NS Thanh Nga. Và tôi xin coi đó như một đóa hoa gửi đến Cô, tin rằng Cô sẽ vui, sẽ mỉm cưởi với những gì mình đã làm được khi còn sống- đó như một tấm gương cho thế hệ sau noi theo!
Những Mẩu Chuyện Cảm Động
Buổi sang xôn xao
Sàng sớm 27-11 người đi đường xôn xao với tin Thanh Nga chết. Nhà thương Sài Gòn, nhà riêng của Thanh Nga đầy ắp người đến thăm hỏi. Ai cũng nguyền rủa bọn dạ thú mất nhân tín. Nhiều người bàng hoàng không tin được.
Nghệ sĩ Thanh Sang nước mắt ngập tràn, đưa tay vuốt mái tóc mượt đen của Thanh Nga: “ Chị Nga mới diễn với em hồi đêm đây mà!”. Các nghệ sĩ trong đoàn Thanh Minh nói : “ Chưa có đêm nào Thanh Nga diễn Thái hậu Dương Vân Nga xuất sắc như đêm cuối cùng của đời chị, 26-11-1978”.
Tin đau đến với thương bình
Nằm ở quân y anh Thường, người thương binh nằm liệt giường ở khoa B/A, đã bàng hoàng khi nghe tin dữ: “ Hôm 27-7, cô ấy đã hàt cạnh giường bệnh cho chúng tôi nghe đây mà, cô ấy còn tặng hoa cho tôi nữa! Bây giờ….cô ấy đã mất rồi sao?”
Mấy ngày sau đó, anh cứ khe khẽ hát bài ca “Bông Sen” mà Thanh Nga hay hát, bằng giọng Bắc pha Nam xúc động. Các thương binh bảo nhau: “ Sớm chữa cho lành vết thương để trở lại chiến trường chiến đấu kẻ thù, trong đó có mối thù Thanh Nga”.
Tâm sự chị em
Cô Hương Giang, phụ trách Văn hóa Thông tin phường 12, quận 1 và là bạn của Thanh Nga vì cũng ở một phường, kể rắng: Có lần Giang hỏi chị Thanh Nga sao chị không sinh thêm một bé gái để sau này nối nghiệp chị? Chị bảo: “ Em à, chị sợ vắng mặt lâu ở sân khấu không được phục vụ nhiều trong lúc cần thiết này!”. Sau vụ nổ lựu đạn ở rạp Lux, Giang lại hỏi : “ Chị vẫn đi diễn, chị không sợ hay sao chị Nga?”, thì chị cười:” Chị đã tìm được đất lành qua sân khấu cách mạng, chị không sợ, dù có hy sinh đi nữa!”.
Cái chết trở thành một tấm gương
Nghệ sĩ Kim Cương, trong buổi họp mặt các nghệ sĩ về việc Thanh Nga bị sát hại, đã xúc động nói: “ Cái chết của Thanh Nga giống cái chết của một chiến sĩ dũng cảm tại trận tiền. Cái chết đó sẽ làm anh chị nghệ sĩ đoàn kết yêu thương nhau hơn bao giờ hết”. Nghệ sĩ Thẩm Thúy Hẳng cũng hứa: “ Tôi xin học tập Thanh Nga, một chiến sĩ trên mặt trận nghệ thuật”.
Tấm lòng của chị
Nghệ sĩ Xuân Lan, diễn viên trong đoàn Thanh Minh khóc khi cầm chiếc nón rơm: “ Chị Nga mua cho em cái nón này, sợ em đi nắng!”. Hôm liệm Thanh Nga, Xuân Lan bím tóc lại cho chị, nói : “ Em lại nhớ những lúc chị bím tóc cho em, chị Thanh Nga thương tụi em lắm! Từ đây em sẽ diễn với tất cả tấm lòng người chiến sĩ như chị!”.
Niềm an ủi của người mẹ
Bà Nguyễn Thị Năm, thường gọi là bà bầu Thơ, mẹ đẻ của Thanh Nga, vẫn nhớ kĩ gương mặt của con mình khi trúng đạnngã xuống: “ Nó vẫn rất tươi tỉnh và dường như hơi mỉm cười, nụ cười thường có khi mãn nguyện điều gì”. Bà tiêp: “ Con tôi chêt, một cái chết trọn vẹn ý nghĩa”
Bà nhắc lại những tuần cuối đời, Thanh Nga thường kể chuyện vu cho bà nghe, mặc dầu bà để ý thấy con có điều gì lo lắng trong long ( lúc này Thanh Nga đang bị bọn phản động hăm dọa), vì Thanh Nga biết mẹ có bệnh lên máu (tăng xông), sợ mẹ xúc động có thể nghuy hiểm.
Q.H và M.T ghi
















