[7mau]Phương “khói lửa” ra đi là một mất mát lớn cho điện ảnh![/7mau]
Có mặt tại đám tang của gia đình ông Lê Minh Phương, có rất nhiều nghệ sĩ đến viếng người bạn, đồng nghiệp của mình. Điều ai cũng thừa nhận là ông Phương “khói lửa” sống rất tốt, được lòng bạn bè. Có nhiều người đã nói rằng, ông Phương ra đi là một mất mát lớn cho điện ảnh nước nhà.
Theo một số người bạn của ông Phương, dù có nghề độc trong tay, nhưng do niềm đam mê nên ông đầu tư rất nhiều tiền của, công sức để chế tạo các loại đạo cụ phục vụ cho các cảnh phim. Điều đó làm kinh tế của ông có phần nào bị eo hẹp, hạn chế.
Với vai trò là một chuyên gia trong lĩnh vực dàn dựng hiện trường các vụ cháy, nổ trong các bộ phim, ông rất được mọi người kính nể và tôn trọng. Do đặc thù công việc của mình, ông có quan hệ rất rộng trong giới văn nghệ sĩ, đặc biệt là giới diễn viên, đạo diễn, nhà biên kịch…
Nhà biên kịch Đỗ Tài - một người bạn rất thân của ông Phương - chia sẻ: “Tôi chơi với anh Phương hàng chục năm rồi, xem nhau như anh em. Ảnh là một người có tài, có đức, xem trọng tình cảm anh em, bạn bè”.
Khi được hỏi về nghề nghiệp của ông Phương, ông Tài nói ông Phương là một tài năng, một người hết lòng vì công việc và rất đam mê. Dồn hết tâm sức cho nghề nghiệp đặc biệt của mình, ông Phương đã đóng góp không ít công sức vào sự thành công của các bộ phim.
“Có những đoạn hành động trong các phim mà tôi viết kịch bản, ảnh (ông Phương) làm rất đạt, không thua gì chuyên gia nước ngoài” - ông Tài kể trong sự tiếc nuối.
Một người bạn khác của ông Phương cũng cho rằng ông rất mê làm nghề có liên quan “khói lửa” trong các bộ phim. Đến nỗi, ông đã mày mò, thử nghiệm liên tục để chế tạo các loại súng cổ như đại bác, cạcbin… để phục vụ cho các bối cảnh trong các bộ phim mà ông nhận làm đạo cụ.
Được biết, điện ảnh Việt Nam hiện nay có rất ít chuyên gia làm bối cảnh về các màn cháy nổ, hành động gay cấn. Ông Phương gần như là người duy nhất có tay nghề cao trong việc thực hiện các màn “khói lửa” tại khu vực phía nam. Nói như nhà biên kịch Đỗ Tài thì: “Sắp tới, tôi có mấy bộ phim định nhờ ảnh làm đạo cụ, khói lửa…; nhưng ảnh đã đi, không biết ai sẽ giúp chúng tôi hoàn thành đây. Mất ảnh rồi, sẽ có rất nhiều bộ phim lâm vào cảnh khó khăn”.
Hôm nay (26.2), đông đảo người thân, bạn bè, đồng nghiệp sẽ tiễn đưa ông Phương và gia đình về nơi an nghỉ cuối cùng.
THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Phương “khói lửa” ra đi là một mất mát lớn cho điện ảnh!
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Phương “khói lửa” ra đi là một mất mát lớn cho điện ảnh!
[7mau]Công nghệ làm khói lửa:
Ít người, thủ công và nhiều rủi ro![/7mau]
Còn nhớ hồi làm phim “Người Mỹ trầm lặng” ở VN, đạo diễn Philipe Noyce đã điều cả một đội chuyên gia lão luyện về vũ khí, chất nổ để tạo nên cảnh nổ ở trung tâm TPHCM. Còn công nghệ làm khói lửa ở VN ra sao, đội ngũ những người làm khói lửa hiện như thế nào? Làm sao để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra?
Phóng viên Lao Động đã đặt câu hỏi với một số nhà làm phim VN từng làm phim chiến tranh.
Làm khói lửa ở VN vẫn thủ công
Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn từng làm phim chiến tranh “Ký ức Điện Biên”:
Những người làm khói lửa ở VN phần nhiều đều tự học, bươn chải, học truyền nghề theo kiểu nghệ nhân. Họ phải có tính chính xác, nghiêm cẩn và dũng cảm. Sự phối hợp với diễn viên phải hết sức nhịp nhàng, đồng bộ, vì chỉ sơ suất là gây tai nạn. Đã có những diễn viên nghiệp dư không có ý thức cao, chạy theo cảm hứng, trong cảnh diễn phải đuổi nhau, xô đẩy nhau đã làm quả nổ phát nổ gây tai nạn.
