WELCOME TO THE NEW PHORUM
THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Bye Bye .....
MC DUC TIEN
Nghệ sĩ lão thành Lệ Thẩm qua đời
[7mau]Nghệ sĩ lão thành Lệ Thẩm qua đời[/7mau]
Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm
[7mau]Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm[/7mau] Sau thời gian chống chọi với nhiều căn bệnh, nghệ sĩ Tùng Lâm đã trút hơi thở cuối cùng lúc 4 giờ 30 phút ngày 15-10 tại nhà riêng. Ông tên thật...
CHẾT VẪN KHÔNG YÊN!
-Mỗi con sông chảy mỗi cánh khác của riêng mình Tôi là dòng nước đảo điên Quen vượt thác vượt ghềnh Không thể im lìm trôi xuôi - Sông chảy về đâu buồn hay tĩnh lặng Ra đại dương...
TIN BUỒN: NS Bích Thủy qua đời,ở tuoi 73
[video]http://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/video] [youtube]https://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/youtube]
VUA NHẠC SẾN ĐI RỒI....
Nhạc sĩ Vinh Sử thường được khán giả gọi là 'vua nhạc sến' bởi hàng trăm ca khúc đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt. Sau khi ông qua đời, nhiều nghệ sĩ bày tỏ sự tiếc...
TRẢ LẠI TÊN CHÙA.
Hội Sân khấu trả lại bảng tên Chùa Nghệ sĩ. Ngày 20/06/2022. Hội Sân khấu trả lại tên Chùa Nghệ sĩ như ban đầu, sau hai ngày thay đổi bằng bảng "Nghĩa trang nghệ sĩ". Chiều 20/6,...
Buồn Nhất khi Nghệ sĩ Thanh Kim Huệ qua đời
Khộng theo dõi tin tức ở đây nhưng qua nhiều kênh thông tin khác, được biết nữ nghệ sĩ tài danh Thanh Kim Huệ qua đời, buồn ơi là buốn, buồn hơn hết, không phải thương ai ghét ai mà sao nghe buồn...
Phan ưu cuoi nam
MH đã gởi điện thơ chúc năm mới 2022 anh chị Trần quang Hải nhưng không nghỉ là anh đã ra đi ngày hôm nay mặc dù anh đã cầm cự với căn bệnh hiểm nghèo mấy năm nay rồi. Thôi ,như vậy anh nhẹ...
Nữ danh ca
Thanh Kim Huệ đã ra đi :hoa: :flower: :)) :cry:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời

Nơi tưởng nhớ những NS đã quá cố.
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
Hình đại diện của thành viên
khoi
Site Admin
Site Admin
Bài viết: 21655
Ngày tham gia: Sáu T5 07, 2004 5:00 pm
Đến từ: Thành Phố Sương Mù ...
Tiếp xúc:

Re: Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời

Bài viết chưa xem by khoi »

Hình như bài Thà Như Giọt Mưa, cũng được tác giả bên cổ nhạc chọn cho các bài TCGD nửa ...
Bài nầy thì Thanh Kim Huệ & Chí Tâm ca ...

Còn có bài Ngày Trở Về (Mỹ Châu & Thanh Kim Huệ & Minh Vương) và bài Tình Nghèo (Hùng Cường & Phượng Liên) ca nửa ...
Hình đại diện của thành viên
derektran
Thành viên thường xuyên
Thành viên thường xuyên
Bài viết: 2958
Ngày tham gia: Bảy T5 15, 2004 5:00 pm
Đến từ: USA

Re: Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời

Bài viết chưa xem by derektran »

Nhóm bạn văn nghệ văn gừng của RÉt có meo qua mẻo lại để survey xem bài hát nào của Phạm Duy "touches" mình nhiều nhất. Và câu trả lời là:

NGhìn Trùng Xa Cách.

"Nghìn trùng xa cách
người cuối chân trời
Đường dài hạnh phúc
Cầu chúc cho người .."

Cái nhân bản ở đây là dù đả chia tay, đả o còn "together" nửa, nhưng người trong cuộc vẩn thốt lên lời cầu chúc tốt lành nhất cho người kia... CHúc thật từ trái tim hay chỉ đầu môi chót lưởi thôi, thì chỉ có người đó mới biết. Nhưng có còn hơn không. MỘt nụ cười gượng vẩn hơn một ánh mắt xa lạ lạnh lùng dửng dưng nhìn nhau....

Thứ 2 là ca khúc xưa KỶ Niệm. Thứ 3 là PHượng Yêu, thứ tư là Đường Chiều Lá Rụng.

Trong nhửng lần phỏng vấn cuối cùng, khi hỏi ông có tiếc gì hối hận gì về bản thân. PHạm Duy đáp nhanh cái rẹt, "Tiếc nuối ân hận nhiều điều lắm chứ,..." Ông thú nhận mình mắc và làm bao nhiêu điều o nên làm, từ tình cảm, sân hận, cho đến nhửng quyết định lớn trong đời... Ông chỉ muốn "Người đời hảy nhìn và nhớ tôi qua âm nhạc của tôi mà thôi".

Thôi thì ông đả nói thế, chính đương sự đả o hài lòng về mặt "con người" của chính mình. Người ngoài là người dưng, hảy trân trọng đến cái kho tàng tinh thần văn hoá mà ông đả để lại rất phong phú và bất tận cho đời, và yên lặng kính trọng tiển đưa ông về cỏi "Nghìn Trùng Xa Cách".
Hình đại diện của thành viên
khangianhandan
Group leader
Group leader
Bài viết: 11449
Ngày tham gia: Sáu T4 20, 2012 7:12 am
Đến từ: Đất tự do

Re: Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời

Bài viết chưa xem by khangianhandan »

khoi đã viết:Hình như bài Thà Như Giọt Mưa, cũng được tác giả bên cổ nhạc chọn cho các bài TCGD nửa ...
Bài nầy thì Thanh Kim Huệ & Chí Tâm ca ...

Còn có bài Ngày Trở Về (Mỹ Châu & Thanh Kim Huệ & Minh Vương) và bài Tình Nghèo (Hùng Cường & Phượng Liên) ca nửa ...



Bà Mẹ Quê (Tân Cổ) - Thanh Tuấn, Phượng Liên

Nụ Tầm Xuân - Thanh Tuấn, Thanh Kim Huệ

Pho Buon- My Chau Thanh Tuan
VỀ MIỀN TRUNG - Thanh Tuấn & Mỹ Châu
vuongvu
Forum Mod
Forum Mod
Bài viết: 3545
Ngày tham gia: Chủ nhật T9 06, 2009 7:19 am
Đến từ: Châu Âu

Re: Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời

Bài viết chưa xem by vuongvu »

[youtube]http://www.youtube.com/watch?v=z1408u5JLXg[/youtube]
vuongvu
Forum Mod
Forum Mod
Bài viết: 3545
Ngày tham gia: Chủ nhật T9 06, 2009 7:19 am
Đến từ: Châu Âu

Re: Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời

Bài viết chưa xem by vuongvu »

[youtube]http://www.youtube.com/watch?v=jkfdwOven6A[/youtube]
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
Bài viết: 41705
Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Tiếp xúc:

Re: Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời

Bài viết chưa xem by tancogiaoduyen »

derektran, đúng là bài NGHÌN TRÙNG XA CÁCH... Thuở nhò khi được nghe bài này, dù chưa biết gì cũng ước ao một ngày nào đó mình nghìn trùng xa cách cũng có ai đó giống bài hát thì ... an ủi biết mấy :oops:
vuongvu, thanks! :hoa: :flower:
Lần đầu tiên tgd biết đến nhạc sĩ Phạm Duy lại là bài THE RAIN ON THE LEAVES và bài NƯƠNG CHIỀU muh version
chế của con nít thời đó ( Chiều ơ lúc chiều vê bà v... đi tu, ông .... ngồi khóc hu hu...)
Hình đại diện của thành viên
HoaiLang
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viết: 12853
Ngày tham gia: Bảy T8 12, 2006 5:00 pm

Re: Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời

Bài viết chưa xem by HoaiLang »

Vậy là lời của TC còn..lâm li thanh thoát hơn lời của đám ca sĩ nhạc sĩ XV của PLML. Mỗi khi cả đám..quỷ phá nhà chay kéo nhau qua chùa trộm mảng cầu bị rượt chỉ cần ù té băng qua lộ xem như..thoát! Không hiểu sao mấy thầy không bao giờ đuổi tận giết tiệt như..bà sư thái :P Vậy mà chưa..sám hối, một đám đứng bên đây nhảy..tưng tưng lôi Nương Chiều của PD: "Chiều ơi..nhớ chiều chiều bà v..đi tu..ông thầy chùa ngồi..đ..á...trong lu hởi chiều.."Hè Về của Hùng Lân ra..hét: "..Đầu thầy ch..nấu canh chua vài ba thánh còn chua..." :twisted:
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
Bài viết: 41705
Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Tiếp xúc:

Re: Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời

Bài viết chưa xem by tancogiaoduyen »

dzi là nhạc PD đã thấm vào xương tủy của wy' dzi con nít từ lúc nào muh không hay dzi cà? Chỉ biết điệu nhạc còn lời tuy không hỉu nhưng vẫn cứ rống họng hát gào that to :oops:
Nhật Thanh
Thành viên mới đến
Thành viên mới đến
Bài viết: 33
Ngày tham gia: Hai T12 24, 2012 12:18 am

Re: Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời

Bài viết chưa xem by Nhật Thanh »

Chuyện về người bạn tri kỷ của nhạc sỹ Phạm Duy


(Dân trí)- Năm 2011, người viết đã có dịp trò chuyện với nhạc sỹ Phạm Duy. Khi ấy, ông ở tuổi 90. Mái tóc ông bạc trắng nhưng vẫn giữ được tác phong nhanh nhẹn, dáng người cao lớn, giọng nói trầm ấm và vẫn giữ được độ vang, rõ…


Cuối tháng 5.2011, nhạc sĩ Phạm Duy có buổi nói chuyện và giới thiệu về âm nhạc của mình ở trung tâm phương pháp Câu lạc bộ trên phố Hàng Trống, khi ấy, ông ở tuổi 90. Người bạn cùng chia sẻ và thổ lộ những câu chuyện đời, chuyện nghề cùng ông hôm đó là Giáo sư Trần Văn Khê.

Hình ảnh

Buổi gặp mặt hôm ấy có nhiều nhà nghiên cứu, nhạc sĩ, nhà sử học như NS Phạm Tuyên, Phú Quang, nhà sử học Dương Trung Quốc… Có câu chuyện đã khiến người nghe rơi nước mắt, đặc biệt là câu chuyện về lần GS Trần Văn Khê thoát chết nhờ sách của Phạm Duy và sau hơn 60 năm, tình bạn ấy ngày càng gắn bó. Nhớ lại bài thơ mà GS Trần Văn Khê viết tặng bạn, mới thấy thật xúc động trong giờ phút chia ly này:

Quen nhau từ thưở đôi mươi

Mà nay đã ngoại chín mươi tuổi rồi

Mặc cho vật đổi sao dời

Đến khi trăm tuổi vẫn ngồi bên nhau

Vậy là ước mong sống bên nhau đến trăm tuổi của GS Trần Văn Khê đã không thành hiện thực. Nhạc sĩ Phạm Duy, người bạn kém ông một tuổi đã vĩnh viễn ra đi ở tuổi 93.


Hình ảnh

Nhạc sỹ Phạm Duy và GS Trần Văn Khê

Quy luật của cuộc sống không thể tránh khỏi vòng quay nghiệt ngã: Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Nhưng theo GS Trần Văn Khê, có một chuyện mà ngay cả nhạc sĩ Phạm Duy không hề hay biết, đó là ông đã được cứu sống một cách tình cờ nhờ cuốn sách dạy nhạc Lavignac do nhạc sĩ Phạm Duy cho mượn. Đó cũng là lí do mà hai người bạn, dù đi theo hai con đường khác nhau trong âm nhạc, nhưng rất thân thiết.

Nhạc sĩ Phạm Duy có một cuốn sách Lavignac bằng tiếng Pháp mà ông coi như bảo vật, nhưng vẫn sẵn lòng cho người bạn của mình là Trần Văn Khê mượn, khi ấy là nhạc trưởng quân đội Nam Bộ. Năm 1947, GS Trần Văn Khê bị bắt ở ngã 7 Hậu Giang và bị đem đi xử bắn. Trong tay ông khư khư cuốn sách Lavignac của bạn, một sĩ quan quân đội của địch bất ngờ, nói: "nếu bắn chết người này thì phí quá", nhờ đó, ông được sống. Cuốn sách tiếp tục được GS Trần Văn Khê mang theo đi chiến khu, rồi sang hết nước này đến quốc gia khác. Sau hơn 30 năm, từ Paris, GS Trần Văn Khê gửi trả cho nhạc sĩ Phạm Duy cuốn sách đó vẫn vẹn nguyên.

Không chỉ có tình bạn với GS Trần Văn Khê, nhạc sĩ Phạm Duy còn dành nhiều tình cảm yêu mến đối với nhạc sĩ Văn Cao, mà sau này ông đã thừa nhận đã chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Văn Cao. Đó là lần đi lưu diễn ở Hải Phòng, ông đã may mắn được quen, rồi từ sự nể phục mà hai người có sự gặp nhau trong âm nhạc, đồng cảm về nghệ thuật. Họ đã tâm sự, thổ lộ với nhau nhiều điều trong cuộc sống và Phạm Duy đã có nhiều cảm hứng từ những sáng tác của Văn Cao.

Nhạc sĩ Phạm Duy thổ lộ, ông yêu thơ từ bé, khi lớn lên lại có nhiều bạn bè là thi sĩ, bởi vậy, ông rất thích phổ nhạc cho thơ. Cũng trọng cái nghĩa, cái tình mà nhạc sĩ Phạm Duy đã thân với thi sĩ Quang Dũng với bài thơ Tây Tiến khi họ cùng nhau đi tản cư. Ông cũng rất cảm mến tài năng và con người của nhà thơ Hoàng Cầm.

Hình ảnh


Một mảng rất quan trọng trong âm nhạc của Phạm Duy, đó là phổ nhạc cho thơ. GS Trần Văn Khê nói: Phạm Duy rất giỏi phổ nhạc cho thơ, dù thơ 7 chữ hay lục bát đều rất tài tình, đặc biệt là dân ca, ca dao đã đi vào huyết quản khiến hồn nhạc quyện hồn thơ, phổ như giỡn chơi, nhưng lại rất đẹp, rất văn hóa. Chẳng hạn Trèo lên cây bưởi hái hoa theo Hò, Xề, Xang, Xê, Cống, Líu, Ầu ơ tiếng hát Nguyễn Du được chuyển hệ và chuyển hò.

Trước nay, hầu như ít người thành công trong việc phổ thơ thất ngôn của Hàn Mạc Tử, vậy mà nhạc sĩ Phạm Duy đã rất thành công. Ông nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp thi ca của Hàn Mạc Tử và quyết định không dùng nhạc ngũ cung thông thường, mà chuyển sang thất cung để có thêm nhiều âm giai.

Với Truyện Kiều, nhiều người cho rằng phổ nhạc là không tưởng, nhưng GS Trần Văn Khê cho rằng Phạm Duy làm “quá giỏi”.

Nói về những sáng tác của ông, nhạc sĩ Nguyễn Thế Hiển (Đài truyền hình KTS VTC) nhận xét: Ca khúc của Phạm Duy cứ như là hai tác phẩm trong một vậy. Nhạc độc lập, lời cũng như một bài thơ, rất hiếm nhạc sỹ nào có khả năng tuyệt kỹ như vậy. Ông là một trong những nhạc sĩ có khối lượng tác phẩm viết theo thể loại trường ca bậc nhất của nền âm nhạc Việt Nam. Trong những lời tưởng nhớ đến nhạc sĩ Phạm Duy, Biên tập viên âm nhạc ở Nhà xuất bản Âm nhạc viết: Trong những lời Phật dạy có câu: “Cuộc đời là bể khổ”, có lẽ với Phạm Duy cuộc đời nhiều thăng trầm câu ấy càng thấm thía hơn. Bây giờ vị nhạc sĩ tài hoa đã thoát khỏi cõi trần, biết đâu ở nơi xa ông lại được hội tụ với những người bạn nhạc năm nào, hay lại đắm đuối thả hồn với cô hái mơ nơi núi rừng Hương Sơn xưa kia bất chợt gặp và để rồi gây mối tơ vương trong tâm hồn chàng nhạc sĩ đa cảm khiến ông phải giãi bày trong ca khúc của mình.


Nhạc sĩ Nguyễn Quang Long chia sẻ:

“Phạm Duy là một chàng trai phố cổ Hà Thành, nhưng ông lại là người hiểu và khai thác đậm chất dân gian Bắc bộ vốn vẫn bị gán mác "nhà quê" vào ca khúc của mình. Có những ca khúc chúng ta dễ dàng cảm nhận được chẳng hạn như “Áo anh sứt chỉ đường tà”. Song, cũng có những ca khúc phải nghe nhiều mới ngấm. Ngày nhỏ, ở thị xã nhỏ nơi gia đình tôi ở - nay là thành phố Bắc Giang - tôi thấy rất nhiều người hát mấy câu tôi không nhớ chính xác nữa nhưng đại loại là: “Một chiều anh bước đi trên quãng đường đê…” Mấy câu hát ấy cứ găm vào trí nhớ của tôi, ám ảnh tôi, cho đến tận bây giờ, dù đã không còn thuộc đầy đủ lời ca của bài ca ấy nữa, cũng không nhớ tên bài hát, nhưng nó vẫn là nét giai điệu chủ đề nằm trong tâm hồn âm nhạc của tôi.

Và sau này, khi đã là một người yêu thích nghiên cứu âm nhạc dân gian, dốc thời gian với âm nhạc dân gian, tôi mới ngộ ra đó chính là những nét giai điệu đậm chất xẩm. Nhưng cái tài là nó là chất xẩm, phong cách xẩm nhưng hoàn toàn không chịu ảnh hưởng cụ thể của một làn điệu hay một giai điệu cụ thể nào. Vẫn ca khúc này, một góc độ khác, nếu chú ý, nó sẽ có những nét giai điệu rất giống với nét giai điệu mở đầu trong một nhạc phẩm rất nổi tiếng sau này của nhạc sĩ tài hoa Trần Hoàn: Lời người ra đi “Một chiều anh bước đi em tiễn chân anh tận cuối đồi, Nghe dặn lời rằng rằng chiến đấu đừng sờn lòng…” Tất nhiên hai ca khúc chỉ giống nhau ở mô-típ mở đầu, rất nhỏ, chỉ vài nốt nhạc nhưng điều đó cũng có thể thấy sự ảnh hưởng của Phạm Duy. Trên đây chỉ là ví dụ hai trong vô vàn những tác phẩm có khai thác chất liệu dân gian Việt Nam trong tác phẩm của Phạm Duy.

Bên cạnh sáng tác ca khúc, Phạm Duy dịch và đặt lời tiếng Việt nhiều ca khúc nổi tiếng thế giới. Đặc biệt, ông còn có tài viết bình luận, phê bình và những bài viết thiên về khảo cứu, nghiên cứu nhưng với văn phong dễ đọc, dễ hiểu và có giá trị tham khảo cho các công trình nghiên cứu âm nhạc sau này.

Ở góc độ công việc, tôi cùng cộng sự vừa mới biên tập xong một tập ca khúc Phạm Duy cho nhà sách Phương Nam, hiện đang trong giai đoạn sản xuất để xuất bản ra mắt bạn đọc cả nước ngay trong những ngày đầu xuân. Vậy mà vị nhạc sĩ tài ba đã không còn được nhìn tuyển tập ca khúc với hơn 100 ca khúc của mình”



Lê Nguyễn
vuongvu
Forum Mod
Forum Mod
Bài viết: 3545
Ngày tham gia: Chủ nhật T9 06, 2009 7:19 am
Đến từ: Châu Âu

Re: Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời

Bài viết chưa xem by vuongvu »

Hình như bài Phượng Yêu cũng có TCGD nhưng không nhớ do ai hát .
lechithanh1955
Thành viên thực thụ
Thành viên thực thụ
Bài viết: 281
Ngày tham gia: Ba T7 17, 2012 12:03 am

Re: Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời

Bài viết chưa xem by lechithanh1955 »

vuongvu ơi,

Video clip co bài TÌNH CA hay quá vuongvu ơi. :)) :)) [vt:)] [vt:)] .

Cám ơn bạn.
Hình đại diện của thành viên
keomienxa
Thành viên thực thụ
Thành viên thực thụ
Bài viết: 975
Ngày tham gia: Chủ nhật T7 22, 2012 8:04 am

Re: Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời

Bài viết chưa xem by keomienxa »




Lệ Thu hay Lệ Thủy? ngoài trang chính thấy Minh cảnh-Lệ Thủy mừ
Ngán cơm ăn phở đồ tàu
Dù ăn đủ thứ cũng nhào về cơm
Ai ơi lướt web ta bà
Cải lương xin ghé trang nhà chấm com
Hình đại diện của thành viên
khoi
Site Admin
Site Admin
Bài viết: 21655
Ngày tham gia: Sáu T5 07, 2004 5:00 pm
Đến từ: Thành Phố Sương Mù ...
Tiếp xúc:

Re: Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời

Bài viết chưa xem by khoi »

Nhạc Sĩ Phạm Duy Qua Đời

Trần Vấn Lệ

Qua đời là Đi Qua Khỏi Cõi Đời, là Đi Ra Khỏi Cõi Đời, là Từ Trần,…là Chết!
Hàng chữ Nhạc Sỹ Phạm Duy Qua Đời là tựa đề một bản tin hàng ngày của đài phát thanh BBC phát đi từ Thủ Đô London, nước Anh, sáng sớm ngày Chúa Nhật 27 tháng Giêng năm 2013.

Tôi mở nhiều báo điện tử trong nước, đọc được tin nhạc sĩ Phạm Duy đã qua đời. Thế là không còn nghi ngờ gì nữa. Một ông già chin mươi ba tuổi, hơn tháng trước vừa ôm ngực khóc cái chết của đứa con đầu lòng bạo bệnh, ông già không chịu đựng nổi và ngã bệnh.

Con cháu đưa ông vào bệnh viện tại Sài Gòn, các bác sĩ tận tình chăm sóc nhưng không sao cãi được số trời: Phạm Duy – một Nhạc Sĩ Tài Danh của Việt Nam trải dài hai Thế Kỷ qua – đã trút hơi thở vào buổi xế trưa ngày Chúa Nhật. Khi Việt Nam ngày Chúa Nhật thì bên Mỹ đang còn ngày Thứ Bảy. Tin nhạc sĩ Phạm Duy qua đời, các đài phát thanh Mỹ, Pháp, Úc đều đưa tin sớm, các báo Việt Ngữ, các đài Phát Thanh, Truyền Hình Việt Nam ở ngoài nước sau đó cũng loan tin, không cần dè dặt.

Có nhiều người mong Phạm Duy chết liền ngay khi ông “quay đầu về núi”, về với nước Việt Nam Cộng Sản, năm 2005, ông không chết năm đó…thì có ngày cũng phải chết thôi! Không ai đặt ra chuyện “Nghĩa Tử Nghĩa Tận” với Phạm Duy vì người ta ghét Cộng Sản, Phạm Duy “quy hàng” Cộng Sản là làm nhục cho người “Quốc Gia”. Mới thấy sớm nhất có bài báo của ông Nguyễn Thiếu Nhẫn, người còn có bút danh Lão Móc, đăng trên vài báo mạng. Ông Nguyễn Thiếu Nhẫn hoàn toàn không thương tiếc gì cái tài, cái danh của nhạc sĩ Phạm Duy. Một bài khác, không biết có lên mạng chưa, nhưng phóng vào hộp thư e mail của tôi, thì có vẻ ngậm ngùi. Bài này của nhạc sĩ Châu Đình An, tác giả nhạc phẩm nổi tiếng Đêm Chôn Dầu Vượt Biển. Trong bài viết của Châu Đình An có đoạn:

“Người nghệ sĩ Việt Nam đứng giữa hai lằn đạn của hai chiến tuyến khác nhau trong mọi thời kỳ, dù chiến tranh hay hoà bình hiện nay. Và người nghệ sĩ trong một giây khắc xúc cảm rất dễ trở nên yếu đuối. Vì tâm hồn không yếu đuối, không thể là nghệ sĩ.

Cái còn lại, tôi nghĩ xa hơn, một khi tâm hồn chúng ta yếu đuối, cần có nơi nương tựa, cần có nơi chở che. Cộng đồng hải ngoại là nơi để nương tựa, nơi để thở than và mong nhận che chở. Dù sao thì, cộng đồng chúng ta ở hải ngoại khi thương thì hết lòng, khi ghét thì hết tình. Ngay như bản thân tôi về ở Orlando, Florida hơn 20 năm qua, chuyên làm kinh tế, nghĩa là lo đi làm ăn, mà vẫn không yên, tôi hiểu con người ta, chỉ có một thiểu số có sự ganh ghét, đố kỵ, chụp mũ và thiếu sự cảm thông. Do vậy, không riêng gì ông Phạm Duy, mà còn nhiều nữa, cộng đồng nói chung, đôi khi vì quá nhiệt tình, quá sôi nổi, quá bức xúc vì chế độ cộng sản Việt Nam, do vậy vô tình đã thiếu sự khoan dung, thiếu sự che chở, không có trái tim bao dung che chở, nương tựa cho những nhà văn hoá, chính trị, tôn giáo. Cuối cùng, chỉ xô đẩy người ta sống theo cách sống của họ là bất chấp, và họ trở thành ích kỷ. Điều này đã xảy ra ở các hiện tượng Nguyễn Cao Kỳ, Thích Nhất Hạnh và bây giờ là Phạm Duy.”

Một Bản tin của Đài Phát Thanh BBC, một bài viết của nhạc sĩ Châu Đình An, tôi nghĩ đây là hai bài “đại diện” tỏ bày lòng yêu thương và quyến luyến nhạc sĩ Phạm Duy. Nói “đại diện” tức là tôi có cảm nghĩ rằng có nhiều người không ghét Phạm Duy đến nỗi phải căm thù. Tôi chép đủ hai bài đó, xin Đài BBC và nhạc sĩ Châu Đình An cho tôi ké vào vài giọt nước mắt…

Tôi thật buồn tôi khi tôi nhớ lại vào năm 2005, khi biết tin nhạc sĩ Phạm Duy chính thức trở về, tôi có viết một bài rất nặng lời dành cho người phản bội. Tôi hứa với độc giả báo Văn Nghệ Tiền Phong là tôi sẽ không bao giờ nhắc nữa đến cái tên Phạm Duy. Sở dĩ tôi viết được bài báo đó vì tôi “lượm lặt” được một số chuyện không tốt của Phạm Duy:

1, Chuyện trai gái lẳng lơ: Trước năm 1975, ở Sài Gòn, nhạc sĩ Phạm Duy bị báo chí móc lò về chuyện trăng hoa, bậy bạ, nhảm nhí, mà ba chuyện nổi cộm là: Phạm Duy “cua” ca sĩ Khánh Ngọc, Phạm Duy léng phéng với ca sĩ Julie (người sau này là con dâu của Phạm Duy) và…Phạm Duy từng khoe đã qua tay hai trăm cô gái.

Chuyện thứ nhất, tôi hỏi một số bạn làm báo kỳ cựu, được biết: báo chọc Phạm Duy…cho bõ ghét!

