dài, tìm quanh đây một ngày vui!”
Một điều may mắn là con người với bản chất tích cực như Quang lại gặp được một môi trường đúng với bản chất tích cực lạc quan để phát triển dòng nhạc của mình.
Đúng khi Quang bước vào tuổi 20 thì xã hội miền Nam đang thay đổi. Từ năm 1964, một phong trào thanh niên nổi lên ở các thành phố, họ rủ nhau đi làm công tác giúp đồng bào. Đặc biệt là những đồng bào ở nông thôn và những nạn nhân chiến tranh. Giúp ích, một khẩu hiệu của Hướng Đạo, không phải là một hiện tượng mới. Ngay trong những năm 1950, mỗi lần có đám cháy lớn ở Sài Gòn là người ta thấy từng đoàn hướng đạo mặc đồng phục đến tiếp tay các anh “lính cứu hỏa” và giúp đỡ các nạn nhân. Sau đó, các đoàn hướng đạo và học sinh đi xây dựng lại nhà cho các nạn nhân; vật liệu và dụng cụ do bộ Xã hội cung cấp. Những “công tác xã hội” tự nguyện đó là hình thức cộng tác giữa nhà nước và xã hội công dân, gồm các tổ chức tư hoàn toàn tự nguyện.
Kể từ năm 1964, một phong trào thanh niên bột phát. Người ta thành lập các hội đoàn, đặc biệt là trong giới trẻ, và đặc biệt với mục đích giúp ích. Bắt đầu từ những tổ chức thanh niên trong tôn giáo; rồi tới các hội tự nguyện của học sinh, giáo chức và sinh viên. Rồi những thanh niên thuộc nhiều hội gặp gỡ nhau lập ra từng chương trình chung, như “Liên hội công tác nông thôn.” Khi bão năm Thìn đánh vào miền Trung vào cuối năm 1964, các hội cùng nhau tổ chức chương trình “Cứu Lụt,” đưa học sinh, sinh viên ra các tỉnh từ Bình Định ra Quảng Nam. Chính quyền lúc đó là cụ Phan Khắc Sửu, bộ Xã hội do Bác sĩ Phan Quang Đán cầm đầu, họ tiếp các sinh viên, nghe trình bầy dự án, rồi tận tâm giúp đỡ mà không đặt một điều kiện nào cả. Không cần bộ máy chính quyền thúc đẩy hay “hướng dẫn,” các thanh niên đi tìm cơ hội phục vụ đồng bào.
Những sinh hoạt thanh niên này cần những điệu ca tập thể mới. Nguyễn Đức Quang đã trở thành tiếng hát của phong trào này. “Người thanh niên Việt Nam quay về với xóm làng, tiếng reo vui rộn trong long!… Cùng đi biến ruộng hoang ra lúa thơm! … Ta đắp bồi cho mẹ cha.”
Rồi tới Chương trình hè 65, một tổ chức quy mô trên tất cả 40 tỉnh toàn quốc. Với hàng chục hội đoàn tham dự, huynh trưởng phần lớn là các giáo sư, họ huy động hàng chục ngàn học sinh đi giúp ích. Tất cả mọi người tham dự đều tự nguyện, không ai được thù lao, không ai bị ép buộc. Hoàn toàn đứng ngoài chính quyền, không thuộc một khuynh hướng chiến tranh hay tôn giáo nào (nhưng vẫn bị chính quyền ngầm theo dõi).
Chưa bao giờ có một phong trào thanh niên tự nguyện, vô vị lợi, phi chính phủ hoạt động với quy mô lớn như vậy; và khi kết thúc chương trình thì giải tán. Sang năm 1996, bộ giáo dục đã tiếp tục nuôi dưỡng phong trào này với Chương trình Phát triển Sinh hoạt Thanh niên Học đường (viết tắt CPS). Ngoài việc huấn luyện tính khí và phương pháp tổ chức công việc, một mục tiêu chính của các sinh hoạt thanh niên này, là huấn luyện lối sống dân chủ tự do cho thanh thiếu niên. Đó chính là một phương pháp xây dựng nền tảng cho một xã hội công dân, mà bất cứ quốc gia tự do dân chủ nào cũng cần phát triển.
