THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Nghệ sĩ Văn Hiệp qua đời
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
- phuongdiep
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 5044
- Ngày tham gia: Ba T3 22, 2011 5:08 pm
Nghệ sĩ Văn Hiệp qua đời
Nghệ sĩ Văn Hiệp qua đời
Diễn viên hài nổi tiếng vừa mất sáng nay ngày 9/4 vì bệnh ung thư phổi và suy thận, thọ 71 tuổi.
Trước khi mất, nghệ sĩ Văn Hiệp cũng mang nhiều căn bệnh và sức khỏe không được tốt. Cuộc sống gia đình của ông cũng không hạnh phúc nên tâm tư trĩu nặng.
Lễ viếng nghệ sĩ Văn Hiệp bắt đầu từ 10h ngày 11/4, lễ truy điệu diễn ra vào 12h cùng ngày. Thi thể ông được hỏa táng cùng ngày tại Đài hóa thân Hoàn vũ, Hà Nội.
Nghệ sĩ Văn Hiệp gắn liền với các vai diễn hài nhưng đời sống cá nhân của ông lại có nhiều bi kịch.
Khi được tin ông mất, diễn viên Vượng Râu vô cùng đau buồn. Hơn 10 năm làm nghề và đi diễn cùng Văn Hiệp, anh luôn gọi ông là "bố" một cách thân thương bởi với anh, Văn Hiệp không chỉ như một người cha, mà còn như một người thầy, chỉ bảo cho anh nhiều điều hay, dở trong nghề diễn và cuộc sống. Anh chia sẻ trên facebook: "Sáng ra ngủ dậy, Nghe một tin đau đớn! Nghệ sĩ Văn Hiệp đã ra đi! Ôi dẫu biết rằng sinh tử là lẽ thường ở đời, nhưng sao nghe tin "Bố" ra đi mà lòng đau đến thế. Cả cuộc đời sống trọn vẹn với niềm vui sân khấu và điện ảnh, miệt mài cống hiến như con "giun" trong bài thơ Bố viết. Không quan tâm tới việc xét duyệt NSUT hay này nọ, cứ lặng lẽ cống hiến và đóng góp cho nền nghệ thuật nước nhà. Con mong Thầy về nơi đó sẽ sớm gặp hội tụ cùng nghệ sĩ Mạnh Tuấn, Dương Quảng, Trịnh Mai...". Vượng Râu chia sẻ: "Văn Hiệp luôn là người nghệ sĩ nhân dân. Tôi đau xót bởi 'bố' lao động như vậy mà lại chưa có bất cứ một danh hiệu gì. Có lẽ, 'bố' chả quan tâm đến điều đó. 'Bố' vẫn bảo đó là hữu danh vô thực, nhưng rõ ràng, 'bố' xứng đáng được tôn vinh".
Nghệ sĩ hài Trà My, người coi Văn Hiệp như anh trai ruột kể lại, sáng 8/4, chị vào viện thăm đã thấy ông khó thở và nói ngọng. "Anh Hiệp nằm viện từ trước Tết nên cứ có thời gian rảnh là tôi vào thăm. Hôm qua, không biết linh tính thế nào tôi lại điện thoại cho anh thì thấy anh nói không rõ ràng và bảo muốn gặp tôi. Lúc vào gặp anh, anh vẫn cứ hay đùa dù khó thở, miệng mở rộng. Anh còn đòi tôi thuê thợ lập cho anh ban thờ có đèn nhấp nháy vì anh bảo có thể anh sẽ ra đi. Sáng sớm nay, con trai anh gọi điện thông báo, tim anh không còn đập nữa, tôi rất sốc", Trà My nghẹn ngào. Chị đã đến cùng anh Thắng, con trai nghệ sĩ Văn Hiệp đưa thi hài ông ra viện 108 để chuẩn bị lo tang lễ.
Nghệ sĩ Văn Hiệp sinh năm 1942. Ông là thế hệ đầu tiên học tại trường Sân khấu điện ảnh. Là người Hà Nội gốc, nhưng ông không có cái vẻ công tử phong lưu, mà ngay từ thời trẻ ông đã tự nhận thấy những hạn chế của mình khi bước vào nghề diễn "mặt xấu xí, mắt híp, quần áo chẳng bao giờ là, đầu tóc chuyên một kiểu". Thời gian đầu ông công tác tại Nhà hát Kịch Việt Nam và tham gia diễn xuất trong các vở: cậu bé Sacca trong kịch Nila, Y tá Háp trong vở Đôi mắt, Phi Vân trong vở Hoa pháo, vai Ốc trong vở Nghêu, Sò, Ốc, Hến…đã để lại trong lòng khán giả nhiều ấn tượng sâu sắc. Rồi ông chuyển sang diễn hài và được đông đảo khán giả yêu mến. Biệt danh “Trưởng thôn Văn Hiệp” đã trở thành cái tên nhận được nhiều thiện cảm trong công chúng, qua seri hài “Gặp nhau cuối tuần” của Đài truyền hình Việt Nam.
Ông từng chia sẻ những bất hạnh của mình trong cuộc sống riêng tư: "Tôi và vợ, gọi là ly thân cũng không quá nhưng ly dị lại thành dở hơi. Người ta vẫn bảo: “Có vợ mà để đi Tây, như xe không khóa để ngay bờ hồ” - tôi đùa lại họ rằng, không những bỏ quên xe mà còn để người ta cưỡi phi sang tận trời tây rồi. Có những người đi nước ngoài thay đổi tình cảm, bỏ chồng vợ ở nhà nhưng tôi thì chắc chắn bà xã mình không có ai. Nhiều người sau lưng hay cười tôi vì chuyện đó. Mà nếu bà ấy có ai khác thật, tôi cũng không nghĩ đó là sự phản bội. Đàn bà một mình vất vả, nếu có đàn ông giúp đỡ mà nảy sinh tình cảm cũng không phải chuyện đáng chê trách. Mình có giữ cũng vô ích. 20 năm một mình nuôi con, kể cũng dài nhưng với tôi đó là giai đoạn đã qua rồi. Tôi không dám nhận mình là người vị tha, chỉ nhận mình là người cư xử đàng hoàng".
Trong những năm khó khăn, vợ ông đã đi lao động xuất khẩu ở Đức để lo cho gia đình. Ông đau đáu: "Nước mình nghèo, phụ nữ đi xuất khẩu lao động để lo cho chồng cho con. Riêng vợ tôi không kiếm được nhiều tiền nên thi thoảng tôi vẫn phải gom tiền gửi sang. Thế nhưng tôi khuyên về thì cô ấy không chịu. Vẫn biết về là hợp lý, nhưng người ta ngại thay đổi và di chuyển. Thôi thì mình già rồi, chẳng còn vặn vẹo nhau chuyện về hay ở làm gì nữa. Vợ hàng năm nếu dành dụm được tiền thì vẫn về nhưng tôi chẳng sang đấy làm gì. Sang đó có gì hay ho đâu. Con trai tôi trước đây cũng ở bên đấy, giờ tôi lại đón về rồi. Ngay cả sang tham quan du lịch tôi cũng chả thích. Mình 68 tuổi rồi, sức khỏe không được tốt, ở nhà túc tắc làm phim thôi. Tôi nhiều bệnh lắm, từng mổ dạ dày, cắt trĩ, lao phổi, đại tràng… Có lúc tuyệt vọng chẳng thiết gì nữa. Tôi từng nói với con, nếu bố có làm sao thì để thở oxi một hai buổi rồi rút ra nhé, vì nhà mình chẳng có tiền". Thời gian vừa rồi, ông ốm nặng, bà cũng về chăm sóc và khi bà vừa quay trở lại Đức thì ông qua đời.
Cuối đời ông có một bài thơ rất đúng với hoàn cảnh của mình.
Nghệ sĩ giun
Nơi nào có đất cằn
Nơi ấy có họ nhà giun
Hiền lành chẳng làm đau ai
Mềm oặt như sợi bún
Năm năm, ngày ngày, tháng tháng
Miệt mài thâu đêm suốt sáng
Giun xoắn mình nhọc nhằn nhích dần từng chút một
Và đất và giun tơi xốp
Đơm hoa nảy lộc đón gió lành cùng chim hót véo von
Đất và giun và rất nhiều giun
Đã biến nỗi đau cằn cỗi tối tăm thành nắng xanh, xanh thẳm
Cho cây đời vượt cạn nhú chồi non
Mình thế đấy, đất gọi chúng mình là những nghệ sĩ giun.
N.S.
Diễn viên hài nổi tiếng vừa mất sáng nay ngày 9/4 vì bệnh ung thư phổi và suy thận, thọ 71 tuổi.
Trước khi mất, nghệ sĩ Văn Hiệp cũng mang nhiều căn bệnh và sức khỏe không được tốt. Cuộc sống gia đình của ông cũng không hạnh phúc nên tâm tư trĩu nặng.
