THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Vĩnh biệt đạo diễn Ván bài lật ngửa
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
-
- Global Mod
- Bài viết: 6474
- Ngày tham gia: Tư T9 20, 2006 5:00 pm
Vĩnh biệt đạo diễn Ván bài lật ngửa
Lê Hoàng Hoa, đạo diễn của Ván bài lật ngửa - bộ phim tình báo kinh điển của điện ảnh Việt Nam làm nên tên tuổi diễn viên Nguyễn Chánh Tín đã qua đời vào tối qua 30/7 tại TP. Hồ Chí Minh, hưởng dương 79 tuổi.
Lê Hoàng Hoa là người gốc Huế, sinh ra tại Nha Trang năm 1933. Năm 1952, ở tuổi 19, ông nhận học bổng ICA (International Cooperation Administration) sang Mỹ du học và tốt nghiệp điện ảnh tại California.
Đạo diễn Lê Hoàng Hoa
Trở về Việt Nam vào đầu thập niên 1960, đạo diễn Lê Hoàng Hoa đã trở thành một trong những đạo diễn hàng đầu của điện ảnh miền Nam trước năm 1975. Rất nhiều trong số những tác phẩm của ông khi đó đã trở thành nổi tiếng và được nhắc đến mãi sau này như Chân trời tím, Vết thù trên lưng ngựa hoang, Con ma nhà họ Hứa...
Sau năm 1975, như nhiều người trong chế độ cũ khi đó, ông vượt biên nhưng bất thành, và còn gánh thêm nỗi đau mất vợ và 2 con trai trên đường tìm đến vùng đất mới. Bị giam giữ, cải tạo vì tội vượt biên nhưng ông sớm được ra trại và trở thành cán bộ Xí nghiệp phim tổng hợp TP. Hồ Chí Minh (tiền thân Hãng phim Giải phóng). Cũng chính nhờ tên tuổi làm phim nổi danh thời chính quyền Sài Gòn, ông đã được giao thực hiện bộ phim đề tài tình báo Ván bài lật ngửa.
Đến nay, đây vẫn là bộ phim truyện nhựa có thời lượng dài nhất của điện ảnh Việt Nam, với 8 tập, sản xuất trong suốt 6 năm từ 1982 - 1987. Tác phẩm mô phỏng quãng đời hoạt động của các nhân vật gián điệp có thật ngoài đời của Đảng Lao động Việt Nam hoạt động trong lòng địch trong kháng chiến chống Mỹ đã trở thành một hiện tượng của điện ảnh Việt thập niên 1980 với lượng khán giả kỷ lục.
Trên phim trường Ván bài lật ngửa. Ảnh: TNO
Nguyên tác kịch bản phim được đạo diễn Lê Hoàng Hoa chuyển thể từ bản thảo tiểu thuyết Giữa biển giáo rừng gươm của nhà văn Trần Bạch Đằng. Lê Hoàng Hoa đã sửa đổi khá nhiều chi tiết so với tiểu thuyết và đã đặt tên chính thức cho bộ phim là Ván bài lật ngửa. Bộ phim thành công tới mức sau đó nhà văn Trần Bạch Đằng đã lấy nhan đề này đặt cho tiểu thuyết.
Bộ phim không chỉ khẳng định lại tài năng và tên tuổi của đạo diễn Lê Hoàng Hoa trong xã hội mới mà còn làm nên tên tuổi và sự nghiệp cho diễn viên Nguyễn Chánh Tín trong vai nhà tình báo Nguyễn Thành Luân (nguyên tác nhà tình báo Phạm Ngọc Thảo). Vai diễn này đến nay vẫn là một trong những vai diễn thành công nhất của màn ảnh Việt.
Sau này, đạo diễn Lê Hoàng Hoa tiếp tục làm phim với những tác phẩm tuy nhiên không có nhiều dấu ấn nổi bật. Nhiều tác phẩm của ông trong thời kỳ phim mì ăn liền như Vĩnh biệt mùa hè, Xác chết trên cao nguyên... cũng là những tác phẩm ăn khách.
Được biết, chiều nay 31/7, lễ nhập quan đạo diễn Lê Hoàng Hoa sẽ được tổ chức tại nhà tang lễ TP. Hồ Chí Minh.
Lan Anh (VnMedia)
Lê Hoàng Hoa là người gốc Huế, sinh ra tại Nha Trang năm 1933. Năm 1952, ở tuổi 19, ông nhận học bổng ICA (International Cooperation Administration) sang Mỹ du học và tốt nghiệp điện ảnh tại California.
Đạo diễn Lê Hoàng Hoa
Trở về Việt Nam vào đầu thập niên 1960, đạo diễn Lê Hoàng Hoa đã trở thành một trong những đạo diễn hàng đầu của điện ảnh miền Nam trước năm 1975. Rất nhiều trong số những tác phẩm của ông khi đó đã trở thành nổi tiếng và được nhắc đến mãi sau này như Chân trời tím, Vết thù trên lưng ngựa hoang, Con ma nhà họ Hứa...
Sau năm 1975, như nhiều người trong chế độ cũ khi đó, ông vượt biên nhưng bất thành, và còn gánh thêm nỗi đau mất vợ và 2 con trai trên đường tìm đến vùng đất mới. Bị giam giữ, cải tạo vì tội vượt biên nhưng ông sớm được ra trại và trở thành cán bộ Xí nghiệp phim tổng hợp TP. Hồ Chí Minh (tiền thân Hãng phim Giải phóng). Cũng chính nhờ tên tuổi làm phim nổi danh thời chính quyền Sài Gòn, ông đã được giao thực hiện bộ phim đề tài tình báo Ván bài lật ngửa.
Đến nay, đây vẫn là bộ phim truyện nhựa có thời lượng dài nhất của điện ảnh Việt Nam, với 8 tập, sản xuất trong suốt 6 năm từ 1982 - 1987. Tác phẩm mô phỏng quãng đời hoạt động của các nhân vật gián điệp có thật ngoài đời của Đảng Lao động Việt Nam hoạt động trong lòng địch trong kháng chiến chống Mỹ đã trở thành một hiện tượng của điện ảnh Việt thập niên 1980 với lượng khán giả kỷ lục.
Trên phim trường Ván bài lật ngửa. Ảnh: TNO
Nguyên tác kịch bản phim được đạo diễn Lê Hoàng Hoa chuyển thể từ bản thảo tiểu thuyết Giữa biển giáo rừng gươm của nhà văn Trần Bạch Đằng. Lê Hoàng Hoa đã sửa đổi khá nhiều chi tiết so với tiểu thuyết và đã đặt tên chính thức cho bộ phim là Ván bài lật ngửa. Bộ phim thành công tới mức sau đó nhà văn Trần Bạch Đằng đã lấy nhan đề này đặt cho tiểu thuyết.
Bộ phim không chỉ khẳng định lại tài năng và tên tuổi của đạo diễn Lê Hoàng Hoa trong xã hội mới mà còn làm nên tên tuổi và sự nghiệp cho diễn viên Nguyễn Chánh Tín trong vai nhà tình báo Nguyễn Thành Luân (nguyên tác nhà tình báo Phạm Ngọc Thảo). Vai diễn này đến nay vẫn là một trong những vai diễn thành công nhất của màn ảnh Việt.
Sau này, đạo diễn Lê Hoàng Hoa tiếp tục làm phim với những tác phẩm tuy nhiên không có nhiều dấu ấn nổi bật. Nhiều tác phẩm của ông trong thời kỳ phim mì ăn liền như Vĩnh biệt mùa hè, Xác chết trên cao nguyên... cũng là những tác phẩm ăn khách.
Được biết, chiều nay 31/7, lễ nhập quan đạo diễn Lê Hoàng Hoa sẽ được tổ chức tại nhà tang lễ TP. Hồ Chí Minh.
Lan Anh (VnMedia)
-
- Forum Mod
- Bài viết: 3545
- Ngày tham gia: Chủ nhật T9 06, 2009 7:19 am
- Đến từ: Châu Âu
Re: Vĩnh biệt đạo diễn Ván bài lật ngửa
Xin chia buồn cùng tang quyến Đạo Diễn Lê Hoàng Hoa và những người hâm mộ .
-
- Global Mod
- Bài viết: 6474
- Ngày tham gia: Tư T9 20, 2006 5:00 pm
Re: Vĩnh biệt đạo diễn Ván bài lật ngửa
Nghệ sĩ tiếc thương đạo diễn “Ván bài lật ngửa”
Lê Hoàng Hoa - đạo diễn phim “Ván bài lật ngửa” - đã từ giã cõi đời sau thời gian chống chọi với căn bệnh tim mạch, tiểu đường. Nguyễn Chánh Tín, Thẩm Thúy Hằng... và nhiều nghệ sĩ bày tỏ sự nuối tiếc trước sự ra đi đột ngột của đạo diễn tài hoa này.
*NSƯT Nguyễn Chánh Tín: Tôi học ở ông nhân cách sống!
Trong số những tác phẩm điện ảnh mà tôi tham gia, Ván bài lật ngửa (8 tập) được nhiều nhà phê bình nhận định là đỉnh cao của điện ảnh Việt Nam. Nguyên tác kịch bản phim được đạo diễn Lê Hoàng Hoa chuyển thể từ bản thảo tiểu thuyết Giữa biển giáo rừng gươm của nhà văn Trần Bạch Đằng. Đạo diễn Lê Hoàng Hoa đã sửa đổi khá nhiều chi tiết so với tiểu thuyết và đã đặt tên chính thức cho bộ phim là Ván bài lật ngửa.
Bộ phim này đã đoạt giải đặc biệt LHP Việt Nam lần thứ 6 năm 1983, giải Bông sen bạc LHP Việt Nam lần thứ 7 -1985. Tôi ghi nhớ công lao của ông, người đạo diễn tài hoa, người hết lòng vì một nền điện ảnh tiên tiến. Giữa tôi và ông có nhiều kỷ niệm, qua đó tôi học hỏi ở ông nhân cách sống, sự nghiêm túc trong nghề. Vĩnh biệt ông, người đã tạo ra một Nguyễn Thành Luân - vai diễn để đời trong sự nghiệp nghệ thuật của tôi.
NS Mộng Tuyền: Anh sẽ sống mãi trong lòng công chúng!
Tôi đến sân khấu với nghệ danh Kim Loan, vì ba tôi hồi đó là dân đờn ca tài tử, đã lập ban tài tử ở Bến Ninh Kiều, Cần Thơ mang tên Kim Loan. Đến khi tôi lên Sài Gòn, tham gia vào làng nghệ thuật chuyên nghiệp, được gặp đạo diễn Lê Hoàng Hoa, ông đã mời tôi tham gia bộ phim 11 Giờ 30 do Trung tâm Điện ảnh Sài Gòn sản xuất.
NS Mộng Tuyền. Ảnh: NV cung cấp
Lúc đó đạo diễn Lê Hoàng Hoa đã hỏi tôi: “Em hát cải lương được bao lâu?”, tôi nói chỉ mới bắt đầu, anh nói thêm: “Với điện ảnh, sự bắt đầu này đòi hỏi gấp 3 lần so với sân khấu cải lương”. Vĩnh biệt anh Hoa, anh mãi mãi sẽ sống trong lòng công chúng yêu nghệ thuật và điện ảnh nước nhà.
Ca sĩ Thanh Lan: Anh là người lạc quan, yêu đời
Tôi tham gia bộ phim Chân trời tím do Liên ảnh Công ty sản xuất, dựa theo tiểu thuyết của Văn Quang đã được anh Lê Hoàng Hoa dàn dựng năm 1970. Đây là phim màu, màn ảnh đại vĩ tuyến, kinh phí thời đó là 7 triệu đồng, doanh thu 50 triệu đồng. Tôi quý anh Hoa bởi tính lạc quan, yêu đời. Lúc thành danh hay gặp trắc trở trong cuộc sống gia đình, lúc nào anh cũng lạc quan, yêu đời. Vĩnh biệt anh, người anh cả của điện ảnh quê nhà, người đã cho những diễn viên chúng tôi cơ hội để tỏa sáng và được công chúng yêu mến.
NS Huỳnh Thanh Trà: Vĩnh biệt một người anh tài ba!
NS Huỳnh Thanh Trà. Ảnh: T.Hiệp
Đạo diễn Lê Hoàng Hoa chọn tôi vào phim Điệu ru nước mắt (thực hiện năm 1970). Tuy ảnh hưởng của dòng phim cao bồi Mỹ nhưng được đạo diễn Lê Hoàng Hoa đã cố gắng Việt hóa. Nhân vật du đãng Trần Đại dẫu một thời làm mưa làm gió trên giang hồ nhưng tận sâu trong nội tâm vẫn cần tình yêu, tình bạn.
Đạo diễn Hoàng Hoa chú ý khai thác sự chuyển hóa của một tên cướp, để nhấn mạnh tư tưởng “quay đầu là bờ”. Hay tin anh Hoa qua đời, tôi bàng hoàng xúc động. Vậy là tôi đã mất đi một người anh...
NS Thanh Tú: Nuối tiếc phần 2 “Con ma nhà họ Hứa”!
Tôi có nhiều kỷ nhiệm với anh Hoàng Hoa khi tham gia bộ phim Con ma nhà họ Hứa (1972-1973) do anh làm đạo diễn. Bộ phim dựa vào câu chuyện có thật trong gia đình nhà họ Hứa. Phim được quay tại một biệt thự ở Đà Lạt. Ngày nay, ngôi biệt thự này nổi tiếng là thần bí và người dân ở Đà Lạt khi nhắc đến ngôi biệt thự này, thường gọi nó là "căn nhà ma".
