THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Ca sĩ Duy Quang qua đời
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
-
- Global Mod
- Bài viết: 6474
- Ngày tham gia: Tư T9 20, 2006 5:00 pm
Re: Ca sĩ Duy Quang qua đời
[center]Vài Tâm Sự của Duy Quang[/center]
- Thời trai trẻ, con đường nào dẫn anh tới nghiệp ca hát?
- Ngày còn cắp sách tới trường, gia đình vẫn mong tôi học hành chăm chỉ và trở thành người có chức phận trong xã hội, có một tương lai xán lạn. Chí ít tôi sẽ trở thành bác sĩ hoặc kỹ sư, vì thời đó, ca hát chưa phải là một cái nghề để kiếm sống như bây giờ. Hình như nghệ sĩ lúc đó đồng nghĩa với sự nghèo túng. Nhưng niềm đam mê âm nhạc của tôi đã nằm sẵn trong máu tự lúc nào không biết. Thuở mới lớn, những âm thanh trẻ trung, mới lạ, những giai điệu tuyệt vời đã gieo vào lòng tôi sự rung động đến tận cùng cảm giác.
Không được gia đình tin tưởng, hưởng ứng, tôi đã có những buổi trốn học đi tập đánh đàn và đến nhà bạn lắng nghe những đĩa hát ngoại quốc của các ban nhạc nổi tiếng trong thập niên 60-70 như Shadows, Beatles, Rolling Stones. Vì còn đang học nên tôi nghèo đến nỗi không có tiền mua một cái máy hát cho riêng mình. Khi bắt đầu bước vào đời, niềm đam mê âm nhạc của tôi lớn dần theo năm tháng. Tôi dành thời gian buổi tối đi đánh đàn để kiếm tiền thêm. Năm 16 tuổi, tôi vừa đi học vừa đi làm để nuôi thân, không phải xin tiền cha mẹ nữa.
- Có người nhận xét rằng, anh nổi tiếng được là nhờ "cái bóng" quá lớn của cha anh, nhạc sĩ Phạm Duy, chứ hồi trẻ anh chỉ hát được vài bài "tủ". Anh nghĩ sao?
- Cũng đúng đấy chứ! Là con của một người nổi tiếng thì dễ nổi theo. Nhưng công tâm mà nói, không có tôi thì lấy ai để diễn tả hết mực và làm thăng hoa những bài tình ca, thất tình ca của Phạm Duy phổ nhạc từ thơ của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên như: Em hiền như Ma Soeur, Hai năm tình lận đận, Thà như giọt mưa, Ta yêu em lầm lỡ, Cô Bắc kỳ nho nhỏ hay những bài tình ca như Chuyện tình buồn, Còn chút gì để nhớ, Cỏ hồng, Trả lại em yêu, Con đường tình ta đi...
Khi sống ở hải ngoại, tôi là người đầu tiên làm cho thính giả biết đến và yêu thích những bài hát như: Trúc đào, Căn gác lưu đầy, Những tâm hồn cô đơn, Tôi với trời bơ vơ, Chỉ chừng đó thôi, Rừng chưa thay lá... Có thể nói rằng, tôi là ca sĩ có nhiều bài "top hit" đấy chứ.
- Vào thời 1975, gia đình anh qua Mỹ trước, còn anh đi sau. Ở lại một mình, anh làm đủ mọi việc... Nhớ lại giai đoạn đó, anh cảm thấy sao?
- Năm 1975, bố mẹ và 4 em nhỏ của tôi đi Mỹ trước. Tôi và 3 người em trai ở lại VN. Lại một lần nữa tôi thay cha mẹ đùm bọc các em. Chúng tôi lúc ấy còn bị nhiều nghi kỵ nên rất cực khổ trong cuộc sống. Tôi đã phải làm việc để sinh tồn trong giai đoạn khó khăn của đất nước.
- Đàn ông như anh, có bao giờ phải khóc một mình?
- Sau năm 16 tuổi, dù buồn cách mấy tôi cũng không khóc. Chỉ âm thầm, lặng lẽ với nỗi đau riêng mình và chẳng bao giờ muốn chia sẻ cùng ai.
- Dường như giọng hát của anh có phần ủy mị và yếu đuối. Nó có phần nào giống tính cách của anh ngoài đời?
- Sở trường của tôi là hát nhạc buồn và nhạc tình, nên chắc chắn tôi không thể gào thét khi trình bày những nhạc phẩm này. Tôi yêu những bài hát êm đềm, có giai điệu đẹp, trong sáng và ghét những nhạc phẩm ủy mị, yếu đuối, rên rỉ nên có lẽ tôi không muốn theo trường phái này đâu.
Còn về tính cách, tôi thuộc loại người ít nói, hay mơ mộng, không hay nóng giận, thích cư xử nhẹ nhàng với mọi người. Như thế có phải là ủy mị và yếu đuối không.
- Anh có thể kể gì về Julie, mối tình đầu và cũng là nữ song ca đầu tiên trong cuộc đời anh?
- Tôi gặp Julie lúc 17 tuổi. Chúng tôi bằng tuổi nhau, cùng nếm vị ngọt yêu đương thuở mới lớn. Cô ấy có giọng hát liêu trai. Tôi đã ôm đàn bỏ nhà theo nàng ra mãi tận Nha Trang hát chung trong ban nhạc The Free Ones từ năm 1968 đến năm 1970. Nhưng mối tình đầu cũng mau tan vì chúng tôi còn quá trẻ, chẳng có kinh nghiệm trong đời, huống gì tính đến chuyện trăm năm.
- Còn cuộc hôn nhân đầu của anh thì sao?
- Tôi lập gia đình năm 1984 với một người vợ rất đẹp, đẹp như một cánh hoa hồng có gai nhọn. Lúc ấy, nàng là hoa khôi ở Washington DC. Chúng tôi đã có một gia đình lý tưởng mà nhiều người phải mơ ước thèm thuồng. Cuộc hôn nhân ấy kéo dài 17 năm và có với nhau 2 nàng công chúa đẹp như tiên. Chúng tôi lấy nhau không phải vì tiền mà lại xa nhau vì đồng tiền đỏ đen.