Lễ viếng nghệ sĩ Văn Hiệp bắt đầu từ 10h ngày 11/4, lễ truy điệu diễn ra vào 12h cùng ngày. Thi thể ông được hỏa táng cùng ngày tại Đài hóa thân Hoàn vũ, Hà Nội.
Nghệ sĩ Văn Hiệp gắn liền với các vai diễn hài nhưng đời sống cá nhân của ông lại có nhiều bi kịch.
Khi được tin ông mất, diễn viên Vượng Râu vô cùng đau buồn. Hơn 10 năm làm nghề và đi diễn cùng Văn Hiệp, anh luôn gọi ông là "bố" một cách thân thương bởi với anh, Văn Hiệp không chỉ như một người cha, mà còn như một người thầy, chỉ bảo cho anh nhiều điều hay, dở trong nghề diễn và cuộc sống. Anh chia sẻ trên facebook: "Sáng ra ngủ dậy, Nghe một tin đau đớn! Nghệ sĩ Văn Hiệp đã ra đi! Ôi dẫu biết rằng sinh tử là lẽ thường ở đời, nhưng sao nghe tin "Bố" ra đi mà lòng đau đến thế. Cả cuộc đời sống trọn vẹn với niềm vui sân khấu và điện ảnh, miệt mài cống hiến như con "giun" trong bài thơ Bố viết. Không quan tâm tới việc xét duyệt NSUT hay này nọ, cứ lặng lẽ cống hiến và đóng góp cho nền nghệ thuật nước nhà. Con mong Thầy về nơi đó sẽ sớm gặp hội tụ cùng nghệ sĩ Mạnh Tuấn, Dương Quảng, Trịnh Mai...". Vượng Râu chia sẻ: "Văn Hiệp luôn là người nghệ sĩ nhân dân. Tôi đau xót bởi 'bố' lao động như vậy mà lại chưa có bất cứ một danh hiệu gì. Có lẽ, 'bố' chả quan tâm đến điều đó. 'Bố' vẫn bảo đó là hữu danh vô thực, nhưng rõ ràng, 'bố' xứng đáng được tôn vinh".
Nghệ sĩ hài Trà My, người coi Văn Hiệp như anh trai ruột kể lại, sáng 8/4, chị vào viện thăm đã thấy ông khó thở và nói ngọng. "Anh Hiệp nằm viện từ trước Tết nên cứ có thời gian rảnh là tôi vào thăm. Hôm qua, không biết linh tính thế nào tôi lại điện thoại cho anh thì thấy anh nói không rõ ràng và bảo muốn gặp tôi. Lúc vào gặp anh, anh vẫn cứ hay đùa dù khó thở, miệng mở rộng. Anh còn đòi tôi thuê thợ lập cho anh ban thờ có đèn nhấp nháy vì anh bảo có thể anh sẽ ra đi. Sáng sớm nay, con trai anh gọi điện thông báo, tim anh không còn đập nữa, tôi rất sốc", Trà My nghẹn ngào. Chị đã đến cùng anh Thắng, con trai nghệ sĩ Văn Hiệp đưa thi hài ông ra viện 108 để chuẩn bị lo tang lễ.
Nghệ sĩ Văn Hiệp sinh năm 1942. Ông là thế hệ đầu tiên học tại trường Sân khấu điện ảnh. Là người Hà Nội gốc, nhưng ông không có cái vẻ công tử phong lưu, mà ngay từ thời trẻ ông đã tự nhận thấy những hạn chế của mình khi bước vào nghề diễn "mặt xấu xí, mắt híp, quần áo chẳng bao giờ là, đầu tóc chuyên một kiểu". Thời gian đầu ông công tác tại Nhà hát Kịch Việt Nam và tham gia diễn xuất trong các vở: cậu bé Sacca trong kịch Nila, Y tá Háp trong vở Đôi mắt, Phi Vân trong vở Hoa pháo, vai Ốc trong vở Nghêu, Sò, Ốc, Hến…đã để lại trong lòng khán giả nhiều ấn tượng sâu sắc. Rồi ông chuyển sang diễn hài và được đông đảo khán giả yêu mến. Biệt danh “Trưởng thôn Văn Hiệp” đã trở thành cái tên nhận được nhiều thiện cảm trong công chúng, qua seri hài “Gặp nhau cuối tuần” của Đài truyền hình Việt Nam.
Ông từng chia sẻ những bất hạnh của mình trong cuộc sống riêng tư: "Tôi và vợ, gọi là ly thân cũng không quá nhưng ly dị lại thành dở hơi. Người ta vẫn bảo: “Có vợ mà để đi Tây, như xe không khóa để ngay bờ hồ” - tôi đùa lại họ rằng, không những bỏ quên xe mà còn để người ta cưỡi phi sang tận trời tây rồi. Có những người đi nước ngoài thay đổi tình cảm, bỏ chồng vợ ở nhà nhưng tôi thì chắc chắn bà xã mình không có ai. Nhiều người sau lưng hay cười tôi vì chuyện đó. Mà nếu bà ấy có ai khác thật, tôi cũng không nghĩ đó là sự phản bội. Đàn bà một mình vất vả, nếu có đàn ông giúp đỡ mà nảy sinh tình cảm cũng không phải chuyện đáng chê trách. Mình có giữ cũng vô ích. 20 năm một mình nuôi con, kể cũng dài nhưng với tôi đó là giai đoạn đã qua rồi. Tôi không dám nhận mình là người vị tha, chỉ nhận mình là người cư xử đàng hoàng".
Trong những năm khó khăn, vợ ông đã đi lao động xuất khẩu ở Đức để lo cho gia đình. Ông đau đáu: "Nước mình nghèo, phụ nữ đi xuất khẩu lao động để lo cho chồng cho con. Riêng vợ tôi không kiếm được nhiều tiền nên thi thoảng tôi vẫn phải gom tiền gửi sang. Thế nhưng tôi khuyên về thì cô ấy không chịu. Vẫn biết về là hợp lý, nhưng người ta ngại thay đổi và di chuyển. Thôi thì mình già rồi, chẳng còn vặn vẹo nhau chuyện về hay ở làm gì nữa. Vợ hàng năm nếu dành dụm được tiền thì vẫn về nhưng tôi chẳng sang đấy làm gì. Sang đó có gì hay ho đâu. Con trai tôi trước đây cũng ở bên đấy, giờ tôi lại đón về rồi. Ngay cả sang tham quan du lịch tôi cũng chả thích. Mình 68 tuổi rồi, sức khỏe không được tốt, ở nhà túc tắc làm phim thôi. Tôi nhiều bệnh lắm, từng mổ dạ dày, cắt trĩ, lao phổi, đại tràng… Có lúc tuyệt vọng chẳng thiết gì nữa. Tôi từng nói với con, nếu bố có làm sao thì để thở oxi một hai buổi rồi rút ra nhé, vì nhà mình chẳng có tiền". Thời gian vừa rồi, ông ốm nặng, bà cũng về chăm sóc và khi bà vừa quay trở lại Đức thì ông qua đời.
Cuối đời ông có một bài thơ rất đúng với hoàn cảnh của mình.
Nghệ sĩ giun
Nơi nào có đất cằn
Nơi ấy có họ nhà giun
Hiền lành chẳng làm đau ai
Mềm oặt như sợi bún
Năm năm, ngày ngày, tháng tháng
Miệt mài thâu đêm suốt sáng
Giun xoắn mình nhọc nhằn nhích dần từng chút một
Và đất và giun tơi xốp
Đơm hoa nảy lộc đón gió lành cùng chim hót véo von
Đất và giun và rất nhiều giun
Đã biến nỗi đau cằn cỗi tối tăm thành nắng xanh, xanh thẳm
Cho cây đời vượt cạn nhú chồi non
Mình thế đấy, đất gọi chúng mình là những nghệ sĩ giun.
N.S.
Người thương người, bao nhiêu cũng thiếu
Người ghét người, chút xíu cũng dư.
Người ghét người, chút xíu cũng dư.
- tu kien
- Forum Mod
- Bài viết: 7629
- Ngày tham gia: Hai T3 19, 2012 11:53 am
Re: Nghệ sĩ Văn Hiệp qua đời
Thành Kính Phân Ưu
Nhớ quá khứ buồn rơi nước mắt
Nhìn tương lai lạnh toát mồ hôi !
Nhìn tương lai lạnh toát mồ hôi !