Bộ phim này do ông chủ của đoàn cải lương Dạ Lý Hương (lúc đó cũng đứng ra lập hãng phim) đầu tư và mời đạo diễn Lê Hoàng Hoa thực hiện. Phim còn có sự tham gia của NSND Năm Châu, NSND Bạch Tuyết, cố NS Dũng Thanh Lâm, Tư Rọm, cố NS Năm Sa đéc, cố NSND Ba Vân, cố NS Khả Năng, Thanh Việt và NS hài Tùng Lâm.
NS Thanh Tú. Ảnh: T.Hiệp
Tôi nhớ mãi những phân đoạn phải quay nhiều lần, vì tôi cũng sợ ngôi nhà ma ở Đà Lạt, mà anh Hoa thì lúc nào cũng bắt tôi phải khám phá, thâm nhập để khi quay có cảm xúc thật. Nhớ đến bộ phim lại nhớ đến dự án dở dang của anh khi muốn làm phần 2 câu chuyện phim này, thế mà nay anh đã ra đi. Xin thắp nén hương vĩnh biệt anh.
NSƯT Thẩm Thúy Hằng: Mãi nhớ về anh!
NSƯT Thẩm Thúy Hằng và cố NS La Thoại Tân. Ảnh: NV cung cấp
NSƯT Hữu Châu: Cám ơn ông, người đạo diễn tài hoa
Tôi không phải là người của điện ảnh nhưng ngưỡng mộ ông vì Ván bài lật ngửa là niềm tự hào của giới nghệ sĩ điện ảnh Việt. Qua phim trên, Nguyễn Chánh Tín và Thương Tín đã trở thành bộ đôi mà hồi nhỏ, thế hệ diễn viên của chúng tôi yêu thích, khao khát được thể hiện nhân vật hai anh đã đóng.
NSƯT Hữu Châu. Ảnh: T.Hiệp
Điều làm tôi cảm kích và học hỏi rất nhiều ở những tác phẩm điện ảnh mà ông đã làm, đó là sự nghiêm túc trong dàn dựng, phim ít có lỗi kỹ thuật, càng không có những cảnh quay ẩu. Ông cẩn thận đến từng chi tiết, hành động và luôn dành khoảng trống để người xem lắp trí tưởng tượng vào phim do ông làm. Nay ông đã ra đi, để lại niềm thương tiếc cho nhiều thế hệ nghệ sĩ, trong đó có cả những nghệ sĩ sân khấu của chúng tôi.
NS Lý Hùng: Mong chú yên nghỉ cõi vĩnh hằng!
Tôi học ở chú sự năng động trong làm việc, những thao tác, những tích tắc chuyển biến tâm lý để khán giả không kịp dự đoán mà phải bất ngờ. Chú cắt cảnh, chọn tiêu đề của cận ảnh rất hay, rất chắc lọc. Mong chú yên nghỉ nơi cõi vĩnh hằng để mãi mãi được sống với tình yêu của công chúng dành cho điện ảnh nước nhà.
NS Lý Hùng trong chương trình biểu diễn văn nghệ phục vụ Trại phong Bình Minh - Đồng Nai. Ảnh: T.Hiệp
Lê Hoàng Hoa - đạo diễn phim Ván bài lật ngửa - đã từ giã cõi đời lúc 0 giờ 41 phút ngày 31-7, thọ 79 tuổi. Ông ra đi sau thời gian chống chọi với căn bệnh tim mạch, tiểu đường.
Lúc 14 giờ ngày 31-7, lễ nhập quan đạo diễn Lê Hoàng Hoa sẽ được tổ chức tại nhà tang lễ Bệnh viện An Bình (397 Trần Phú, quận 5 - TPHCM), sau đó di quan về nhà riêng số 351/20A Lê Văn Sỹ, P.13, Q.3 - TPHCM. Lễ truy điệu đạo diễn Lê Hoàng Hoa sẽ được tổ chức lúc 6 giờ ngày 4-8, sau đó đưa đi hỏa táng tại Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân - TPHCM.
Người Lao Động
Lê Hoàng Hoa - đạo diễn phim “Ván bài lật ngửa” - đã từ giã cõi đời sau thời gian chống chọi với căn bệnh tim mạch, tiểu đường. Nguyễn Chánh Tín, Thẩm Thúy Hằng... và nhiều nghệ sĩ bày tỏ sự nuối tiếc trước sự ra đi đột ngột của đạo diễn tài hoa này.
*NSƯT Nguyễn Chánh Tín: Tôi học ở ông nhân cách sống!
Trong số những tác phẩm điện ảnh mà tôi tham gia, Ván bài lật ngửa (8 tập) được nhiều nhà phê bình nhận định là đỉnh cao của điện ảnh Việt Nam. Nguyên tác kịch bản phim được đạo diễn Lê Hoàng Hoa chuyển thể từ bản thảo tiểu thuyết Giữa biển giáo rừng gươm của nhà văn Trần Bạch Đằng. Đạo diễn Lê Hoàng Hoa đã sửa đổi khá nhiều chi tiết so với tiểu thuyết và đã đặt tên chính thức cho bộ phim là Ván bài lật ngửa.
Bộ phim này đã đoạt giải đặc biệt LHP Việt Nam lần thứ 6 năm 1983, giải Bông sen bạc LHP Việt Nam lần thứ 7 -1985. Tôi ghi nhớ công lao của ông, người đạo diễn tài hoa, người hết lòng vì một nền điện ảnh tiên tiến. Giữa tôi và ông có nhiều kỷ niệm, qua đó tôi học hỏi ở ông nhân cách sống, sự nghiêm túc trong nghề. Vĩnh biệt ông, người đã tạo ra một Nguyễn Thành Luân - vai diễn để đời trong sự nghiệp nghệ thuật của tôi.
NS Mộng Tuyền: Anh sẽ sống mãi trong lòng công chúng!
Tôi đến sân khấu với nghệ danh Kim Loan, vì ba tôi hồi đó là dân đờn ca tài tử, đã lập ban tài tử ở Bến Ninh Kiều, Cần Thơ mang tên Kim Loan. Đến khi tôi lên Sài Gòn, tham gia vào làng nghệ thuật chuyên nghiệp, được gặp đạo diễn Lê Hoàng Hoa, ông đã mời tôi tham gia bộ phim 11 Giờ 30 do Trung tâm Điện ảnh Sài Gòn sản xuất.
NS Mộng Tuyền. Ảnh: NV cung cấp
Lúc đó đạo diễn Lê Hoàng Hoa đã hỏi tôi: “Em hát cải lương được bao lâu?”, tôi nói chỉ mới bắt đầu, anh nói thêm: “Với điện ảnh, sự bắt đầu này đòi hỏi gấp 3 lần so với sân khấu cải lương”. Vĩnh biệt anh Hoa, anh mãi mãi sẽ sống trong lòng công chúng yêu nghệ thuật và điện ảnh nước nhà.
Ca sĩ Thanh Lan: Anh là người lạc quan, yêu đời
Tôi tham gia bộ phim Chân trời tím do Liên ảnh Công ty sản xuất, dựa theo tiểu thuyết của Văn Quang đã được anh Lê Hoàng Hoa dàn dựng năm 1970. Đây là phim màu, màn ảnh đại vĩ tuyến, kinh phí thời đó là 7 triệu đồng, doanh thu 50 triệu đồng. Tôi quý anh Hoa bởi tính lạc quan, yêu đời. Lúc thành danh hay gặp trắc trở trong cuộc sống gia đình, lúc nào anh cũng lạc quan, yêu đời. Vĩnh biệt anh, người anh cả của điện ảnh quê nhà, người đã cho những diễn viên chúng tôi cơ hội để tỏa sáng và được công chúng yêu mến.
NS Huỳnh Thanh Trà: Vĩnh biệt một người anh tài ba!
NS Huỳnh Thanh Trà. Ảnh: T.Hiệp
Đạo diễn Lê Hoàng Hoa chọn tôi vào phim Điệu ru nước mắt (thực hiện năm 1970). Tuy ảnh hưởng của dòng phim cao bồi Mỹ nhưng được đạo diễn Lê Hoàng Hoa đã cố gắng Việt hóa. Nhân vật du đãng Trần Đại dẫu một thời làm mưa làm gió trên giang hồ nhưng tận sâu trong nội tâm vẫn cần tình yêu, tình bạn.
Đạo diễn Hoàng Hoa chú ý khai thác sự chuyển hóa của một tên cướp, để nhấn mạnh tư tưởng “quay đầu là bờ”. Hay tin anh Hoa qua đời, tôi bàng hoàng xúc động. Vậy là tôi đã mất đi một người anh...
NS Thanh Tú: Nuối tiếc phần 2 “Con ma nhà họ Hứa”!
Tôi có nhiều kỷ nhiệm với anh Hoàng Hoa khi tham gia bộ phim Con ma nhà họ Hứa (1972-1973) do anh làm đạo diễn. Bộ phim dựa vào câu chuyện có thật trong gia đình nhà họ Hứa. Phim được quay tại một biệt thự ở Đà Lạt. Ngày nay, ngôi biệt thự này nổi tiếng là thần bí và người dân ở Đà Lạt khi nhắc đến ngôi biệt thự này, thường gọi nó là "căn nhà ma".
Bộ phim này do ông chủ của đoàn cải lương Dạ Lý Hương (lúc đó cũng đứng ra lập hãng phim) đầu tư và mời đạo diễn Lê Hoàng Hoa thực hiện. Phim còn có sự tham gia của NSND Năm Châu, NSND Bạch Tuyết, cố NS Dũng Thanh Lâm, Tư Rọm, cố NS Năm Sa đéc, cố NSND Ba Vân, cố NS Khả Năng, Thanh Việt và NS hài Tùng Lâm.
NS Thanh Tú. Ảnh: T.Hiệp
Tôi nhớ mãi những phân đoạn phải quay nhiều lần, vì tôi cũng sợ ngôi nhà ma ở Đà Lạt, mà anh Hoa thì lúc nào cũng bắt tôi phải khám phá, thâm nhập để khi quay có cảm xúc thật. Nhớ đến bộ phim lại nhớ đến dự án dở dang của anh khi muốn làm phần 2 câu chuyện phim này, thế mà nay anh đã ra đi. Xin thắp nén hương vĩnh biệt anh.
NSƯT Thẩm Thúy Hằng: Mãi nhớ về anh!
NSƯT Thẩm Thúy Hằng và cố NS La Thoại Tân. Ảnh: NV cung cấp
NSƯT Hữu Châu: Cám ơn ông, người đạo diễn tài hoa
Tôi không phải là người của điện ảnh nhưng ngưỡng mộ ông vì Ván bài lật ngửa là niềm tự hào của giới nghệ sĩ điện ảnh Việt. Qua phim trên, Nguyễn Chánh Tín và Thương Tín đã trở thành bộ đôi mà hồi nhỏ, thế hệ diễn viên của chúng tôi yêu thích, khao khát được thể hiện nhân vật hai anh đã đóng.
NSƯT Hữu Châu. Ảnh: T.Hiệp
Điều làm tôi cảm kích và học hỏi rất nhiều ở những tác phẩm điện ảnh mà ông đã làm, đó là sự nghiêm túc trong dàn dựng, phim ít có lỗi kỹ thuật, càng không có những cảnh quay ẩu. Ông cẩn thận đến từng chi tiết, hành động và luôn dành khoảng trống để người xem lắp trí tưởng tượng vào phim do ông làm. Nay ông đã ra đi, để lại niềm thương tiếc cho nhiều thế hệ nghệ sĩ, trong đó có cả những nghệ sĩ sân khấu của chúng tôi.
NS Lý Hùng: Mong chú yên nghỉ cõi vĩnh hằng!
Tôi học ở chú sự năng động trong làm việc, những thao tác, những tích tắc chuyển biến tâm lý để khán giả không kịp dự đoán mà phải bất ngờ. Chú cắt cảnh, chọn tiêu đề của cận ảnh rất hay, rất chắc lọc. Mong chú yên nghỉ nơi cõi vĩnh hằng để mãi mãi được sống với tình yêu của công chúng dành cho điện ảnh nước nhà.
NS Lý Hùng trong chương trình biểu diễn văn nghệ phục vụ Trại phong Bình Minh - Đồng Nai. Ảnh: T.Hiệp
Lê Hoàng Hoa - đạo diễn phim Ván bài lật ngửa - đã từ giã cõi đời lúc 0 giờ 41 phút ngày 31-7, thọ 79 tuổi. Ông ra đi sau thời gian chống chọi với căn bệnh tim mạch, tiểu đường.
Lúc 14 giờ ngày 31-7, lễ nhập quan đạo diễn Lê Hoàng Hoa sẽ được tổ chức tại nhà tang lễ Bệnh viện An Bình (397 Trần Phú, quận 5 - TPHCM), sau đó di quan về nhà riêng số 351/20A Lê Văn Sỹ, P.13, Q.3 - TPHCM. Lễ truy điệu đạo diễn Lê Hoàng Hoa sẽ được tổ chức lúc 6 giờ ngày 4-8, sau đó đưa đi hỏa táng tại Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân - TPHCM.
Người Lao Động
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
-
- Global Mod
- Bài viết: 6474
- Ngày tham gia: Tư T9 20, 2006 5:00 pm
Re: Vĩnh biệt đạo diễn Ván bài lật ngửa
Điện ảnh Sài Gòn một thuở - Kỳ 10: Câu thơ trên mộ
Hôm nay thứ sáu 3.8.2012 là ngày hỏa táng đạo diễn Lê Hoàng Hoa sau 80 năm ông dừng chân trên “cõi tạm”...
