WELCOME TO THE NEW PHORUM
THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Bye Bye .....
MC DUC TIEN
Nghệ sĩ lão thành Lệ Thẩm qua đời
[7mau]Nghệ sĩ lão thành Lệ Thẩm qua đời[/7mau]
Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm
[7mau]Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm[/7mau] Sau thời gian chống chọi với nhiều căn bệnh, nghệ sĩ Tùng Lâm đã trút hơi thở cuối cùng lúc 4 giờ 30 phút ngày 15-10 tại nhà riêng. Ông tên thật...
CHẾT VẪN KHÔNG YÊN!
-Mỗi con sông chảy mỗi cánh khác của riêng mình Tôi là dòng nước đảo điên Quen vượt thác vượt ghềnh Không thể im lìm trôi xuôi - Sông chảy về đâu buồn hay tĩnh lặng Ra đại dương...
TIN BUỒN: NS Bích Thủy qua đời,ở tuoi 73
[video]http://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/video] [youtube]https://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/youtube]
VUA NHẠC SẾN ĐI RỒI....
Nhạc sĩ Vinh Sử thường được khán giả gọi là 'vua nhạc sến' bởi hàng trăm ca khúc đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt. Sau khi ông qua đời, nhiều nghệ sĩ bày tỏ sự tiếc...
TRẢ LẠI TÊN CHÙA.
Hội Sân khấu trả lại bảng tên Chùa Nghệ sĩ. Ngày 20/06/2022. Hội Sân khấu trả lại tên Chùa Nghệ sĩ như ban đầu, sau hai ngày thay đổi bằng bảng "Nghĩa trang nghệ sĩ". Chiều 20/6,...
Buồn Nhất khi Nghệ sĩ Thanh Kim Huệ qua đời
Khộng theo dõi tin tức ở đây nhưng qua nhiều kênh thông tin khác, được biết nữ nghệ sĩ tài danh Thanh Kim Huệ qua đời, buồn ơi là buốn, buồn hơn hết, không phải thương ai ghét ai mà sao nghe buồn...
Phan ưu cuoi nam
MH đã gởi điện thơ chúc năm mới 2022 anh chị Trần quang Hải nhưng không nghỉ là anh đã ra đi ngày hôm nay mặc dù anh đã cầm cự với căn bệnh hiểm nghèo mấy năm nay rồi. Thôi ,như vậy anh nhẹ...
Nữ danh ca
Thanh Kim Huệ đã ra đi :hoa: :flower: :)) :cry:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Tin buồn nghệ sĩ ưu tú Bích Được từ trần

Nơi tưởng nhớ những NS đã quá cố.
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
Đăng trả lời
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
Bài viết: 41705
Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Tiếp xúc:

Tin buồn nghệ sĩ ưu tú Bích Được từ trần

Bài viết chưa xem by tancogiaoduyen »

[center]Tin buồn


Nghệ sĩ ưu tú Bích Được tức Trần Bích Được
đã từ trần vào hồi 18h15''
ngày 13/5/2013 tức ngày 04/4 năm Quý tỵ.
Tang lễ được tổ chức vào hồi 12h
ngày 16/5/2013 tức ngày 07/4 năm quý tỵ
tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng số 5 Trần Thánh Tông.
Đưa tang vào hồi 13.30'' cùng ngày.
Linh cữu được quàn tại Đài hóa thân hoàn vũ.
Thân quyến xin trân trọng thông báo
Trưởng nam
Trần đình triệu
[/center]
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
Bài viết: 41705
Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Tiếp xúc:

Re: Tin buồn nghệ sĩ ưu tú Bích Được từ trần

Bài viết chưa xem by tancogiaoduyen »

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU :hoa: :flower: :cry:
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
Bài viết: 41705
Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Tiếp xúc:

Re: Tin buồn nghệ sĩ ưu tú Bích Được từ trần

Bài viết chưa xem by tancogiaoduyen »

[7mau]Chuyện về 2 nữ nghệ sĩ cải lương cao tuổi nhất Việt Nam: Kỳ 1

Khi “tú bà” và “hoạn thư” hội ngộ[/7mau]

Hai nữ nghệ sĩ cải lương lão thành nhất Việt Nam, những người đã làm nghề và nổi danh từ trước khi Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam thành lập, có cuộc hội ngộ đặc biệt.