- Ngoài lý do anh trở về VN như đã nêu, còn một lý do khác như báo chí nhắc tới: Anh mang nỗi buồn sâu kín của người đàn ông vừa tan vỡ chuyện gia đình. Anh thấy sao về điều này?
- Đúng thế. Năm 2002, tôi ly dị. Lúc ấy tôi buồn lắm và chẳng muốn làm gì, nghĩ gì nữa. Tôi chán nản chỉ muốn bỏ nghề vì không còn chút hứng thú.
- Sau lần ấy, quan niệm của anh về phụ nữ, tình yêu, hạnh phúc của anh đã khác đi thế nào?
- Khi gia đình tan vỡ dù nhiều lần níu kéo mà không thành, tôi thực sự lâm vào trạng thái trầm cảm và chán nản. Thú thật, tôi đã bị tổn thương rất nặng nên chẳng thiết tha gì chuyện ái tình. Cũng có vài bóng dáng phụ nữ muốn cho tôi sự vỗ về và an ủi nhưng hình như vết thương chưa lành nên tôi đành tạ lỗi...
- Nghe nói có thời anh cũng dính dáng đến ca sĩ Ngọc Lan vì mê giọng hát của nàng. Thực hư ra sao?
- Ngọc Lan là người mà tôi chọn để song ca nhiều nhất, vì cả hai chúng tôi đều mến chuộng chất giọng của nhau. Ai cũng hỏi tôi có yêu Ngọc Lan không? Xin trả lời, tôi rất yêu quý tài năng và tính tình của nàng nhưng lúc ấy, tôi đã có gia đình. Tôi không muốn làm cho nhiều người buồn khổ và bản thân mình ân hận về sau.
- Tình cảm cha con của anh có gì đặc biệt khi không cùng chung sống dưới một mái nhà?
- Con gái tôi sống với cô em út của tôi là Thái Hạnh. Hai cô cháu giống nhau như hai giọt nước nên thương nhau như mẹ con ruột thịt. Tuy sống xa con nhưng tôi thường gọi điện thoại về Mỹ gần như mỗi ngày. Cứ khoảng 3-6 tháng, tôi lại bay về Mỹ thăm con một lần.
- Sống xa cha mẹ, con cái luôn bị thiệt thòi. Anh bù đắp cho con như thế nào?
- Trước khi trở về VN sinh sống, tôi đã ký thác một số tiền khá lớn ở nhà băng Mỹ để nhờ cô em út thay anh nuôi nấng các cháu ăn học và không để chúng thiếu thốn bất cứ điều gì cho đến khi trưởng thành. Tôi xem các con như bạn và lắng nghe tâm sự cũng như những suy nghĩ của con. Tôi luôn khuyên con phải cố gắng sống thật đàng hoàng và học hành chăm chỉ. Thật may mắn vì con gái tôi rất ngoan ngoãn, thông minh. Tôi mong mỏi được cho các con những gì mà cha mẹ đã cho tôi...
- Một ca sĩ hào hoa, nổi tiếng trong tình trường, một người đàn ông có cuộc đời ba chìm bảy nổi. Nhìn lại chặng đường dài đã đi qua, anh tự nhận xét về mình như thế nào?
- Chẳng dám tự nhận mình là người hào hoa, nhiều khi tôi còn cảm thấy mình bất hạnh, không thành công trong tình cảm, vì từ trước đến giờ, chỉ gặp toàn thất vọng. Đến nỗi, có lúc tôi đã nhủ lòng rằng sẽ sống độc thân đến chết. Còn về công việc và sự nghiệp, tôi thấy mình là người may mắn. Tôi đã làm được gần hết những gì mà mình mong muốn. Tuy chưa trọn vẹn nhưng cũng xin tạ ơn cuộc đời, tạ ơn tất cả những người đã dành tình cảm cho mình bao năm qua. Những tình cảm ấy, đối với tôi còn quý giá hơn châu báu, ngọc ngà.
(trích bài phỏng vấn của Mỹ Thuật - tháng 9, 2007)
- Thời trai trẻ, con đường nào dẫn anh tới nghiệp ca hát?
- Ngày còn cắp sách tới trường, gia đình vẫn mong tôi học hành chăm chỉ và trở thành người có chức phận trong xã hội, có một tương lai xán lạn. Chí ít tôi sẽ trở thành bác sĩ hoặc kỹ sư, vì thời đó, ca hát chưa phải là một cái nghề để kiếm sống như bây giờ. Hình như nghệ sĩ lúc đó đồng nghĩa với sự nghèo túng. Nhưng niềm đam mê âm nhạc của tôi đã nằm sẵn trong máu tự lúc nào không biết. Thuở mới lớn, những âm thanh trẻ trung, mới lạ, những giai điệu tuyệt vời đã gieo vào lòng tôi sự rung động đến tận cùng cảm giác.
Không được gia đình tin tưởng, hưởng ứng, tôi đã có những buổi trốn học đi tập đánh đàn và đến nhà bạn lắng nghe những đĩa hát ngoại quốc của các ban nhạc nổi tiếng trong thập niên 60-70 như Shadows, Beatles, Rolling Stones. Vì còn đang học nên tôi nghèo đến nỗi không có tiền mua một cái máy hát cho riêng mình. Khi bắt đầu bước vào đời, niềm đam mê âm nhạc của tôi lớn dần theo năm tháng. Tôi dành thời gian buổi tối đi đánh đàn để kiếm tiền thêm. Năm 16 tuổi, tôi vừa đi học vừa đi làm để nuôi thân, không phải xin tiền cha mẹ nữa.
- Có người nhận xét rằng, anh nổi tiếng được là nhờ "cái bóng" quá lớn của cha anh, nhạc sĩ Phạm Duy, chứ hồi trẻ anh chỉ hát được vài bài "tủ". Anh nghĩ sao?