Chính khi dấn thân trong môi trường những công tác thanh niên tự nguyện đó, Nguyễn Đức Quang đã có cảm hứng viết những bài ca tập thể mà chúng ta đang hát hôm nay. Khi Quang hát “những nhát cuốc …” thì thật sự Quang đã đi cuốc đất hay sống giữa đám bạn bè đang cuốc đất. Trong khi đổ mồ hôi tại trại công tác tên là “Công trường Cam Lộ” kéo dài mấy tháng ở Quảng Trị Nguyễn Đức Quang đã hát “Đường về công trường là đường vào quê hương.” Trong khung cảnh tự do phục vụ đó, người thanh niên yêu đời, tự yêu mình, và yêu đồng bào. Họ ngẩng đầu lên hát Việt Nam Quê hương Ngạo nghễ!
Khi các bạn thanh niên sau này hát lại những ca khúc của Nguyễn Đức Quang, xin các bạn hãy nhớ những thế hệ đàn anh trong thời gian 1965 đã hát những bài hát đó trong khi đi xây dựng quê hương bằng bàn tay của mình. Hoàn toàn tự nguyện. Hoàn toàn tự do. Không vì lợi, không vì danh, không nhắm đến quyền hành chính trị. Những bài ca của Nguyễn Đức Quang là tiếng nói của thế hệ thanh niên đó. Ước chi, đó cũng là tiếng nói của các thế hệ thanh niên Việt Nam bây giờ và mai sau. Chúng ta sẽ cùng nhau hát mãi: Việt Nam Quê hương Ngạo nghễ!
- HoaiLang
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 12853
- Ngày tham gia: Bảy T8 12, 2006 5:00 pm
Re: Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang qua đời, thọ 68 tuổi
chưa bao giờ nằm xuống
tưởng niệm nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang
đà lạt lướt thướt
trong những sáng mù sương
mặt trời chiếu những tia màu đỏ
tuổi trẻ sinh viên không mệt mỏi
hát ngợi ca quê hương việt nam ngạo nghễ
trên những ngọn cỏ xanh tươi
tiếng đàn thùng rộn rã
những đêm không ngủ
những vòng tròn nổi sóng
theo nhịp vỗ tay
rập rờn như sóng cuốn
có một thời
trái tim chúng tôi hát ca
đà lạt làm chứng
cơn ngất ngây tuổi trẻ
hòa nhịp đập cùng trái tim lớn quê hương
dù xác thân nầy mong manh
dù kiếp người có lúc trầm luân
dù hòa bình kéo theo cơn ác mộng khác
đồng nghĩa với chiến tranh
tôi vẫn tin và yêu mến anh
với tất cả lòng thành
tôi tin rằng anh và tuổi trẻ
anh và thân phận việt nam
vẫn luôn ngạo nghễ
và tôi tin rằng
ANH
chưa bao giờ nằm xuống.
âu thị phục an
tưởng niệm nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang
đà lạt lướt thướt
trong những sáng mù sương
mặt trời chiếu những tia màu đỏ
tuổi trẻ sinh viên không mệt mỏi
hát ngợi ca quê hương việt nam ngạo nghễ
trên những ngọn cỏ xanh tươi
tiếng đàn thùng rộn rã
những đêm không ngủ
những vòng tròn nổi sóng
theo nhịp vỗ tay
rập rờn như sóng cuốn
có một thời
trái tim chúng tôi hát ca
đà lạt làm chứng
cơn ngất ngây tuổi trẻ
hòa nhịp đập cùng trái tim lớn quê hương
dù xác thân nầy mong manh
dù kiếp người có lúc trầm luân
dù hòa bình kéo theo cơn ác mộng khác
đồng nghĩa với chiến tranh
tôi vẫn tin và yêu mến anh
với tất cả lòng thành
tôi tin rằng anh và tuổi trẻ
anh và thân phận việt nam
vẫn luôn ngạo nghễ
và tôi tin rằng
ANH
chưa bao giờ nằm xuống.