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
-
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 6409
- Ngày tham gia: Ba T11 30, 2004 4:00 pm
- Đến từ: Virginia, USA
- Tiếp xúc:
Re: Nghệ sĩ Văn Hiệp qua đời
Thành Kính Phân Ưu
[center]
...♬ ♫ ♪ ılıll|̲̅̅●̲̅̅|̲̅̅=̲̅̅|̲̅̅●̲̅̅|llılı ♪ ♫ ♬ ...[/center]
...♬ ♫ ♪ ılıll|̲̅̅●̲̅̅|̲̅̅=̲̅̅|̲̅̅●̲̅̅|llılı ♪ ♫ ♬ ...[/center]
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Nghệ sĩ Văn Hiệp qua đời
[7mau]Vĩnh biệt nghệ sỹ Văn Hiệp, qua rồi một kiếp cô đơn[/7mau]
Một đời sống giản dị, ngập tràn trong cô đơn, thế là cũng hết, ông "trưởng thôn" Văn Hiệp của màn ảnh nhỏ, của khán giả đã trở về cõi bên kia, thanh thản. Chỉ có nước mắt tiếc thương ông lặng lẽ đâu đây!
Tin nghệ sỹ hài Văn Hiệp ra đi, có lẽ không ai tin nổi. Nó bất ngờ đến xót xa. Chỉ mới Tết vừa rồi thôi, "trưởng thôn" Văn Hiệp vẫn còn cười nói, diễn hài vui vẻ phục vụ bà con trong phim Cụ tổ hiển linh, diễn xuất quá hoạt bát. Chẳng ai tin là chỉ hai tháng sau, ông không còn ở trên đời nữa.
Cũng chẳng tin ông lại bước qua cảnh giới khác, trở về với tiên tổ một cách nhanh như thế. Dẫu biết rằng, ông bị ung thư thì sự đau đớn cũng thật vô cùng. Có lẽ lúc đóng những vai diễn sau cùng, ông nén nỗi đau vào trong. Mà người như Văn Hiệp, chắc cũng ít quan tâm đến sức khỏe của mình.
Được biết gia đình nghệ sỹ phát hiện ra ông bị ung thư phổi cách đây hơn nửa năm, khi mà bệnh đã bước vào giai đoạn cuối. Bạn bè ai đến thăm ông cũng chỉ thấy ông cười nói như không có bệnh tật gì, chẳng ai thấy ông buồn đau hay mất niềm tin vào cuộc sống dù ông đã biết bệnh của mình và lặng lẽ chờ cái chết được báo trước.
Vợ đi xa, con cái đã lấy chồng, lấy vợ, có đầy đủ cháu nội, cháu ngoại. Hoàn cảnh khó khăn, cần nhiều tiền, lỗ hà ra lỗ hổng. Vĩnh biệt nghệ sỹ Văn Hiệp, qua rồi một kiếp cô đơn
Văn Hiệp tổng kết đời mình
Là một trong những diễn viên thuộc thế hệ đầu tiên của sân khấu kịch cách mạng, Văn Hiệp ghi dấu ấn bởi những vai diễn chính kịch và sau này mới là hài kịch.
Ông từng nói với người viết bài này về nỗi tự ti vóc dáng, vẻ ngoài nhỏ thó. Bởi vì, đã là diễn viên thì phải đẹp, phải có giọng nói sang sảng. Nhưng vượt qua những điểm nhỏ nhặt ấy là lối diễn linh hoạt, sự cần mẫn với nghề và thực sự có duyên trên sân khấu.
Cho đến giờ, không biết Văn Hiệp đã vào vai bao nhiêu tiểu phẩm, đóng bao nhiêu phim. Nhưng cứ nhìn thấy ông là người ta cười, người ta vui và thấy thân quen. Một con người đáng yêu vô cùng!
Dấu ấn để lại là quá nhiều, nhưng một trong những vai diễn đầu tiên, được nhắc nhiều nhất là vai Vinh trong vở "Bài ca Điện Biên".
Văn Hiệp bước sang hài kịch cùng với vở "Nghêu, Sò, Ốc, Hến". Đạo diễn Dương Ngọc Đức đã chọn Văn Hiệp vào vai Ốc và với tài diễn xuất của mình, ông đã tạo được một Ốc có một không hai trong các vai Ốc của tích tuồng này. Một Ốc rất láu cá, khôn ngoan nhưng lại duyên dáng và hấp dẫn.
Sau gần 40 năm cống hiến cho nghệ thuật, có lẽ chính ông cũng không thể nhớ hết những vai mình đã đóng, nhưng có lẽ vai “Bác trưởng thôn” đã đóng đinh “thương hiệu” của Văn Hiệp. Vai diễn này nổi tiếng đến mức hễ gặp ông ở đâu những người hâm mộ đều gọi ông là: “Bác trưởng thôn”. Với đời sống của một nghệ sỹ, đó là một thành quả đáng tự hào. Và cũng không ai hợp hơn Văn Hiệp trong vai diễn này.
Nói về cuộc sống riêng, Văn Hiệp là người giỏi chịu cô đơn, thứ mà thiên hạ ghét cay, ghét đắng. Nói vậy nhưng trong sâu thẳm ông lão này vẫn mang nặng mong mỏi đoàn tụ với vợ. Giỏi chịu đựng và vẫn cảm thấy mọi thứ thật bình thường có lẽ là cách để "ông trưởng thôn" vượt qua những phút giây hờn tủi, khó khăn của đời sống và chứng tỏ mình mạnh mẽ.
Hơn 20 năm trước, vợ ông đi xuất khẩu lao động bên Đức rồi ở hẳn bên ấy, ông khuyên về nhưng cũng chẳng được nên ông cứ lầm lũi ở vậy nuôi con. Lúc vợ ông đi, cũng vì hoàn cảnh khó khăn. Bản thân Văn Hiệp cũng không muốn sự chia xa như thế. Ông cũng không ngờ rằng, cuộc chia ly ấy lại khiến ông trở thành kẻ cô đơn, sống trong chờ đợi người đàn bà của mình. Hơn 20 năm.
Lầm lũi nuôi con, ông vẫn đàng hoàng có dâu, có rể, cháu nội và ngoại, nhưng nỗi niềm của ông, sự cô đơn thì có vẻ chẳng thể sẻ chia cùng ai. Cũng chẳng phải bệnh của người già. Văn Hiệp từng bảo, chuyện của ông và vợ giống như ly thân, chứ không phải ly di. Vì 20 năm ấy, vợ một nơi, chồng một nẻo nhưng chẳng ai đi bước nữa. Dù bố vợ có lúc đã từng khuyên ông lấy vợ.
Thì là như vậy, ông cứ sống thủy chung và ngại sự thay đổi. Và vợ ông, cũng ngại thay đổi cuộc sống mà không chịu về với chồng. Cuộc sống ở hải ngoại cũng chẳng giàu sang, đôi lúc Văn Hiệp còn phải gửi tiền sang cho vợ. Kể cũng lạ và thương cho Văn Hiệp. Ông lão trưởng thôn cô đơn cho đến lúc chết.
Đợt vừa rồi, Văn Hiệp ốm nặng. Bà có về chăm ông, nhưng cũng chỉ loáng thoáng rồi trở lại Đức. Khi ông trút những hơi thở mong manh cuối cùng, mờ ảo nhìn cuộc sống chảy trôi trong bệnh viện, cũng là lúc cô đơn dù ngày hôm qua, ông còn hài hước đùa cười với bạn diễn.
Văn Hiệp (cùng diễn viên Bình Trọng) trong tiểu phẩm Phú ông hà tiện.
Nghe con trai ông nói, vợ ông sẽ từ Đức trở về chịu tang chồng. Hẳn, điều này cũng đủ để ông vui. Vì Văn Hiệp đâu có mong muốn gì hơn thế.
Có lẽ, vì sự nhớ nghề và không muốn rơi vào trạng thái cô đơn mà ông miệt mài đi diễn. Có bận, đến Tết thì nằm quay ra ốm vì bị đuối sức do diễn nhiều. Nhưng ông cũng nghĩ, đời nghệ sỹ, nếu không diễn, không gần gũi với khán giả thì còn gì là tồn tại nữa.
Văn Hiệp có một đời sống giản dị đến kinh ngạc. Dù là diễn viên, có nhiều tiếng tăm nhưng tuyệt nhiên không dựng cho mình ánh hào quang danh vọng, không tham chức tước, danh hiệu. Người đời gọi ông là trưởng thôn sau hàng loạt các vai diễn này trong series hài Gặp nhau cuối tuần. Như thế cũng đủ để ông mãn nguyện. Và cũng chỉ cần như thế là đủ, sống trong lòng khán giả.
Diễn viên hài này thích những khoảng khắc bên cạnh những người dân bình dị. Ở cạnh họ, ông không phải khiên cưỡng, thấy đời vui phơi phới. Ngồi hàn huyên để nghe những câu chuyện cuộc đời lao động, không phù hoa. Ông không nhiều bè bạn, cũng chẳng thích tụ tập bạn bè. Dịp tết nhất, ông cũng chỉ thích ngồi một mình. Số ông khổ, con cái cũng chẳng giúp được cha.