- Cũng đúng đấy chứ! Là con của một người nổi tiếng thì dễ nổi theo. Nhưng công tâm mà nói, không có tôi thì lấy ai để diễn tả hết mực và làm thăng hoa những bài tình ca, thất tình ca của Phạm Duy phổ nhạc từ thơ của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên như: Em hiền như Ma Soeur, Hai năm tình lận đận, Thà như giọt mưa, Ta yêu em lầm lỡ, Cô Bắc kỳ nho nhỏ hay những bài tình ca như Chuyện tình buồn, Còn chút gì để nhớ, Cỏ hồng, Trả lại em yêu, Con đường tình ta đi...
Khi sống ở hải ngoại, tôi là người đầu tiên làm cho thính giả biết đến và yêu thích những bài hát như: Trúc đào, Căn gác lưu đầy, Những tâm hồn cô đơn, Tôi với trời bơ vơ, Chỉ chừng đó thôi, Rừng chưa thay lá... Có thể nói rằng, tôi là ca sĩ có nhiều bài "top hit" đấy chứ.
- Vào thời 1975, gia đình anh qua Mỹ trước, còn anh đi sau. Ở lại một mình, anh làm đủ mọi việc... Nhớ lại giai đoạn đó, anh cảm thấy sao?
- Năm 1975, bố mẹ và 4 em nhỏ của tôi đi Mỹ trước. Tôi và 3 người em trai ở lại VN. Lại một lần nữa tôi thay cha mẹ đùm bọc các em. Chúng tôi lúc ấy còn bị nhiều nghi kỵ nên rất cực khổ trong cuộc sống. Tôi đã phải làm việc để sinh tồn trong giai đoạn khó khăn của đất nước.
- Đàn ông như anh, có bao giờ phải khóc một mình?
- Sau năm 16 tuổi, dù buồn cách mấy tôi cũng không khóc. Chỉ âm thầm, lặng lẽ với nỗi đau riêng mình và chẳng bao giờ muốn chia sẻ cùng ai.
- Dường như giọng hát của anh có phần ủy mị và yếu đuối. Nó có phần nào giống tính cách của anh ngoài đời?
- Sở trường của tôi là hát nhạc buồn và nhạc tình, nên chắc chắn tôi không thể gào thét khi trình bày những nhạc phẩm này. Tôi yêu những bài hát êm đềm, có giai điệu đẹp, trong sáng và ghét những nhạc phẩm ủy mị, yếu đuối, rên rỉ nên có lẽ tôi không muốn theo trường phái này đâu.
Còn về tính cách, tôi thuộc loại người ít nói, hay mơ mộng, không hay nóng giận, thích cư xử nhẹ nhàng với mọi người. Như thế có phải là ủy mị và yếu đuối không.
- Anh có thể kể gì về Julie, mối tình đầu và cũng là nữ song ca đầu tiên trong cuộc đời anh?
- Tôi gặp Julie lúc 17 tuổi. Chúng tôi bằng tuổi nhau, cùng nếm vị ngọt yêu đương thuở mới lớn. Cô ấy có giọng hát liêu trai. Tôi đã ôm đàn bỏ nhà theo nàng ra mãi tận Nha Trang hát chung trong ban nhạc The Free Ones từ năm 1968 đến năm 1970. Nhưng mối tình đầu cũng mau tan vì chúng tôi còn quá trẻ, chẳng có kinh nghiệm trong đời, huống gì tính đến chuyện trăm năm.
- Còn cuộc hôn nhân đầu của anh thì sao?
- Tôi lập gia đình năm 1984 với một người vợ rất đẹp, đẹp như một cánh hoa hồng có gai nhọn. Lúc ấy, nàng là hoa khôi ở Washington DC. Chúng tôi đã có một gia đình lý tưởng mà nhiều người phải mơ ước thèm thuồng. Cuộc hôn nhân ấy kéo dài 17 năm và có với nhau 2 nàng công chúa đẹp như tiên. Chúng tôi lấy nhau không phải vì tiền mà lại xa nhau vì đồng tiền đỏ đen.
- Ngoài lý do anh trở về VN như đã nêu, còn một lý do khác như báo chí nhắc tới: Anh mang nỗi buồn sâu kín của người đàn ông vừa tan vỡ chuyện gia đình. Anh thấy sao về điều này?
- Đúng thế. Năm 2002, tôi ly dị. Lúc ấy tôi buồn lắm và chẳng muốn làm gì, nghĩ gì nữa. Tôi chán nản chỉ muốn bỏ nghề vì không còn chút hứng thú.
- Sau lần ấy, quan niệm của anh về phụ nữ, tình yêu, hạnh phúc của anh đã khác đi thế nào?
- Khi gia đình tan vỡ dù nhiều lần níu kéo mà không thành, tôi thực sự lâm vào trạng thái trầm cảm và chán nản. Thú thật, tôi đã bị tổn thương rất nặng nên chẳng thiết tha gì chuyện ái tình. Cũng có vài bóng dáng phụ nữ muốn cho tôi sự vỗ về và an ủi nhưng hình như vết thương chưa lành nên tôi đành tạ lỗi...
- Nghe nói có thời anh cũng dính dáng đến ca sĩ Ngọc Lan vì mê giọng hát của nàng. Thực hư ra sao?
- Ngọc Lan là người mà tôi chọn để song ca nhiều nhất, vì cả hai chúng tôi đều mến chuộng chất giọng của nhau. Ai cũng hỏi tôi có yêu Ngọc Lan không? Xin trả lời, tôi rất yêu quý tài năng và tính tình của nàng nhưng lúc ấy, tôi đã có gia đình. Tôi không muốn làm cho nhiều người buồn khổ và bản thân mình ân hận về sau.
- Tình cảm cha con của anh có gì đặc biệt khi không cùng chung sống dưới một mái nhà?
- Con gái tôi sống với cô em út của tôi là Thái Hạnh. Hai cô cháu giống nhau như hai giọt nước nên thương nhau như mẹ con ruột thịt. Tuy sống xa con nhưng tôi thường gọi điện thoại về Mỹ gần như mỗi ngày. Cứ khoảng 3-6 tháng, tôi lại bay về Mỹ thăm con một lần.