50 năm đưa “Kiều” lên sân khấu
Họ là hai NSƯT: Đoàn Khánh Hợi (sinh năm 1923) và Trần Bích Được (sinh năm 1926), hiện là hai nữ nghệ sĩ lớn tuổi nhất của ngành cải lương nói riêng và sân khấu VN nói chung. Họ đã từng là ngôi sao nhiều năm trên sân khấu Hà Nội và các tỉnh thành lưu diễn.


Hình ảnh
NSƯT Bích Được vai Hoạn Thư (đang hóa trang tại rạp Chuông Vàng), bên đạo diễn NSND Sỹ Tiến tranh thủ nhắc nhở vai diễn trước khi ra sân khấu.

Vở “Kiều” (1962, Huy chương Vàng cho vở diễn và các diễn viên chính tại Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp lần thứ nhất) là mốc son, kỷ niệm chung trong cuộc đời nghệ thuật của thế hệ vàng, trong đó có 3 cặp vợ chồng: NSND Sỹ Tiến – Khánh Hợi, Tiêu Lang - Kim Xuân vào vai Kim Trọng và Thuý Kiều, vợ chồng NSƯT Trần Tuấn Sửu (1925-2000) - Bích Được nhận vai Từ Hải - Hoạn Thư.

Sáng 27.9, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam (NSSKVN) sẽ tổ chức kỷ niệm 55 năm thành lập tại Nhà hát Kim Mã, Hà Nội.

Tác giả, đạo diễn vở là NSND Sỹ Tiến (1916-1982), người tham gia sáng lập Hội Nhà văn VN, Hội NSSKVN (1957). Ông là người đầu tiên đưa “Kiều” lên sân khấu, chuyển soạn “Truyện Kiều” của Nguyễn Du thành kịch bản mà toàn bộ lời thoại bằng thơ. Sinh thời, ông có nhiều bạn hữu là những tên tuổi nổi tiếng của giới văn nghệ nước nhà: Thế Lữ, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Văn Cao, Lưu Quang Thuận thường ghé tới ngôi nhà Sỹ Tiến ở gác 2 số 24 Lương Ngọc Quyến cùng nhau đàm đạo nghệ thuật.

Tối 25.9, NSƯT Khánh Hợi - nghệ sĩ cải lương cao tuổi nhất VN đã bay đi Pháp. Bà sống cùng con gái út – ca sĩ Lệ Quyên ở Paris, sát Tết Nguyên đán Quý Tỵ sẽ lại về. Suốt mấy chục năm thất lạc thông tin, bà Bích Được mới được gặp lại thầy mình, dù vẫn theo dõi qua báo chí, tv. Hành trình sân khấu cách mạng VN, sự nghiệp của bà và thế hệ bà, có một người đồng hành đặc biệt - GS Vũ Khiêu.

Ông không coi họ là học trò, mà thường xem như những người bạn. Mỗi khi có vở mới ở rạp Chuông Vàng (72 Hàng Bạc, Hà Nội) là ông thu xếp đến xem. Chiều Chủ nhật 16.9 vừa rồi, tôi may mắn được tháp tùng hai lão nghệ sĩ đến thăm GS Vũ Khiêu. Lúc cao hứng, hai trò lại “đổ” một câu hát, thoại đoạn tâm đắc cho thầy nghe. Dòng ký ức là ba nghệ sĩ giai lão như trẻ lại trong hồi ức 46 năm về trước.

Một thời tài danh
Đất nước chiến tranh, lớp đạo diễn sân khấu chọn lọc nghệ sĩ các tỉnh từ Quảng Trị trở ra, mỗi tỉnh 1 người, riêng Sài Gòn và Hà Nội được hai người mỗi thành phố. Hai diễn viên của Hà Nội từ Đoàn Cải lương Chuông Vàng là Khánh Hợi (43 tuổi), Bích Được (40 tuổi) theo học lớp đạo diễn mở ở nơi sơ tán Lạc Đạo, Hưng Yên. Giảng dạy sân khấu là GS - TS Nguyễn Đình Quang, đạo diễn Dương Ngọc Đức, Nguyễn Đình Nghi. GS Hồng Phong dạy Lịch sử. GS Vũ Khiêu dạy triết học, Mỹ học. Lớp còn có các diễn viên: Dịu Hương (chèo), Kim Sơn (kịch), Đàm Liên (tuồng)…