Văn Hiệp bị chứng nghiện thuốc lào. Ông đã vài lần muốn bỏ để sống khỏe hơn mà không được. Vì thế mà cứ chung thủy với nó. Ngồi trò chuyện lần nào cũng phải có nước chè và thỉnh thoảng phải rít một vài hơi thuốc. Thấy ông hút thuốc điệu nghệ, nhiều khi khán giả gặp còn bắt ông rít vài hơi xem có giống trong phim không. Tất nhiên là ông chiều theo. Cũng chẳng khó khăn, miễn là khán giả vui.
Một trong những biệt tài ít biết của Văn Hiệp là viết kịch bản hài. Vài năm cuối đời, ông viết nhiều tiểu phẩm, lần nào gặp nhà báo cũng phải khoe tác phẩm mới. Cứ thế, những tác phẩm được viết và ông giữ gìn cẩn thận. Có lần gửi cho phóng viên đọc rồi nằng nặc đòi vì sợ bị đánh mất.
Trong hàng loạt các tác phẩm của Văn Hiệp, có những tiểu phẩm đã được khai khác để đưa đến công chúng, lấy ý tứ hoặc toàn bộ kịch bản. Ngay cả Cụ tổ hiển linh cũng là một bộ phim như thế.
Văn Hiệp trong Cụ tổ hiển linh, vai diễn hài cuối cùng trong Hài tết Quý Tỵ 2013
Ông Văn Hiệp viết tiểu phẩm hài bằng lối tư duy tưng tửng, những câu chuyện gần gũi với cuộc sống bằng kinh nghiệm diễn hài và cả những trải nghiệm cuộc sống của riêng mình. Sức viết của Văn Hiệp dồi dào. Lúc nào trong tay cũng một tập kịch bản và cách nói chuyện thì giống như ngày hôm sau là sẵn sàng vác ba lô đi ra trường quay.
Văn Hiệp ra đi, có quá nhiều dự định còn dở dang, quá nhiều kịch bản hài vẫn còn đang đợi. Ông sẽ mang tất cả những đam mê, những dở dang công việc ấy sang bên kia để tiếp tục công việc của mình. Cùng với đó là rất nhiều tiếc thương của khán giả.
Văn Hiệp ra đi là một khoảng trống lớn với sân khấu, với hài kịch. Nỗi đau của sự phân ly còn đó, tình yêu dành cho Văn Hiệp còn đó. Chẳng biết nói gì, chúc ông trên đường mới thênh thang rảo bước!
Gia Vũ - VTC
Một đời sống giản dị, ngập tràn trong cô đơn, thế là cũng hết, ông "trưởng thôn" Văn Hiệp của màn ảnh nhỏ, của khán giả đã trở về cõi bên kia, thanh thản. Chỉ có nước mắt tiếc thương ông lặng lẽ đâu đây!
Tin nghệ sỹ hài Văn Hiệp ra đi, có lẽ không ai tin nổi. Nó bất ngờ đến xót xa. Chỉ mới Tết vừa rồi thôi, "trưởng thôn" Văn Hiệp vẫn còn cười nói, diễn hài vui vẻ phục vụ bà con trong phim Cụ tổ hiển linh, diễn xuất quá hoạt bát. Chẳng ai tin là chỉ hai tháng sau, ông không còn ở trên đời nữa.
Cũng chẳng tin ông lại bước qua cảnh giới khác, trở về với tiên tổ một cách nhanh như thế. Dẫu biết rằng, ông bị ung thư thì sự đau đớn cũng thật vô cùng. Có lẽ lúc đóng những vai diễn sau cùng, ông nén nỗi đau vào trong. Mà người như Văn Hiệp, chắc cũng ít quan tâm đến sức khỏe của mình.
Được biết gia đình nghệ sỹ phát hiện ra ông bị ung thư phổi cách đây hơn nửa năm, khi mà bệnh đã bước vào giai đoạn cuối. Bạn bè ai đến thăm ông cũng chỉ thấy ông cười nói như không có bệnh tật gì, chẳng ai thấy ông buồn đau hay mất niềm tin vào cuộc sống dù ông đã biết bệnh của mình và lặng lẽ chờ cái chết được báo trước.
Vợ đi xa, con cái đã lấy chồng, lấy vợ, có đầy đủ cháu nội, cháu ngoại. Hoàn cảnh khó khăn, cần nhiều tiền, lỗ hà ra lỗ hổng. Vĩnh biệt nghệ sỹ Văn Hiệp, qua rồi một kiếp cô đơn
Văn Hiệp tổng kết đời mình
Là một trong những diễn viên thuộc thế hệ đầu tiên của sân khấu kịch cách mạng, Văn Hiệp ghi dấu ấn bởi những vai diễn chính kịch và sau này mới là hài kịch.
Ông từng nói với người viết bài này về nỗi tự ti vóc dáng, vẻ ngoài nhỏ thó. Bởi vì, đã là diễn viên thì phải đẹp, phải có giọng nói sang sảng. Nhưng vượt qua những điểm nhỏ nhặt ấy là lối diễn linh hoạt, sự cần mẫn với nghề và thực sự có duyên trên sân khấu.
Cho đến giờ, không biết Văn Hiệp đã vào vai bao nhiêu tiểu phẩm, đóng bao nhiêu phim. Nhưng cứ nhìn thấy ông là người ta cười, người ta vui và thấy thân quen. Một con người đáng yêu vô cùng!
Dấu ấn để lại là quá nhiều, nhưng một trong những vai diễn đầu tiên, được nhắc nhiều nhất là vai Vinh trong vở "Bài ca Điện Biên".
Văn Hiệp bước sang hài kịch cùng với vở "Nghêu, Sò, Ốc, Hến". Đạo diễn Dương Ngọc Đức đã chọn Văn Hiệp vào vai Ốc và với tài diễn xuất của mình, ông đã tạo được một Ốc có một không hai trong các vai Ốc của tích tuồng này. Một Ốc rất láu cá, khôn ngoan nhưng lại duyên dáng và hấp dẫn.
Sau gần 40 năm cống hiến cho nghệ thuật, có lẽ chính ông cũng không thể nhớ hết những vai mình đã đóng, nhưng có lẽ vai “Bác trưởng thôn” đã đóng đinh “thương hiệu” của Văn Hiệp. Vai diễn này nổi tiếng đến mức hễ gặp ông ở đâu những người hâm mộ đều gọi ông là: “Bác trưởng thôn”. Với đời sống của một nghệ sỹ, đó là một thành quả đáng tự hào. Và cũng không ai hợp hơn Văn Hiệp trong vai diễn này.
Nói về cuộc sống riêng, Văn Hiệp là người giỏi chịu cô đơn, thứ mà thiên hạ ghét cay, ghét đắng. Nói vậy nhưng trong sâu thẳm ông lão này vẫn mang nặng mong mỏi đoàn tụ với vợ. Giỏi chịu đựng và vẫn cảm thấy mọi thứ thật bình thường có lẽ là cách để "ông trưởng thôn" vượt qua những phút giây hờn tủi, khó khăn của đời sống và chứng tỏ mình mạnh mẽ.
Hơn 20 năm trước, vợ ông đi xuất khẩu lao động bên Đức rồi ở hẳn bên ấy, ông khuyên về nhưng cũng chẳng được nên ông cứ lầm lũi ở vậy nuôi con. Lúc vợ ông đi, cũng vì hoàn cảnh khó khăn. Bản thân Văn Hiệp cũng không muốn sự chia xa như thế. Ông cũng không ngờ rằng, cuộc chia ly ấy lại khiến ông trở thành kẻ cô đơn, sống trong chờ đợi người đàn bà của mình. Hơn 20 năm.
Lầm lũi nuôi con, ông vẫn đàng hoàng có dâu, có rể, cháu nội và ngoại, nhưng nỗi niềm của ông, sự cô đơn thì có vẻ chẳng thể sẻ chia cùng ai. Cũng chẳng phải bệnh của người già. Văn Hiệp từng bảo, chuyện của ông và vợ giống như ly thân, chứ không phải ly di. Vì 20 năm ấy, vợ một nơi, chồng một nẻo nhưng chẳng ai đi bước nữa. Dù bố vợ có lúc đã từng khuyên ông lấy vợ.
Thì là như vậy, ông cứ sống thủy chung và ngại sự thay đổi. Và vợ ông, cũng ngại thay đổi cuộc sống mà không chịu về với chồng. Cuộc sống ở hải ngoại cũng chẳng giàu sang, đôi lúc Văn Hiệp còn phải gửi tiền sang cho vợ. Kể cũng lạ và thương cho Văn Hiệp. Ông lão trưởng thôn cô đơn cho đến lúc chết.
Đợt vừa rồi, Văn Hiệp ốm nặng. Bà có về chăm ông, nhưng cũng chỉ loáng thoáng rồi trở lại Đức. Khi ông trút những hơi thở mong manh cuối cùng, mờ ảo nhìn cuộc sống chảy trôi trong bệnh viện, cũng là lúc cô đơn dù ngày hôm qua, ông còn hài hước đùa cười với bạn diễn.
Văn Hiệp (cùng diễn viên Bình Trọng) trong tiểu phẩm Phú ông hà tiện.
Nghe con trai ông nói, vợ ông sẽ từ Đức trở về chịu tang chồng. Hẳn, điều này cũng đủ để ông vui. Vì Văn Hiệp đâu có mong muốn gì hơn thế.
Có lẽ, vì sự nhớ nghề và không muốn rơi vào trạng thái cô đơn mà ông miệt mài đi diễn. Có bận, đến Tết thì nằm quay ra ốm vì bị đuối sức do diễn nhiều. Nhưng ông cũng nghĩ, đời nghệ sỹ, nếu không diễn, không gần gũi với khán giả thì còn gì là tồn tại nữa.
Văn Hiệp có một đời sống giản dị đến kinh ngạc. Dù là diễn viên, có nhiều tiếng tăm nhưng tuyệt nhiên không dựng cho mình ánh hào quang danh vọng, không tham chức tước, danh hiệu. Người đời gọi ông là trưởng thôn sau hàng loạt các vai diễn này trong series hài Gặp nhau cuối tuần. Như thế cũng đủ để ông mãn nguyện. Và cũng chỉ cần như thế là đủ, sống trong lòng khán giả.
Diễn viên hài này thích những khoảng khắc bên cạnh những người dân bình dị. Ở cạnh họ, ông không phải khiên cưỡng, thấy đời vui phơi phới. Ngồi hàn huyên để nghe những câu chuyện cuộc đời lao động, không phù hoa. Ông không nhiều bè bạn, cũng chẳng thích tụ tập bạn bè. Dịp tết nhất, ông cũng chỉ thích ngồi một mình. Số ông khổ, con cái cũng chẳng giúp được cha.
Văn Hiệp bị chứng nghiện thuốc lào. Ông đã vài lần muốn bỏ để sống khỏe hơn mà không được. Vì thế mà cứ chung thủy với nó. Ngồi trò chuyện lần nào cũng phải có nước chè và thỉnh thoảng phải rít một vài hơi thuốc. Thấy ông hút thuốc điệu nghệ, nhiều khi khán giả gặp còn bắt ông rít vài hơi xem có giống trong phim không. Tất nhiên là ông chiều theo. Cũng chẳng khó khăn, miễn là khán giả vui.
Một trong những biệt tài ít biết của Văn Hiệp là viết kịch bản hài. Vài năm cuối đời, ông viết nhiều tiểu phẩm, lần nào gặp nhà báo cũng phải khoe tác phẩm mới. Cứ thế, những tác phẩm được viết và ông giữ gìn cẩn thận. Có lần gửi cho phóng viên đọc rồi nằng nặc đòi vì sợ bị đánh mất.
Trong hàng loạt các tác phẩm của Văn Hiệp, có những tiểu phẩm đã được khai khác để đưa đến công chúng, lấy ý tứ hoặc toàn bộ kịch bản. Ngay cả Cụ tổ hiển linh cũng là một bộ phim như thế.
Văn Hiệp trong Cụ tổ hiển linh, vai diễn hài cuối cùng trong Hài tết Quý Tỵ 2013
Ông Văn Hiệp viết tiểu phẩm hài bằng lối tư duy tưng tửng, những câu chuyện gần gũi với cuộc sống bằng kinh nghiệm diễn hài và cả những trải nghiệm cuộc sống của riêng mình. Sức viết của Văn Hiệp dồi dào. Lúc nào trong tay cũng một tập kịch bản và cách nói chuyện thì giống như ngày hôm sau là sẵn sàng vác ba lô đi ra trường quay.
Văn Hiệp ra đi, có quá nhiều dự định còn dở dang, quá nhiều kịch bản hài vẫn còn đang đợi. Ông sẽ mang tất cả những đam mê, những dở dang công việc ấy sang bên kia để tiếp tục công việc của mình. Cùng với đó là rất nhiều tiếc thương của khán giả.
Văn Hiệp ra đi là một khoảng trống lớn với sân khấu, với hài kịch. Nỗi đau của sự phân ly còn đó, tình yêu dành cho Văn Hiệp còn đó. Chẳng biết nói gì, chúc ông trên đường mới thênh thang rảo bước!
Gia Vũ - VTC
- Lê Hồng Anh
- Thành viên thường xuyên
- Bài viết: 2540
- Ngày tham gia: Bảy T4 14, 2012 11:35 pm
- Đến từ: TP hồ chí minh
- Tiếp xúc:
- khoi
- Site Admin
- Bài viết: 21655
- Ngày tham gia: Sáu T5 07, 2004 5:00 pm
- Đến từ: Thành Phố Sương Mù ...
- Tiếp xúc:
Re: Nghệ sĩ Văn Hiệp qua đời
Xin chia buồn cùng gia đình.
-
- Global Mod
- Bài viết: 6474
- Ngày tham gia: Tư T9 20, 2006 5:00 pm
Re: Nghệ sĩ Văn Hiệp qua đời
Thành Kính phân uu
Ns hài Văn Hiệp trong phim Số đỏ rất vui nhộn, vào vai ông tổ trưởng dân phố.
Ns hài Văn Hiệp trong phim Số đỏ rất vui nhộn, vào vai ông tổ trưởng dân phố.
- phuongdiep
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 5044
- Ngày tham gia: Ba T3 22, 2011 5:08 pm
Re: Nghệ sĩ Văn Hiệp qua đời
Những ngày cô độc, đau ốm của nghệ sĩ Văn Hiệp
'Bố thường lầm lũi một góc nhà, đối diện với nỗi cô đơn trống vắng và buồn tủi chẳng thể san sẻ cùng ai', con trai ông kể.
Anh Thắng, con trai nghệ sỹ Văn Hiệp không giấu nổi ánh mắt khắc khoải khi nói về người cha vừa đi xa của mình. Anh từng có những năm tháng nuôi đam mê dưới ánh đèn sân khấu giống bố, nhưng rồi cuộc sống lại đẩy anh rẽ sang một con đường khác, với nhiều nuối tiếc. Anh cao lớn, rắn rỏi và mạnh mẽ, còn có chút gì phong trần, bụi bặm, khác hẳn dáng vẻ nhỏ bé, hiền lành và khắc khổ của cha mình.
Anh không cho người viết thấy nỗi buồn trên gương mặt, chỉ có ánh mắt xa xăm và nỗi khắc khoải trong ấy là không giấu nổi, khi kể về cuộc đời trĩu nặng nỗi cô đơn và tủi thân của bố, về những tháng ngày ông đau đớn chống chọi với căn bệnh ung thư phổi, bằng niềm lạc quan vô bờ bến.
"Có bao nhiêu tiếng cười ông mang tặng hết cho đời, chỉ giữ lại nỗi cô đơn buồn tủi".
Anh kể rằng cha anh mất vì cả cuộc đời gồng gánh quá nặng những nỗi buồn trên đôi vai gầy gò và nhỏ bé của mình. Có bao nhiêu tiếng cười ông mang tặng hết cho đời, chỉ giữ lại những năm tháng dài rộng những nỗi cô đơn và buồn tủi. Cho đến tận lúc trút hơi thở cuối cùng, hình như, ông vẫn là người cô độc.
"Tôi chẳng nhớ nhiều những kí ức ngày ấu thơ, khi mẹ đi xuất khẩu lao động sang Đức, để lại bố cảnh gà trống nuôi con vò võ. Mẹ đi rồi không về nữa, chẳng phải vì có một bờ vai khác cho mẹ dựa vào, hay cũng chẳng rõ vì sao nữa, nhưng từ ấy, hai anh em cảm nhận rõ một sự nứt vỡ chẳng bao giờ có thể hàn gắn.
Mẹ không lấy chồng tây, bố cũng chẳng đi bước nữa, mà tình yêu vẫn chẳng đủ đưa hai người về lại với nhau. Hơn 20 năm, 4 người trong gia đình sống với những chất chứa chẳng thể nói thành lời, chỉ thấy, ai cũng lầm lũi và cô đơn, đưa ánh mắt về phía nhau đấy, thấy ánh mắt bên kia thoảng buồn.
Tôi từng có những năm tháng tuổi trẻ nuôi đam mê nối nghiệp bố, mắt sáng lên khi thấy ánh đèn sân khấu, khi được nghe tiếng máy quay. Cũng đến trường, đến lớp, ngày đêm miệt mài tập luyện ở nhà hát Tuổi Trẻ cùng những Vân Dung, Quốc Quân… Nhưng rồi, cuộc sống đẩy tôi rẽ sang một con đường khác.
Học được một vài năm, tôi vi phạm nội quy khi yêu một chị học cùng lớp, tưởng rằng bản án đuổi học chỉ là dọa suông, ai ngờ tôi bị đuổi học thật. Tuổi trẻ bồng bột, bốc đồng và tính sĩ diện hão khiến tôi cũng buông xuôi, chẳng nhờ vả bố xin cho ở lại, tự ý bỏ ngang chừng, ra khỏi nhà, ăn chơi và phá phách suốt một thời gian dài.
Sau này, những người quen biết vẫn nói về ánh mắt của bố trong những chiều đi trên chiếc xe đạp cũ, dáng người chênh vênh tìm kiếm tôi khắp các con đường, khắp những nơi mà ông nghĩ sẽ tìm được thằng con trai mình. Ánh mắt ấy buồn và hình như, bất lực lắm.
Ngày đó, tiếc nuối nhiều vì không theo được nghề của bố, nhưng cái tôi ngông cuồng và tự phụ của một thằng con trai lì lợm hai mươi tuổi đầu đã lấn át tất cả. Tôi xách ba lô và vài bộ quần áo sang Đức theo mẹ, quẳng lại cho bố thêm một nỗi cô đơn và đứa em gái nhìn tôi mà cố cắn chặt môi cho khỏi bật ra tiếng khóc. Gia đình tôi từ ấy, mỗi người lại để dành thêm một chút nứt vỡ trong mình.
Nhưng sau những năm tháng nhọc nhằn bươn chải kiếm sống nơi xứ người, tôi cũng không còn tiếc nuối quá nhiều nữa. Vẫn tự an ủi mình, thôi thì nghề nào cũng là nghề…
Bố gục ngã trên chuyến gánh gồng sau chót'
Tôi nhớ khi ở Đức, chỉ biết về Việt Nam qua một kênh truyền hình, thế nên những vai diễn hài sau này của bố, tôi không được biết nhiều. Tôi chỉ hay nhớ về hình ảnh của ông, với vai diễn chú lính bé nhỏ ngồi khóc nhớ mẹ trong Bài ca Điện Biên năm nào, và rồi lại chập chờn trong giấc mơ loáng thoáng những ánh đèn sân khấu.
Nhưng rồi, mẹ thì có thể, nhưng tôi thì chẳng sống mãi được nơi xứ người. Ngày về nước, tôi thấy ánh mắt bố ánh lên một chút hy vọng, chứ cũng chẳng hẳn là niềm vui, nhưng có lẽ, chừng ấy cũng là đủ để tôi trở về.
Tôi không trở thành ông to bà lớn, cuộc sống trắc trở khi đi qua hai lần đò với hai người vợ và những đứa con khác mẹ, mỗi lần, lại mang về nhà thêm một ít nỗi buồn nhờ ông cất giữ.
Con cái lớn cả, tôi đi làm phiên dịch, làm xuất nhập khẩu, em gái thì đi lồng tiếng, mà bố vẫn đi đóng phim, đi diễn hài, đến tận lúc gần cuối đời vẫn miệt mài kiếm tiền đưa cho vợ, cho con. Cuộc sống không đến mức giật gấu vá vai, mà sao vẫn chưa đủ đầy và nhiều lo toan.
Bố tôi biết mình bị bệnh, nhưng gan lì lắm, nhất định không chịu đến bệnh viện, cứ xuê xoa rồi lại kì cạch đi đóng phim. Mãi đến chuyến gánh gồng sau chót vào cuối năm ngoái ấy, bố tôi mới gục ngã hẳn. Ngày 23 Tết đưa bố đến bệnh viện, các bác sĩ nói rằng, đã quá muộn vì căn bệnh bắt đầu di căn.
Rồi bố nằng nặc đòi về nhà, và nhất định không bao giờ bước chân đến bệnh viện thêm một lần nào nữa. Đến tận lúc cận kề cái chết, bố vẫn sợ tốn tiền của các con, sợ chúng tôi mất thời gian trông nom, sợ đếm những ngày tháng cuối đời qua ô cửa sổ ở nơi toàn tiếng lách cách kim tiêm và mùi thuốc men.
Hơn 6 tháng ở nhà, người ngoài nhìn vào vẫn thấy bố cười nói vui vẻ, chỉ có dáng vẻ là gầy đi thấy rõ, và lần nói chuyện nào cũng phải nghỉ giữa chừng vì mệt.
Nhưng chỉ con cái trong gia đình mới biết, mỗi khi có một mình, ông hét lên rồi quằn quại trong đau đớn vì không thể chịu đựng nổi. Nhìn ông mà không ai cầm nổi nước mắt, tiếng hét đến lạc cả giọng ấy đến suốt đời này tôi cũng chẳng thể quên.
Ông thường ngồi lầm lũi một góc nhà, đôi mắt cứ nhìn xa xôi như đợi chờ một điều gì đó. Bố cô độc đối diện với nỗi cô đơn trống vắng và buồn tủi chẳng thể san sẻ cùng ai.
Rồi mẹ cũng về nước, chăm sóc ông được một vài ngày khi ông đau ốm, chẳng biết như thế có bù đắp được phần nào, hay chỉ làm ông thêm đau khổ khi sau đấy, bà lại ra đi.
Chỉ biết, mấy chục năm sống cùng ông, là từng ấy quãng thời gian ông câm lặng khi người khác nhắc đến người đàn bà của cuộc đời mình. Hai anh em tôi là những người cảm nhận rõ nhất, không bao giờ được chạm vào vết thương chưa khi nào lành ấy.
Mẹ - là từ ít khi được chúng tôi nói đến nhất trong cuộc sống của ba cha con.
Ngày mai mẹ sẽ về nước, để chịu tang người chồng mà mấy chục năm không sống cùng nhau, nhưng cũng không ly dị. Không biết ở thế giới bên kia, ánh mắt ông có hấp háy thêm một chút hy vọng.
Khi còn khỏe, dự cảm trước cái chết của mình, ông chỉ nói sau này hãy hỏa thiêu bố, rồi quay sang nhìn tôi hỏi: Mày có dám mang tro về nhà không? Tôi nói: Bố thích thì con mang về nhà thờ, con chẳng sợ gì cả. Nghe thế, ông không nói gì nữa".
Anh dừng câu chuyện khi nghe tiếng điện thoại mẹ gọi về từ Đức, nói sẽ bay chuyến mấy giờ và dặn người ra đón. Hình như, ánh mắt anh cũng ánh lên tia hy vọng.
Anh đứng lên, đi gọi cô em gái xem việc nhà lo liệu đến đâu, vẫn không quên quay lại nói với người viết: "Mọi người thường gọi bố là bác trưởng thôn, lúc nào cũng mang theo cái điếu cày, vậy mà từ khi phát hiện ra bị bệnh tới lúc mất, hơn 6 tháng, bố tôi chỉ hút trộm đúng một điếu thôi đấy. Nhưng lúc mất ông gầy lắm, tôi bế lên mà nhẹ bẫng, đoán chừng bố chỉ còn 32 cân".
Theo VTC
'Bố thường lầm lũi một góc nhà, đối diện với nỗi cô đơn trống vắng và buồn tủi chẳng thể san sẻ cùng ai', con trai ông kể.
Anh Thắng, con trai nghệ sỹ Văn Hiệp không giấu nổi ánh mắt khắc khoải khi nói về người cha vừa đi xa của mình. Anh từng có những năm tháng nuôi đam mê dưới ánh đèn sân khấu giống bố, nhưng rồi cuộc sống lại đẩy anh rẽ sang một con đường khác, với nhiều nuối tiếc. Anh cao lớn, rắn rỏi và mạnh mẽ, còn có chút gì phong trần, bụi bặm, khác hẳn dáng vẻ nhỏ bé, hiền lành và khắc khổ của cha mình.
Anh không cho người viết thấy nỗi buồn trên gương mặt, chỉ có ánh mắt xa xăm và nỗi khắc khoải trong ấy là không giấu nổi, khi kể về cuộc đời trĩu nặng nỗi cô đơn và tủi thân của bố, về những tháng ngày ông đau đớn chống chọi với căn bệnh ung thư phổi, bằng niềm lạc quan vô bờ bến.
"Có bao nhiêu tiếng cười ông mang tặng hết cho đời, chỉ giữ lại nỗi cô đơn buồn tủi".
Anh kể rằng cha anh mất vì cả cuộc đời gồng gánh quá nặng những nỗi buồn trên đôi vai gầy gò và nhỏ bé của mình. Có bao nhiêu tiếng cười ông mang tặng hết cho đời, chỉ giữ lại những năm tháng dài rộng những nỗi cô đơn và buồn tủi. Cho đến tận lúc trút hơi thở cuối cùng, hình như, ông vẫn là người cô độc.
"Tôi chẳng nhớ nhiều những kí ức ngày ấu thơ, khi mẹ đi xuất khẩu lao động sang Đức, để lại bố cảnh gà trống nuôi con vò võ. Mẹ đi rồi không về nữa, chẳng phải vì có một bờ vai khác cho mẹ dựa vào, hay cũng chẳng rõ vì sao nữa, nhưng từ ấy, hai anh em cảm nhận rõ một sự nứt vỡ chẳng bao giờ có thể hàn gắn.
Mẹ không lấy chồng tây, bố cũng chẳng đi bước nữa, mà tình yêu vẫn chẳng đủ đưa hai người về lại với nhau. Hơn 20 năm, 4 người trong gia đình sống với những chất chứa chẳng thể nói thành lời, chỉ thấy, ai cũng lầm lũi và cô đơn, đưa ánh mắt về phía nhau đấy, thấy ánh mắt bên kia thoảng buồn.
Tôi từng có những năm tháng tuổi trẻ nuôi đam mê nối nghiệp bố, mắt sáng lên khi thấy ánh đèn sân khấu, khi được nghe tiếng máy quay. Cũng đến trường, đến lớp, ngày đêm miệt mài tập luyện ở nhà hát Tuổi Trẻ cùng những Vân Dung, Quốc Quân… Nhưng rồi, cuộc sống đẩy tôi rẽ sang một con đường khác.
Học được một vài năm, tôi vi phạm nội quy khi yêu một chị học cùng lớp, tưởng rằng bản án đuổi học chỉ là dọa suông, ai ngờ tôi bị đuổi học thật. Tuổi trẻ bồng bột, bốc đồng và tính sĩ diện hão khiến tôi cũng buông xuôi, chẳng nhờ vả bố xin cho ở lại, tự ý bỏ ngang chừng, ra khỏi nhà, ăn chơi và phá phách suốt một thời gian dài.
Sau này, những người quen biết vẫn nói về ánh mắt của bố trong những chiều đi trên chiếc xe đạp cũ, dáng người chênh vênh tìm kiếm tôi khắp các con đường, khắp những nơi mà ông nghĩ sẽ tìm được thằng con trai mình. Ánh mắt ấy buồn và hình như, bất lực lắm.
Ngày đó, tiếc nuối nhiều vì không theo được nghề của bố, nhưng cái tôi ngông cuồng và tự phụ của một thằng con trai lì lợm hai mươi tuổi đầu đã lấn át tất cả. Tôi xách ba lô và vài bộ quần áo sang Đức theo mẹ, quẳng lại cho bố thêm một nỗi cô đơn và đứa em gái nhìn tôi mà cố cắn chặt môi cho khỏi bật ra tiếng khóc. Gia đình tôi từ ấy, mỗi người lại để dành thêm một chút nứt vỡ trong mình.
Nhưng sau những năm tháng nhọc nhằn bươn chải kiếm sống nơi xứ người, tôi cũng không còn tiếc nuối quá nhiều nữa. Vẫn tự an ủi mình, thôi thì nghề nào cũng là nghề…
Bố gục ngã trên chuyến gánh gồng sau chót'
Tôi nhớ khi ở Đức, chỉ biết về Việt Nam qua một kênh truyền hình, thế nên những vai diễn hài sau này của bố, tôi không được biết nhiều. Tôi chỉ hay nhớ về hình ảnh của ông, với vai diễn chú lính bé nhỏ ngồi khóc nhớ mẹ trong Bài ca Điện Biên năm nào, và rồi lại chập chờn trong giấc mơ loáng thoáng những ánh đèn sân khấu.
Nhưng rồi, mẹ thì có thể, nhưng tôi thì chẳng sống mãi được nơi xứ người. Ngày về nước, tôi thấy ánh mắt bố ánh lên một chút hy vọng, chứ cũng chẳng hẳn là niềm vui, nhưng có lẽ, chừng ấy cũng là đủ để tôi trở về.
Tôi không trở thành ông to bà lớn, cuộc sống trắc trở khi đi qua hai lần đò với hai người vợ và những đứa con khác mẹ, mỗi lần, lại mang về nhà thêm một ít nỗi buồn nhờ ông cất giữ.
Con cái lớn cả, tôi đi làm phiên dịch, làm xuất nhập khẩu, em gái thì đi lồng tiếng, mà bố vẫn đi đóng phim, đi diễn hài, đến tận lúc gần cuối đời vẫn miệt mài kiếm tiền đưa cho vợ, cho con. Cuộc sống không đến mức giật gấu vá vai, mà sao vẫn chưa đủ đầy và nhiều lo toan.
Bố tôi biết mình bị bệnh, nhưng gan lì lắm, nhất định không chịu đến bệnh viện, cứ xuê xoa rồi lại kì cạch đi đóng phim. Mãi đến chuyến gánh gồng sau chót vào cuối năm ngoái ấy, bố tôi mới gục ngã hẳn. Ngày 23 Tết đưa bố đến bệnh viện, các bác sĩ nói rằng, đã quá muộn vì căn bệnh bắt đầu di căn.
Rồi bố nằng nặc đòi về nhà, và nhất định không bao giờ bước chân đến bệnh viện thêm một lần nào nữa. Đến tận lúc cận kề cái chết, bố vẫn sợ tốn tiền của các con, sợ chúng tôi mất thời gian trông nom, sợ đếm những ngày tháng cuối đời qua ô cửa sổ ở nơi toàn tiếng lách cách kim tiêm và mùi thuốc men.
Hơn 6 tháng ở nhà, người ngoài nhìn vào vẫn thấy bố cười nói vui vẻ, chỉ có dáng vẻ là gầy đi thấy rõ, và lần nói chuyện nào cũng phải nghỉ giữa chừng vì mệt.
Nhưng chỉ con cái trong gia đình mới biết, mỗi khi có một mình, ông hét lên rồi quằn quại trong đau đớn vì không thể chịu đựng nổi. Nhìn ông mà không ai cầm nổi nước mắt, tiếng hét đến lạc cả giọng ấy đến suốt đời này tôi cũng chẳng thể quên.
Ông thường ngồi lầm lũi một góc nhà, đôi mắt cứ nhìn xa xôi như đợi chờ một điều gì đó. Bố cô độc đối diện với nỗi cô đơn trống vắng và buồn tủi chẳng thể san sẻ cùng ai.
Rồi mẹ cũng về nước, chăm sóc ông được một vài ngày khi ông đau ốm, chẳng biết như thế có bù đắp được phần nào, hay chỉ làm ông thêm đau khổ khi sau đấy, bà lại ra đi.
Chỉ biết, mấy chục năm sống cùng ông, là từng ấy quãng thời gian ông câm lặng khi người khác nhắc đến người đàn bà của cuộc đời mình. Hai anh em tôi là những người cảm nhận rõ nhất, không bao giờ được chạm vào vết thương chưa khi nào lành ấy.
Mẹ - là từ ít khi được chúng tôi nói đến nhất trong cuộc sống của ba cha con.
Ngày mai mẹ sẽ về nước, để chịu tang người chồng mà mấy chục năm không sống cùng nhau, nhưng cũng không ly dị. Không biết ở thế giới bên kia, ánh mắt ông có hấp háy thêm một chút hy vọng.
Khi còn khỏe, dự cảm trước cái chết của mình, ông chỉ nói sau này hãy hỏa thiêu bố, rồi quay sang nhìn tôi hỏi: Mày có dám mang tro về nhà không? Tôi nói: Bố thích thì con mang về nhà thờ, con chẳng sợ gì cả. Nghe thế, ông không nói gì nữa".
Anh dừng câu chuyện khi nghe tiếng điện thoại mẹ gọi về từ Đức, nói sẽ bay chuyến mấy giờ và dặn người ra đón. Hình như, ánh mắt anh cũng ánh lên tia hy vọng.
Anh đứng lên, đi gọi cô em gái xem việc nhà lo liệu đến đâu, vẫn không quên quay lại nói với người viết: "Mọi người thường gọi bố là bác trưởng thôn, lúc nào cũng mang theo cái điếu cày, vậy mà từ khi phát hiện ra bị bệnh tới lúc mất, hơn 6 tháng, bố tôi chỉ hút trộm đúng một điếu thôi đấy. Nhưng lúc mất ông gầy lắm, tôi bế lên mà nhẹ bẫng, đoán chừng bố chỉ còn 32 cân".
Theo VTC
Người thương người, bao nhiêu cũng thiếu
Người ghét người, chút xíu cũng dư.
Người ghét người, chút xíu cũng dư.
- meoxu
- Global Mod
- Bài viết: 7921
- Ngày tham gia: Năm T1 04, 2007 4:00 pm
- Đến từ: Châu Âu
Re: Nghệ sĩ Văn Hiệp qua đời
Nghẹn ngào đưa tiễn NS Văn Hiệp
Sáng 11/4, người thân, đồng nghiệp, bạn bè tại Hà Nội... đã đến tiễn đưa nghệ sỹ hài Văn Hiệp về nơi an nghỉ cuối cùng.
Vợ NS Văn Hiệp không kìm được nước mắt trước sự ra đi của chồng
Nghệ sĩ Văn Hiệp qua đời 5h sáng 9/4, thọ 71 tuổi. Lễ viếng và đưa tang ông được cử hành ngày 11/4 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Đông đảo nghệ sĩ, đồng nghiệp và người mến mộ NS Văn Hiệp đã cùng gia đình tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng.