Kỷ niệm còn đây…
“Gia đình đạo diễn Hoa theo đạo Phật, mà đối với nhà Phật chết không có nghĩa là hết, là chấm dứt tất cả, mà sẽ tiếp tục bước vào một hành trình mới xa hơn...” - chúng tôi đã nghe sa môn Huệ Thiện nói như thế vào giờ cúng ngọ trưa hôm qua 2.8 ở chùa Vạn Phước, đường Tuệ Tĩnh, Q.11, TP.HCM - nơi mà chiều nay sau cuộc hỏa táng ở Bình Hưng Hòa, cốt tro của đạo diễn Lê Hoàng Hoa sẽ đem về đó cầu siêu và gửi thờ. Hai ngày qua, đông đảo văn nghệ sĩ, bạn bè đồng nghiệp ngành điện ảnh và người ái mộ các thế hệ đã đến viếng linh cữu đạo diễn Lê Hoàng Hoa. Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân, các giám đốc cùng đạo diễn, diễn viên nhiều hãng phim, thân hữu trong nước và ngoài nước đã gửi vòng hoa vĩnh biệt. Ban lễ tang (do ông Nguyễn Thái Hòa - Tổng giám đốc Công ty phim Giải phóng làm trưởng ban) cùng gia đình thông báo lễ truy điệu cử hành lúc 6 giờ 15 sáng nay tại Nhà tang lễ số 25 Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM.
Diễn viên Trần Quang (phải) và Lê Cung Bắc tại nhà tang lễ
Chúng tôi nhớ đạo diễn Lê Hoàng Hoa trong buổi gặp mặt cách đây chưa đầy một tháng tại nhà riêng của ông ở Q.3, ông tình cờ nhắc đến cái chết: “Tôi không bao giờ quên về chuyện một ngôi mộ đã thấy khi làm phim Gác chuông nhà thờ. Phim đó có cảnh nhân vật Đoàn do La Thoại Tân đóng lê bước nặng nề về phía một ngôi mộ rồi gục chết, trên lưng Đoàn còn cắm ngập một con dao găm tới chuôi. Cảnh đó được tôi chọn quay tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi ở Sài Gòn trước kia mà nay là mặt bằng tọa lạc của Công viên Lê Văn Tám, Q.1”. Trong lúc đợi ê-kíp chuẩn bị cho cảnh quay, ông “rảo bước quanh nghĩa trang và dừng lại trước mộ nhỏ của em bé gái mới 8 tuổi, thấy trên mộ có một cuốn sách xây xi măng có khắc hai câu thơ bằng tiếng Pháp, không hiểu sao hai câu thơ đó theo đuổi tâm trí tôi hàng chục năm ròng nhất là mỗi lần nghe ai nhắc đến cái chết...”.
Đó là hai câu: “Le temps passe - Le souvenir reste” của một thi sĩ Pháp (nghĩa là: Thời gian trôi qua - kỷ niệm còn đây, dường như Bùi Giáng đã dịch: “Thời gian lặng lẽ trôi qua - Niềm thương ở chốn giang hà chưa trôi”). Vừa nói Lê Hoàng Hoa vừa giở cuốn bút ký Những tháng ngày làm phim chỉ vào số trang 41 mà ông tự tay đánh số sẵn để chúng tôi xem những dòng ông viết: “Tôi trở về địa điểm quay với ý nghĩ trong đầu sẽ có một ngày tôi đưa hai câu đầy yêu thương trên vào một phim nào đó... nhưng mãi đến 23 năm sau tôi mới thực hiện được ý định đó trong bộ phim Tình nhỏ làm sao quên với các diễn viên Mỹ Duyên, Đơn Dương, Lê Cung Bắc, Hồng Vân...”.
Những con người kỳ lạ
Bút ký Lê Hoàng Hoa chứa đựng giá trị tư liệu về công việc của một đạo diễn làm phim thập niên 1960 và nửa đầu thập niên 1970. Có đoạn rất cụ thể: “trước khi chuyển âm tôi đã cùng nhạc sĩ Hoàng Trọng ngồi xem lại hết 9 cuộn final cut trên máy Moviola và thảo luận về những đoạn nào trong phim cần phải có nhạc. Anh Hoàng Trọng (đã cùng cô Xinh) ghi rõ những đoạn cần viết nhạc, đo độ dài của những mood nhạc, để xong phần chuyển âm là thu nhạc ngay trước khi hòa âm. Cùng lúc đó bên ráp nối phải lọc ra những tiếng động thật như tiếng súng đạn đủ các loại, tiếng đóng, mở cửa xe, tiếng máy bay gầm rú, tiếng bom nổ rền vang, tiếng sóng biển... để cho bên âm thanh chọn lựa từ kho tiếng động của trung tâm điện ảnh rồi thu qua phim từ tính (magnetic film)”. Ông phải kiểm tra những công đoạn khác: “họa sĩ Kha Thùy Châu thì đang kẻ chữ cho bản générique để gửi qua Nhật in chồng lên đoạn mở đầu (surimpose) - mọi việc liên quan đến cuốn phim, người đạo diễn phải để mắt tới và phải chịu trách nhiệm tất cả, do đó hầu như suốt ngày tôi không lúc nào có thời gian rảnh...”.
Ông ghi nhận những “con người kỳ lạ” trong sinh hoạt thường ngày, như ông Giám đốc Mỹ Vân cầm đĩa bánh bèo trút vào chén chè đậu đỏ “trộn lên rồi dùng thìa múc ăn một cách ngon lành, trong đoàn có người thắc mắc tại sao ông ăn uống kỳ cục vậy thì ông ta trả lời tỉnh bơ: - Các cậu ăn riêng từng món, đến lúc vào trong bụng chúng cũng trộn lại với nhau, có gì đâu mà kỳ!”. Nhưng người kỳ lạ nhất đối với Lê Hoàng Hoa là ông Nguyễn Văn Liêm, Giám đốc hãng Liêm Film (đồng thời là chủ hai nhà hàng lớn nổi tiếng: Tự Do và La Pagode). Có lần ông Liêm mua 2 vé máy bay khứ hồi để đi cùng Lê Hoàng Hoa lên Đà Lạt. Lê Hoàng Hoa đã ra phi trường Tân Sơn Nhất chờ mãi không thấy, gọi điện thoại về hỏi, ông Liêm không trả lời - hỏi lại: “Anh đang ở đâu đó?”. Ông Hoa bảo đang ở phi trường, ông Liêm hỏi nữa: “Ở phi trường làm gì? Đáp: “Đi Đà Lạt!”. “Đi Đà Lạt làm gì?”. Tới đó Lê Hoàng Hoa khựng lại một lúc, rồi nhắc chính ông Liêm đã mua vé máy bay cho hai người cùng đi. Đầu dây bên kia kêu lên: “Ôi thôi chết rồi!...”. Tuy vậy “cho đến giờ phút này ông Liêm vẫn là người tôi quý trọng nhất trong số các ông bà chủ hãng phim mà tôi đã hợp tác, mặc dù con người của ông đã nhiều lúc làm tôi không hiểu nổi” - Lê Hoàng Hoa viết.
Trong lần gặp cuối, Lê Hoàng Hoa nói đang sống hạnh phúc nhiều năm qua với vợ là chị Trúc Quỳnh và con gái Michelle Quỳnh Anh tại Varsevie: “tôi sang Ba Lan định cư nên ngôi nhà ở hẻm số 351 Lê Văn Sỹ cho thuê, nhưng nhất định chừa ra căn phòng này để gìn giữ các tài liệu của tôi”. Hôm ông mất, chúng tôi đến lại ngôi nhà trên, thấy căn phòng riêng của ông khóa kỹ, ở gian giữa có bàn thờ Phật với ảnh các cụ đã vãng sanh, vắng lạnh từ ngày ông hôn mê trong bệnh viện... (Còn tiếp)
Giao Hưởng( Thanh niên)
- HoaiLang
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 12853
- Ngày tham gia: Bảy T8 12, 2006 5:00 pm
Re: Vĩnh biệt đạo diễn Ván bài lật ngửa
tuyetmai đã viết:Nghệ sĩ tiếc thương đạo diễn “Ván bài lật ngửa”
Ca sĩ Thanh Lan: Anh là người lạc quan, yêu đời
Tôi tham gia bộ phim Chân trời tím do Liên ảnh Công ty sản xuất, dựa theo tiểu thuyết của Văn Quang đã được anh Lê Hoàng Hoa dàn dựng năm 1970. Đây là phim màu, màn ảnh đại vĩ tuyến, kinh phí thời đó là 7 triệu đồng, doanh thu 50 triệu đồng. Tôi quý anh Hoa bởi tính lạc quan, yêu đời. Lúc thành danh hay gặp trắc trở trong cuộc sống gia đình, lúc nào anh cũng lạc quan, yêu đời. Vĩnh biệt anh, người anh cả của điện ảnh quê nhà, người đã cho những diễn viên chúng tôi cơ hội để tỏa sáng và được công chúng yêu mến.
NS Huỳnh Thanh Trà: Vĩnh biệt một người anh tài ba!
NS Huỳnh Thanh Trà. Ảnh: T.Hiệp
Đạo diễn Lê Hoàng Hoa chọn tôi vào phim Điệu ru nước mắt (thực hiện năm 1970). Tuy ảnh hưởng của dòng phim cao bồi Mỹ nhưng được đạo diễn Lê Hoàng Hoa đã cố gắng Việt hóa. Nhân vật du đãng Trần Đại dẫu một thời làm mưa làm gió trên giang hồ nhưng tận sâu trong nội tâm vẫn cần tình yêu, tình bạn.
Đạo diễn Hoàng Hoa chú ý khai thác sự chuyển hóa của một tên cướp, để nhấn mạnh tư tưởng “quay đầu là bờ”. Hay tin anh Hoa qua đời, tôi bàng hoàng xúc động. Vậy là tôi đã mất đi một người anh...
NSƯT Thẩm Thúy Hằng: Mãi nhớ về anh!
NSƯT Thẩm Thúy Hằng và cố NS La Thoại Tân. Ảnh: NV cung cấp
Người Lao Động
Bài viết tưởng niệm Lê Hoàng Hoa nầy xem như một vòng hoa tang do nhà đại truyền thông Thanh Hiệp mang đến viếng linh cữu . Có điều không chỉ hoa tươi mà nhà truyền thông cài thêm vào hoa giả..hoa ny-lông hoa nhựa:
Đầu tiên Thanh Lan không hề góp mặt trong cuốn phim Chân Trời Tím của Lê Hoàng Hoa. Vai chính là dv Kim Vui, Hùng Cường, Mộng Tuyền..v..v...!
Kế là Huỳnh Thanh Trà cũng chưa từng góp mặt trong bất cứ tác phẩm nào của ông Lê Hoàng Hoa nói chi trong cuốn phim Điệu Ru Nước Mắt với vai chính là Hùng Cường, Thiên Trang, Trần Quang..v..v..!
Cuối cùng cuốn phim Giởn Mặt Tử Thần do Thẩm cô nương và Bảo Ân góp mặt do đạo diển Đỗ Tiến Đức thực hiện chứ không hề là Lê Hoàng Hoa. Về sau, sau 75 Lê Hoàng Hoa mới làm lại bộ phim nầy nhưng khác tựa đề: Xác Chết Trên Cao Nguyên!
Nhà đại truyền thông Thanh Hiệp dốt mà lại khoái nói láo đặt điều. Chỉ ba cái..hoa nhựa nầy đủ biết ba dv được nhắc tới không hề lên tiếng bài tỏ cảm tưởng. Và cũng không có gì chắc là Thanh Hiệp nói thật về những người còn lại. Cũng đặt điều nhưng may mắn..ngáp trúnng con ruồi xanh tổ chảng thôi!
- keomienxa
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 975
- Ngày tham gia: Chủ nhật T7 22, 2012 8:04 am
Re: Vĩnh biệt đạo diễn Ván bài lật ngửa
[youtube]http://www.youtube.com/watch?v=dQnFTepM6jE[/youtube]
Dù ăn đủ thứ cũng nhào về cơm
Ai ơi lướt web ta bà
Cải lương xin ghé trang nhà chấm com
- keomienxa
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 975
- Ngày tham gia: Chủ nhật T7 22, 2012 8:04 am
Re: Vĩnh biệt đạo diễn Ván bài lật ngửa
ghê quá , nói láo ăn sâu vào óc rùi
Hắn viết bài cho cả liên hoan sân khấu toàn quốc tại Huế, rồi nhiều thức khác phỏng vấn vài chục nghệ sỉ mà chỉ có trong vòng một hai ngày.
NS Minh vương nằm liệt trong phòng cách li mà hắn viết bài là MV xúc động, bồi hồi, nhớ lại, kề, tâm sự, hứa, nhớ ợn......
Hắn từng viết bài nói Thanh Lan khóc giả dối mà....
Hắn viết bài cho cả liên hoan sân khấu toàn quốc tại Huế, rồi nhiều thức khác phỏng vấn vài chục nghệ sỉ mà chỉ có trong vòng một hai ngày.
NS Minh vương nằm liệt trong phòng cách li mà hắn viết bài là MV xúc động, bồi hồi, nhớ lại, kề, tâm sự, hứa, nhớ ợn......
Hắn từng viết bài nói Thanh Lan khóc giả dối mà....
Dù ăn đủ thứ cũng nhào về cơm
Ai ơi lướt web ta bà
Cải lương xin ghé trang nhà chấm com
-
- Forum Mod
- Bài viết: 3545
- Ngày tham gia: Chủ nhật T9 06, 2009 7:19 am
- Đến từ: Châu Âu
Re: Vĩnh biệt đạo diễn Ván bài lật ngửa
"Nhà báo" Thanh Hiệp này bịa chuyện quá trắng trợn .