“Khánh Hợi là nữ nghệ sĩ độc đáo bậc nhất trong lịch sử cải lương Việt Nam: Một phụ nữ thủ toàn vai nam võ, lại đóng hay hơn nam giới”.
GS Vũ Khiêu

Hai nghệ sĩ, hai người mẹ, một người 8 con, một người 7 con, chăm chỉ học tập, dẫu rất vất vả giữa thời chiến, lại là con gái Hà Nội phải về nông thôn sống lam lũ, lao động tay chân… Rồi họ cũng vượt qua, tốt nghiệp bằng vở “Đêm Sài Gòn”, hai nữ đạo diễn cùng dựng từ kịch bản của Ngô Y Linh.

Sau giải phóng, “Đêm Sài Gòn” diễn ở Sài Gòn thật sự. Đây cũng là dịp tái ngộ với nhiều nghệ sĩ cải lương miền Nam đã từng ra Bắc lưu diễn: Phùng Há, Năm Châu, Ba Vân, Bảy Nhiêu, Tám Danh, Bảy Nam (mẹ của NSND Kim Cương) – cùng Sỹ Tiến đều được phong tặng NSND đợt 1 (1984).

NSƯT Khánh Hợi đã thủ những vai kinh điển mà không ai bì kịp - những vai diễn mẫu mực: Lã Bố, Đinh Tả, Đơn Hùng Tín, Võ Tòng, Trọng Thuỷ. Đóng đôi với bà thường là Kim Chung và Kim Xuân. Bà Bích Được thuộc týp phụ nữ cách tân, thạo nhảy đầm, chăm làm đẹp. Bà cho rằng: “Người nghệ sĩ phải giữ hình ảnh từ sân khấu đến ra đời thường”. Hơi không tốt, nhưng diễn lành nghề, bà được tác giả Sỹ Tiến thấu hiểu và ưu ái viết cho toàn thoại hầu như không phải hát. Và Hoạn Thư là vai diễn để đời của NSƯT Bích Được.

(Còn nữa)

Vi Vi - DV
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
Bài viết: 41705
Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Tiếp xúc:

Re: Tin buồn nghệ sĩ ưu tú Bích Được từ trần

Bài viết chưa xem by tancogiaoduyen »

[7mau]Chuyện về 2 nữ nghệ sĩ cải lương cao tuổi nhất Việt Nam[/7mau]


“Đời tôi có 2 người thầy đáng kính nhất: Thầy Sỹ Tiến và thầy Vũ Khiêu. Nếu sân khấu miền Nam có Trần Hữu Trang thì ngoài Bắc có Sỹ Tiến - là một tài năng lỗi lạc hết mình vì nghề”- NSƯT Bích Được khẳng định.

Chinh phục hàng vạn khán giả
Học trò Bích Được say sưa khoe thầy Vũ Khiêu về sự thành đạt của con cháu. Có con cháu giỏi để khoe luôn là điều đáng yêu của các bà, các mẹ. Các con bà đều học hành thành đạt. Người con thứ 3 là NSƯT biên đạo múa Quốc Toản (nguyên Phó Giám đốc Nhà hát Ca múa Thăng Long) vừa nghỉ hưu, vẫn kín lịch được mời dựng khắp nơi.


Hình ảnh
NSƯT Khánh Hợi và NSƯT Bích Được chụp ảnh với thầy giáo Vũ Khiêu.


Người con thứ 4 là Bội Trân (SN 1954) sinh được 2 con gái: Minh Ánh (1975), Minh Anh (1977) thuộc Tam ca 3A nổi tiếng một thời. Minh Ánh là Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội từ tháng 1.2012 và được phong tặng NSƯT đợt tháng 5 vừa qua. Các con của bà sống ở 4 quốc gia, nhưng đi đâu bà cũng chỉ mong về Hà Nội, ở khu phố cổ, nơi có ngôi nhà cũ và rạp hát gắn với cuộc đời nghệ thuật sinh nghề tử nghiệp của vợ chồng bà.