Di ảnh của cố nghệ sĩ
Vợ NS Văn Hiệp không kìm được nước mắt trước sự ra đi của chồng
Bạn bè gần xa chia sẻ nỗi mất mát với con trai NS Văn Hiệp
Người thân và bạn bè có mặt từ sớm để tiễn đưa cố nghệ sĩ
NSND Đức Trung đến tiễn đưa cố nghệ sĩ
NSND Như Quỳnh là một trong những nghệ sĩ đến sớm nhất
Xuân Bắc nhìn mặt nghệ sỹ Văn Hiệp lần cuối
Nghệ sĩ hài Giang Còi ...
.. nghệ sĩ hài Quang Tèo có mặt cùng lúc viết những dòng thương tiếc cố nghệ sĩ Văn Hiệp
Nhạc sĩ Phú Quang xót xa tiễn đưa cố nghệ sĩ
Nghệ sĩ Phạm Bằng (trái) nhìn người đồng nghiệp lần cuối
Những dòng thương tiếc cố nghệ sĩ
MC Thảo Vân tỏ ra vô cùng đau xót trước sự mất mát của gia đình NS Văn Hiệp
Đám tang nghệ sỹ Văn Hiệp có rất nhiều đồng nghiệp, bạn bè đến chia buồn
Như Hoàn (Khampha)
Sáng 11/4, người thân, đồng nghiệp, bạn bè tại Hà Nội... đã đến tiễn đưa nghệ sỹ hài Văn Hiệp về nơi an nghỉ cuối cùng.
Vợ NS Văn Hiệp không kìm được nước mắt trước sự ra đi của chồng
Nghệ sĩ Văn Hiệp qua đời 5h sáng 9/4, thọ 71 tuổi. Lễ viếng và đưa tang ông được cử hành ngày 11/4 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Đông đảo nghệ sĩ, đồng nghiệp và người mến mộ NS Văn Hiệp đã cùng gia đình tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng.
Di ảnh của cố nghệ sĩ
Vợ NS Văn Hiệp không kìm được nước mắt trước sự ra đi của chồng
Bạn bè gần xa chia sẻ nỗi mất mát với con trai NS Văn Hiệp
Người thân và bạn bè có mặt từ sớm để tiễn đưa cố nghệ sĩ
NSND Đức Trung đến tiễn đưa cố nghệ sĩ
NSND Như Quỳnh là một trong những nghệ sĩ đến sớm nhất
Xuân Bắc nhìn mặt nghệ sỹ Văn Hiệp lần cuối
Nghệ sĩ hài Giang Còi ...
.. nghệ sĩ hài Quang Tèo có mặt cùng lúc viết những dòng thương tiếc cố nghệ sĩ Văn Hiệp
Nhạc sĩ Phú Quang xót xa tiễn đưa cố nghệ sĩ
Nghệ sĩ Phạm Bằng (trái) nhìn người đồng nghiệp lần cuối
Những dòng thương tiếc cố nghệ sĩ
MC Thảo Vân tỏ ra vô cùng đau xót trước sự mất mát của gia đình NS Văn Hiệp
Đám tang nghệ sỹ Văn Hiệp có rất nhiều đồng nghiệp, bạn bè đến chia buồn
Như Hoàn (Khampha)
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Nghệ sĩ Văn Hiệp qua đời
[7mau]Nghệ sĩ Văn Hiệp được đặc cách xét danh hiệu NSƯT[/7mau]
Bộ VH-TT-DL vừa quyết định thành lập Hội đồng xét đặc cách truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú đối với cố nghệ sĩ Văn Hiệp. Hội đồng xét đặc cách gồm 8 thành viên do Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Lê Khánh Hải làm Chủ tịch hội đồng.
Nghệ sĩ Văn Hiệp tên đầy đủ Nguyễn Văn Hiệp, sinh năm 1942, quê gốc ở Thanh Trì, Hà Nội. Trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật, cố nghệ sĩ Văn Hiệp đã tham gia hơn 1.000 tác phẩm sân khấu, phim truyền hình, phát thanh… Cuộc sống đời thường giản dị, đôn hậu, ông luôn là tấm gương cho các thế hệ diễn viên học tập và noi theo.
(SGGP)
Bộ VH-TT-DL vừa quyết định thành lập Hội đồng xét đặc cách truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú đối với cố nghệ sĩ Văn Hiệp. Hội đồng xét đặc cách gồm 8 thành viên do Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Lê Khánh Hải làm Chủ tịch hội đồng.
Nghệ sĩ Văn Hiệp tên đầy đủ Nguyễn Văn Hiệp, sinh năm 1942, quê gốc ở Thanh Trì, Hà Nội. Trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật, cố nghệ sĩ Văn Hiệp đã tham gia hơn 1.000 tác phẩm sân khấu, phim truyền hình, phát thanh… Cuộc sống đời thường giản dị, đôn hậu, ông luôn là tấm gương cho các thế hệ diễn viên học tập và noi theo.
(SGGP)
- phuongdiep
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 5044
- Ngày tham gia: Ba T3 22, 2011 5:08 pm
Re: Nghệ sĩ Văn Hiệp qua đời
Với hơn 1000 tác phẩm sân khấu, phim truyền hình, phát thanh......đâu cần chi tới 8 ông thành viên đặc trách xét coi có thể tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú cho cố NS Văn Hiệp hay không? Chỉ hai chữ YES hay No thôi. Mà có đồng ý hay không đồng ý thì NS Văn Hiệp thiết nghĩ cũng đâu có màng tới. Lúc còn sống mới đáng nói kìa. Đặc cách trao tặng rồi thì chỉ treo hay máng nơi bàn thờ tấm bằng giờ đã không còn giá trị nào đối với NS Văn Hiệp nữa......hic
Người thương người, bao nhiêu cũng thiếu
Người ghét người, chút xíu cũng dư.
Người ghét người, chút xíu cũng dư.
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Nghệ sĩ Văn Hiệp qua đời
Hùi nào giờ thì phải làm đơn xin đó muh.....
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Nghệ sĩ Văn Hiệp qua đời
[7mau]Truy tặng danh hiệu NSƯT cho nghệ sĩ Văn Hiệp[/7mau]
Chủ tịch nước đã ký quyết định phong tặng danh hiệu NSƯT đặc cách cho cố nghệ sĩ Văn Hiệp, người vẫn luôn được khán giả yêu mến gọi với cái tên “bác trưởng thôn”. NSƯT Văn Hiệp đã qua đời vào tháng 4 năm nay.
NSƯT Văn Hiệp (Ảnh: Tư liệu)
Gần trọn cuộc đời cống hiến cho nghệ thuật, sân khấu kịch, truyền hình nhưng đến tận khi nhắm mắt xuôi tay ông vẫn chưa được trao tặng bất cứ danh hiệu nào ghi nhận những công lao, đóng góp.
Đến tháng 8 vừa qua, Bộ VH-TT-DL đã thành lập Hội đồng xét tặng đặc cách danh hiệu NSƯT cho cố nghệ sĩ Văn Hiệp và trình hồ sơ lên Chủ tịch nước.
Vậy là, sau năm tháng xa cõi trần thế, nghệ sĩ Văn Hiệp đã được truy tặng danh hiệu xứng đáng với những gì ông đã cống hiến cho công chúng nước nhà.
(Thanh niên)
Chủ tịch nước đã ký quyết định phong tặng danh hiệu NSƯT đặc cách cho cố nghệ sĩ Văn Hiệp, người vẫn luôn được khán giả yêu mến gọi với cái tên “bác trưởng thôn”. NSƯT Văn Hiệp đã qua đời vào tháng 4 năm nay.
NSƯT Văn Hiệp (Ảnh: Tư liệu)
Gần trọn cuộc đời cống hiến cho nghệ thuật, sân khấu kịch, truyền hình nhưng đến tận khi nhắm mắt xuôi tay ông vẫn chưa được trao tặng bất cứ danh hiệu nào ghi nhận những công lao, đóng góp.
Đến tháng 8 vừa qua, Bộ VH-TT-DL đã thành lập Hội đồng xét tặng đặc cách danh hiệu NSƯT cho cố nghệ sĩ Văn Hiệp và trình hồ sơ lên Chủ tịch nước.
Vậy là, sau năm tháng xa cõi trần thế, nghệ sĩ Văn Hiệp đã được truy tặng danh hiệu xứng đáng với những gì ông đã cống hiến cho công chúng nước nhà.
(Thanh niên)
- chuxuan
- Thành viên mới đến
- Bài viết: 91
- Ngày tham gia: Sáu T4 06, 2007 5:00 pm
Re: Nghệ sĩ Văn Hiệp qua đời
Mỗi lần xem lại những vai của ông trong các vở diễn,,tôi thấy chạnh lòng...tiếc thương người nghệ sĩ tài hoa...