- Trunganh
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 6554
- Ngày tham gia: Tư T12 01, 2004 4:00 pm
- Đến từ: Phờ - Lăng - Sa
- Tiếp xúc:
Re: Vĩnh biệt đạo diễn Ván bài lật ngửa
Người phụ nữ hấp dẫn nhất Việt Nam thập niên 60-70 - Tài Tử Điện Ãnh Kim Vui
nguồn: Hoàng Lan Chi
Tôi thích tìm hiểu về người trẻ thành công và những người của “Sài Gòn muôn năm cũ”. Lý do giản dị thôi. Cộng sản đang ngự trị và họ đã xóa đi nhiều thành công của chế độ cũ.
Một tình cờ tôi biết được người mà cá nhân tôi cho rằng đó là “ người phụ nữ hấp dẫn nhất Việt Nam của thập niên 60-70”. Đẹp thì có nhiều người đẹp, mỗi người một vẻ. Nhưng vừa đẹp vừa hấp dẫn thì cá nhân tôi nghĩ đó là chị Kim Vui.
Trong đầu óc tôi vẫn lưu trữ hình ảnh của một Kim Vui rất gợi cảm trong phim “Chân Trời Tím”. Mấy chục năm trôi qua nhưng hình ảnh ấy vẫn đọng lại trong đầu óc tôi.
Trong số các diễn viên điện ảnh thời xưa, nhận xét về nhan sắc thì tôi có thể thích Thẩm Thúy Hằng vì khuôn mặt đẹp hoàn hảo của chị nhưng tôi không thấy chị quyến rũ hấp dẫn. Kiều Chinh thì tôi không có cảm tình. Với tôi, Kiều Chinh không đẹp, mặt lạnh lùng, gai góc, gò má cao. Chỉ Kim Vui là đẹp và hấp dẫn.
Chị Kim Vui đã đùa “ Khi gặp chị em đừng thất vọng nhé” “ Em sẽ không thất vọng vì người ta phải già theo năm tháng chứ. Nhưng em tin là chị vẫn giữ một số nét thời xưa”.
“Trò Chuyện với Lan Chi” của Bút Tre số tháng 9 sẽ là đề tài về “Người Sài Gòn muôn năm cũ” Kim Vui. Cuộc đời, sự nghiệp và đặc biệt cuốn hồi ký tiếng Anh của Kim Vui sẽ được giới thiệu.
Còn bây giờ thì gửi đến quý anh chị một số hình ảnh mới nhất (tháng 8/2012) của Kim Vui. Tất nhiên tôi cũng gửi vài hình cũ để những người trẻ hình dung được Kim Vui ngày xưa như thế nào. Một khi Hoàng Lan Chi đã nói hấp dẫn thì ...chắc chắn là thế, không sai chạy được cơ mà!
Kim Vui là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên mặc bikini. Cũng là người đầu tiên dám đóng phim có màn khỏa thân ( tôi không nhận xét về khía cạnh đạo đức luân lý hay nghệ thuật). Tôi chỉ muốn nói đây là người hấp dẫn nhất của Việt Nam thập niên 60-70 mà rất nhiều bạn hữu đồng ý với tôi ( bạn hữu vừa già vừa sồn sồn)
Đây, Kim Vui ngày xưa, thân hình tuyệt đẹp phải không? Khuôn mặt cũng có nét đẹp rất gợi cảm. Cái thân hình của "bọn trẻ" người mẫu bây giờ cứ ốm nhom ốm nhách theo tôi không hấp dẫn tí nào cả. Tôi hỏi Kim Vui có tập tành gì không. Chị nói làm việc túi bụi cực quá thì giờ đâu mà tập. Đặc biệt bây giờ giọng hát chị nghe vẫn rất quyến rũ, gợi cảm. Giọng hơi khàn và cách ngân, rung rất kỹ thuật!
Hình này gợi cho tôi nhớ đến Elizabeth Taylor. Thật rất hiếm phụ nữ Việt Nam thời xưa có ...cái mông như thế này!Rất "tài tử" phải không?
Tranh vẽ của Trương Thị Thinh. Kim Vui trong phim Chân Trời Tím, đoạt giải tượng vàng ở Liên Hoan Phim Châu Á ở Đài Loan.
Do đoạt giải tượng vàng, Kim Vui gặp gỡ TT Nguyễn Văn Thiệu
Quý vị trẻ tuổi đã hình dung được một Kim Vui ngày xưa rồi phải không. Còn đây Kim Vui với Hoàng Lan Chi mới tinh khôi của ngày 4 tháng 8,2012! "Bà chị tôi" vẫn chải đầu theo kiểu ngày đó (nghĩa là kiểu tóc vồng cao). Tuổi ngoài 70 nhưng không sồ sề vẫn khá thanh mảnh và khuôn mặt thì để quý anh chị nhận định nhá. Hình nhờ người bạn chụp lúc 8 giờ tối :
Vườn quá trời cây cối. Bơ, chanh, táo, cam, chuối, đu đủ..Cam thì to như bưởi!
Vườn trước: Lựu đỏ trĩu cành.
Chụp lén khi bà chị pha nước cho Lan Chi . Hình bên cạnh là Kim Vui có rất nhiều tượng Phật Bà dù chị theo đạo Chúa!
nguồn: Hoàng Lan Chi
Tôi thích tìm hiểu về người trẻ thành công và những người của “Sài Gòn muôn năm cũ”. Lý do giản dị thôi. Cộng sản đang ngự trị và họ đã xóa đi nhiều thành công của chế độ cũ.
Một tình cờ tôi biết được người mà cá nhân tôi cho rằng đó là “ người phụ nữ hấp dẫn nhất Việt Nam của thập niên 60-70”. Đẹp thì có nhiều người đẹp, mỗi người một vẻ. Nhưng vừa đẹp vừa hấp dẫn thì cá nhân tôi nghĩ đó là chị Kim Vui.
Trong đầu óc tôi vẫn lưu trữ hình ảnh của một Kim Vui rất gợi cảm trong phim “Chân Trời Tím”. Mấy chục năm trôi qua nhưng hình ảnh ấy vẫn đọng lại trong đầu óc tôi.
Trong số các diễn viên điện ảnh thời xưa, nhận xét về nhan sắc thì tôi có thể thích Thẩm Thúy Hằng vì khuôn mặt đẹp hoàn hảo của chị nhưng tôi không thấy chị quyến rũ hấp dẫn. Kiều Chinh thì tôi không có cảm tình. Với tôi, Kiều Chinh không đẹp, mặt lạnh lùng, gai góc, gò má cao. Chỉ Kim Vui là đẹp và hấp dẫn.
Chị Kim Vui đã đùa “ Khi gặp chị em đừng thất vọng nhé” “ Em sẽ không thất vọng vì người ta phải già theo năm tháng chứ. Nhưng em tin là chị vẫn giữ một số nét thời xưa”.
“Trò Chuyện với Lan Chi” của Bút Tre số tháng 9 sẽ là đề tài về “Người Sài Gòn muôn năm cũ” Kim Vui. Cuộc đời, sự nghiệp và đặc biệt cuốn hồi ký tiếng Anh của Kim Vui sẽ được giới thiệu.
Còn bây giờ thì gửi đến quý anh chị một số hình ảnh mới nhất (tháng 8/2012) của Kim Vui. Tất nhiên tôi cũng gửi vài hình cũ để những người trẻ hình dung được Kim Vui ngày xưa như thế nào. Một khi Hoàng Lan Chi đã nói hấp dẫn thì ...chắc chắn là thế, không sai chạy được cơ mà!
Kim Vui là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên mặc bikini. Cũng là người đầu tiên dám đóng phim có màn khỏa thân ( tôi không nhận xét về khía cạnh đạo đức luân lý hay nghệ thuật). Tôi chỉ muốn nói đây là người hấp dẫn nhất của Việt Nam thập niên 60-70 mà rất nhiều bạn hữu đồng ý với tôi ( bạn hữu vừa già vừa sồn sồn)
Đây, Kim Vui ngày xưa, thân hình tuyệt đẹp phải không? Khuôn mặt cũng có nét đẹp rất gợi cảm. Cái thân hình của "bọn trẻ" người mẫu bây giờ cứ ốm nhom ốm nhách theo tôi không hấp dẫn tí nào cả. Tôi hỏi Kim Vui có tập tành gì không. Chị nói làm việc túi bụi cực quá thì giờ đâu mà tập. Đặc biệt bây giờ giọng hát chị nghe vẫn rất quyến rũ, gợi cảm. Giọng hơi khàn và cách ngân, rung rất kỹ thuật!
Hình này gợi cho tôi nhớ đến Elizabeth Taylor. Thật rất hiếm phụ nữ Việt Nam thời xưa có ...cái mông như thế này!Rất "tài tử" phải không?
Tranh vẽ của Trương Thị Thinh. Kim Vui trong phim Chân Trời Tím, đoạt giải tượng vàng ở Liên Hoan Phim Châu Á ở Đài Loan.
Do đoạt giải tượng vàng, Kim Vui gặp gỡ TT Nguyễn Văn Thiệu
Quý vị trẻ tuổi đã hình dung được một Kim Vui ngày xưa rồi phải không. Còn đây Kim Vui với Hoàng Lan Chi mới tinh khôi của ngày 4 tháng 8,2012! "Bà chị tôi" vẫn chải đầu theo kiểu ngày đó (nghĩa là kiểu tóc vồng cao). Tuổi ngoài 70 nhưng không sồ sề vẫn khá thanh mảnh và khuôn mặt thì để quý anh chị nhận định nhá. Hình nhờ người bạn chụp lúc 8 giờ tối :
Vườn quá trời cây cối. Bơ, chanh, táo, cam, chuối, đu đủ..Cam thì to như bưởi!
Vườn trước: Lựu đỏ trĩu cành.
Chụp lén khi bà chị pha nước cho Lan Chi . Hình bên cạnh là Kim Vui có rất nhiều tượng Phật Bà dù chị theo đạo Chúa!
- Trunganh
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 6554
- Ngày tham gia: Tư T12 01, 2004 4:00 pm
- Đến từ: Phờ - Lăng - Sa
- Tiếp xúc:
Re: Vĩnh biệt đạo diễn Ván bài lật ngửa
Văn Quang-Vài kỷ niệm với đạo diễn phim Chân Trời Tím vừa từ trần
Posted on August 5, 2012 by hoanglanchi
Văn Quang – Viết từ Sài Gòn, ngày 03.8.2012
Vài kỷ niệm với đạo diễn phim Chân Trời Tím vừa từ trần
Ông Lê Hoàng Hoa, đạo diễn phim Chân Trời Tím vừa tạ thế tại Sài Gòn đêm 30-7-2012, nơi đã làm nên tên tuổi ông, chứng tỏ tài nghệ vượt trội của ông từ ngày mới bước chân vào làng Điện Ảnh miền Nam VN. Trước hết, xin chia buồn cùng gia đình cố đạo diễn, cầu chúc linh hồn nghệ sĩ sớm tiêu diêu miền cực lạc.
Trong tôi có nhiều luyến tiếc và đáng tiếc, cũng như có khá nhiều kỷ niệm với anh Lê Hoàng Hoa. Để bạn đọc hiều rõ hơn về sự ra đi gần như quá đột ngột này, tôi xin tóm tắt nguyên văn (xin nhắc lại đúng nguyên văn) những hàng tin gần giống hệt nhau trên các báo ở VN trong mấy ngày qua:
“Đạo diễn “Ván bài lật ngửa” qua đời .
Lê Hoàng Hoa, một trong những đạo diễn nổi tiếng của điện ảnh miền Nam trước năm 1975 qua đời khuya 30/7 tại TP HCM, thọ 79 tuổi.
Cách đây khoảng một tuần, ông bị ngã và được đưa vào cấp cứu tại một bệnh viện. Nhưng sau đó bệnh diễn tiến nặng hơn, đánh gục vị đạo diễn tài hoa. Trước khi qua đời, ông ủy thác cho vài người bạn thân lo phần hậu sự khi ông nằm xuống. Được biết, vợ của đạo diễn Lê Hoàng Hoa hiện đang nằm viện ở Malaysia. Tang lễ của đạo diễn Lê Hoàng Hoa dự kiến được tổ chức tại Nhà tang lễ TP HCM.
Lễ nhập quan đạo diễn Lê Hoàng Hoa sẽ được tổ chức tại nhà tang lễ Bệnh viện An Bình (397 Trần Phú, quận 5) vào lúc 14h chiều 31/7. Lễ truy điệu đạo diễn Lê Hoàng Hoa sẽ được tổ chức lúc 7 giờ ngày 3/8 tại Nhà tang lễ Lê Quý Đôn và sẽ hỏa táng tại Nghĩa trang Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân.
Đạo diễn Lê Hoàng Hoa tên thật Đoàn Lê Hoa (còn có nghệ danh Khôi Nguyên), sinh năm 1933 tại Nha Trang.
Sau một thời gian dài sống ở Ba Lan, năm 2004, ông về thăm quê và ấp ủ nhiều dự định với điện ảnh. Một số phim nổi tiếng của ông trước 1975 có: Gác chuông nhà thờ, Điệu ru nước mắt, Vết thù trên lưng ngựa hoang… Và sau 1975 là: Ván bài lật ngửa, Đằng sau một số phận, Vĩnh biệt mùa hè, Tình nhỏ làm sao quên, Vĩnh biệt Cali, Lệnh truy nã, Tây Sơn hiệp khách…
Trong đó, Ván bài lật ngửa được xem là một trong những tác phẩm điện ảnh kinh điển của Việt Nam.”
Phim Chân Trời Tím… không có trong sự nghiệp của đạo diễn Lê Hoàng Hoa?
Như bạn đọc đã thấy, khi nhắc tới giai đoạn làm phim của ông trước năm 1975, hầu hết các báo lại dè dặt, không nhắc tới phim Chân Trời Tím. Không phải là người làm tin không biết đến phim này, nhưng vì một lý do nào đó, họ “không thể” nhắc đến. Có lẽ người làm tin cũng cảm thấy có một chút băn khoăn, nhưng… đành vậy thôi.