Chuyện thứ hai, chính tôi gặp Julie trong một buổi Ra Mắt Sách của Bác Sĩ Nguyễn Xuân Quang tại Orange County, California, tôi hỏi vài người lớn tuổi, chịu chơi một thời Sài Gòn, tôi bị la: “Người ta nói bậy đó. Trước khi lấy Duy Quang, Julie là học trò của Phạm Duy, ông dành cho cô này nhiều cảm tình và chăm sóc tận tình, nên mang tiếng… kiểu khách quan!

Chuyện thứ ba, là chuyện nhạc sĩ Phạm Duy khoe với ai, ở đâu, không biết, nhưng có một ký giả hỏi Phạm Duy có thật vậy không, Phạm Duy cười và bảo người phóng viên kia nếu muốn biết rõ hơn thì nên hỏi thẳng bà Thái Hằng, vợ của Phạm Duy!

Còn các chuyện khác… cũng nặng mùi xú uế lắm, nghe mà phát tởm, nhưng qua bài viết của ông Nguyễn Thiếu Nhẫn thì tôi “bổ ngửa”. Chuyện “dây” mà nào phải “dậy”. Toàn là Oan Ôi Ông Địa…Lu, không hà!

Chuyện với Giáo Sư Lê Hữu Mục tại Canada đúng là chuyện phịa của một nhà trí thức có tên tuổi! Giáo Sư Lê Hữu Mục “méc” với ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chủ Nhiệm Báo Làng Văn rằng-thì-là Phạm Duy khoe với “tui”: Tất cả các bản nhạc Hay của mình, Phạm Duy đều làm ở trong cầu tiêu! Khi nghe được chuyện này )lùm xùm trên các báo chợ hồi ấy), Phạm Duy đã phân bua: “Tôi không hề gặp và nói chuyện như vậy với Giáo Sư Lê Hữu Mục, tôi sẽ đi kiện đòi bồi thường danh dự”.. Vì…không thấy Phạm Duy kiện tụng gì, ai cũng yên chí là… đúng như vậy! Mà nói chí tình: Phạm Duy có tiền đâu để kiện ai. Sống ở Mỹ, đáo tụng đình…là chết, hơn nữa muốn kiện người ta thì phải coi họ có tiền để đền cho mình không! Chuyện này thiệt hay “giả ngộ” thì miễn bàn. Chính trên tờ báo Làng Văn có lần đăng một bài thơ dài, tác giả là tôi, chửi bới tục tỉu cô Trương Anh Thụy và Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích ở Virginia, mà tình thật tôi nào có quen hay biết gì hai vị này bao giờ! Sau này tôi “vỡ nhẽ”, chính danh thủ phạm là họa sĩ / thi sĩ Nguyễn Hữu Nhật ở Na Uy, người giữ mục Chém Đá trên báo Làng Văn làm ra và ký tên tôi…Tôi không yêu cầu báo Làng Văn đính chính…bởi tôi chẳng muốn dây dưa chuyện ruồi bu, dơ dáy đó.

Chuyện đáng “kinh hãi” là báo Ép Phê của ông Trần Trung Quân ở Pháp in hình Phạm Duy đứng chung với Đại Sứ Việt Cộng và lu loa lên là Phạm Duy chầu rìa Cộng Sản. Phạm Duy không đọc báo này nhưng có người gặp Phạm Duy đưa tờ báo cho ông thấy, ổng hoảng hồn và viết thư cho ông Trần Trung Quân. Báo Ep Phê đăng ngay bài Cải Chính và Xin Lỗi Nhạc Sĩ Phạm Duy! Việc Phạm Duy oan không ai cần biết, người ta chỉ “đồ” thêm những gì thiên hạ đồn đãi. Ác chi mà ác thế! Nhân sinh tính bản ác, nói theo Tuân Tử nghĩ cũng không ngoa vậy!

Hai mẩu chuyện trên đây tôi thấy trong bài của ông Nguyễn Thiếu Nhẫn. Ông Nguyễn Thiếu Nhẫn cứ thuận tay viết dài dài về những gì ông “bất mãn” với Phạm Duy và lờ đi, chẳng sao! Phạm Duy sống đã câm trước bao nhiêu tiếng xấu, chết rồi thì càng câm luôn! Hỡi ơi một kiếp người!…

Năm 2005 là năm không xưa lắm, tôi “hung hăng” con bo xít, bây giờ tự thấy mình hư! Tôi cúi đầu xin lỗi nhạc sĩ Phạm Duy. Tôi, hồi đó, năm 2005, tôi “quyết định” quên hẳn quá khứ tôi từng gặp Phạm Duy ở Việt Nam – khi thì Đà Lạt, khi thì Sài Gòn, tôi cứ viết cho “sướng” tôi, cho hả “căm hờn”, cho…có một bài báo cập nhật tin thời sự.