Bích Được chính là nàng Thanh Xà trong vở “Bạch xà nương” (Kim Xuân đóng Bạch Xà) của Sỹ Tiến. Bà tham gia nhiều vở: “Giai nhân bên suối”, “Tiếng hát bên nôi”, “Nhị độ mai”, “Đoàn người lữ thứ”. Bà nhớ vở “Phan Trần” của Sỹ Tiến viết, nhân vật đa số là sư. Và nhất là vở “Mạc Tuyết Lan”, lời thoại quá hay, dù không có vai nhưng bà vẫn thuộc. Những nghệ sĩ tài sắc của cải lương Bắc nức tiếng một thời ấy góp phần vào những trang vàng của sân khấu VN thời hoàng kim. Say chuyện, chẳng mấy mà trời tối. Hai bà so sức khỏe với thầy, tự nhận thua xa thầy vì hàng ngày không làm việc trí não lại dùng nhiều thuốc cho tim, huyết áp cao, bà nào cùng từng bị tai biến.

Cuộc gặp lưu luyến cũng là khi bà Khánh Hợi chào tạm biệt để sang Pháp, hẹn Tết Nguyên đán Quý Tỵ tái ngộ. GS Vũ Khiêu lấy sách ký tặng hai bà với dòng chữ: “Tặng nghệ sĩ Khánh Hợi/Bích Được, những người đã chinh phục hàng vạn khán giả từ 70 năm trước”. GS đề nghị hai bà tặng ông các bức ảnh thời xuân sắc và những vai diễn để đời để ông lưu vào album những người bạn quý.

Sân khấu đã in vào cảnh đời

Con đường 12km từ Mỹ Đình về phố Mã Mây, họ lại say sưa kể chuyện lưu diễn 3 miền, nhắc đến các bạn cùng thời, lớp sau, ai còn ai mất. Bà Khánh Hợi chỉ dạy cho đàn em trong đoàn, còn bà Bích Được là giảng viên từ 1969 – 1982 (đến lúc nghỉ hưu), dạy được 4 khoá cải lương ở Trường Nghệ thuật Hà Nội, nơi cháu ngoại Minh Ánh tiếp nối bà. Trong các học trò thành đạt của bà có Như Quỳnh học khoá 1, NSƯT Trần Quang Hùng (hiện là Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội, chính tại rạp Chuông Vàng ngày nào). Taxi đến Mã Mây, nơi bà Hợi sống cùng con gái Kim Duyên, bà Được vẫn chưa muốn về, lại cùng lên gác.

Trò chuyện với NSƯT Khánh Hợi - nữ nghệ sĩ cải lương cao tuổi nhất VN hiện nay, tôi hết sức cảm động khi bà, người đã nổi tiếng từ lúc 17 tuổi, vẫn nhớ lời thoại của nhiều vở diễn mà bà đóng từ kịch bản của chồng. Bà đã diễn cho tôi xem trong quán cà phê vắng gần rạp Chuông Vàng. Rồi bà Khánh Hợi lại thoại, tay vung lên biểu cảm, trên băng sau taxi, qua đèn đường sáng hắt vào, bên người em Bích Được say sưa phụ hoạ. Hiện về dung nhan xuân sắc của hai bà như thuở nào cuốn hút khán giả ngàn đêm trên sân khấu, nơi nghệ sĩ làm chủ; hiện về những lớp, cảnh sân khấu lộng lẫy xiêm y, rực rỡ ánh đèn những năm họ toả sáng ở thánh đường nghệ thuật mà họ yêu say cống hiến.

Nghệ sĩ Kim Chung đã dựng vở “Mạc Tuyết Lan” ở Paris năm 1982. Khi bà về Hà Nội báo tin vở diễn thành công, gặp lại người anh đáng kính Sỹ Tiến, thì cũng là lần cuối. Ông qua đời đêm đó, sau những phút minh mẫn mắt sáng lên tinh anh nhớ nghề.