- Sống xa cha mẹ, con cái luôn bị thiệt thòi. Anh bù đắp cho con như thế nào?
- Trước khi trở về VN sinh sống, tôi đã ký thác một số tiền khá lớn ở nhà băng Mỹ để nhờ cô em út thay anh nuôi nấng các cháu ăn học và không để chúng thiếu thốn bất cứ điều gì cho đến khi trưởng thành. Tôi xem các con như bạn và lắng nghe tâm sự cũng như những suy nghĩ của con. Tôi luôn khuyên con phải cố gắng sống thật đàng hoàng và học hành chăm chỉ. Thật may mắn vì con gái tôi rất ngoan ngoãn, thông minh. Tôi mong mỏi được cho các con những gì mà cha mẹ đã cho tôi...
- Một ca sĩ hào hoa, nổi tiếng trong tình trường, một người đàn ông có cuộc đời ba chìm bảy nổi. Nhìn lại chặng đường dài đã đi qua, anh tự nhận xét về mình như thế nào?
- Chẳng dám tự nhận mình là người hào hoa, nhiều khi tôi còn cảm thấy mình bất hạnh, không thành công trong tình cảm, vì từ trước đến giờ, chỉ gặp toàn thất vọng. Đến nỗi, có lúc tôi đã nhủ lòng rằng sẽ sống độc thân đến chết. Còn về công việc và sự nghiệp, tôi thấy mình là người may mắn. Tôi đã làm được gần hết những gì mà mình mong muốn. Tuy chưa trọn vẹn nhưng cũng xin tạ ơn cuộc đời, tạ ơn tất cả những người đã dành tình cảm cho mình bao năm qua. Những tình cảm ấy, đối với tôi còn quý giá hơn châu báu, ngọc ngà.
(trích bài phỏng vấn của Mỹ Thuật - tháng 9, 2007)
-
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 156
- Ngày tham gia: Sáu T2 06, 2009 11:38 am
Re: Ca sĩ Duy Quang qua đời
CS DQ rất hiền lành và nói chuyện rất tiếu lâm,tánh tình dễ thương,ít mất lòng ngưoì khác,hồi lúc còn vũ trường đêm phương đông năm 1990 ở đường Harbor,mỗi lần lên hát đều cầm theo 1 chai michelob tranh thủ trong lúc nhạc dạo,thì ổng tu 1 cái lấy hơi,ngươì vợ thừ 2 của DQ là M.H rất là gioỉ giang,lo lắng cho DQ rất nhiều,DQ chỉ biết ca hát còn ngoài ra tất cả mọi việc đều do MH làm,sắp sếp,khg biết sau này nghe noí MH cờ bạc làm cho nợ nần,và gia đình tan vỡ,mọi ngươì đều trách M.H ,nhưng nếu ai thân thiết thì sẽ thông cảm cho MH,mặc dù là MH có lỗi ,..............
Xin thắp 1 nén nhang tiễn biệt DQ mà tôi đã quen biết hơn 20 năm và xem như 1 ngươì anh,ngày xưa hay qua nhà ở midway city chơi,lúc đó annie vào khoảng 4-5 tuổi sau này mình dọn wa TX ở thì 1-2 năm sau có gặp DQ và MH có khoe hình của M.K vừa mơí sanh được 8-9tháng,DQ rất mong có 1 đưá con trai ,nhưng rốt cuộc chỉ có 3 nàng con gái,hồi xưa DQ rất thương H con trai nhỏ T.T mổi lần H về chơi là DQ hay ẳm và thương lắm.
Xin thắp 1 nén nhang tiễn biệt DQ mà tôi đã quen biết hơn 20 năm và xem như 1 ngươì anh,ngày xưa hay qua nhà ở midway city chơi,lúc đó annie vào khoảng 4-5 tuổi sau này mình dọn wa TX ở thì 1-2 năm sau có gặp DQ và MH có khoe hình của M.K vừa mơí sanh được 8-9tháng,DQ rất mong có 1 đưá con trai ,nhưng rốt cuộc chỉ có 3 nàng con gái,hồi xưa DQ rất thương H con trai nhỏ T.T mổi lần H về chơi là DQ hay ẳm và thương lắm.
-
- Global Mod
- Bài viết: 6474
- Ngày tham gia: Tư T9 20, 2006 5:00 pm
Re: Ca sĩ Duy Quang qua đời
Cám ơn azhdk2005
-
- Global Mod
- Bài viết: 6474
- Ngày tham gia: Tư T9 20, 2006 5:00 pm
Re: Ca sĩ Duy Quang qua đời
[center]DUY QUANG: Tiếng ca man mác gió sơ thu[/center]
Nhạc phẩm "Thà Như Giọt Mưa" của Phạm Duy (phổ thơ Nguyễn Tất Nhiên) đưa tên tuổi Duy Quang vào khối đông quần chúng lẫn vào giới sành điệu chọn lọc. Nhưng bản ấy cũng nhờ Duy Quang mà được quảng bá nhanh chóng.
Ở bước đầu vào làng băng nhạc, Duy Quang làm cho những ca khúc của Phạm Duy nổi bật như: "Bình Ca", "Cô Bắc Kỳ Nho Nhỏ", "Em Hiền Như Ma Soeur". Ngoài ra, anh hát bài "Còn Chút Gì Để Nhớ" (phổ thơ của Vũ Hữu Định) thì chắc chẳng ai có thể qua mặt anh.
Giọng hát của Duy Quang là giọng hát đẹp, chứ không phải là giọng hát điêu luyện. Những bài hát mà ông bố Phạm Duy soạn cho anh hát đều là những bài sang trọng nhưng dễ hát, rất vừa với âm vực của giọng hát anh. Về sau, khi ra hải ngoại, Duy Quang hát nhiều bài tạp nhạp không có chút giá trị nghệ thuật nào.
