THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Viện Dưỡng lão nghệ sĩ (Q.8, TP.HCM)
- Trunganh
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 6554
- Ngày tham gia: Tư T12 01, 2004 4:00 pm
- Đến từ: Phờ - Lăng - Sa
- Tiếp xúc:
Viện Dưỡng lão nghệ sĩ (Q.8, TP.HCM)
PN - Tôi đến Viện Dưỡng lão nghệ sĩ (Q.8, TP.HCM) vào một buổi sáng đầy nắng. Ngoài bậc thềm, một số cụ chuyện trò vui vẻ, khác hẳn với suy nghĩ trước đó của tôi.
Từng xuất hiện trước ánh đèn rực rỡ, khoác trên người những bộ cánh lộng lẫy, nhưng khi ở tuổi gần đất xa trời, họ trở về đời thường thật giản dị. Không muốn nhắc lại quá khứ oanh liệt, một cụ bà ngập ngừng kể lại một tháng theo đoàn làm phim lên Đà Lạt. Khi thấy chiếc xe máy màu xanh chầm chậm chạy vào, cụ chỉ tay nói: “Con gái tôi đó”. Một phụ nữ độ 30 tuổi, xách cà-mên cháo gà đến cho bà cụ. Giọng người phụ nữ nhỏ nhẹ: “Mẹ ăn đi không cháo nguội mất”. Dù có con cháu đầy đủ nhưng bao năm nay, bà cụ vẫn sống ở viện dưỡng lão này. Cụ tâm sự: “Về nhà buồn lắm. Cả ngày con cháu đi làm hết, không có ai nói chuyện. Ở đây nhiều người bạn già, lúc nào cũng có người chuyện trò, vui hơn”. Thi thoảng các cụ lại tổ chức ca hát để ôn lại những kỷ niệm một thời đã xa. Một số cụ “ăn ảnh” còn được mời đóng phim. Khoản tiền cát-sê không cao nhưng các cụ rất vui vì thấy mình vẫn còn có ích.
Các cụ già trong Viện Dưỡng lão nghệ sĩ vui đùa cùng nhau
Nghe câu chuyện của những cụ già từng là nghệ sĩ, tôi cũng chỉ nghĩ đơn giản họ dễ có cảm giác cô đơn vì vốn dĩ tâm hồn họ đa cảm. Nhưng một buổi sáng ra dạo ngoài công viên nhỏ, tôi thấy một đôi vợ chồng trẻ kéo tay người mẹ già. Giọng người phụ nữ giận dữ: “Mẹ làm ơn về nhà đi. Mẹ muốn tụi con mất mặt à?”. Một số người hiếu kỳ, xúm lại xem. Trong đám đông có tiếng xì xầm: “Hai vợ chồng anh đó là bác sĩ, nhà giàu lắm. Không hiểu ăn ở sao mà mẹ ruột chừng này tuổi còn phải ra công viên bán dép”.
Hôm sau quay lại công viên ấy, tôi vẫn thấy bà cụ ngồi bên những đôi dép nhựa. Gương mặt bà rạng ngời khi tôi hỏi mua một đôi dép. Nhắc đến con cái, bà cụ nói giọng đầy tự hào: “Con trai, con dâu của bà giỏi lắm, làm bác sĩ đó. Hai vợ chồng nó không cho bà đi bán dép đâu, là bà lén đi”. Thì ra ngày nào vợ chồng anh chị cũng bận bù đầu với việc chạy “sô” hết bệnh viện đến phòng mạch riêng nên bà cụ ở nhà thui thủi một mình. Người giúp việc chỉ làm theo giờ, hết việc là họ về. Bà cụ chỉ biết “nhìn đời” qua ô cửa kính. Bán vài ba đôi dép chẳng lời lãi gì nhưng bà cụ thấy vui vì có người chuyện trò. Mỗi sáng được hòa vào dòng người đi tập thể dục, bà thấy được sự hiện hữu của bản thân trong cuộc đời này.
Chứng kiến hai câu chuyện của người già, tôi giật mình nghĩ đến mẹ. Mỗi lần thấy mẹ xách giỏ đi chợ, tôi lại hay càu nhàu. Tôi thường trách nhà có nhiều chị dâu sao mẹ không để cho các chị đi chợ. Các chị dâu lại vội vã thanh minh là do mẹ giành đi, các chị nói thế nào mẹ cũng không chịu ở nhà nghỉ. Tôi cũng nghĩ mẹ tham công tiếc việc, nhưng lại không biết mẹ cần đi chợ đơn giản chỉ để có cơ hội chuyện trò với chị bán rau, cô bán cá, bà bán thịt... Mẹ tôi sẽ không vui khi ngày qua ngày phải đối diện với bốn bức tường. Những điều đơn giản vậy mà bấy lâu nay tôi không hề hay biết.
N. My
Từng xuất hiện trước ánh đèn rực rỡ, khoác trên người những bộ cánh lộng lẫy, nhưng khi ở tuổi gần đất xa trời, họ trở về đời thường thật giản dị. Không muốn nhắc lại quá khứ oanh liệt, một cụ bà ngập ngừng kể lại một tháng theo đoàn làm phim lên Đà Lạt. Khi thấy chiếc xe máy màu xanh chầm chậm chạy vào, cụ chỉ tay nói: “Con gái tôi đó”. Một phụ nữ độ 30 tuổi, xách cà-mên cháo gà đến cho bà cụ. Giọng người phụ nữ nhỏ nhẹ: “Mẹ ăn đi không cháo nguội mất”. Dù có con cháu đầy đủ nhưng bao năm nay, bà cụ vẫn sống ở viện dưỡng lão này. Cụ tâm sự: “Về nhà buồn lắm. Cả ngày con cháu đi làm hết, không có ai nói chuyện. Ở đây nhiều người bạn già, lúc nào cũng có người chuyện trò, vui hơn”. Thi thoảng các cụ lại tổ chức ca hát để ôn lại những kỷ niệm một thời đã xa. Một số cụ “ăn ảnh” còn được mời đóng phim. Khoản tiền cát-sê không cao nhưng các cụ rất vui vì thấy mình vẫn còn có ích.