“Mạc Tuyết Lan”- vở cải lương dã sử là 1 trong 5 cụm tác phẩm mà NSND Sỹ Tiến được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 4. Vở ra mắt năm 1944, là một trong các vở đỉnh cao của đoàn Tố Như – đoàn hát nổi danh mà Sỹ Tiến đã dày công đào tạo, xây dựng kịch mục. Nghệ sĩ Kim Chung vai Mạc Tuyết Lan, Đinh Hùng do NSƯT Sỹ Hùng (nguyên Giám đốc Nhà hát Cải lương VN, em ruột NSND Sỹ Tiến đóng), Đinh Tả do Khánh Hợi thủ vai.

Bà Khánh Hợi làm tôi kinh ngạc và cảm động vô cùng về trí nhớ. Trí nhớ của lòng yêu nghề làm bà thuộc thoại của cả bạn diễn đến bây giờ. Ngành cải lương và sân khấu VN khi nào có những người như lớp nghệ sĩ năm xưa? Lớp người mà với họ, mỗi cảnh sân khấu đã in vào cảnh đời. Họ vẫn mong gặp lại nhau để “dắt nhau đến chỗ yêu đương”, lại thăm rạp Chuông Vàng, chỉ bảo học trò. Sân khấu là lẽ sống mà họ đã yêu say suốt, muốn hiến mình đến phút cuối đời. Duyên nghiệp làm nên số phận của những cuộc đời sân khấu.

Vi Vi
DV
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
Bài viết: 41705
Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Tiếp xúc:

Re: Tin buồn nghệ sĩ ưu tú Bích Được từ trần

Bài viết chưa xem by tancogiaoduyen »

tancogiaoduyen đã viết:[center]Tin buồn


Nghệ sĩ ưu tú Bích Được tức Trần Bích Được
đã từ trần vào hồi 18h15''
ngày 13/5/2013 tức ngày 04/4 năm Quý tỵ.
Tang lễ được tổ chức vào hồi 12h
ngày 16/5/2013 tức ngày 07/4 năm quý tỵ
tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng số 5 Trần Thánh Tông.
Đưa tang vào hồi 13.30'' cùng ngày.
Linh cữu được quàn tại Đài hóa thân hoàn vũ.
Thân quyến xin trân trọng thông báo
Trưởng nam
Trần đình triệu
[/center]
Hình đại diện của thành viên
Trunganh
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
Bài viết: 6554
Ngày tham gia: Tư T12 01, 2004 4:00 pm
Đến từ: Phờ - Lăng - Sa
Tiếp xúc:

Re: Tin buồn nghệ sĩ ưu tú Bích Được từ trần

Bài viết chưa xem by Trunganh »

:)) :)) :)) :cry: :cry: :cry: Thành Kính Phân Ưu
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
Bài viết: 41705
Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Tiếp xúc:

Re: Tin buồn nghệ sĩ ưu tú Bích Được từ trần

Bài viết chưa xem by tancogiaoduyen »


Nhớ NSƯT Bích Được (1926- 2013): Tiếc 'Hoạn Thư' hay một thời


Bất chấp cái nắng gắt giữa trưa Hè, hôm 16/5, hàng ngàn đồng nghiệp, học trò và người hâm mộ đã đến viếng, tiễn biệt NSƯT Bích Được - một trong các diễn viên (DV) gạo cội cuối cùng của Cải lương Việt Nam qua đời. Bà là một nhân chứng thời hoàng kim của sân khấu, 87 tuổi còn lưu nhan sắc của đào võ nổi danh, một người Hà Nội.




Hình ảnh

NSƯT Bích Được

NSƯT Khánh Hợi (SN 1923) - vợ của NSND Sỹ Tiến (1916 - 1982, giải thưởng Hồ Chí Minh đợt IV, 2012), đang sống tại Paris, đã bật khóc ngay khi nghe tin dữ. NSƯT Bích Được không chỉ là người em gái thân thiết trong nghề, gần gũi với gia đình bà, mà còn là một trong các nhân chứng ít ỏi cuối cùng của Cải lương Bắc một thời vang bóng.


1. Ê-kíp làm vở Kiều, tác phẩm kinh điển của cải lương Việt Nam - tác giả Sỹ Tiến (1916 - 1982) ra đi sớm nhất, rồi "Sở Khanh" (Sỹ Cát), "Hồ Tôn Hiến" (Triệu Tường) qua đời. Và giờ đến lượt "Hoạn Thư". Vai diễn Huy chương Vàng này là vai đỉnh cao của NS Bích Được.