Dù gì là dù, giọng hát Duy Quang lọt ra khỏi quỹ đạo của những giọng đi sâu vào đám đông chuyên hát những bản bolero ca tụng lính tráng. Đó là giọng một hoàng tử đa tình hát gửi cho một mỹ nữ, một giai nhân thuộc dòng quý tộc lâu đời ở chốn gác tía lầu son. Một giọng hát buồn man mác như trời đất vào tiết sơ thu bên phương trời Âu. Lúc đó ngọn kim phong từ phương Tây thổi tới để làm rụng vài ba lá ngô đồng, để làm vàng vọt ngọn cỏ bồ và nhánh lệ liễu. Tiết sơ thu chỉ lành lạnh vào buổi chiều, cái lạnh cũng chỉ gây gây da thịt mà thôi. Nhưng cái buồn vào thu tuy man mác mà vô cùng thấm thía đối với những kẻ xa quê hương, nhớ giấc mộng ngày xanh còn thấp thoáng trên từng trang hồi ký hay trên từng trang nhật ký.
Ngọn kim phong se lạnh reo lao xao trong vòm lá ngô đồng mờ tối, trên ngọn bạch dương cắt nép cổ tháp trên nền trời mờ ảo ánh trăng. Chính lúc đó, bạn mở máy cho chạy có thâu tiếng hát Duy Quang. Bạn sẽ thấy giọng anh buồn nhè nhẹ, buồn êm ái như một câu ru nào đó trong đáy thẳm của thời gian. Bạn sẽ thấy tiếng hát ấy làm sống lại lời âu yếm của người đẹp năm xưa đã từng thỏ thẻ bên gối bạn, lời âu yếm ấy sao mà buồn dịu dàng và bát ngát như một mối cảm hoài về bóng hạnh phúc đã mất.
Hồ Trường An.
Nhạc phẩm "Thà Như Giọt Mưa" của Phạm Duy (phổ thơ Nguyễn Tất Nhiên) đưa tên tuổi Duy Quang vào khối đông quần chúng lẫn vào giới sành điệu chọn lọc. Nhưng bản ấy cũng nhờ Duy Quang mà được quảng bá nhanh chóng.
Ở bước đầu vào làng băng nhạc, Duy Quang làm cho những ca khúc của Phạm Duy nổi bật như: "Bình Ca", "Cô Bắc Kỳ Nho Nhỏ", "Em Hiền Như Ma Soeur". Ngoài ra, anh hát bài "Còn Chút Gì Để Nhớ" (phổ thơ của Vũ Hữu Định) thì chắc chẳng ai có thể qua mặt anh.
Giọng hát của Duy Quang là giọng hát đẹp, chứ không phải là giọng hát điêu luyện. Những bài hát mà ông bố Phạm Duy soạn cho anh hát đều là những bài sang trọng nhưng dễ hát, rất vừa với âm vực của giọng hát anh. Về sau, khi ra hải ngoại, Duy Quang hát nhiều bài tạp nhạp không có chút giá trị nghệ thuật nào.
Dù gì là dù, giọng hát Duy Quang lọt ra khỏi quỹ đạo của những giọng đi sâu vào đám đông chuyên hát những bản bolero ca tụng lính tráng. Đó là giọng một hoàng tử đa tình hát gửi cho một mỹ nữ, một giai nhân thuộc dòng quý tộc lâu đời ở chốn gác tía lầu son. Một giọng hát buồn man mác như trời đất vào tiết sơ thu bên phương trời Âu. Lúc đó ngọn kim phong từ phương Tây thổi tới để làm rụng vài ba lá ngô đồng, để làm vàng vọt ngọn cỏ bồ và nhánh lệ liễu. Tiết sơ thu chỉ lành lạnh vào buổi chiều, cái lạnh cũng chỉ gây gây da thịt mà thôi. Nhưng cái buồn vào thu tuy man mác mà vô cùng thấm thía đối với những kẻ xa quê hương, nhớ giấc mộng ngày xanh còn thấp thoáng trên từng trang hồi ký hay trên từng trang nhật ký.
Ngọn kim phong se lạnh reo lao xao trong vòm lá ngô đồng mờ tối, trên ngọn bạch dương cắt nép cổ tháp trên nền trời mờ ảo ánh trăng. Chính lúc đó, bạn mở máy cho chạy có thâu tiếng hát Duy Quang. Bạn sẽ thấy giọng anh buồn nhè nhẹ, buồn êm ái như một câu ru nào đó trong đáy thẳm của thời gian. Bạn sẽ thấy tiếng hát ấy làm sống lại lời âu yếm của người đẹp năm xưa đã từng thỏ thẻ bên gối bạn, lời âu yếm ấy sao mà buồn dịu dàng và bát ngát như một mối cảm hoài về bóng hạnh phúc đã mất.
Hồ Trường An.
- khoi
- Site Admin
- Bài viết: 21655
- Ngày tham gia: Sáu T5 07, 2004 5:00 pm
- Đến từ: Thành Phố Sương Mù ...
- Tiếp xúc:
Re: Ca sĩ Duy Quang qua đời
Hic hic hic ...
Cảm ơn azhdk2005 & Chị Tuyết Mai.
Cảm ơn azhdk2005 & Chị Tuyết Mai.
-
- Global Mod
- Bài viết: 6474
- Ngày tham gia: Tư T9 20, 2006 5:00 pm
Re: Ca sĩ Duy Quang qua đời
[7mau]Duy Quang của một thời![/7mau]
(Nguồn: Tạp Ghi Quỳnh Giao / Người Việt - December 28, 2012)
Duy Quang là con trai đầu lòng của cặp nghệ sĩ Phạm Duy-Thái Hằng. Anh vừa giã từ chúng ta tuần qua, hưởng thọ 62 tuổi.
Cô Thái và chú Duy có cả thẩy tám đứa con: Quang, Minh, Hùng, Cường, Hiền, Thảo, Ðức, Hạnh. Cách đặt tên của chú Duy xem như giống thân phụ là cụ Phạm Duy Tốn, đặt tên theo đức tính: Khiêm, Nhượng, Cẩn... Người viết biết Duy Quang khi còn tuổi ấu thơ, sống trong khu cư xá Chu Mạnh Trinh ở Phú Nhuận.