Các cụ già trong Viện Dưỡng lão nghệ sĩ vui đùa cùng nhau
Nghe câu chuyện của những cụ già từng là nghệ sĩ, tôi cũng chỉ nghĩ đơn giản họ dễ có cảm giác cô đơn vì vốn dĩ tâm hồn họ đa cảm. Nhưng một buổi sáng ra dạo ngoài công viên nhỏ, tôi thấy một đôi vợ chồng trẻ kéo tay người mẹ già. Giọng người phụ nữ giận dữ: “Mẹ làm ơn về nhà đi. Mẹ muốn tụi con mất mặt à?”. Một số người hiếu kỳ, xúm lại xem. Trong đám đông có tiếng xì xầm: “Hai vợ chồng anh đó là bác sĩ, nhà giàu lắm. Không hiểu ăn ở sao mà mẹ ruột chừng này tuổi còn phải ra công viên bán dép”.
Hôm sau quay lại công viên ấy, tôi vẫn thấy bà cụ ngồi bên những đôi dép nhựa. Gương mặt bà rạng ngời khi tôi hỏi mua một đôi dép. Nhắc đến con cái, bà cụ nói giọng đầy tự hào: “Con trai, con dâu của bà giỏi lắm, làm bác sĩ đó. Hai vợ chồng nó không cho bà đi bán dép đâu, là bà lén đi”. Thì ra ngày nào vợ chồng anh chị cũng bận bù đầu với việc chạy “sô” hết bệnh viện đến phòng mạch riêng nên bà cụ ở nhà thui thủi một mình. Người giúp việc chỉ làm theo giờ, hết việc là họ về. Bà cụ chỉ biết “nhìn đời” qua ô cửa kính. Bán vài ba đôi dép chẳng lời lãi gì nhưng bà cụ thấy vui vì có người chuyện trò. Mỗi sáng được hòa vào dòng người đi tập thể dục, bà thấy được sự hiện hữu của bản thân trong cuộc đời này.
Chứng kiến hai câu chuyện của người già, tôi giật mình nghĩ đến mẹ. Mỗi lần thấy mẹ xách giỏ đi chợ, tôi lại hay càu nhàu. Tôi thường trách nhà có nhiều chị dâu sao mẹ không để cho các chị đi chợ. Các chị dâu lại vội vã thanh minh là do mẹ giành đi, các chị nói thế nào mẹ cũng không chịu ở nhà nghỉ. Tôi cũng nghĩ mẹ tham công tiếc việc, nhưng lại không biết mẹ cần đi chợ đơn giản chỉ để có cơ hội chuyện trò với chị bán rau, cô bán cá, bà bán thịt... Mẹ tôi sẽ không vui khi ngày qua ngày phải đối diện với bốn bức tường. Những điều đơn giản vậy mà bấy lâu nay tôi không hề hay biết.
N. My
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Viện Dưỡng lão nghệ sĩ (Q.8, TP.HCM)
[center][youtube]http://www.youtube.com/watch?v=EPyMiATpCQ8[/youtube][/center]
- Trunganh
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 6554
- Ngày tham gia: Tư T12 01, 2004 4:00 pm
- Đến từ: Phờ - Lăng - Sa
- Tiếp xúc:
-
- Thành viên thường xuyên
- Bài viết: 1748
- Ngày tham gia: Năm T12 18, 2008 9:15 pm
-
- Thành viên mới đến
- Bài viết: 89
- Ngày tham gia: Chủ nhật T4 15, 2012 1:37 am
- Đến từ: chaudoc-angiang
- Tiếp xúc:
- khoi
- Site Admin
- Bài viết: 21655
- Ngày tham gia: Sáu T5 07, 2004 5:00 pm
- Đến từ: Thành Phố Sương Mù ...
- Tiếp xúc:
Re: Viện Dưỡng lão nghệ sĩ (Q.8, TP.HCM)
Cảm ơn Sư Huynh đã posted bài ...
- dieutien12
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 121
- Ngày tham gia: Sáu T5 04, 2012 12:54 am
Re: Viện Dưỡng lão nghệ sĩ (Q.8, TP.HCM)
Tội nghiệp các cụ quá đi. Mùa xuân sắp về rồi, nếu ai cho dt điều ước thì dt sẽ ước làm sao? làm gì? làm thế nào? để thay đổi quan điểm của 1 Người có dòng máu lạnh, bớt chút bảo thủ.....mà lắng nghe từ tim óc mình lời kiu gọi " Hãy dành những gì mình đang có, sắp có, dư có..." cho các cụ nhân dịp năm mới tràn về!
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Viện Dưỡng lão nghệ sĩ (Q.8, TP.HCM)
Hôm 10/12/2012 trang nhà có đến nhà Dưỡng LãO NS tặng 1 000 000 VND và quà riêng trực tiếp đến 28 NS lưu trú tại đây nhân dịp Noel & Tết tây mỗi lão NS 50 000 VND X 28 = 1 400 000 VND . Trang nhà sẽ tiếp tục ủng hộ đến khi quỹ NSKK của trang nhà hết tiền thì mới thôi đó dieutien12
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc: