THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Nhạc sĩ Văn Gỉảng qua đời
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
- phuongdiep
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 5044
- Ngày tham gia: Ba T3 22, 2011 5:08 pm
Nhạc sĩ Văn Gỉảng qua đời
Nhạc sĩ Văn Gỉảng qua đời
Melbourne, Úc Đại Lợi:Nhạc sĩ Văn Giảng sinh ngày 12 tháng 5 năm 1924 tại Huế. Xuất thân trong một gia đình trung lưu có truyền thống về âm nhạc; ông nội của Văn Giảng là một nhạc sĩ cổ nhạc, ngay từ bé Văn Giảng đã tỏ ra những năng khiếu về âm nhạc. Ông bắt đầu tập chơi mandoline rồi sau đó đến guitar.
Văn Giảng từng dạy nhạc ở Huế, rồi ông vào Sài Gòn thi tú tài và tốt nghiệp cử nhân ở đó. Sau khi thi đỗ Anh văn ở Hội Việt Mỹ, Văn Giảng trúng tuyển và ông sang Hoa Kỳ học âm nhạc tại Hawaii và Bloomington. Tốt nghiệp xuất sắc, ông được học bổng để tiếp tục nghiên cứu bậc cao học âm nhạc. Sau đó Văn Giảng trở về nước và được đề cử làm giám đốc trường Quốc gia Âm nhạc Huế.
Phần lớn các sáng tác của Văn Giảng thuộc thể loại hùng ca như "Thúc quân" (1949), "Lục quân Việt Nam" (1950), "Đêm Mê Linh" (1951), "Quân hành ca" (1951), "Qua đèo" (1952), "Nhảy lửa" (1953)... nhưng ông còn viết tình ca với bút danh Thông Đạt, nổi tiếng nhất là nhạc phẩm "Ai về sông Tương".
Với bút danh Thông Đạt, Văn Giảng còn sáng tác một số nhạc phẩm khác như "Đôi mắt huyền", "Hoa cài mái tóc", "Tình em biển rộng sông dài", "Xin đừng chờ em nữa".
Sau Tết Mậu Thân 1968, Văn Giảng dạy nhạc tại trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn, tham gia sinh hoạt ca nhạc ở đài phát thanh, đài truyền hình và soạn hòa âm cho hãng đĩa Asia, Sóng Nhạc.
Cũng trong thời gian này, với bút danh Thông Đạt, ông viết tiếp một số tình khúc khác. Đồng thời, Văn Giảng được Bộ Văn hóa Giáo dục đề cử làm Trưởng phòng Học vụ Nha Mỹ thuật, đảm trách học vấn của các trường Âm nhạc Sài Gòn, Huế và các trường Cao đẳng Mỹ thuật.
Sau 1975, nhạc sĩ Văn Giảng ở lại Việt Nam cho đến năm 1981 ông vượt biên đến đảo Natuna, Indonesia, sau chuyển đến đảo Pulau Galang. Ở đây, trong 6 tháng, Văn Giảng sáng tác một số bài nói lên thân phận của những người lưu vong mà bài đầu tiên là "Natuna người tình đầu" cùng một số 70 ca khúc khác.
Ngày 20 tháng 5 1982, Văn Giảng định cư tại Úc, ở đây, ông tiếp tục con đường âm nhạc, soạn và xuất bản nhiều sách dạy nhạc viết bằng Việt ngữ và Anh ngữ, sách nhạc lý như cách dùng hợp âm, tự học tây ban cầm, hòa âm, sáng tác, học hát, học đàn... Văn Giảng còn sáng tác thêm nhiều tình khúc được tập hợp thành một số tập, như 12 tình khúc (Tập I), 12 Tình Khúc (Tập II).
Ông qua đới vào ngày 9 tháng 5 năm 2013 tại Melbourne, hưởng thọ 89 tuổi.
Melbourne, Úc Đại Lợi:Nhạc sĩ Văn Giảng sinh ngày 12 tháng 5 năm 1924 tại Huế. Xuất thân trong một gia đình trung lưu có truyền thống về âm nhạc; ông nội của Văn Giảng là một nhạc sĩ cổ nhạc, ngay từ bé Văn Giảng đã tỏ ra những năng khiếu về âm nhạc. Ông bắt đầu tập chơi mandoline rồi sau đó đến guitar.
Văn Giảng từng dạy nhạc ở Huế, rồi ông vào Sài Gòn thi tú tài và tốt nghiệp cử nhân ở đó. Sau khi thi đỗ Anh văn ở Hội Việt Mỹ, Văn Giảng trúng tuyển và ông sang Hoa Kỳ học âm nhạc tại Hawaii và Bloomington. Tốt nghiệp xuất sắc, ông được học bổng để tiếp tục nghiên cứu bậc cao học âm nhạc. Sau đó Văn Giảng trở về nước và được đề cử làm giám đốc trường Quốc gia Âm nhạc Huế.