Quang lớn hơn cậu em kế của Quỳnh Giao một tuổi, và chúng chơi với nhau, nổi tiếng cả khu phố là vô tư phá làng phá xóm, như một bầy con trai nghịch ngợm. Là anh cả của lũ em trai cách nhau năm một, Duy Quang cũng là đầu đàn về đánh lộn. Nghịch ngợm phá phách là nghề Quang nên người viết ngạc nhiên khi lần đầu nghe Quang hát. Khuôn mặt giống y hệt bà mẹ, hiền từ và dịu dàng, nhưng lanh lợi và dí dỏm hơn. Ngày nhỏ, người viết cứ nghe thân mẫu khen cô Thái là hiền như cục bột, câu khen nghe như có chiều bực bội. Nhưng biết đâu chính “cục bột” mới là thượng sách: Cột chân, cột cẳng người chồng tài hoa chỉ bằng sợi tơ hồng mà thôi!
Năm 1975, khi ở đảo Guam, Quỳnh Giao đã nghe từ loa phóng thanh giọng của Phạm Duy kêu gọi xem có ai gặp và biết được bốn đứa con trai Quang, Minh, Hùng, Cường hiện đang ở đâu không? Gia đình ông phút cuối chỉ đi được hai vợ chồng và bốn đứa nhỏ là Hiền, Thảo, Ðức, Hạnh.
Con người Phạm Duy rất lạ, có đầy nghịch lý. Với dư luận, ông có thể là người hoang đàng nhưng trong nhà lại ngăn nắp lo cho vợ con dù rằng phát biểu và dạy dỗ theo lối phóng túng và trào phúng. Ông mang tiếng là người tình ưa lang chạ, mà không bao giờ bỏ nhà qua đêm. Ông không ưa rượu chè, và thức giấc rất sớm, làm việc có quy củ và kỷ luật.
Khi Duy Quang và các em vừa mới lớn, Quang lập ban nhạc The Dreamers, ban đầu hát cho club Mỹ. Sau đó thì được Jo Marcel mời cộng tác với phòng trà Ritz trên đường Trần Hưng Ðạo. Thời gian này vào khoảng đầu thập niên 70, Quỳnh Giao cùng ba em gái là Vân Quỳnh, Vân Hòa và Vân Khanh cũng hát cho anh Jo, lấy tên là ban hợp ca Bốn Phương. Tên này do Nguyễn Long đặt cho, vì cùng tên với hãng băng nhạc Bốn Phương của anh.
Giọng hát Duy Quang khác với mẹ mà gần với cha. Ngày xưa, giọng Thái Hằng nhẹ nhàng và hơi yếu ớt. Cô hát bè cho Thái Thanh là nhất, vì giọng cô Thanh sắc sảo véo von, đi với giọng ấm áp nhẹ nhàng của cô Hằng càng làm nổi cho giọng chính cao vút. Cặp song ca ấy xưa nay chưa có người thay thế, kể cả cặp chị em Mai Hương-Bạch Tuyết, hay Thái Hiền-Thái Thảo sau này.
Trái với giọng Thái Hằng, giọng Duy Quang, cũng như Thái Hiền và Thái Thảo đều mạnh và rõ. Người viết thích nhất cách nhả chữ, đọc lời từ của cả hai anh em. Họ hát bằng giọng ngực, hơi rất dài, chuỗi ngân đều đặn, âm lượng dầy và súc tích. Duy Quang nhỏ hơn em rể Tuấn Ngọc (chồng của Thái Thảo) vài tuổi, nhưng nổi tiếng trước. Lý do là vì khi ở Việt Nam trước 75, Tuấn Ngọc chỉ hát cho club Mỹ với phong cách của một Sammy Davis. Tuấn nổi tiếng khi ra hải ngoại, và nổi như cồn, cho đến giờ vẫn còn ở đỉnh cao. Trái lại, Quang nổi như cồn khi chưa đến 20.
Ở tuổi thiếu niên, giọng hát Quang làm bao nhiêu trái tim thiếu nữ Việt Nam rơi rụng. Những ca khúc của Phạm Duy thập niên 70 đều do Quang diễn tả. Từ “Trả lại Em Yêu”, “Nha Trang Ngày Về”, “Con Ðường Tình ta Ði”, cho đến những ca khúc phổ thơ như “Thà Như Giọt Mưa”, “Cô Bắc Kỳ Nho Nhỏ”, “Còn Chút Gì Ðể Nhớ”, “Chuyện Tình Buồn”, v.v.
Quang diễn đạt xuất sắc, giọng hát như viên ngọc không vết gợn. Ðặc biệt là sự chừng mực hiếm có của tiếng hát: Tình cảm mà không ủy mị, lãng mạn mà không mơn trớn mùi cải lương. Nghe rõ là nam nhi chí khí dù còn là thiếu niên. Và lạ thay, giọng hát ấy theo năm tháng không hề thay đổi. Không già đi, hay đạo mạo hơn. Nó vẫn trau chuốt mà thật thà. Tình cảm mà nghiêm trang. Nếu không có biến cố 75 làm đứt đoạn sinh hoạt âm nhạc, có thể giọng Quang sẽ bay bổng, bay cao hơn nữa, xứng đáng với tài năng của mình.
Thị hiếu của người thưởng ngoạn đôi khi thay đổi theo thời cuộc và đời sống. Cách hát lừng khừng, đọc lời từ rời rạc của Tuấn Ngọc lại ăn khách hơn giọng chững chạc và chân phương của Duy Quang. Ngẫm lại, có khi chính vì loại nhạc Duy Quang chọn để hát khi ở hải ngoại không thích hợp như những ca khúc Phạm Duy mà anh hát khi mới lớn. Ca khúc là chính chứ không là giọng hát nữa.
Giọng hát Duy Quang mất đi, nhiều cô vẫn nhắc nhớ mãi trong tâm khảm, dù nay nàng đã là bà nội, bà ngoại rồi. Giọng hát đánh dấu một phần đời đã mất, một quê hương đã xa...
Quỳnh Giao
Từ trái: Kim Tước, Thái Thảo, Bích Liên, Duy Quang, Phạm Duy, Quỳnh Giao, Mai Hương ...
(Nguồn: Tạp Ghi Quỳnh Giao / Người Việt - December 28, 2012)
Duy Quang là con trai đầu lòng của cặp nghệ sĩ Phạm Duy-Thái Hằng. Anh vừa giã từ chúng ta tuần qua, hưởng thọ 62 tuổi.
Cô Thái và chú Duy có cả thẩy tám đứa con: Quang, Minh, Hùng, Cường, Hiền, Thảo, Ðức, Hạnh. Cách đặt tên của chú Duy xem như giống thân phụ là cụ Phạm Duy Tốn, đặt tên theo đức tính: Khiêm, Nhượng, Cẩn... Người viết biết Duy Quang khi còn tuổi ấu thơ, sống trong khu cư xá Chu Mạnh Trinh ở Phú Nhuận.
Quang lớn hơn cậu em kế của Quỳnh Giao một tuổi, và chúng chơi với nhau, nổi tiếng cả khu phố là vô tư phá làng phá xóm, như một bầy con trai nghịch ngợm. Là anh cả của lũ em trai cách nhau năm một, Duy Quang cũng là đầu đàn về đánh lộn. Nghịch ngợm phá phách là nghề Quang nên người viết ngạc nhiên khi lần đầu nghe Quang hát. Khuôn mặt giống y hệt bà mẹ, hiền từ và dịu dàng, nhưng lanh lợi và dí dỏm hơn. Ngày nhỏ, người viết cứ nghe thân mẫu khen cô Thái là hiền như cục bột, câu khen nghe như có chiều bực bội. Nhưng biết đâu chính “cục bột” mới là thượng sách: Cột chân, cột cẳng người chồng tài hoa chỉ bằng sợi tơ hồng mà thôi!
Năm 1975, khi ở đảo Guam, Quỳnh Giao đã nghe từ loa phóng thanh giọng của Phạm Duy kêu gọi xem có ai gặp và biết được bốn đứa con trai Quang, Minh, Hùng, Cường hiện đang ở đâu không? Gia đình ông phút cuối chỉ đi được hai vợ chồng và bốn đứa nhỏ là Hiền, Thảo, Ðức, Hạnh.
Con người Phạm Duy rất lạ, có đầy nghịch lý. Với dư luận, ông có thể là người hoang đàng nhưng trong nhà lại ngăn nắp lo cho vợ con dù rằng phát biểu và dạy dỗ theo lối phóng túng và trào phúng. Ông mang tiếng là người tình ưa lang chạ, mà không bao giờ bỏ nhà qua đêm. Ông không ưa rượu chè, và thức giấc rất sớm, làm việc có quy củ và kỷ luật.
Khi Duy Quang và các em vừa mới lớn, Quang lập ban nhạc The Dreamers, ban đầu hát cho club Mỹ. Sau đó thì được Jo Marcel mời cộng tác với phòng trà Ritz trên đường Trần Hưng Ðạo. Thời gian này vào khoảng đầu thập niên 70, Quỳnh Giao cùng ba em gái là Vân Quỳnh, Vân Hòa và Vân Khanh cũng hát cho anh Jo, lấy tên là ban hợp ca Bốn Phương. Tên này do Nguyễn Long đặt cho, vì cùng tên với hãng băng nhạc Bốn Phương của anh.
Giọng hát Duy Quang khác với mẹ mà gần với cha. Ngày xưa, giọng Thái Hằng nhẹ nhàng và hơi yếu ớt. Cô hát bè cho Thái Thanh là nhất, vì giọng cô Thanh sắc sảo véo von, đi với giọng ấm áp nhẹ nhàng của cô Hằng càng làm nổi cho giọng chính cao vút. Cặp song ca ấy xưa nay chưa có người thay thế, kể cả cặp chị em Mai Hương-Bạch Tuyết, hay Thái Hiền-Thái Thảo sau này.
Trái với giọng Thái Hằng, giọng Duy Quang, cũng như Thái Hiền và Thái Thảo đều mạnh và rõ. Người viết thích nhất cách nhả chữ, đọc lời từ của cả hai anh em. Họ hát bằng giọng ngực, hơi rất dài, chuỗi ngân đều đặn, âm lượng dầy và súc tích. Duy Quang nhỏ hơn em rể Tuấn Ngọc (chồng của Thái Thảo) vài tuổi, nhưng nổi tiếng trước. Lý do là vì khi ở Việt Nam trước 75, Tuấn Ngọc chỉ hát cho club Mỹ với phong cách của một Sammy Davis. Tuấn nổi tiếng khi ra hải ngoại, và nổi như cồn, cho đến giờ vẫn còn ở đỉnh cao. Trái lại, Quang nổi như cồn khi chưa đến 20.
Ở tuổi thiếu niên, giọng hát Quang làm bao nhiêu trái tim thiếu nữ Việt Nam rơi rụng. Những ca khúc của Phạm Duy thập niên 70 đều do Quang diễn tả. Từ “Trả lại Em Yêu”, “Nha Trang Ngày Về”, “Con Ðường Tình ta Ði”, cho đến những ca khúc phổ thơ như “Thà Như Giọt Mưa”, “Cô Bắc Kỳ Nho Nhỏ”, “Còn Chút Gì Ðể Nhớ”, “Chuyện Tình Buồn”, v.v.
Quang diễn đạt xuất sắc, giọng hát như viên ngọc không vết gợn. Ðặc biệt là sự chừng mực hiếm có của tiếng hát: Tình cảm mà không ủy mị, lãng mạn mà không mơn trớn mùi cải lương. Nghe rõ là nam nhi chí khí dù còn là thiếu niên. Và lạ thay, giọng hát ấy theo năm tháng không hề thay đổi. Không già đi, hay đạo mạo hơn. Nó vẫn trau chuốt mà thật thà. Tình cảm mà nghiêm trang. Nếu không có biến cố 75 làm đứt đoạn sinh hoạt âm nhạc, có thể giọng Quang sẽ bay bổng, bay cao hơn nữa, xứng đáng với tài năng của mình.