âu thị phục an
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 8407
- Ngày tham gia: Ba T6 16, 2009 10:05 am
Re: Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang qua đời, thọ 68 tuổi
Sau khi nghe vidéo Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghể .... tôi nhớ lại rồi :
" Nhạc sỹ Nguyễn Đức Quang "
Mãi... đến hôm nay mới rổi mà đọc được tin tức về nhạc sỹ... thì hơi muộn.
Cám ơn Chị Tân Cổ modungthach, anh Hoàilang đã có những bài báo về nhạc sỹ này.
" Nhạc sỹ Nguyễn Đức Quang "
Mãi... đến hôm nay mới rổi mà đọc được tin tức về nhạc sỹ... thì hơi muộn.
Cám ơn Chị Tân Cổ modungthach, anh Hoàilang đã có những bài báo về nhạc sỹ này.
- vanduyanh
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 9209
- Ngày tham gia: Hai T2 22, 2010 12:05 am
Re: Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang qua đời, thọ 68 tuổi
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang đã ra đi. Nhạc sĩ đã đóng góp quá nhiều cho lịch sử, cho văn hóa, và cho âm nhạc Việt Nam — nhiều hơn những gì mà một đời người có thể làm.
Tôi tin rằng nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang là một người tiền định. Thời như thế, vận nước như thế, dân mình đau thương như thế… tất phải có một người như Nguyễn Đức Quang tới để hát lên những đau thương đó, và để ngợi ca những ước mơ và hy vọng về một ngày mai bình an, thương yêu, hàn gắn…
Anh đã trở thành một phần của lịch sử Việt Nam. Những ca khúc của anh tuy đang còn bị cấm hát tại Việt Nam hiện nay, nhưng điều chắc chắn có thể thấy rằng nhạc của Nguyễn Đức Quang sẽ không thể bị biến mất, bởi vì những dòng nhạc của anh đã len khuất sâu vào tim người nghe, bởi vì đó là những ước mơ đẹp nhất của tuổi trẻ Việt một thời nội chiến.
Tôi đã mơ hồ thấy như thế từ thời học trò. Lúc đó là sau Tết Mậu Thân 1968. Tôi trong nhóm các học sinh thiện nguyện trung học Chu Văn An nhận xây cất một phần trong khu tạm cư Lý Thái Tổ, một vùng đất nằm giáp giới quận 3 và quận 5, Sàì Gòn – nơi đây, phụ trách xây cất gồm học sinh nhiều trường trung học, và nhiều hội đoàn như Hướng Đạo, Nghĩa Sinh…
Giữa những ngổn ngang của cây, của ván, của các tấm bạt che mưa nắng, giữa các gia đình dân Việt mất nhà cửa vì các trận giao chiến Tết Mậu Thân… tuổi trẻ học trò đang ra sức dựng nhà tạm cư cho đồng bào. Chính trong những đêm thức lửa trại và rồi ngủ vì mệt vùi ở trại này, nhạc Nguyễn Đức Quang là những âm thanh không rời với một thời tuổi trẻ của tôi.
Sau năm 1975, khi còn trong nước, có những lúc đi xe đạp trên đường Sương Nguyệt Ánh, ngang qua ngôi nhà từng làm trụ sở Phong Trào Du Ca, tôi vẫn thắc mắc tự hỏi, không biết nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang đang ở đâu và có vượt biên được không. Lúc đó, nhạc Nguyễn Đức Quang tất nhiên là bị cấm ở quê nhà, ai cũng hiểu như thế. Thế đấy, quê nhà lúc đó đã cấm mọi thứ.
Có những lúc lòng tôi xao xuyến, lo ngại về một tương lai bất định, lại bất chợt thoang thoảng trong đầu những lời nhạc Nguyễn Đức Quang..............
Phan Tấn Hải