Tôi hiểu sự “tế nhị” đó và như thế tôi càng hiểu được vị trí của tác giả truyện dài Chân Trời Tím đã chuyển thể thành phim, hiện nay đứng ở cái thế chênh vênh nào. Tôi hoàn toàn không buồn , không lo ngại vì điều đó và thật ra còn thấy… hơi buồn cười và “thú vị” nữa là khác. Chắc bạn đọc ở nước ngoài dễ thông cảm điều đó với tôi. Cái gì người ta cố tình muốn mọi người quên thì người ta lại dễ nhớ. Cái gì muốn “khai tử” hay đúng hơn là “bức tử”, thì nó lại dễ trở thành bất tử. Cũng như có một thời người ta “cố tình khai tử” cái gọi là “nhạc vàng”, vậy mà nhạc vàng vẫn sống mãi trong lòng mọi người. Nói như thế tôi cố tình ví von phim CTT cũng có giá trị như những bản nhạc bất hủ, chỉ là cùng một trường hợp. Giá trị của tác phẩm chỉ ở trong lòng công chúng, không ai ép nó được.
Vì vậy tôi có bổn phận phải nhắc tới Chận Trời Tím, không phải vì tôi muốn tranh giành hay tự đánh bóng mình vì điều đó hoàn toàn không cần thiết. Hầu hết các nghệ sĩ và người dân, ai đã từng sống ở miền Nam VN trước năm 1975, ai đã từng xem phim, chắc chưa ai quên cái tên phim Chân Trời Tím gắn liền với tên đạo diễn Lê Hoàng Hoa. Tôi chỉ muốn nhắc đến một sự “chính danh”, nhất là cần một thông tin chân thật, ngoài ra không còn mục đích nào khác. Bởi thế tôi nêu ngay từ đầu tiêu đề bài này là “đạo diễn phim Chân Trời Tím vừa từ trần”.
Một điều khác cần nói, ngay cả cuốn phim “Ván bài lật ngửa”, cũng mang tên đạo diễn là Khôi Nguyên, chứ không phải Lê Hoàng Hoa. Vậy “chính danh” ở đây là gì? Lý do nào anh thay tên là chuyện khác, chỉ có anh mới biết.
Tuy nhiên vẫn có một vài bài lẻ tẻ nhắc tới một dòng về Chân Trời Tím khi viết theo nhật ký của anh Lê Hoàng Hoa. Gần đây trên báo Thanh Niên, trong mục “Điện ảnh Sài Gòn một thuở” lại viết một loạt bài về Đạo Diễn Lê Hoàng Hoa, khi ông còn khỏe mạnh. Chỉ chưa đầy một tuần sau, ông tạ thế. Có một “điềm gở báo trước” gì chăng? Bài này rất dài, hiện còn đang đăng tiếp theo.
Bài đầu tiên, theo nhật ký của người quá cố là những kỷ niệm về khi làm phim Chân Trời Tím. Xin trích nguyên văn một đoạn trong bài này:
- Trích bài “Chân trời tím và cuộc tình bất ngờ” của tác giả Giao Hưởng- Ngày 25/07/2012 trên nhật báo Thanh Niên:
“Chúng tôi đến thăm, được ông đưa mượn cuốn bút ký Những tháng ngày làm phim do ông viết chưa xuất bản, chỉ mới đăng một phần trên tạp chí Kịch Ảnh ấn hành bên Mỹ. Dựa vào nội dung bút ký trên, cũng như một số hồi ức do ông trực tiếp kể lại, chúng tôi trích lược dưới đây những nội dung liên quan đến hoạt động của điện ảnh Sài Gòn năm xưa. Mà trước nhất là chuyện làm phim Chân trời tím – bộ phim điển hình đánh dấu đỉnh cao trong hoạt động nghệ thuật của ông thời trước, cũng là bộ phim để lại kỷ niệm đậm đà về một cuộc tình bất ngờ đã đến với ông ngoài đời đúng vào ngày bấm máy…
Nhạc sĩ Phạm Đình Chương vào phim với Nửa hồn thương đau
Đó là ngày 11.12.1969 – ngày thu hình phân đoạn (sequence) đầu tiên của phim Chân trời tím tại khách sạn Continental với cảnh nhân vật chính là ca sĩ Liên (Kim Vui đóng) đang buồn thương rã rời khi biết tin người yêu mình bị đẩy ra tiền đồn xa xôi, khó mong ngày gặp lại nên đưa nỗi niềm vào tiếng hát. Để tìm bài hát thích hợp với tâm thái của Liên trong phân đoạn ấy, Lê Hoàng Hoa và Tổng giám đốc Liên Ảnh Công ty (đơn vị đầu tư sản xuất phim) là ông Quốc Phong (chủ nhiệm tạp chí Kịch Ảnh) cùng “đến phòng trà Đêm Màu Hồng gặp nhạc sĩ Phạm Đình Chương tức ca sĩ Hoài Bắc để nhờ sáng tác một bản nhạc riêng cho phim Chân trời tím. Đó là nhạc phẩm Nửa hồn thương đau” (Bút ký Những tháng ngày làm phim của Lê Hoàng Hoa). Như vậy, nhạc phẩm nổi tiếng ấy được Phạm Đình Chương viết cho phim Chân trời tím năm 40 tuổi (sau thời phải xót xa chia tay với vợ là ca sĩ Khánh Ngọc) và được phổ biến qua tiếng hát của em gái ruột Phạm Đình Chương là ca sĩ Thái Thanh (Phạm Thị Băng Thanh). Nơi quay phân đoạn trên là phòng ăn của khách sạn Continental do nhân viên phụ trách dàn dựng của đoàn phim khéo sửa thành một “phòng trà ca nhạc” để nhân vật Liên sẽ lên hát. Theo ý đạo diễn, để gây ấn tượng mạnh về nỗi cô đơn của Liên, không nên có mặt toàn ban nhạc đệm ở phía sau Liên mà chỉ có “một nhạc sĩ kéo violon đứng cạnh ca sĩ và thật dễ thương khi nhạc sĩ Phạm Đình Chương đồng ý với tôi là anh sẽ đảm nhận vai người kéo violon đó”. Ấn định sẽ bấm máy lúc 7 giờ tối hôm ấy…” – Ngưng trích
Tại sao tôi phải đi theo đoàn làm phim
Sau đó tác giả kể đến những chuyện “hậu trường” cùng với những chuyện tình của nhà đạo diễn đào hoa ấy. Theo nhận định riêng của tôi, dù phải loại bỏ bớt một số câu chữ, nhưng đoạn viết theo bút ký này có nhiều điều đứng đắn, chân thật. Tôi có thể xác nhận điều này vì tôi là người cũng có mặt trong suốt thời gian quay phim Chân trời tím ngay từ ngày đầu quay phim ở khách sạn Continental và cũng có mặt ở Đêm Màu Hồng khi thương thảo với anh Phạm Đình Chương soạn nhạc chính cho phim CTT.
Tôi đi theo đoàn làm phim vì hai lý do.
Thứ nhất anh Mai Thảo và tôi được anh Quốc Phong, Tổng giám đốc hãng phim Liên Ảnh nhờ chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết dày hơn 500 trang để quay phim. Chúng tôi viết “kịch bản đối thoại”, còn phần “kịch bản kỹ thuật”, tất nhiên do đạo diễn làm, nên cần thiết phải có sự phối hợp ăn ý.
Thứ hai, tôi được Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị đề nghị với Bộ Tổng Tham Mưu làm đại diện yểm trợ các phương tiện của quân đội cho đoàn làm phim đồng thời góp ý kiến về những cảnh quay có liên quan tới đời sống trong quân ngũ và chiến trường. Do đó ngoài nhiệm vụ làm ở phòng Báo Chí Quân Đội, tôi luôn đi theo đoàn làm phim này từ Saigon đến Nha Trang, Cam Ranh (xin nói rõ ở đoạn sau). Cho nên tôi muốn bổ sung ở đây vài chi tiết cùng vài kỷ niệm xưa với nhà đạo diễn quá cố Lê Hoàng Hoa.
Kỷ niệm thứ nhất: bê giường ca sĩ Minh Hiếu chạy mưa
Anh sinh năm 1933, cũng vừa đúng bằng tuổi tôi. Sau 6 năm du học ở Mỹ về điện ảnh tại thành phố Clarkesville bang Georgia (1952 – 1958), Lê Hoàng Hoa về nước năm 25 tuổi. Tôi quen anh như một chuyện tất nhiên như quen với nhiều anh em khác, không thể nhớ rõ vì sao và ở đâu. Có một kỷ niệm ban đầu giũa chúng tôi khá ngộ nghĩnh. Thời kỳ anh mới học ở Mỹ về, Mai Thảo, Hoài Bắc, Thanh Nam thường gọi đùa anh là Tony Hoa.
Một lần, khi tôi xuất bản truyện dài “Những lá thư màu xanh”, nhà xuất bản nhờ tôi đi tìm một tấm hình màu làm bìa sách. Gặp Nguyễn Mộng Hùng, (tức Hùng Sùi, cái nick name tôi đặt cho ông trong nhiều bài phóng sự, hiện nay ông ở San Jose), hồi đó ông Hùng mới là trung úy thuộc binh chủng nhảy dù. Ông Hùng nói biết nhà nữ ca sĩ Minh Hiếu. Năm đó Minh Hiếu mới ra hát, còn trẻ, mũm mĩm dễ… ghét lắm. Hùng Sùi nói “tao là fan số 1 của Minh Hiếu” và ông móc trong bóp ra một sợi tóc nói là tóc của nữ ca sĩ này, ông xin được, luôn để trong bóp. Thế là tôi và Lê Hoàng Hoa cùng Hùng Sùi hẹn đến nhà Minh Hiếu chụp ảnh in bìa sách. Hồi đó cô còn ở căn nhà bên đường xe lửa, dường như là đường xe lửa số 6, ở Phú Nhuận, cô ở trên lầu. Minh Hiếu trang điểm khá công phu, mặc bộ đồ ngủ rất đẹp, chuẩn bị sẵn một sấp thư. Tư thế chụp hình do Lê Hoàng Hoa sắp đặt:
MH nằm sấp trên giường đọc những lá thư rải rác quanh cô. Bất ngờ khi vừa chuẩn bị xong, trời đổ cơn mưa lớn. Nhà bị dột, giường Minh Hiếu nằm cũng tí tách những giọt mưa rớt xuống. Hùng sùi và Lê Hoàng Hoa cấp tốc bê chiếc giường sang gian bên cạnh, tiếp tục chụp ảnh. Hơn 10 tấm ảnh màu của Lê Hoàng Hoa ra đời từ đấy. Bìa sách “Những lá thư màu xanh”, chọn một tấm và cho xuất bản vào năm 1963. Tiếc rằng tôi không còn cuốn sách để gửi tác phẩm ảnh này của nhà đạo diễn đến bạn đọc. Kỷ niệm này, sau 40 năm, mỗi lần gặp nhau chúng tôi còn nhắc lại.
Phim Chân trời tím ra đời như thế nào
Trước hết, anh Quốc Phong thương lượng với tôi để làm thành một cuốn phim “đặc biệt”, thời đó kỹ thuật mới nhất của điện ảnh là cinemascope, màu technicolor… Chúng tôi nghĩ đến đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc, người ôm ấp rất nhiều ý tưởng “làm mới” theo điện ảnh nước ngoài. Gặp Hoàng Vĩnh Lộc, người cũng rất hào hứng sau khi đọc Chân Trời Tím, anh loay hoay viết tạm kịch bản và tìm diễn viên. Anh muốn có một khuôn mặt mới cho điện ảnh VN nên tìm được một anh sinh viên cao ráo, bảnh trai, hoạt bát, đóng vai Phi, vai chính trong phim, rồi đến một dàn nữ diễn viên như Kiều Chinh, Thanh Lan… Nhưng 7 ông chủ của hãng phim Liên Ảnh lại có nhiều bất đồng. Sau đó anh Quốc Phong đề nghị đạo diễn Lê Hoàng Hoa và 2 diễn viên nam nữ chính là Hùng Cường và Kim Vui. Chẳng biết ông Quốc Phong thuyết phục ra sao, tất cả 7 ông chủ hãng phim đều gật đầu.
Nhưng quả thật về Hùng Cường và Kim Vui, khiến tôi lo ngại.
Nữ tài tử Kim Vui rất hấp dẫn trong phim
Tin đó được tung ra, có nhiều dư luận bất lợi vì đố kỵ, ghen ghét, Hùng Cường đã bị một đám phá rối. Một ký giả hồi đó, tường thuật lại chuyện tai nghe mắt thấy, xin trích một đoạn ngắn:
Hùng Cường và Kim Vui bị phá rối
“…Một buổi nọ tại sàn quay của Liên Ảnh công ty, đạo diễn đang hướng dẫn Hùng Cường và Kim Vui về diễn xuất trước ống kính của máy quay phim, thì tại quán cà phê gần trước cửa phim trường, có mấy tay tài tử chuyên nghiệp thuộc dạng thường, chuyên đóng vai phụ, nếu nói theo cải lương thì kép nhì, kép ba. Mấy tay này dựng Honda, một tên đi vào phim trường coi tập dượt, còn mấy tên kia thì ngồi lại kêu cà phê uống ngồi chờ. Ðộ nửa giờ đồng hồ thì tên kia đi trở ra, mấy tên ngồi chờ chưa kịp hỏi thì anh ta phát tay lia lịa, miệng thì thốt lên: “Hôi mùi cải lương quá”! Ði ra lẹ lẹ không dám coi thêm… Thế là mấy tên cười rần lên như đang coi một màn hài hước.