Thị hiếu của người thưởng ngoạn đôi khi thay đổi theo thời cuộc và đời sống. Cách hát lừng khừng, đọc lời từ rời rạc của Tuấn Ngọc lại ăn khách hơn giọng chững chạc và chân phương của Duy Quang. Ngẫm lại, có khi chính vì loại nhạc Duy Quang chọn để hát khi ở hải ngoại không thích hợp như những ca khúc Phạm Duy mà anh hát khi mới lớn. Ca khúc là chính chứ không là giọng hát nữa.
Giọng hát Duy Quang mất đi, nhiều cô vẫn nhắc nhớ mãi trong tâm khảm, dù nay nàng đã là bà nội, bà ngoại rồi. Giọng hát đánh dấu một phần đời đã mất, một quê hương đã xa...
Quỳnh Giao
Từ trái: Kim Tước, Thái Thảo, Bích Liên, Duy Quang, Phạm Duy, Quỳnh Giao, Mai Hương ...
-
- Global Mod
- Bài viết: 6474
- Ngày tham gia: Tư T9 20, 2006 5:00 pm
Re: Ca sĩ Duy Quang qua đời
[7mau]Một số CD do Duy Quang thực hiện[/7mau]
-
- Global Mod
- Bài viết: 6474
- Ngày tham gia: Tư T9 20, 2006 5:00 pm
Re: Ca sĩ Duy Quang qua đời
Duy Quang 1 tuổi với bố mẹ Phạm Duy & Thái Hằng
Duy Quang và bố mẹ & các em: Duy Minh, Duy Hùng, Duy Cường, Thái Hiền, Thái Thảo, Duy Đức, Thái Hạnh (thứ tự theo thời gian)
Duy Hùng, Thanh Lan, Duy Quang (Đại hội Nhạc Trẻ - Sài Gòn 1974)
Từ trái: Elvis Phương, Tuấn Ngọc, Duy Quang, Anh Khoa
Từ trái: Duy Quang, Tuấn Ngọc, Đức Huy, Elvis Phương
3 anh em: Duy Cường, Duy Quang, Duy Minh
- Lê Hồng Anh
- Thành viên thường xuyên
- Bài viết: 2540
- Ngày tham gia: Bảy T4 14, 2012 11:35 pm
- Đến từ: TP hồ chí minh
- Tiếp xúc:
Re: Ca sĩ Duy Quang qua đời
Cám ơn chị tuyetmai về nhữngtư liệu , hình ảnh này .
[7mau]I Am The Best[/7mau]
- khoi
- Site Admin
- Bài viết: 21655
- Ngày tham gia: Sáu T5 07, 2004 5:00 pm
- Đến từ: Thành Phố Sương Mù ...
- Tiếp xúc:
Re: Ca sĩ Duy Quang qua đời
Duy Quang hồi nhỏ nhìn thấy dể thương ghê ...
- vidolaem
- Thành viên thường xuyên
- Bài viết: 1854
- Ngày tham gia: Bảy T12 31, 2011 6:30 am
- Đến từ: Saigon
Re: Ca sĩ Duy Quang qua đời
Chị Tuyết Mai tìm ra được những tấm hình hiếm, thật là hay, cám ơn chị TM!
Kẻ thù của kẻ thù chưa chắc là bạn,
Bạn của kẻ thù không hẳn là kẻ thù
Bạn của kẻ thù không hẳn là kẻ thù
-
- Global Mod
- Bài viết: 6474
- Ngày tham gia: Tư T9 20, 2006 5:00 pm
Re: Ca sĩ Duy Quang qua đời
Các bạn ui ! không có chi , xem tiếp nè
Ngọc Lan & Duy Quang
Duy Quang & Phi Khanh
Yến Xuân và Duy Quang
Thái Hiền và Duy Quang
Duy Quang và Ánh Tuyết
Ngọc Lan & Duy Quang
Duy Quang & Phi Khanh
Yến Xuân và Duy Quang
Thái Hiền và Duy Quang
Duy Quang và Ánh Tuyết
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Ca sĩ Duy Quang qua đời
[7mau]KHÔNG CÒN KIẾP ĐAM MÊ[/7mau]
[center][youtube]http://www.youtube.com/watch?v=zHBl3d9DTWc[/youtube][/center]
[center][youtube]http://www.youtube.com/watch?v=zHBl3d9DTWc[/youtube][/center]
-
- Global Mod
- Bài viết: 6474
- Ngày tham gia: Tư T9 20, 2006 5:00 pm
Re: Ca sĩ Duy Quang qua đời
Duy Quang cùng Bố và các em.
- Lê Hồng Anh
- Thành viên thường xuyên
- Bài viết: 2540
- Ngày tham gia: Bảy T4 14, 2012 11:35 pm
- Đến từ: TP hồ chí minh
- Tiếp xúc:
Re: Ca sĩ Duy Quang qua đời
Chị TUYETMAI , hình hôm qua và clip của chị TÂN CỔ đưa lên , chưa kịp cám ơn , hôm nay có hình mới nữa rồi . .
Hình hôm nay là hình mới hôm SINH NHẬT 4/11/2012 nhìn ca sĩ DUY QUANG ốm nhiều quá ( nhưng cũng vui vì còn ăn được sinh nhật cuối cùng bên gia đình ) . Đúng là SANH , LÃO , BỆNH , TỬ .
Hình hôm nay là hình mới hôm SINH NHẬT 4/11/2012 nhìn ca sĩ DUY QUANG ốm nhiều quá ( nhưng cũng vui vì còn ăn được sinh nhật cuối cùng bên gia đình ) . Đúng là SANH , LÃO , BỆNH , TỬ .
[7mau]I Am The Best[/7mau]