Năm 1993, khi đoàn Chuông Vàng và Kim Phụng sáp nhập thành Nhà hát, vở Kiều của Sỹ Tiến tiếp tục được dựng lại, do NSƯT Tuấn Sửu, Sỹ Cát, Bích Được chỉ bảo cho lớp sau. Đây là vở chủ lực của đoàn hơn 50 năm qua. Ngay năm 1976, đoàn Chuông Vàng đã diễn và chinh phục khán giả TP Hồ Chí Minh bằng hàng trăm suất diễn, trong đó có đêm diễn thứ 1.000 kỷ niệm ngay tại Sài Gòn. Giới mộ điệu cải lương thực sự ngỡ ngàng thán phục ca vọng cổ tập thể - màn hát 6 câu dẫn chuyện mở màn.

2. Tôi rất ấn tượng về bà, bàn tay đẹp sửa móng kỹ càng, sơn móng tay màu sen bóng, tóc nhuộm đen chải chuốt, đeo kính mát, má phấn, thoa son nhẹ, thật kiểu cách và sang trọng, đúng là người Hà Nội phố cổ, dù già vẫn toát lên nét thanh quý, lịch lãm.

Hoàng Thị Được, cô bé ở ngõ Yên Thái, cũng theo nghiệp cải lương từ lúc niên thiếu. Là con gái duy nhất của gia đình (có anh và em trai), bé Được làm con nuôi nhà họ Trần và đổi họ theo bố nuôi. Cô gái Trần Thị Được lấy nghệ danh Bích Được, qua các ban hát: Trần Phềnh, Nhật Tân Ban, Quốc Hoa,Kim Chung.

Những người con gái Hà Nội phố cổ ấy trưởng thành qua nhiều ban hát, là các đào hát nổi danh khi tuổi thanh niên. Trước cách mạng 1945, không có liên hoan, hội diễn để trao huy chương, nhưng thế hệ họ là lứa đầu tiên, những ngôi sao thực tài sau bao năm vẫn thơm danh nhiều thế hệ.

Bích Được thông minh, có sắc, vũ đạo tốt, nhưng làn hơi ngắn, đây là hạn chế căn bản với yêu cầu của một DV ca - vũ. Song, Sỹ Tiến đã biến sở đoản này thành ấn tượng, khi ưu ái viết cho vai Hoạn Thư toàn bộ thoại, không cần hát. Mọi kỹ thuật đài từ dồn vào đối thoại của nhân vật "đẳng cấp ghen vô địch" này.

Thế hệ vàng hội tụ trong vở Kiều: Kim Xuân (Thúy Kiều), Tiêu Lang (Kim Trọng), Khánh Hợi (Tú Bà), Bích Được (Hoạn Thư), Tuấn Sửu (Từ Hải), Châu Thuận (Mã Giám Sinh) nhận Huy chương Vàng, Bạc tại Hội diễn Đại hội sân khấu chuyên nghiệp đầu tiên, năm 1962 tại Hà Nội.

Các cặp vợ chồng Sỹ Tiến - Khánh Hợi, Sỹ Hùng - Tường Vi, Tuấn Sửu - Bích Được, Tiêu Lang - Kim Xuân làm nên thời kỳ vàng son rực rỡ của Cải lương Bắc. Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam thành lập năm 1957, thì họ đã hoạt động từ trước đó 20 - 30 năm và đóng góp đến phút cuối đời mình.

Cùng đóng vở Kiều, vợ chồng NSƯT Tuấn Sửu - Bích Được còn diễn chung vở Bạch Xà nương (do Sỹ Tiến soạn, dựa theo tích Trung Quốc), Kim Xuân là Bạch Xà, Bích Được là Thanh Xà, Tuấn Sửu thủ vai phản diện Pháp Hải, chuyên đi theo quấy rối hai chị em. Dù vai nhỏ bà vẫn gây ấn tượng như vai A hoàn vở Nhị độ mai, hay Lã Bố vở Phụng nghi đình

Thời trẻ, chàng trai Hàng Giấy Trần Đình Sửu, tức NSƯT Tuấn Sửu (1925 – 1999) nức tiếng vai Triệu Tử Long, nên khi lấy Bích Được, họ đặt tên con trai trưởng là Trần Đình Triệu (1949). Sống tại phố Nguyễn Du rồi về phố Lữ Gia (Lê Ngọc Hân); từ 1957 - 1998, ông bà sống tại ngõ Nội Miếu (ngã ba Hàng Giày - Lương Ngọc Quyến) ngay gần rạp Chuông Vàng, nơi chứng kiến thời huy hoàng của họ.


Trong vở Tam khí Chu Du, Bích Được đóng cùng anh chồng - nghệ sĩ Mộng Dần (1922 - 1987, nổi tiếng vai Lưu Bị, Sỹ Tiến vai Chu Du, Sỹ Hùng vai Trương Phi). Là đào võ cao nghề, bà thủ vai Quan Bình (con nuôi Quan Công) chinh phục khán giả, làm nên danh tiếng một đại gia đình nghệ thuật. Từ 1999, Bích Được sống cùng gia đình con trai trưởng tại ngõ 15 phố Bùi Ngọc Dương, phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, bà vẫn giữ hộ khẩu ở quận Hoàn Kiếm để hàng tháng đi xe ôm lên lĩnh lương hưu, rạp Chuông Vàng gặp lứa diễn viên con cháu, qua thăm bạn cùng thời ngày một thưa vắng.






NSƯT Bích Được đang hóa trang vai Hoạn Thư trong rạp Chuông Vàng, bên trái là NSND Sỹ Tiến, phía sau là NSƯT Tường Vi

3. Ông bà NSƯT Tuấn Sửu - Bích Được có 8 con. Cô con gái thứ năm Bội Trân từng là ca sĩ Nhà hát Tuổi trẻ, bỏ nghề sớm, song dòng máu nghệ thuật sinh dưỡng 2 con gái tiếp nối gia đình. Minh Ánh - Minh Anh, thành viên Tam ca 3A, nhóm hát nữ đình đám nhất của nền âm nhạc VN hiện đại. Họ được đào tạo bài bản, lại được bà ngoại và bác uốn nắn, với sự khổ luyện, có giọng hát lẫn phong cách không nhòa lẫn.


Bích Được tự hào về sự thành đạt của các con, trong đó con gái cả NSƯT Trần Tuyết Minh (1944, nguyên giảng viên piano Nhạc viện Hà Nội) NSƯT Quốc Toản (1951, biên đạo múa, nguyên Phó giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long). Bà có 13 cháu, 12 chắt.

Nhớ quang cảnh tang lễ bà hôm 16/5 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Một đối lập gây xúc động, khiến mọi người đến tang lễ cảm thấy bà vẫn còn gần gũi. Trên cao, tấm ảnh nữ nghệ sĩ quá tuổi bát thập vẫn cười tươi rói. Đời thường, bà luôn hóm hỉnh, nhiệt huyết. Hình ảnh ấy lưu tâm trí cả những phút cuối cùng khi bà từ biệt mọi người.

Ngậm ngùi đọc điếu văn, NSƯT Trần Quang Hùng không cầm được nước mắt. Anh là học trò cưng chịu sự dạy dỗ nghiêm khắc của cô Bích Được mà thành đạt. Đọc xong, anh ra trước linh cữu cô giáo, đốt bản điếu văn. Tôi chưa từng thấy ai làm thế.

VI THÙY LINH
Thể thao & Văn hóa
Hình đại diện của thành viên
TranKhanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viết: 17883
Ngày tham gia: Năm T2 17, 2005 4:00 pm
Đến từ: Vùng Trời Hiu Quạnh

Re: Tin buồn nghệ sĩ ưu tú Bích Được từ trần

Bài viết chưa xem by TranKhanh »

Thành Kính Phân Ưu :)) :)) :)) :cry: :cry:
- Học Mà Không Suy Nghĩ Sẽ Nghĩ Sai,
Suy Nghĩ Mà Không Học Sẽ Có Nhiều Thắc Mắc...
- Không Biết Lễ, Không Lầy Gì để Lập Thân,
Không Biết Phải Trái, Không Lấy Gì Để Biết Người
Đăng trả lời

Quay về