Lúc đó cách một chiếc bàn, nghệ sĩ Năm Châu cũng đang ngồi uống cà phê, ông được Liên Ảnh mời đến xem Hùng Cường đóng phim, lại gặp người mà trước đây từng quen biết trong lúc chuyển âm phim, nên ngồi trò chuyện. Khi nghe mấy tên này nói như vậy, ông lên tiếng :“Mùi hôi cải lương như thế nào vậy? Mấy chú nói rõ lên đi”.
Gặp phải một nghệ sĩ kỳ cựu của cải lương có máu mặt, mấy tên du đãng lên Honda dông mất. Và sau việc Hùng Cường bị châm chích thì người ta tự hỏi, phải chăng nghệ thuật điện ảnh chỉ dành riêng cho một số người mà thôi, những ai đang làm nghề nghiệp khác nếu bước vào thì cũng bị “tai họa” như Hùng Cường!”
Bất ngờ lớn nhất của tôi
Thật ra tôi cũng bị ám ảnh bởi cái tên Hùng Cường trên các sân khấu cải lương và Kim Vui gần như chưa tạo được tên tuổi gì trong làng ca nhạc chứ chưa nói tới điện ảnh. Nhưng tôi đã lầm. Khi xem Kim Vui diễn xuất lần đầu tiên với Hùng Cường dưới bàn tay “phù thủy” Lê Hoàng Hoa, tôi thầm thán phục tài năng của bộ ba này. Họ đóng phim rất tự nhiên, thuần thục. Nói như anh Mai Thảo dặn dò Hùng Cường: “Đóng phim là không đóng gì cả”.
Hùng Cường bảnh trai không kém tài tử ciné vào thập niên 60-70.
Hùng Cường lột bỏ ngay được bộ mặt thường có trên sân khấu, anh vào vai diễn bình thường, giản dị như một anh hạ sĩ quan thật ngoài đời. Kim Vui vào vai cô vũ nữ đang yêu tận tình, dịu dàng, chung thủy nhưng khi cần tàn nhẫn lại rất “kinh khủng”. Cả hai như có tài năng thiên phú hay “gien” di truyền. Anh Quốc Phong quá hài lòng vì sự lựa chọn của mình, tuyệt đối tin tưởng vào bộ ba này. Một tờ báo đã viết:
“Trường hợp Liên Ảnh công ty đã dẹp bỏ mọi dư luận, mọi thành kiến và cả sự công kích của một số người. Ông giám đốc Quốc Phong được coi như là người làm thương mại, ông đã nhắm vào con số đông đảo khán giả cải lương, nên đã mời Hùng Cường cộng tác và phim đã thành công như nhiều người biết.
Quả đúng như vậy khi phim Chân Trời Tím được trình chiếu chẳng những thành công về tài chánh, mà còn đoạt giải Văn Học Nghệ Thuật năm 1971. Chưa dừng lại ở đó, Chân Trời Tím lại còn được chiếu tại Lào và Pháp. Đó là lần đầu tiên một cuốn phim Việt Nam phụ đề Pháp ngữ mang tên Lhorizon Pourpre được gởi đi trình chiếu tại Ðại Hội Ðiện Ảnh tổ chức ở Dianard, Anh Quốc.”
Hùng Cường đi mua “lon hạ sĩ”
Cũng trong ngày đầu quay phim, Hùng Cường chạy đến ghé tai tôi hỏi nhỏ: “Anh ơi cái lon hạ sĩ thế nào, em chưa có”. Chết thật, Hùng Cường đóng vai chính là hạ Sĩ tên Phi trong phim, vậy mà không ai ngờ anh chưa biết cái lon hạ sĩ ra sao, đeo ở đâu. Tôi bèn lôi ngay Hùng Cường ra xe, chở đến tiệm An Thành trước cửa chợ Bến Thành, mua một cặp “lon hạ sĩ” và đeo giùm lên tay áo. Trẻ con, người lớn, nhất là phụ nữ kéo đến xem nghệ sĩ Hùng Cường, cứ nháo nhác hỏi nhau “anh ấy vào lính khi nào vậy” rồi chỉ trỏ lung tung, chả ai thèm nhìn tôi cả. Cái “lon” ấy Hùng Cường đeo gần hết cuốn phim.
Năm 1996 Hùng Cường mất tại Mỹ, nhưng vẫn còn mãi mãi một giọng ca vàng sân khấu cải lương, một tiếng hát nồng ấm mạnh mẽ trên sân khấu ca nhạc cùng Mai Lệ Huyền và một diễn viên điện ảnh xuất chúng. Hùng Cường đã ra đi vĩnh viễn để lại đàng sau người con nam ca sĩ cũng nổi tiếng trong nhiều năm qua là Quang Bình và một đạo diễn nổi tiếng không kém đó là Quang Đại.
Kim Vui có thân hình tuyệt đẹp
Nhà văn và cũng là nhà phê bình Hồ Trường An đã diễn tả vẻ đẹp của Kim Vui trong bài “Theo Chân Những Tiếng Hát” trên báo Tổ Hợp Miền Đông Hoa Kỳ xb 1998:
“Kim Vui mặc áo dài thì áo dài phải mang ơn chị, vì nhờ chị mà áo mới đạt được cái đẹp trong công việc bợ ngực bó eo người mặc. Cái eo của chị thon, lưng chị dài, đùi chị cũng dài, ngực và mông chị đều cao và lồng lộng nét tròn mê hoặc. Chị mặc áo đầm hở vai, và mang găng tay kéo lên khuỷu tay, áo và găng đều bằng nhung đỏ hay nhung đen thì quá choáng lộn, quá bốc lửa như Rita Hayworth trong phim Gilda. Kim Vui cuốn tóc từng lọn boucles anglaises thì đẹp và sang như bà hoàng. Rất tiếc, khán thích giả thích xem nhan sắc của chị lúc chị hát chứ không kể số gì tới giọng hát có căn bản của chị.
Về phim ảnh, Kim Vui đóng ba phim như Chân Trời Tím, Thương Hận, và Cúi Mặt. Chính nhờ vai Liên trong Chân Trời Tím, chị đoạt giải Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc. Trong phim nầy, chị có dịp mặc áo tắm và có dịp khỏa thân trước giá vẽ của nhân vật họa sĩ để phô bày đường cong nét lượn tuyệt mỹ trên thân thể chị. Hùng Cường, bạn đồng diễn của chị trong phim Chân Trời Tím có lần tuyên bố với báo chí rằng về điện ảnh, Kim Vui là bạn đồng diễn lý tưởng nhất của anh.
Ngoài tài năng nghệ thuật trình diễn đa diện, Kim Vui còn biết vẽ tranh sơn dầu”…
Những diễn viên đã có mặt trong CTT
Thật ra phim Chân trời tím còn có một số tài tử, danh ca khác cùng tham gia diễn xuất, tôi không nhớ hết, xin tạm kể: Diễn viên trong phim gồm: Hùng Cường vai Phi, Kim Vui vai Liên, Thanh Lan và Mộng Tuyền trong vai hai cô con gái của trung tá Lạc, Ánh Nga vai Loan, Bảo Ân vai Điền, Ngọc Đức vai Paul, Ngọc Phu vai đại úy Minh, Hà Huyền Chi, Khả Năng dù đóng phim lần đầu song cũng rất “ngầu” trong vai quân nhân bảo vệ tiền đồn… Và hơn 200 diễn viên quân đội. Bộ phim này đoạt ba giải vàng về Văn học nghệ thuật trước năm 1975…”
Nữ danh ca Mộng Tuyền cũng đảm nhận một vai trong phim CTT
Những đơn vị đã yểm trợ và đóng phim
Theo chỉ thị của Bộ Tổng Tham Mưu, một buổi họp tại Bộ Tư Lệnh Biệt Kích tại Nha Trang được tổ chức. Tham dự gồm có cái vị đại diện có thẩm quyền tại Bộ Tư Lệnh Biệt Kích, Bộ TL KQ tại Nha Trang, Trường Biệt Kích – Động Bà Thìn (Cam Ranh), Trường Hạ Sĩ quan Đồng Đế, Bộ TL Hải Quân, Tiểu Khu Nha Trang… Ông Quốc Phong đại diện hãng phim và tôi là đại diện của Bộ TTM thuyết trình về cuốn phim và nhu cầu yểm trợ. Buổi họp được các vị tư lệnh các binh chủng có mặt thảo luận sôi nổi và rất tích cực giúp mọi phương tiện cho cuốn phim.
Trường BK có một tiểu đoàn đóng vai “địch tấn công đồn”. Một tiểu đoàn của Trường HSQ Đồng Đế làm đơn vị đồn trú bị tấn công được không quân yểm trợ, sau đó là pháo binh, thiết giáp. Vũ khí địch được điều động từ Phòng 4 Bộ TTM ra.
Tiền đồn Suối Dầu (gần Nha Trang) đã hư hỏng nên được lệnh xây dựng một đồn khác. Chúng tôi đã xin cho dời lại ngày phá đồn để quay phim. Cảnh không quân giải vây, dội bom, bắn đạn xối xả xuống khu quanh đồn và phá hủy tiền đồn là cảnh quay thật. Thiết giáp cũng tha hồ nhả đạn. Cảnh này được một sĩ quan không quân và đại tá tư lệnh BCH Biệt Kích chỉ huy. Lê Hoàng Hoa ở bên cạnh làm công việc chuyên môn rất thành công, không một sơ sót nào xảy ra nên không có tai nạn như chúng tôi lo ngại.
Kỷ niệm và những điều về thực hiện phim Chân trời tím với Lê Hoàng Hoa còn rất nhiều. Tiếc rằng tôi không thể viết hết và trí nhớ ở cái tuổi tôi có lẽ cũng không còn được minh mẫn nữa.
Lê Hoàng Hoa, Ng Quốc Thái, Họa sĩ Đinh Cường và Văn Quang lần gặp nhau vào năm 2001 tại Sài Gòn.
Sau này, có thể kể là những năm sau 2.000, Lê Hoàng Hoa từ Ba Lan về gặp lại chúng tôi vài lần. Vẫn thắm đượm tình anh em. Tuy nhiên tôi cũng thấy được Lê Hoàng Hoa có một chút “mặc cảm” với chúng tôi, có lẽ vì anh đã làm phim CTT rồi sau đó lại làm những phim khác hẳn với CTT… Tôi cũng xác nhận sau năm 1975, Lê Hoàng Hoa làm nhiều phim, trong đó phim Ván Bài Lật Ngửa (với tên đạo diễn Khôi Nguyên) là nổi tiếng hơn cả. Nhưng đó là chuyện của những năm sau 1975. Tuy nhiên chúng tôi đều cố tránh nhắc đến chuyện đó, đôi khi con người có những nghịch cảnh oái oăm, khó nói thành lời.
Xin mượn bài viết này vĩnh biệt Lê Hoàng Hoa, nhà đạo diễn tài ba và cũng đào hoa hạng nhất VN qua nhiều thời kỳ. Hôm nay cũng là ngày đưa anh tới nơi an nghỉ cuối cùng.
Văn Quang
Posted on August 5, 2012 by hoanglanchi
Văn Quang – Viết từ Sài Gòn, ngày 03.8.2012
Vài kỷ niệm với đạo diễn phim Chân Trời Tím vừa từ trần
Ông Lê Hoàng Hoa, đạo diễn phim Chân Trời Tím vừa tạ thế tại Sài Gòn đêm 30-7-2012, nơi đã làm nên tên tuổi ông, chứng tỏ tài nghệ vượt trội của ông từ ngày mới bước chân vào làng Điện Ảnh miền Nam VN. Trước hết, xin chia buồn cùng gia đình cố đạo diễn, cầu chúc linh hồn nghệ sĩ sớm tiêu diêu miền cực lạc.
Trong tôi có nhiều luyến tiếc và đáng tiếc, cũng như có khá nhiều kỷ niệm với anh Lê Hoàng Hoa. Để bạn đọc hiều rõ hơn về sự ra đi gần như quá đột ngột này, tôi xin tóm tắt nguyên văn (xin nhắc lại đúng nguyên văn) những hàng tin gần giống hệt nhau trên các báo ở VN trong mấy ngày qua:
“Đạo diễn “Ván bài lật ngửa” qua đời .
Lê Hoàng Hoa, một trong những đạo diễn nổi tiếng của điện ảnh miền Nam trước năm 1975 qua đời khuya 30/7 tại TP HCM, thọ 79 tuổi.
Cách đây khoảng một tuần, ông bị ngã và được đưa vào cấp cứu tại một bệnh viện. Nhưng sau đó bệnh diễn tiến nặng hơn, đánh gục vị đạo diễn tài hoa. Trước khi qua đời, ông ủy thác cho vài người bạn thân lo phần hậu sự khi ông nằm xuống. Được biết, vợ của đạo diễn Lê Hoàng Hoa hiện đang nằm viện ở Malaysia. Tang lễ của đạo diễn Lê Hoàng Hoa dự kiến được tổ chức tại Nhà tang lễ TP HCM.
Lễ nhập quan đạo diễn Lê Hoàng Hoa sẽ được tổ chức tại nhà tang lễ Bệnh viện An Bình (397 Trần Phú, quận 5) vào lúc 14h chiều 31/7. Lễ truy điệu đạo diễn Lê Hoàng Hoa sẽ được tổ chức lúc 7 giờ ngày 3/8 tại Nhà tang lễ Lê Quý Đôn và sẽ hỏa táng tại Nghĩa trang Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân.
Đạo diễn Lê Hoàng Hoa tên thật Đoàn Lê Hoa (còn có nghệ danh Khôi Nguyên), sinh năm 1933 tại Nha Trang.
Sau một thời gian dài sống ở Ba Lan, năm 2004, ông về thăm quê và ấp ủ nhiều dự định với điện ảnh. Một số phim nổi tiếng của ông trước 1975 có: Gác chuông nhà thờ, Điệu ru nước mắt, Vết thù trên lưng ngựa hoang… Và sau 1975 là: Ván bài lật ngửa, Đằng sau một số phận, Vĩnh biệt mùa hè, Tình nhỏ làm sao quên, Vĩnh biệt Cali, Lệnh truy nã, Tây Sơn hiệp khách…
Trong đó, Ván bài lật ngửa được xem là một trong những tác phẩm điện ảnh kinh điển của Việt Nam.”
Phim Chân Trời Tím… không có trong sự nghiệp của đạo diễn Lê Hoàng Hoa?
Như bạn đọc đã thấy, khi nhắc tới giai đoạn làm phim của ông trước năm 1975, hầu hết các báo lại dè dặt, không nhắc tới phim Chân Trời Tím. Không phải là người làm tin không biết đến phim này, nhưng vì một lý do nào đó, họ “không thể” nhắc đến. Có lẽ người làm tin cũng cảm thấy có một chút băn khoăn, nhưng… đành vậy thôi.
Tôi hiểu sự “tế nhị” đó và như thế tôi càng hiểu được vị trí của tác giả truyện dài Chân Trời Tím đã chuyển thể thành phim, hiện nay đứng ở cái thế chênh vênh nào. Tôi hoàn toàn không buồn , không lo ngại vì điều đó và thật ra còn thấy… hơi buồn cười và “thú vị” nữa là khác. Chắc bạn đọc ở nước ngoài dễ thông cảm điều đó với tôi. Cái gì người ta cố tình muốn mọi người quên thì người ta lại dễ nhớ. Cái gì muốn “khai tử” hay đúng hơn là “bức tử”, thì nó lại dễ trở thành bất tử. Cũng như có một thời người ta “cố tình khai tử” cái gọi là “nhạc vàng”, vậy mà nhạc vàng vẫn sống mãi trong lòng mọi người. Nói như thế tôi cố tình ví von phim CTT cũng có giá trị như những bản nhạc bất hủ, chỉ là cùng một trường hợp. Giá trị của tác phẩm chỉ ở trong lòng công chúng, không ai ép nó được.
Vì vậy tôi có bổn phận phải nhắc tới Chận Trời Tím, không phải vì tôi muốn tranh giành hay tự đánh bóng mình vì điều đó hoàn toàn không cần thiết. Hầu hết các nghệ sĩ và người dân, ai đã từng sống ở miền Nam VN trước năm 1975, ai đã từng xem phim, chắc chưa ai quên cái tên phim Chân Trời Tím gắn liền với tên đạo diễn Lê Hoàng Hoa. Tôi chỉ muốn nhắc đến một sự “chính danh”, nhất là cần một thông tin chân thật, ngoài ra không còn mục đích nào khác. Bởi thế tôi nêu ngay từ đầu tiêu đề bài này là “đạo diễn phim Chân Trời Tím vừa từ trần”.
Một điều khác cần nói, ngay cả cuốn phim “Ván bài lật ngửa”, cũng mang tên đạo diễn là Khôi Nguyên, chứ không phải Lê Hoàng Hoa. Vậy “chính danh” ở đây là gì? Lý do nào anh thay tên là chuyện khác, chỉ có anh mới biết.
Tuy nhiên vẫn có một vài bài lẻ tẻ nhắc tới một dòng về Chân Trời Tím khi viết theo nhật ký của anh Lê Hoàng Hoa. Gần đây trên báo Thanh Niên, trong mục “Điện ảnh Sài Gòn một thuở” lại viết một loạt bài về Đạo Diễn Lê Hoàng Hoa, khi ông còn khỏe mạnh. Chỉ chưa đầy một tuần sau, ông tạ thế. Có một “điềm gở báo trước” gì chăng? Bài này rất dài, hiện còn đang đăng tiếp theo.
Bài đầu tiên, theo nhật ký của người quá cố là những kỷ niệm về khi làm phim Chân Trời Tím. Xin trích nguyên văn một đoạn trong bài này:
- Trích bài “Chân trời tím và cuộc tình bất ngờ” của tác giả Giao Hưởng- Ngày 25/07/2012 trên nhật báo Thanh Niên:
“Chúng tôi đến thăm, được ông đưa mượn cuốn bút ký Những tháng ngày làm phim do ông viết chưa xuất bản, chỉ mới đăng một phần trên tạp chí Kịch Ảnh ấn hành bên Mỹ. Dựa vào nội dung bút ký trên, cũng như một số hồi ức do ông trực tiếp kể lại, chúng tôi trích lược dưới đây những nội dung liên quan đến hoạt động của điện ảnh Sài Gòn năm xưa. Mà trước nhất là chuyện làm phim Chân trời tím – bộ phim điển hình đánh dấu đỉnh cao trong hoạt động nghệ thuật của ông thời trước, cũng là bộ phim để lại kỷ niệm đậm đà về một cuộc tình bất ngờ đã đến với ông ngoài đời đúng vào ngày bấm máy…
Nhạc sĩ Phạm Đình Chương vào phim với Nửa hồn thương đau
Đó là ngày 11.12.1969 – ngày thu hình phân đoạn (sequence) đầu tiên của phim Chân trời tím tại khách sạn Continental với cảnh nhân vật chính là ca sĩ Liên (Kim Vui đóng) đang buồn thương rã rời khi biết tin người yêu mình bị đẩy ra tiền đồn xa xôi, khó mong ngày gặp lại nên đưa nỗi niềm vào tiếng hát. Để tìm bài hát thích hợp với tâm thái của Liên trong phân đoạn ấy, Lê Hoàng Hoa và Tổng giám đốc Liên Ảnh Công ty (đơn vị đầu tư sản xuất phim) là ông Quốc Phong (chủ nhiệm tạp chí Kịch Ảnh) cùng “đến phòng trà Đêm Màu Hồng gặp nhạc sĩ Phạm Đình Chương tức ca sĩ Hoài Bắc để nhờ sáng tác một bản nhạc riêng cho phim Chân trời tím. Đó là nhạc phẩm Nửa hồn thương đau” (Bút ký Những tháng ngày làm phim của Lê Hoàng Hoa). Như vậy, nhạc phẩm nổi tiếng ấy được Phạm Đình Chương viết cho phim Chân trời tím năm 40 tuổi (sau thời phải xót xa chia tay với vợ là ca sĩ Khánh Ngọc) và được phổ biến qua tiếng hát của em gái ruột Phạm Đình Chương là ca sĩ Thái Thanh (Phạm Thị Băng Thanh). Nơi quay phân đoạn trên là phòng ăn của khách sạn Continental do nhân viên phụ trách dàn dựng của đoàn phim khéo sửa thành một “phòng trà ca nhạc” để nhân vật Liên sẽ lên hát. Theo ý đạo diễn, để gây ấn tượng mạnh về nỗi cô đơn của Liên, không nên có mặt toàn ban nhạc đệm ở phía sau Liên mà chỉ có “một nhạc sĩ kéo violon đứng cạnh ca sĩ và thật dễ thương khi nhạc sĩ Phạm Đình Chương đồng ý với tôi là anh sẽ đảm nhận vai người kéo violon đó”. Ấn định sẽ bấm máy lúc 7 giờ tối hôm ấy…” – Ngưng trích
Tại sao tôi phải đi theo đoàn làm phim
Sau đó tác giả kể đến những chuyện “hậu trường” cùng với những chuyện tình của nhà đạo diễn đào hoa ấy. Theo nhận định riêng của tôi, dù phải loại bỏ bớt một số câu chữ, nhưng đoạn viết theo bút ký này có nhiều điều đứng đắn, chân thật. Tôi có thể xác nhận điều này vì tôi là người cũng có mặt trong suốt thời gian quay phim Chân trời tím ngay từ ngày đầu quay phim ở khách sạn Continental và cũng có mặt ở Đêm Màu Hồng khi thương thảo với anh Phạm Đình Chương soạn nhạc chính cho phim CTT.
Tôi đi theo đoàn làm phim vì hai lý do.
Thứ nhất anh Mai Thảo và tôi được anh Quốc Phong, Tổng giám đốc hãng phim Liên Ảnh nhờ chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết dày hơn 500 trang để quay phim. Chúng tôi viết “kịch bản đối thoại”, còn phần “kịch bản kỹ thuật”, tất nhiên do đạo diễn làm, nên cần thiết phải có sự phối hợp ăn ý.
Thứ hai, tôi được Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị đề nghị với Bộ Tổng Tham Mưu làm đại diện yểm trợ các phương tiện của quân đội cho đoàn làm phim đồng thời góp ý kiến về những cảnh quay có liên quan tới đời sống trong quân ngũ và chiến trường. Do đó ngoài nhiệm vụ làm ở phòng Báo Chí Quân Đội, tôi luôn đi theo đoàn làm phim này từ Saigon đến Nha Trang, Cam Ranh (xin nói rõ ở đoạn sau). Cho nên tôi muốn bổ sung ở đây vài chi tiết cùng vài kỷ niệm xưa với nhà đạo diễn quá cố Lê Hoàng Hoa.
Kỷ niệm thứ nhất: bê giường ca sĩ Minh Hiếu chạy mưa
Anh sinh năm 1933, cũng vừa đúng bằng tuổi tôi. Sau 6 năm du học ở Mỹ về điện ảnh tại thành phố Clarkesville bang Georgia (1952 – 1958), Lê Hoàng Hoa về nước năm 25 tuổi. Tôi quen anh như một chuyện tất nhiên như quen với nhiều anh em khác, không thể nhớ rõ vì sao và ở đâu. Có một kỷ niệm ban đầu giũa chúng tôi khá ngộ nghĩnh. Thời kỳ anh mới học ở Mỹ về, Mai Thảo, Hoài Bắc, Thanh Nam thường gọi đùa anh là Tony Hoa.
Một lần, khi tôi xuất bản truyện dài “Những lá thư màu xanh”, nhà xuất bản nhờ tôi đi tìm một tấm hình màu làm bìa sách. Gặp Nguyễn Mộng Hùng, (tức Hùng Sùi, cái nick name tôi đặt cho ông trong nhiều bài phóng sự, hiện nay ông ở San Jose), hồi đó ông Hùng mới là trung úy thuộc binh chủng nhảy dù. Ông Hùng nói biết nhà nữ ca sĩ Minh Hiếu. Năm đó Minh Hiếu mới ra hát, còn trẻ, mũm mĩm dễ… ghét lắm. Hùng Sùi nói “tao là fan số 1 của Minh Hiếu” và ông móc trong bóp ra một sợi tóc nói là tóc của nữ ca sĩ này, ông xin được, luôn để trong bóp. Thế là tôi và Lê Hoàng Hoa cùng Hùng Sùi hẹn đến nhà Minh Hiếu chụp ảnh in bìa sách. Hồi đó cô còn ở căn nhà bên đường xe lửa, dường như là đường xe lửa số 6, ở Phú Nhuận, cô ở trên lầu. Minh Hiếu trang điểm khá công phu, mặc bộ đồ ngủ rất đẹp, chuẩn bị sẵn một sấp thư. Tư thế chụp hình do Lê Hoàng Hoa sắp đặt:
MH nằm sấp trên giường đọc những lá thư rải rác quanh cô. Bất ngờ khi vừa chuẩn bị xong, trời đổ cơn mưa lớn. Nhà bị dột, giường Minh Hiếu nằm cũng tí tách những giọt mưa rớt xuống. Hùng sùi và Lê Hoàng Hoa cấp tốc bê chiếc giường sang gian bên cạnh, tiếp tục chụp ảnh. Hơn 10 tấm ảnh màu của Lê Hoàng Hoa ra đời từ đấy. Bìa sách “Những lá thư màu xanh”, chọn một tấm và cho xuất bản vào năm 1963. Tiếc rằng tôi không còn cuốn sách để gửi tác phẩm ảnh này của nhà đạo diễn đến bạn đọc. Kỷ niệm này, sau 40 năm, mỗi lần gặp nhau chúng tôi còn nhắc lại.
Phim Chân trời tím ra đời như thế nào
Trước hết, anh Quốc Phong thương lượng với tôi để làm thành một cuốn phim “đặc biệt”, thời đó kỹ thuật mới nhất của điện ảnh là cinemascope, màu technicolor… Chúng tôi nghĩ đến đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc, người ôm ấp rất nhiều ý tưởng “làm mới” theo điện ảnh nước ngoài. Gặp Hoàng Vĩnh Lộc, người cũng rất hào hứng sau khi đọc Chân Trời Tím, anh loay hoay viết tạm kịch bản và tìm diễn viên. Anh muốn có một khuôn mặt mới cho điện ảnh VN nên tìm được một anh sinh viên cao ráo, bảnh trai, hoạt bát, đóng vai Phi, vai chính trong phim, rồi đến một dàn nữ diễn viên như Kiều Chinh, Thanh Lan… Nhưng 7 ông chủ của hãng phim Liên Ảnh lại có nhiều bất đồng. Sau đó anh Quốc Phong đề nghị đạo diễn Lê Hoàng Hoa và 2 diễn viên nam nữ chính là Hùng Cường và Kim Vui. Chẳng biết ông Quốc Phong thuyết phục ra sao, tất cả 7 ông chủ hãng phim đều gật đầu.
Nhưng quả thật về Hùng Cường và Kim Vui, khiến tôi lo ngại.
Nữ tài tử Kim Vui rất hấp dẫn trong phim
Tin đó được tung ra, có nhiều dư luận bất lợi vì đố kỵ, ghen ghét, Hùng Cường đã bị một đám phá rối. Một ký giả hồi đó, tường thuật lại chuyện tai nghe mắt thấy, xin trích một đoạn ngắn:
Hùng Cường và Kim Vui bị phá rối
“…Một buổi nọ tại sàn quay của Liên Ảnh công ty, đạo diễn đang hướng dẫn Hùng Cường và Kim Vui về diễn xuất trước ống kính của máy quay phim, thì tại quán cà phê gần trước cửa phim trường, có mấy tay tài tử chuyên nghiệp thuộc dạng thường, chuyên đóng vai phụ, nếu nói theo cải lương thì kép nhì, kép ba. Mấy tay này dựng Honda, một tên đi vào phim trường coi tập dượt, còn mấy tên kia thì ngồi lại kêu cà phê uống ngồi chờ. Ðộ nửa giờ đồng hồ thì tên kia đi trở ra, mấy tên ngồi chờ chưa kịp hỏi thì anh ta phát tay lia lịa, miệng thì thốt lên: “Hôi mùi cải lương quá”! Ði ra lẹ lẹ không dám coi thêm… Thế là mấy tên cười rần lên như đang coi một màn hài hước.
Lúc đó cách một chiếc bàn, nghệ sĩ Năm Châu cũng đang ngồi uống cà phê, ông được Liên Ảnh mời đến xem Hùng Cường đóng phim, lại gặp người mà trước đây từng quen biết trong lúc chuyển âm phim, nên ngồi trò chuyện. Khi nghe mấy tên này nói như vậy, ông lên tiếng :“Mùi hôi cải lương như thế nào vậy? Mấy chú nói rõ lên đi”.
Gặp phải một nghệ sĩ kỳ cựu của cải lương có máu mặt, mấy tên du đãng lên Honda dông mất. Và sau việc Hùng Cường bị châm chích thì người ta tự hỏi, phải chăng nghệ thuật điện ảnh chỉ dành riêng cho một số người mà thôi, những ai đang làm nghề nghiệp khác nếu bước vào thì cũng bị “tai họa” như Hùng Cường!”
Bất ngờ lớn nhất của tôi
Thật ra tôi cũng bị ám ảnh bởi cái tên Hùng Cường trên các sân khấu cải lương và Kim Vui gần như chưa tạo được tên tuổi gì trong làng ca nhạc chứ chưa nói tới điện ảnh. Nhưng tôi đã lầm. Khi xem Kim Vui diễn xuất lần đầu tiên với Hùng Cường dưới bàn tay “phù thủy” Lê Hoàng Hoa, tôi thầm thán phục tài năng của bộ ba này. Họ đóng phim rất tự nhiên, thuần thục. Nói như anh Mai Thảo dặn dò Hùng Cường: “Đóng phim là không đóng gì cả”.
Hùng Cường bảnh trai không kém tài tử ciné vào thập niên 60-70.
Hùng Cường lột bỏ ngay được bộ mặt thường có trên sân khấu, anh vào vai diễn bình thường, giản dị như một anh hạ sĩ quan thật ngoài đời. Kim Vui vào vai cô vũ nữ đang yêu tận tình, dịu dàng, chung thủy nhưng khi cần tàn nhẫn lại rất “kinh khủng”. Cả hai như có tài năng thiên phú hay “gien” di truyền. Anh Quốc Phong quá hài lòng vì sự lựa chọn của mình, tuyệt đối tin tưởng vào bộ ba này. Một tờ báo đã viết:
“Trường hợp Liên Ảnh công ty đã dẹp bỏ mọi dư luận, mọi thành kiến và cả sự công kích của một số người. Ông giám đốc Quốc Phong được coi như là người làm thương mại, ông đã nhắm vào con số đông đảo khán giả cải lương, nên đã mời Hùng Cường cộng tác và phim đã thành công như nhiều người biết.
Quả đúng như vậy khi phim Chân Trời Tím được trình chiếu chẳng những thành công về tài chánh, mà còn đoạt giải Văn Học Nghệ Thuật năm 1971. Chưa dừng lại ở đó, Chân Trời Tím lại còn được chiếu tại Lào và Pháp. Đó là lần đầu tiên một cuốn phim Việt Nam phụ đề Pháp ngữ mang tên Lhorizon Pourpre được gởi đi trình chiếu tại Ðại Hội Ðiện Ảnh tổ chức ở Dianard, Anh Quốc.”
Hùng Cường đi mua “lon hạ sĩ”
Cũng trong ngày đầu quay phim, Hùng Cường chạy đến ghé tai tôi hỏi nhỏ: “Anh ơi cái lon hạ sĩ thế nào, em chưa có”. Chết thật, Hùng Cường đóng vai chính là hạ Sĩ tên Phi trong phim, vậy mà không ai ngờ anh chưa biết cái lon hạ sĩ ra sao, đeo ở đâu. Tôi bèn lôi ngay Hùng Cường ra xe, chở đến tiệm An Thành trước cửa chợ Bến Thành, mua một cặp “lon hạ sĩ” và đeo giùm lên tay áo. Trẻ con, người lớn, nhất là phụ nữ kéo đến xem nghệ sĩ Hùng Cường, cứ nháo nhác hỏi nhau “anh ấy vào lính khi nào vậy” rồi chỉ trỏ lung tung, chả ai thèm nhìn tôi cả. Cái “lon” ấy Hùng Cường đeo gần hết cuốn phim.
Năm 1996 Hùng Cường mất tại Mỹ, nhưng vẫn còn mãi mãi một giọng ca vàng sân khấu cải lương, một tiếng hát nồng ấm mạnh mẽ trên sân khấu ca nhạc cùng Mai Lệ Huyền và một diễn viên điện ảnh xuất chúng. Hùng Cường đã ra đi vĩnh viễn để lại đàng sau người con nam ca sĩ cũng nổi tiếng trong nhiều năm qua là Quang Bình và một đạo diễn nổi tiếng không kém đó là Quang Đại.
Kim Vui có thân hình tuyệt đẹp
Nhà văn và cũng là nhà phê bình Hồ Trường An đã diễn tả vẻ đẹp của Kim Vui trong bài “Theo Chân Những Tiếng Hát” trên báo Tổ Hợp Miền Đông Hoa Kỳ xb 1998:
“Kim Vui mặc áo dài thì áo dài phải mang ơn chị, vì nhờ chị mà áo mới đạt được cái đẹp trong công việc bợ ngực bó eo người mặc. Cái eo của chị thon, lưng chị dài, đùi chị cũng dài, ngực và mông chị đều cao và lồng lộng nét tròn mê hoặc. Chị mặc áo đầm hở vai, và mang găng tay kéo lên khuỷu tay, áo và găng đều bằng nhung đỏ hay nhung đen thì quá choáng lộn, quá bốc lửa như Rita Hayworth trong phim Gilda. Kim Vui cuốn tóc từng lọn boucles anglaises thì đẹp và sang như bà hoàng. Rất tiếc, khán thích giả thích xem nhan sắc của chị lúc chị hát chứ không kể số gì tới giọng hát có căn bản của chị.
Về phim ảnh, Kim Vui đóng ba phim như Chân Trời Tím, Thương Hận, và Cúi Mặt. Chính nhờ vai Liên trong Chân Trời Tím, chị đoạt giải Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc. Trong phim nầy, chị có dịp mặc áo tắm và có dịp khỏa thân trước giá vẽ của nhân vật họa sĩ để phô bày đường cong nét lượn tuyệt mỹ trên thân thể chị. Hùng Cường, bạn đồng diễn của chị trong phim Chân Trời Tím có lần tuyên bố với báo chí rằng về điện ảnh, Kim Vui là bạn đồng diễn lý tưởng nhất của anh.
Ngoài tài năng nghệ thuật trình diễn đa diện, Kim Vui còn biết vẽ tranh sơn dầu”…
Những diễn viên đã có mặt trong CTT
Thật ra phim Chân trời tím còn có một số tài tử, danh ca khác cùng tham gia diễn xuất, tôi không nhớ hết, xin tạm kể: Diễn viên trong phim gồm: Hùng Cường vai Phi, Kim Vui vai Liên, Thanh Lan và Mộng Tuyền trong vai hai cô con gái của trung tá Lạc, Ánh Nga vai Loan, Bảo Ân vai Điền, Ngọc Đức vai Paul, Ngọc Phu vai đại úy Minh, Hà Huyền Chi, Khả Năng dù đóng phim lần đầu song cũng rất “ngầu” trong vai quân nhân bảo vệ tiền đồn… Và hơn 200 diễn viên quân đội. Bộ phim này đoạt ba giải vàng về Văn học nghệ thuật trước năm 1975…”
Nữ danh ca Mộng Tuyền cũng đảm nhận một vai trong phim CTT
Những đơn vị đã yểm trợ và đóng phim
Theo chỉ thị của Bộ Tổng Tham Mưu, một buổi họp tại Bộ Tư Lệnh Biệt Kích tại Nha Trang được tổ chức. Tham dự gồm có cái vị đại diện có thẩm quyền tại Bộ Tư Lệnh Biệt Kích, Bộ TL KQ tại Nha Trang, Trường Biệt Kích – Động Bà Thìn (Cam Ranh), Trường Hạ Sĩ quan Đồng Đế, Bộ TL Hải Quân, Tiểu Khu Nha Trang… Ông Quốc Phong đại diện hãng phim và tôi là đại diện của Bộ TTM thuyết trình về cuốn phim và nhu cầu yểm trợ. Buổi họp được các vị tư lệnh các binh chủng có mặt thảo luận sôi nổi và rất tích cực giúp mọi phương tiện cho cuốn phim.
Trường BK có một tiểu đoàn đóng vai “địch tấn công đồn”. Một tiểu đoàn của Trường HSQ Đồng Đế làm đơn vị đồn trú bị tấn công được không quân yểm trợ, sau đó là pháo binh, thiết giáp. Vũ khí địch được điều động từ Phòng 4 Bộ TTM ra.
Tiền đồn Suối Dầu (gần Nha Trang) đã hư hỏng nên được lệnh xây dựng một đồn khác. Chúng tôi đã xin cho dời lại ngày phá đồn để quay phim. Cảnh không quân giải vây, dội bom, bắn đạn xối xả xuống khu quanh đồn và phá hủy tiền đồn là cảnh quay thật. Thiết giáp cũng tha hồ nhả đạn. Cảnh này được một sĩ quan không quân và đại tá tư lệnh BCH Biệt Kích chỉ huy. Lê Hoàng Hoa ở bên cạnh làm công việc chuyên môn rất thành công, không một sơ sót nào xảy ra nên không có tai nạn như chúng tôi lo ngại.
Kỷ niệm và những điều về thực hiện phim Chân trời tím với Lê Hoàng Hoa còn rất nhiều. Tiếc rằng tôi không thể viết hết và trí nhớ ở cái tuổi tôi có lẽ cũng không còn được minh mẫn nữa.
Lê Hoàng Hoa, Ng Quốc Thái, Họa sĩ Đinh Cường và Văn Quang lần gặp nhau vào năm 2001 tại Sài Gòn.
Sau này, có thể kể là những năm sau 2.000, Lê Hoàng Hoa từ Ba Lan về gặp lại chúng tôi vài lần. Vẫn thắm đượm tình anh em. Tuy nhiên tôi cũng thấy được Lê Hoàng Hoa có một chút “mặc cảm” với chúng tôi, có lẽ vì anh đã làm phim CTT rồi sau đó lại làm những phim khác hẳn với CTT… Tôi cũng xác nhận sau năm 1975, Lê Hoàng Hoa làm nhiều phim, trong đó phim Ván Bài Lật Ngửa (với tên đạo diễn Khôi Nguyên) là nổi tiếng hơn cả. Nhưng đó là chuyện của những năm sau 1975. Tuy nhiên chúng tôi đều cố tránh nhắc đến chuyện đó, đôi khi con người có những nghịch cảnh oái oăm, khó nói thành lời.
Xin mượn bài viết này vĩnh biệt Lê Hoàng Hoa, nhà đạo diễn tài ba và cũng đào hoa hạng nhất VN qua nhiều thời kỳ. Hôm nay cũng là ngày đưa anh tới nơi an nghỉ cuối cùng.
Văn Quang
- khoi
- Site Admin
- Bài viết: 21655
- Ngày tham gia: Sáu T5 07, 2004 5:00 pm
- Đến từ: Thành Phố Sương Mù ...
- Tiếp xúc:
Re: Vĩnh biệt đạo diễn Ván bài lật ngửa
Cảm ơn Sư Huynh.
Nghệ sĩ Kim Vui quả thật là đẹp và 1 thân hình hết xẩy ...
Nghệ sĩ Kim Vui quả thật là đẹp và 1 thân hình hết xẩy ...
- Trunganh
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 6554
- Ngày tham gia: Tư T12 01, 2004 4:00 pm
- Đến từ: Phờ - Lăng - Sa
- Tiếp xúc:
Re: Vĩnh biệt đạo diễn Ván bài lật ngửa
Bây giờ bà đã lớn tuổi mà vẩn còn đẹp.
- khoi
- Site Admin
- Bài viết: 21655
- Ngày tham gia: Sáu T5 07, 2004 5:00 pm
- Đến từ: Thành Phố Sương Mù ...
- Tiếp xúc:
Re: Vĩnh biệt đạo diễn Ván bài lật ngửa
Không biết lúc đóng màn khoả thân, Cô có bị dư luận dèm pha hay không?
Thời đó, Châu Âu hay Mỹ không biết có những cảnh khoả thân không?
Thời đó, Châu Âu hay Mỹ không biết có những cảnh khoả thân không?
-
- Global Mod
- Bài viết: 6474
- Ngày tham gia: Tư T9 20, 2006 5:00 pm
Re: Vĩnh biệt đạo diễn Ván bài lật ngửa
nhớ hòi đó chị cũng mê phim lắm , có xem phim Chân Trời tím , Kim Vui rất bốc lửa.