Có lần, tôi phải quay cảnh một cái bè bị nổ tan tành trên sông. Khi đó, phải dùng hai quả nổ và nổ cách nhau chỉ khoảng 1s, nổ quả đầu để tạo khói mù, người chủ bè kịp nhảy ùm xuống sông và quả nổ sau để tan xác cái bè. Như thế, nếu chỉ sai sót về thời gian chút ít thì sự cố cũng có thể xảy ra.
Vụ cháy nổ ở TPHCM thực đáng tiếc. Tôi không biết nguyên do vì sao anh ấy mang thuốc nổ về nhà, có thể là bệnh nghề nghiệp muốn tìm tòi thêm, cũng có thể để tranh thủ làm thêm cho các đoàn làm phim mưu sinh... Thực tế làm phim, tính rủi ro của người làm khói lửa là cao, khi anh ta phải mang theo quả nổ cạnh người...
Theo tôi, để đảm bảo an toàn cho những người làm khói lửa, phải tạo ra một guồng máy sản xuất mang tính công nghiệp, trả lương họ cao, chứ không làm kiểu thủ công, phụ thuộc vào sản phẩm như bây giờ.
Hãng phim Truyện VN: 1 người làm khói lửa
Phó GĐ Hãng phim Truyện VN, nhà quay phim Lý Thái Dũng (từng quay một số phim chiến tranh như “Ngã ba Đồng Lộc” - cùng NSND Nguyễn Hữu Tuấn, một số cảnh trong “Người đàn bà mộng du” và mới nhất là phim “Những người viết huyền thoại”):
Hãng phim Truyện VN có bề dày làm phim chiến tranh và thực tế từ trước tới nay cũng chưa có sự cố đáng tiếc nào xảy ra, trừ vài chuyện “sứt đầu mẻ trán” nhỏ. Trước đây, chúng tôi có một kho chứa thuốc nổ, súng đạn ở Đông Anh, được xây như một cái lô cốt. 5 năm trở lại đây, cái kho này không còn chứa thuốc nổ nữa mà chỉ chứa súng đạn.
Thực tế, các đoàn làm phim của hãng khi làm phim chiến tranh đều đi mua thuốc nổ ở các nhà máy quân đội và khi làm xong phim, nếu còn thừa chất nổ phải tiêu hủy ngay. Chiểu theo một văn bản nghị định của Nhà nước mới đây, đoàn làm phim “Mùi cỏ cháy” và “Những người viết huyền thoại” của hãng (dù có giấy phép của Bộ trưởng Bộ VHTTDL, của Bộ Tổng tham mưu) vẫn không thể trực tiếp mua súng đạn, thuốc nổ nữa mà phải làm hợp đồng với các đơn vị công binh để làm giúp.
Về nguyên tắc, không một ai làm khói lửa được tàng trữ súng đạn, thuốc nổ trong nhà. Thực ra, vật liệu nổ quân sự của công binh tính an toàn cao, không dễ nổ đến thế. Quả nổ muốn nổ phải có kíp để khai hỏa mà để khai hỏa phải có hệ thống điện...
Về đội ngũ những người làm khói lửa, trước hãng có bác Cơ đi học bài bản ở Liên Xô (cũ) về rồi truyền dạy cho một thế hệ làm khói lửa. Theo thời gian, lương thấp, tính rủi ro cao nên số người làm khói lửa cứ mai một dần, có người chuyển sang làm ánh sáng, nhiếp ảnh... Hiện hãng chỉ còn đúng một người làm khói lửa là anh Phan Trọng Bích, mấy ngày nay nghe chuyện ông Phương “khói lửa” trong TPHCM, anh ấy cũng bị sốc, mất ngủ mấy đêm. Mà trong kế hoạch, hãng sắp làm một phim chiến tranh về Điện Biên Phủ.
LĐ
Ít người, thủ công và nhiều rủi ro![/7mau]
Còn nhớ hồi làm phim “Người Mỹ trầm lặng” ở VN, đạo diễn Philipe Noyce đã điều cả một đội chuyên gia lão luyện về vũ khí, chất nổ để tạo nên cảnh nổ ở trung tâm TPHCM. Còn công nghệ làm khói lửa ở VN ra sao, đội ngũ những người làm khói lửa hiện như thế nào? Làm sao để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra?
Phóng viên Lao Động đã đặt câu hỏi với một số nhà làm phim VN từng làm phim chiến tranh.
Làm khói lửa ở VN vẫn thủ công
Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn từng làm phim chiến tranh “Ký ức Điện Biên”:
Những người làm khói lửa ở VN phần nhiều đều tự học, bươn chải, học truyền nghề theo kiểu nghệ nhân. Họ phải có tính chính xác, nghiêm cẩn và dũng cảm. Sự phối hợp với diễn viên phải hết sức nhịp nhàng, đồng bộ, vì chỉ sơ suất là gây tai nạn. Đã có những diễn viên nghiệp dư không có ý thức cao, chạy theo cảm hứng, trong cảnh diễn phải đuổi nhau, xô đẩy nhau đã làm quả nổ phát nổ gây tai nạn.
Có lần, tôi phải quay cảnh một cái bè bị nổ tan tành trên sông. Khi đó, phải dùng hai quả nổ và nổ cách nhau chỉ khoảng 1s, nổ quả đầu để tạo khói mù, người chủ bè kịp nhảy ùm xuống sông và quả nổ sau để tan xác cái bè. Như thế, nếu chỉ sai sót về thời gian chút ít thì sự cố cũng có thể xảy ra.
Vụ cháy nổ ở TPHCM thực đáng tiếc. Tôi không biết nguyên do vì sao anh ấy mang thuốc nổ về nhà, có thể là bệnh nghề nghiệp muốn tìm tòi thêm, cũng có thể để tranh thủ làm thêm cho các đoàn làm phim mưu sinh... Thực tế làm phim, tính rủi ro của người làm khói lửa là cao, khi anh ta phải mang theo quả nổ cạnh người...
Theo tôi, để đảm bảo an toàn cho những người làm khói lửa, phải tạo ra một guồng máy sản xuất mang tính công nghiệp, trả lương họ cao, chứ không làm kiểu thủ công, phụ thuộc vào sản phẩm như bây giờ.
Hãng phim Truyện VN: 1 người làm khói lửa
Phó GĐ Hãng phim Truyện VN, nhà quay phim Lý Thái Dũng (từng quay một số phim chiến tranh như “Ngã ba Đồng Lộc” - cùng NSND Nguyễn Hữu Tuấn, một số cảnh trong “Người đàn bà mộng du” và mới nhất là phim “Những người viết huyền thoại”):
Hãng phim Truyện VN có bề dày làm phim chiến tranh và thực tế từ trước tới nay cũng chưa có sự cố đáng tiếc nào xảy ra, trừ vài chuyện “sứt đầu mẻ trán” nhỏ. Trước đây, chúng tôi có một kho chứa thuốc nổ, súng đạn ở Đông Anh, được xây như một cái lô cốt. 5 năm trở lại đây, cái kho này không còn chứa thuốc nổ nữa mà chỉ chứa súng đạn.
Thực tế, các đoàn làm phim của hãng khi làm phim chiến tranh đều đi mua thuốc nổ ở các nhà máy quân đội và khi làm xong phim, nếu còn thừa chất nổ phải tiêu hủy ngay. Chiểu theo một văn bản nghị định của Nhà nước mới đây, đoàn làm phim “Mùi cỏ cháy” và “Những người viết huyền thoại” của hãng (dù có giấy phép của Bộ trưởng Bộ VHTTDL, của Bộ Tổng tham mưu) vẫn không thể trực tiếp mua súng đạn, thuốc nổ nữa mà phải làm hợp đồng với các đơn vị công binh để làm giúp.
Về nguyên tắc, không một ai làm khói lửa được tàng trữ súng đạn, thuốc nổ trong nhà. Thực ra, vật liệu nổ quân sự của công binh tính an toàn cao, không dễ nổ đến thế. Quả nổ muốn nổ phải có kíp để khai hỏa mà để khai hỏa phải có hệ thống điện...
Về đội ngũ những người làm khói lửa, trước hãng có bác Cơ đi học bài bản ở Liên Xô (cũ) về rồi truyền dạy cho một thế hệ làm khói lửa. Theo thời gian, lương thấp, tính rủi ro cao nên số người làm khói lửa cứ mai một dần, có người chuyển sang làm ánh sáng, nhiếp ảnh... Hiện hãng chỉ còn đúng một người làm khói lửa là anh Phan Trọng Bích, mấy ngày nay nghe chuyện ông Phương “khói lửa” trong TPHCM, anh ấy cũng bị sốc, mất ngủ mấy đêm. Mà trong kế hoạch, hãng sắp làm một phim chiến tranh về Điện Biên Phủ.
LĐ
- khoi
- Site Admin
- Bài viết: 21655
- Ngày tham gia: Sáu T5 07, 2004 5:00 pm
- Đến từ: Thành Phố Sương Mù ...
- Tiếp xúc:
Re: Phương “khói lửa” ra đi là một mất mát lớn cho điện ảnh!
Quả thật nghề rủi ro thiệt ...
Nếu không cẩn thận thì hại luôn diển viên và người đóng thế.
Nếu không cẩn thận thì hại luôn diển viên và người đóng thế.