Năm 1959, tôi học trường Việt Anh ở Đà Lạt, ngồi trong lớp giờ Việt Văn của Thầy Tam Ích Lê Nguyên Tiệp, nghe tiếng gõ cửa, tôi đứng dậy ra mở. Một người đàn ông tầm thước, tóc bạc, quăn, tôi thưa: “Xin phép hỏi Bác, bác cần gì ạ?”. Người đó đáp: “Bác là Phạm Duy, con thưa với Thầy Tam Ích cho Bác gặp Thầy một phút”. Tôi đến bàn thầy giáo thưa lại với Thầy tôi, ông lật đât ra bắt tay nhạc sĩ Phạm Duy và bảo nhạc sĩ Phạm Duy lên Văn Phòng đợi mười phút nữa tan trường…

Một lần nữa, cũng tại Đà Lạt, đâu hình như năm 1962, nhạc sĩ Phạm Duy đi cùng với một nhạc sĩ Mỹ, thuê Hội Trường Hòa Bình trình diễn Mười Bài Tâm Ca. Tôi có đi dự. Khoảng hai ngàn khan giả rất “chịu” các nhạc phẩm đậm chất Tình Người của Phạm Duy nhất là bản Giọt Mưa Trên Lá, hầu như ai cũng ứa nước mắt…Trên sân khấu, Phạm Duy thật đẹp lão và hiền hòa, nói năng tao nhã; người bạn Mỹ của Phạm Duy cũng nói tiếng Việt và hát Tâm Ca…

Lần cuối cùng tôi gặp nhạc sĩ Phạm Duy ở Việt Nam vào năm 1969, tại Cư Xá Chu Mạnh Trinh Sài Gòn. Lần đó, tôi đi công tác Sài Gòn, bạn tôi nhờ cầm thư khẩn xuống trao cho nhà văn Hoàng Hải Thủy. Tôi chỉ là người đưa thư, không cần nêu tên, Tôi gõ cửa nhà nhà văn Hoàng Hải Thủy và làm xong bổn phận. Tôi ra về, giữa chừng, trước khi ra cổng cư xá Chu Mạnh Trinh thì thấy nhạc sĩ Phạm Duy đi vào, tôi chào: “Thưa Bác Phạm Duy!”. Ông dừng lại, chào lại tôi và đến vỗ vai tôi: “Anh là ai mà sao biết Bác?”. Tôi đáp: “Thưa con là đứa học trò mở cửa lớp gặp Bác khi Bác lên Đà Lạt tìm Thầy Tam Ích, Bác nhớ không ạ?”. Nhạc sĩ Phạm Duy cười thật “đẹp”: “Nhớ rồi! Lâu quá cháu nhỉ, cháu bây giờ chắc không còn là học trò?”. “Vâng, cháu đã đi dạy gần chín năm nay…”. Nhạc sĩ Phạm Duy đó, trước tôi thế đó. Sao tôi lại mù vào năm 2005 nhỉ? Tôi vừa hư vừa tệ! Lậy Trời cho tôi mù mãi. Tôi thật tình sẽ khiếp hãi khi nghe ai chửi mắng tôi từ nay khi đọc những dòng tối viết về một người vừa mất!

Thập niên 1981, tôi cải tạo về, quần áo xơ xác, người tôi đi thăm đầu tiên là Má tôi, tôi sợ mình về nhà thì hết đi đâu dễ dàng. Tôi đi rất nhiều chặng xe mới về gặp Má tôi được, phần thì người ta không niềm nỡ với người rách rưới, phần tôi có ít tiền (trại thả tôi chỉ cho có ba chục, tôi eo sèo thêm được hai chục nữa, vị chi là năm chục). Phương tiện đi lại khó, thấy người rách rưới càng không muốn giúp. Má tôi đã bỏ phố về ruộng. Tôi vào mới tới hiên nhà, Má tôi bước ra, hai Mẹ Con giống nhau như đúc: Nghèo Xác Xơ. Má tôi mặc áo bao cát, tôi thì mặc áo bà ba đen có vài miếng vá trên vai…. Tôi nhớ một bài hát của Phạm Duy: Ngày trở về có anh bước lê trên quãng đường đê… Mẹ lần mò ra trước ao nắm áo người xưa ngỡ trong giấc mơ…

Nhạc Sĩ Phạm Duy ơi…ông chết đi ở tuổi nào thì cũng vẫn là một người còn trẻ. Trẻ như anh thương binh kia…Tôi vừa nghe xong mấy bài rất tình của ông…và nhìn tấm ảnh ông thời ông còn là chàng trai Hà Nội, trước năm 1953. Thương ông quá hà…

Trần Vấn Lệ

LEKT sưu tầm.
Đã khóa

Quay về