Phần lớn các sáng tác của Văn Giảng thuộc thể loại hùng ca như "Thúc quân" (1949), "Lục quân Việt Nam" (1950), "Đêm Mê Linh" (1951), "Quân hành ca" (1951), "Qua đèo" (1952), "Nhảy lửa" (1953)... nhưng ông còn viết tình ca với bút danh Thông Đạt, nổi tiếng nhất là nhạc phẩm "Ai về sông Tương".
Với bút danh Thông Đạt, Văn Giảng còn sáng tác một số nhạc phẩm khác như "Đôi mắt huyền", "Hoa cài mái tóc", "Tình em biển rộng sông dài", "Xin đừng chờ em nữa".
Sau Tết Mậu Thân 1968, Văn Giảng dạy nhạc tại trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn, tham gia sinh hoạt ca nhạc ở đài phát thanh, đài truyền hình và soạn hòa âm cho hãng đĩa Asia, Sóng Nhạc.
Cũng trong thời gian này, với bút danh Thông Đạt, ông viết tiếp một số tình khúc khác. Đồng thời, Văn Giảng được Bộ Văn hóa Giáo dục đề cử làm Trưởng phòng Học vụ Nha Mỹ thuật, đảm trách học vấn của các trường Âm nhạc Sài Gòn, Huế và các trường Cao đẳng Mỹ thuật.
Sau 1975, nhạc sĩ Văn Giảng ở lại Việt Nam cho đến năm 1981 ông vượt biên đến đảo Natuna, Indonesia, sau chuyển đến đảo Pulau Galang. Ở đây, trong 6 tháng, Văn Giảng sáng tác một số bài nói lên thân phận của những người lưu vong mà bài đầu tiên là "Natuna người tình đầu" cùng một số 70 ca khúc khác.
Ngày 20 tháng 5 1982, Văn Giảng định cư tại Úc, ở đây, ông tiếp tục con đường âm nhạc, soạn và xuất bản nhiều sách dạy nhạc viết bằng Việt ngữ và Anh ngữ, sách nhạc lý như cách dùng hợp âm, tự học tây ban cầm, hòa âm, sáng tác, học hát, học đàn... Văn Giảng còn sáng tác thêm nhiều tình khúc được tập hợp thành một số tập, như 12 tình khúc (Tập I), 12 Tình Khúc (Tập II).
Ông qua đới vào ngày 9 tháng 5 năm 2013 tại Melbourne, hưởng thọ 89 tuổi.
Người thương người, bao nhiêu cũng thiếu
Người ghét người, chút xíu cũng dư.
Người ghét người, chút xíu cũng dư.
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
- tu kien
- Forum Mod
- Bài viết: 7629
- Ngày tham gia: Hai T3 19, 2012 11:53 am
Re: Nhạc sĩ Văn Gỉảng qua đời
Xin phân ưu cùng tang quyến
( Nhớ không lầm thì ông là tác giả của bài Thúc Quân ? )
Dồn trong đêm vắng ngàn tiếng đồng loa vang lừng.
Ðầu người lô nhô xác theo bờ núi sông hò reo.
Thây tan trong khói mây, tiến quân tiến quân theo.
Nơi chốn sa trường dâng tâm hồn thúc oai vang trời.
Ðiệp Khúc:
Việt Nam vẫn đời đời. diệt quân Nguyên, quân lướt tới, thây kề thây.
Máu tuôn rơi, theo mọi đường, mây núi chập chùng, đi về đâu (láy)
Nhìn trong hơi gió thoảng bóng quân Nam lướt đi.
Thề cùng diệt tan giống tham tàn thúc quân vùng lên.
Nơi đây đất nước đã biết bao đấng anh linh,
xác thân tan cũng cố tâm đền núi sông, ân nhà.
( Nhớ không lầm thì ông là tác giả của bài Thúc Quân ? )
Dồn trong đêm vắng ngàn tiếng đồng loa vang lừng.
Ðầu người lô nhô xác theo bờ núi sông hò reo.
Thây tan trong khói mây, tiến quân tiến quân theo.
Nơi chốn sa trường dâng tâm hồn thúc oai vang trời.
Ðiệp Khúc:
Việt Nam vẫn đời đời. diệt quân Nguyên, quân lướt tới, thây kề thây.
Máu tuôn rơi, theo mọi đường, mây núi chập chùng, đi về đâu (láy)
Nhìn trong hơi gió thoảng bóng quân Nam lướt đi.
Thề cùng diệt tan giống tham tàn thúc quân vùng lên.
Nơi đây đất nước đã biết bao đấng anh linh,
xác thân tan cũng cố tâm đền núi sông, ân nhà.
Sửa lần cuối bởi 1 vào ngày tu kien với 0 lần sửa trong tổng số.
Nhớ quá khứ buồn rơi nước mắt
Nhìn tương lai lạnh toát mồ hôi !
Nhìn tương lai lạnh toát mồ hôi !
- phuongdiep
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 5044
- Ngày tham gia: Ba T3 22, 2011 5:08 pm
Re: Nhạc sĩ Văn Gỉảng qua đời
Trong câu 3 có giới thiệu ông là tác giả của bài Thúc Quân (1949) đó huynh Kiên.
Người thương người, bao nhiêu cũng thiếu
Người ghét người, chút xíu cũng dư.
Người ghét người, chút xíu cũng dư.
- tu kien
- Forum Mod
- Bài viết: 7629
- Ngày tham gia: Hai T3 19, 2012 11:53 am
Re: Nhạc sĩ Văn Gỉảng qua đời
Cám ơn Phương Diệp
Nhớ quá khứ buồn rơi nước mắt
Nhìn tương lai lạnh toát mồ hôi !
Nhìn tương lai lạnh toát mồ hôi !
- phuongdiep
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 5044
- Ngày tham gia: Ba T3 22, 2011 5:08 pm
Re: Nhạc sĩ Văn Gỉảng qua đời
Bài này hay quá, rất hùng hồn, đọc đã thấy lòng nôn nao, nóng cháy. PD biết hát bài này nè huynh Kiên. Đã lâu lắm không nghe ai hát những bài đầy nhiệt huyết như vầy.....
Người thương người, bao nhiêu cũng thiếu
Người ghét người, chút xíu cũng dư.
Người ghét người, chút xíu cũng dư.
- tu kien
- Forum Mod
- Bài viết: 7629
- Ngày tham gia: Hai T3 19, 2012 11:53 am
Re: Nhạc sĩ Văn Gỉảng qua đời
Đêm Mê Linh
[youtube]http://www.youtube.com/watch?v=oHo4KAN_sUg[/youtube]
[youtube]http://www.youtube.com/watch?v=oHo4KAN_sUg[/youtube]
Nhớ quá khứ buồn rơi nước mắt
Nhìn tương lai lạnh toát mồ hôi !
Nhìn tương lai lạnh toát mồ hôi !
- tu kien
- Forum Mod
- Bài viết: 7629
- Ngày tham gia: Hai T3 19, 2012 11:53 am
Re: Nhạc sĩ Văn Gỉảng qua đời
phuongdiep đã viết:Bài này hay quá, rất hùng hồn, đọc đã thấy lòng nôn nao, nóng cháy. PD biết hát bài này nè huynh Kiên. Đã lâu lắm không nghe ai hát những bài đầy nhiệt huyết như vầy.....
[youtube]http://www.youtube.com/watch?v=UhnxNNNcUqw[/youtube]
Nhớ quá khứ buồn rơi nước mắt
Nhìn tương lai lạnh toát mồ hôi !
Nhìn tương lai lạnh toát mồ hôi !
-
- Forum Mod
- Bài viết: 3545
- Ngày tham gia: Chủ nhật T9 06, 2009 7:19 am
- Đến từ: Châu Âu
Re: Nhạc sĩ Văn Gỉảng qua đời
Thành kính phân ưu .
- phuongdiep
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 5044
- Ngày tham gia: Ba T3 22, 2011 5:08 pm
Re: Nhạc sĩ Văn Gỉảng qua đời
Bài Đêm Mê Linh hồi đó lúc học Gia Long, PD có đóng hoạt cảnh với bài hát này, tại nhỏ con nên phải làm em bà Trưng Trắc. Lúc rút gươm ra "xung phong ....chờ đến ngày..." cứ bị rớt gươm hoài, bị thầy rầy quá chừng.
Bài này Hoàng Oanh không lên nỗi ở những nốt cao. Hội nghị Diên Hồng cũng hay lắm đó huynh. "Toàn dân nghe chăng.....?'
Bài này Hoàng Oanh không lên nỗi ở những nốt cao. Hội nghị Diên Hồng cũng hay lắm đó huynh. "Toàn dân nghe chăng.....?'
Người thương người, bao nhiêu cũng thiếu
Người ghét người, chút xíu cũng dư.
Người ghét người, chút xíu cũng dư.
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Nhạc sĩ Văn Gỉảng qua đời
ủa ủa tưởng chỉ có mí chị bên Trưng Vương mí đóng Trưng Trắc Trưng Nhị thui chứ, phuongdiep?
- phuongdiep
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 5044
- Ngày tham gia: Ba T3 22, 2011 5:08 pm
Re: Nhạc sĩ Văn Gỉảng qua đời
Hai Bà Trưng một do trường Trưng Vương, một do trường Gia Long thủ vai Trưng Trắc, Trưng Nhị cởi voi đi trên đường gì đó dọc bờ sông. Còn tui đóng hoạt cảnh trong trường, văn nghệ thui, chừng nào người ta mới cho tui leo lên con voi mà ngồi để đi diểu hành vòng vòng TanCo ????
Người thương người, bao nhiêu cũng thiếu
Người ghét người, chút xíu cũng dư.
Người ghét người, chút xíu cũng dư.
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
- phuongdiep
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 5044
- Ngày tham gia: Ba T3 22, 2011 5:08 pm
Re: Nhạc sĩ Văn Gỉảng qua đời
Pháp Văn đó TanCo, mà trả lại thầy hết rồi, bây giờ là ba rọi......hic, buồn tê tái
Người thương người, bao nhiêu cũng thiếu
Người ghét người, chút xíu cũng dư.
Người ghét người, chút xíu cũng dư.
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc: